Đề số 02: Bình luận tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC.
1
NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN (AEC)
1.1Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tự do hóa thương mại hàng hóa.
Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ không chỉ đem đến những bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc
so với thời kỳ các quốc gia thực hiện chính sách “đóng cửa” trước đây mà còn mang lại luồng
sóng cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, các quốc gia thường sử dụng
nhiều biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế dòng luân chuyển thương mại. Tuy
nhiên, đứng trước nhu cầu hợp tác sâu rộng nhằm thúc đẩy thương mại phát triển toàn diện trên cơ
sở nguyên tắc “lợi thế so sánh”, bảo hộ tự do hay tự do hóa thương mại dần trở thành một trong
các xu thế chủ đạo hiện nay trên thế giới.
Tự do hóa thương mại được hiểu là quá trình dỡ bỏ dần dần phân biệt đối xử, các rào cản
đối với thương mại, chủ yếu là thuế quan và phi thuế quan và thực hiện các hoạt động thuận lợi
hóa thương mại, trước hết nhằm đạt được sự đối xử công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất
trong nước với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất trong nước với
những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là đạt được chế độ thương mại tự do. Tự do hóa
thương mại, do đó, đòi hỏi Nhà nước phải áp dụng một số biện pháp cần thiết để từng bước giảm
thiếu các trở ngại trong quan hệ mậu dịch quốc tế, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại
được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia, giữa các khối nước.
Thương mại hàng hóa (cùng với thương mại dịch vụ) là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu
trong thương mại quốc tế. Bản chất của tự do hóa thương mại hàng hóa là thông qua các biện
pháp nhất định, hàng hóa nước ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào thị trường nội địa,
đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng được tiến hành dễ dàng hơn trên cơ
sở đảm bảo cân đối cán cân xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia đó.
1.1.2 Các biện pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC
Trong khuôn khổ ASEAN, trên cơ sở các công cụ pháp lý được hình thành xuyên suốt tiến
trình tự do hóa thuơng mại hàng hóa ở khu vực (được đề cập chi tiết tại Mục 2), các biện pháp
thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN có thể được chia thành hai nhóm biện pháp
lớn, đó là: nhóm các biện pháp dỡ bỏ các rào cản thương mại và nhóm các biện pháp thuận lợi hóa
thương mại hàng hóa. Theo đó, tự do hóa thương mại hàng hóa được thực hiện thông qua việc cắt
giảm, xóa bỏ các rào cản thuế quan; xóa bỏ các rào cản phi thuế quan; thiết lập quy tắc xuất xứ;
tiến hành các biện pháp thuận lợi hóa thương mại; hợp tác hải quan và hài hòa, nhất thể hóa hàng
rào tiêu chuẩn và kỹ thuật trong thương mại. Cụ thể:
1.1.2.1 Dỡ bỏ các rào cản thương mại
Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan là các rào cản chính trong thương mại quốc tế.
Trong đó, rào cản thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống. Thuế
quan được hiểu là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này
sang lãnh thổ hải quan khác, được xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với
2
hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu
1
. Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn
với tiến trình tự do hóa thương mại nên có xu hướng dần được cắt giảm tiến tới xóa bỏ hoàn toàn
với lộ trình xác định. Thuế quan là biện pháp bảo hộ cụ thể và mang tính định lượng rõ ràng nhất,
do đó việc nhượng bộ trong đàm phán nhằm hạn chế thuế quan thường dễ dàng hơn so với thương
lượng xóa bỏ các hình thức bảo hộ thương mại khác. Trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN
AEC tự do hóa thuế quan được thực hiện trên cơ sở hai văn kiện pháp lý quan trọng là Hiệp định
CEPT và Hiệp định ATIGA.
Rào cản phi thuế quan được định nghĩa là: Các biện pháp ngoài biện pháp thuế quan cấm hoặc
hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa trong một quốc gia thành viên.
2
Như vậy, không phải tất cả các
biện pháp phi thuế quan (không phải thuế quan) đều là các rào cản thuế quan cần được xóa bỏ.
Rào cản phi thuế quan chỉ bao gồm một số các biện pháp phi thuế quan gây cản trở thương mại
quốc tế mà không dựa trên cơ sở khoa học, bình đẳng hoặc được đặt ra quá mức cần thiết và vi
phạm nguyên tắc đối với quốc gia. Rào cản phi thuế quan chủ yếu bao gồm hai bộ phận cơ bản,
đó là: rào cản pháp lý (ví dụ: Các biện pháp cấm, hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép
xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; giấy phép xuất nhập khẩu) hoặc các rào
cản kỹ thuật (ví dụ: các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ
sinh…). Việc nới lỏng các rào cản phi thuế quan có thể được thực hiện theo hai cách phổ biến
3
.
Trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định CEPT và ATIGA đều quy định việc dỡ bỏ
chung đối với các hạn chế về số lượng. Các biện pháp phi thuế quan khác khi được xác định là rào
cản thương mại cũng được yêu cầu đưa vào chương trình xóa bỏ của quốc gia thành viên. Việc
xóa bỏ dần các rào cản phi thuế quan mặc dù rất phức tạp và khó khăn nhưng lại là điều kiện tiên
quyết cho sự thành công của tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa.
