Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) và sự tham gia của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.74 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN(AEC) </b>


<b>VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM </b>



<i><b>Nguyễn Thị Minh Phương</b></i>

<i><b>1</b></i>


<i><b>Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN </b></i>


<b>Tóm tắt </b>


Tự do hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bài viết nghiên cứu
sự tham gia của Việt Nam vào AEC trong lĩnh vực tự do hóa đầu tư thơng qua phân
tích:(i) các cam kết và việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong Hiệp định đầu tư toàn
diện ASEAN (ACIA); (ii) thực trạng quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN và
của Việt Nam;(iii) từ đó đưa ra một số cơ hội và thách thức mà AEC mang lại cho Việt
Nam từ góc độ tự do hóa đầu tư.


<b>Từ khóa: </b>Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ACIA, FDI, Việt Nam


<i><b>Abstract </b></i>


<i>Investment liberalisation plays an important role in building a single market and </i>
<i>production base in the ASEAN Economic Community (AEC). The paper examines the </i>
<i>Vietnam’s participation into the AEC from the perspective of investment liberalisation </i>
<i>through analysis of: (i) Vietnam’s commitments and her implementation of commitments </i>
<i>under the ASEAN Comprehensive Investment Agreement (ACIA); (ii) the current </i>
<i>situation of foreign direct investment in ASEAN and Vietnam; and (iii) opportunities and </i>
<i>challengesfor Vietnam from AEC’s liberalisation of investment. </i>


<i><b>Key words:</b></i> AEC, ACIA, FDI, Việt Nam



<b>Giới thiệu </b>


Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 với ba
trụ cột là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN
(APSC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 13 diễn ra ở Singapore vào tháng 11/2007 các nhà lãnh đạo ASEAN một
lần nữa khẳng định lại cam kết này, đồng thời quyết định đẩy nhanh quá trình thành lập
AEC vào 2015 và thông qua Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC
Blueprint), trong đó tự do hóa đầu tư được xác định là một trong những yếu tố quan trọng
để đạt được mục tiêu chung của Cộng đồng.


Hiện nay, các hoạt động về đầu tư trong ASEAN được điều chỉnh bởi Hiệp định
đầu tư tồn diện ASEAN (ACIA), có hiệu lực từ ngày 29/3/2012. ACIA là sự kế thừa và
điều chỉnh từ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN năm 1987 (AIGA) và


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998 nhằm phù hợp với điều
kiện mới và nhu cầu hội nhập trong tầm nhìn ASEAN 2020.


Mục tiêu của ACIA là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, mở cửa trong ASEAN được
thực hiện thông qua từng bước tự do hóa đầu tư; tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và các
khoản đầu tư của họ; cải thiện tính minh bạch và khả năng dự đoán của các quy tắc, quy
định và thủ tục đầu tư; xúc tiến, hợp tác tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thống nhất.


Các nguyên tắc trong ACIA theo đó bao gồm:


- Thúc đẩy tự do hóa, bảo vệ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư



- Đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại
ASEAN


- Tiếp tục duy trì quy tắc đối xử tối huệ quốc và đối xử ưu đãi giữa các thành viên
- Không hồi tố các cam kết đã đạt được trong AIA và AIGA


- Dành đối xử đặc biệt và ưu đãi cho các thành viên mới (LCMV)
- Dành sự linh hoạt cho các nước thành viên trong các vấn đề nhạy cảm
- Có sự đối xử nhân nhượng lẫn nhau giữa các nước thành viên


- Cho phép Hiệp định mở rộng phạm vi đối tượng sang các lĩnh vực khác trong
tương lai.


Hiệp định này hiện được áp dụng đối với các ngành sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khai khoáng và khai thác đá cùng các dịch vụ liên quan. Có
thể nói, ACIA có một số điểm mới và tiến bộso với hai hiệp định trước, đặc biệt ở phạm
vi điều chỉnh được mở rộng. ACIA ngay lập tức dành ưu đãi như nhau cho nhà đầu tư
ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN; trong khi đó AIA dành ưu đãi cho nhà
đầu tư ASEAN trước, sau đó mới đến nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN vào 2020. Các
lĩnh vực, dịch vụ có thể phát sinh trong tương lai cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của
Hiệp định. Những nỗ lực của ASEAN để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, ưu đãi
hơn được cho là sẽ giúp tăng hoạt động đầu tư nội khối cũng nhưthu hút thêm luồng vốn
đầu tư từ bên ngoài vào ASEAN.


