Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

LÊ MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
TẠI NHÀ HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 8 (2017-2019)

Hà Nội, 2020


CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Hoa

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương
Vào ngày

tháng

năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu
của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình
thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực
ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sơng
Cầu chảy qua được gọi là “dịng sơng Quan họ”.
Để góp phần thực hiện tốt hơn cam kết với UNESCO trong
công tác bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại, tỉnh Bắc Ninh ra Quyết định số: 1196/QĐ-UBND
ngày 30/09/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc “Thành lập Nhà
hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên cơ sở nâng cấp Đoàn dân ca
Quan họ Bắc Ninh”. Nhà hát có chức năng biểu diễn nghệ thuật
phục vụ nhu cầu thưởng thức dân ca Quan họ của nhân dân và bạn
bè quốc tế; sưu tầm, nghiên cứu, thể nghiệm, đào tạo, truyền dạy,
bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đồng
thời, quản lý và khai thác có hiệu quả công năng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật để Nhà hát trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập
phương và đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
Là đơn vị nghệ thuật mới được thành lập, Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh đang gặp những khó khăn, thách thức trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản quan họ trong đời sống. Nguyên
nhân kể trên là do cơ chế chính sách chưa thu hút được tài năng trẻ,
bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được chức năng,
nhiệm vụ hoạt động của Nhà hát. Từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa

chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh” làm luận văn Thạc sĩ với
mong muốn góp phần cơng sức nhỏ bé của mình trong việc nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong tình hình mới.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Các cơng trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Trước đây đã có nhiều cơng trình, bài viết nghiên cứu về
cơng tác quản lý Nhà hát nói chung và nghệ thuật quan họ nói
riêng. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến một số các cơng trình
nghiên cứu như:


2
* Nhón cơng trình nghiên cứu quản lý hoạt động Nhà hát
- Trần Quốc Bảng (1994), “Quản lý nhà nước về văn hóa,
nghệ thuật trong cơ chế thị trường”, đề tài cấp Bộ - Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Tác giả đã đánh giá thực trạng về hoạt động quản
lý văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa, cũng như để xuất khuyến nghị giải pháp quản lý nhà
nước đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường.
- Lê Thị Thu Hiền (2009), “Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật sân khấu truyền thống ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”,
luận văn Thạc sĩ. Tác giả đã trình bày những vấn đề chung về cơng
tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Bộ
VHTTDL trong giai đoạn hiện nay và đề xuất một số định hướng,
giải pháp quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
- Trần Thục Quyên (2006), “Quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật tại Nhà hát Tuổi Trẻ”, luận văn Thạc sĩ – Trường
ĐHSPNTTƯ. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực

trạng hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Nhà hát
Tuổi Trẻ và đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý nhà nước
trong nền kinh tế thị trường.
- Nguyễn Hữu Hiệp (2015), “Quản lý hoạt động biểu diễn của
Nhà hát Múa rỗi Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ– Trường ĐHSPNTTƯ.
Trong đó tác giả đã nghiên cứu đánh giá những thuận lợi, khó khăn
trong cơng tác quản lý hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Múa rối Việt
Nam và đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống văn bản quản
lý nhà nước; chế độ đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực phát triển Nhà
hát.
- Nguyễn Kim Ngân (2015), “Quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật của Nhà hát Chèo Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ – Trường
ĐHSPNTTƯ. Tác giả đã phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế
đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống
hiện nay và đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước.
- Hà Quang Hảo (2018), “Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội”,
luận văn Thạc sĩ – Trường ĐHSPNTTƯ. Tác giả đã nêu thực trạng
đáng buồn tại các đơn vị nghệ thuật truyền thống, trong đó có Nhà
hát Chèo Quân đội chưa biết tận dụng thế mạnh của công nghệ thông
tin để mở rộng, phát triển thị trường cho sản phẩm nghệ thuật truyền


3
thống. Đây là những tồn tại, hạn chế của Nhà hát cần được khắc phục
trong thời gian tới.
- Đinh Văn Tuấn (2018), “Quản lý hoạt động Nhà hát nghệ
thuật đương đại Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ– Trường ĐHSPNTTƯ.
Tác giả đã đánh giá những cơ hội và thách thức của Nhà hát trong
q trình tự chủ tài chính, cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện bộ

