Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.83 KB, 4 trang )

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020 - 2021
Mơn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 11
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm)
a. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2000 VÀ 2019
(Đơn vị:%)
Năm 2000
Năm 2019
Nhóm nước
0-14 tuổi 15-64 tuổi Trên 65 tuổi 0-14 tuổi 15-64 tuổi Trên 65 tuổi
Phát triển
18,2
67,5
14,3
16,4
64,3
19,3
Đang phát triển
33,1
61,9
5,1
27,2
65,4


7,4
(Nguồn: )
Nhận xét và đánh giá tác động của xu hướng thay đổi cơ cấu dân số tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
b. Phân biệt tính chất giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp. Giải thích
vì sao có sự khác nhau đó.
Câu 2. (4,0 điểm)
a. Xu hướng khu vực hóa kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở nào? Xu hướng này có đối
đầu với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế khơng? Giải thích vì sao.
b. Giải thích vì sao châu Phi có nguồn tài ngun thiên nhiên phong phú nhưng đa số các
nước ở châu lục này lại có nền kinh tế kém phát triển.
Câu 3. (4,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm ngành nơng nghiệp của Hoa Kì. Giải thích vì sao có sự thay đổi trong
phân bố lãnh thổ sản xuất nơng nghiệp của Hoa Kì.
b. Phân tích tác động của dân cư đến sự phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
Câu 4. (4,0 điểm)
a. Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp hiện đại địi hỏi nhiều chất xám?
b. So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc.
Câu 5. (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1995 - 2017
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm
1995
2000
2010
2017
Xuất khẩu
443,1
479,2

769,8
698,4
Nhập khẩu
355,9
379,5
692,4
671,4
(Nguồn: Tài liệu cập nhật số liệu SGK Địa lí, NXB Giáo dục Việt Nam)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật
Bản, giai đoạn 1995 - 2017.
b. Nhận xét về hoạt động ngoại thương của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
c. Tại sao trong quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản rất chú trọng đến việc đầu tư ra nước ngồi?
=====Hết=====
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................


UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020 - 2021
Mơn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 11

Câu
Nội dung
Điểm
1
Nhận xét và đánh giá tác động của xu hướng thay đổi cơ cấu dân số tới sự phát triển 2,0
(4,0 kinh tế - xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.

điểm) * Nhận xét
- Nhóm nước phát triển:
0,5
+ Giảm tỉ trọng nhóm 0-14 tuổi và nhóm 15-64 tuổi, tăng nhóm >65 tuổi (Dẫn chứng)
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc tăng (Dẫn chứng)
=> Cơ cấu dân số già, ngày càng già hơn.
- Nhóm nước đang phát triển:
0,5
+ Giảm tỉ trọng nhóm 0-14 tuổi, tăng nhóm tuổi 15-64 và nhóm >65 tuổi (Dẫn chứng)
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm (Dẫn chứng)
=> Cơ cấu dân số đang có xu hướng già hóa.
* Đánh giá tác động của xu hướng thay đổi cơ cấu dân số
- Nhóm nước phát triển
0,5
+ Thuận lợi: Nguồn lao động lớn, có nhiều kinh nghiệm.
+ Khó khăn: Thiếu lao động bổ sung trong tương lai, tỉ lệ phụ thuộc ngày càng lớn, gây
sức ép cho phúc lợi xã hội.
- Nhóm nước phát triển
0,5
+ Thuận lợi: Nguồn lao động hiện tại dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn.
+ Khó khăn: Lao động trẻ thiếu kinh nghiệm.
b. Phân biệt tính giai đoạn của sản xuất cơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp. Vì sao 2,0
có sự khác nhau đó?
* Phân biệt tính giai đoạn:
- Số giai đoạn:
0,5
+ Sản xuất công nghiệp: gồm 2 giai đoạn,
+ Sản xuất nông nghiệp: gồm nhiều giai đoạn.
- Quá trình thực hiện:
0,5