<b>1. Các cam kết và việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trong </b>
<b>khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN </b>


<i><b>*Cam kết tự do hóa đầu tư và việc điều chỉnh luật cho phù hợp với cam kết </b></i>



Việt Nam cùng chung quan điểm với các nước thành viên ASEAN khác trong việc
tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa, thuận lợi và cạnh tranh nhằm thúc đẩy đầu tư nội
khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Luật Đầu tư được Quốc hội khóa XI, Kỳ
họp thứ 8, thơng qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật
Đầu tư nước ngoài năm 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 là một
bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một mơi trường đầu tư tự do, thơng thống, thuận
lợi và cạnh tranh hơn tại Việt Nam. Một số điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005 có thể kể
đến:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


thuận lợi nhất nếu có sự thay đổi về chính sách, pháp luật; áp dụng nguyên tắc “không
hồi tố” theo thông lệ quốc tế; áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế nếu điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật đầu tư trong
nước.


- Thủ tục gia nhập thị trường: Các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép
kinh doanh, điều chỉnh hoạt động đều được điều chỉnh theohướng ngày càng cởi mở và
thuận lợi hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư có giấy phép đầu tư thì khơng cần giấy
phép đăng ký kinh doanh nữa (trước đây là hai thủ tục khác nhau); Nhà đầu tư tự chịu
trách nhiệm về tính trung thực của dự án mà không cần đến sự thẩm tra của Nhà
nước,...Ngoài ra, các thủ tục đầu tư được quy định cụ thể trong Luật giúp rút ngắn thời
gian xin giấy phép đầu tư.


- Lĩnh vực đầu tư: Luật quy định rõ ba nhóm bao gồm lĩnh vực ưu đãi đầu tư; lĩnh
vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư
vào các lĩnh vực còn lại ngoài các lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện.


Có thể nói, những quy định của Luật Đầu tư (2005) đã mở rộng quyền tự chủ
trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, xóa bỏcác rào cản khơng phù hợp


với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam. Cùng với Luật Doanh
nghiệp được thơng qua và có hiệu lực thi hành vào 2006, đánh dấu một chặng đường 20
năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp luật về
đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế.Đối với một số lĩnh vực cụ thể mà trước đó đầu tư nước ngồi bị hạn
chế như ngân hàng, giáo dục - đào tạo,… Việt Nam cũng ban hành những văn bản pháp
luật mới nhằm điều chỉnh cho phù hợp với cam kết như Luật tổ chức tín dụng (2010),
Nghị định số 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, Nghị định số 73/2012/NĐ-CPvề hợp tác, đầu tư của nước ngoài
trong lĩnh vực giáo dục,…Trong lĩnh vực bán lẻ, Việt Nam nới lỏng các quy định về
kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với việc thành lập các cửa hàng bán lẻ của các doanh
nghiệp nước ngoài.Những điều chỉnh trên tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường
kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư,
phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định đầu tư trong khối ASEAN.


<i><b>* Danh sách bảo lưu của Việt Nam trong ACIA </b></i>


Tuy nhiên, cũng giống như các nước thành viên ASEAN khác, Việt Nam có một
danh sách bảo lưu đối với các quy định trong ACIA.Cụ thể như sau:


- Quy tắc Đối xử quốc gia và quy định về Quản lý cấp cao và hội đồng quản trị sẽ
không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến:


(1) Tuyển dụng người nước ngoài2. VD: Việt Nam quy định ít nhất 20% nhà quản
lý, điều hành, chuyên gia là người Việt Nam; mỗi doanh nghiệp được phép có ít nhất 3
nhà quản lý, điều hành, chuyên gia nước ngoài.


(2) Đầu tư gián tiếp3
,



(3) Việc thành lập, mua lại, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp/dự án đầu tư
nước ngoài, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc cấp giấy phép, hình thức pháp lý,


2<sub>Luật Lao động 2012, Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 111/2008/NĐ-CP, Nghị định 03/2006/NĐ-CP, Nghị định </sub>


34/2008/NĐ-CP.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


tham gia cổ phần, tổ chức, quản lý và thời hạn đầu tư4. Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngồi
phải có dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan hành chính nhà
nước để được cấp Giấy chứng nhận đầutư. Về hình thức pháp lý, nhà đầu tư nước ngồi
khơng được thành lập hợp tác xã (cooperatives).Về quản lý, báo cáo tài chính của nhà
đầu tư trong và ngoài nước là khác nhau.Về thời gian đầu tư tối đa cho một dự án đầu tư
nước ngoài là 50 năm.


(4) Doanh nghiệp nhà nước và việc quản lý, giám sát đầu tư từ ngân sách nhà
nước, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc tư nhân hóa, cổ phần hóa hoặc thối vốn
tài sản thơng qua chuyển nhượng hoặc thanh lý cổ tức hoặc tài sản của DNNN5


;
(5) Các lĩnh vực thuộc danh sách đầu tư có điều kiện6<sub>; </sub>


(6) Đối xử ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ7
;


(7) Bảo đảm an ninh lương thực8. VD: Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép
xuất khẩu lúa gạo từ 01/01/2011.