1.1.2.2 Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hàng hóa
Thuận lợi hóa thương mại hàng hóa bao gồm các biện pháp, chính sách và chương trình
nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, nhất quán và minh bạch và có thể dự doán được đối với
trao đổi thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên, bao gồm các biện pháp liên quan đến
thủ tục hải quan; các biện pháp hài hòa, nhất thể hóa hàng rào tiêu chuẩn và kỹ thuật trong thương
mại… Các biện pháp này tuy không tác động rõ nét, nhanh chóng tới tiến trình tự do hóa thương
mại hàng hóa như các biện pháp dỡ bỏ rào cản thương mại (1.1.2.1) nhưng thuận lợi hóa thương
mại hàng hóa vẫn là một trong các nội dung quan trọng tạo điều kiện cho luồng hàng hóa di
chuyển thuận lợi giữa các quốc gia ASEAN và hoàn thành AFTA, tức là xây dựng thành công thị
trường hàng hóa đơn nhất giữa các quốc gia ASEAN.
1.2 Tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN–Từ PTA đến AFTA và AEC
Ở thập kỷ 70, chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (giảm bớt các hàng rào bảo
hộ công nghiệp) mang lại những kết quả khả quan bước đầu, tăng tỷ lệ buôn bán nội bộ ngành
giữa các nước thành viên ASEAN góp phần tăng trưởng kinh tế đã thu hút sự quan tâm của các
1
Định nghĩa thuế quan trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được quy định chi tiết tại Điều 2, Khoản 1, Điểm
c Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (2009).
2
Điều 2, khoản 1, điểm k Hiệp định ATIGA.
3
Một là, chuyển từ việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan sang áp dụng thuế quan ở mức bảo hộ tương đương. Hai là,
xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan mà không sử dụng thuế quan như công cụ bảo hộ mậu dịch thay thế.
3
quốc gia đối với việc thúc đẩy trao đổi buôn bán ở khu vực. Nhận thức được lợi ích của tự do hóa
thương mại trong hợp tác kinh tế, các nước ASEAN đã cùng nhau tiến hành các hoạt động tự do
hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi thuế quan (PTA). PTA được
thành lập năm 1977 theo Hiệp định về các thỏa thuận ưu đãi thương mại đã đặt nền tảng pháp lý
quan trọng cho những chính sách thương mại tự do thông thoáng và hợp lý sau này, khởi động
tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN thông qua các cam kết cắt giảm thuế quan
đối với một số mặt hàng cơ bản.
Bước vào những năm 90, đứng trước tác động của xu thế thành lập khu vực thương mại tự
do trên thế giới cùng những ảnh hưởng nội tại khu vực ASEAN như hạn chế về năng lực cạnh
tranh, quá trình công nghiệp hóa khiến quy mô sản xuất và sản phẩm hàng hóa tăng nhanh…là
động lực để các quốc gia nâng cấp tiến trình tự do hóa thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu trao
đổi hàng hóa giữa các nước thành viên. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) ra đời năm
1992 trên cơ sở Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) được coi như một động
thái tích cực của khu vực trước tình hình trên khi việc thực hiện PTA tỏ ra chậm chạp, kém hiệu
quả (ngay cả khi có những sửa đổi bổ sung vào cuối thập kỷ 80). Một trong các mục tiêu hàng đầu
khi khởi xướng ý tưởng thành lập AFTA chính là thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại, tăng
cường trao đổi buôn bán nội khối thông qua các quy định về loại bỏ các rào cản thuế quan và phi
thuế quan theo một lộ trình đã cam kết. AFTA có thể coi là chương trình hợp tác kinh tế có ý
nghĩa nhất, khả thi sớm nhất và toàn diện nhất ở ASEAN trong giai đoạn này để đáp ứng những
yêu cầu phát triển của khu vực và thế giới.
Nét mới nổi bật trong hợp tác kinh tế nói chung, tự do hóa thương mại nói riêng trong
khuôn khổ ASEAN ở những năm tiếp theo được đánh dấu bằng sự ra đời của khái niệm Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong Tuyên bố Bali II năm 2003. AEC được xây dựng dựa trên
những tiền đề lý luận, thực tiễn cũng như pháp lý vững chắc là cơ sở để các quốc gia ASEAN đẩy
mạnh hợp tác kinh tế cả về chiều rộng lẫn bề sâu, trong đó bao gồm cả quyết tâm của các quốc gia
hướng tới việc nhất thể hóa thị trường và cơ sở sản xuất của các nền kinh tế thành viên thông qua
tự do hóa các yếu tố sản xuất (như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…). Tính đến thời điểm năm 2003,
các nước ASEAN–6 gần như đã hoàn thành AFTA. Trong khi đó, ASEAN-4 cũng đã xác định
được lộ trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA và đang từng bước được đưa vào thực hiện. Do
đó, AEC – cấp độ liên kết khu vực cao hơn chính là sự phát triển khách quan của hợp tác kinh tế
cũng như tự do hóa thương mại hàng hóa trong khu vực.
