Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

GIAOANONDIATNBTTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.37 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP</b>
<b>1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội</b>
<b>a. Bối cảnh</b>


- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu , lại chịu hậu quả nặng
nề của chiến tranh.


- Đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế rơi vào tình tạng khủng hoảng kéo dài
<b>b. Diễn biến: Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979, được xác định và</b>
đẩy mạnh từ sau năm 1986. Đổi mới theo 3 xu thế:


- Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội


- Phát triển nèn kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới


<b>c. Thành tựu đạt được sau đổi mới:</b>


<b>- Thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, lạm phát được đẩy lùi</b>
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao



- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá


- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ có nhiều chuyển biến rõ rệt, hình thành các vùng
kinh tế trọng điểm


- Đạt được thành tựu to lớn về xố đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải
thiện.


<b>2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực</b>
<b>a. Bối cảnh</b>


- Tồn cảnh hố đang xu thế tất yếu


- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hố quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta gia
nhập ASEAN từ tháng 7 năm 1995


- Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
<b>b. Thành tựu đạt được</b>


<b>- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài</b>


<b>- Hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an</b>
ninh khu vực… được đẩy mạnh


<b>- Tổng gía trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng </b>


<b>3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới</b>
- Thực hiện tăng trưởng đi đơi với xố đối giảm nghèo


- Hồn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức



- Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với nền kinh tế tri thức
- Phát triển bền vững bảo vệ tài nguyên môi trường


<b>- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ</b>


<b>Câu 1.Trình bày khái quát vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.</b>
<b>a. Đặc điểm khái quát vị trí địa lí(VTĐL) của nước ta:</b>


- Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương,gần trung tâm
Đông Nam Á. Liền kề với đường biển quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình
Dươnng. Ở vị trí là chiếc cầu nối giữa ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo.


- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đơng giáp Biển Đơng.


- Biên giới trên bộ dài 4500km, đường bờ biển dài 3260km.



- Toạ độ địa lí: Phần đất liền nằm gọn trong vành đai Bắc Bán cầu và mũi
giờ thứ 7.


+ Điểm cực Bắc: 230<sub>23'B(Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)</sub>
+ Điểm cực Nam: 80<sub>34'B(Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau)</sub>
+ Điểm cực Tây: 1020<sub>09'B(Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên)</sub>
+ Điểm cực Đông: 1090<sub>24'B(Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hồ)</sub>


Trên biển, toạ độ địa lí nước ta kéo dài tới vĩ độ 60<sub>50'B và từ kinh độ 101</sub>0<sub>Đ</sub>
đến 1170<sub>20'Đ tại biển Đông.</sub>


- Việt Nam ở vào vị trí giao thoa của 2 vành đai sinh khống lớn trên thế
giới (Địa Trung Hải và Thái Bình Dương).


- Nước ta nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế năng động trên
thế giới.


<b>b. Phạm vi lãnh thổ</b>


Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn. bao gồm 3 bộ phận:
Vùng đất, vùng biển và vùng trời.


<b>* Vùng đất:</b>


- Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo với diện tích là 331.212
km2<sub>( năm 2006).</sub>


+ Đất liền: Nước ta có 4600 km đường biên giới trên đất liền, với vị trí tiếp
giáp Phía BẮc với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đơng giáp
Biển Đơng.



+ Toạ độ địa lí: Phần đất liền nằm gọn trong vành đai Bắc Bán cầu và mũi
giờ thứ 7.


Điểm cực Bắc: 230<sub>23'B(Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)</sub>
Điểm cực Nam: 80<sub>34'B(Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau)</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Điểm cực Tây: 1020<sub>09'B(Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên)</sub>
Điểm cực Đông: 1090<sub>24'B(Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hồ)</sub>


+ Bộ phận dảo: Nước ta có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo ven
bờ nằm trong khu vực Biển Đông. Đảo lớn nhất là Đảo Cát Bà(Hải Phịng) và Phú
Quốc (Kiên Giang).


Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa(Khánh Hoà) và Trường Sa(Đà Nẵng).


Đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, đồng thời là căn cứ
để nước ta tiến về phía Đơng để khai thác các tiềm năng của biển, đẩy mạnh hoạt
động kinh tế.


<b>* Vùng biển: </b>


- Nước ta có vùng biển rất phức tạp, tổng diện tích trên 1 triệu km2


- Bao gồm 5 bộ phận: Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.


+ Vùng nội thuỷ: Là vùng nước tiếp giáp đất liền, là vùng nước ở phía trong
đường cơ sở. Đường cơ sở là điểm xuất phát để tính lãnh hải quốc gia.



+ Lãnh hải: Rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m) tính từ đường cơ sở, danh giới
phía ngồi lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển.


+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, nước ta có quyền thực hiện các
biện pháp bảo vệ về mặt an ninh, môi truờng, thuế quan và di nhập cư.


+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, nước ta cso
chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.


+ Thềm lục địa: Là phần đất dưới nước biển tới bờ rìa lục địa. Riêng nơi nào
từ đường cơ sở tới rìa lục địa chưa đủ 200 hải lí thì phải tính cho đủ. Nước ta được
phép thăm dị, khai thác, bảo vệ, quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa.


<b>* Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm toàn bộ vùng đất và vùng biển</b>
của nước ta.


<b>Câu 2.Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta. Nêu ý nghĩa của VTĐL đối với</b>
<b>tự nhiên.</b>


<b>a.Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta</b>


- Việt Nam nằm ở rìa phía Đơng của bán đảo Đơng Dương,gần trung tâm Đông
Nam Á. Liền kề với đường biển quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dươnng.
Ở vị trí là chiếc cầu nối giữa ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo.


- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia, phía Đơng giáp Biển Đơng.


- Biên giới trên bộ dài 4500km, đường bờ biển dài 3260km.



- Toạ độ địa lí: Phần đất liền nằm gọn trong vành đai Bắc Bán cầu và mũi
giờ thứ 7.


+ Điểm cực Bắc: 230<sub>23'B(Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)</sub>
+ Điểm cực Nam: 80<sub>34'B(Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau)</sub>
+ Điểm cực Tây: 1020<sub>09'B(Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên)</sub>
+ Điểm cực Đơng: 1090<sub>24'B(Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hồ)</sub>


Trên biển, toạ độ địa lí nước ta kéo dài tới vĩ độ 60<sub>50'B và từ kinh độ 101</sub>0<sub>Đ</sub>
đến 1170<sub>20'Đ tại biển Đông.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Việt Nam ở vào vị trí giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn trên thế
giới (Địa Trung Hải và Thái Bình Dương).


- Nước ta nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế năng động
trên thế giới.


<b>b. Ý nghĩa của VTĐL đối với tự nhiên</b>


- VTĐL đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa.


+ Nước ta nằm hồn tồn trong vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu nên nước ta
nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. Vì vậy, nhiệt độ quanh năm ca, lại nằm trong
khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của Tín phong (Mậu dịch) và gió mùa Châu
Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên Thế giới nên có 2 mùa rõ rệt.


+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trog của biển
Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu
ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta luôn xanh tốt, giàu sức


sống, khác hẳn với thiên nhiên ở 1 số nước cùng vĩ độ như Tây Nam Á và Bắc Phi.


- VTĐL góp phần làm cho nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng,
phong phú.


+ Nước ta ở vào vị trí lục địa và đại dương: liền kề hai vành đai sinh khống
Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều laòi động
vật, thực vật nên có nhiều tài ngun khống sản và tài ngun sinh vật vơ cùng
q giá.


+ Nước ta và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên khác
nhau giữa Miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển và hải
đảo.


- VTĐL cũng làm cho nwcs ta lắm thiên tai(bão, lũ lụt, hạn hán) nên cần có
biện pháp phịng chống tích cự và chủ động.


<b>Câu 3.Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với kinh tế, văn hố - xã hội và quốc</b>
<b>phòng của nước ta.</b>


<b>a. Về kinh tế</b>


- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng
với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... các sân bay
quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất... cùng các tuyến đường bộ, đường sắt
xuyên Á, các đường hằng hải, hàng không nối liền các quốc gia, thuận lợi cho
nước ta giao lưu với các khu vực và trên thế giới. Hơn nữa nước ta là cửa ngõ ra
biển của Lào, Đôgn Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.


- Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ,tạo điều kiện


thực hiện chính sách mổ cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu
tư nước ngồi.


<b>b. Về văn hố - xã hội</b>


VTĐL liền kề cùng với các nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội và mối
giao lưu lâu đời với các nứoc trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta
chung sống hồ bình, hữ nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước, đặc biệt là các
nước láng giềng và các nước trong khu vực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>c. Về an ninh - quốc phịng</b>


Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng ĐNA, một khu vực kinh tế rất
năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt là
Biển Đông đối với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong cơng
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 6,7 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI</b>
<b>Câu 1.Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.</b>



<b>* Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp</b>
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.
- Đồi núi thấp chiếm trên 60% nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp duới
1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước.


* Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:


- Địa hình nước ta được vận động Tân Kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc
rõ rệt.


- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
- Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:


+ Hướng Tây Bắc- Đơng Nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn Sông Hồng đến dãy
Bạch Mã.


+ Hướng vịng cung thể hiện ở vùng núi Đơng Bắc và khu vực Nam Trung
Bộ(Trường Sơn Nam).


* Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm giáo mùa


Lớp vỏ phong hoá dày, hoạt động xâm thực bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.


* Địa hình chịu sự tác động mạn mẽ của con người dạng địa hình nhân tạo, xuất
hiện ngày càng nhiều: Cơng trình kiến trúc đơ thị, hầm mỏ, giao thơng, đê, đạp,
kênh rạch.


<b>Câu 2.Hãy so sánh địa hình của vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc.</b>
<b>Giống nhau: Có hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đơgn Nam, có các đỉnh núi</b>
cao trên 2000m, có các cao nguyên đá vôi và các cánh đồng rộng lớn.



<b>Khác nhau: </b>


<b>* Vùng núi Đơng Bắc: </b>


- Nằm ở phía Đơgn thung lũng sông Hồng


- Là vùng đồi thấp, với 4 cánh cung lớn : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông
Triều.


- Hướng vòng cungcủa 4 cánh cung quy định hướng vòng cung của các thung
lũng sông ( Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam )


* Vùng núi Tây Bắc:


- Nằm giữa sơng Hồng và sơng Cả.


- Địa hình cao nhất nước ta, có 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc - Đơng Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn và đồ sộ có đỉnh Phanxipang cao nhất nước
ta . Phía Tây là địa hình núi Trung bình. ở giữa là các dãy núi , sơn nguyên và cao
nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.


Hướng núi cũng là hướng thung lũng sông (Tây Bắc - Đơng Nam)


<b>Câu 3.Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn khác nhau</b>
<b>như thế nào?</b>


<b>* Vùng núi Bắc Trường Sơn(thuộc Bắc Trung Bộ )</b>
- Giới hạn: từ phía Nam sơng Cả tới dãy Bạch Mã.



- Hướng núi: Là hướng tây bắc - đông nam, gồm các dãy núi so le, song song và
hẹp ngang.


- Cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa: phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía
Nam là vùng núi phía Tây Thừa Thiên Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình
và vùng đồi thấp Quảng Trị. Mạch cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là
ranh giới với vùng Trường Sơn Nam.


<b>* Vùng núi Trường Sơn Nam</b>


- Gồm các khối núi, cao nguyên ba danchạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bachj Mã
tới bán nguyên ở Đông Nam Bộ. Bao gồm khối núi Kom Tun và khối núi Nam
Trung Bộ.


- Hướng nghiêng chung: Với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng về phía
Đơng tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc.


- Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng
500-800m như Plâycu, Đăclăc, Lâm Viên, Di Linh tạo nên sự bất đối xứng giữa hai
sườn Đông - Tây của địa hình Trường Sơn Nam.


<b>Câu 4.Địa hình của Đồng bằng sơng Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long có</b>
<b>những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?</b>


<b>Giống nhau: ĐBSH và ĐBSCL đều được thành tạo và phát triển do phù sa</b>
sông bồi đắp dần trên biển nông, thềm lục địa mở rộng.


<b>Khác nhau:</b>



<b>* Đồng bằng sơng Hồng(ĐBSH):</b>
- Diện tích tự nhiên: 15.000 km2


- Là đồng bằng bồi tụ phù sa có hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình được
con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.


- Địa hình ca ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần về phía biển, chia cắt thành
nhiều ô nhỏ.


- Trong đê, không được phù sa bồi đắp hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu
và các ô trũng ngập nước. Ngồi đê, đựoc phù sa sơng bồi đắp hàng năm.


<b>* Đồng bằng sơng Cửu Long(ĐBSCL)</b>


- Diện tích tự nhiên: hơn 40.000km2<sub>, đồng bằng lớn nhất nước ta.</sub>


- Là đồng bằng được bồi tụ phù sa sông hàng năm của Sơng Tiền và sơng Hậu
- Địa hình thấp và khá bằng phẳng


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Khơng có hệ thống đê, mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, nên vào
mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn vào đồng bằng


Đồng bằng có những vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên...
chưa được bồi lấp xong.


<b>Câu 5.Nêu đặc điểm của vùng đồng bằng ven biển Miền Trung.</b>
- Diện tích : 15.000km2


- Đồng bằng do phù sa sơng biển bồi đắp



- Địa hình: Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều ơ nhỏ, chỉ có đồng bằng Thanh
Nghệ Tĩnh(Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh), Bình Trị Thiên tương đối rộng lớn.


Phần giáp biển cóc ác cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong
cùng đã bồi tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát.


<b>Câu 6.Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và</b>
<b>khu vực đồng bằng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta</b>


<b>a. Các khu vực đồi núi:</b>
<b>* Thế mạnh(Thuận lợi)</b>


- Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khống sản có nguồn gốc
nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit,niken...và các khống sản có nguồn gốc
ngoại sinh: bôxits, apatit, đá vôi, vật liệu xây dựng...thuận lợi cho việc phát triển
công nghiệp ở nước ta.


- Thuỷ năng: Vùng núi có sơng dốc, nhiều hồ chứa. như Sơng Đà, sơng Chảy,
sơng ở Tây Ngun...có tiềm năng về thuỷ điện lớn.


- Rừng: Chiến phần lớn diện tích lãnh thổ, trong rừng có nhiều loại gỗ q,
nhiều lồi động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là các vườn quốc gia
thuận lợi cho việc bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi truờng, bảo vệ đất...


- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây
công nghiệp(Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du - miền núi Bắc Bộ) vùng đồng
cỏ có thuận lộich chăn ni gia súc. Vùng cao có thể nuôi trồng các laọi động thực
vật cận nhiệt và ơn đới.


- Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái thuận lợi cho


phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và tham quan...


<b>* Hạn chế(Khó khăn)</b>


- Khu vực đơi fnúi, địa hình dốc, chia cắt mạnh, lắm sườn dốc, hẻm vực, sườn
dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế
giữa các vùng.


- Mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ
nguồn, lũ qet, xói mịn, trượt lở đất.


- Tại các đứt gãy sâu cịn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai như lốc,
mưa đá, sương muối, rét hại... thường gây tác hại cho sản xuất và đời sống nhân
dân


<b>b. Khu vực đồng bằng</b>
<b>* Thế mạnh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới đa dạng các loại nông sản, mà
nơng sản chính là lúa gạo.


- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản.
- Là nơi có điều kiện tập trung các thành phố. Các khu công ngiệp , các trung
tâm thương mại.


- Phát triển giao thông đường bộ, đường sông.
<b>* Hạn chế:</b>


- Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán... thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại về
người và tài sản.



- ĐBSH vùng trong đê phú sa không được bồi đắp thường xuyên dẫn đến đất
bạc màu và tạo thành các ô trũng ngập nước.


- ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt , chịu tác động mạnh mẽ của
sóng biển và thuỷ triều dẫn tới diện tích đất phèn và đất mặm tăng diện tích và sâu
nhập sau vào đất liền.


- Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo chất dinh
dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN</b>
<b>Câu 1.Khái quát về Biển Đông. Những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió</b>
<b>mùa ở Biển Đông.</b>


<b>a. Khái quát về biển Đông</b>


- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2<sub>(Lớn thứ hai trong</sub>
các biển ở khu vực Thái Bình Dương)



- Là biển tương đối kín, phía Đơng và Đơng Nam được bao bọc bởi các cung
đảo.


- Biển Đông trải dài từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến
nên là một vùng biển có tính chất nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.


<b>b. Những biểu hiện về tính chất nhiệt đới gió mùa ở Biển Đơng.</b>


- Tính chất nhiệt đới gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đơng thể hiện qua
các yếu tố hải văn(nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng thuỷ triều, hải lưu)và
sinh vật biển.


<b>Câu 2.Nêu ảnh hưởng của Biển Đơng tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh</b>
<b>thái vùng ven biển.</b>


<b>* Khí hậu: </b>


- Biển Đơng rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm
cho độ ẩm tương đối trên 80%.


- Các luồng gió hướng Đơng Nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các
vùng cự Tây của đất nước.


- Biển Đơng làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính
chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông, làm dịu bớt thời tiết nóng
bức vào mùa hè.


- Nhờ Biển Đơng nên khí hậu nước ta mang theo tính hải dương điều hồ, lượng
mưa nhiều.



<b>* Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:</b>


- Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới
với các tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.


- Phổ biến các dạng địa hình: VỊnh cửa sơng, bờ biển mài mịn, các tam giác
châu với các bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và các rạn san
hô.


- Biển Đơng cịn mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi
cho rừng phát triển quanh năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập
mặn có diện tích 450.000 ha lớn thứ hai trên thế giới(Riêng Đơng Nam Bộ là
300.000 ha). Ngồi ra, có hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn, hệ sinh thái rừng trên
đảo.


<b>Câu 3.Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển</b>
<b>của nước ta</b>


<b>a. Nguồn tài nguyên thiên nhiên(TNTN) biển:</b>


Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
* TNTN khoáng sản:


- Dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, Thổ Chu
- Mã Lai, Sông Hồng.


- Các bãi cát ven biển, quặng titan, là nguyên liệu quý giá cho công ngiệp.



- Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ, nơi có
nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số con sơng nhỏ đổ ra biển.


* Tài nguyên hải sản:


- Các loại thuỷ sản nước mặn, nước lợ vơ cùng đa dạng với 2000 lồi cá, hơn
100 lồi tơm, vài chục loại mực, hàng nghì loài sinh vật khác.


- Ven các đảo nhất là tại 2 quần đảo lớn Hồng Sa và Trường Sa có nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá là các rạn san hơ cùng đơng đảo các lồi sinh vật khác.


Với nguồn TNTN và những điều kiện tự nhiên thuận lợi , Biển Đơng thật sự
đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.


<b>b. Thiên tai:</b>
- Bão:


+ Hàng năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đơng trong đó có 3-4
cơn bão đổ vào Việt Nam.


+ Ngồi ra, cịn có sóng lừng, lũ lụtlà loại thiên tai bất thường khó tránh vẫn
thường xuyên xảy ra gây thiệt hại về người và của, nhất là cư dân sống vùng ven
biển nước ta.


- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển thường xuyên đe doạ nhiều đoạn nờ
biển nước ta, nhất là dải bờ biển nước ta.


- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy
lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hố đất đai.



Sử dụng hợp lí nguồn lợi TNTN biển, phịng chống ơ nhiễm mơi trường biển,
thực hiện biện pháp phòng tránh thiên tai là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai
thác tổng hợp phát triển kinh tế biển của nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 9,10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA</b>


<b>Câu 1.Nguyên nhân và biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của</b>
<b>khí hậu nước ta.</b>


<b>a. Ngun nhân:</b>


- Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hàng năm nhận
được một lượng bức xạ mặt trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt
Trừi lên thiên đỉnh.


- Nhờ tác động của biển Đơng cùng ác khơi skhí di chuyển qua biển , khi đến
địa hình nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây
mưa.


- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió tín phong bán


cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam cịn chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa hạ
và gió mùa mùa đơng. Gió mùa đã lấn át gió tín phong. Vì thê, gió tín phong thổi
xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa
gió.


<b>b. Biểu hiện:</b>


<b>- Tính chất nhiệt đới: Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm</b>
dương, nhiệt độ trung bình năm cao(trên 200<sub>C, trừ vùng núi cao), nhiều nắng và</sub>
tổng số giờ nắng từ 1400-20000giờ / năm.


- Tính ẩm: Những nơi có sườn đón gió biển hoặc núi cao lượng mưa tới
3500-4000mm / năm. Độ ẩm khơng khí cao, trên 80%. Cân bằng ẩm ln dương.


<b>- Gió mùa: </b>


Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của các khơí khí hoạt động theo mùa với 2
hướng chính: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đơng.


<b>* Gió mùa mùa đơng: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Miền Bắc chịu ảnh</b>
hưởng của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đơng Bắc, nên gọi là
gió mùa Đơng Bắc.


Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đơng
thời tiết lanhk khơ, cịn nửa sau mùa đơng thời tiết lạnh ẩm, có mua phùn ở vùng
ven biển và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ(do đi qua biển vào Việt Nam).


Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đơng Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và bị
chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng vào, tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam
Bộ và Tây Ngun là mùa khơ.


<b>* Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ(từ thàng V đến tháng X) có hai luồng gió</b>
cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam.


Vào đầu mùa hạ, : Khơi skhí nhiệt đới ẩm từ BẮc Ấn Độ Dương di chuyển theo
hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và
Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào,
tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía Nam Tây Bắc khối khí trở
nên khơ nóng gọi là gió Phơn tây Nam hay gió tây hoặc gió Lào.


Vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cạn chí tuyến bán cầu
Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khơí khí này trở nên nóng
ẩm, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây
Nguyên.


Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ
yếu gây mưavào mùa hạcho cả hai miền Nam, Bắc và mua vào tháng IX cho Trung
Bộ.


Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đơng Nam vào Bắc Bộ
tạo nên gió mùa Đơng Nam vào mùa hạ ở Miền Bắc nước ta.


<b>*Hệ quả: </b>


+ Gió mùa dẫn tới sự phân chia khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước
ta. Ở miền Bắc, có sự phân chia thành mùa đơng lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều.



+ Cịn ở miền Nam có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khơ


+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai
mùa mưa, khơ.


<b>Câu 2.Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối</b>
<b>với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực</b>


Khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của các khơí khí hoạt động theo mùa với 2
hướng chính: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đơng.


<b>* Gió mùa mùa đơng: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Miền Bắc chịu ảnh</b>
hưởng của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đơng Bắc, nên gọi là
gió mùa Đơng Bắc.


Gió mùa Đơng Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đơng
thời tiết lanhk khơ, cịn nửa sau mùa đơng thời tiết lạnh ẩm, có mua phùn ở vùng
ven biển và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ(do đi qua biển vào Việt Nam).


Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đơng Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và bị
chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng vào, tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo
hướng Đơng Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi Nam
Bộ và Tây Ngun là mùa khơ.


<b>* Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ(từ thàng V đến tháng X) có hai luồng gió</b>
cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Vào đầu mùa hạ, : Khôi skhí nhiệt đới ẩm từ BẮc Ấn Độ Dương di chuyển theo
hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và


Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào,
tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía Nam Tây Bắc khối khí trở
nên khơ nóng gọi là gió Phơn tây Nam hay gió tây hoặc gió Lào.


Vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cạn chí tuyến bán cầu
Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khơí khí này trở nên nóng
ẩm, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây
Nguyên.


Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ
yếu gây mưavào mùa hạcho cả hai miền Nam, Bắc và mua vào tháng IX cho Trung
Bộ.


Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đơng Nam vào Bắc Bộ
tạo nên gió mùa Đơng Nam vào mùa hạ ở Miền Bắc nước ta.


<b>*Hệ quả: </b>


+ Gió mùa dẫn tới sự phân chia khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước
ta. Ở miền Bắc, có sự phân chia thành mùa đơng lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều.


+ Cịn ở miền Nam có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô


+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai
mùa mưa, khơ.


<b>Câu 3.Nêu biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần</b>
<b>địa hình, sơng ngịi, đất, sinh vật và qua cảnh quan thiên nhiên của nước ta.</b>



<b>a. Địa hình:</b>


- Xân thực mạnh ở miền đồi núi:


+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mịn, rửa trơi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu
hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là biểu hiện của đất trượt, đá lở.


+ Ở vùng núi đá vơi hình thành địa hình Caxto với các hang động, suối cạn,
thung khô.


+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồithấp ven thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: Phía Đơng Nam của ĐBSH và phía Tây
Nam của ĐBSCL hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gâng trăm mét.


Có thể nói, q trình xâm thực - bồi tụ là q trình chính trong sự hình thành và
biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.


<b>b. Sơng ngịi </b>


- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc


+ Chỉ tính con sơng có chiều dài từ 10km trở lên thì nước ta có tới 2360 con
sơng. Dọc bờ biển cứ 20km bờ biển có 1 cửa sơng. Sơng ngịi nước ta nhiều nhưng
phần lớn là sông nhở, ngắn và dốc. trong đó có sơng Hồng và sơng Cửu Long là
hai sơng lớn nhất nước ta.


- Sơng ngịi nước ta nhiều nước, giàu phù sa


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Sơng ngịi nước tacó lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3<sub> / năm.</sub>
Trong đó, 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.



+ Tổng lượng phù sa hàng năm của sơng ngịi trên lãnh thổ là 200 triệu tấm /
năm


- Chế độ nước teo mùa


+ Nhịp điệu dịng chảy của sơng ngịi nước ta theo nhịp điệu mưa. Mừa lũ tương
ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất tường làm
cho chế độ dòng chảy của sơng ngịi cũng diễn ra thất thường.


<b>c. Đất:</b>


- Q trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu của nước ta. Trong điều
kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất
dày. Mưa nhiều rửa trôi chất bazodễ tan làm đát chua, đồng thời có sự tích tụ ơxit
sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.


<b>d. Sinh vật:</b>


- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở
nước ta. LÀm cho các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.


-Thực vật phổ biến các loài thuộc các họ câynhiệt đới như hộ đậu, dâu tằm,
dầu... Động vật trong rừng có các lồi chim, thú nhiệt đới.


- Có sự suất hiện của các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.


<b>Câu 4.Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt</b>
<b>động sản xuất và đời sống.</b>



<b>a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp</b>


- Tạo điều kiện cho phát triển nền nơng nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hố
cây trồng, vật nuôi. Câng tận dụng mặt thuận lợi để khơng ngừng nâng cao năng
suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống đồi núi trọc
bằng mơ hình nơng - lâm kết hợp.


- Tính không ổn định của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt
động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạc thời vụ, phòng trừ dịch bệnh... trong sản
xuất nông nghiệp.


<b>b. Ảnh hưởng đến các hoạt động khác và đời sống.</b>


- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các
ngành kinh tế như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch... đẩy mạnh
hoạt động khai thác, xây dựng...nhất là vào mùa khô.


- Tuy nhiên, các khó khăn trở ngại khơng ít.


+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh
hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nứơc của sơng ngịi.


+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.
+ Các thiên tai như lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành
sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.


+ Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét
hại, khơ nóng... cũng gây ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống .


+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 11, 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG</b>


<b>Câu 1..Nêu các đặc điểm của thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía</b>
<b>Bắc và phấn lãnh thổ phía Nam</b>


<b>a.Phần lãnh thổ phía Bắc( Từ dãy Bạch Mã trở ra)</b>


Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mừa có mùa
đơng lạnh


- Nền khí hậu nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình trên 200<sub>C. Do ảnh hưởng của gió</sub>
mùa Đơng Bắc, nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ
trung bình dưới 180<sub>C thể hiện rõ ở Trung du - miền nùi Bắc Bộ, biên độ nhiệt trung</sub>
bình năm lớn.


- Cảnh quan thiên nhiên là đới rừng nhiệt đới gió mùa: Trong rừng, thành phần
loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngồi ra có các lồi cây á nhiệt đới như dẻ, re, các lồi
cây ơn đới như samu, pơmu, các lồi thú có lơng dày như gấu, chồn. Ở vùng đồng
bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới như Cải bắp, suplơ, su hào...



<b>b. Phần lãnh thổ phía Nam. (Từ dãy Bạch Mã trở vào)</b>


Thiên nhiên manh sắc thái cunả vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.


- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình
năm trên 250<sub>C, và khơng có tháng nào dưới 20</sub>0<sub>C. Biên độ nhiệt năm nhỏ. Khí hậu</sub>
gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô đặc
biệt là từ vĩ tuyến 140<sub>B trở vào.</sub>


- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần
thực vật, động vật phần lớn thuộc rừng xích đạo và nhiệt đới từ phương
Nam(Nguồn gốc Mã Lai - Inđơnêsia) đi lên hoặc từ phía Tây (Ấn Độ - Mianma) di
cư sang.


- Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khơ như các
lồi cây họ Dầu. Có nhiều nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất
ở Tây Nguyên.


- Động vậ tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ,
báo, bị rừng... vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...


<b>Câu 2.Nêu khái quát sự phân hố thiên nhiên theo hướng Đơng - Tây. Dẫn</b>
<b>chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa,</b>
<b>vùng đồng bằng ven biển và vùng núi kề bên. </b>


<b>a. Vùng biển và thềm lục địa</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Thiên nhiên của vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa
hình ven biển, thềm lục địa.



<b>b. Vùng đồng bằng ven biển</b>


Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi từng vùng thể hiện mối quan hệ
chặt chẽ với dải đồi núi phiá Tây và vùng biển phía Đơng.


- Đồng bằng Bắc Bộ và Đbằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng,
thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi và thay đổi
theo mùa.


- Dải đbằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đbằng
nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu vơi sthềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển
sâu, các dạng địa hình bồi tụ, mài mịn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ
biển, thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch
và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.


<b>c. Vùng đồi núi</b>


Sự phân hoá thiên nhiên thêo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu
do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.


- Thiên nhiên vùng núi Đơng Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở
vùng núi thấp phía Nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ơn đới.


- Sườn Đơng Trường Sơn đón nhận các luồng gió nóng từ biển thổi vào tạo nên
một mùa mưa vào thu đơng thì ở Tây Ngun lại là mùa khô, nhiềunơi khô hạn
gay gắt, xuất hiệncảnh quan rừng thưa.


- Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại


chịu tác động của gió Tây khơ nóng.


<b>Câu 3.Ngun nhân nào tạo nên sự phân hoá đa dạng thiên nhiên theo độ</b>
<b>cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở những thành phần tự</b>
<b>nhiên nào? Biểu hiện của sự phân hoá theo độ cao. Đặc điểm của thiên nhiên</b>
<b>phân hố theo độ cao.</b>


<b>* Ngun nhân: Do ¾ lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi khí hậu có</b>
sự thay đổi rõ nét về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.


<b>* Biểu hiện: Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở thành phần sinh</b>
vật và thổ nhưỡng.


<b>* Đặc điểm của thiên nhiên phân hoá theo độ cao.</b>
<b>a. Đai nhiệt đới gió mùa:</b>


- Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở
miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.


- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (Nhiệt độ trung bình tháng
trên 250<sub>C), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt.</sub>


- Trong đai này có 2 nhóm đất:


+ Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, bao gồm đất
phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả
nwocs, phần lớn đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan
và đá vôi.



- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:


+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng
núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khơ khơng rõ. Giới động vật nhiệt đơí đa
dạng và phong phú.


+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá
và rừng thưa nhiệt đới khô. Trên thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng
thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển, rừng tràm trên đất
phèn, hệ sinh thái xavan, cây bụi gai...


<b>b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.</b>


- Ở miền Bắc, đai cận nhiêtj đới gió mùa trên núi cao có độ cao 600-700m lên
đến 2600m. Ở miền Nam từ 900-1000 lên 2600m.


- Khí hậu mát mẻ, khơng có tháng nào trên 250<sub>C, mưa nhiều độ ẩm tăng.</sub>


+ Độ cao 600-700m đến 1600-1700m: Hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá
rộng và lá kim phát triển trên đất ferealit có mùn. Động vật có chim thú cận nhiệt
đới phương BẮc. Các lồi thú có lơng day: gấu, sóc...


+ Độ cao trên 1600-1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém. Xuất hiện
lồi cây ơn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hymalaya.


<b>c. Đai ơn đới gió mùa trên núi.</b>


- Đai ơn đới này có độ cao từ 2600m trở lên(ở Hồng Liên Sơn)



- Khí hậu ơn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150<sub>C, mùa đông xuồng 5</sub>0<sub>C, thực vật</sub>
như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là mùn thơ.


<b>Câu 4.Hãy nêu đặc điểm của từng miền địa lí tự nhiên, những thuận lợi và</b>
<b>khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền.</b>


<b>a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ</b>


- Ranh giới: Phía Tây và Tây Nam dọc theo tả ngạn sơng Hồng và rìa phía Tây,
Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ.


- Đặc điểm: Đồi núi thấp chiếm ưu thế, quân hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc
địa chất kiến tạo. Tân kiến tạo nâng yếu. Gió mùa Đơng Bắc xâm nhập mạnh.


- Địa hình: hướng vòng cung( 4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây
Bắc - Đông Nam.


+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m)
+ Nhiều địa hình đá vơi


+ Địa hình bờ biển đa dạng: nới thấp phẳng, nơi nhiều vịnh đảo, quần đảo,
đbằng Bắc bộ mở rộng.


- Khí hậu: Mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đơng lạn, ít mưa với sự xâm nhập
mạnh của gió mùa Đơng Bắc, có nhiều biến động. có bão.s


- Sơng ngịi: Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, hướng Tây Bắc - Đơng Nam và
hướng vịng cung(Sơng Lục Nam, sơng Thương...)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Thổ nhưỡng - sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có


thêm các lồi cây cận nhiệt như dẻ, re và các động vật Hoa Nam.


- Khoáng sản: giàu khoáng sản than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, bể
dầu khí sơng Hồng.


* Thuận lợi: giàu tai fngun(than, sắt, thiếc), khí hậu có mùa đơng lạnh có thể
trồng rau quả cận nhiệt, ôn đới, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.


* Khó khăn: Sự bất thường của thời tiết, nhất là mùa đông lạnh.
<b>b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ</b>


- Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã.


- Địa hình: Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc lớn.
+ Hướng nghiêng là hướng Tây Bắc - Đông Nam


+ Đồng bằng nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.


- Khí hậu: gió mùa Đơng Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới hai tháng
ở vùng thấp. Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mừa mưa lùi vào
tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn vào tháng VI.


- Sơng ngịi: sơng ngịi hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Ở Bắc Trung Bộhướng
Tây- Đơng. Sơng có độ dốc lớn nhiều tiềm năng về thuỷ điện.


- Thổ nhưỡng sinh vật: Có đủ hệ thống đai cao. Đai nhiệt đới gió mùa, đai cận
nhiệtđới gió mủatên núi có đất mùn kho, đai ơn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở
Nghệ An, Hà Tĩnh.



- Khống sản: có thiếc, sắt, apatit, crơm, titan, vật liệu xây dựng.


* Thuận lợi: chăn nuôi đại gia sức, trồng cây công nghiệp, phát triển nông lâm
kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lơi nuôi trồng các thuỷ sản, sơng
ngịi có giá trị thuỷ điện.


* Khó khăn: Nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão...
<b>c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ</b>


- Giới hạn: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.


- Địa hình: Khối núi cổ Kom Tun. Các cao nguyên, sơn nguyên, các núi ở cực
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vịng cung. Sườn Đơng dốc,
sườn Tây thoải.


+ Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam bộ mở rộng.
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều vũng vịnh.


- Khí hậu: Cận xích đạo. Hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ở Nam Bộ
và Tây Nguyên từ tháng Việt Nam đến tháng X, XI. Ở đồng bằng ven biển Nam
Trung Bộ từ tháng IX đến tháng XII. Lũ có hai cực đại vào tháng IX và tháng VI.


- Sơng ngịi: 3 hệ thống sơng các sông ven biển hướng Tây - Đông ngắn
dốc(trừ sông Ba). Ngồi ra, có hệ thống sơng Cửu Long và sông Đồng Nai.


- Thổ nhưỡng- sinh vật: thực vật niệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng,
nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rắt đặc trưng.


- Khống sản: Dầu khí ở thềm lục địa, bôxit ở Tây Nguyên, than bùn ở
ĐBSCLong.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

* Thuận lợi: Đất đai, khí hậu thuận lợi cho săn xuất nơng- lâm nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị
kinh tế.


* Khó khăn: Xói mịn, rửa trơi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở Đông Nam Bộ
thiếu nước vào mùa khô.


<b>Câu 5.Giải thích nguyên nhân sự khác nhau về khí hậu giữa vùng núi Đông</b>
<b>Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.</b>


Nguyên nhân chính và sâu xa là do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa:


- Đơng Bắc: Là vùng trên lãnh thổ nước ta đón nhận gió mùa Đơng Bắc sớm
nhất và đầu tiên đến nước ta. Đồng thời kết hợp với địa hình là các hướng, các dãy
núi hình cánh cung mở rộng ra đón các khơi skhí lạnh từ phương Bắc tràn xuống.


- Tây Bắc: Do ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của gió mùa Đơng Bắc nhưng chịu ảnh hưởng của tính đai cao. Mùa hạ gió
mùa đơng nam thổi vào bịcác khối núi, các cao ngun nằm ở phía Nam ngăn cản,
ngồi ra ở phía Nam của vùng cịn chịuảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ
nóng.


- Đơng Trường Sơn: Do đón nhận trực tiếp gió mùa Đơng Bắc(mặc dù đã suy
thối, biến tính). Tín phong Bắc bán cầu, bão, áp thấp từ biển Đông và dải hội tụ
nhiệt đới nên mưa vào Thu Đông cùng thời điểm Tây Trường Sơn lại là mùa khô.


- Tây Nguyên: Do gió Tây Nam gây mưa lớn. Nửa đầu mùa hạ khối khí Bắc Ấn
Độ Dương qua vịnh Bengan gây mưa cho Tây Nguyên. Nửa sau mùa hạ, gió Tây
Namtừ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam lên gây mưa lớn cho Tây Nguyên. Cùng


thời điểm lại gây hiệu ứng phơn của Đông Trường Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / /2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 14, 15: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, BẢO</b>
<b>VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHỊNG CHỐNG THIÊN TAI</b>


<b>Câu 1.Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh</b>
<b>học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.</b>


<b>a. Tài nguyên rừng</b>


- Rừng của nước ta đang phục hồi


+ Năm 1943: 14.3 triệu ha(chiếm 70% diện tích là rừng giàu)


+ Năm 1983: diện tích giảm 7.2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0.18 triệu ha
+ Năm 2005: 12.7 triệu ha(chiếm 38%), hiện nay có xu hướng tăng trở lại.
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943(43%)
- Chất lượng rừng bị giảm sút: Năm 1943 là 70% diện tích rừng là rừng giàu,
đến năm 2005 là 70 diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi.



<b>* Biện pháp bảo vệ rừng</b>


Sự quản lí của Nhà Nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển vốn rừng được thể
hiện qua những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển với ba loại
rừng: Rừng phòng hộ, rừng đăc dụng và rừng sản xuất.


+ Đối với rừng phịng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, ni dưỡng rừng hiện
có, trồng rừng trên dất trống, đồi núi trọc.


+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn
quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.


+ Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng
rừng, duy trì và phát triển hồn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng


Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử
dụng đất và bảo vệ rừng cho người nông dân.


<b>* Ý nghĩa:</b>


- Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái.
- Về mơi trường: chống sói mịn đất, hạn chế lũ lụt, điều hồ khí hậu
<b>b.Đa dạng sinh học</b>


<b>* Sự suy giảm của đa dạng sinh học</b>


- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao


- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng



+ Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó 100 lồi có
nguy cơ tuyệt chủng.


+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 lồi có nguy cơ
tuyệt chủng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết trong đó có 29 lồi có nguy cơ
tuyệt chủng.


<b>* Nguyên nhân: </b>


- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa
dạng cảu sinh vật.


- Ơ nhiễm mơi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị
giảm sút.


<b>* Biện pháp:</b>


- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Năm 1986 có 87 khu với 7 vườn quốc gia. Năm 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu
dự trữ thiên nhiên bảo tồn loài - sinh vật.


- Ban hành sách đỏ Việt Nam. Để bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý
hiểm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc
loài quý hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam.


- Quy định về khai thác: Đảm bảo về sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của
đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như sau: Cấm khai
thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non, cấm gây cháy rừng, cấm săn bắn động


vật trái phép, cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt con, cá bột,
cấm gây độc hại cho mơi trường nước.


<b>Câu 2.Hãy nêu tình tạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ</b>
<b>tài nguyên đất ở vùng đồi núi và đồng bằng</b>


<b>* Hiện trạng sử dụng đất</b>


- Năm 2005 có 12.7 triệu ha đất có rừng và 9.4 triệu ha đất sử dụng trong nơng
nghiệp(chiếm 28% diện tích đất tự nhiên), có 5.3 triệu ha đất sử dụng .


- Bình quân đất nơng nghiệp tính theo đầu người thấp (0.1ha / người). Khả
năng mở rộng đất noong nghiệp ở đbằng và miền núi là khơng nhiều.


<b>* Suy thối tài ngun đất</b>


- Diệ tích đất trống đồi núi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đa bị suy
thối vẫn cịn rất lớn.


- Cả nước có khoảng 9.3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hố (chiếm 28% diện
tích)


<b>* Biện pháp bảo vệ tài nguyên đât:</b>
- Đối với đất vùng đồi núi


+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lí làm ruộng bậc thang
và trồng cây theo băng.


+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp. Bảo vệ rừng,
đất rừng ,ngănchặn nạn du canh du cư.



- Đối với nông nghiệp:


+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích .
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả đất, chống bạc màu.


+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ơ nhiễm đất, thoái hoá đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Câu 3.Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài ngun nước, khống sản, du lịch...</b>
<b>a.</b> <b>Tài nguyên nước</b>


<b>* Tình hình sử dụng:</b>


- Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác
nwocs ngầm quá mức.


- Tình trạng thừa nước vào mùa mưagây lũ lụt, thiếu nwocs gây hạn hán vào
mùa khô.


- Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng, thiếu nước ngọt.
<b>* Biện pháp bảo vệ:</b>


- Xây dựng các cơng trình thuỷ lợi để cấp nước và thoát nước.
- Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đùng kĩ thuật trên đất dốc.
- Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả.


- xử lí cơ sở sản xuất gây ô nhiễm


- giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường.
<b>b.</b> <b>Tài nguyên khống sản:</b>



<b>* Tình hình sử dụng:</b>


- Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên
khó khăn trong q trình khai thác quản lí, gây lãng phí tài ngun và ơ nhiễm mơi
trường. Dẫn đến khai thác bừa bãi không quy hoạch.


<b> * Biện pháp bảo vệ:</b>


- Quản lí chặt chẽ việc khai thác. Tránh để lãnh phí tài nguyên và làm ô nhiễm
môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển đến chế biến khống sản.


- Xử lí trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.
<b>c.</b> <b>Tài nguyên du lịch</b>


* Tình hình khai thác: Tình trạng ơ nhiễm mơi trường xảy ra ở nhiều điểm du
lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.


* Biện pháp bảo vệ: Cần bảo tồn, tôn tạo giái trị tài nguyên du lịch và bảo vệ
môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.


<b>Câu 4 .Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện</b>
<b>pháp phòng chống.</b>


<b>* Thời gian hoạt động của bão</b>


- Thời gian hoạt động của bão từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đơi khi có bão
sớm vào tháng V và muộn vào tháng XII. Bão tập trũng vào tháng IX sau đó là
tháng X và tháng VIII.



- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam


- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh
hưởng của bão.


- Trung bình mỗi năm có 8 trận bão.
<b>* Hậu quả của bão:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ
triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.


- Gió mạnh làm úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa.
- Ơ nhiễm mơi trường gây dịch bệnh.


<b>* Biện pháp phịng chống bão:</b>


- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.


- Củng cố hệ thống đê kè biển.
- Sơ tán dân khi có bão mạnh.


- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống sói mịn lũ qet ở miền núi.


<b>Câu 5.Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quýet , hạn hán ở nứoc ta. Cần</b>
<b>làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai?</b>


 <b>Ngập lụt:</b>


- Vùng đồng bằng nước ta thường hay xảy ra ngập lụt.



- ĐBS Hồng ngập lụt nghiêm trọng là do diện mưa bão rộn, lũ tập trung trên
các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, mức độ đơ thị hố
cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng.


- ĐBS Cửu Long ngập lụt không chỉ do mưa lũ gây ra mà còn do triều cường.
- Ở Trung Bộ, ngập lụt mạnh vào tháng IX, X là do mưa bão, nước biển dâng.
- Biện pháp giảm nhẹ thiên tai: Xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi.


<b>b. Lũ quýet</b>


- Thường xảy ra ở lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh,
dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất rất dễ bị sói mịn khi mưa lớn.


- Xảy ra vào tháng VI đến tháng X ở miền Bắc và tháng X và tháng XII ở miền
Trung.


- Biện pháp giảm nhẹ tác hại:


+ Trồng rừng, quản lí và sử dụng đất đai hợp lí.
+ Canh tác hiệu quả trên đất dốc.


+ Quy hoạch các điểm dân cư.
<b>c. Hạn hán</b>


- Miền Bắc: Tại các thung lũng khuất gió như n Châu, Sơng Mã(Sơn La), Lục
Ngạn(Bắc Giang), mùa khô kéo dài từ 3 – 4tháng.


- Miền Nam: thời kì hạn hán kéo dài từ 4 – 5 tháng ở Đồng bằng Nam Bộ và
Tây Nguyên.



- Vùng ven biển cực Nam Trung Bộmùa khô kéo dài từ 6-7 tháng


- Biện pháp giảm nhẹ tác hại: Xây dựng cac s cơng trình thuỷ lợi hợp lí.
<b>d. Động đất</b>


Động đất xảy ra ở các đứt gãy sâu. Tây Bắc nwocs ta là khu vực có hoạt động
động đất diễn ra mạnh mẽ nhất, sau đến Đông Bắc. Khu vực Trung Bộ ít hơn, cịn
Nam Bộ biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam
Trung Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Câu 6.Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược quốc gia và bảo vệ tài</b>
<b>ngun và mơi trường.</b>


- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và ácc hệ thống sơng
có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người.


- Đảo bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các lồi ni trồng,các lồi
hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài.


- Đảm bảo sử dụng hợp lí tài nguyên then nhiên , điều khiển việc sử dụng
trong giới hạn có thể phục hồilại được.


- Đảm bảo chất lượng môi trường, phù hợp với yêu cầu về đời sống con
người.


- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định về dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng
hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.


- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm sốt và bảo vệ mơi trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>ĐỊA LÍ DÂN CƯ</b>


<b>BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA</b>
<b>Câu 1.Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm: "đơng dân, có nhiều thành phần</b>
<b>dân tộc" đối với sự phát triển kinh tế - môi trường.</b>


<b>1. Thuận lợi</b>


- Năm 2006 dân số nước ta là 84.1 triệu người.


* Dân số động tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi
dào, thúc đẩy thị trường phát triển.


- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn,
tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật


* Nhiều dân tộc: tạo ra nền văn hoá đa dạng, có nhiều ngành nghề truềy
thống với kinh nghiệm sản xuất khác nhau.



<b>2. Khó khăn</b>


* Đối với phát triển kinh tế:


- Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Vấn đề việc làm luôn là thách thức với nền kinh tế.


- Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích luỹ.
- Chậm chuyển dịch kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.


* Đối với phát triển xã hội


- Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp.
- Giáo dục, y tế, văn hố gặp nhiều khó khăn.


- Sự khác biệt về tiếng nói, chứ viết, phong tục tập qn, tơn giáo, trình độ
sản xuất gây ra nhiều khó khăn phức tạp.


* Đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên
- Ơ nhiễm mơi trường.


- Khơng gian cư chú chất hẹp.


<b>Câu 2.Tại sao ở nước ta hiện nay, nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số có xu</b>
<b>hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ.</b>


<b>* Ngun nhân: Do quy mơ dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh</b>
đẻ cao, nên tỷ lệ gia tăng giảm, nhưng quy mô dân số tiếp tục tăng.



<b>* Ví dụ:</b>


Năm <sub>(Triệu người)</sub>Tổng số dân


Tỉ lệ gia tăng dân
số


(%)


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

2003 80902.4 1.47


2004 82032.7 1.40


2005 83106.3 1.31


2006 84155.8 1.26


2007 85195.0 1.23


<b>Câu 3.Hãy nêu sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta. </b>


Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là 253 người / Km2<sub>, phân bố</sub>
không hợp lí.


<b>a. Dân số phân bố khơng đều giữa đồng bằng với trung di, miền núi.</b>


- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao(chiếm 1/3 diện
tích cả nước). Như ĐBSHồng(1225 người/ km2<sub>), ĐBSCLong (429 người/ km</sub>2<sub>).</sub>


- Ở miền núi, trung du mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng trong


khi vùng này chiếm 2/3 diện tích cả nước, có nhiều tài ngun thiên nhiên quan
trọng của đất nước. Như Tây Nguyên(89người/ km2<sub>), Tây Bắc(69người/ km</sub>2<sub>)</sub>


<b>b. Giữa thành thị và nông thôn</b>


- Năm 2005, tỉ lệ dân số thành thị nước ta là 26.9%, cịn ở khu vực nơng thơn là
73.1%.


Sự phân bố dân cư không đều làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động,
khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân ciư và lao động trên phạm vi cả
nước là rất cần thiết.


<b>Câu 3.Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Trình bày</b>
<b>chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của</b>
<b>nước ta.</b>


<b>a. Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì dân cư nước ta</b>
<b>phân bố chưa hợp lí. Cụ thể: </b>


* Dân số nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với miền núi, trung du
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao(chiếm 1/3 diện
tích cả nước). Như ĐBSHồng(1225 người/ km2<sub>), ĐBSCLong (429 người/ km</sub>2<sub>).</sub>


- Ở miền núi, trung du mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng trong
khi vùng này chiếm 2/3 diện tích cả nước, có nhiều tài ngun thiên nhiên quan
trọng của đất nước. Như Tây Nguyên(89người/ km2<sub>), Tây Bắc(69người/ km</sub>2<sub>)</sub>


* Giữa thành thị và nông thôn


- Năm 2005, tỉ lệ dân số thành thị nước ta là 26.9%, còn ở khu vực nông thôn là


73.1%.


Sự phân bố dân cư không đều làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động,
khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả
nước là rất cần thiết.


<b>b. Trình bày chiến lược phát triển dân số hợp lí</b>


- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạn tuyên
truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hố gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao
động giữa các vùng.


- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển
dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.


- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và
chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạn mẽ
phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công
nghiệp.


- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ tại các vùng trung du, miền núi. Phát
triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao
động của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>



<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>BÀI 17, 18: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, ĐƠ THỊ HỐ</b>


<b>Câu 1.Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nứoc ta.</b>
<b>a. Thế mạnh</b>


* Số lượng:


- Việt Nam là một nước đông dân, lại thuọc nhóm nước có dân số trẻ
nên nguồn lao động dồi dào.


- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42.53 triệu người,
chiếm 51.2% dân số cả nước.


- Hiện nay, mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người lao động


Ngồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là
các ngành kinh tế đòi hỏi nhiều lao động như nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp
chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.


* Chất lượng:


- Người lao động nước ta rất cần cù, chịu khó, tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất, trình độ dân trí đang được tăng lên, có khả năng ứng dụng
và tiếp thu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.



- Đội ngũ lao động của nước ta ngay fcàng đơng đảo. Năm 2005, lao
động có việc làm đã qua đào tạo chiếm 25%. Trong đó, trình độ đại học, cao đẳng
chiếm 75%.


<b>b. Hạn chế:</b>


- Đội ngũ lao động của nước ta trưởng thành từ 1 nền nông nghiệp lạc hậu,
nên phần lớn chưa có tác phong cơng nghiệp, tình trạng sử dụng lao động trái
nghành nghề cịn phổ biến.


- Nguồn lao động có ngành nghề cao và cán bộ khoa học kĩ thuật còn quá
mỏng so với nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.


- Nguồn lao động nứoc ta dồi dào nhưng thiếu lao động có kĩ thuật, thừa lao
động thủ cơng. Việc làm đang trở thành vấn đề gay gắt.


- Nguồn lao đông nước ta phân bố không đều quá tập trung ở ĐBSHồng và
Đơng Nam Bộ gây khó khăn cho vấn đề việc làm. Trong khi đó, ở khu vực miền
ní, đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng thiếu
lao động khai thác.


- Lao động có chuyên môn kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở các thành phố:
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng... Nên việc phát triển ở các tỉnh
nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Câu 2.Hãy phân tích một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các</b>
<b>ngành kinh tế quốc dân ở nước ta?</b>


<b>a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế</b>



- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đang có sự thay đổi mạnh
mẽ. Lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp mặc dù chiếm tỉ trọng cao
nhưng đang có xu hướng giảm dần. Cịn lao động trong khu vực công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ tăng dần lên.


Khu vực 2003 2005


Nông - lâm - ngư nghiệp
(%)


60.3 57.3


Công nghiệp - xây
dựng(%)


16.5 18.2


Dịch vụ(%) 23.2 24.5


<b>b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế</b>


- Cơ cấu lao động theo phần kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ nét. Cơ cấu lao
động trong thành phần Nhà nước đang có xu hướng giảm. Cịn cơ cấu lao động
trong thành phần ngồi nhà nước và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng.


Thành phần kinh tế 2003 2005


Nhà Nước (%) 9.9 9.5



Ngồi nhà nước(%) 88.8 88.9


Có vốn đầu tư nước
ngoài(%)


1.3 1.6


<b>c. Cơ cấu theo thành tị và nơng thơn</b>


- Đang có xu hướng chuyển dịch giảm dần lao động ở nông htôn và tăng ở
thành thị.


Năm 1996 ở thành thị là 20.1% ở nông thôn là 79.9%
Năm 2005 ở thành thị là 25% ở nông thôn là 75%


Do cơ cấu lao động trên nên năng suất lao động của cả nước nhìn chung thấp,
đời sống của người lao động và lực lượng ăn theo chậm được cải thiện.


<b>Câu 3.Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp</b>
<b>lí lao độngở nước ta nói chung và của địa phương nói riêng.</b>


Việc làm đang trở thành vấn đề hết sức căng thẳng và đã được Đảng và Nhà
Nước quan tâm và giải quyết theo các hướng sau:


- Tiếp tục phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước. Để
vừa tạo việc làm, vừa khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng.


- Đối với khu vực nông thôn,thực hiện nghiêm túc cơng tác dân số kế hoạch
hố gia đình.



- Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động kinh tế(nghề truyền thống, thủ cơng
nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp...) chú ý thích đáng đến hoạt động của ngành dịch vụ.


- Tăng cường hợp tác,liên kết để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài mở rộng
sản xuất xuất khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp các ngành nghề nâng cao
chất lượng lao động để họ có thể tự tạo những cơng việc hoặc tham gia vào các
đơn vị sản xuất dễ dàng,thuận lợi hơn.


- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động ở nước ngồi.


<b>Câu 4.Trình bày đặc điểm của đơ thị hố nước ta.</b>


<b>a. Q trình đơ thị hố diễn ra chậm chạp. trình độ đơ thị hố thấp.</b>


- Từ thế kỉ thứ III trước công nguyên và trong suốt thời kì phong kiến, nứoc
ta mới hình thành một số đo thị quy mơ nhìn chung nhỏ như Phú Xuân, Hội An,
Phố Hiến, Đã Nẵng...


- Thời Pháp thuộc, cơng nghiệp hố chưa phát triển. Đến năm 30 của thế kỉ
XX mới có một số đơ thị lớn mới hình thành: Hà Nội, Hải Phịng,Nam Định...


- Từ sau cách mạng tháng Tám - năm 1945 đến năm 1954, quá trình đơ thị
hố diễn ra chậm, các đơ thị khơng có sự thay đổi nhiều.


- Từ năm 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở
miền Nam, chính quyền Sài Gịn đã dùng "đơ thị hoá" như một biện pháp để dồn
dân để phục vụ chiến tranh. Từ năm 1965 đến 1972, các đô thị bị chiến tranh phá


hoại, qúa trình đơ thị hố cũng chững lại.


- Từ năm 1975 đến nay, q trình đơ thị hố có sự chuyển biến khá mạnh, đơ
thị được mở rộng và phát triển nhanh đặc biệt là các đô thị lớn. Tuy nhiên cơ sở hạ
tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.


<b>b. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh</b>


- Năm 1990, dân số thành thị nước ta đạt 19.5% thì đến năm 2005 đã tăng
lên 26.9%


- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.
<b>c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.</b>


- Trung du - miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đơ thị lớn nhất nước ta,
tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ hai và thứ ba cả
nước là vùng đồng bằng(ĐBSHồng và ĐBSCLong).


- Đơng Nam Bộ là vùng có quy mơ đơ thị lớn nhất cả nước.


<b>Câu 5.Hãy kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đô thị đặc</b>
<b>biệt. Lấy ví dụ về hậu quả của đơ thị hố tự phát đến kinh tế - xã hội và môi</b>
<b>trường.</b>


+ 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Tp. Hồ
Chí Minh và Cần Thơ.


+ 2 đô thị đặc biệt là: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh


+ Ví dụ: Đơ thị hố tự phát sẽ dẫn đến dân cư tập trung ở một khu vực gây khó


khăn cho vấn đề việc làm, khai thác tài nguyên, an ninh trật tự xã hội không đảm
bảo, ô nhiễm mơi trường các tệ nạn xã hội có nguy cơ gia tăng.


<b>Câu 6: Phân tích những ảnh hưởng của q trình đơ thị hố ở nước ta đối</b>
<b>với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.</b>


- Đô thị hố có tác độngmạnh mẽ tới q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Các đơ thị có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả
nước, 84% GDP cơng nghiệp- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà
nước.


- Các thành phố , thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa
dạng, là nơi sử dụng đơng đảo lực lượng lao động có trình đọ chun mơn kĩ thuật,
có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài
nước,tạo độnglực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.


- Các đơ thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, q trình đơ thị hố cũng nảy sinh hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi
trường, an ninh trật tự xã hội, việc làm... cần có kế hoạch khắc phục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>



<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ</b>
<b>NỘI DUNG 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ</b>
<b>Câu 1: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta</b>
- Chuyển dịch cơ cấu GDP


+ Giảm tỉ trọng khu vực I
+ Tăng tỉ trọng của khu vực II


+ Khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định


=> Chuyển dịch phù hợp với quá trình CNH – HĐH nhưng chuyển dịch còn
chậm


- Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành


+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản.
Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.


+ Khu vực II: cơng nghiệp chế biến có tỷ trọng cao, cơng nghiệp khai thác
có tỷ trọng giảm


+ Khu vực III: Tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát
triển đô thị và các dịch vụ mới


- Nguyên nhân: xu thế phát triển của thế giới, q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước.



<b>Câu 2: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế</b>
- Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
- Tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng


- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước
ta gia nhập WTO


- Nguyên nhân: do chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường.
<b>Câu 3: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế </b>


- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây thực
phẩm(ĐBS Hồng, ĐBS Cửu Long), cây công nghiệp(Đông Nam Bộ, Tây Ngun,
TD-MN Phía Bắc).


- Cơng nghiệp: hình thành các khu coogn nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy
mơ lớn.


- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam


- Nguyên nhân: do phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn đến sự chuyển dịch
và phân hoá sản xuất giữa các vùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>NỘI DUNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG</b>
<b>NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN</b>


<b>Câu 1.Nêu những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát</b>
<b>triển nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng, nước</b>


<b>ta đang phát triển ngày có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên</b>


<b>* Khí hậu: Với tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu, mà đặc trưng của nó là nhiệt</b>
độ,ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa đều dư thừa làm cho hạot động trồng trọt diễn ra
quanh năm, cây cối phát triển, khả năng xen canh tăng vụ lớn,năng suất cao và ổn
định.


- Riêng Miền Bắc có một mùa đơng lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc
nên có thể trồng một số cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới làm cho cơ cấu
cây trồng và vật ni trở nên đa dạng.


- Khó khăn: Có nhiều htiên tai như lũ lụt, hạn hán, gió bão, sương muối, sương
giá, sâu bệnh...


<b>* Đất đai:</b>


- Nước ta có hai loại đất chính: đất phù sa ở đồng bằng màu mỡ trồng cây lương
thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit ở mìên đồi núi thích hợp trồng cây
cơng nghiệp dài ngày, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ để chăn ni gia súc lớn.


- Khó khăn: Đất phù sa ở ĐBSHồng không được bồi đắp hàng năm nên bạc
màu, diện tích thu hẹp. Ở ĐBSCLong diện tích đất phèn và đất mặn quá lớn chưa
cải tạo. Đất feralit ở miền núi nằm trên địa hình đất dốc dễ bị sói mịn, rửa trơi.


<b>* Nguồn nước:</b>


- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc gồm trên 2000 con sơng lớn nhỏ, nước dồi dào,
nhiêu phù sa. Cung cấp nước để tưới tiêu cho đồng ruộng, bồi đắp phù sa, nâng cao


độ phì cho đát, mở rộng diện tích cho đồng bằng châu thổ.


<b>* Sinh vật: Tiếp giáp vùng biển,tận dụng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo</b>
đièu kiện thuận lợi cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản phát triển.


<b>2. Các ví dụ chứng minh:</b>


- Các tập đồn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng
sinh thái.


- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.


- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng
công nghệ chế biến và bảo quản nông sản.


- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cảu nền nông nghiệp nhiệt đới.
<b>Câu 2: Những điều kiện về kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp.</b>


- Dân cư và nguồn lao động: Việt Nam là một nước đông dân (năm 2006 là
84.1 triệu người), 80% dân số sống trong nông nghiệp nên nguồn lao động dồi dào.
Bản chất người lao động nước ta cần cù chịu khó, tích luỹ đựơc nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất, trình độ dân trí cao có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ
thuật và sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng được trang bị tốt hơn.
Mộtphần khâu làm đất đã được cơ khí hố, hệ thống thuỷ lợi hồn thiện vật tư
được cung ứng đầy đủ, giống mới đựơc cung ứng đại trà trong sản xuất.


- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được đổi mới toàn diện. Mở
đường cho nơng nghiệp phát triển như chính sách Khốn 10, phát triển kinh tế


nhiều thành phần, mở rộng hợp tác và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.


- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm nông
nghiệp luôn mở rộng đặc biệt là thị trường xuất khẩu.


 <b>Khó khăn:Nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật cho nơng nghiệp ở nước ta</b>
cịn q yếu, thiếu vốn, kĩ thuật cơ khí hố diễn ra chậm, cơ sở chế biến cịn ít, chất
lượng sản phẩm chưa cao và sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế.


<b>Câu 3: Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước</b>
<b>ta? Hãy nêu nét khác nhau cơ bản giữa nơng nghiệp cổ truyền và nơng nghiệp</b>
<b>hàng hố hiện đại.</b>


1. <b>Nhân tố quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nơng nghiệp nước ta:</b>
- Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã quy định đặc điểm nhiệt
đới của nền nơng nghiệp nước ta.


- Tích chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự
phân mùa của khí hậu, sự phân hố theo chiều Bắc – Nam và theo độ cao của địa
hình đã ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp
và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và vật nuôi.


2. <b>Khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hang</b>
<b>hố.</b>


Tiêu chí Nơng nghiệp cổ


truyền


Nơng nghiệp sản xuất


hang hố


Quy mơ Nhỏ, manh mún Lớn, tập trung cao


Phương thức canh tác - Trình độ kĩ thuật lạc
hậu


- Sản xuất nhiều loại,
phụ vụ nhu cầu tại chỗ


-Tăng cường sử dụng
máy móc, kĩ thật tiên
tiến.


- Chun mơn hố thế
hiện rõ


Hiệu quả - Năng suất lao động
thấp, hiệu quả thấp.


- Năng xuất lao động
cao, hiệu quả cao


Tiêu thụ sản phẩm Tự cung tự cấp, ít
quan tâm thị trường


Gắn liền với thỉ
trường tiêu thụ hang hoá


Phân bố Tập trung ở vùng cịn



khó khăn


Tập trung ở vùng có
điều kiện thuận lợi.


<b>Câu 4: Tại sao nói việc đảm bảo an tồn lương thực là cơ sở để đang dạng</b>
<b>hố nơng nghiệp?</b>


- Cung cấp lương thực cho nhân dân nhằm đảm bảo sự sống, tồn tại và phát
triển xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Khi đảm bảo lương thực, sẽ chuyển dần diện tích trồng lương thực sang
trồng cây cơng nghiệp,cây ăn quả và cây khác.


- Tạo điều kiện để phát triển chăn ni, đưa chăn ni dần trở thành ngành
sản xuất chính, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.


- Đa dạng hố các sản phẩm nơng nghiệp, chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp
sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn.


<b>Câu 5: CMR việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả đã góp</b>
<b>phẩn phát huy thế mạnh của nơng nghiệp nhiệt đới ở nước ta.</b>


<b>1. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và</b>
<b>cây ăn quả.</b>


- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo
điều kiện để phát triển cây công nghiệp nhiệt đới, sản xuất thâm canh xen canh và
tăng vụ.



- Đất đai: Nước ta có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây cơng nghiệp
như đất feralit ở đồi núi, đất phù sa, đất pha cát, đất nhiễm mặn ở đồng bằng.


- Nguồn nước: dồi dào có cả nguồn nước mặt và nước ngầm thuận lợi đảm
bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng.


- Sự phân hố của địa hình, đất trồng, khí hậu thuận lợi đa dạng hoá cơ cấu
cây trồng.


- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế
biến cây công nghiệp, cây ăn quả.


- Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.


- Nhu cầu của thị trường đặc biệt là thị trường thế giới ln ln mở rộng và
khơng ngừng tăng.


- Chính sách của Đảng và Nhà Nước quan tâm đầu tư phát triển cây công
nghiệp và cây ăn quả.


<b>2. Nước ta đã phát huy được thế mạnh </b>


- Cả nước đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp như cà
phê ở Tây Nguyên, chè ở Trung du - miền núi Bắc Bộ. Ngồi ra, có hồ tiêu, điều
và các cây ăn quả cũng phát triển khá mạnh.


- Ngồi cây cơng nghiệp nhiệt đới, nước ta cịn trồng cây cơng nghiệp cận
nhiệt như chè, hồi...



- Các cây công nghiệp ngắn ngày đwocj trồng xen canh và luân canh.


<b>3. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả mang lại ý nghĩa to lớn.</b>
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến(như bơng,đay cói
cho CN dệt thảm; cao su, sơn, dừa... cho CN hoá chất; caphê, thuốc là, chè...cho
CN chế biến thực phẩm).


- Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Hiện nay, nước ta là một trong
những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu ca phê, cao su, chè, hồ tiêu. Sản phẩm
từ cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.


- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi
cả nước.


- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng cịn nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Câu 6: Hãy nêu hiện trạng phát triển vốn rừng và các vấn đề phát triển vốn</b>
<b>rừng ở nước ta hiện nay.</b>


<b>a. Ngành lâm nghiệp của nước ta co vai trò to lớn về mặt kinh tế và sinh</b>
<b>thái</b>


<b>* Kinh tế:</b>


- Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người
- Bảo vệ các hồ thuỷ lợi thuỷ điện


- Tạo nguồn nguyên liệu cho một số các ngành cơng nghiệp.


- Bảo vệ an tồn cho nhân dân trong cả vùng núi, trung du và hạ du.


<b>* Sinh thái:</b>


- Chống xói mịn đất, bảo vệ các lồi động thực vật q hiếm.
- Điều hồ dịng chảy sơng ngịi, chống lũ lụt và khơ hạn.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.


- Rừng sản xuất: 5.4 triệu ha, tạo ra nhiều giá trị kinh tế.
<b>b. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp.</b>


- Trồng rừng: có 2.5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên
liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ...rừng phòng hộ. Cả năm trồng 200.000 ha rừng tập
trung.


- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Khai thác hàng năm khoảng 2.5 triệu m3
gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa.


- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ... công nghiệp bột giấy và giấy đang
được phát triển tốt nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng(Phú Thọ) và liên hợp giấy Tân
Mai(Đồng Nai).


- Các vùng có diện tích rừng lớn như Tây Ngun, Bắc Trung Bộ.
- Rừng khai thác còn cung cấp gỗ củi, than củi...


<b>Câu 7: Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trị quan trọng nhất</b>
<b>trong cơ cấu sản xuất cây cơng nghiệp? Hãy trình bày tình hình phân bố cây</b>
<b>công nghiệp ở nước ta.</b>


<b>1. Cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trị quan trọng nhất trong cơ cấu</b>
<b>sản xuất cây cơng nghiệp vì:</b>



- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất trong giái trị
sản xuất cây công nghiệp.


- Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như là cà
phê, cao su, hồ tiêu, chè...


- Việc hình thành các vùng chun canh quy mơ lớn góp phần giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là trung du - miền núi, hạn chế
nạn du canh du cư.


- Cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến...
<b>2. Tình hình phân bố cây cơng nghiệp ở nước ta.</b>


* Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là: Cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
- Cà phê: Trồng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.


- Cao su: Trồng ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
- Chè: Trung du - miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung
- Điều: Đông Nam Bộ


- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long(Bến Tre)
* Cây công nghiệp hàng năm


- Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đắc Lắc


- Đậu tương: Trung du - miền núi Bắc Bộ, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp
- Đay: Đồng bằng sơng Hồng



- Cói: Ninh Bình, Thanh Hố
- Dâu tằm: Lâm Đồng


- Bông vải: Nam Trung Bộ, Đắc Lắc


<b>Câu 8: Nước ta có thuận lợi gì để đưa chăn ni trử thành ngành sản xuất</b>
<b>chính? Vì sao trong những năm gần đây điều kiện phát triển chăn ni có</b>
<b>nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả chưa cao, chưa ổn định</b>


<b>1. Nước ta có thuận lợi gì để đưa chăn ni trở thành ngành sản xuất chính</b>
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như có đồng cỏ rộng lớn, nguồn thức ăn
cho chăn nuôi được đảm bảo tốt(cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực
dư thừa)


- Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ


- Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển,


<b>2. Vì sao trong những năm gần đây điều kiện phát triển chăn ni có nhiều</b>
<b>thuận lợi nhưng hiệu quả chưa cao, chưa ổn định</b>


- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.
- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ trên diện rộng.


- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường khó tính như EU,
Nhật Bản, Hoa Kì...


<b>Câu 9: Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước</b>
<b>ta? Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của nước ta? Tại sao</b>
<b>Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả</b>


<b>nước.?</b>


<b>1. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.</b>
<b>a. Thuận lợi:</b>


- Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường: Hải Phịng- Quảng Ninh; quẩn
đảo Hồng Sa - Trường Sa; Ninh Thuận- Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu và Minh
Hải - Kiên Giang thuận lợi cho ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.


- Nguồn lợi hải sản rất phong phú: Tỏng trữ lượng hải sản 3.9- 4 triệu tấn, cho
phép khai thác hàng năm là 1.9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 lồi cá, 100
lồi tơm, rong biên có hơn 600 lồi.


- Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả
năng ni trồng thuỷ sản 850.000ha trong đó 45% thuộc về Cà Mau và Bạc Liêu


- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh
nghiệm ni trồng và đánh bắt.


- Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn, các dịch vụ thuỷ sản và công
nghiệp chế biến được phát triển mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Thị trường tiêu thụ được mở rộngcả trong và ngồi nước.
<b>b. Khó khăn:</b>


- Thiên tai, bão, gío mùa Đơng Bắc thường xun sảy ra.


- Tàu thuyển và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động
thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng các yêu cầu.



- Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.


- Mơi trường bị suy thối và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.


<b>2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của nước ta</b>


Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 34triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42
kg/người.


<b>* Khai thác thuỷ sản:</b>


- Sản lượng khai thác không ngừng tăng đạt 1.79 triệu tấn năm 2005 trong đó cả
biển là 1.36 triệu tấn.


- Tất các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là duyên hải Nam
Trung Bộ và Nam Bộ.


- Dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt : Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau...


<b>* Ni trồng thuỷ sản: </b>


- Tiềm năng ni trồng thuỷ sản cịn nhiều, diện tích mặt nước để ni trồng
thuỷ sản gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCLong chiếm trên 70% sản lượng thuý sản
nuôi trồng của cả nước.


- Nghề nuôi tơm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh
công nghiệp.


- Ngề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển khá mạnh, đặc biệt là ĐBSCLong và


ĐBSHồng, nhất ở An Giang nổi tiếng với cá tra, cá ba sa.


<b>* Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng ni trồng thuỷ sản</b>
<b>lớn nhất cả nước.?</b>


- Vùng có diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản lớn nhất. Năm 2005 diện tích
mặt nước ni trồng thuỷ sản tồn vùng là 680.000 ha, chiếm 70% diện tích mặt
nước ni trồng thuỷ sản.


- Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối tượng nuôi trồng đa dạng: Cá, tôm, các giống đặc sản.


- Đây là vùng có truyền thống ni trồng thuỷ sản, người dân có nhiều kinh
nghiệm, sự nâng động của cơ chế thị trường.


- Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.
- Nhu cầu của thị trường luôn mở rộng đặc biệt là thị trường thế giới
- Cơng nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển.


- Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu được ưu tiên phát
triển cho thuỷ sản trong đó có thuỷ sản ở ĐBSCLong.


<b>Câu 10: Hãy lấy ví dụ chứng minh các điều kiện tự nhiên tạo nền cho sự</b>
<b>phân hố lãnh thổ nơng nghiệp, cịn các nhân tố kinh tê - xã hội làm phong</b>
<b>phú thêm và làm biến đổi sự phong phú đó.</b>


<b>1.Điều kiện tự nhiên tạo nền cho sự phân hố lãnh thổ nơng nghiệp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên(đất, khí hậu, nước).
- Nơng nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phụ thuộc vào tự


nhiên là rất lớn.


* Ví dụ:


+ Đất feralit ở miền núi hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp, đất
phù sa ở đồng bằng hình thành vùng chuyên canh cây lương thực , cây thực phẩm.


+ Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng và
khác nhau về chuyên mơn hố giữa các vùng. Ở Đơng Nam Bộ chủ yếu là cây
công nghiệp nhiệt đới, ở Trung du - miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây cơng nghiệp
có nguồn gốc cận nhiệt và ơn đới.


+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.
<b>b. Nhân tố kinh tê - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phong</b>
<b>phú đó</b>


+ Là nhân tố tạo nên sự phân hố trên thực tế sản xuất của các vùng.


+ Các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển (làm tăng hoặc giảm),
từ đó làm thay đổi nhân tố sản xuất.


+ Kinh tế - xã hội càng phát triển thì sự tác động càng mạnh, chuyển biến càng
rõ nét


+ Việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây
trồng, vật nuôi.


+ Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách đặc biệt
là thị trường đóng vai trị quyết định hình thành các vùng nơng nghiệp.



<b>Câu 11: Hãy nêu sự khác nhau trong chun mơn hố nơng nghiệp giữa:</b>
<b>Trung du - miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên; giữa ĐBSHồng và ĐBSCLong.</b>
<b>Tại sao nói việc phát triển các vùng chun canh kết hợp cơng nghiệp chế biến</b>
<b>lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phảttiển</b>
<b>kinh tế - xã hội ở nông thôn.</b>


<b>a.Trung du - miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên</b>


- Trung du - miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây cơng nghiệp có nguồn gốc cận
nhiệt và ôn đới: chè, sơn, trẩu, sở. Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc,
thuốc lá, cây dược liệu, cây ăn quả. Chăn ni trâu bị thịt, bị sữa, lợn. Vùng có
diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.


- Tây Nguyên: Chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng xích đạo : cà
phê, cao su, hồ tiêu. Chè trồng trên cao ngun Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ. Cây
cơng nghiệp ngắn ngày có dâu tằm, bơng vải. Chăn ni bị thịt, bị sữa...


Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nwocs, đặc biệt là sự phân hố
khí hậu.


<b>b. Giữa ĐBSHồng và ĐBSCLong.</b>


- ĐBSHồng có ưu thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn
đới(su hào, cải bắp, khoai tây...), chăn nuôi lợn và thuỷ sản.


- ĐBSCLong chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả, thuỷ sản, gia cầm...
Vùng này có quy mơ sản xuất lúa, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với
ĐBSHồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước đặc biệt là sự phân hố khí


hậu. Đồng thừi do quy mơ đất trồng, diện tích ni trồng thuỷ sản khác nhau giữa
các vùng.


<b>3. Tại sao nói việc phát triển các vùng chuyên canh kết hợp công nghiệp</b>
<b>chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và</b>
<b>phảttiển kinh tế - xã hội ở nơng thơn.</b>


- Trước hết nhằm mục đích đưa cơng nghiệp phục vụ đắc lực cho nôn gnghiệp
để từng bước thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp.


- Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chê sbiến, giảm thời gian vận
chuyển.


- Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi
chê sbiến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Phân công lại lao động, tạo việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần
nơng, làm giảm tính mùa vụ trong sản xúât nông nghiệp.


- Phát triển mô hình nơn nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến sẽ ổn định các
vùng chuyên canh nông nghiệp và công nghiệp chế biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>



<b>NỘI DUNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ</b>
<b>NGÀNH CƠNG NGHIỆP</b>


<b>Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành cơng nghiệp nứoc ta tương đối đa</b>
<b>dạng.</b>


- Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các
ngành quan trọng thuộc ba nhóm chính: Cơng nghiệp khai thác; cơng nghiệp sản
xuất, phân phối điện, khí đốt, nước với 29 ngành khác nhau.


- Trong đó, nổi bật một số ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành có thế
mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác
phát triển như CN năng lượng, CN chế biến nông - lâm - thuỷ sản, CN thực
phẩm.,...


<b>Câu 2: Tại sao cơ cấu ngành cơng nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch.</b>
Sự chuyển dịch của cơ cấu ngành CN là kết quả tấc động của nhiều nhân tố.
+ Đường lối phát triển CN, đặc biệt là đường lối CN hoá, hiện đại hoá trong giai
đoạn hioện nay.


+ Chịu sự tác động của các nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản
xuất những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó, làm
thay đổi cơ cấu, nhất là cơ cấu sản phẩm.


+ Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm nguồn lực tự nhiên và nguôn
flực kinh tế - xã hội.


+ Sự chuyển dịch đó cịn theo xu hướng chung của tồn thế giới, đặc biệt trong
giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới như nước ta.



<b>Câu 3: CMR cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hố về mặt lãnh</b>
<b>thổ. Tại sao có sự phân hố đó?</b>


<b>1. CMR cơ cấu cơng nghiệp của nước ta có sự phân hố về mặt lãnh thổ</b>
<b>* Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận</b>


- Có mức độ tập trung cơng nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội hoạt động CN
toả đi các hướng với các cụm chun mơn hố khác nhau.


+ Phía Đơng(Hải Phịng- Hạ Long- Cẩm Phả): Khai thác than, cơ khí
+ Phía Bắc(Đơng Anh - Thái Ngun): Luyện kim, cơ khí


+ Phía Đơng Bắc(Đáp Cầu - Bắc Giang): Phân hố học, vật liệu xây dựng
+ Phía Tây Bắc(Việt Trì - Lâm Thao-Phú Thọ): Hố chất, giấy


+ Phía Tây(Hồ Binh - Sơn La): Thuỷ điện


+ Phía Nam(Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hố): dệt, xi măng, điện


* Ở Nam Bộ: Hình thnàh một dải CN với các trung tâm CN trọng điểm như TP.
Hồ Chí Minh, Biên Hồ, Vũng Tàu, có các ngành khai thác dầu khí, thực phẩm,


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu... TP. Hồ CHí mInh là trung tâm CN lớn nhất của
vùng.


* Duyên hải Miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh. Với các ngành: cơ khí, thực
phẩm, điện. Đã Nẵng là trung tâm CN lớn nhất của vùng.


* Vùng núi: Công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. Đặc biệt là


Tây Bắc và Tây Nguyên.


<b>2. Tại sao có sự phân hố đó?</b>


Sự phân hố lãnh thổ cơng nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố:
- Những khu vực tập trung CN cao thường là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi,
tài ngun thiên nhiên phong phú, nguồn lao động đơng và có tay nghề cao, thị
trường rộng lớn, kết cấu hạ tầng tốt(đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên
lạc).


- Ngược lại, những khu vực tập trung cơng nghiệp thấp: Cịn nhiều hạn chế
trong phát triển CN(trung du - miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố
trên, đặc biệt là giao thơng vận tải.


<b>Câu 4: Giải thích tại sao ĐBS Hồng và vùng phụ cậncó mức độ tập trung</b>
<b>cơng nghiệp cao nhất cả nước?</b>


<b>* Vị trí địa lý: </b>


+ ĐBSH có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
nên ln nhận được sự quan tâm của cả nước.


+ Có Hà Nội là thủ đơ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng
thương mại lớn nhất phái Bắc thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát
triển cơng nghiệp nói riêng.


* Nằm trong vùng trọng điểm về sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ hai của
cả nwocs sau ĐBSCL, nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có nguồn nguyên
liệu từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ
sản.



+ Vùng phụ cận cũng là vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, nguồn nguyên
kiệu dồi dào từ trồng trọt và chăn nuôi.


* Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tốt có khả
năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.


* Cơ sở hạ tầng vào laọi tốt so với cả nước, mạng lưới đô thị dày đặc, giao
thông vận tải và thơng tin liênlạc hiện đại. Có sân bay quốc tế Nội Bài và cảng biển
quốc tế Hải Phòng.


* Là khu vực tập trung nguồn vốn đầu tư lớn. Và trong thời kì đổi mới ln
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.


<b>Câu 5: Nêu nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của</b>
<b>nước ta.</b>


- Cơ cấu công nghiệp theo thành phàn kinh tế có sự thay đổi sâu sắc: Khu vực
Nhà nước, ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.


- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động ngày càng mở rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vựcNhà nước(25.1% năm 2005),tăng tỷ
trọng ngoài nhà nước(31.2%), đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài(43.7%)


- Sự chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với đường lối chính sách mở cửa
khuyến khích các thành phần kinh tế của Đảng ta phát triển.


<b>Câu 6: Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm</b>


<b>ở nước ta(Hay công nghiệp điện lực)</b>


<b>* Khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm</b>


Ngành Cn trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế
cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển


<b>* Ngành CN năng lượng là ngành Cn trọng điểm vì:</b>
<b>a. Có thế mạnh lâu dài:</b>


- Cơ sở ngun liệu phong phú:


+ Than: chủ yếu là than Antraxit tập trung ở Quảng Ninh trữ lượng 3tỷ tấn, chất
lượng tốt. Ngồi ra, có than nâu ở ĐBSHồng, than bùn ở ĐBSCLong.


+ Dầu khí: tập trung ở 5 bể trầm tích lớn bể sông Hồng, bể Trung Bộ, bể Nam
Côn Sơn, bể Thổ Chu - Mã Lai, bể Cửu Long... trữ lượng 10 tỉ tấn trong đó khai
thác 4-5 tỉ tấn và 300 tỉ m3<sub> đồng hành.</sub>


+ Thuỷ năng: Mạng lưới sơng ngịi dày đặc có tiềm năng lớn, dự trữ thuỷ năng
30 triệu kw, tập trung hệ thống sông Hồng 37% và sông Đồng Nai 19%.


+ Các dạng năng lượng khác: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nên nguồn năng lượng mặt trời, gió phong phú. Đây là nguồn năng lượng sạch có
giái trị lâu dài và bền vững.


- Công nghiệp khai thác được đẩy mạnh


- Thị trường tiêu thị rộng lớn, đáp ứng nhu càu cho sản xuất sinh hoạt và đời
sống nhân dân.



<b>b. Mang lại hiệu quả kinh tế cao</b>


- Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc cơng nghiệp hố, hiện
đại hố. Than, dầu thơ có giái trị xuất khẩu.


- Nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường


- Cụ thể: Phát triển Cn năng lượng như hình thành nhà máy nhiệt điện và thuỷ
điện. Nhiệt điện (Phả Lại1 và 2 trên 1000MW; ng Bí và ng Bí mở rộng
450MW; Phú Mỹ1,2,3,4 là 4100MW), Thuỷ điện(Hồ Bình 1900MW; Yaly
700MW; Trị An 400MW).


<b>c. Tác động đến các ngành khác:</b>


- Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến các ngành kinh tế về quy mô, kỹ thuật
công nghệ, chất lượng sản phẩm.


-Ví dụ: Ngành điện lực khơng có điện, khơng có văn minh xã hội, cần đi trước
một bước để tạo điều kiện cho ngành khác phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Câu 7: Hãy xác định các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của nước ta trên bản</b>
<b>đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và giải thích sự phân bố của chúng.</b>


<b>* Nhà máy thuỷ điện:</b>


- Thuỷ điện Hồ Bình trên sơng Đà, cơng suất 1920MW, thuộc tỉnh Hồ Bình.
- Thuỷ điện Yaly trên sơng Xê-xan, cơng suất 720MW, thuộc tỉnh Gia Lai



- Thuỷ điện Trị An trên sơng Đồng Nai, cơng suất 470MW, thuộc tỉnh Bình
Thuận


- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, cơng suất 2400MW,
thuộc tỉnh Hồ Bình.


<b>* Giải thích:</b>


- Các nhà máy thuỷ điện đều phân bố trên các con sơng có độ dốc lớn, nguồn
nước dồi dào.


- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nwocs ta tập trung ở ba hệ thống sông
lớn:


+ Hệ thống sông Hồng và sông Đà


+ Hệ thống sông Xê - xan và sông Xrê- pok
+ Hệ thống sông Đồng Nai


<b>Câu 8: Tại sao ngành chế biến lương thực thực phẩm lại là ngành công</b>
<b>nghiệp trọng điểm?</b>


<b>* Khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm</b>


Ngành Cn trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế
cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển


<b>* Ngành CN chế biến lương thực thực phẩm là ngành CN trọng điểm vì:</b>
<b>a. Có thế mạnh lâu dài: </b>



- Thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú
+ Nguồn nguyên liệu lấy từ ngành nông nghiệp


Điều kiện tự nhiên của nước ta rất thuận lợi như khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai
có nhiều loại, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp, các rau quả và chăn
nuôi.


Năm 2006: sản lượng lương thực 39.6 triệu tấn(lúa 35.8 triệu tấn), mía 16.7
triệu tấn, búp chè 649.000 tấn, cà phê nhân 985.000 tấn, lợn 27 triệu con, trâu 2.9
triệu con, bò 6.5 triệu con.


- Nguồn nguyên liệu lấy từ ngành ngư nghiệp: diện tích mặt nwocs, hồ ao, sông
suối đầm phá, vũng vịnh của nước ta rất lớn thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước ngọt
và nước mặn(năm 2006 cả nước có 997.000 ha diện tích mặt nước).


Nước ta có vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2<sub>, có nhiều ngư trường thuận lợi</sub>
cho đánh bắt thuỷ sản(khai thác năm 2006 là 2027.000 tấn).


- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:


+ Trong nước: Đông dân, nhu cầu lớn


+ Ngồi nước: nhu cầu lớn và khơng ngừng tăng sản phẩm gạo, cà phê, hồ tiêu,
chè, thịt cá hộp, tôm đông lạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển cao:


+ Nhiều cơ sở chế biến nông - lâm - thuỷ sản xuát hiện từ lâu với nhiều xí
nghiệp hiện đại.



+ Phân bố tập trung các thành phố đông dân(Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và các
vùng nguyên liệu.


<b>b. Đem lại hiệu quả kinh tế cao</b>
- Về mặt kinh tế


+ Đây là ngành cơng nghiệp nhóm B có xu thế, vốn đầu tư ít, thời gian xây
dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, chóng thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế cao.


+ Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành CN nước ta.


+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu: Năm 2006 gạo là 4.6 triệu tấn, 981.000
cà phê...


- Về mặt xã hội:


+ Góp phần giải quyết việc làm


+ Tạo điều kiện cho CN hố nơng thơn.


+ Tác động về mặt môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
<b>c. Tác động các ngành kinh tế khác.</b>


- Thúc đẩy hình thnàh các vùng chuyên canh cây CN, gia súc lớn
- Đẩy mạnh sự phát triển của các ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng.


<b>Câu 9: Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? Tại sao các khu công</b>
<b>nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐBS Hồng và Dun</b>
<b>hải Miền Trung? Tại sao Đơng Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn</b>


<b>nhất cả nước?</b>


<b>1. Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp</b>


Tổ chức lãnh thổ CN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản
xuất CN trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm
đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường.


<b>2. Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam</b>
<b>Bộ, ĐBS Hồng và Duyên hải Miền Trung</b>


- Đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao
thương.


- Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Có các vùng kinh tế trọng điểm


- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong cả nước.
- Cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động.


<b>3. Tại sao Đơng Nam Bộ có giá trị sản xuất cơng nghiệp lớn nhất cả nước?</b>
- Có vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.


- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngồi ra, cịn có tiềm năng về thuỷ điện, tài
nguyên rừng, thuỷ sản, các điều kiện tự nhiên thuận lợi để vùng trở thành vùng
chuyên canh cây CN lớn nhất cả nước... cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN
có liên quan.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Dân cư đơng, nguồn lao động dồi dào, trinh fđộ dân trí cao, lao động lành
nghề, có kĩ thuật cao, có trình độ có thể áp dụng tiên sbộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất.


- Nhu cầu của thị trường lớn đối với sản phẩm CN , thúc đẩy CN phát triển.
- Cơ sở vật chất kĩ thụât tốt nhất cả nước. Có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng thương mại lớn nhất vùng và cũng là lớn
nhất cả nước.


- Là vùng luôn nhận được các dự án và vốn đầu tư nước ngồi trong việc phát
triển CN nói riêng , phát triển kinh tế nói chung lớn nhất cả nước.


- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ln tạo điều kiện cho vùng phát
triển CN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.


<b>Câu 10: Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm cơng nghiệp</b>
<b>lớn nhất cả nước?</b>


<b>a. Trung tâm công nghiệp Hà Nội(TTCN)</b>


Hà Nội là TTCN lớn nhất miền Bắc và lớn thứ hai cả nước sau TP. Hồ Chí
Minh là do nhiều yếu tố thuận lợi.


- Vị trí địa lí


+ Hà Nội ở vào vị trí là trung tâm của ĐBSHồng, là một đông fbằng trù phjú,
kinh tế phát triển vào bậc nhất của nước ta.


+ Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng thương
mại của cả nước.



+ Trong thời kì đổi mới, Hà Nội là hạt nhân trong địa bàn kinh tế trọng điểm
của mìên Bắc.


- Dân cư - lao động:


+ Hà Nội là thành phố đông dân, đội ngũ khoa học kĩ thuật và công nhân lành
nghề đông đảo, thị trường rộng lớn tạo ra một nguồn lực vô cùng quan trọng thúc
đẩy CN phát triển.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước. Mạng lưới
giao thông vận tải dày đặc đủ các loại hình vận tải như đường bộ, đường sắt,
đường sơng, đường hàng khơng. Trong đó có sân bay Nội Bài mở rộng quan hệ
hợp tác nước ngồi, hệ thống thơng tin liên lạc hiện đại.


Cơ cấu ngành đa dạng: cơ khí, điện tử, hố chất, chế biến lương thực thực
phẩm, dệt may...


- Trong thời kì mới, đường lối chính sách đối ngoại mở cửa, hấp dẫn của cả
nước, Hà Nội luôn nhận được dự án và vốn đầu tư nước ngồi.


<b>b.Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh</b>


Trung tâm CN TP. Hồ Chí Minh là trung tâm CN lớn nhất cả nwocs hiện nay là
do TTCN hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi.


- Vị trí địa lí:


+ TP. Hồ Chí Minh nằm ở hai trung tâm kinh tế phát triển năng động của cả
nước là Đông Nam Bộ và ĐBSCLong, có nhiều nguồn nguyên liệu quan trọng


thường xuyên cung cấp cho TT này như nơng sản, thuỷ sản, dầu khí, khí đọt và
năng lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

+ TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, giao thơng thương mại lớn
nhất của các tỉnh phía Nam.


+ TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam , ln nhận được sự quan tâm đúng mức của cả nước.


- Dân cư lao động đông đúc tạo ra một thị trường rộng lớn, có một đội ngũ lao
động dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, có khả năng tiếp thu chguyển giao công nghệ
của nước ta.


- Cơ sở hạ tầng vào loại tót nhất cả nwocs, mạng lưới giao thơng dày đặc gồm
đủ các loại hình vận tải như đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông, đường
hàng không, đường ống. Trong đó có sân bay Tân Sơn Nhất và cụm cảng Sài Gịn
lớn nhất cả nước.


- Hệ thống thơng tin liên lạc hiện đại, các khu CN tập trung, khu chế xuất với 1
cơ cấu ngaành đa dạng hơn cả Hà Nội trong đó nổi bật là: dệt, may măc, đóng tàu,
cơ khí, chế tạo máy, hố chất...