(8) Các điều kiện quy định trong giấy phép đầu tư được cấp trước khi có ACIA;
(9) Trường hợp các hoạt động giao cho doanh nghiệp chỉ định nay được tự do hóa
cho các doanh nghiệp khác, hoặc doanh nghiệp chỉ định không tiếp tục hoạt động trên cơ
sở phi thương mại;


(10) Các biện pháp liên quan đến đất đai, tài sản và tài nguyên thiên nhiên gắn liền
với đất, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc mua, sở hữu, cho thuê, chính sách về
sử dụng đất đai, quy hoạch đất đai, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất9. Ví dụ: tổ chức và cá nhân nước ngồi khơng thể sở hữu đất đai. Họ chỉ có thể
thuê đất trong thời gian thực hiện dự án đầu tư và phải có sự chấp thuận từ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.Thời gian thuê đất không quá 50 năm.


- Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong một số
lĩnh vực cụ thể trong phạm vi điều chỉnh của ACIA.


(1)Sản xuất công nghiệp: nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép sản xuất pháo,
lưới cá, vật liệu nổ, sản phẩm xuất bản, thuốc lá, xì gà, đồ uống có cồn, nước giải khát,
dầu bơi trơn, dầu mỡ, phân bón NPK, kính xây dựng, gạch từ đất sét, thiết bị sản xuất xi
măng và gạch, sản xuất thanh thép xây dựng D6-D32 mm, ống thép D15-D114 mm, tấm
mạ kẽm, mạ màu, ống huỳnh quang, bong dền, tàu chở hàng dưới 10000 DWT, tàu
container dưới 800TEU, tàu khách dưới 500 chỗ, sản xuất và cung cấp vật liệu nổ công
nghiệp dùng trong hoạt động dầu khí, sản xuất đường mía.Nhà đầu tư nước ngồi cũng
không được tham gia vào lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất khí cơng nghiệp như
oxy, nitơ, CO2, NaOH, thuốc trừ sâu thông thường, sơn thông thường, ống huỳnh quang,
sợi đốt bóng đèn; chế biến sữa, bia, đồ uống, các sản phẩm từ thuốc lá; chế biến và sản
xuất đường mía; phân phối axit sulphrit được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác.


(2) Nông, lâm nghiệp: Nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép ni trồng, sản
xuất, chế biến thực vật quý hiếm; chăn nuôi động vật hoang dã, quý hiếm và chế biến



4<sub>Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nghị định 139/2007/NĐ-CP. </sub>
5<sub> Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005 </sub>


6<sub> Luật đầu tư 2005, Nghị định 108/2006/NĐ-CP </sub>


7<sub>Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Kế hoạch phát </sub>


triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


cácloại thực vật, động vật này (bao gồm cả động vật sống và các sản phẩm được chế biến
từ động vật); khai thác rừng tự nhiên.


(3) Thủy sản: việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, hải sản, khai thác san hô, ngọc
trai tự nhiên không được tiến hành bởi nhà đầu tư nước ngoài. Các dịch vụ liên quan đến
ngành thủy sản bị hạn chế bao gồm các dịch vụ liên quan sản xuất lưới đánh cá, sửa chữa
bảo dưỡng tàu đánh cá, khai thác cá nước ngọt, kiểm định, kiểm sốt chất lượng sản
phẩm ni trồng và chế biến, chế biến và bảo quản thủy sản, đóng hộp thủy sản.


- Đầu tư trong các lĩnh vực nhạy cảm như dầu khí, khai thác khống sản quý hiếm
cần được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam10. Bao gồm:dịch vụ ứng dụng KHCN vào
sản xuất; kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa và duy trì các biện pháp cơng nghiệp và thiết bị
điều khiển; lưu trữ; cơ sở cung cấp; dịch vụ ăn uống cho khu vực xây dựng ngoài khơi;
cung cấp nguồn nhân lực, chế biến khí; cho thuê liên quan đến máy móc, thiết bị khác
bao gồm thiết bị chuyên dụng; dịch vụ liên quan cơ sở dữ liệu để nghiên cứu dầu khí,
nghiên cứu địa chất và khảo sát địa chấn; đánh giá rủi ro, bảo vệ và quản lý môi trường.