2. CÔNG CỤ PHÁP LÝ THỰC HIỆN TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
TRONG AEC
2.1Các văn kiện pháp lý đa phương
Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN, hình thành trên cơ sở một hệ
thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất, có tính cạnh tranh cao, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế thành viên và hội
nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Tự do hóa thương mại hàng hóa là một trong năm yếu tố
cốt lõi đề hoàn thành mục tiêu nhất thể hóa thị trường và cơ sở sản xuất của các nền kinh tế thành
4
viên, do đó hoạt động tự do hóa TMHH giữa các quốc gia thành viên không thể tách rời các văn
kiện có ý nghĩa nền tảng cho việc xây dựng AEC. Đồng thời, các hoạt động đó cũng được triển
khai trên cơ sở các thiết chế pháp lý cơ bản của AEC có trách nhiệm quản lý, điều hành, tư vấn
trong lĩnh vực tự do hóa thương mại ở khu vực. Cụ thể, các văn kiện pháp lý đa phương có ý
nghĩa xây dựng hàng lang pháp lý cơ bản cho hoạt động tự do hóa TMHH trong khuôn khổ
ASEAN phải kể đến: Hiệp định về các thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA); Hiệp định khung về
tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN 1992; Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung cho AFTA 1992 cùng 13 nghị định thư bổ sung và sửa đổi; Hiệp định khung về hội nhập
các ngành ưu tiên APIS 2004. Đáng quan tâm nhất hiện nay đó chính là Hiệp định về thương mại
hàng hóa ASEAN: ATIGA – văn kiện toàn diện nhất trong khu vực điều chỉnh các lĩnh vực hợp
tác về thương mại hàng hóa. Sự ra đời của các văn kiện kể trên tạo lên các ràng buộc pháp lý đối
với các quốc gia thành viên về phương thức thực hiện tự do hóa TMHH cũng như các cam kết về
lộ trình chung. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động của các thiết chế pháp lý cơ bản trong AEC như
Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, Hội đồng AEC cùng Hội đồng khu vực thương mại tự do
ASEAN (Hội đồng AFTA) các hoạt động bổ trợ cho việc đảm bảo thi hành, chấp hành nội dung
trong các văn kiện pháp lý đa phương về tự do hóa TMHH được tăng cường, qua đó tạo điều kiện
để các nội dung pháp lý có mục tiêu thúc đẩy tự do hàng hóa đạt được hiệu quả trên thực tiễn.
2.2Các cam kết đơn phương của quốc gia thành viên
Quá trình tự do hóa thương mại có thể được thực hiện thông qua các chương trình với các
cấp độ và phạm vi khác nhau. Bên cạnh các Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa thể hiện
mức độ tiến hành ở cấp độ khu vực và đa phương, hoạt động tự do hóa thương mại cũng có thể
được thực hiện một cách đơn phương thông qua cam kết của các quốc gia thành viên khi tham gia
vào tiến trình tự do hóa TMHH chung của khu vực. Tự do hóa thương mại đơn phương là việc các
nước đơn phương loại bỏ các rào cản nhập khẩu, xuất khẩu hay trợ cấp…mà không đòi hỏi các
đối tác có hành động tương tự đáp lại. Tự do hóa thương mại đơn phương có thể mang tới những
lợi ích đáng kể mà không cần phải đàm phán với các nước khác. Lợi ích đạt được rất lớn nhưng
lợi ích từ gia nhập thị trường là hạn chế bởi vì các nước khác không mở cửa thị trường của họ.
Ngoài ra việc tăng đáng kể nhập khẩu (mặc dù ngưòi tiêu dùng có thể cho đây là một lợi thế),
giảm nguồn thu thuế và mất đi khả năng thương lượng là những lí do khiến các cam kết đơn
phương ít được các quốc gia thành viên ASEAN sử dụng trong thúc đẩy luồng di chuyển hàng
hóa giữa các quốc gia trong AEC.
2.3Các vòng đàm phán
Một công cụ pháp lý khác nhằm thực hiện việc dỡ bỏ các rào cản thương mại phải kể đến
đó chính là các vòng đàm phán của các nước ASEAN trong lĩnh vực thương mại tự do. Nếu như
đối với tiến trình tự do hòa thương mại dịch vụ của AEC, các vòng đàm phán mang tới những gói
cam kết quan trọng đối với tự do hóa dịch vụ ở khu vực như: Kết quả của vòng đàm phán thứ 5,
ASEAN hoàn thành gói cam kết thứ 7 bao trùm hơn 65 phân ngành dịch vụ và đã ký nghị định thư
thực hiện gói cam kết thứ 8. Gói cam kết dịch vụ lần thứ 8 đưa ra lịch trình tự do hóa đối với 15
phân ngành mới…thì công cụ pháp lý này không chiếm vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự
5