- Yếu tố ngoại lực: Do cónhiều điều kiện thuận lợi nên TP. Hồ Chí Minh đã
chiếm trên 30% số dự án và gần 30% tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam. Lớn nhất cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>



<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>NỘI DUNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BƠD</b>
<b>NGÀNH DỊCH VỤ</b>


<b>Câu 1: Nêu vai trị của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát</b>
<b>triển kinh tế - xã hội.</b>


<b>* Giao thông vận tải:</b>


- Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm cua rngành là sự vận chuyển
hàng hoá và hành khách.


- Có vị trí quan trọng và có tác động rất lớn đên sự phát triển kinh tế - xã hội
đồng thời cịn là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.


- Nối liền sản xuất với đời sống, sản xuất và tiêu dùng, phục vụ cho nhu câu fđi
lại củangười dân.


- Đảm bảo cho mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, giữa vững an ninh
quốc phòng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước.


- Trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta, gíao thơng vận tải chính là đieu
fkiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngồi.



<b>* Thơng tin liên lạc:</b>


- Ngành thơng tin liên lạc đảm nhận sự vận chuyển tin tức một cách nhanh
chóng va fkịp thời, góp phàn thực hiện các mối giao lưu gưĩa các địa phương và
các nước.


- TTLL còn là thước đo của nên fvăn minh.


- Thúc đẩy quá trình tồn cầu hố, làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng
gia đình.


<b>Câu 2: Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành</b>
<b>viễn thơng ở nước ta.Phân tích thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành</b>
<b>giao thông vận tải ở nước ta?</b>


<b>1. Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn</b>
<b>thơng ở nước ta</b>


<b>a. Ngành bưu chính</b>


- Có tính chất phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.


- Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa hợp lí, cơng nghệ cịn lạc hậu, thiếu lao
động trình độ cao.


- Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hoá , tin học hố.
<b>b. Viễn thơng</b>


- Tốc độ phát triển vượt bậc



- Chú trọng đâu ftư công nghệ mới và đa dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hệ thống vệ tinh
thông itn và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.


- Phát triển rộng khắp toàn quốc.


<b>2. Phân tích thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành giao thơng vận tải ở</b>
<b>nước ta</b>


<b>a. Thuận lợi:</b>


<b>- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở trung tâm Đơng Nam Á, tiếp giáp với vùng biển</b>
rộng lớn, cận kề với tuyến đường biển quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương qua eo Malâcc. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta có thể phát triển các
loại hình giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không trong nước và quốc
tế.


<b>- Điều kiện tự nhiên:</b>


+ Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc - Nam toàn bộ dải bở biển phía
Đơng phần lớn là địa hình đồng bằng, địa hình bẳng phẳng thuận lợi cho việc phát
triển các tuyến giao thông Bắc - Nam.


+ Các dãy núi và sơng ngịi phân flớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
thuận lợi cho các tuyến đường giao thông từ Đông sang Tây nối liền giữa đồng
bằng và miền núi.


+ Mạng lưới sơng ngói dày đặc cả nước có 2360 con sơng lớn nhỏ, bờ biển khúc
khửy có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, phát


triển giao thông đường thuỷ.


+ Việt Nam thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới nước biển và sơng ngịi khơng
bị đóng băng, hoạt động giao thơng diễn ra quanh năm ít có tai nạn do thời tiết gây
ra.


<b>- Điều kiện kinh tế - xã hội</b>


+ Đội ngũ cơng nhân có tay nghề cao và cấn bộ khoa học kĩ thuật của ngành
giao thông không ngừng tăng lên, có khả năng tự thiết kế và thi cơng các cơng
trình, các tuyến đường cầu cống quan trọng.


+ Có sự đổi mới về dường lối chính sách đặc biệt là cơ chế quản lí đã mở đường
cho giao thơng phát triển ổn định.


<b>b. Khó khăn:</b>


- Địa hình nước ta ¾ là đồi núi, bị cắt xẻ bời nhiều sông suối nên việc phát
triểngiao thông vận tải gặp nhiều khó khăn trở ngại phải xây dựng nhiều cầu cống,
bạt núi, hạ độ dốc, đao fhầm xuyên núi, rất tốn kém.


- Sông suối của nước ta nhiều nhưng khu vực trung và thượng lưu có nhiều
nghềnh thác, tàu thuyền đi lại khó khăn.


- Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nước tập trung lơns gây ra lũ lụt,
tàn phá tuyến đường ô tô và đường sắt, mùa khơ sơng ngịi cạn kiệt, giao thơng
đường thuỷ gặp nhiều khó khăn.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta nghèo, vốn ít, kinh tế lạc hậu, ảnh hưởng
không nhỏ tới tốc độ phát triển mạng luới giao thông vận tải của nước ta.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Câu 3: Do đâu mà Hà Nội trở thành đầu mối giao thông quan trọng bậc</b>
<b>nhất của nước ta ?</b>


<b>* Xuất phát từ vai trò đặc biệt của Hà Nội </b>


- Hà Nội là thủ đơ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng thương
mại của cả nước


- Hà Nội nằm ở vị trí thuận lợi, được xem là trung tâm cảu ĐBSHồng. Mặt
khác, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là đỉnh của tam giác tăng
trưởng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).


* Tập trung hầu hết các laọi hình vận tải: Đường ơtơ, đường sắt, đường sông,
đường hàng không.


* Tập trung các tuyến đường giao thông huyết mạch:
- Đường ôtô: Quốc lộ số 1A, quốc lộ 2,3,5,6


- Đường sắt: Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh ; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Thái
Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng.


- Đường hàng không: Sân bay Nội Bài.


* Tập trung cơ sở vật chất kĩ thuật có chất lượng cao cho ngành giao thjông vận
tải.


- Hệ thống nhà ga, bến bãi, nhà kho, cơ sở sản xuất và sửa chữa các phương tiện
gío thơng vận tải.



- Có san bay quốc tế Nội Bài.


<b>Câu 4: Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang có</b>
<b>những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.</b>


<b>* Tình hình</b>


- Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến rõ rệt.Năm 1992, lần đầu tiên
cán cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối; từ năm 1993 tiếp tục nhập siêu.


- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta tăng lên 5.2 tỉ USD năm 1990 lên
69.2 tỉ USD năm 2005.


- Thị trường buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng đa phương
hố. Ngồi việc, duy trì thị trường truyền thống ở KVI(Liên Xô cũ vấcc nước
Đông Âu), nước ta mở rộng buôn bán ra khu vực II(các nước Tư Bản phát triển)và
khu vực III(các nước đang phát triển). Thị trường buôn bán chủ yếu của nước ta
hiện nay là Châu Á chiếm trên 70% tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước.


- Đổi mới về cơ chế quản lí, Nhà nước đã mở rộng quyền hạn kinh doanh xuất
nhập khẩu cho các ngành các địa phương, sáo bỏ cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp
hình thành cơ chế thị trường chuyếnang hạch tốn kinh doanh, tăng qcường quản lí
Nhà nước bằng pháp luật đặc biệt là bằng chính sách thuế.


<b>* Xuất khẩu:</b>


- Xuất khẩu liên tục tăng: Năm 1990 đạt 2.4 tỉ USD tăng lên 32.4 tỉ USD năm
2005.


- Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú: giảm tỉ trọn của nhóm hàng


nơng - lâm - thuỷ sản , tăng tỉ trọng của nhóm ngành cơng nghiệp nặng và khống
sản, cơng nghiệp nhẹ và iểu thủ cơng nghiệp.


- Thị trường xuất khẩu lớn là: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>* Nhập khẩu</b>


- Tăng nhanh năm 1990 đạt 2.8 tỉ USD tăng lên 36.8 tỉ USD năm 2005 dẫn đến
nhập siêu.


- Các mặt hàng nhập khẩu: tăng tỉ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỉ
trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu.


- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu
Âu


<b>Câu 5: CMR tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa</b>
<b>dạng. Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng</b>
<b>đầu đối với việc phát triển dịch vụ?</b>


<b>1. CMR tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng</b>
<b>a. Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng gồm địa hình, khí</b>
<b>hậu, nước và sinh vật.</b>


- Về địa hình: Có nhiều cảnh quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo.
Địa hình Caxto với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ
Long, Phong Nha - Kẻ Bàng.


- Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch nhất là phân hoá theo
độ cao. Tuy nhiên, cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.



- Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm thăm quan du lịch như hệ thống
sông Cửu Long, các hồ tự nhiên(Hồ Ba Bể) và nhân tạo(Hồ Bình, Dầu Tiếng).
Ngồi ra cịn có các nguồn nước khống thiên nhiên có sức hút cao đối với du
khách.


- Tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị như nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.
<b>b. Tài nguyên du lịch nhân văn</b>


- Các di sản văn hố lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2600 di tích được
nhà nước xếp hạng. các di tích được cơng nhận là di sản văn hố thế giới như : Cố
đơ Huế, Phố Cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn.


- Các di sản phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, khơng gian văn hố cồng
chiêng Tây Nguyên.


- Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa quốc gia như Lễ hội Đền Hùng, lễ
hội kéo dài nhất cả nước là Lễ Hội Chùa Hương.


- Hàng loạt làng nghề truyền thống vàc ác sản phẩm đặc sắc có khả năng phục
vụ mục đích du lịch.


<b>2. Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng</b>
<b>đầu đối với việc phát triển dịch vụ</b>


- Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ
du lịch.


- Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút du khách



-Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của du khách
-Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách


-Tài nguyên du lịch tác động đến đối tượng du lịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ</b>
<b>NỘI DUNG 1:VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở</b>


<b> TRUNG DU - MIỀN NÚI BẮC BỘ</b>


<b>Câu 1: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du - miền núi Bắc</b>
<b>Bộ lại có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?</b>


- Về kinh tế: góp phân fkhai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cung cấp nguồn năng lượng, khống sản, nơng sản cho cả nước và xuất
khẩu.


- Về chính trị - xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xoá bỏ sự cách biệt giữa
đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đồn kết giữa các dân
tộc. Góp phần giao lưu trao đổi với các nước như Trung Quốc, Lào và giữ vững an


ninh vùng biên giới.


- Đây là căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, trong kháng chiến chống Pháp và có di
tích lịch sử Điện Biên Phủ.


- Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kĩ thuật cịn nghèo nàn, dễ bị xuống cấp. Do đó,
có thể nói việc phát huy thê smạnh cảu vùng khơng chỉ có ý nghĩa về chính trị - xã
hội sâu sắc.


<b>Câu 2: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và</b>
<b>cây đặc sản của Trung du - miền núi Bắc Bộ. </b>


<b>a. Khả năng(tiềm năng, thuận lợi)</b>
- Điều kiện tự nhiên:


+ Đất đai: Vùng có phần lớn diện tích là đất feralit phát triển trên nguồn gốc đá
vơi, đá phiến.


Có dất phù sa cổ(dọc các thung lũng sông, trên các cánh đồng Thau Uyên,
Nghĩa Lộ, Trùng Khánh, Điện Biên...)


+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh chịu ảnh hưởng của địa
hình núi cao Tây Bắc, là khu vực có mùa đơng lạnh nhất nước ta.


Vì vây, vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp vấcc cây
đặc sản có nguồn gốc cận nhiệt và ơn đới.


+ Nguồn nước đa dạng, tận dụng nước từ các con sông lớn và nguồn nước
ngầm.



- Về kinh tế - xã hội:


+ Dân cư lao động, có nhiều kinh nghiệm trồng tỉa các cây công nghiệp và cây
đặc sản ôn đới cận nhiệt , được Nhà nước đầu tư quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

+ Cơ chế thị trường được mở rộng đã tạo điệu kiện cho vùng tập trung phát
triển cây công nghiệp, cây đặc sản khác.


+ Các cơ sở chế biến ngày càng mở rộng, lai tạo và nhập nội nhiều laọi giống
cây trồng cho chất lượng tốt, năng suất cao.


<b>b. Hiện trạng phát triển.</b>


- Trung du - miền núi phía Bắc là vùng chè lớn nhất cả nước với các loại chè
thơm ngon nổi tiếng như Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bài, Hà Giang...


- Các vùng giáp biên giới và Hoàng Liên Sơn thuạn lợi cho việc trồng các cây
thuốc quý(Tam Thất, thảo quả, đường qui, hồi, đỗ trọng...)


- Vùng cịn có thể trồng các loại rau quanh năm và trồng hoa xuất khẩu . Đặc
biệt là Sa pa


<b>c. Tuy nhiên, hạn chế của vùng la:</b>


- Hiện tượng rét đạm, trét hại, sương muối... luôn sảy ra(đặc biệt là ở Đơng
Bắc.)


- Tình trạng thiếu nước về mùa đơng(Tây Bắc)


- Các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát


triển nền nơng nghiệp.


Vì vậy, đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát
triển nền nôn gnghiệp sản xuất hàng hố có hiệu quả cao. Từ đó, có tác dụng hạn
chế nạn du canh, du cư.


<b>Câu 3: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc</b>
<b>lớn của Trung du - miền núi Bắc Bộ. </b>


<b>1.Khả năng phát triển chăn nuôi gia súc lớn.</b>


- Trung du - miền núi phía Bắc là vùng có diện tích đồng cỏ lớn trên các cao
ngun ở độ cao 600-700m. Tuy nhiên, các đồng cỏ không lớn nhưng có thể phát
triển chăn ni gia súc lớn(trâu, bị) lấy thịt và sữa.


- Việc đầu tư quan tâm của nhân dân và Nhà nước về việc phát triển chăn nuôi
gia súc lớn luôn luôn được chú trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất.


- Nhu cầu của thị trường luôn mở rộng và không ngừng tăng đặc biệt là thị
trường thế giới.


<b>b. Hiện trạng</b>


- Chăn ni trâu bị(lấy thịt, sữa) ngựa, dê nuôi tập trung trên các cao nguyên
Mộc Châu(Sơn La)


- Đàn Trâu: có klhaỏng 1.7 triệu con chiếm ½ đàn trâu cả nước
- Đàn bị: có 900.000 con chiếm 16% đàn bị cả nước.


<b>c. Khó khăn:</b>



- Việc vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ cịn hạn chế(do
giao thơng vận tải khó khăn). Do vậy, đã hạn chế việc phát triển chăn ni.


- Các đồng cỏ cũng ít, kém phát triển do khi shậu khắc nghiệt, do khai phá của
nhân dân. Vì vậy, cần được cải tạo và nâng cấp để tạo năng suất cao. Bên cạnh đó,
phải đầu tư phân bón để tạo đồng cỏ xanh tốt cho chăn nuôi phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Câu 4: Hãy xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng Trung du - miền</b>
<b>núi Bắc Bộ và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế</b>
<b>mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.</b>


<b>1. Các mỏ khoáng sản lớn trong vùng</b>


Trung du - miền núi phía Bắc là vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn vào
bậc nhất cả nước. Đa dạng về loại hình, phong phú về chủng loại.


- Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Na Dương(Tuyên Quang)
- Sắt: Yên Bái,


- Chì - kẽm: Bắc Kạn,


- Thiếc, bơxit,mangan: Cao Bằng
- Thiếc: Tĩnh Túc(Cao Bằng)
- Apatit: Lào Cai


<b>2. Thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài ngun</b>
<b>khống sản của vùng.</b>


<b>a. Thuận lợi:</b>



- Là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản(than, sắt, thiêc, apatit...) thuận lợi cho
phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
và cơ sở hạ tầng


<b>b. Khó khăn:</b>


- Các mỏ khống sản khơng tập trung.


- Lại nằm sâu dưới lịng đất khó cho việc khai thác.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng nghèo, giao thông vận tải chưa được phát huy
hết.


- Thiếu công nhân có trình độ tay nghề cao, đội ngũ quản lí cịn thiếu.


- Tính chất mùa của khí hậu đã ảnh hưởng đến khai thác một số mỏ khoáng sản.
<b>Câu 5: Phân tích các thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung</b>
<b>du - miền núi Bắc Bộ. Nêu những khó khăn trong khai thác khống sản của</b>
<b>vùng? Kể tên các tỉnh thuộc Trung du - miền núi Bắc Bộ.</b>


<b>1. Kể tên các tỉnh thuộc Trung du - miền núi Bắc Bộ.</b>
Vùng Trung du - miền núi phía Bắc bao gồm 15 tỉnh:


+Khu vực Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình


+ Khu vực Đơng Bắc: Lào Cai, Yên Bài, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.


2. Phân tích các thế mạnh khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du


<b>-miền núi Bắc Bộ</b>


- Là vùng giàu tai feralit nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, nhiều loại
khống sản có trữ lượng lớn: than đá, Apatit, thiêc, đá vôi, cao lanh, sắt...


- Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn của nước ta và chất lượng than tốt
nhất cả nước và Đông Nam Á.


+ Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt 10 triệu tấn/ năm


+ Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và cho xuất khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

+ Nhiệt điện ng Bí(Quảng Ninh) cơng suất 150MW; nhiệt điện ng Bí mở
rộng 300MW; nhiệt điện Cao Ngạn cơng suất 116 MW(Thái Ngun), Nhiệt điện
Ninh Bình(100MW)


- Nhiều mở kim loại: mỏ sắt ở Yên Bái, thiếc và bơxit ở Cao Bằng; chì - kẽm ở
Chợ Điền Bắc Kạn, đồng - vàng ở Lào Cai, thiếc ở Tĩnh Túc Cao Bằng, sản xuất
1000 tấn thiếc mỗi năm.


- Khoáng sản phi kim loại: Apatit ở Lào Cai, mỗi nămkhai thác 600.000 tấn
quặng để sản xuất phân đạm.


- Khu vực Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ đông - niken ở Sơn La, đất
hiếm ở Lai Châu,. Nguồn lao động dồi dào, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
khai thác và chế biến.


<b>Câu 6: Trình bày phạm vi lãnh thổ, tên tỉnh và thành phố, vị trí địa lí của </b>
<b>TD-MN Bắc Bộ</b>



<b>* Phạm vi lãnh thổ: Diện tích tự nhiên 101 nghìn km</b>2<sub> chiếm 30.5 diện tích cả</sub>
nước


* TD-MN Bắc Bộ bao gồm:


<b>+ Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình</b>


+ Đơng Bắc: Lào Cai, n Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.


<b>* Vị trí địa lí:</b>


- Phía Bắc giáp Trung Quốc có nhiều cửa khẩu đường bộ ở Lào Cai, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu với các tỉnh phía Nam
-Trung Quốc.


- Phía Tây giáp Thượng Lào, có nhiều tiềm năng về lâm nghiệp.


- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, đặc biệt là ĐBSHồng vùng kinh tế phát triển
năng động, dân cư, lao động đơng đúc, có nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, thông
thương giữa hai vùng rất thuận tiện.


- Phía Đơng giáp biển có một số tiềm năng phát triển nghề cá, xây dựng các
hải cảng và du lịch biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>



<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>Chủ đề 4.2:VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KÍNH TẾ THEO NGÀNH</b>
<b>Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỐNG</b>


<b>Câu 1: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng</b>
<b>diễn ra như thế nao? Nêu các định hướng trong tương lai.</b>


<b>1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng </b>
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSHồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực nhưng cịn chậm.


+ Giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II, III


+ Trước năm 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất(49.5%). Năm 2005 , khu
vực III là cao nhất 45%


<b>2. Các định hướng chính</b>


Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trị quan trọng ở ĐBSH. Xu hướng
chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II, III trên
cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh , hiệu quả cao gắn với việc giải
quýêt các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu
vực tương ứng là: 20%, 34%,46%


Việc chuỷên dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành có sự khác biệt, nhưng trọng
tâm là sự phát triển và hiện đại hố cơng nghiệp chế biến, các ngành cơng nghiệp


khác và dịch vụ gắn liền với yêu ccầu phát triển nền nơng nghiệp hồng hố.


+ Đối với khu I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn
nuôi và thuỷ sản. Tiêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực
và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây rau quả.


+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các
ngành cơng nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và
cơn người của vùng. ĐÓ là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt
may – da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí, kĩ thuật điện- điện
tử


+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. ĐBSH có nhiều thế
mạnh về du lịch, đặc biệt là Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phịng.
Trong tương lai, du lịch có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch
vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm
đẩy mạnh ttốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


<b>Câu 2: Kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng</b>
<b>sông Hồng. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở</b>
<b>ĐBSHồng? Nêu cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng</b>
<b>này?(Nguồn lực phát triển kinh tế, nguòn lực của sự chuyển dịch)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>1.Kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) ở Đồng bằng sông</b>
<b>Hồng</b>


ĐBSH bao gồm 10 tỉnh và thành phố: TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, Hà Nam,
Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.


<b>2.Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSHồng</b>


<b>a. Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSHồng</b>
- ĐBSH là vùng dân cư tập trung đông đúc nhất ở nước ta, nhu cầu lương
thực,thực phẩm hang năm là rất lớn, đất nông nghiệp đã được sử dụng triệt để, đất
bạc màu ngày càng tăng, để tránh đến giới hạn sản xuất , đồng bằng cần phải có sự
chuyển dịch.


- ĐBSH có nhiều điều kiện để thực hiện sự chuyển dịch: tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, trình độ…


- Vai trị quan trọng của vùng đối với nền kinh tế nước ta , phần lớn các tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phái Bắc. Sự phát triển kinh tế và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của vùng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lân cận và cả nước.


- Vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế quan trọng của cả nước, tập trung nhiều đô
thị lớn , trong đó có thủ đơ Hà Nội.


- Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng có nhiều hạn chế, khơng phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.


- Trong những năm qua, vùngđã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song sự
chuyển dịch này cịn chậm, ở nhiều tỉnh, nơng nghiệp vẫn có tỉ trọng tương đối lớn
gây khó khăn cho phát triển kinh tế.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH góp phần giải quyết việc làm,
khai thác và sử dụng hợp lí tiềm năng phát triển kinh tế.


<b>b. Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSHồng</b>
<b>* Vùng có vị trí địa lí thuận lợi:</b>



- Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình, nguồn cung cấp
nước dồi dào cho sản xuất lương thực.


- Tiếp giáp với Trung du - miền núi phía Bắc ở phía Bắc là vùng giàu tiềm năng
về khoáng sản, thuỷ điện, lâm sản và thuỷ sản của nước ta.


- Phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ. Đồng thời ĐBSH là chiếc cầu nối giữa Đông
Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Biển Đông.


- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Hà Nội là thủ đơ, là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng htương mại lớn nhất phía Bắc. Tạo điều
kiện cho việc giao lưu giữa các vùng tương đối lớn.


<b>* Vùng sẵn có nhiều loại tài nguyên:</b>


- Đất nơng nghiệp chiếm 51.2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 70% là đất
phù sa màu mở, độ phì cao.


- Tài nguyên nước: Phong phú nhờ mạng lưới sông Hồng và sơng Thái Bình.
Ngồi nước trên mặt cịn có nước dưới đất dồi dào, một số nơi cịn có nước
khống, nước nóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- Tài ngun biển: ĐBSH có đường bờ biển dài , thuận lợi làm muối ni trồng
thuỷ sản,. Ngồi ra cịn phát triển giao thơng biển và du lịch.


- Khống sản: đá vơi, sét, cao lanh, quan trọng hơn cả là than nâuvà tiềm năng
về khí tự nhiên.


<b>* Điều kiện kinh tế - xã hội: </b>



- Dân cư - lao động đông nhất cả nước. Năm 2006 là 18.2 triệu người chiếm
21.6% dân số cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có nhiêu fkinh nghiệm trong sản
xuất. Chất lượng lao động cao, trình độ dân trí cao, tạo điêu kiện thuận laọi cho
kinh tế phát triển.


