Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

Tai lieu ve giao duc ky nang song cho HS NT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.38 KB, 34 trang )

1
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TRONG TRƯỜNG
PT DÂN TỘC NỘI TRÚ .
2
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng sống được hiểu như là khả năng của mỗi người
cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản
thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của
cuộc sống.

Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã
hội, nó rất cần thiết đối với học sinh để các em có thể ứng
phó một cách tự tin, chủ động và hoàn thiện hành vi của
bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc
sống với mọi người xung quanh, để mang lại cho mỗi cá
nhân một cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất và
tinh thần và trong các mối quan hệ xã hội.
3
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG

Kỹ năng sống được hình thành và củng cố qua
quá trình thực hành và trải nghiệm của bản
thân.

Cần phân biệt kỹ năng sống với các kỹ năng
quan trọng khác được gọi là “kỹ năng của cuộc
sống ” mà con người trong quá trình trưởng
thành như đọc, đếm, các kỹ năng kỹ thuật và
thực hành,…


4
Tầm quan trọng của giáo dục
kỹ năng sống

Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan
hệ giữa con người và cách sống.

Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn
mực về văn hoá, xã hội, đạo đức và sự công bằng. Nâng
cao lòng tự tin, tự đánh giá đúng về khả năng tự hiểu
mình ở mỗi người.

Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển kỹ năng
tự điều chỉnh.
5
Tầm quan trọng của giáo
dục kỹ năng sống

Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác,
chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể.

Dạy cách cư xử phù hợp, có hiệu quả.

Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội,
kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con
người.

Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với
con người.


Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng
phó đối với trạng thái căng thẳng (Stress).
6
Mục đích GD kỹ năng sống

Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng
sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta
biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin
tưởng) thành hành động (cái cần làm và cách cần làm nó)
theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp
thời với những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của
xã hội. Họ thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây
dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có thể gây ra những
tổn hại về mặt sức khoẻ và đạo đức của mỗi người.
7
Mục đích GD kỹ năng sống

*Vì vậy mục tiêu của GD kỹ năng sống:

Nâng cao kiến thức và hiểu biết về giới tính, sức
khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục.

Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề
về sức khoẻ bản thân, phát triển ở họ những giá
trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến
một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có
trách nhiệm.


Khuyến khích hành vi có trách nhiệm của học
sinh để để ngăn ngừa tình trạng mang thai sớm,
sự lây truyền của các bệnh xã hội.
8
Mục đích GD kỹ năng sống

Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự
tin ở học sinh trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người
lớn.

Tạo điều kiện cho học sinh nhận biết được sự lạm dụng về
tình dục và cách xử trí với những vấn đề này.

Giúp các em biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn
những hành vi bất bình đẳng giới trong cộng đồng.

Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu
của các vấn đề xã hội như: Ma tuý, HIV/AIDS, mại dâm…
với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất
nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.
9
LỢI ÍCH CỦA GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG

Giáo dục kỹ năng sống sẽ
mang lại những lợi ích sau
đây:

Lợi ích về mặt sức khoẻ


Lợi ích về mặt giáo dục

Lợi ích về mặt văn hoá xã hội

Lợi ích về kinh tế, chính trị
10
LỢI ÍCH VỀ MẶT SỨC KHOẺ

Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức
khoẻ lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng.

Giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được
những nhu cầu để chúng phát triển.

Giáo dục kỹ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có
thể tự bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho mọi người trong
cộng đồng.

Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng môi truờng sống
lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh
thần và xã hội.
11
LỢI ÍCH VỀ MẶT GIÁO
DỤC

*Giáo dục kỹ năng sống sẽ có những tác động
tích cực đối với:
- Quan hệ giữa thầy, cô - trò; trò – trò; thầy, cô –
thầy, cô; thầy, cô - Cha mẹ HS.
- Tạo sự hứng thú trong học tập, sinh hoạt.

- Hoàn thành công việc của giáo viên một cách
sáng tạo và có hiệu quả.
- Đề cao vai trò chủ động, tự giác của học sinh và
vai trò chủ đạo của giáo viên.
12
LỢI ÍCH VỀ MẶT VĂN HOÁ XÃ HỘI

Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những
hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần
xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.

Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối
với học sinh được lớn lên trong một xã hội
văn hoá đa dạng, nền kinh tế phát triển và
thế giới là một mái nhà chung.
13
LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ

Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành
những phẩm chất mà các nhà kinh tế và
chính trị trong tương lai cần có.

Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách
tích cực nhu cầu và quyền học sinh, giúp các
em xác định được nghĩa vụ của mình đối với
bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng
cố sự ổn định chính trị của Quốc gia.
14
LỢI ÍCH
VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ


Phát triển ở học sinh những kỹ năng xác định giá trị,
cách giải quyết, phân tích, đánh giá và lường trước
những vấn đề liên quan đến sức khoẻ và môi trường.