máy tổ chức, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu
và trình độ thưởng thức của khán giả.
- Phạm Tuấn Anh (2013), “Quản lý Nghệ thuật biểu diễn
chuyên nghiệp ở Thái Bình”, luận văn Thạc sĩ– Trường ĐHSPNTTƯ
. Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động biểu diễn
nghệ thuật chuyên nghiệp ở Thái Bình những năm qua và đề xuất các
giải pháp quản lý nhà nước phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước
hiện nay.
Ngoài ra một số luận văn: Đỗ Lan Anh (2015), “Quản lý
nguồn lực ở Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ - Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội; Phạm Minh Đức (2014), “Quản lý Nhà hát
Kịch Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội;
Phạm VănThắng (2014), “Quản lý các hoạt động ở Nhà hát lớn Hà
Nội”, luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Nguyễn
Thị Quỳnh Trang (2017), “Quản lý Nhà hát Nghệ thuật Đương đại
Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội…cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động các Nhà hát
khi tự chủ về tài chỉnh, nguồn nhân lực, cũng như đề xuất định
hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phát triển khán
giả trong cơ chế thị trường.
* Nhóm cơng trình, bài viết nghiên cứu về Quan họ
- Cơng trình sách: Nguyễn Trọng Ánh (2007), Những giá trị
âm nhạc trong hát quan họ, Nhạc Viện Hà Nội; Trần Linh Quý
(2012), Trên đường tìm về quan họ, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội;
Hồng Thao (1993), Sắc thái quan họ và phong cách dân ca người
Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội; Hồng Thao (1997), Dân ca quan họ,
Nxb Âm nhạc, Hà Nội; Nhiều tác giả (2006), Vùng Văn hóa quan họ
Bắc Ninh, Viện Văn hóa Thơng tin và Sở Văn hóa Thơng tin Bắc
Ninh; Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc
(1962), Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Nhìn

chung, những cơng trình của các học giả đi trước đã nghiên cứu


4
chuyên sâu về những giá trị đặc trưng của DCQH và sinh hoạt
VHQH trong đời sống người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Các bài viết chuyên khảo
- Nguyễn Chí Bền (2009), “Nhìn lại tình hình sưu tầm,
nghiên cứu quan họ Bắc Ninh”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 25,
tr.35-37.
- Mai Ngọc Căn (1989), “Quan họ lên sân khấu được
khơng?”, Tạp chí Sân khấu, số 10, tr.22 – 23.
- Lê Danh Khiêm (2006), “Bảo tồn và phát triển quan họ những chặng đường đã qua”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tr.56-63.
- Đặng Văn Lung (1978), “Hình thức sinh hoạt dân ca quan
họ đã phát triển đến mức độ cao”, Tạp chí Văn học, số 3, tr.99-112.
- Hồng Thao (1992), “Dân ca quan họ, công việc giữ gìn và
phát triển”, Tạp chí Văn nghệ Hà Bắc, số 3, tr.60-69.
Nhìn chung, các bài viết đã nghiên cứu, đánh giá được thực
trạng sưu tầm, lưu giữ, thực hành DSVHQH trong cộng đồng và đề
xuất khuyến nghị, giải pháp bảo tồn và phát huy trong xã hội đương
đại.
2.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
- Các cơng trình nghiên cứu khái quát được về hệ thống khái
niệm chuyên ngành để vận dụng vào đối tượng nghiên cứu. Nhóm
các tác giả cũng chỉ ra những tồn tại trong việc tham mưu xây dựng,
ban hành và triển khai văn bản quản lý nhà nước vào thực tiễn, cũng
như những bất cập trong công tác phối hợp giữa chủ thể quản lý nhà
nước và các đơn vị (Nhà hát/đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp). Trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động Nhà hát/Đồn nghệ
thuật chun nghiệp, nhóm các tác giả đã đề xuất về quan điểm, định

hướng, các nhóm giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu
diễn nghệ thuật trong bối cảnh kinh tế thị trường, đồng thời phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Các cơng trình nghiên cứu của một số học giả Phạm Trọng
Toàn, Nguyễn Trọng Ánh, Nguyễn Chí Bền, Bùi Quanh Thanh...đã
cung cấp cho luận văn hệ thống tư liệu về hoạt động bảo tồn, phát
huy giá trị nghệ thuật dân ca Quan họ từ trước và sau khi được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Đây cũng là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo và vận
dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.


5
Xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau nên mặc
dù các cơng trình đi trước đã phân tích, đánh giá được thực trạng
công tác quản lý hoạt động tại Nhà hát/Đoàn nghệ thuật, cũng như
nghiên cứu về giá trị đặc trưng của DSVHQH, đời sống VHQH, hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị DCQH từ khi được UNESCO vinh
danh là DSVHPVT của nhân loại. Tuy nhiên, đến nay chưa có một
cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện và đầy đủ về
cơng tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của Nhà hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm đề xuất định hướng, giải pháp quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý liên quan đến
công tác quản lý hoạt động tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Giới thiệu tổng quan về Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh;
khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh..
- Đề xuất định hướng, khuyến nghị và các nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn
nghệ thuật; quản lý phát triển nguồn nhân lực biểu diễn nghệ thuật;
quản lý tài chính từa hoạt động biểu diễn nghệ thuật; quản lý hoạt
động phát triển khán giả và hoạt động có doanh thu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cơng tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật Nhà hát Dân
ca Quan họ Bắc Ninh từ năm 2016 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp số liệu đánh giá thực trạng của Nhà
hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh bao gồm: hoạt động quản lý, tổ chức
biểu diễn nghệ thuật; quản lý phát triển nguồn nhân lực biểu diễn
nghệ thuật; quản lý hoạt động phát triển khán giả.