- Nhà đầu tư Việt Nam được ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất thiết bị nổ công


nghiệp, sản xuất xi măng, bê tông hỗn hợp, đá nghiền, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy.
Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong một số lĩnh vực như dịch vụ liên quan sản xuất
bao bì nhựa, bao bì PP, máy bơm nước phục vụ nơng nghiệp, săn bắt,…Ví dụ, tỷ lệ cổ
phần tối đa nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ: 30% đối với sản xuất máy bơm
nước phục vụ nông nghiệp, 49% đối với dịch vụ liên quan khai khoáng và khai thác đá
(51% từ 11/01/2010 và cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài từ
11/01/2012); 30% đối với dịch vụ liên quan đến việc gửi tàu biển thu mua hải sản, thuê
tàu và lao động đánh cá; 40% đối với dịch vụ liên quan chế biến cá trên tàu, và khai thác
hải sản; 49% đối với ngành sản xuất máy bay và sản xuất toa tàu, phụ tùng thay thế cho
tàu.


Có thể nói, Việt Nam đã cam kết và thực hiện nghiêm túc các cam kết đối với
AEC nhằm tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thuận lợi và cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, danh
sách bảo lưu của Việt Nam cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để xây dựng
một môi trường đầu tư thật sự tự do và bình đẳng. Trong tầm nhìn AEC sau 2015, việc
giảm dần dẫn tới xóa bỏ danh sách bảo lưu là một trong những nội dung cần được các
nước đàm phán để việc tự do hóa đầu tư trong khối ASEAN trở nên thực chất hơn. Theo
thông tin từ bộ Công Thương, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng các cơ sở pháp lý
để xem xét q trình xóa bỏ dần danh sách bảo lưu này theo ba gói.


<b>2. Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN và của Việt Nam </b>


<i><b>* Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN </b></i>


ASEAN là một điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.Trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN là khu vực tiếp nhận FDI nhiều nhất khi
tính trong tương quan về quy mơ kinh tế (GDP).Dịng vốn FDI rịng vào ASEAN có xu
hướng tăng, từ khoảng 42,5 tỷ USD năm 2005 lên hơn 84 tỷ USD năm 2007. Giá trị FDI
ròng hai năm tiếp theo giảm sút quay lại mức tương đương năm 2005 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, từ 2010, dịng vốn FDI đã tăng mạnh trở lại và


vượt quá 100 tỷ USD năm 2011. Đến 2013, con số FDI đạt hơn 122 tỷ USD.Tính tồn
giai đoạn 2005-2013, đầu tư nội khối chiếm một tỷ lệ khiêm tốn chỉ khoảng 15% trong


10<sub>Luật Đầu tư 2005, Luật Tài nguyên 2005, Nghị định 160/2005/NĐ-CP, Nghị định 07/2009/ND-CP, Nghị định </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


tổng giá trị FDI ròng vào ASEAN; còn lại 85% là đầu tư từ các nước ngoại khối vào
ASEAN.


<b>Hình 1: FDIrịng vào ASEAN, triệu USD </b>


<i>Nguồn: ASEAN FDI Statistics Database, tổng hợp đến ngày 01/08/2014 </i>
EU, Nhật Bản và Mỹ tiếp tục dẫn đầu trong việc cung cấp nguồn vốn FDI vào
ASEAN. Đặc biệt, trong giai đoạn 2005-2013, EU đóng góp 21,9% vào tổng FDI vào
ASEAN, tiếp theo là Nhật Bản với 14,3%, Mỹvới 8%. Đáng lưu ý là FDI từ Mỹ giảm
một cách tương đối trong khi FDI nội khối ASEAN tăng khá nhanh, trong đó Singapore
đóng vai trị chính trong việc cung cấp luồng vốn FDI nội khối này. Sau khủng hoảng,
luồng FDI từ Nhật Bản và Trung Quốc vào ASEAN có xu hướng tăng nhanh khiến hai
quốc gia này ngày càng trở thành những đối tác quan trọng về FDI trong khu vực. EU
vẫn duy trì ở vị trí số một trong đâu tư trực tiếp nước ngoài ở ASEAN song khoảng cách
với Nhật bản có xu hướng thu hẹp và năm 2012, FDI từ Nhật Bản lần đầu tiên vượt qua
FDI từ EU. FDI từ Mỹ khơng có xu hướng tăng mà thậm chí năm 2013 giảm mạnh, thấp
hơn FDI từ Trung Quốc vào ASEAN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8



<b>Hình 3: FDI ròng vào ASEAN theo nước tiếp nhận, % </b>


<i>Nguồn: ASEAN FDI Statistics Database, tổng hợp đến ngày 01/08/2014 </i>


<b>Hình 4: FDI ròng vào ASEAN theo nước tiếp nhận,triệu USD </b>


<i>Nguồn: ASEAN FDI Statistics Database, tổng hợp đến ngày 01/08/2014 </i>
Nhìn chung, cơng nghiệp chế biến chế tạo và tài chính là những lĩnh vực hấp dẫn
nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Tuy nhiên, việc phân bổ FDI theo lĩnh
vực rất khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Ví dụ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam
FDI thường tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo trong khi luồng vốn FDI vào
Singapore, Indonesia, Philippines chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ11<sub>. </sub>