- Cơ sở hạ tầng của ĐBSH vào loại tốt nhất cả nước. Mạng lưới đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh. Khả năng cung cấp
điên, nước được đảm bảo.


- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.


- Mạng lưới đô thị thương đối phát triển với 2 trung tâm kinh tế - xã hội vào loại
lớn nhất cả nước là Hà Nội và Hải Phòng; việc mở rộng ranh giới vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.


- Lịch sử khai thác lãnh thổ là lâu đời
- Thị trường tiêu tụ rộng lớn


- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và số dự án lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam
Bộ.


<b>* Lưu ý: Cơ sở cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH cũng</b>
<b>chính là các nguồn lực của sự chuyển dịch, hay nguồn lực kinh tế của ĐBSH.</b>
<b>Tuy nhiên, nếu hỏi thêm nguồn lực cần trả lời thêm Khó khăn</b>


<b>* Khó khăn: </b>


- Dân số đông, mật độ dân số lên tới 1225người/ km2<sub> là khó khăn đối với phát</sub>
triển kinh tế;



- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên có nhiều thiên tai bão lụt, hạn hán,
sương muối, sương giá của mùa đông


- Thiếu nguyên liệu phầnlớn phải đưa từ vùng khác đến, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm.


<b>Câu 3: Vì sao dân số là một vấn đề cần được quan tâm ở ĐBS Hồng? Biện</b>
<b>pháp giải quyết vấn đề này như thế nào?</b>


<b>1. Thực trạng của vấn đề dân số ở ĐBSH </b>


- ĐBSH là một khu vực được khai phá từ rất sớm ở nước ta, có thể cách đây
nhiều nghìn năm. Điêu fkiện tự nhiên rất thuạn lợi cho cả cư trú và sản xuất, kinh
tế của khu vực này khá phát triển , quá trinhd công nghiệp hố, đơ thị hố diễn ra
mạnh nên dân cư tập trung đơng đúc.


- ĐBSH chiếm 3.8% diện tích cả nước, Nhưng dân số hiện nay lên tới 18.2 triệu
người năm 2006 chiếm 21.6% dân số cả nước .


- Mật độ dân số cao nhất nước ta năm 2006 là 1225 người / km2<sub>, gấp 5 lần mật</sub>
độ dân số cả nước, 3 lần ĐBSCLong, 17 lần Tây Nguyên,điển hình là Hà Nội, Hải
Phịng, Thái BÌnh, Ninh Bình


<b>2. Hậu quả của vấn đề dân số của ĐBSH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Do sức ép về dân số làm cho diện tích đất canh tác bình qn đâu fngười của
ĐBSH hiện nay chỉ còn 0.05ha vào loại thấp nhất cả nước. Chất lượng đất cũng bị
suy thối vì phải canh tác quá mức ít được cải tạo.


- Vấn đề phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn: Tốc độ phát triển kinh tế của


ĐBSH vào loại khá so với cả nước. Nhưng không bù kịp cho tốc độ gia tăng hàng
năm. Vì vậy khơng có tích luỹ để mở rộng sản xuất.


- Về chất lượng cuộc sống: ĐBSH là một vùng trọng điểm của lương thực cả
nước. Nhưng do dân số q đơng, nên bình qn lương thực trên đầu người ln
thấp hơn mức bình qn của cả nước và chỉ bằng ½ so với ĐBSCLong. Thu nhập
bình qn trên đầu người cũng diễn ra tương tự. Các vấn đề về y tế, văn hoá, giáo
dục đặc biệt là vấn đề về mơi trường gặp nhiều khó khăn.


<b>3. Biện pháp giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH </b>


- Biện pháp cơ bản: Tiếp tục tiến hành một cách có hiệu quả cơng tác dân số và
kế hoạch hố gia đình. Với 3 mục tiêu của Nhà nước với mỗi gia đình chỉ có từ 1-2
con, sinh con đầu lịng sau 22 tuổi và con thứ nhất cách con thứ hai là 5 năm.


- Biện pháp tình thế:giảm bớt mật độ dân số ở ĐBSH bằng cáh tiếp tục tổ chức
đưa một bộ phận dân cư lao động đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở các tỉnh phía
Nam.


- Biện pháp hỗ trợ: Lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng và điều kiện
của vùng, đây rmạnh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố từng bước giải quyết
việc làm tại chỗ tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống.


<b>Câu 4: Hãy trình bày những nguồn lực để phát triển lương thực thực phẩm</b>
<b>ở ĐBS Hồng?</b>


<b>a. Vị trí địa lí:</b>


- ĐBSH nằm ở hạ lưu cảu hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình. Địa hình
thấp và nằng phẳng rất thuận lợi cho việc bồi đắp phù sa và phát triển theo quy mô


lớn.


<b>b. Điều kiện tự nhiên</b>


- Đất đai: ĐBSH có diện tích đất tự nhiên rộng lớn 1.5 triệu ha chủ yếu là đất
phù sa màu mỡ, rất thích hợp với nhiều loại cât khác nhau như lúa nước, ngô,
khoai, vấcc loại rau. Trong đó, lúa nước là cây quan trọng nhất.


- Khí hậu: Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 230<sub>C.</sub>
Lương mưa trên 2000mm rất thuận lợi để phát triển cây lương thực. Có một mùa
đơng lạnh có thể trồng thêm một số cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.


- Nguồn nước dồi dào, trong đó quan trọng nhất là hệ thống sơng Hồng và sơng
Thái Bình. Có khả năng tưới tiêu, bồi đắp phú sa, nâng cao độ phí cho đất và mở
rộng diện tích cho đồng bằng châu thổ.


- Sinh vật: ĐBSH có diện tích mặt nước đáng kể, lại có trên 400km đường bờ
biển nên thành phần hải sản phong phú cung cấp cho nhân dân.


<b>c. Điều kiện kinh tế xã hội:</b>


- ĐBSH là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Năm 2006 là 18.2 triệu
người, mật độ dân số là 1225 người/km2<sub> tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc</sub>
đẩy sản xuất phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất. Đặc biệt là thâm canh cây lúa nước và có khả năng ứng dụng khoa
học kĩ thuật.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông vận tải dày đặc,


mật độ trung bình 1.2km/km2<sub> gồm đủ các loại hình trong đó có cảng biển Hải</sub>
Phịng và sân bay Nội Bài vào loại tốt nhất cả nước .


- ĐBSH có hệ thống đê sơng, đê biển, hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu khá hoàn
chỉnh. Các cơ sở lai tạo giống, bảo vệ thực vật, sản xuát phân bón, chế biến nơng
sản được xây dựng ở nhiều nơi.


- ĐBSH là khu vực có q trình cơng nghiệp hố, diễn ra mnạh mẽ, nhiều trung
tâm cơng nghiệp, nhiều đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội là thủ đơ, là trung tâm kinh
tế, chính trị, kinh tế, văn hố, giao thơng thương mại của các nước.


- Đường lối chính sách: là đường lối của Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục
đổi mới ban hành nhiều chính sách đổi mới như chính sách Khốn 10, giao đất tới
tận tay người lao động, gắn nông nghiệp với cơ sở chế biến, tăng cường hợp tác
quốc tế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.


<b>d. Khó khăn</b>


- Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần do dân số tăng lên, nhu cầu xây
dựng nhà ở, quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố ngày càng phát triển.


- Thời tiết biến động phúc tạp, gây nên thiên tai lũ lụt, hạn hán, sau bệnh


- Cơ sở cật chất kĩ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng đwocj nhu cầu của cả nước.
- Nguồn thuỷ sản phong phú thiếu phương tiện đánh bắt, lạc hậu, nên khai thác
gặp nhiều khó khăn.


<b>Câu 5: Tại sao ĐBS Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả</b>
<b>nước. Các giải pháp chính để giải quyết vấn đề dân số của ĐBS Hồng?</b>



<b>1. ĐBSH là nơi dân cư tập trung đông đúc</b>
<b>a. Các điều kiện tự nhiên</b>


- ĐBSH là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai cả nước sau ĐBSCLong, với diện
tích đất tự nhiên là 1.5 triệu ha. Địa hình bằng phẳng, đấ phù sa màu mở do sơng
ngịi bồi đắp rất thuận lợi cho cư trú và sản xuất.


- Nguồn nước phong phú điển hình là hệ thóng sơng Hồng và sơng Thái BÌnh.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, rât thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp. Đó là những
yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư từ nơi khác tới.


<b>b. Lịch sử khai thác lãnh thổ</b>


- ĐBSH là vùng được khai phá từ rất sớm ở nước ta, ước khoảng cách đây vài
nghìn năm vè trứơc. Trong quá trínhinh sống và phát triển, con người đã ràng buộc
với nhau bơỉ nhiều mối quan hệ như họ hàng, làng mạc, tôn giáo, phong tục tập
quán, quê hương...các môi squan hệ đã gắn kết các thế hệ này với thế hệ khác làm
cho dân cư đông đúc.


<b>c. Các nguyên nhân về kinh tế - xã hội:</b>


- Nghề trồng lúa ở ĐBSH đã có từ lâu đời, ngày nay trình độ thâm canh đang ở
mức cao nhất cả nước, đòi hỏi nhiều lao động. Trong khu vực đồng bằng, nơi nào


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

trình độ thâm canh canh hơn thì dân cư tập trung đơng đúc điển hình là Thái Bình,
Nam Đinh, Hải Dương...


- ĐBSH có q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ. Có nhiều
trung tâm cơng nghiệp, nhiều đơ thị đặc bệt là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Đây
là những trung tâm có sức hút dân cư từ nơi khác đến.



<b>2. Các giải pháp chính</b>


- Biện pháp cơ bản: Tiếp tục tiến hành một cách có hiệu quả cơng tác dân số và
kế hoạch hố gia đình. Với 3 mục tiêu của Nhà nước với mỗi gia đình chỉ có từ 1-2
con, sinh con đầu lòng sau 22 tuổi và con thứ nhất cách con thứ hai là 5 năm.


- Biện pháp tình thế:giảm bớt mật độ dân số ở ĐBSH bằng cáh tiếp tục tổ chức
đưa một bộ phận dân cư lao động đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở các tỉnh phía
Nam.


- Biện pháp hỗ trợ: Lựa chọn cơ cấu kinh tế phù hợp với tiềm năng và điều kiện
của vùng, đây rmạnh q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước giải quyết
việc làm tại chỗ tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>NỘI DUNG 3: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở</b>
<b>BẮC TRUNG BỘ</b>


<b>Câu 1: : Trình bày phạm vi lãnh thổ, tên tỉnh và thành phố, vị trí địa lí của</b>
<b>Bắc Trung Bộ.</b>



<b>* Phạm vi lãnh thổ: Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km</b>2<sub> chiếm 15.6% diện tích</sub>
cả nước


* Bắc Trung Bộ bao gồm: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế


<b>* Vị trí địa lí</b>


- Là cầu nối giữa ĐBSHồng, Tây Bắc với Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên


- Cửa ngõ ra biển của Trung Lào, Nam Lào và Đơng Bắc Thái Lan


- Phía Đơng là vùng biển rộng lớn. có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển,
phát triển du lịch, giao thông vận tải biển, đánh bắt và ni trồng thuỷ sản.


- Phía Tây giáp Lào có nhiều cửa khẩu đường bộ quan trọng thuận lợi trao đổi
bn bán hàng hố với nước ta.


- Phía Bắc giáp với TD-MN Bắc Bộ và ĐBS Hồng đặc biệt là ĐBSH – vùng
kinh tế phát triển của nước ta.


-Phía Nam giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ là chiếc cầu nối quan trọng.
<b>Câu 2: Tại sao việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp góp phần</b>
<b>phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.</b>


<b>1. Khai thác thế mạnh vầ lâm nghiệp</b>


- Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ là 2.46 triệu ha chiếm 20% diện tích rừng


của cả nước. Độ che phủ rừng là 47.8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. Diện tích rừng
giàu chỉ tập trung biên giới Việt - Lào, nhiêu fnhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh
Hố.


- Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, 50% rừng phịng hộ, 16% rừng đặc
dụng.


- Rừng có nhiều gỗ quý(lim, sến) nhiều lâm sản qu, thú có giá trị(voi, bị tót).
Phát triển cơng nghiệp khai thác gỗ, chê sbiến lâm sản.


Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ mơi trường sống, giữ gìn nguồn gen
các sinh vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ đột ngột. Ven
biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.


<b>2. Khai thác tổng hợp các thê smạnh về nông nghiệp của trung du, đồng</b>
<b>bằng và ven biển.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Vùng đồi trươcs núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn ni đại gia súc. Đàn bò
1.1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn Trâu 750.000 co chiếm ¼ đàn trâu cả
nước.


- Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu
năm: càphê, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; Cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị.


- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn lạilà đồng bằng nhỏ,
hẹp. Phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm (lạc, mía,
thuốc lá...) nhưng khơng thuận lợi cho trồng lúa.Bình qn lương thực tăng nhưng
vẫn cịn thấp: 348kg/người.


- Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điềukiện phát triển nghề cá biển. Nghệ An là


tỉnh trọng tâm nghề cá ở Bắc Trung Bộ.


- Việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn được đẩy mạnh.


- Hạn chế: Tàu có cơng suất nhỏ, đáng bắt đánh bắt ven bờ là chính nên nhiều
nơi nguồn lợi huỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt.


Như vậy, để thấy rõ việc phát triển cơ cấu nơng - lâm - thuỷ sản góp phần phát
triển bền vững.


- Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang địa hình đa dạng, đồng
bằng nhỏ hẹp ở giữa 1 bên là núi, 1 bên là biển. Vì thế, việc phát triển một cơ cấu
nơng lâm ngư nghiệp sẽ tạo ra cơ cấu ngành. Đồng htời tạo thế liên hồn trong cơ
cấu kinh tế theo khơng gian.


- Sự phát triển lam nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội ở vùng đồng bằng ven biển.


Phát triển cơ cấu kinh tế nơng - lâm - ngư nghiệpgóp phân fgiải quyết việc làm ,
tăng thu nhập cho người lao động , xoá bỏ du canh du cư và bảo vệ môi trường.


- Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi
phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng. Trong đó, thế mạnh về nông lâm thuỷ
sản. So với công nghiệp cả nước, tỉ trọng của Bắc Trung Bộ trung bộ còn nhỏ bé.


<b>Câu 3: Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước</b>
<b>ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế ở Bắc Trung Bộ?</b>


- Bắc Trung Bộ là vùng giàu tài nguyên, có nhiêu fđiều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế - xã hội(khống sản, dân cư, ngun liệu nơng- lâm- thuỷ sản).


Tuy nhiên, những hạn chế về điều kiện kĩ thuật lạc hậu, thiếu nguyên liệu và năng
lượng điện. Đặc biệt là sự hạn chế về giao thông vận tải đã hạn chế làm chậm sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng.


- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải góp phần nâng cao vị trí cầu nối của
vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống quốc lộ số 1 và đường sắt
Bắc - Nam.


- Phát triển các tuyến đường giao thông đường ngang(7,8,9) và đường Hồ Chí
Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển khu vực phía Tây, tạo ra
sự phân cơng lao động lãnh thổ hồn chỉnh hơn.


- Phát triển các hệ thống cảng tạo thế mở cửa nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút
đầu tư, hình thành các khu cơn gnghiệp tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Do đó, phát triển cơ sỏ hạ tầng giao thơng vận tải sx góp phần tăng cường mối
giao lưu , quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển kinh tế -xã hội.


<b>Câu 4: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam.</b>
<b>Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm cơng nghiệp :</b>
<b>Thanh Hố, Vinh , Huế.</b>


<b>1. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam</b>


Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.


<b>2. Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công</b>
<b>nghiệp : Thanh Hố, Vinh , Huế</b>



- Thanh Hố: Cơ khí, chế biến nơng sản, sản xuất giấy, xenlulơ
- Vinh:cơ khí, vật liệu xây dựng, chê sbiến nơng sản


- Huế: cơ khí và dệt may.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i><b>Ngày ký duyệt:……….</b></i>
<i><b>Người ký duyệt:</b></i>


<i><b>PGĐ Đinh Thanh Hiền</b></i>


<i><b>Ngày soạn: / / 2011</b></i>
<i><b>Tiết thứ: </b></i>


<i><b>Ngày dạy:………….</b></i>


<b>Chủ đề 4.4: DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ</b>


<b>Câu 93: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh</b>
<b>tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.</b>


<b>1. Thuận lợi:</b>
<b>* Vị trí địa lí:</b>


- Phía Đơng giáp biển Đơng một vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế
biển như khống sản biển, du lịch biển, giao thơng biển, đánh bắt và ni trồng
thuỷ sản.


- Phía Bắc là dãy Bạch Mã làm ranh giới với Bắc Trung Bộ


- Phía Nam là Đông Nam Bộ- vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta.


- Phía Tây giáp Tây Nguyênvùng giàu tiềm năng về lâm sản, cây công nghiệp
lâu năm. Duyên hải Nam Trung Bộ được xem la fcủa ngõ ra biển cảu Tây Nguyên,
Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.


<b>* Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>


- Địa hình: Các nahnhs núi ăn ngang ra biển, đã chia nhỏ phân fduyên hải thành
các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi tắm đẹp.


- Đất đai: Chủ yếu là đất cát pha và đất cát. Một số đồng bằng khá trù phú, như
Tuy Hồ(Phú n).Các vùng gị đồi thuận lợi cho chăn ni bị, dê, cừu.


- Khí hậu: manh tính chất khí hậu Đơng Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc, thuận lợi trồng cây niệt đới.


- Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tơm lớn thuận lợi cho đánh bắt và ni trồng
thuỷ sản.


- Khống sản khơng nhiều , chủ yếu là vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát
thuỷ tinh ở Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu(Quảng Nam). Dầu khí đwocj khai thác
ở thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.


- Sơng ngịi ngắn dốc nên tiềm năng thuỷ điện khong lớn, chỉ có thể xây dựng
nhà máy thuỷ điện có cơng suất vừa và nhỏ.


- Tài nguyên rừng: đa dạng, tổng diện tích rừng là 1.77 triệu ha, có nhiều loại
gỗ, chim thú quý.


* Điều kiện kinh tế - xã hội



- Dân cư: Năm 2006 là 8.9 triệu người chiếm 10.5% dân số cả nước, có nhiều
dân tộc ít người với nền văn hố đa dạng tạo tiềm năng du lịch.


- Có một chuỗi đo thị tương đối lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan
Thiết.


- Đang thu hút các dự án và vốn đầu tư nước ngồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Có các di sản văn hoá thế giới như Phố cổ Hội An, Khu Thánh địa Mỹ Sơn...
làm phong phú hơn thế mạnh của vùng về du lịch.


<b>2. Khó khăn:</b>


- Nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt: hiện tượng mưa địa hình kèm theo dải
hội tụ nhiệt đới thường gây mưa lớn ở Đà Nẵng, Quảng Nam,; phía Nam ít mưa,
hạn hán kéo dài, đặc biệt là Ninh Thuận và Bình Thuận.


- Sơng ngịi ngắn, dốc lũ lên nhanh, mùa khơ lại cạn kiệt


- Vùng có tài ngun khống sản nghèo, để phát triển cơng nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn.


- Mạng lưới đơ thị, giao thơng cịn mỏng, cơ sở năng lượng còn bé.


<b>Câu 94: Vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng cần được giải quyết</b>
<b>bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.</b>


<b>1. Vấn đề lương thực thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách</b>
<b>nào?</b>



- Tăng cường khai thác các lợi thế về diện tích đất nơng nghiệp thuộccác đồng
bằng ven biển để phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.


- Đẩy mạnh chăn nuôi ở vùng đồi núi phái Tây chịu được điều kiện khí hậu khơ
hạn : bị. Dê, cừu


- Phát triển đánh bắt và ni trồng thuỷ sản ở ven biển, tăng cường nguồn lực
thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.


<b>2. Khả năng giải quyết vấn đề này ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.</b>


- Đẩy mạnh thâm canh cây lúa ở những nơi có điều kiện thuận lợi(đất phù sa,
nguồn nước tưới), nhất là đồng bằng Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thn, Bình
Thuận.


- Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm với vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm
ĐBSHồng và ĐBSCLong.


<b>Câu 95: Hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp,</b>
<b>hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng?</b>


<b>1. Nguồn tài ngun thiên niên:</b>


- Có nhiều loại khống sản: Vật liệu xây dựng, cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hoà,
vàng ở Bồng Miêu, than ở Nơng Sơn, dầu khí ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ.


- Tiềm năng về thuỷ điện: có thể xây dựng các nhà máy thuỷ điện với cơng suất
trung bình và nhỏ tận dụng nguồn nước của các con sồn như Thuỷ điện sông
Hinh(Phú Yên), Vĩnh Sơn(Bình Định), Hàm Thuận - Đa My(Bình Thuận), A
Vương(Quảng Nam)



- Có nhiều ngun liệu từ nơng - lâm - thuỷ sản tạo điện kiện thuận lợi để phát
triển công nghiệp chế biến.


<b>* Các điều kiện kinh tế - xã hội</b>


- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí được nâng cao, tạo ra
thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy sản xuất phát triển.Mặt khắc có thể ứng dụng
thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.


- Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện: trong đó có quốc lộ số 1, đường sắt
thống nhất Bắc - Nam, một số cảng và sân bay quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Sự quan tâm của Nhà nước, các chính sách của Nhà nước tạo cho cơng nghiệp
Dun hải Nam Trung Bộ phát triển cơng nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế
nói chung.


<b>2. Hiện trạng phát triển và phân bố:</b>


- Hình thành các trung tâm cơng nghiệp trong vùng, lớn nhất Đã Nẵng, tiếp đến
Dung Quất, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.


- Với cơ cấu ngành: Cơ khí, chế biến nơng - lâm thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu
dung, vật liệu xây dựng, hoá dầu.


- Bước đầu thu hút đầu tư của ngoài vào các khu công nghiệp tập trung, khu chế
xuất.


<b>3. Hướng giải quyết</b>



- Cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang
được giải quyết. Sử dụng từ đường dây cao áp 500KV, xây dựng một số nhà máy
thuỷ điện quy mơ trung bình và nhỏ.


- Việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là khu kinh tế mở
Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.


<b>Câu 96: Tại sao việc tăng cường cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải có ý nghĩa</b>
<b>đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?</b>


- Quốc lộ số 1, đường sắt Bắc - Nam được nâng cấp, hiện đại hoá làm tăng khả
năng vận chuyển hàng hoá và hành khách từ BẮc vào Nam và ngược lại.


- Giao thơng Đơng Tâygóp phần giao thương các nước láng giềng kể cả lên Tây
Nguyên.


- Một số cảng nước sâu đang được xây dựng: Dung Quất, Đà Nẵng.


- Hệ thống sân bay đwocj khơi phục, hồn thiện và nâng cấp: Đà Nẵng, Nha
Trang...


- Việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những
thay đổi lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.


- Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu
kinh tế của vùng.


- Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước


- Cho phép khai thác các thế mạnh về kinh tế biển, tạo điêu fkiện thu hút đầu tư,


hình thành các khu cơng nghiệp, khu kinh tế mở.


<b>Câu 97: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh thành phố nào? </b>
Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh và thnàh phố: TP. Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hồ, Ninh Thuận , Bình Thuận.


