Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ người dùng tin: nghiên cứu tại phòng dịch vụ thông tin tổng hợp, VNU-LIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.84 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGƯỜI DÙNG TIN: NGHIÊN CỨU TẠI PHÒNG DỊCH VỤ </b>


<b>THÔNG TIN TỔNG HỢP, VNU - LIC</b>



<b>Vũ Thị Thanh Mai</b>

<b>*1</b>


<b>Tóm tắt: Hiện nay, trong cơng cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự </b>
<i>phát triển của khoa học, cơng nghệ... thì nhu cầu tìm hiểu, khai </i>
<i>thác thơng tin của xã hội ngày càng lớn. Điều đó đặt ra vấn đề </i>
<i>cần phải vận dụng chính thành quả của khoa học vào việc nâng </i>
<i>cao vai trò của thư viện. Từ lý do nêu trên, bài viết đề cập đến </i>
<i>đánh giá điểm mạnh và thách thức của tri thức số trong công tác </i>
<i>phục vụ bạn đọc tại phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp (Phịng), </i>
<i>Trung tâm Thông tin - Thư viện (Trung tâm/LIC), Đại học Quốc </i>
<i>gia Hà Nội (ĐHQGHN/VNU), từ đó gợi mở một số giải pháp cải </i>
<i>thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dùng tin.</i>


<b>Từ khóa: Tri thức số; Cơng tác phục vụ bạn đọc; Phục vụ người </b>
<i>dùng tin; Công nghệ thông tin; sách điện tử; Học liệu số.</i>


<b>1. KHÁI QUÁT HỌC LIỆU SỐ, TRI THỨC SỐ</b>



<b>Học liệu số:</b> Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts
Institute of Technology – MIT) bắt đầu xem xét phương thức sử dụng
nguồn lực Internet trong việc thực hiện sứ mạng giáo dục và nâng
cao tri thức cho sinh viên. Đến năm 2000, dự án Học liệu mở (Open
Courseware – OCW) được đề xuất, và một năm sau đó, MIT chính thức
thơng báo trên tờ <i>The New York Times</i> về OCW của mình và khái niệm
“Học liệu số” chính thức được khai sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đến năm 2015, mục tiêu đầy tham vọng của MIT đã đạt được, theo
thống kê, MIT đã xuất bản 2.260 học liệu môn học, với 1 tỉ lượt người


xem, 175 triệu lượt người truy cập trên khắp thế giới, 100 học liệu môn
học dưới dạng video, 900 học liệu môn học cũ đã được cập nhật mới, và
xây dựng thêm hai học liệu mở khác là dành cho học giả và học liệu mở
dành cho nhà giáo dục. Đó là một con số khổng lồ đối với một dự án


học liệu mở đầu tiên trên thế giới trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên số
hoàn toàn mở và miễn phí. Từ đó, MIT đã đưa ra một khái niệm về học
liệu số như sau: “Học liệu số là sự xuất bản dựa trên nền tảng tồn bộ nội
dung các mơn học của MIT ở quy mô lớn nhằm tạo ra một phương thức
tiếp cận mới trong việc chia sẻ nguồn tri thức mở” [2, tr.51].


Học liệu số được ra đời cùng với mục đích của học liệu mở và được
vận hành vào tiện ích của cơng nghệ thơng tin. Học liệu số được xây
dựng nhằm mục đích phục vụ rộng rãi nhu cầu học tập, nghiên cứu
khoa học của sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên.


Với lĩnh vực giáo dục, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư
21/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực ngày 23/10/2017) quy định ứng dụng cơng nghệ
thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho
giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành thì học liệu số được quy định như sau: “Học liệu số (hay
học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và
học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham
khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ
liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm
dạy học, thí nghiệm mơ phỏng và các học liệu được số hóa khác” [1].


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thức đóng vai trị tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát
triển của văn minh nhân loại.



Theo Trần Đình Liên (1998) cho rằng: “Tri thức là những hiểu biết
có mức độ khái quát nào đó, về các mối quan hệ giữa các thuộc tính,
các sự vật, hiện tượng mang tính “quy luật” ở chừng mực nhất định mà
con người thu được qua từng trải kinh nghiệm, qua phân tích số liệu
hay nghiên cứu, lý giải, suy luận” [7].


