Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lão đang ích tráng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.92 KB, 4 trang )

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ
TRUNG QUỐC
Lão đang ích tráng

Hán Quang Võ Đế - Lưu Tú đã dựa vào vũ lực đoạt được thiên hạ, có 28 thủ hạ
của ơng từng lập nên công trạng to lớn. Sau khi Lưu Tú băng hà, Hán Minh ĐếLưu Trang đã đặt tượng 28 người này trên vân đài của Nam cung, gọi là "Vân đài
nhị thập bát tướng". Nhưng ngoài 28 vị này ra, cịn có một viên đại tướng, đó là
lão tướng Mã Viện.
Mã Viện tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (Tức miền đơng bắc huyện
Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), là một nhà quân sự nổi tiếng thời Đông
Hán, được phong làm Tân Tức Hầu. Tổ tiên Mã Viện là danh tướng thời Chiến
Quốc-Triệu Tư. Triệu Tư từng đánh bại quân Tần, lập chiến công hiển hách, được
Triệu Huệ Văn Vương phong hiệu "Mã Phục Quân", nên các con cháu của ông
đều đổi ra họ Mã.
Khi Mã Viện cịn làm đốc bưu ở Quận Trung. Một hơm, khi trên đường áp giải tù
nhân sang phủ Tư Mệnh, vì q thương tù nhân, nên ơng đã thả họ về rồi bỏ trốn
sang quận Bắc Địa sống bằng nghề chăn nuôi, nhiều người được tin đều kéo đến
theo ông. Ơng thường nói với đám mơn khách rằng: "Đại trượng phu muốn lập
chí, nghèo thì phải vững vàng, già mà vẫn coi mình như thời cịn trẻ khỏe. Phàm là
của cải tài sản, nó đáng quý là ở chỗ đem bố thí và biếu tặng cho mọi người, bằng
khơng thì mình sẽ trở thành kẻ bo bo giữ của trong nhà mà thơi". Do đó, ơng đã
chia một phần tài sản của mình cho bạn bè, cịn bản thân mình thì sống cuộc đời
hết sức đạm bạc.
Năm Kiến Võ thứ 8, Quang Võ Đế tự thống lĩnh quân mã đi thảo phạt Khôi Hiu.
Mã Viện đem gạo ra đắp thành sa bàn, rồi hiến kế cho nhà vua cách dụng binh,
phân tích tình hình hết sức thấu đáo. Hán Quang Đế thấy vậy phấn khởi nói: "Kẻ
địch khác nào nằm gọn trong tầm tay ta". Sau đó, đại quân của Khơi Hiu nhanh
chóng bị tiêu diệt. Mã Viện dùng gạo đắp sa bàn là một nguyên nhân quan trọng
khiến trận đánh này giành được toàn thắng, đồng thời cũng là một sự sáng tạo
trong lịch sử chiến tranh.
Năm Kiến Võ thứ 11, bộ tộc người Khương vẫn thường xuyên quấy nhiễu miền


biên thùy, Hán Quang Đế cử Mã Viện ra làm Quận thú Quận Lũng Tây, ông dẫn
đầu quân sĩ xông pha trận mạc, bắp đùi ông bị quân giặc bắn thủng. Hán Quang
Đế được tin liền tặng cho ông mấy nghìn con bị cừu, nhưng Mã Viện vẫn như
trước đem phân chia cho các tướng sĩ. Đến năm Kiến Võ thứ 13, thủ lĩnh người