\


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Chủ đề 4.5: TÂY NGUYÊN</b>


<b>Câu 98: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối</b>
<b>với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.</b>


<b>1. Thuận lợi:</b>
<b>* Vị trí địa lí </b>


- Tây Nguyên là vùng cao nguyên đồ sộ ở Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh:
Kom Tun, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.


- Phía Tây giáp Lào và Campuchia, có nhiều cửa khẩu quan trọng, mở rộng giao
lưu buôn bán với nước ngồi.


- Phía Đơng giáp Dun hải Nam Trung Bộ, giao lưu với nhau bằng đường bộ
khá dễ ràng, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.


- Phía Nam là Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển năng động nhất nước ta,
có thế mạnh có thể hỗ trợ cho Tây Nguyên. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên ở
phía Nam.


<b>* Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>



- Tài nguyên đất: Chủ yếu là đất feralit được hình thành trên nhiều loại đá khác
nhau. Quan trọng là đất đỏ ba dan(diện tích 1.8 triệu ha), chất lượng tốt thuận lợi
cho phát triển cây công nghiệp dài ngày theo quy mơ lớn.


- Địa hình: Tuy là vùng núi cao đồ sộ nhưng tương đối bằng phẳng gồm nhiều
cao ngun xếp tầng. Vì vậy, ngồi việc trồng vây công nghiệp nhiệt đới ở đất thấp
như cà phê, cao su, hồ tiêu cịn phát triển cây cơng nghiệp cận nhiệt: chè.


- Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, thời tiết ổn định. Có 2 mùa: mùa khơ
thuận lợi cho tu hoạch, phới sấy và bảo quản sản phẩm. Mùa mưa độ ẩm lớm thuận
lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.


- Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Tây Nguyên đưngđầu cả nước với tổng
diện tích hơn 3 triệu km2<sub> chiếm 36% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ là 60% và</sub>
chiếm 50% sản lượng gỗ có thể khai thác ở nước ta. Lâm sản đa dạng : chim, thú
quý, gỗ quý...


- Tài nguyên khoáng sản: có bơxit trữ lượng hàng tỉ tấn


- Thuỷ điện: tiềm năng lớn. Tập trung ở các con sông như Đồng Nai, sông
Xê-xan, Xrepok. Hiện nay khai thác thuỷ điện Đa Nhim, Đrây - H'linh, Yaly


- Tài nguyên du lịch: Đà Lạt- nằm trên cao nguyên độ cao trên 1500m. Được
coi là thành phố ôn đới của nước ta. Và nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác. Và tài
nguyên du lịch nhân văn đó là văn hố cồng chiêng Tây Ngun - được thế giưói
cơng nhận là di sản phi vật thể.


<b>* Điều kiện kinh tế- xã hội</b>



- Tây Nguyên là nơi cư chú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, năm 2006 có 4.9
triệu người chiếm 5.8% dân số cả nước. Mỗi dân tộc có nền văn hoá độc đáo,
phong tục tập quán đa dạng.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện rõ rệt.


- Đường lối chính sách của Đảng đwocj đổi mới tạo điêu fkiện đê biến Tây
Nguyên thành vùng sản xuất hàng hoá lớn của cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>b. Khó khăn</b>


- Mùa khơ thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa đất đai rễ bị sói mịn
rửa trơi.


- Tài ngun rừng khai thác mạnh mẽ, chưa hợp lí. Tài ngunkhống sảnnghèo
nàn hạn chế sự phsat triển cơng nghiệp có liên quan.


- Dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, nguồn lao động lành nghề còn hạn chế
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nghèo, cưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.


<b>Câu 99:Phân tích điều kiện để phát triển cây công nghiệp ở Tây Ngun?</b>
<b>Trình bày ý nghĩa của việc phát triển cây cơng nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?</b>
<b>1. Trình bày ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây</b>
<b>Nguyên?</b>


- Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên tân dụng nguồn lao
động tại chỗ. Đồng thời thu hút và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động từ


nơi khác đến, góp phần phân bố lại dân cư trên địa bàn cả nước.


- Tận dụng được tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, sản xuất ra được nhiểu
sản phẩm cho xã hội. tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng tích luỹ.


- Góp phần cải thiện đời sống nhân dân cho người lao động, đặc biệt là đời sống
của người dân tộc thiểu số, tạo việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tây Nguyên
phát triển ngang hàng với các vùng khác trong cả nước.


- Hạn chế được hiện tượng khai thác gỗ, chặt phá rừng bừa bãi góp phần bảo vệ
tài ngun rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái và các loại tài nguyên khác.


- Phát triển cây cơng nghiệp ở Tây Ngun cịn thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng
cường tiềm lực quốc phịng, góp phần giữ vững an ninh trật tự vùng biên giới phía
Tây tổ quốc.


<b>2. Phân tích điều kiện để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên</b>
<b>a. Thuận lợi</b>


<b>* Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>


- Địa hình: Tây Nguyên là vùng cao nguyên đồ sộ nhất nước ta, nhưng tương
đối bằng phẳng ở những độ cao khác nhau, khí hậu mất mẻ. Độ độ cao dưới 1000m
có thể trồng các cây cận nhiệt đới. còn độ cao trên 1000m có thể trồng cây cận
nhiệt


- Đất đai: Vùng có diện tích đất đỏ ba dân lớn (diện tích 1.8 triệu ha) màu mỡ,
rất phù hợp với cây công nghiệp dài ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

- Khí hậu: cận xích đạo, với 2 mùa. mùa khô thuận lợi cho tu hoạch, phới sấy và


bảo quản sản phẩm. Mùa mưa độ ẩm lớm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển.


- Nguồn nước: Tận dụng nguồn nước của một số con sông như Đồng Nai, sông
Xê- xan, Xrepok và nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho cây công nghiệp lâu
năm ở Tây Nguyên.


<b>* Điều kiện kinh tế - xã hội</b>


- Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nằm trong chương trình phát triển
kinh tế caue Đảng và Nhà nước. Nên Tây Nguyên luôn nhận được sự hỗ trợ về
vốn, kĩ thuật, chế biến sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Mặt khác, dân cư
có nhiều kinh nghiệm trong việưc trồng và chế biến các sản phẩm từ cây cơng
nghiệp.


- Tây Ngun có điều kiện tự nhiên thuận lợi để thu hút các dự án và vốn đầu tư
của nước ngồi trong việc phát triển cây cơng nghiệp lâu năm.


- Nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước ln mở rộng và khơng ngừng
tăng đặc biệt là thị trường thế giới.


<b>b. Khó khăn</b>


- Mùa khơ kéo dài, ảnh hưởng tới mực nước ngầm, hạn chế việc cung cấp nước
cho cây cơng nghiệp.


- Đất badan có tính chất vụn nên dễ bị xói mịn, rửa trơi.


- Tây Nguyên là vùng cư chú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí
thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống khó khăn.



- Thiếuc lược lượng lao động, đặc biệt là lao độngcó kĩ thuật. Muốn phát triển
cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần bổ sung lao động từ nơi khác tới.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin
liên lạc , đo thị, trung tâm cơng nghiệp, cơ sở chế biến cịn q ít.


<b>Câu 100: Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên cần hết sức chú trọng</b>
<b>khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng</b>


<b>a. Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên </b>


- Tây Nguyên là "kho vàng xanh" của cả nước. Rừng có độ che phủ là 60% diện
tích lãnh thổ. rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể
khai thác được.


- Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ quý: cẩm lai, gụ mật, nghiến... và động vật quý
hiếm như voi, bị tót, gấu...


- Rừng có vai trị cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước, điêu fhồ khí hậu,
chống xói mịn cho cả vùng đồng bằng.


<b>b. Tài ngun rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, gây nhiêu fhậu quả.</b>
- Sản lượng gỗ khai thác từ 600-700 nghìn m3<sub> gỗ / năm(thập kỉ 80) xuống cịn</sub>
200-300nghìn m3<sub> gỗ / năm(hiện nay)</sub>


- Nạn phá rừng làm lớp phủ thực vật giảm sút nhanh, trữ lượng gỗ q ít dần,
các lồi động vật mất đi môi trường sống, nước ngầm hạ, mơi trường bị phá huỷ


Cần có biện pháp ngăn chặn phá rừng, khai thác đi đôi với tu bổ, trồng rừng mới



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>Câu 101: Phân tích các điều kiện để phát triển cây café ở Tây Nguyên. Nêu</b>
<b>các khu vực chuyên canh cây café và các biện pháp để ổn định cây café ở vùng</b>
<b>Tây Nguyên</b>


<b>1. Phân tích các điều kiện để phát triển cây café ở Tây Nguyên</b>
<b>a. Thuận lợi</b>


<b>* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên </b>


- Địa hình: Tây Nguyên là vùng cao nguyên đồ sộ nhất nước ta, nhưng tương
đối bằng phẳng ở những độ cao khác nhau, thuận lợi cho việc áp dụng sản xuất
trồng và chế biến cây cà phê theo quy mơ lớn.


- Đất đai: Vùng có diện tích đất đỏ ba dân lớn (diện tích 1.8 triệu ha) màu mỡ,
rất phù hợp với cây cà phê.


- Khí hậu: cận xích đạo, với 2 mùa. mùa khơ thuận lợi cho thu hoạch, phới sấy
và bảo quản sản phẩm. Mùa mưa độ ẩm lớm thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng
và phát triển.


- Nguồn nước: Tận dụng nguồn nước của một số con sông như Đồng Nai, sông
Xê- xan, Xrepok và nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho cây cà phê ở Tây
Nguyên.


<b>* Điều kiện kinh tế - xã hội</b>


- Việc phát triển cây cà phê nằm trong chương trình phát triển kinh tế của Đảng
và Nhà nước. Nên Tây Nguyên luôn nhận được sự hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, chế biến
sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.



- Mặt khác, dân cư có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến các sản
phẩm từ cây cà phê


- Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi để thu hút các dự án và vốn đầu tư
của nước ngoài trong việc phát triển cây cà phê.


- Nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước ln mở rộng và khơng ngừng
tăng đặc biệt là thị trường thế giới.


<b>b. Khó khăn</b>


- Mùa khơ kéo dài, ảnh hưởng tới mực nước ngầm, hạn chế việc cung cấp nước
cho cây cà phê.


- Đất badan có tính chất vụn nên dễ bị xói mịn, rửa trơi.


- Tây Nguyên là vùng cư chú chủ yếu của các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí
thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống khó khăn.


- Thiếu lực lượng lao động, đặc biệt là lao độngcó kĩ thuật. Muốn phát triển cây
cà phê ở Tây Nguyên cần bổ sung lao động từ nơi khác tới.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, đô thị, trung tâm cơng nghiệp, cơ sở chế biến cịn q ít hạn chế sự phát
riển cây cà phê của Tây Nguyên.


<b>2. Các khu vực chuyêncanh cây cà phê ở Tây Nguyên </b>
- Cây cà phê là cây quan trọng số 1 ở Tây Nguyên



- Diện tích 450.000 ha(năm 2006) chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Đắc - Lắc là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Tây Nguyên và cũng là
lớn nhất cả nước, diện tích 290.000ha, nổi tiếng caphê Bn Ma Thuột với chất
lượng cao.


- Cà phê với các loại chủ yếu:


+ Cà phê vối: trồng chủ yêu sở khu vực có khí hậu nóng hơn như Đắc Lắc, ĐẮc
Nơng


+ Cà phê chè: trồng ở khu vực có khí hậu mát mẻ hơn: Gia Lai, Kom Tun và
Lâm Đồng


<b>3. Biện pháp ổn định</b>


- Cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mà trước tiên là nâng
cấp và mở rộng các quốc lộ sơ s14,19,21 hồn thiện hệ thống thuỷ lợi để có nước
tưới trong mùa khơ.


- ĐẢm bảo cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho người trồng cây cơng
nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng để họ yên tâm sản xuất mở rộng diện tích,
đẩy mạnh thâm canh.


- Tăng cường trạng bị cơ sở vật chất kĩ thuật đặc biệt là cơ sở chế biến để nâng
cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và có sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới.


- Cần có những chính sách thích hợp có tác dụng khuyến khích những người
trồng cây công nghiệp. Thu hút lao động từ nơi khác đến đẩy mạnh hợp tác nước


ngoài trong chê sbiến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.


<b>Câu 102: Trình bày tình hình phân bố cây cơng nghiệp lâu năm ở Tây</b>
<b>Nguyên.</b>


<b>a. Cây cà phê</b>


- Cây cà phê là cây quan trọng số 1 ở Tây Nguyên


- Diện tích 450.000 ha(năm 2006) chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.


- Đắc - Lắc là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Tây Nguyên và cũng là
lớn nhất cả nước, diện tích 290.000ha, nổi tiếng caphê Bn Ma Thuột với chất
lượng cao.


- Cà phê với các loại chủ yếu:


+ Cà phê vối: trồng chủ yêu sở khu vực có khí hậu nóng hơn như Đắc Lắc, ĐẮc
Nơng


+ Cà phê chè: trồng ở khu vực có khí hậu mát mẻ hơn: Gia Lai, Kom Tun và
Lâm Đồng


<b>b. Cây chè: Trồng chủ yếu ở các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng, 1 phần</b>
tỉnh Gia Lai(Biển Hồ)


<b>c. Cây cao su</b>


- Là vùng trồng cao su lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ
- Cao su trồng nhiều ở Gia Lai, Đắc Lắc



<b>Câu 103: Hãy chứng minh thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang</b>
<b>được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của</b>
<b>vùng.Tây Nguyên bao gồm các tỉnh và thành phố nào?</b>


<b>1.Tây Nguyên bao gồm các tỉnh và thành phố nào?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh : Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm
Đồng


<b>2. Hãy chứng minh thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát</b>
<b>huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng</b>


- Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên chỉ đứng sau Trung du - miền núi
phía Bắc


+ Trước đây, đã xây dựng thuỷ điện Đa Nhim(160MW) trên sông Đa
Nhim(Thượng nguồn sông Đồng Nai), thuỷ điện Đrây - H'linh(12MW) trên sông
Xrê-pok


+ Gần đây, đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thuỷ điện


Yaly trên sông Xê- xan(720MW). Dự kiến xây dựng Xê- xan3, Xê- xan 4, Plây
- kông tổng công suất là 1500MW


Trên sông pok, lớn nhất là nhà máy thuỷ điện Buôn kuôp(280MW),
Xrê-pok 3, Xrê-Xrê-pok 4


Trên sông Đồng Nai, đang xây dựng thuỷ điện Đại Ninh(300MW), Đồng Nai
3(180MW), Đồng Nai 4(340MW)



Việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
khai thác và chê sbiến bột nhơm từ nguồn boxit. Ngồi ra, các hồ thuỷ điện đem lại
nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.


<b>Chủ đề 4.6: ĐƠNG NAM BỘ</b>


<b>Câu 104: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ</b>
<b>theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.</b>


<b>1. Khái niệm về khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ </b>


Là nâng cao hiệu quả khai thác trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ,
nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường.


<b>2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ trong công nghiệp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

- Công nghiệp của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất nước (khoảng 55.6% giá trị sản
xuất công nghiệp cả nước ). Nổi bật với cơ cấu ngành: công nghiệp điện tử, luyện
kim, hoá chất , chế tạo máy, tin học, thực phẩm...


<b>* Một số phương hướng chính</b>


- Tăng cường cải thiện và phát triển nguồn năng lượng.


+ Xây dựng các nha fmáy thuỷ điện như Trị An(400MW trên sông Đồng Nai),
thuỷ điện Thác Mơ(150MW - sông Bé), Cần Đơn trên sông Bé.



+ Đường dây 500KV tải điện từ Hồ Bình vào Phú Lâm(TP. Hồ Chí Minh ) có
vai trị quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lưọng cho vùng


+ Phát triển các nhà máy điện tuốc bin khí: Phú Mĩ, Bà Rịa, Thủ Đức. Trong đó,
trung tâm điện lực Phú Mĩ với tổng công suất thiết kế là 4000MW


- Phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất , khu
công nghiệp.


- Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, phục vụ cho công nghiệp Đông Nam Bộ


- Mở rộng hợp tác quốc tế tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi vào các ngành
cơng nghiệp trọng điểm, các khu cơng nghiệp trọng điểm, cơng nghệ cao đặc biệt
là ngành hố dầu trong tương lai.


- Việc phát triển công nghiệp phải gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường, triệt
để sử lí chất thải, tránh làm tổn hại đến các tiềm năng khác và sức khoẻ của con
người.


<b>3. Dịch vụ</b>


- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng : Mạng lưới thông tin liên lạcvà giao thông vận
tải của Đông Nam Bộ khá tốt. Nhưng so với nhu cầu cần phải nâng cấp mở rộng
các tuyến đường hiện có. Xây dựng thêm các tuyến mới, cải tạo lại sân bay Tân
Sơn Nhất và bến cảng Sài Gịn, hồn thiện và hiện đại hố mạng lưới thơng tin liên
lạc.


- Đa dạng hoá các loại hoạt động dịch vụ như thương mại, ngân hàng, tín dụng,
bưu chính viễn thơng và du lịch để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của các


nghành sản xuất và sinh hoạt của con người.


<b>4. Trong nơng, lâm nghiệp</b>
<b>* Trong nơng nghiệp</b>


- Tiếp tục hồn thiện hệ thống thuỷ lợi: Đơng Nam Bộ có khi shậu cận xích đạo,
mùa khố kéo dài thiếu nước cho sản xuất. Vì vậy, vấn đề thuỷ lợi phải được phải
được củng cố và tăng cường đồng htời tiếp tục khai thác có hiệu quả cơng trình
thuỷ lợi Dầu Tiếng. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích, nâng cao
năng suất va sản lượng cây trồng


- Đông Nam Bộ có nhiều loại đât khác nhau nên phải lựa chọn một cơ cấu cây
trồng đa dạng đồng thời tiếp tục thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp.


<b>* Trong lâm nghiệp:</b>


Rừng có diện tích khơng lớn nhưng có giái trị quan trọng trong nhiều ngành,
nhiều lĩch cực. Đặc biệt là giữ nước cho các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện nên phải bảo vệ
nghiêm ngặt và tiếp tục phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>5. Khai thác tổng hợp kinh tế biển:</b>


- Đẩy mạnh việc khai thác và chế biến dầu khí. Các mỏ dầu đang được khai thác
như Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông. Hiện nay, đã thu hồi đựơc khí
đồng hành và xây dựng tổ hợp khí trong đất liền bao gồm các nhà máy hố lỏng
khí, xí nghiệp sản xuất phân đạm, nhà máy chạy bằng tuốc bin khí.


- Khai thác tài nguyên sinh vật biển: Tiếp tục phát triển các ngành đánh bắt,
nuôi trồng và chê sbiến hải sản phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu



- Khai thác có hiệu quả du lịch biển ở Vũng Tàu, Côn Đảo


- Nâng cấp và mở rộng cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tau, để phục vụ cho
nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu trong thời kì mới.


<b>Câu 105: Vì sao Đơng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất ở</b>
<b>nước ta hiện nay? Đông Nam Bộ có những tỉnh và thành phố nào?</b>


<b>1.Vì sao Đơng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất ở nước ta</b>
<b>hiện nay(Thế mạnh)</b>


<b>a. Vị trí địa lí </b>


Đơng Nam Bộ tiếp giáp nhiều vùng giàu tiềm năng


- Phía Tây Nam giáp với ĐBSCLong- là vùng trọng điểm về sản xuất lương
thực thực phẩm số 1 của cả nước, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm
công nghiệp của Đông Nam Bộ.


- Phiá Bắc là vùng Tây Ngun có nhiều tiềm năng về rừng, cây cơng nghiệp
lâu năm, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến ở Đơng Nam Bộ.


- Phía Đơng Nam là vùng biển giàu tiềm năng về khoáng sản, hải sản, du lịch và
giao thơng biển.


- Phiá Tây là Campuchia có nhiều cửa khẩu đường bộ tạo giao lưu buôn bán với
nước bạn.


- Đông Nam Bộ nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam có TP. Hồ Chí
Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, giao thơng thương mại lớn nhất các tỉnh phía


Nam, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng.


<b>b. Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>


- Đất trồng: có nhiều loại đất badan chiếm 40% diện tích đất của vùng, đất sám
40% và đất phù san 20% diện tích đất. Do có nhiều loại đất nên có cơ cấu trồng đa
dạng cây lương thực, cây ăn quả và cây thực phẩm.


- Khí hậu: cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ổn định, các loại cây
trồng phát triển thuận lợi quanh năm.


- Tài nguyên biển: Nguồn hải sản gần các ngư trường lớn từ Ninh Thuận đến
Kiên Giang. Các hoạt động nuôi trồng đánh bắt phát triển


Vùng biển Đơng Nam Bộ có nhiều nhiều tiềm năng về du lịch như Vũng Tàu,
Côn Đảo. Xây dựng các hải cảng phát triển giao thông thương mại như cụm cảng
Sài Gịn, Vũng Tàu


- Tài ngun rừng: Diện tích rừng khơng lớn nhưng có giá trị trong việc cung
cấp gỗ dân dụng ngun liệu cho cơng nghiệp giấy, phịng hộ, giữ nước cho hồ
thuỷ lợi và thuỷ điện, phát triển du lịch sinh thái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí là khống sản quan trọng trên vùng thềm lục
địa. Ngồi ra, có sét cho cơng nghiệp xây dựng, cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ


- Thuỷ điện: Hệ thống sơng ngịi đa dạng như sơng Đồng Nai có nhiều phụ lưu
dự trữ thuỷ năng cung cấp thuỷ điện cho vùng.


<b>c. Điều kiện kinh tế - xã hội</b>



- Dân cư - lao động: Năm 2006 dân số Đông Nam Bộ là 12.6 triệu người.
Nguồn lao động dồi dào, có kĩ thuật cao, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và cơng
nhân lành nghề đơng đảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế cả
nước.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với cả nước.


+ Giao thông vận tải phát triển với đủ các loại hình: đường bộ, đường sắt,
đường sơng, đường hàng khơng, đường ống. Trong đó có cảng biển Sài Gịn, và
sân bay Tân Sơn Nhất.


+ Các trung tâm công nghiệp, đô thị, cơ sở chế biến khu công nghiệp tập trung,
khu chế xuất đang đựơc mở rộng và đầu tư phát triển.


+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh đặc biệt là cơng trình thuỷ lợi Dầu Tiếng
lớn nhất cả nước trên sơng Sài Gịn.


- Trong thời kì đổi mới, Đơng Nam Bộ luôn nhận được sự đầu tư quan tâm của
Nhà nước, thu hút các dự án và vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.


<b>Lưu ý: Nếu đề bài hỏi khó khăn thì trả lời</b>


<b>- Mùa khơ kéo dài, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.</b>
<b>2. Đông Nam Bộ có những tỉnh và thành phố nào?</b>


Đơng Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước.


<b>Câu 106: Chứng minh rằng việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi có ý</b>
<b>nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài ngun nơng nghiệp của vùng.</b>


<b>CMR sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt</b>
<b>kinh tế của vùng. Thử 1 số phương pháp khai thác tổng hợp tài nguyên biển</b>
<b>và thềm lục địa.</b>


<b>1.Chứng minh rằng việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng</b>
<b>đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nơng nghiệp của vùng</b>


- Nhiều cơng trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó, cơng trình thuỷ lợi Dầu
Tiếng (Tây Ninh) lớn nhất cả nước: rộng 270km2<sub>, chứa 1.5 tỷ m</sub>3<sub> nước. Đảm bảo</sub>
tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh và huyện Củ Chi.