Nâng cao khả năng tự nhận thức, tự đánh giá bản
thân và tính tự tin ở học sinh trong quan hệ với bạn bè
và những người xung quanh.

Kiên quyết gạt bỏ những thói quen có hại cho sức
khoẻ và vệ sinh môi trường, khuyến khích những
hành vi có tinh thần trách nhiệm trước sức khoẻ cá
nhân và cộng đồng.
15
Vì sao cần tiếp cận phương pháp
giáo dục kĩ năng sống

Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống giúp cho mỗi
người phát triển các kĩ năng cá nhân và xã hội mà họ
cần để giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những
người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng
tạo.

Tiếp cận kỹ năng sống cũng giúp cho mỗi người có
khả năng làm chủ tình cảm và xúc cảm của mình.

Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống làm cho người ta
hiểu rằng có một khoảng cách giữa kiến thức và hành
vi của con người.
16

Vì sao cần tiếp cận phương
pháp GD kĩ năng sống

Vì vậy, nếu chỉ chú ý tiếp thu kiến thức thì con người có thể nhận
được những thông tin, nhưng lại ít ảnh hưởng đến hành vi.

Ngược lại nếu có được những kĩ năng sống thì sự tác động lên cuộc
sống của họ sẽ tích cực. Khi những kĩ năng của mỗi người phát
triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng sẽ tăng theo.

Điều này rất quan trọng vì sự tự trọng là một nhân tố trong việc
quyết định hành vi của mỗi người, đặc biệt đối với việc duy trì lối
sống lành mạnh và có trách nhiệm trước sức khoẻ bản thân và cộng
đồng.

Tạo sự tương tác và vai trò tham gia của các đối tượng, dựa vào
kinh nghiệm sống và nhu cầu của họ.
17
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
KỸ NĂNG SỐNG

Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống:

+ Động não.

+ Thảo luận nhóm.

+ Kể chuyện.

+ Đóng vai


+ Giải quyết tình huống.
18
MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC
VẬN DỤNG TRONG TRƯỜNG HỌC

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng xác định giá trị

Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng kiên định

Kỹ năng đặt mục tiêu
19
KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Giao tiếp là hoạt động thường xuyên của con người. Kỹ
năng Giao tiếp sẽ giúp ta cởi mở, chân thành, lịch sự, tôn
trọng, quan tâm đến người khác, biết lắng nghe và hiểu
được người khác.

Cần rèn luyện cho học sinh sử dụng kỹ năng này trong
công tác truyền thông giáo dục vệ sinh môi trường ở
trường học và cộng đồng cũng như trong cuộc sống của
các em. Sau khi học xong phần này học sinh sẽ:
20
KỸ NĂNG GIAO TIẾP


Nhận thức rõ được tầm quan trọng
của kỹ năng giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày.

Có khả năng giao tiếp có hiệu quả.

Có thể đánh giá được mặt tốt và
chưa tốt của bản thân.
21

Một số điểm cần lưu ý để giao tiếp đạt
hiệu quả cao:

Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi
giao tiếp.

Tự đặt mình vào địa vị của người khác.

Chăm chú lắng nghe khi đối thoại.

Lựa chọn cách nói sao cho ngôn ngữ
của mình phù hợp với đối tượng.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
22
KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, động tác để
tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác trong giao
tiếp.


Bí quyết của sự thành công trong giao tiếp chính
là sự chân thành, luôn tìm ở người khác những
điểm tốt hơn mình để học tập.

Luôn vui vẻ, hoà nhã trong giao tiếp.
23
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Kỹ năng xác định giá trị nhận thức là kỹ năng xác định
những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến, đạo đức, thái
độ mà mình cho là quan trọng, là đúng đắn để hành động
theo hướng đó.

Kỹ năng xác định giá trị nhận thức ảnh hưởng đến quá
trình ra quyết định của mỗi người.
24
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ
TRỊ

Đối với học sinh, kỹ năng này nhằm giúp
học sinh:

Hiểu rõ giá trị là những niềm tin, chính
kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và
hành vi của mỗi người.

Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành
kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và
biết tôn trọng giá trị của người khác.
25

KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

Trong cuộc sống mỗi ngày một người có thể phải ra
nhiều quyết định. Tuỳ theo tình huống xảy ra, người ta
phải lựa chọn ra một quyết định nhưng đồng thời cũng
phải ý thức được các tình huống có thể sẽ xảy ra do sự
lựa chọn của mình. Do đó cần phải cân nhắc thận
trọng những quyết định, lường trước được những hậu
quả trước khi ra quyết định của mình là đúng, hợp lí.

×