6
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn toàn thể cán bộ, viên chức và
người lao động làm việc tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản pháp lý của Trung ương và
tỉnh Bắc Ninh liên quan đến lĩnh vực hoạt động biểu diễn nghệ thuật
truyền thống. Trên cơ sở phân tích cơng tác ban hành và triển khai
văn bản quản lý nhà nước có sự đề xuất giải pháp quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh những

năm tới.
6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
6.1. Đóng góp về khoa học
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trong quá trình thực hiện tự chủ trong nền kinh tế thị trường.
- Góp phần nhận diện vai trò của DCQH trong hoạt động biểu
diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại.
- Đóng góp thêm luận cứ về vị trí, vai trị của Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về công tác quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc
Ninh.
- Kết quả nghiên cứu có thể tham khảo xây dựng cơ chế, chính
sách dành cho cán bộ, viên chức, người lao động tại Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh.
- Đề tài có thể tham khảo để xây dựng Đề án phát triển Nhà hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh đến năm 2050, định hướng đến năm 2030.
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn có kết cấu thành 03 Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật và Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Chương 3. Quan điểm, giải pháp quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh



7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ NHÀ HÁT DÂN CA
QUAN HỌ BẮC NINH
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Biểu diễn nghệ thuật
Biểu diễn nghệ thuật được hiểu là: Các hoạt động sáng tạo của
con người tạo ra những sản phẩm văn hóa tác động đến cảm xúc, tư
tưởng, tình cảm của người thưởng thức. Thông thường những sản
phẩm nghệ thuật đó thể hiện tính nhân văn, giá trị tinh thần cao, hoặc
là các sản phẩm ở mức hồn hảo, trình độ kỹ thuật điêu luyện.
1.1.2. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Là hoạt động diễn xuất của diễn viên theo kết cấu kịch bản.
Người xem tiếp cận nội dung, ý nghĩa của kịch bản thông qua sự biểu
diễn. Diễn xuất của diễn viên đã cụ thể hóa, vật chất hóa những gì
cịn trựu tượng trong kịch bản, đã làm cho nhân vật trở lên sống
động. Với tư cách là chủ thể sáng tạo, diễn viên dùng tiếng nói, hoạt
động thân thể và những cảm xúc của mình để sáng tạo hình tượng
nhân vật.
1.1.3. Nhà hát
Nhà hát và nghệ thuật sân khấu là một phần quan trọng, không
thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của con người. Bằng các
phương tiện nghệ thuật tổng hợp, thiết chế Nhà hát thông qua các vở
diễn, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đã truyền tải đến khán giả
nhiều khía cạnh của đời sống, chính trị, văn hóa, xã hội.
1.1.4. Nhà hát Dân ca Quan họ
Từ cách tiếp cận trên, Nhà hát Dân ca Quan họ được định
nghĩa là: Một thiết chế văn hóa có chức năng biểu diễn, quảng bá các
chương trình biểu diễn nghệ thuật quan họ đến với công chúng.

1.1.5. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật Nhà hát
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát được
định nghĩa là: “Hoạt động quản lý, tổ chức, điều hành các chương
trình biểu diễn nghệ thuật tại thiết chế văn hóa” Như vậy, cơng tác
quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát gồm có hai chức
năng cơ bản. Đó là cơng tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật vận
hành hoạt động của Nhà hát và công tác quản lý con người gắn với
hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.


8
1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1.2.1. Văn bản của Chính phủ và các bộ ngành chức năng
Trong tiến trình đổi mới và hội nhập với thế giới, Đảng và Nhà
nước luôn coi trọng văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực, mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội. Một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến
trong đời sống văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình
cảm, nhận thức của người dân đó là hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Sự tác động của khoa học kỹ thuật, cùng với quá trình hội nhập thế
giới đã làm cho hoạt động nghệ thuật không chỉ đáp ứng nhu cầu về
đời sống văn hóa tinh thần của cơng chúng mà cịn trở thành sản
phẩm hàng hóa của kinh tế thị trường.
1.2.2. Cơ chế chính sách của tỉnh Bắc Ninh
Những năm gần đây, cơ chế tự chủ đã và đang được triển khai
ở nhiều ngành, lĩnh vực từ tỉnh xuống cấp địa phương. Nghị định số:
16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ ban hành có quy
định về cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập các lĩnh vực:
giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, thơng tin,
truyền thơng và báo chí, khoa học và công nghệ là cơ sở pháp lý để
các đơn vị công lập được tự chủ về bộ máy nhân sự theo vị trí việc

làm, chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; được
quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật viên
chức và người lao động theo quy định của pháp luật; được phép thuê
hợp đồng lao động để thực hiện các hoạt động chuyên mơn. Nghị
định trên cịn giúp các đơn vị cơng lập được phép tham gia đấu thầu
cung ứng các dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị;
được quyền liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân thực hiện các
dịch vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình theo đúng quy định
của pháp luật.
1.3. Khái quát Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đội Ca hát Quan họ (tiền thân của Nhà hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh) được thành lập ngày 20/10/1969, với nhiệm vụ trọng tâm
là phục vụ cơng cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Trải qua các giai đoạn lịch sử với các tên gọi khác nhau trải
qua nhiều tên gọi khác nhau, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã
ln nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, phấn đấu hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng trong