- Dự án thuỷ lợi Phước Hồ(Bình Dương, Bình Phước) cung cấp nwocs cho
sản xuất và sinh hoạt.


- Ngoài ra, việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện cũng giải quyết một phần
nước tưới vào mùa khô, thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao vị trí cảu vùng.


<b>2. CMR sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ</b>
<b>bộ mặt kinh tế của vùng. Thử 1 số phương pháp khai thác tổng hợp tài</b>
<b>nguyên biển và thềm lục địa.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>a. Vùng biển của nước ta có điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển.</b>
- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam Biển Đơng, đã tác động đến sự phát
triển của vùng nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí và sự phát triển ngành
hố dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường của vùng.


- Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng: Sài Gòn, Vũng Tàu
- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải



- Đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
<b>b. Một số phương hướng</b>


- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu, phát
triển cụm khí điện đạm Phú Mỹ.


- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản ở ven bờ


- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đẩy mạnh các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu


Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm
môi trường. Do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.


<b>Câu 107: Trình bày thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây</b>
<b>công nghiệp ở Đông Nam Bộ.</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>


- Địa hình: Đơng Nam Bộ là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên đến đồng
bằng, địa hình thấp trung bình từ 200-300m, bằng phẳng rất thuận lợi cho việc áp
dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đặc biệt là cơ khí hố, thuỷ lợi
hố.


- Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, độ ẩm cao,
nhiệt độ trung bình năm trên 250<sub>C, lượng mưa trên 1500mm, thời tiết ổn định ít có</sub>
thiên tai, cây cơng nghiệp phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, mùa khô kéo dài, thiếu
nước cho cây công nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất.


- Đất đai: phong phú, có đất đỏ ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa thuận


lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.


Khó khăn là đất sám cịn q lớn, diện tích lớn


- Nguồn nước: tương đối khá, quan trọng là hệ thống sông Đồng Nai. Trên hệ
thống sơng này, có nhiều hồ nước nhân tạo có giá trị cho vùng như thuỷ lợi Dầu
Tiếng trên sông Sài Gịn, hồ thuỷ điện Thác Mơ trên sơng Bé, hồ thuỷ điện Trị An
trên sơng Đồng Nai... có giá trị thuỷ lợi.


<b>2. Điều kiện kinh tế - xã hội</b>


- Dân cư - lao động: Đông Nam Bộ là vùng dân số đông. Năm 2006 là 12.6 triệu
người. Nguồn lao động dơì dào, đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đơng đảo, truyền
thống và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất trồng và chế biến các cây
công nghiệp.


- Các yếu tố khoa học kĩ thuật được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất
như cơ khí hố, thuỷ lợi hố, phân bón, thuốc trừ sâu. Ngồi ra, còn nhập nội và lai
tạo nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc khá tốt và đang được cải
thiện. Các cơ sở chế biến đang được sử dụng, việc hợp tác với nước ngoài trong
việc trồng và chế biến cây công nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ được đẩy
mạnh.


- Đường lối chính sách cảu Đảng và Nhà nước mở rộng đầu tư cho cây công
nghiệp phát triển đwocj xem là chiến lược cho sự phát triển kinh tế của Đông Nam
Bộ . Để biến Đông Nam Bộ thành vùng chuyên canh lớn nhất cả nước.


<b>Chủ đề 4.7: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG</b>



<b>Câu 108: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng</b>
<b>bằng sông Cửu Long?</b>


- ĐBSCL có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta(vùng
trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước )


- Lịch sử khai thác lãnh thổ mới đây, việc sử dụng , cải tạo tự nhiên là vấn đề
cấp bách nhằm biến thành khu vực kinh tế quan trọng.


- Giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và xuất khẩu.
- Vùng có tiềm năng lớn cần đwocj khai thác hợp lí


+ Đất phù sa do sơng Tiền và Sơng Hậu bồi đắp, diện tích lớn thuận lợi cho sản
xuất nơng nghiệp.


+ Khí hậu cận xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa trên 2000mm,
nhiệt độ trung bình trên 250<sub>C, thời tiết ổn định, thuận lợi cho nông nghiệp phát</sub>
triển


+ Nguồn nước dồi dào, sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó, quan trọng là
sơng Tiền và sơng Hậu có giá trị tưới tiêu, bồi đắp phù sa và nâng cao độ phì cho
đất.


+ Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tràm và rừng ngập mặn ở ĐBSCL rất lớn
trên 300.000 ha ở Cà Mau, Kiên Giang có giá trị về gỗ, tinh dầu, mơi trường, có
khả năng phát triển du lịch sinh thái.


+ tài nguyên biển: ĐBSCL tiếp giáp với 1 vùng biển rộng lớn, giàu hải sản
chiếm trên 50 trữ lượng hải sản của cả nước. Thành phần phong phú, tập trung chủ


yếu ở ngư trường Minh Hải - Kiên Giang. Ngoài ra, thềm lục địa có tiềm năng về
dầu khí.


<b>Câu 109: ĐBS Cửu Long bao gồm những tỉnh và thành phố nào?</b>


ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh và thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, An Giang.


<b>Câu 110: Phân tích những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh</b>
<b>hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBS Cửu Long?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>1. Thế mạnh hà hạn chế về tự nhiên và ảnh hưởng</b>
<b>* Vị trí địa lí </b>


- Phía Bắc giáp Đơng Nam Bộ - là vùng kinh tế phát triển năng động vào bậc
nhất nước ta, có nhiều trung tâm cơng nghiệp quan trọng. Đặc biệt có TP. Hồ Chí
Minh là trugn tâm chính trị, kinh tế, vănhố, giao thơng thương mại lớn nhất phía
Nam, có khả năng giúp đỡ cho ĐBSCL vềkhoa học kĩ thuật, chế biến nông sản,
tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.


- Phía Tây giáp với Campuchia có nhiều cửa khẩu trên bộ và dưới biển tạo điêu
fkiện mở rộng giao lưu hợp tác về mọi mặt.


- Phần còn lại giáp biển có nhiều thuận lợi phát triển các ngành kinh tế có liên
quan tơi sbiển(du lịch biển, giao thơng biển, đánh bắt và ni trồng thuỷ sản, khai
thác khống sản biển).


<b>* Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên </b>



- Tài nguyên đất: ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, diện tích đất
tự nhiên là trên 4 triệu ha. Được cấu tạo bởi đất phù sa màu mỡ , rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp do hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.


- Tài ngun khí hậu: ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo, thời tiết nóng ẩm quanh
năm, thích hợp với cây trồng nhiệt đới, khả năng xen canh tăng vụ lớn. Nhiệt độ
trung bình trên 250<sub>C, lượng mưa trung bình trên 2000mm/năm.</sub>


- Tài nguyên nước: phong phú, mạng lưới sơng ngịi kênh rạch chằng chịt, quan
trọng là sơng Tiền và sơng Hậu có giá trị thuỷ lợi, giao thơng thuỷ và bồi đắp phù
sa.


- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng tràm và rừng ngập mặn của ĐBSCL vào loại
lớn nhất nước ta, tổng diện tích lên tới 300.000ha có giá trị về gỗ, tinh dầu môi
trường và là nơi cư trú của động vật hoang dã quý hiếm.


- Tài nguyên khoáng sản: chủ yếu là than bùn, vật liệu xây dựng và dầu khí ở
thềm lục địa.


- Tài nguyên biển: ĐBSCL có vùng biển rộng, có ngư trường Minh Hải - Kiên
Giang lớn nhất nước ta. Tập trung trên 50% trữ lượng cá biển cả nước, có khả năng
phát triển đánh bắt, ni trồng thuỷ hải sản. Ngồi ra, vùng biển của ĐBSCL cịn
có tiềm năng du lịch Hà Tiên và Phú Quốc.


<b>b. Hạn chế(Khó khăn)</b>


- Khí hậu có hia mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dàu, tăng cường sự xâm nhập mặn
vào đất liền, thiếu nước ngọt cho sản xuất, các hiện tượng chua chua mặn được
tăng cường trong đất.



- Tính nóng ẩm cũng phát sinh nhiều dịch bệnh, côn trùng phá hoại mùa màng.
- Mùa lũ nước lên nhanh và rút rất chậm gây khó khăn cho sản xuất và sinh
hoạt.


- Khống sản hạn chế, khơng thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tài nguyên
rừng khai thác mạnh mẽ, đất chưa sử dụng, đất phèn, đất mặn cịn q lớn.


<b>Câu 111: Phân tích nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội xủa ĐBS Cửu</b>
<b>Long trong phát triển kinh tế - xã hội.</b>


<b>a. Thuận lợi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

- Dân cư - lao động: Năm 2006 dân số là 17.4 triệu người. Là thị trường tiêu thụ
rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng rẻ,
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, nuôi trồng và đánh bắt hải sản và phòng
chống thiên tai.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới đô thị, trung tâm công
nghiệp, hệ thống giao thông htuỷ bộ khá phát triển, đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp
mở rộng để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội.


- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới. Các luật đầu tư
hấp dẫn, các biện pháp thoát lũ do Nhà nước hỗ trợ đã và đang giúp cho kinh tế
của ĐBSCL phát triển.


<b>b.Khó khăn</b>


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng nhìn chung cịn hạn chế.


- Các trung tâm công nghiệp, các cơ sở chế biến, các đơ thị nhìn chung chưa


đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kì mới.


<b>Câu 112: Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBS Cửu Long cần giải</b>
<b>quyết những vấn đề chủ yếu nào?</b>


Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL đang được Đảng và Nhà nước
quan tâm nhằm khai thác có hiệu quả và biến đồng bằng này thành vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước. Để làm được điều này cần tập trung làm các biện pháp
sau:


- Biện pháp hàng đầu để cải tạo ĐBSCL là nước ngọt. Vì vậy, phải đầu tư xây
dựng một hệ thống thuỷ lợi hồn chỉnh để thau chua rửa mặn trong mùa khơ, tiêu
ứng trong mùa mưa và là cơ sở để thực hiện các biện pháp khác.


- Tiến hành khai hoang mở rộng diện tích, cải tạo các vùng đất phèn, đất mặn,
đưa tiến bộ koa học kĩ thuật và sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao
năng suất, sản lượng cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá.


- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh cây lúa, phát triển một số cây
công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp ni trồng thuỷ sản và găbs với
công nghiệp chế biến.


- Khai thác hợp lí và bảo vệ tài ngun rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái nhằm
phát triển một nền kinh tế bền vững ở ĐBSCL.


<b>Câu 113: Tại sao ĐBS Cửu Long lại trở thành vùng trọng điểm về sản xuất</b>
<b>lương thực thực thực phẩm(LTTP) lớn nhất cả nước?Những khó khăn đang</b>
<b>gặp phải và hướng giải quyết.</b>


<b>1. Tại sao ĐBS Cửu Long lại trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương</b>


<b>thực thực thực phẩm lớn nhất cả nước?(thế mạnh)</b>


ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất LTTP
<b>* Tiềm năng về tự nhiên rất phong phú</b>


- Tài nguyên đất: ĐBSCL là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, diện tích đất
tự nhiên là trên 4 triệu ha. Được cấu tạo bởi đất phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp do hệ thống sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

- Tài ngun khí hậu: ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo, thời tiết nóng ẩm quanh
năm, thích hợp với cây trồng nhiệt đới, khả năng xen canh tăng vụ lớn. Nhiệt độ
trung bình trên 250<sub>C, lượng mưa trung bình trên 2000mm/năm. Thích hợp với cây</sub>
lúa nước và nhiều cây trồng khác.


- Tài nguyên nước: phong phú, mạng lưới sông ngịi kênh rạch chằng chịt, quan
trọng là sơng Tiền và sơng Hậu có giá trị thuỷ lợi, bồi đắp phù sa và mở rộng diện
tích cho đồng bằng châu thổ.


Tài nguyên sinh vật: ĐBSCL có vùng biển rộng, có ngư trường Minh Hải
-Kiên Giang lớn nhất nước ta. Tập trung trên 50% trữ lượng cá biển cả nước, có khả
năng phát triển đánh bắt, ni trồng thuỷ hải sản.


<b>* Thế mạnh về kinh tế - xã hội</b>


- Dân cư - lao động: Năm 2006 dân số là 17.4 triệu người. Là thị trường tiêu thụ
rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân cơng rẻ,
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, ni trồng và đánh bắt hải sản và phịng
chống thiên tai.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới đô thị, trung tâm công


nghiệp, hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phát triển, đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp
mở rộng để phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất LTTP.


- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới. Các luật đầu tư
hấp dẫn, các biện pháp thoát lũ do Nhà nước hỗ trợ đã và đang giúp cho sản xuất
LTTP của ĐBSCL phát triển. như chính sách Khốn 10, sự hỗ trợ thu mua sản
phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và sự đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật, các cơng
trình thuỷ lợi thốt lũ.


- Nhu cầu về LT, TP. Hồ Chí Minh của vùng, của cả nước và cả thị trường xuất
khẩu ln mở rộng và khơng ngừng tăng.


<b>2. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết</b>
<b>a. Những khó khăn đang gặp phải </b>


- Diện tích đất phèn và đất mặn quá lớn, trong khi đó thiếu nước ngọt để thau
chua rửa mặn trng mùa khơ.


- Địa hình thấp, dễ lũ lụt, đặc biệt là vùng hạ lưu châu thổ, gây khó khăn cho
sinh hoạt và sản xuất.


- Cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí nhìn chung là thấp.
<b>b. Hướng giải quyết</b>


- Tiếp tục hoàn thiệnhệ thống thuỷ lợi để có nước ngọt cải tạo diện tích đất phèn
đất mặn và mở rộng diện tích.


- Nhà nước đầu tư các dự án thoát lũ ở ĐBSCL, giúp nhân dân xây dựng cơ sở
hạ tầng, sãn sàng sống chung với lũ.



- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh cây lúa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Chủ đề 4.8: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHỊNG</b>
<b>Ở BIỂN ĐƠNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẨN ĐẢO</b>


<b>Câu 114:Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý</b>
<b>nghĩa chiến lược hết sức to với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước</b>
<b>ta hiện nay và trong tương lai.</b>


- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép nhiều hoạt động kinh tế biển:
khai thác khóang sản, thuỷ sản, giao thông vận tải biển và du lịch.


- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổkhông thể chia cắt được


- Các huyện đảo do có sự biệt lập với mơi trường xung quanh lại có diện tích
nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.


- Việc phát triển ở các huyện đảo sẽ xoá dần sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa vững đảo và đất liền.


- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống
căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kì mới, khai thác có hiệu quả
nguồn lợi vùng biển đảo và thềm lục địa.


<b>Câu 115: Tại sao việc giữ vững chủ quyền của 1 hòn đảo dù nhỏ lại có ý</b>
<b>nghĩa to lớn.Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp</b>
<b>các tài nguyên em cho là tiêu biểu;</b>


<b>1. Tại sao việc giữ vững chủ quyền của 1 hòn đảo dù nhỏ lại có ý nghĩa to</b>
<b>lớn</b>



- Việc khẳng định chủ quyền cảu nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý
nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa
quanh đảo.


- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền


- Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nwocs ta hướng ra biển trong thời đại mới.
<b>2. Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài</b>
<b>nguyên em cho là tiêu biểu;</b>


- Hoạt động khai thác tổng hợp các tàinguyên vùng biển và hải đảo bao gồm rất
nhiều nội dung tiêu biểu trong đó khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải sản. Để
đẩy mạnh khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, cần tập trung một số khía
cạnh sau:


+ Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.


+ Ngăn chặn các cách đánh bắt làm tổn hại đến nguồn lợi thỷ sản


+ Đấu tranh chống tau nước ngoài vi phạm vùng biển nước ta để khai thác hải
sản.


+ Khai thác hợp lí nguồn lợi yến sào trên các đảo đá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Câu 116: Trình bày hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của</b>
<b>chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.</b>


<b>1. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta </b>



<b>a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hịn đảo lớn nhỏ</b>


- Có những vùng đảo đơng dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú
Quốc.


- Có những nơi, đảo cụm lại thành phần đảo như Vân Đồn, Cát Bà, quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa...


<b>b. Đến năm 2006, cả nước có các huyện đảo sau:</b>
- Vân Đồn và Cô Tô(Qunảg Ninh )


- Cát Hải và Bạch Long Vĩ(TP. Hải Phòng)
- Cồn Cỏ(Quảng Trị)


- Lý Sơn(Quảng Ngãi)
- Trường Sa(Khánh Hồ)
- Phú Q (Bình Thuận)


- Cơn Đảo(Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Kiên Hải, Phú Quốc(Kiên Giang)
<b>2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo</b>
<b>a. Về kinh tế - xã hội</b>


- Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá tôm, mực, nuôi
trồng thuỷ sản: tôm, sú, tơm hùm..., cũng như các lồi đặc sản như bào ngư, tổ yến.


- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắn, đông lạnh
- Giao thông vận tải biển.


- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch như Côn Đảo, Phú Quốc



- Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân các huyện
đảo.


b. Về an ninh quốc phòng


- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.


<b>Câu 117: Chứng minh rằng vùng biển và hềm lục địa nước ta giàu tài</b>
<b>nguyên;</b>


<b>1. Nước ta có vùng biển rộng lớn</b>


- Diện tích vùng biển của nước ta khoảng trên 1triệu km2<sub> thuộc biển Đông</sub>
- Chiều dài đường bờ biển dài 3260km


- Bao gồmcác bộ phận hợp thành: Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


<b>2. Tiềm năng to lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển</b>
<b> a. Nguồn lợi sinh vật biển</b>


- Biển nước ta có độ sau trung bình, Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là vùng biển
nông.


- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng giàu ôxi, độ muối trung bình từ
30-33%


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

- Sinh vật biển phong phú, giàu thnàh phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao


như cá, tơm, cua, biển...Trên các đảo có tổ yến có giá trị xuất khẩu.


- Nước ta có nhiều ngư trường trọng điểm như ngư trường Minh Hải - Kiên
Giang, Hải Phịng- Quảng Ninh, Hồng Sa- Trường Sa, Ninh Thuận - Bình
Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu.


<b>b. Tài ngun khống sản.</b>


- Biển nước ta có nguồn muối vơ tận , hàng năm có các cánh đồng muối cung
cấp hơn 900.000 tấn muối.


- VÙng biển nước ta có nhiều sa khống có trữ lượng cơng nghiệp như ôxit ti
tan ở ven biển Duyên hải miền Trung, cát trắng ở các đảo Quảng Ninh, Khánh Hoà
là nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh, pha lê


- Vùng thềm lục địa nhiều dâu fkhí
<b>c. Giao thơng vận tải:</b>


- Nằm trên đường giao thông hằng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương.


- Dọc bờ biể có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước
sâu.


- Có nhiều cửa sơng lớn thuận lợi cho xây dựng cảng.
<b>d. Du lịch biển đảo</b>


- Nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, khí hậu trong lành thuận lợi cho du lịch
an dưỡng, hoạt động thể thao dưới nước.



<b>Chủ đề 4.9: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>Câu 118: Hãy nêu đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước</b>
<b>ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?</b>


<b>1. Hãy nêu đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm</b>


- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và
có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bởi các
đặc điểm sau:


+ Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo
thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.


+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung nhiều tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các
nhà đầu tư


+ Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho
cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác.


+ Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân
rộng ra tồn quốc.


<b>2. Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm vì:</b>


- Nước ta đi lên từ xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới
, nền kinh tế đã có những khởi sắc, song trình độphát triển vẫn cịn hạn chế cần có
các đầu tàu thúc đẩy phát triển.


- Nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nước ta tương đối phong phú và đa


dạng nhưn lại có sự phân hố các vùng. Trong điều kiện hiện nay, nước ta chưa có
đủ điều kiện để tập trung cho các vùng. Vì vậy, vần đầu tư trọng điểm.


- Sự đầu tư từ nước ngoài là rất cần thiết, góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp
cơng ngiệp hố, hiện đại hố. Song muốn thu hút các nhà đầu tư, cần phải tạo ra
các vùng thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Câu 119: Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm.</b>
<b>Tiêu</b>


<b>chí</b>


<b>Vùng kinh tế trọng điểm</b>


<b>Phía Bắc</b> <b>Miền Trung</b> <b>Phía Nam</b>


<b>Diện</b>
<b>tích % so</b>


<b>với cả</b>
<b>nước</b>


15.3 nghìn km2
Chiếm 4.6% cả


nước


28 nghìn km2
Chiếm 8.5% cả



nước


30.6 nghìn km2
Chiếm 9.2% cả


nước
<b>Dân số</b>


<b>so với %</b>
<b>cả nước</b>


13.7 triệu người
Chiếm 16.3


6.3 triệu người
Chiếm 7%


15.2 triệu người
Chiếm 18.1%


<b>Phạm</b>
<b>vi</b>


Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng,
Quảng Ninh,Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh


Thừa Thiên Huế,
Đà Nẵng, Quảng


Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định


TP. Hồ Chí Minh,
Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình
Dương , Bình
Phước, Tây Ninh,
Long An, Tiền
Giang


<b>Tiềm</b>
<b>năng</b>


- Vị trí thủ đơ Hà Nội
- Quốc lộ 5 và 18 là
tuyến giao thông gắn
kết cả Bắc Bộ với cụm
cảng Hải Phòng - Cái
Lân


- Lao động dồi dào,
chất lượng cao


- Có nền văn minh lúa
nước


- Nhiều ngành công
nghiệp truyền thống



- Vị trí chuyển tiếp
Bắc - Nam


- Quốc lộ số 1 và
đường sắt Bắc
-Nam , sân bay Đà
Nẵng, Phú Bài, Chu
Lai.


Của ngõ ra biển
của Tây Nguyên và
Lào


- Khai thác tổng
hợp kinh tế biển,


- Bản lề của Tây
Nguyên, Duyên hải
Nam Trung Bộ với
ĐBSCLong


- Tiềm năng dầu
khí lớn.


- Vùng chuyên
canh cây công
nghiệp lớn nhất cả
nước


- Tập trung lao


động có kĩ thuật cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

- Dịch vụ, du lịch
phát triển mạnh


khoáng sản, nuôi
trồng thuỷ sản, chê
sbiến nông lâm thuỷ
sản.


- Chiếm tỉ trọng
lớn về công nghiệp,
giá trị xuất khẩu cả
nước


- Cơ sở hạ tầng và
kĩ thuật hiện đại


- Tập trung vốn
đầu tư nước ngồi


<b>Phương</b>
<b>hướng</b>
<b>phát triển</b>


- Đẩy mạnh các ngành
cơng nghiệp trọng điểm
- Phát triển các ngành
cơng nghiệp có hàm
lượng kĩ thuật cao



- Phát triển các khu
công nghiệp tập trung


- Chú trọng phát triển
thương mại và dịch vụ


- Chuyển đổi cơ cấu
nơng nghiệp hàng hố,
chất lượng cao


- Hình thnàh các
ngành công nghiệp
trọng điểm


- Sản xuất hàng
nông nghiệp, thuỷ
sản, thương mại,
dịch vụ


- Công nghiệp sẽ là
độnglực của vùng
trong năm tới


- Phát triển các
ngành công nghiệp
cơ bản, công nghiệp
trọng điểm, công
nghệ cao.



- Hình thành các
khu công nghiệp
nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài


- Đẩy mạnh thương
mại và dịch vụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×