Tri thức được tạo nên từ thông tin, giống như thơng tin được hình
thành từ dữ liệu. Thơng tin trở thành tri thức thơng qua các q trình sau:


• So sánh (Comparison): thơng tin về hồn cảnh hay sự việc này
so với hoàn cảnh và sự việc khác mà chúng ta đã biết.


• Đúc rút (Consequense): những bài học gì mà thơng tin mang lại
sẽ hỗ trợ cho các quyết định và hành động của chúng ta.


• Kết nối (Connection): tri thức này liên hệ với tri thức khác như
thế nào.


• Hội thoại (Conversation): những người khác nghĩ gì về thơng
tin này.


Trong quản trị tri thức, cách phân loại tri thức phổ biến nhất là
phân chia tri thức thành tri thức ẩn và tri thức hiện.


• Tri thức ẩn được lưu trữ trong bộ não của con người.


• Tri thức hiện được lưu trữ trong các tài liệu và các phương tiện
lưu trữ (ngoài bộ não của người) như sách vở, hoặc ẩn trong các thiết
bị, sản phẩm, quy trình, dịch vụ và hệ thống.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mà những người quan tâm có thể tiếp cận dễ dàng và thực hiện theo
nếu muốn.


Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet đã có những tác động to lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội, trong đó có thư viện. Sự xuất hiện của máy tính điện tử và hệ
thống mạng đã làm thay đổi phương thức tạo lập và phổ biến thông tin
trong các cơ quan thông tin thư viện. Trong quá trình phát triển khơng
ngừng của cơng nghệ, các kho tài liệu truyền thống của thư viện được
số hóa, tổ chức và phục vụ tài liệu số cho người dùng tin. Kho dữ liệu
số của thư viện không chỉ chứa tồn bộ dữ liệu của thư viện đó mà cịn
mở rộng, kết nối, liên thơng, cung cấp truy cập tới các kho dữ liệu nằm
tại các thư viện khác (hay cơ sở dữ liệu khác) ở nơi khác trong phạm vi
quốc gia đó và mở rộng trên phạm vi toàn cầu.


Sự ra đời của tri thức số, học liệu số được ra đời và cải thiện không
ngừng để thỏa mãn nhu cầu đọc, đáp ứng nhu cầu hiểu biết vô tận,
tiếp nhận tri thức, học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, xử lý các công việc và
ra quyết định.


<b>2. KHÁI QT VỀ PHỊNG DỊCH VỤ THƠNG TIN TỔNG HỢP, TRUNG TÂM THÔNG TIN </b>


<b>- THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (ĐHQGHN)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tin Tổng hợp vốn tài liệu của thư viện được khai thác với lưu lượng lớn
đối với cả tài liệu in và tài liệu số. Từ đó nhân viên thư viện có thể tìm
hiểu và nắm bắt được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính
điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư viện.


Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 đã, đang và
sẽ tạo cho thư viện một số thuận lợi nhưng cũng có một số khó khăn


trong việc nắm bắt nhu cầu của bạn đọc khi ứng dụng tri thức số.


<b>2.1. Điểm mạnh</b>


Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp đã được Trung tâm tự động
hóa tồn bộ chu trình thư viện truyền thống, ứng dụng các công nghệ
RFID, mượn trả sách tự động 24/7, an ninh thư viện, camera giám sát,
phịng học nhóm, các thiết bị nghe nhìn hiện đại, đổi mới cảnh quan thư
viện, tiện ích thư viện, phủ sóng wifi tồn bộ các phòng đọc thư viện.


Thời gian vừa qua, bên cạnh việc duy trì 100% thời gian mở cửa
phục vụ theo quy định, Phòng còn tham gia rất nhiều công việc như
phát triển tài nguyên số và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) mơn học.
Trong đó, việc hướng dẫn sinh viên cài đặt và sử dụng app Bookworm
- ứng dụng đọc mượn tài liệu số bằng các thiết bị di động là một nhiệm
vụ mới của Trung tâm và cũng là của Phòng. Cụ thể như sau:


Bảng 1: Kết quả hoạt động


của Phòng Dịch vụ Thông tin Tổng hợp năm 2019


<b>Nội dung hoạt động</b>

<b>Kết quả</b>



1. Hướng dẫn, truyền thông thư viện



Hướng dẫn SV, HS sử dụng thư viện

4.100 SV



Hướng dẫn cài đặt BW

1.277 ID



Đăng bài trên blog

4.828 bài




Chia sẻ trên mạng xã hội, trên G+:

3.800 lượt



Like và share nguồn tài liệu số của Trung tâm

2.650 lượt



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thu thập tài liệu từ đơn vị đào tạo Trường Đại học Kinh tế, Trường



Đại học Công nghệ để số hoá

08 file mềm

690 cuốn;



Rút chọn tài liệu trong kho để số hoá

465 cuốn



Xây dựng cơ sở dữ liệu môn học Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại



học Công nghệ

873 mã môn



Kết quả bảng trên cho thấy, ngồi cơng việc chun mơn hằng
ngày phục vụ bạn đọc đến sử dụng không gian thư viện và mượn, trả
tài liệu, Phòng còn triển khai rất nhiều công việc khác và đều đạt kết
quả đáng khích lệ bởi khơng chỉ hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ mới
được giao, Phịng cịn góp phần vào sự hài lòng của bạn đọc với tỉ lệ
đạt hơn 90% bạn đọc hài lòng khi tham gia khảo sát chất lượng phục
vụ của Trung tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Internet đã giúp các thư viện có thể đẩy đi xa hơn truy cập toàn cầu
tới các tài nguyên tri thức và các cơ sở dữ liệu khắp trên thế giới với
khung thời gian 24/7. Trung tâm Thơng tin Thư viện ĐHQGHN nói
chung và Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp nói riêng đã khai thác
khả năng của trung tâm thi thức số là “mang thế giới ảo (mạng) và thế
giới thực (máy móc) xích lại gần nhau” [3], cung cấp dịch vụ trực tuyến
với nhiều tiện ích đến bạn đọc: từ đăng ký thẻ, thực hiện tra cứu, nhận


tư vấn, đọc và sử dụng thông tin, tài liệu…


<b>2.2. Một vài hạn chế, thách thức và gợi ý giải pháp</b>


Có thể thấy, công tác phục vụ bạn đọc hay công tác tổ chức phục
vụ tài liệu cho bạn đọc là một hoạt động cốt lõi của thư viện. Trong cách
mạng công nghệ 4.0 cùng với tiến bộ khoa học cơng nghệ đã đặt ra cho
Phịng nhiều thách thức, khó khăn. Bài viết đề cập đến một số hạn chế
và gợi ý một số giải pháp cơ bản sau:


<i><b>2.2.1. Hạn chế, thách thức</b></i>


<b>Một là: </b>Hạn chế về cơ sở vật chất, hệ thống mạng, máy tính
Hiện tại, khơng gian Phòng bị thu hẹp hơn trước do sự phát triển
không ngừng của quy mô ĐHQGHN với sự thành lập của nhiều đơn
vị trực thuộc, trong khi Phòng không chỉ là nơi lưu giữ, quản lý thông
tin, tư liệu mà cịn phục vụ cơng tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của
đông đảo người dùng (hơn 40.000 cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh
viên, học viên). Hệ thống máy tính, mạng cịn thiếu và chưa đủ mạnh,
phân hệ đếm lượt bạn đọc và lưu thơng tài liệu đơi khi cịn bị lỗi làm
gián đoạn quá trình phục vụ bạn đọc…


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Một yếu tố khác, đó là để ứng dụng tri thức số vào phục vụ bạn
đọc ngoài yếu tố khách quan về bảo mật, tính bản quyền, quản trị
mạng, kiến thức về Internet, những hiểu biết về mơ hình thư viện hiện
đại cũng là yếu tố ảnh hưởng và cần được xem xét trong giải pháp
nâng cao hiệu quả phục vụ thư viện số.


Thực tế, việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc có một ý nghĩa
rất quan trọng trong hoạt động thơng tin thư viện, bởi vì nếu nắm bắt


được từng loại nhu cầu của từng đối tượng thì sẽ tạo ra nguồn thông tin,
tổ chức được các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thiết kế hệ thống thông
tin hiện đại phù hợp với nhu cầu bạn đọc và như thế hoạt động thông
tin của thư viện mới đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa
học cao. Từ những hạn chế nêu trên, bài viết gợi mở một số chính sách
cải thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dùng tin dưới đây:


<i><b>2.2.2. Gợi ý giải pháp</b></i>


<b>Một là:</b> Cần cải tạo, mở rộng không gian thư viện đồng thời nâng
cấp, bổ sung kịp thời hạ tầng công nghệ và thiết bị công nghệ như mạng
cáp quang, wifi, máy tính, máy trạm, đầu đọc mã vạch, phần mềm...
Đồng thời bổ sung, cập nhật thường xuyên các loại hình tài liệu in, tài
liệu số phù hợp với chương trình học tập, nghiên cứu của bạn đọc.