9
việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVHQH, đưa quan họ Bắc Ninh trở
thành DSVHPVT đại diện của nhân loại
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của Nhà hát
Trải qua một thời kỳ dài trong cơ chế bao cấp, thời kỳ tồn bộ
q trình sản xuất, phân phối sản phẩm văn hóa đều do nhà nước
thực hiện. Thời kỳ này cơng tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng được
nhu cầu đời sống văn hóa của người dân, các hoạt động văn hóa nghệ
thuật ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội, tính sáng tạo nghệ thuật
chưa cao.

1.3.3. Vai trò của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật Nhà hát
Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Trong những năm qua, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã
triển khai xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật để phục vụ những
ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh Bắc Ninh như: Chương trình
nghệ thuật chào mừng cuộc Bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND
các cấp. Chương trình nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Chương
trình nghệ thuật chào mừng thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa
XIV Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII. Chương trình nghệ thuật
chào mừng kỷ niệm 185 năm thành lập, 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Tiểu kết
Tại chương 1, tác giả đã hệ thống hóa về một số khái niệm
chuyên ngành như, khái niệm quản lý, khái niệm biểu diễn nghệ
thuật, khái niệm hoạt hoạt động biểu diễn nghệ thuật, khái niệm nhà
hát và quản lý nhà hát. Đây là cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, đánh giá về cơ chế, chính
sách của Chính phủ, các bộ ngành chức năng và tỉnh Bắc Ninh đã tác
động tích cực đến các nghệ nhân gìn giữ, trao truyền và thực hành
DSVHQH trong đời sống, cũng như khuyến khích đội ngũ văn nghệ
sĩ, diễn viên sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị để phục
vụ cơng chúng. Đây là những yếu tố quan trọng để Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh quản lý, tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ
thuật phục vụ cơng chúng.


10
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ
THUẬT TẠI NHÀ HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

2.1. Chủ thể quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn
2.1.1. Cục Nghệ thuật Biểu diễn
Theo Quyết định số: 1697/QĐ-BVHTTDL, ngày 10/5/2018
của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL, Cục NTBD là đơn vị quản lý nhà
nước trực thuộc Bộ VH,TT&DL có chức năng quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người
mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu và lĩnh vực văn học; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo
và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và
văn học trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
2.1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tinh Bắc Ninh
Theo Quyết định số: 06/2016/QĐ-UBND, ngày 11/03/2016 của
UBND tỉnh Bắc Ninh và Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh là cơ quan
quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị nghệ
thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với
quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn
do địa phương tổ chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định, cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang cho các tổ chức ở địa phương.
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép
cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài
biểu diễn, cấp giấy phép cho các tổ chức thuộc địa phương mời tổ
chức, cá nhân nước ngồi vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang tại địa phương, cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người
mẫu trong phạm vi địa phương.
- Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người

mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định của pháp luật.
- Cấp giấy phép phê duyệt nội dung, cấp nhãn kiểm sốt bản
ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các đơn vị, tổ chức
thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.


11
2.1.3. Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Theo Quyết định số: 1196/QĐ-UBND, ngày 30/9/2011 của
UBND tỉnh Bắc Ninh, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh là đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh.
* Cơ cấu bộ máy tổ chức
- Ban giám đốc:
- Phòng Tổ chức - Hành chính:
- Phịng Nghệ thuật - Sưu tầm Nghiên cứu:
- Phịng Kỹ thuật - Tổng hợp:
- Đồn Nghệ thuật 1:
- Đoàn Nghệ thuật 2:
- Hội đồng nghệ thuật:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ HÁT

Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh năm 2019
- Hội đồng thi đua - khen thưởng:
BIỂU ĐỒ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ HÁT
35
Vị trí hoạt động nghề nghiệp

