Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Trường THPT Trần Bình Trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.7 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
<b> ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA </b>


<b> TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 </b>
<b> MÔN: Ngữ Văn 12 </b>


( Đề gồm 02 trang )
<b>I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b> Đọc đoạn trích:</b>


<b> GỬI CON</b>
<b> …..</b>


<i> </i> Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.


Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
…..


Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui


Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại


Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao


Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình cịn thấp
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.



Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ
Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay


May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may
Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều – những điều có nghĩa của trái tim.


Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù
chẳng được trả công.


<i> …..</i>


Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa
Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:


Con người – sống để yêu thương.


<i> ( Theo Bùi Nguyễn Trương Kiên, Ru con một thuở, NXB Văn hóa- Văn nghệ, 2015) </i>
<b>Thực hiện các yêu cầu sau:</b>


<b>Câu 1.</b> Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
<b>Câu 2.</b> Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa các câu thơ sau:


<i> </i>“Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng.
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu.


Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.<i><b>”.</b></i>


<b>Câu 3.</b> Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:



<i> </i>“ Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại


Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa
Chẳng sao


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2
Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.<i>” </i>


<b>Câu 4</b>. Thơng điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm):</b>


Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở
phần Đọc hiểu:


“Và hãy tin vào điều có thật:


Con người – sống để yêu thương<i>.”</i>
<b>Câu 2 (5,0 điểm):</b>


Trong truyện Vợ chồng A Phủ,nhà văn Tơ Hồi đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng
đi” ở hai đoạn văn sau:


<b>Đoạn 1: </b>


“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn
nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em
yêu người nào, em bắt pao nào... Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không
nghe tiếng sáo nữa... ”



<b>Đoạn 2: </b>


“...Mị đứng lặng trong bóng tối.


Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy
xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:


A Phủ cho tơi đi.


A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
Ở đây chết mất....


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3
<b> ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA </b>


<b> TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 </b>
<b> MÔN: Ngữ Văn 12 </b>


<b>I.ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)</b>
<b>Câu 1. </b>


Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm.
<b>Câu 2. </b>


Ý nghĩa các câu thơ: Người cha muốn nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Cần
giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi từ chối cũng là một cách giúp đỡ. Học cách
giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.


<b>Câu 3. </b>



Vì sao tác giả cho rằng: “Tiến bước mà đánh mất mình. ... Để biết mình chưa cao”


Bởi vì: Cuộc sống của mỗi người ln cần có ước mơ, khát vọng, nỗ lực vươn lên và phải biết khẳng
định mình. Tuy nhiên, “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, khơng vì vật chất,
danh lợi bản thân mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá. Điều cần thiết là “tiến” và “ngước lên” để biết
“lùi”, biết “nhìn xuống”, biết nhìn nhận, suy ngẫm, đánh giá về chính mình để giữ gìn nhân cách. Đó
là cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.


<b>Câu 4. </b>


Học sinh có thể chọn một trong những thơng điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản thân
về thơng điệp ấy:


– Chúng ta cần biết giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp đỡ ấy phát huy giá trị tốt
đẹp.


– Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình.
– Bình tâm trước những vấn đề được- mất, thăng tiến bằng chính tài năng của mình và ln giữ gìn
đức độ, nhân cách.


– Cuộc sống ln cần có tình u thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại.
(HS trả lời một trong số các thông điệp được 0,5 điểm, trình bày suy nghĩ: 0,5 điểm)


<b>II. LÀM VĂN. (7,0 điểm) </b>


<i><b>Câu 1: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4
Có đủ ba phần câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân



đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: </i>sống để yêu thương.
<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận </i>


Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều
cách nhưng phải làm rõsống để yêu thương. Có thể triển khai theo hướng<i>: </i>


* <i>Giải thích:</i> Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân trọng… con
người. Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người.


<i>* Bàn luận: </i>


- Sống yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu mn vẻ. Đó là sự cảm thơng, quan tâm, giúp đỡ
những người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức…
Sống yêu thương cuộc sống sẽ đẹp đẽ hơn.


– Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương được nhận
bình yên và hạnh phúc. Người được nhận yêu thương là nhận được rất nhiều.


- Cuộc sống không có u thương sẽ vơ cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những hiện tượng sống
thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay. Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, tấm lòng yêu
thương, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của
nhân loại!


* Bài học nhận thức và hành động


- Ý kiến trên là bài học về cuộc sống: sống để yêu thương.
- Hãy học cách sống chân thực và lịng u thương.
d. Chính tả, ngữ pháp



Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.


<i>e. Sáng tạo </i>Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
<b>Câu 2: </b>


<i>a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: </i>Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài
kết luận được vấn đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5
<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: </i>Thí sinh triển khai theo nhiều cách nhưng cần


vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ
bản sau:


<i>* Giới thiệu khái qt về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích </i>


* Giới thiệu nhân vật Mị: người con gái miền cao trẻ trung, xinh đẹp, tài hoa, hiếu thuận. Vì món nợ
truyền kiếp, Mị đã bị bắt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, tràn
đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần.


<i>* Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên</i>
* Đoạn 1:


- Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí đêm tình mùa xn đang về, tâm trạng Mị
có sự thay đổi. Từ kiếp sống nơ lệ, cam chịu, Mị muốn đi chơi. Đúng lúc đó, A Sử về và trói đứng Mị
suốt đêm trong buồng tối, Mị vùng dậy như khơng biết mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo tiếng
sáo. Đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị và khát vọng
vượt thoát khỏi hiện thực.



* Đoạn 2:


- Sau khi cắt dây trói cho A Phủ và thấy A Phủ băng đi trong đêm tối, Mị đã nghĩ đến mình bèn băng
đi, chạy theo A Phủ để trốn khỏi Hồng Ngài. Đó là sự phản kháng mạnh mẽ: tình thương, sự đồng
cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt...đã thơi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thốt
cho cuộc đời mình.


<i>* Nhận xét về khát vọng sống của nhân vật. </i>


<i>- </i> Cả hai đoạn văn đều tập trung làm nổi bật khát vọng sống chân chính của nhân vật: Đó là khát
vọng giải thốt khỏi kiếp nơ lệ, khát vọng được sống tự do, sống trong tình yêu, hạnh phúc;


- Nếu khát vọng đó ở đoạn 1 chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng và cũng nhanh chóng
bị nghịch cảnh chi phối thì ở đoạn 2 nó đã chuyển hố thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt của
nhận vật;


- Vì vậy nhân vật Mị hiện lên khơng chỉ có khát vọng sống cao đẹp mà còn thể hiện ở tinh thần phản
kháng, đấu tranh để được thốt khỏi nơ lệ, về với cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6
<i>d. Chính tả, ngữ pháp: </i>Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 7
Website <b>HOC247</b> cung cấp một môi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thơng minh</b>,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>
<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I. Luyện Thi Online</b>



-<b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


-<b>Luyện thi vào lớp 10 chuyên Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên
khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.</b> <b>Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>


-<b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS


THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


-<b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân mơn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành


cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. </i>


<i>Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đôi


HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
<b>III. Kênh học tập miễn phí</b>


-<b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả


các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.



-<b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi


miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng
Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
  • 3
  • 377
  • 0
  • ×