<b>Hai là:</b> Phương thức hoạt động của thư viện cần luôn luôn đổi
mới. Cách mạng công nghệ 4.0 trước tốc độ đổi mới của khoa học cơng
nghệ buộc Phịng cần thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ và đa dạng
cách thức phục vụ người dùng tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Bốn là:</b> Xây dựng được nguồn lực thông tin phong phú, đặc biệt là
xây dựng bộ sưu tập số với một hệ thống các cơ sở dữ liệu cùng với các
siêu dữ liệu (metadata) có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Để xây dựng bộ sưu tập số, tri thức số phục vụ bạn đọc cần phát
triển học liệu số, đa dạng hóa các loại hình tài liệu số (sách, báo, tạp chí,
âm thanh, hình ảnh, video, đa phương tiện…); các dữ liệu về người
dùng (hồ sơ người dùng, thói quen sử dụng, lịch sử sử dụng dữ liệu)…
Bên cạnh đó, sáng tạo để tái cấu trúc hệ thống dữ liệu – công nghệ -
nhân lực của thư viện…để biến các kho dữ liệu đa dạng và phức tạp
kia trở thành các kho tri thức số nhằm quản trị và phục vụ hiệu quả


người dùng tin trong công cuộc chuyển đổi số.


<b>Năm là:</b> Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên
Để phục vụ bạn đọc nguồn tri thức số đạt hiệu quả cao thì không
chỉ cải thiện hệ thống công nghệ thông tin mà cần nâng cao trình độ
chun mơn cho cán bộ thư viện, trong đó bao gồm cả kỹ năng giao
tiếp với bạn đọc. Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ
về kỹ năng giao tiếp với bạn đọc nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ
trương tối ưu hóa nguồn nhân lực cán bộ hiện nay thường xuyên luân
chuyển giữa các phịng, cán bộ mới khơng kịp thời nắm rõ các quy
định phục vụ và các kỹ năng giao tiếp với bạn đọc.


Bên cạnh đó cần thường xuyên cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ,
nâng cao kỹ năng ứng dụng cơng nghệ, sử dụng phần mềm, tiện ích
của cơng nghệ trong phục vụ thư viện số cho cán bộ, chuyên viên
thông qua các lớp tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin, quản trị
trong thời đại Cơng nghệ 4.0.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đối với Phịng Dịch vụ Thông tin Tổng hợp việc ứng dụng tri thức số
trong cơng tác phục vụ bạn đọc vừa có những điểm mạnh và những
điểm hạn chế nhất định... Từ những phân tích này Phịng mạnh dạn
đề xuất với Trung tâm các giải pháp nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, hạ
tầng công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động của thư viện, tăng
cường công tác phối hợp các đơn vị đào tạo và xây dựng được nguồn
lực thông tin phong phú, đặc biệt là xây dựng bộ sưu tập số và nâng
cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên để đem lại dịch vụ thư
viện tốt nhất cho người dùng tin trong thời gian tới.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>




1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư Quy định ứng dụng công nghệ thông
<i>tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên </i>
<i>và cán bộ quản lý giáo dục, Số 21/2017/TT-BGDĐT, Ngày 23/10/2017, Hà Nội.</i>
2. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4-Cuộc các mạng của


<i>sự hội tụ tụ và tiết kiệm, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 51.</i>


3. Trương Minh Hòa (2017), Bàn về học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong
<i>đào tạo ngành Khoa học Thông tin – Thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam, </i>
Quản lý Thư viện, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TPHCM –


4. Phạm Thế Khang (2003), Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện
<i>công cộng // Công tác phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện công cộng: Kỷ yếu hội </i>
nghị, Lạng Sơn. Thư viện Quốc gia, NXB Tạp chí Thư viện Việt Nam, tr.12.
5. Phạm Thế Khang (2011), Cơ hội và thách thức của Thư viện Việt Nam // Kỷ


<i>yếu hội thảo 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin, NXB Đại học </i>
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20-26.


6. <i>Xây dựng thư viện hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các </i>


<i>trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại </i>
học, cao đẳng lần thứ nhất, NXB Đà Nẵng, 2008.


7. Trần Đình Liên (1998), "Tri thức là gì", Tạp chí Xã hội học, Số 4.


</div>

<!--links-->

×