Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tuổi "đầy" theo năm tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.83 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

n

gười ấy là ông Lê Văn Qúy,
quê gốc ở Hưng Yên nhưng
sinh ra và lớn lên ở Hà nội.
Đã qua tuổi 76 và ít ai biết rằng, ơng


đã có thâm niên 50 năm hành nghề
khắc bút ở nơi này.


Đồ nghề của ơng cũng đơn giản và
bình dị như chính cuộc đời của ơng


vậy. Đó chỉ là một chiếc bút khắc
bằng sắt tự chế, vài chiếc bút mực và
tuốc nơ vít, tất cả được gói gọn trong
chiếc hộp sắt nhỏ bé. ngày nào cũng
vậy, cứ khoảng 8 giờ sáng đến 6 giờ
chiều người ta lại thấy ông Qúy bên
gốc đa xù xì. Giữa dịng người tấp
nập lại qua, ông vẫn cần mẫn, tỉ mỉ
với từng nét bút, đường khắc để tạo
nên những dòng chữ tròn trịa và
mềm mại hay những thắng cảnh Hà
thành như tháp Rùa, cầu thê Húc,
chùa Một cột… lên những chiếc bút,
bật lửa, điện thoại hay bức tranh sơn
mài.


Đến gặp ông một buổi chiều đông,
may vào lúc vắng khách nên tôi mới
có dịp trị chuyện. trước khi chọn
nghề khắc bút, ông Qúy đã từng là


một anh chàng đóng giày nhưng


tUổi “ĐầY” tHEO năM tHÁnG



nGƯời Dân Hà tHànH


KHƠnG cịn Lạ LẫM Gì Với


HìnH ảnH cỤ ƠnG cần


Mẫn KHắc Bút DƯới câY


ĐA MấY tRăM tUổi ở Đền


Bà KiệU. Hơn 50 năM QUA,


nGƯời Đàn ÔnG ấY Đã


KHắc HọA nÊn BAO Bức


tRAnH tÔ ĐẸP cHO Đời.



Văn HóA - nGHệ tHUật


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngày đó ít người đi giày nên ông
chẳng kiếm được bao nhiêu. Một
ngày lang thang, chàng thiếu niên
ấy bỗng thấy người ta tụm ba tụm
bảy, tò mò xem một người trung tuổi
khắc bút. Khơng hiểu sao, ơng thấy
thích thú đến lạ và quyết tâm học
cho bằng được nghề khắc bút. Dần
dần, chính vì chữ đẹp lại cộng với đơi
bàn tay tài hoa, ngày càng có nhiều
người tìm đến ơng.


Dưới bóng cây đa rậm rạp, râm mát
ta như có cảm giác khơng gian lắng


đọng, thời gian ngừng trôi. tưởng


chừng như có hình ảnh xưa cũ xa
xăm nào đó lạc vào giữa phố xá
đông đúc, tất bật. Ông đăm chiêu
nhớ lại: “Vào những năm 60 - 70 của
thế kỷ trước, khắc bút được xem là
một nghề thời thượng. Lúc ấy, chiến
tranh, loạn lạc, người ta cần một
món đồ, một vật phẩm để tặng nhau
làm kỷ niệm. thời đó, trước khi ra
chiến trường, những anh bộ đội trẻ
thường mua bút mực Hồng Hà để
khắc cái chữ làm kỉ niệm, đề tên, quê
quán, ngày tháng nhập ngũ… Lúc


ấy, tơi ln bận rộn”. thời hồng kim,
đôi bàn tay ấy đã trở thành “chiếc cần
câu cơm” ni cả gia đình.


50 năm, bên gốc đa xù xì, ln tỏa
mát cả ngơi đền Bà Kiệu, ông Qúy
đã chứng kiến không biết bao nhiêu
đổi thay, chuyển mình của thủ đơ
và cả những thăng trầm trong chính
cái nghề khắc bút. Khách ngày càng
thưa vắng. nếu như ngày xưa những
khách hàng quen thuộc là những
anh bộ đội chuẩn bị nhập ngũ, thì
giờ đó là những người cựu chiến


binh. Họ mua tranh sơn mài, mua


bút nhờ ông khắc để tặng đồng đội
hay mừng thọ. Một số khách du lịch
nước ngoài đi qua nghe tiếng cũng
đến nhờ ông khắc lên vật phẩm
để mang về làm quà lưu niệm. thi
thoảng có một chàng trai, cơ gái sắp
đi xa hoặc muốn tặng quà kỉ niệm
cho ai đó mới mua vật dụng đến
nhờ ông khắc chữ hay những thắng
cảnh Hà nội. tuy nhiên, có những
dịp ông làm không xuể như ngày lễ
tình nhân, khai giảng năm học mới
hoặc mồng 8/3, 20/10… Dịp đại lễ


vừa qua, khách đến Hà nội nhiều và
cũng có nhiều người biết tiếng đã
tìm đến ông. những lúc rảnh rỗi, ông
thường ngồi uống trà, hàn huyên
với ông bạn trông coi đền Bà Kiệu và
những bà bán nước.


“nghề chơi cũng lắm công phu!”
50 năm cầm bút với hàng chục
ngàn sản phẩm cho biết bao người
nhưng dường như người nghệ sĩ ấy
vẫn chưa bằng lịng với chính mình.
“cách đây 4 - 5 năm, có một chàng
sinh viên ngành Hán nơm có đến


gặp và xin ông dạy khắc chữ, nhưng
được mấy hơm thì cậu ta một đi
khơng quay lại”. Đơi mắt nhìn xa xăm
cùng với những nếp nhăn xô lại, ông
Qúy ngậm ngùi.


tôi mạn phép hỏi một ngày như
vậy, ơng kiếm được bao nhiêu? Ơng
mỉm cười: “nếu để sống được bằng
nghề này thì khó lắm, chỉ xem là thú
vui thôi. ngày nhiều nhất cũng chỉ
được khoảng 40-50 nghìn đồng, có
khi cả ngày cũng chẳng có ai, nhưng
giờ bảo tơi ở nhà thì chắc tơi không
thể nào chịu được. Khắc bút là giữ
lại nét văn hóa xưa của người Hà
nội, tôi thấy vui vui và cuộc đời của
mình thêm có ý nghĩa”. Hiện tại, ơng
ở cùng vợ trong một ngôi nhà nhỏ
ở phường Phúc tân, cịn bốn người
con của ơng đều cơng tác ở nước
ngồi. Số tiền khắc bút cũng chỉ giúp
ông tiền nước nôi và tập thể dục
hàng tháng. 50 năm với một nghề
tao nhã, có lẽ điều ơng cảm thấy có
ý nghĩa nhất là qua những chiếc bút
khắc của mình, một số gia đình liệt
sĩ đã tìm được phần mộ của người
thân.



cuộc sống cứ trôi và tuổi ông cứ “đầy”
theo năm tháng. Một ngày kia, bên
gốc đa này hình bóng thân thuộc ấy
sẽ khơng cịn. nét đẹp văn hóa Hà
thành sẽ có cịn khơng hay vĩnh viễn
theo ơng đi về nơi xa khi mà hiện tại,
ngồi ơng ra có mấy người vẫn cịn
theo đuổi cái nghề khắc bút?


nGUYễn DUY
Văn HóA - nGHệ tHUật


53


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×