<i><b>* Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9


<b>Hình 5: FDI rịng vào Việt Nam, triệu USD </b>


<i>Nguồn: ASEAN FDI Statistics Database</i>


Giai đoạn 2005-2012 chứng kiến sự tănglên về lượng FDI vào Việt Nam.Nếu như
2005, 2006, tổng FDI vào Việt Nam chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD thì hai năm tiếp theo tổng
FDI tăng vọt, đạt gần 10 tỷ USD năm 2008. Sự gia tăng này chủ yếu do kỳ vọng của nhà
đầu tư gắn liền với việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Năm
2009, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm sút FDI vào Việt Nam nhưng
không nhiều như khối ASEAN.Sau khủng hoảng, FDI vào Việt Nam duy trì tương đối ổn
địnhở mức 7,5-8,4 tỷ USD/năm.Tương tự như FDI vào ASEAN, FDI ròng vào Việt Nam


chủ yếu là từ các đối tác ngoài ASEAN với tỷ trọng 84.5% trong khi đầu tư nội khối chỉ
chiếm 15.5%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


<b>Hình 6: FDI vào Việt Nam theo nhà đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư </b>


<i>Nguồn: Cục đầu tư nước ngồi, tính lũy kế đến 31/12/2013 </i>


<b>3. Cơ hội và thách thức của việctự do hóa đầu tư trong khuôn khổ AEC đối với Việt </b>
<b>Nam </b>


<i><b>* Cơ hội đối với Việt Nam </b></i>


- Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà
đầu tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên ASEAN nói chung
và Việt Nam nói riêng có cơ hội thu hút được nhiều FDI hơn nữa từ cả các nước thành
viên và các đối tác bên ngoài khối.


ASEAN là khu vực mang lại lợi nhuận cao và do đó rất hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư. Tính trong giai đoạn 2005-2011, tỷ lệ lợi nhuận FDI trung bình là 11% trong
ASEAN trong khi trung bình thế giới là 6.9% và của các nước đang phát triển là 9.4%12


.
Khảo sát 2012 của AmCham-Singapore và Phòng Thương Mại Mỹ chỉ ra rằng 85% trong
số 356 công ty Mỹ được khảo sát đang hoạt động tại ASEAN tin rằng lợi nhuận của họ sẽ
tăng trong 2013. Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN khiến cho chi phí
giảm, lợi nhuận tăng và do đó thúc đẩy nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn.Số liệu FDI vào
ASEAN qua các năm cũng cho thấy ASEAN có xu hướng ngày càng thu hút được nhiều
FDI từ cả nội khối và ngoại khối.



Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia được các nhà đầu tư nước ngoài
tương đối quan tâm. Tỷ lệ FDI vào Việt Nam trong tổng FDI vào ASEAN được cải thiện
trong thời gian gần đây và bám rất sát với Malaysia và Thái Lan (FDI vào Việt Nam
chiếm 9.2%, Malaysia 9.5%, Thái Lan 10.2% giai đoạn 2008-2013, xem hình 3). Tính
theo chỉ số hiệu quả FDI tiếp nhận/Inward FDI Performance Index, khi có tính đến độ lớn
của nền kinh tế thì Việt Nam là nước có mức độ hấp dẫn FDI tương đối cao (3.7), chỉ xếp


12<sub></sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


sau Singapore (7.9) và cao hơn mức trung bình của ASEAN (1.7). Vì vậy, Việt Namcó cơ
hội nhận được nhiều FDI hơn khi luồng vốn FDI vào ASEAN có xu hướng tăng.


<b>Bảng 1: Chỉ số hiệu quả FDI tiếp nhận*, 2004-2010 </b>


2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Brunei 1.5 1.4 1.3 0.6 0.6 1.7 2.5


Cambodia 1.4 2.8 2.2 2.8 2.6 2.5 3.5


Indonesia 0.4 1.4 0.5 0.5 0.6 0.4 0.9


Lao PDR 0.4 0.4 1.8 2.2 1.5 2.8 2.5


Malaysia 2.1 1.4 1.3 1.3 1.1 0.3 1.9



Myanmar 1.4 1.0 1.1 1.1 1.3 1.5 0.5


Philippines 0.4 0.9 0.8 0.6 0.3 0.6 0.5


Singapore 10.6 5.7 6.8 5.9 1.6 4.1 7.9


Thailand 2.1 2.1 1.5 1.3 1.1 0.9 1.0


Viet Nam 2.0 1.8 1.3 2.7 3.7 3.9 3.7


ASEAN 2.3 1.9 1.5 1.4 0.9 1.1 1.7


<i>Nguồn: ASEAN FDI Statistics Database </i>


<i>*<sub>Chỉ số hiệu quả FDI tiếp nhận có giá trị bằng 1 tức là quốc gia có mức độ hấp </sub></i>