Khương liên hợp với các bộ lạc ở biên giới phát động nổi loạn. Khi Mã Viện dẫn
quân đến nơi thì phát hiện người Khương chiếm cứ trên đỉnh núi. Ông bèn đóng
quân vây chặt, cắt đứt nguồn nước, khiến người Khương lâm vào cảnh khốn quẫn,
thủ lĩnh người Khương dẫn hơn mấy trăm nghìn hộ trốn ra miền biên giới, cịn lại
hơn chục nghìn người đều bị bắt làm tù binh. Từ đó, Lũng Hữu được yên ổn. Mã
Viện làm thái thú Lũng Tây được 6 năm. Hán Quang Võ Đế phong ơng làm Phục
Ba tướng qn. Sau đó, ông dẫn quân đánh bại Giao Chỉ, được triều đình phong
làm Tân Tức Hầu.
Năm Kiến Võ thứ 24, miền nam xảy ra bạo loạn, Mã Viện lúc đó tuy đã 62 tuổi,
mà vẫn xin phép đi nam chinh. Ông dẫn quân đến đóng tại Hồ Đầu, chiếm cứ nơi
hiểm yếu, giữ chặt cửa ải, nhưng vì khí trời nóng bức, có rất nhiều binh sĩ bị chết
vì say nắng, bản thân ơng cũng bị bệnh nặng, tình hình vơ cùng nguy khốn, ông
bèn ra lệnh cho các tướng sĩ đào hầm ở bên bờ sông để tránh nắng. Giữa lúc này,
tên Cảnh Thư đã mật báo cho Hán Quang Võ Đế biết rõ tình hình, nhà vua bèn cử
trung lang tướng Lương Tùng ra thôi thúc và giám sát quân đội của Mã Viện.
Nhưng khi Lương Tùng đến nơi thì Mã Viện đã qua đời. Mã Viện sinh thời vẫn
thường ăn một loại thực vật gọi là Ý dĩ, loại thực vật này có thể điều trị bệnh
phong thấp gân cốt, loại trừ tà phong, ông chất đầy một xe đem về nhà làm giống,
mọi người thấy vậy đều lầm tưởng là đặc sản quý hiếm của miền nam, họ khơng
được chia đều ấm ức, rồi đặt điều nói xấu Mã Viện. Sau khi Mã Viện qua đời, Mã
Võ, Hầu Lập và một số người khác đều nói Mã Viện đích thực có đưa về một xe
đồ vật q hiếm, Hán Quang Võ Đế nghe vậy vô cùng tức giận. Người nhà Mã
Viện không hiểu tại sao nhà vua lại tức giận, cũng chẳng hiểu Mã Viện đã phạm
tội gì, nên đều lo lắng không yên. Thi hài của Mã Viện được đưa về rồi vội mai

táng, bạn bè thân thích của ơng đều khơng ai dám đến viếng tang. Khi vợ con Mã
Viện đến triều đình nhận tội, nhà vua đưa bản tấu chương của Lương Tùng ra cho
họ xem, bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ đây là một sự hiểu nhầm. Vợ Mã Viện đã 6
lần dâng thư minh oan, Hán Quang Võ Đế mới ra lệnh hậu táng cho Mã Viện.
Năm Kiến Sơ thứ 3, Tiêu Tông cử năm cung trung lang tướng làm lễ truy phong
Mã Viện là Trung Thành Hầu.
Vương Mãng cải chế
Vương Mãng sinh năm 45 trước công nguyên, mất vào năm 23 công nguyên, làm
vua triều mới trong 15 năm, là một trong những nhân vật được lịch sử TQ tranh
luận nhiều nhất trong gần 2000 năm nay, có người gọi ơng là nhà cải cách, có
người chê trách ơng là một người ngơng cuồng phục cổ, có người ví ơng là "Chu
Công tái thế", là tấm gương của trung thần hiếu tử, cũng có người gọi ơng là tên
trùm sỏ gian hùng tặc tử, vân vân và vân vân.
Hán Thành Đế là một ông vua hoang dâm, sau khi lên làm vua , mọi quyền hành
nhà nước đều rơi vào tay họ hàng bên ngoại, các anh em của Hoàng thái hậu
Vương Chính Qn đều được phong hầu, trong đó Vương Phượng được phong
làm đại tư mã, đại tướng quân. Sau khi lên nắm quyền, mấy anh em và con cháu


của Vương Phượng đều hoành hành ngang ngược, ăn chơi xa xỉ, chỉ có thằng cháu
Vương Mãng vì cha mất sớm là khơng dính vào tật xấu này, cậu rất bình thường
như bao người học hành khác, sống rất cần kiệm, mọi người đều nói Vương Mãng
là một người tốt nhất trong số các con cái của nhà họ Vương. Sau khi Vương
Phượng qua đời, hai người anh của Vương Phượng lần lượt thay nhau làm tư mã,
về sau mới đến lượt Vương Mãng. Vương Mãng chủ trương chiêu hiền nạp sĩ, nên
được khá đông người xin theo.
Sau khi Hán Thành Đế mất chưa đầy 10 năm, mà đã đổi thay hai ơng vua, đó là Ai
Đế và Bình Đế. Khi Hán Bình Đế lên ngơi mới được 9 tuổi, quyền hành nhà nước
đều nằm trong tay Đại tư mã Vương Mãng. Những kẻ tâng bốc đều nói Vương
Mãng là công thần giữ cho triều nhà Hán được yên ổn, họ xin với Hoàng Thái Hậu

