Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giao duc ki nang song cho HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.55 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1</b>



<b>Trong trường học, việc giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện sức khỏe</b>
<b>cho học sinh (HS) là một vấn đề hết sức cần thiết, nó góp phần hình</b>
<b>thành nhân cách cho các em. Một trong những mơn học dễ lồng ghép</b>
<b>việc giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện sức khỏe cho HS là môn tự</b>
<b>nhiên - xã hội.</b>


Thực tế cho thấy, khi xã hội càng phát triển thì cha mẹ có rất ít thời gian
chăm sóc con cái hoặc có xu hướng trái ngược là quan tâm thái quá, cái gì
cũng muốn làm thay cho trẻ. Đối với HS lớp 1, các em chưa biết tự chăm
sóc và tự bảo vệ bản thân mình. Các em chưa biết cách ứng xử, nhất là
khi gặp những trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức
khỏe của bản thân như đứt tay chảy máu, bị phỏng khi ở nhà. Lúng túng
khi gặp các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học, đi chơi
một mình mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc trẻ thiếu kỹ năng sống.
Những khó khăn và biện pháp khắc phục


Do thiếu kỹ năng sống và chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe nên các em cần
phải có sự giúp đỡ của người lớn và thầy cô giáo. Chương trình tự nhiên
-xã hội có nhiều điểm mới nên ngoài việc được cung cấp kiến thức cơ bản,
HS lớp 1 phải được giáo dục cách phòng ngừa tai nạn ảnh hưởng đến tính
mạng và cách bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy
chúng tôi nhận thấy môn tự nhiên - xã hội chưa thực sự được phụ huynh
và các em HS quan tâm đúng mức. Trong giờ học các em còn lúng túng
trong việc quan sát kênh hình của SGK, chưa nêu được nội dung bài học
qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên. Mặc dù trong tiết học thầy cô
đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động, thế nhưng các em khơng chú ý
nghe giảng, cịn thụ động và trình bày khơng thốt ý. Đây chính là những
khó khăn mà giáo viên thường mắc phải.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Theo đó, giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để lựa chọn
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Hệ thống câu hỏi
phải rõ ràng, dễ hiểu, định hướng cho HS nhận xét các hiện tượng sự vật
từ đó biết cách xử lý những tình huống đơn giản trong cuộc sống. Ví dụ:
Sau khi học bài <i>Trời nóng trời rét</i>, các em sẽ nhận biết chính xác về thời
tiết và có cách ăn mặc phù hợp hơn. Hay thơng qua các trị chơi trên lớp,
các em sẽ biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm để từ đó lựa
chọn cách ứng xử phù hợp. Điều quan trọng là giáo viên cần chú ý liên hệ
thực tế trong bài dạy, biết tìm tịi, cập nhật những thơng tin liên quan
nhằm giúp các em phịng tránh nguy cơ bệnh tật: bệnh cúm gà (bài <i>Con</i>
<i>gà</i>), bệnh sốt rét, sốt xuất huyết (bài <i>Con muỗi</i>); phòng tránh nguy hiểm:
gọi cứu hỏa (bài <i>An toàn khi ở nhà</i>), gọi cấp cứu (bài <i>Bảo vệ mắt và tai</i>)


Giáo viên phải xây dựng thói quen tự quan sát, nhận xét tình huống xảy
ra trong thực tế cuộc sống cho HS ngay từ đầu năm học. Mỗi tiết dạy phải
theo quy trình đã thiết kế, xây dựng mối quan hệ giữa bài học và cuộc
sống, thu hút HS vào các hoạt động cụ thể, giúp các em tích lũy vốn sống
và biết cách tự điều chỉnh bản thân. Xây dựng mối liên hệ giữa kiến thức
cũ và kiến thức mới, giữa bài học và cuộc sống thực tế sinh động gần gũi
với lứa tuổi HS tiểu học. Giúp các em khắc sâu kiến thức qua những
thước phim đẹp do giáo viên sưu tầm được.


Tổ chun mơn khối 1


(Trường TH Hồng Văn Thụ, Q.Gò Vấp)


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×