<i>dẫn FDI trung bình so với quy mơ kinh tế; giá trị nhỏ hơn 1 tức là quốc gia nhận được ít </i>
<i>FDI hơn so với quy mơ kinh tế và giá trị lớn hơn 1 tức là quốc gia nhận được nhiều FDI </i>
<i>hơn so với quy mô kinh tế </i>


- Tự do hóa đầu tư là một bước để biến ASEAN trở thành một khu vực sản xuất
thống nhất. Điều này giúp hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng tích hợp trong khu
vực và Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


trên các nước thành viên ASEAN tùy theo trình độ và lợi thế của từng nước để đảm bảo
tối ưu hóa chuỗi giá trị.


Sở dĩ các chuỗi sản xuất và cung ứng tích hợp được hình thành trong khu vực là


do trình độ phát triển không đồng đều cũng như các lợi thế khác biệt của các thành viên
trong ASEAN. Trong khi các thành viên mới hơn thường tham gia vào chuỗi giá trị ở các
cơng đoạn thấp do có lợi thế về tài ngun và chi phí lao động thì các nước phát triển hơn
trong khối sẽ tham gia ở các công đoạn cao hơn nhờ lợi thế về công nghệ và nhân lực
chất lượng cao. Ví dụ, P&G - một trong những cơng ty hàng hóa tiêu dùng lớn nhất trong
ASEAN, tuyển dụng hơn 4500 nhân viên trên 06 quốc gia trong khu vực, có 08 cơ sở sản
xuất, 08 trung tâm phân phối lớn và một trung tâm dịch vụ kinh doanh trong ASEAN.
Singpapore là nơi P&G chọn đặt trụ sở chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với các
đơn vị kinh doanh khu vực và toàn cầu. Tháng 10/2013, Singapore trở thành trung tâm
sáng tạo của P&G. Trong khi đó, trung tâm dịch vụ kinh doanh được đặt tại Philippines.
Thái Lan đóng vai trị là trung tâm tiếp thị cho các sản phẩm làm đẹp, vải và đồ gia dụng.
Hoạt động sản xuất, chế tạo được tiến hành ở 6 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam bao phủ tồn bộ các cơng đoạn trong chuỗi giá trị của
công ty. Việc đầu tư trở nên thuận lợi hơn, tự do hơn trong khối ASEAN sẽ thúc đẩy hơn
nữa các công ty đa quốc gia đầu tư và thực hiện nhiều công đoạn trong chuỗi giá trị tại
ASEAN, đặc biệt là trong các ngành hàng tiêu dùng, hàng may mặc, xe ô tô và các ngành
công nghiệp điện tử13<sub>. </sub>


Bên cạnh đó, việc dịch chuyển vị trí trong chuỗi giá trị cũng sẽ diễn ra.Trước đây,
luồng vốn FDI vào Trung Quốc và ASEAN được coi là bổ trợ lẫn nhau: FDI vào Trung
Quốc chủ yếu phục vụ cho chế biến lắp ráp, còn FDI vào ASEAN thường vào lĩnh vực
sản xuất các bộ phận. Tuy nhiên, trong bối cảnh lợi thế về lao động của Trung Quốc ngày
càng giảm sút do mức lương tăng lên, một phần FDI chảy vào Trung Quốc trong lĩnh vực
chế biến lắp ráp sẽ chuyển dần sang ASEAN. Điều này cũng mở ra cơ hội cho các nước
ASEAN, đặc biệt là các nước mới hơn trong đó có Việt Namdi chuyển dần lên trong
chuỗi giá trị.Việc dịch chuyển trong chuỗi giá trị cũng xảy ra trong nội bộ các nước thành
viên ASEAN. Thời gian gần đây, với lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, Việt Nam cùng
với Indonesia và Campuchia đã nhận được FDI từ các công ty về dệt may của Malaysia
và Thái Lan. Việc dịch chuyển này tạo ra luồng FDI tăng thêm cho Việt Nam (cho dù chỉ
ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị!)