30

Vị trí hỗ trợ phục vụ


25

Đại học

20

Trung cấp

15

Column1

10
5
0
Vị trí việc làm

Trình độ chun mơn

ĐỘ TUỔI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG C


12
ỦA NHÀ HÁT

Đơn vị tính %
Nhóm trên 50 tuổi
Nhịm dưới 50 tuổi


Nhịm trên 40 tuổi
Nhóm từ 25-30 tuổi

Nguồn: Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh năm 2019
2.2. Quản lý biểu diễn nghệ thuật Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc
Ninh
2.2.1. Công tác phối hợp quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Để các chương trình biểu diễn, quảng bá DSVHQH có chất
lượng, đáp ứng những yêu cầu thưởng thức của khán giả trong và
ngồi nước và khơng làm mất đi nét đẹp của dân ca quan họ truyền
thống đòi hỏi sự tham gia phối hợp quản lý từ Trung ương xuống cấp
địa phương. Cụ thể, Cục NTBD đã phối hợp chặt chẽ với Sở
VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghiêm túc Nghị định số
79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ; Nghị định số
15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 79.
2.2.2. Tổ chức triển khai các văn bản quản lý nhà nước
Trên cơ sở thực hiện Nghị định số: 103/2009/NĐ-CP, ngày
06/11/2009 về việc ban hành “Quy chế hoạt động văn hoá và kinh
doanh dịch vụ văn hoá cộng đồng” và Nghị định số: 53/2006/NĐ-CP,
ngày 25/5/2006 về “Chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở
cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập”, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
đã vận dụng và triển khai vào thực tiễn hoạt động biểu diễn nghệ
thuật của đơn vị.
2.2.3. Quản lý, tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Với chức năng là đơn vị nghệ thuật cơng lập có thu, công tác
quản lý Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh bao gồm: 1/Quản lý biểu
diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm chính trị. 2/Quản lý biểu diễn nghệ
thuật giao lưu, quảng bá dân ca Quan họ đến với khán giả trong nước
và quốc tế. 3/Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật có thu. Theo

quy chế, các chương trình biểu diễn phải được Hội đồng nghệ thuật
của Nhà hát thẩm định về mặt chất lượng nghệ thuật, nội dung


13
chương trình biểu diễn khơng vi phạm chủ trương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước thì mới được triển khai tổ chức biểu diễn.
2.2.4. Quản lý các hoạt động nghiệp vụ
* Thể nghiệm chương trình biểu diễn nghệ thuật
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều phối hoạt động các
phịng ban, đồn nghệ thuật của Nhà hát;
- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của các diễn viên; đảm
bảo về chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức và người lao
động.
- Quản lý và điều phối các phương tiện vận tải, trang thiết bị
âm thanh, ánh sáng, phông cảnh, hậu đài phục vụ luyện tập và biểu
diễn nghệ thuật; công tác quản lý.
- Quản lý hoạt động sưu tầm, lưu giữ các giá trị nghệ thuật
Quan họ.
- Quản lý hoạt động sáng tác, thẩm định chất lượng nội dung
chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và hoạt
động có thu; hoạt động giao lưu nhân dân và đáp ứng nhu cầu thưởng
thức nghệ thuật quan họ của đông đảo khán giả trong nước và quốc tế
- Quản lý khai thác điểm diễn doanh thu nhằm tăng nguồn thu
để nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức và người lao động và duy
trì tốt cơng tác hành chính quản trị, tài chính phục vụ hoạt động
thường xuyên của Nhà hát.
2.2.5. Quản lý nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Từ khi Nghị định số: 43-NĐ/CP, ngày 25/04/2006 của Chính

phủ về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp cơng lập” và Nghị định số: 16-NĐ/CP, ngày 14/0 2/ 2015 của
Chính phủ về “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” được
ban hành giúp cho các đơn vị nghệ thuật được chủ động bố trí, sắp
xếp nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng chương trình biểu diễn
nghệ, chủ động quản lý chi tiêu tài chính.
2.2.6. Quản lý tài chính từ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Về công tác quản lý thu chi tài chính, Ban Giám đốc Nhà hát
áp dụng theo Nghị định số: 16/2015/NĐ-CP, ngày14/ 02/2015 của
Chính phủ để trả lương cán bộ, viên chức và người lao động theo
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy
định đối với đơn vị sự nghiệp công lập.


14
Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, Nhà hát đã tự bảo đảm
tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (trường hợp ngân sách
nhà nước không cấp bổ sung). Trường hợp chi hoạt động chuyên
môn, Ban Giám đốc Nhà hát quy định mức bồi dưỡng đối với các
chức danh như tổ chức biểu diễn, kế toán, thủ quỹ, từ hưởng 50% của
loại 4, thành hưởng loại 4. Chế độ bồi dưỡng sáng tạo nghệ thuật, tùy
theo chất lượng của từng sản phẩm sẽ áp dụng theo mức thỏa thuận
hợp lý, nhưng không quá 5 triệu đồng/1 tác phẩm. Chi quỹ phúc lợi
tăng mức chi thăm hỏi ốm đau lên 300.000đ/ trường hợp và tăng mức
chi việc hiếu, hỷ là 500.000đ/trường hợp.
2.2.7. Quản lý hoạt động quảng bá, phát triển khán giả
Quản lý truyền thông quảng bá, phát triển khán giả đóng vai
trị rất quan trọng đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, nó góp
phần tạo nên vị thế và thương hiệu cho Nhà hát. Mặc dù có vai trị to