+ Sản xuất cơng nghiệp: 2 giai đoạn có thể tiến hành song song, đồng thời và cách biệt
nhau về mặt không gian.
+ Sản xuất nông nghiệp: Các giai đoạn kế tiếp nhau, không tách rời nhau và thường
phải tương đồng về mặt không gian lãnh thổ.
* Nguyên nhân:
Do khác nhau về đối tượng sản xuất:
- Công nghiệp: đối tượng sản xuất là khoáng sản, nguyên liệu nên việc sản xuất có thể 0,5
được tiến hành song song, đồng thời và cách xa nhau về mặt không gian.
- Nông nghiệp: đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi là các cơ thể sống nên tuân 0,5
theo quy luật sinh học, chịu tác động của quy luật tự nhiên. Các quy luật sinh học tồn tại
độc lập với ý muốn của con người, vì vậy các giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải
theo tuần tự.
2
a. Xu hướng khu vực hóa kinh tế được hình thành trên cơ sở hình nào? Xu hướng này 2,0
(4,0 có đối đầu với xu hướng tồn cầu hóa kinh tế khơng? Giải thích?
điểm) * Cơ sở hình thành xu hướng khu vực hóa kinh tế:
Do sự phát triển khơng đồng đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới,
0,5
những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa xã hội hoặc có chung mục tiêu,
lợi ích phát triển kinh tế đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức kinh tế đặc thù.
* Xu hướng khu vực hóa kinh tế và tồn cầu hóa kinh tế khơng đối đầu với nhau.
0,5
* Giải thích:
- Khu vực hóa kinh tế mang là sự liên kết các khu vực để từ đó thúc đẩy và làm vững chắc
0,5
hơn q trình tồn cầu hóa. (Diễn giải)
- Khu vực hóa kinh tế thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường
0,5
khu vực rộng lớn, tăng cường q trình tồn cầu hóa kinh tế. (Diễn giải)



b. Giải thích vì sao châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng đa số
các nước ở châu lục này lại có nền kinh tế kém phát triển?
- Biểu hiện: Châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: khoáng sản, rừng, …
Nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển, chỉ đóng góp 1,9%
GDP tồn cầu.
- Ngun nhân:
+ Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh, chủ yếu phục vụ lợi ích cho các
cơng ty tư bản nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
+ Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân.
+ Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo; tranh giành lãnh thổ, tài nguyên.
+ Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia.
+ Trình độ dân trí thấp, …
3
a. Trình bày đặc điểm nơng nghiệp Hoa Kì. Vì sao có sự thay đổi trong phân bố lãnh
(4,0 thổ sản xuất nơng nghiệp của Hoa Kì.
điểm) * Đặc điểm nơng nghiệp Hoa Kì:
- Vai trị: đứng hàng đầu thế giới, chiếm 0,9% GDP.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ
nông nghiệp
- Phân bố lãnh thổ sản xuất: thay đổi theo hướng đa dạng hóa nơng sản trên cùng một lãnh
thổ (Diễn giải)
- Hình thức tổ chức: trang trại quy mô ngày càng lớn.
- Nền nông nghiệp tiên tiến, nơng nghiệp hàng hóa được hình thành sớm, là nước xuất
khẩu nơng sản lớn nhất thế giới.
* Có sự thay đổi trong phân bố lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì vì:
- Phù hợp hơn với sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và các đặc điểm sinh thái của cây
trồng, vật nuôi.
- Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thích ứng với những biến động của thị trường.
b. Phân tích tác động của dân cư Liên bang Nga đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Thuận lợi:
- Quy mô dân số: lớn, thứ 8 thế giới => nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nhiều dân tộc: trên 100 dân tộc => đa dạng văn hóa, thuận lợi phát triển du lịch.
- Tỉ lệ dân thành thị: cao trên 70%, chủ yếu ở các thành phố nhỏ, trung bình và vệ tinh =>
thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp và dịch vụ.
* Khó khăn:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm, cơ cấu dân số già, nhiều người di cư ra nước ngoài
=> suy giảm dân số, thiếu lao động trong tương lai.
- Mật độ dân số thấp, phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng Đơng Âu => khó
khăn khai thác tài nguyên nhất là vùng Xi-bia rộng lớn, giàu tài nguyên.
4
a. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp hiện đại địi hỏi
(4,0 nhiều chất xám?
điểm) * Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, địi hỏi nhiều chất
xám là do:
- Có nhiều hạn chế trong phát triển các ngành công nghiệp truyền thống:
+ Nghèo tài nguyên khoáng sản, bài học từ các cuộc khủng hoảng năng lượng 1973,
1979, ...
+ Đối mặt với nhiều thách thức về: giá nhân công, giá năng lượng tăng, sự ô nhiễm
môi trường, sự cạnh tranh của các nước.
- Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành cơng nghiệp hiện đại: lao động có
trình độ tay nghề cao, có nguồn vốn lớn, khoa học kĩ thuật phát triển.
- Cơng nghiệp hiện đại có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản:
+ Là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển.
+ Đem lại nguồn thu lớn trong cơ cấu GDP, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của
nền kinh tế Nhật đối với các cường quốc kinh tế khác, khẳng định vị thế của Nhật trên
trường quốc tế
b. So sánh sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc
- Địa hình – đất:
+ Miền Đơng: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.