<i><b>* Thách thức đối với Việt Nam </b></i>


Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều thách
thức.Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và
chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu vực. Thời điểm hiện tại, lợi
thế về lao động giá rẻ giúp Việt Nam khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, theo thời gian lợi thế này sẽ dần mất đi và Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ngày càng
gay gắt với các nước thành viên mới khác bao gồm Campuchia, Lào và đặc biệt là
Myanmar. Khi khơng cịn lợi thế cạnh tranh cho các công đoạn thấp trong chuỗi, liệu
Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước ASEAN phát triển trước như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia trong thu hút FDI ở các công đoạn cao hơn, mà ở đó yếu tố cơng
nghệ và lao động có chất lượng là yếu tố quyết định? Theo đánh giá của tổ chức lao động
quốc tế ILO(2014), năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á với


13<sub></sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


chưa đến 20% lực lượng lao động được đào tạo chun mơn và có đủ kỹ năng đáp ứng
đòi hỏi của thị trường. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so vớiMalaysia,
2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore. Còn theo xếp hạng của Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn
cầu năm 2014 được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cơng bố ngày 3.9.2014, trình độ
công nghệ của Việt Nam xếp hạng 99/144 quốc gia được xếp hạng; năng lực cạnh tranh
xếp thứ 68/144, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái
Lan, Indonesia và Philippines. Vậy tương lai Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong chuỗi giá trị
khu vực và toàn cầu? Điều này phụ thuộc rất lớn vào sự bứt phá của Việt Nam trong thời
gian tới và nếu không thể bứt phá, Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với các nước khác
trong ASEAN.



<b>Kết luận </b>


Có thể nói, tự do hóa đầu tư là điều kiện quan trọng để tạo nên một thị trường và
cơ sở sản xuất thống nhất trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Hiệp định về tự do hoá đầu
tư trong khn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã có nhiều bước tiến, đặc biệt là ngay
lập tức dành sự bình đẳng cho nhà đầu tư trong và ngoài ASEAN. Với FDI ngoại khối
chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong tổng FDI vào ASEAN, chính sách này giúp làm tăng
lượng cả FDI nội khối và FDI ngoại khối vào khu vực.Sự gắn kết thành một khối của
ASEAN sẽ thúc đẩy luồng vốn FDI vào ASEAN và đồng thời thúc đẩy hình thành các
chuỗi giá trị và cung ứng tích hợp trong khu vực.Điều đó mang lại nhiều cơ hội cho Việt
Nam để tham gia vào chuỗi giá trị cũng như tăng vốn đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế
thông qua FDI. Tuy nhiên, thách thức mà AEC mang lại cũng không nhỏ khi cạnh tranh
về thu hút FDI giữa các nước trong ASEAN sẽ ngày càng gay gắt. Việt Nam cần xác định
rõ mình sẽ đứng ở đâu trong chuỗi giá trị và nỗ lực để có thể đạt được mục tiêu đó. Bên
cạnh đó, các nước ASEAN cần tiếp tục thảo luận và đàm phán việc giảm dần dẫn tới xóa
bỏ danh sách bảo lưu trong giai đoạn sau 2015 để tự do hóa đầu tư trong ASEAN trở nên
thực chất hơn.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


1. AmCham-Singapore và U.S Chamber of Commerce, 2012/2013 ASEAN
Business Outlook Survey, 2012


2. Ban thư ký ASEAN, ASEAN Community Figures (ACIF) 2013, Jakarta,
02/2014


3. Ban thư ký ASEAN, ASEAN Comprehensive Investment Agreement
(ACIA) - A Guidebook for Businesses and Investors, Jakarta, 07/2013



4. Ban thư ký ASEAN, ASEAN Investment Report 2012: The changing FDI
Landscape, Jakarta, 07/2013


5. Ban thư ký ASEAN, ASEAN Statistical Yearbook 2013, Jakarta, 06/2014
6. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), The Global Competitiveness Report
2013-2014, Geneva: WEF, 2013


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


<b>PHỤ LỤC </b>


<b>Bảng 1: </b><i><b>Đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng vào ASEAN theo nước tiếp nhận đầu tư, giai đoạn 2000-2013</b></i>


Đơn vị: triệu đôla Mỹ


<b>Nước tiếp nhận </b>


<b>FDI </b> <b>2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 </b> <b>2011 </b> <b>2012p 2013p </b>


<b></b>
<b>2000-2013 </b>


Brunei 550 526 1036 3298 206 290 434 260 330 371 625 1208 865 908 10907
Campuchia 149 149 145 84 131 381 483 867 815 539 783 892 1557 1275 8251


Indonesia


-4550




-2979


145 -596 1895 8336 4914 6928 9318 4877 1377
1


19242 19138 18444 98882


Lào 34 24 25 20 17 28 187 324 228 319 333 301 294 427 2559


Malaysia 3788 554 3203 2473 4624 4064 6072 8538 7248 1405 9156 12001 9400 12297 84824
Myanmar 208 192 191 291 251 236 428 715 976 963 2249 2057 1354 2621 12732
Philippines 2240 195 1542 491 688 1854 2921 2916 1544 1963 1298 1816 2797 3860 26124