lớn như vậy, nhưng hoạt động truyền thơng quảng bá, phát triển khán
giả của Nhà hát những năm trước đây chưa chuyên nghiệp nên hiệu
quả đem lại chưa cao. Để duy trì số lượng khán giả hiện có và thu hút
được khán giả mới thì ngồi việc mở rộng các điểm biểu diễn tiềm
năng, Nhà hát còn triển khai xây dựng chiến lược truyền thông quảng
bá để phát triển khán giả theo nội dung chuyên đề:
2.2.8. Thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Với chức năng là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực biểu
diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh, Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh
thường xuyên chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các ngành chức năng
của tỉnh, Phịng PA83 Cơng an tỉnh và Đội kiểm tra liên ngành liên
ngành các huyện/thành phố trong tỉnh tổ chức kiểm tra các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là những chương trình biểu diễn phục vụ
nhiệm vụ chính trị, các chương trình giao lưu văn hóa, quảng bá
DSVHQH đến với bạn bè quốc tế.
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Với 50 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh đã xây dựng được thương hiệu là trung tâm văn hóa nổi
tiếng của tỉnh Bắc Ninh. Nhà hát đã quy tụ được đội ngũ sáng tác,
nghệ sĩ, diễn viên tài năng, có ý thức lao động nghệ thuật, sáng tạo
nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật có giá trị, đáp ứng sự mong
mỏi của quần chúng nhân dân.


15
Để có được thành cơng trên, Ban lãnh đạo Nhà hát đã chủ
động sáng tạo, vận dụng và triển khai cơ chế chính sách của Nhà
nước và của tỉnh Bắc Ninh vào hoạt động thực tiễn của đơn vị trong

việc sắp sếp nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, phát huy tính sáng
tạo của đội ngũ sáng tác, nghệ sĩ, diễn viên xây dựng những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị để phục vụ khán giả trong nước và quốc tế. Nhà
hát cũng đã tích cự phát triển hoạt động biểu diễn nghệ thuật có
doanh thu để nâng cao đời sống cán bộ, viên chức và người lao động,
tạo sự gắn kết trong môi trường nghệ thuật.
2.3.2. Những khó khăn hạn chế
Để đánh giá những khó khăn, hạn chế đối với công tác quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh,
đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ, viên chức và người
lao động làm việc tại Nhà hát và một số nghệ nhân QH, khán giả
trong cộng đồng. Nội dung triển khai bảng hỏi phỏng vấn như sau:
- Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, đối tượng phỏng vấn
gồm: 1/Cán bộ làm công tác quản lý,13 phiếu. 2/Cán bộ, viên chức
và người lao động, 41 phiếu. Tổng số 44 phiếu điều tra.
Cộng đồng, đối tượng phỏng vấn gồm: 1/Nghệ nhân thực hành
QH, 26 phiếu. 2/ Khán giả, 30 phiếu. Tổng số 56 phiếu.
Sau khi phân tích, xử lý số liệu phiếu chưng cầu ý kiến của
toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động làm việc tại Nhà hát Dân
ca Quan họ Bắc Ninh và nghệ nhân QH, các đối tượng khán giả trong
cộng đồng.
Tiểu kết
Tại chương 2, tác giả giới thiệu khái quát chủ thể quản lý nhà
nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cũng như đánh giá thực
trạng công tác quản lý nghiệp vụ liên quan đến hoạt động biểu diễn
nghệ thuật của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh từ khi được thành
lập đến nay. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Nhà hát cũng đang
gặp phải một số khó khăn, hạn chế trong việc triển khai “Cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” và “Quy định hỗ trợ chế độ ưu
đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức và

người lao động ”....đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
chung của Nhà hát trong thời gian vừa qua.


16
Chương 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ
THUẬTNHÀ HÁT DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
3.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
3.1.1. Yếu tố thuận lợi
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống văn
hóa của tỉnh Bắc Ninh. Với nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực
hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Nhà hát đã được Đảng và Nhà nước
tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, 02 diễn viên được
phong tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân, 15 diễn viên và nhạc công
được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú. Để có được thành cơng
như ngày hôm nay, phải kể đến những yếu tố thuận lợi góp phần
quan trọng nâng cao vị thế của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
3.1.2. Yếu tố trở ngại
Đề án vị trí việc làm chưa được UBND tỉnh Bắc Ninh phê
duyệt, dẫn đến những khó khăn trong việc triển khai các hoạt động
biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát.
Công tác quản lý hoạt động Nhà hát đang gặp nhiều khó khăn
do phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị phát sinh hoặc đột xuất dẫn
đến việc ký kết hợp đồng biểu diễn bị hạn chế, nhiều khi phải hủy
hợp đồng vì trùng lịch biểu diễn đã làm giảm nguồn thu, trong khi
Nhà hát phải thường xuyên ký 15 – 17 hợp đồng lao động mới đáp
ứng được nhiệm vụ được giao.