2,0
0,5

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2,0

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
2,0
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
2,0

0,5

0,5
0,5

0,5
2,0
0,5


+ Miền Tây: Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa, nhiều hoang mạc và
bán hoang mạc.
- Khí hậu:
0,5
+ Miền Đơng: Phía Bắc là ơn đới gió mùa, phía Nam là cận nhiệt đới gió mùa.
+ Miền Tây: Ơn đới lục địa khắc nghiệt.
- Sơng:
0,5
+ Miền Đông: Hạ lưu của các con sông lớn, thường gây lụt lội.
+ Miền Tây: Thượng nguồn các con sông lớn.
- Khống sản:
0,5
+ Miền Đơng: Chủ yếu là kim loại màu.
+ Miền Tây: Đa dạng.
5
a. Vẽ biểu đồ
2,0
(4,0 - Tính cơ cấu:
0,5
điểm) CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1995 - 2017
(Đơn vị: %)
Năm
1995
2000
2010

2017
Xuất khẩu
55,5
55,8
53,5
51,0
Nhập khẩu
44,5
44,2
46,5
49,0
- Vẽ biểu đồ:
1,5
+ Dạng biểu đồ: Miền.
+ Yêu cầu: Chính xác giá trị, khoảng cách năm: đầy đủ (tên biểu đồ, đơn vị, chú giải,
số liệu), đảm bảo mĩ thuật.
b. Nhận xét
1,0
- Giá trị:
0,5
+ Tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng, nhưng khơng liên
tục. Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. (Dẫn chứng)
+ Cán cân xuất nhập khẩu biến động
Năm
1995
2000
2010
2017
Cán cân xuất nhập khẩu (Tỉ USD)
87,2

99,7
77,4
27,0
0,5
- Cơ cấu:
+ Xuất khẩu: tăng, không liên tục (Dẫn chứng)
+ Nhập khẩu: giảm, không liên tục (Dẫn chứng)
c. Trong quá trình phát triển Nhật Bản chú trọng đến việc đầu tư ra nước ngồi vì:
1,0
- Thực trạng:
0,5
+ Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản => nên thiếu nguyên, nhiên liệu để
phát triển công nghiệp.
+ Là nước có cơ cấu dân số già nên thiếu nguồn lao động cho phát triển kinh tế.
- Đầu tư ra nước ngoài đem lại nhiều lợi lịch cho Nhật Bản.
0,5
+ Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, giúp Nhật Bản tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
+ Sử dụng lao động tại các nước với giá rẻ, mở rộng thị trường xuất khẩu tại chỗ.
Tổng: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 = 20,0 điểm
Lưu ý: Thí sinh trình bày theo cách khác vẫn đảm bảo nội dung chính xác, hợp lí cho điểm tối đa.



×