Singapore 1475


2


1730
2


8262 1653
2
2410
3
1730
0
3639
0
4553
5


1071
2
2400
6
5364
7


55285 59812 60645 444282
Thái Lan 3350 5061 3335 5235 5862 8048 9460 1133


0


8540 4854 9112 8999 10699 13000 106884
Vietnam 1289 1300 1200 1450 1619 2021 2400 6739 9579 7600 8000 7519 8368 8900 67984


<i><b>ASEAN </b></i> <i><b>2180</b></i>


<i><b>9 </b></i>
<i><b>2232</b></i>
<i><b>5 </b></i>
<i><b>1908</b></i>
<i><b>5 </b></i>
<i><b>2927</b></i>
<i><b>8 </b></i>
<i><b>3938</b></i>
<i><b>6 </b></i>
<i><b>4255</b></i>
<i><b>6 </b></i>
<i><b>6368</b></i>
<i><b>9 </b></i>


<i><b>8415</b></i>
<i><b>2 </b></i>
<i><b>4929</b></i>
<i><b>0 </b></i>
<i><b>4689</b></i>
<i><b>7 </b></i>
<i><b>9887</b></i>
<i><b>3 </b></i>
<i><b>10932</b></i>
<i><b>0 </b></i>
<i><b>11428</b></i>
<i><b>4 </b></i>
<i><b>12237</b></i>
<i><b>7 </b></i>
<i><b>863320 </b></i>


<i>Nguồn: ASEAN Foreign Direct Investment Statistics Database, tổng hợp đến ngày 01/08/2014 </i>


FDI được tính trên cơ sở rịng tức là lấy tổng vốn FDI trừ đi (1) khoản đầu tư ngược lại (thực hiện bởi chi nhánh/công ty con ở
nước ngồi đối với cơng ty mẹ), (2) Các khoản vay chi nhánh/cơng ty con ở nước ngồi cho công ty mẹ vay và (3) trả nợ vay trong công
ty (chi nhánh/ công ty con nở nước ngồi trả cơng ty mẹ). Do đó, giá trị của FDI rịng có thể âm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15


<b>Bảng 2: </b><i><b>Đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng vào ASEAN theo nhà đầu tư, giai đoạn 2005-2013</b></i>


Đơn vị: triệu đôla Mỹ


<b>Nhà đầu tư </b> <b>2005 </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b> <b>2011 </b> <b>2012p </b> <b>2013p </b> <b>2005-2013 </b>



<i><b>ASEAN </b></i> <i><b>4211 </b></i> <i><b>8642 </b></i> <i><b>9645 </b></i> <i><b>10449 </b></i> <i><b>6664 </b></i> <i><b>15460 </b></i> <i><b>17875 </b></i> <i><b>20658 </b></i> <i><b>21322 </b></i> <i><b>114926 </b></i>
<i><b>Ngoài ASEAN </b></i> <i><b>38346 </b></i> <i><b>55047 </b></i> <i><b>74550 </b></i> <i><b>39243 </b></i> <i><b>42381 </b></i> <i><b>83413 </b></i> <i><b>91445 </b></i> <i><b>93626 </b></i> <i><b>101055 </b></i> <i><b>619106 </b></i>


EU 11722 15808 21906 9493 8809 19325 28417 18085 26980 160545


Nhật Bản 6582 10759 8731 4297 3976 10842 12939 23777 22904 104807


Mỹ 3263 2971 10120 3120 6016 10997 7603 11080 3758 58928


Trung Quốc 616 1938 2133 949 1968 2539 7336 5377 8644 31500


Hongkong 537 1360 1907 1878 5571 1360 4150 5030 4517 26310


Đài Loan -165 517 1071 1630 1108 1025 2080 2242 1322 10830


Hàn Quốc 529 1290 2445 1532 1789 3705 2552 1708 3516 19066


Úc 257 569 2158 1089 983 3969 1106 1831 2002 13964


Ấn Độ 471 -96 2616 1505 572 3368 -1688 2233 1318 10299


Canada 683 365 407 549 753 1310 1163 924 851 7005


Khác 13851 19566 21056 13201 10836 24973 25787 21339 25243 175852


<b>Tổng </b> <b>42556 </b> <b>63689 </b> <b>84195 </b> <b>49692 </b> <b>49045 </b> <b>98873 </b> <b>109320 </b> <b>114284 </b> <b>122377 </b> <b>734031 </b>


<i>Nguồn: ASEAN Foreign Direct Investment Statistics Database, tổng hợp đến ngày 01/08/2014 </i>


</div>


<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /> KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ WTO
  • 9
  • 4
  • 63
  • ×