Công tác quản lý các hoạt động nghiệp vụ của Nhà hát cịn
nhiều khó khăn do cịn thiếu những cán bộ có lĩnh vực chun ngành.
Cơng tác quản lý tài sản nhìn chung cịn chưa đáp ứng được
u cầu về chun mơn, kỹ thuật vận hành các cơng trình hạ tầng của
Nhà hát, như: trụ sở làm việc, hệ thống sân vườn, phương tiện vận
chuyền.
3.2. Phương hướng và nhiệm vụ của Nhà hát Dân ca Quan họ
Bắc Ninh
3.2.1. Phương hướng quản lý
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh là đơn vị nghệ thuật công
lập được giao nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và quảng bá DSVHQH theo
cam kết của UNESCO. Đây là một vinh dự to lớn, những cũng đem


17
lại trọng trách nặng nề đối với Nhà hát. Thực tế trên đòi hỏi ban lãnh
đạo Nhà hát cần phải hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới tư duy quản
lý trong bối cảnh hội nhập thế giới sâu rộng như hiện nay.
3.2.2. Nhiệm vụ quản lý
Mặt trái của kinh tế thị trường và xu thế tồn cầu hóa đã và
đang làm thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của khán giả trong việc
thưởng thức các sản phẩm văn hóa nghệ thuật và tác động đến tư duy
quản lý, tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
Ban lãnh đạo Nhà hát cần định hướng về giá trị nghệ thuật cho
công chúng xuất phát từ mục tiêu thoả mãn nhu cầu tinh thần cũng
như hình thành nhu cầu tinh thần của khán giả.
Để hoạt động biểu diễn phát huy có hiệu trong đời sống cần
phải xây dựng một cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý đối
với những người nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân dân gian…
Đổi mới công tác quản lý, tăng cường phối hợp giữa Cục

NTBD –Bộ VH,TT&DL và Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh trong việc
chỉ đạo Nhà hát đem đến cho công chúng các sản phẩm nghệ thuật có
chất lượng
Phát huy tính năng động chủ động của cán bộ quản lý, tạo điều
kiện thúc đẩy năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ, diễn
viên và người lao động làm việc tại Nhà hát.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động thi sáng tác, các cuộc thi
biểu diễn nghệ thuật truyền thống với chủ đề phong phú, đa dạng,
nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tiêu biểu của DSVHQH Bắc
Ninh. 3.3. Các giải pháp quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp quản lý biểu diễn nghệ thuật
- Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh:
+) Thẩm định kỹ hồ sơ đề nghị cấp phép tổ chức hoạt động
biểu diễn nghệ thuật của các đơn vị, tổ chức, cá nhân xin phép tổ
chức biểu diễn nghệ thuật trước khi cấp phép theo thẩm quyền.
+) Kiểm duyệt chặt chẽ nội dung các chương trình biểu diễn
nghệ thuật trước khi cấp phép biểu diễn.
- Phòng VH&TT cấp huyện/thành phố cần tăng cường phối
hợp với các ngành chức năng tại nơi tổ chức chương trình biểu diễn
nghệ thuật. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức ký cam kết với cơ
quan chức năng tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tham
gia biểu diễn nghệ thuật.


18
- Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cần khuyến khích cơng
tác giáo dục, nâng cao nhận thức đối với nghệ sĩ, diễn viên trong lĩnh
vực hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là đề cao nhận thức, ứng
xử của những người nghệ sĩ đối với công chúng.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác triển khai văn bản quản lý nhà
nước
* Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh
- Tỉnh Bắc Ninh cần sớm phê duyệt Đề án vị trí việc làm của
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc ninh giai đoạn 2019 – 2021.
- Tỉnh Bắc Ninh cần có cơ chế đặc thù bổ sung nguồn kinh phí
dành cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính
trị đột xuất của tỉnh cũng như của trung ương.
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh
- Chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với phòng VH&TT
cấp huyện/thành phố và Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong việc
ban hành và triển khai các văn bản quản lý nhà nước.
- Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh chấp thuận cho Nhà hát Dân
ca Quan họ Bắc Ninh điều chỉnh lại “Đề án vị trí việc làm” nhằm
hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự.
* Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Bám sát các chương trình, kế hoạch hàng năm của Sở
VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh để chủ động thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, ban lãnh đạo Nhà hát cần
phân công nhiệm vụ cụ thể và xác định trách nhiệm đối với tập thể,
cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu khi được phân
công nhiệm vụ.
3.3.3. Tăng cường công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh
- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý
hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo hướng cụ thể, đồng bộ, tăng
cường tính răn đe của chế tài xử phạt.
- Tăng cường hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử

dụng giấy phép công diễn, dừng biểu diễn có thời hạn từ 6 tháng đến
2 năm đối với cá nhân vi phạm các quy định như tự tiện thay đổi nội
dung chương trình biểu diễn nghệ thuật sau khi đã được cấp giấy
phép.