phong Vương Mãng làm An Hán Cơng.
Vương Mãng khơng muốn chịu phong, thì càng có nhiều người yêu cầu Hoàng
Thái Hậu gia phong. Số đại thần, quan lại địa phương và dân chúng dâng thư u
cầu đã lên tới hơn 480 nghìn người. Có người còn thu tập văn tự ca tụng Vương
Mãng, cộng hơn 30 nghìn chữ. Vương Mãng uy tín càng cao, càng có lắm kẻ tâng
bốc thì Hán Bình Đế càng cảm thấy Vương Mãng thật đáng sợ, thật đáng ghét. Vì
Vương Mãng không cho phép mẹ vua ở bên cạnh vua, và giết sạch họ hàng bên
cậu của vua. Hán Bình Đế dần dần khơn lớn, thì khơng sao tránh khỏi bộc lộ nỗi
oán giận. Khi các đại thần đến chúc thọ Hán Bình Đế, Vương Mãng đã dâng cho
nhà vua một chén thuốc độc, nhà vua uống xong mấy ngày sau thì băng hà. Vương
Mãng lại cịn giả bộ khóc lóc rất thảm thiết. Hán Thành Đế mất vào năm 14 tuổi,
chưa có con cái. Vương Mãng bèn đưa một đứa trẻ hai tuổi trong vương thất họ
Lưu ra lập làm Hồng thái tử. Cịn mình tự xưng là "Giả hồng đế".
Có một số quan chức muốn làm ngun hn dựng nước, họ đã khuyên Vương
Mãng lên ngôi vua, bản thân Vương Mãng cũng cảm thấy mình là vua tạm thời
không bằng làm một ông vua thật. Nên đám người xu nịnh tâng bốc này liền nặn
ra rất nhiều điều mê tín để lường gạt người. Nào là đã tìm thấy sách nói "Vương
Mãng là chân mệnh thiên tử ", nào là đã phát hiện một cái tráp đồng trong miếu
Hán Cao Tổ nói rằng "Hán Cao Tổ nhường ngơi cho Vương Mãng" v v, Vương
Mãng nổi tiếng là người ln từ chối thăng phong, thì lần này khơng cịn từ chối
nữa.
Năm thứ 8 cơng ngun, Vương Mãng chính thức lên ngơi hồng đế, đổi quốc
hiệu là Tân, thủ đơ vẫn đặt tại Tràng An. Vương triều Tây Hán bắt đầu từ thời Hán
Cao Tổ xưng đế, đã thống trị được 210 năm. Vương Mãng lên ngôi vua liền bắt
đầu phục cổ cải chế, ra lệnh biến pháp. Một là, đem đất đai trong cả nước sửa làm
"Vương điền", không cho phép mua bán. Hai là, gọi nô tỳ là "Tư thuộc", không
cho phép mua bán. Ba là, đặt ra giá cả, cải cách tiền tệ. Có những cải cách nghe ra
rất hợp lý, nhưng đều thực thi không đâu vào đâu. Do bị quý tộc và cường hào
phản đối, nên chế độ cải cách ruộng đất và việc tư thuộc nô tỳ đều không thể nào
thi hành được. Quyền ổn định giá cả đều nằm trong tay quý tộc quan liêu, họ lợi

dụng chức quyền buôn gian bán lậu, tham ô bắt chẹt, ngược lại càng làm tăng
thêm nỗi thống khổ cho nhân dân.


Tiền tệ cải cách đã mấy lần, mà càng cải cách mệnh giá càng nhỏ, trị giá càng cao,
dân chúng vơ tình bị mất oan một khoản tiền. Nên việc phục cổ cải cách không
những bị nông dân phản đối, mà nhiều địa chủ cỡ trung tiểu cũng không ủng hộ.
Ba năm sau, Vương Mãng lại ra lệnh, vương điền, nơ tỳ đều có thể mua bán.
Vương Mãng cịn muốn mượn cớ chiến tranh đối ngoại để làm dịu mâu thuẫn
trong nước, việc này đã dẫn tới bị Hung Nô, các bộ tộc ở Tây vực và Tây nam
phản đối. Quan bức thì dân phản, nên năm 25 cơng ngun, Lưu Tú đã khởi binh
lật đổ Tân vương triều của Vương Mãng, vương triều Đông Hán ra đời.



×