19
* Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Cần tăng cường công tác phối hợp đối với Sở VH,TT&DL
tỉnh Bắc Ninh, Cục NTBD - Bộ VH,TT&DL và các cấp chính quyền
địa phương nhằm chấn chỉnh.
- Tiếp tục đầu tư kinh phí của nhà nước và thu hút nguồn xã
hội hóa để sớm hồn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà hát Dân ca
Quan họ Bắc Ninh theo hướng đầu tư trọng điểm, có chiều sâu.
- Đầu tư kinh phí cho Phịng Nghệ thuật - Sưu tầm Nghiên cứu
thực hiện sưu tầm những tư liệu văn hóa Quan họ, các bài hát dân ca
Quan họ trong cộng đồng để làm tư liệu sáng tác.
- Ban Giám đốc Nhà hát cần chỉ đạo 02 Đoàn nghệ thuật xây
dựng kế hoạch phối hợp với các CLBDCQH để học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm, tổ chức hội thảo, tọa đàm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm,
tạo hướng mới cho hoạt động sáng tác nghệ thuật.
3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nghiệp vụ
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh
- Đề nghị Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh cần bổ sung thêm
biên chế cho Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc ninh các chuyên ngành
đào tạo như: quản lý văn hóa, thanh nhạc, biên đạo múa, sáng tác,
thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng…
- Đề nghị bổ sung thêm biên chế, hoặc hợp đồng dài hạn cho
Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đối với các phịng chun mơn
cần bổ sung cán bộ các chuyên ngành: Quản lý văn hóa, thanh nhạc,

biên đạo múa, nghệ sĩ sáng tác.
* Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
- Đối với Ban lãnh đạo: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực quản lý và nguồn nhân lực hoạt động nghệ thuật.
- Đối với các phịng nghiệp vụ: có chính sách khuyến khích
đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý, viên chức và người lao động làm việc chun mơn, nghiệp vụ để
họ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đối với các Đoàn nghệ thuật: Đầu tư kinh phí từ các hoạt
động có thu đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất dành cho
hoạt động luyện tập các chương trình thể nhiệm..
- Đối với hoạt động nghiên cứu, sáng tác: Bổ sung kinh phí từ
các hoạt động biểu diễn có thu để đầu tư cho công tác sưu tầm,
nghiên cứu, xây dựng những tác phẩm mới, các chương trình biểu
diễn nghệ thuật truyền thống có chất lượng cao, mang hơi thở của


20
thời đại và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thưởng thức văn hóa của
cơng chúng.
- Đối với hoạt động marketing quảng bá, phát triển khán giả:
Tiếp túc đầu tư kinh phí từ các hoạt động biểu diễn có thu dành cho
hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động của Nhà hát.
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực hoạt động biểu diễn nghệ thuật
- Đối với các phịng chun mơn nghiệp vụ của Nhà hát, gồm
các phòng ban: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phịng Nghệ thuật Sưu tầm Nghiên cứu; Phòng Kỹ thuật - Tổng hợp.
- Đối với hai Đồn nghệ thuật: Ban Giám đốc cần tăng quyền
cho Trưởng/Phó đồn chủ động trong việc đề xuất các chương trình
đào tạo nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công thuộc đơn vị mình quản lý để
nắm rõ năng lực, cũng như sở trường của từng người để bố trí cơng

việc chun mơn phù hợp.
- Hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: 1/Đề xuất với
Sở VH,TT&DL các chương trình tập huấn hàng năm dành cho cán
bộ, viên chức và người lao động. 2/Đối với đội ngũ nghệ sĩ, diễn
viên, nhạc công…
- Hoạt động đào tạo: Ban giám độc Nhà hát cần chú trọng đến
hoạt động giao lưu, hợp tác với các Nhà hát/Trung tâm văn hóa có uy
tín trên cả nước để học hỏi kinh nghiệm quản lý. Thông qua việc mời
các chuyên gia giỏi, các nghệ sĩ tài năng tham gia giảng dạy, huấn
luyện nghiệp vụ cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công…sẽ đem
lại hiệu quả cao đối với cơng tác quản lý, tổ chức các chương trình
biểu diễn nghệ thuật.
3.3.6. Quản lý hoạt động tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Phát triển các hoạt động biểu diễn nghệ thuật có thu: 1/Tiếp
tục xây dựng các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ có nội dung
phong phú, đa dạng, hấp dẫn thị hiếu của đông đảo cơng chúng trong
xã hội. 2/Sản xuất các chương trình, tiết mục nghệ thuật đặc biệt để
quảng bá đến với đơng đảo bà con Việt Nam ở nước ngồi. 3/Phát
triển các điểm biểu diễn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh
lân cận để tăng nguồn thu cho cán bộ, viên chức và người lao động
của Nhà hát. 4/ Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình
biểu diễn nghệ thuật nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước và hoạt
động kỷ niệm của tỉnh để maketing quảng bá gắn với bán vé, thu hút
khán giả để tăng nguồn thu cho Nhà hát.


21
- Quản lý nguồn thu tài chính: Nguồn thu từ hoạt động biểu
diễn phục vụ khán giả; sản xuất phim, đĩa nhạc quảng bá di sản dân
ca Quan họ bán ở thị trường trong nước và nước ngoài; hoạt động

biểu diễn ở các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.
- Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật: Ban Giám đốc Nhà hát cần
đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách. Cụ thể, cho thuê cơ sở vật chất của Nhà hát để tổ chức
biểu diễn nghệ thuật không chuyên, tổ chức hội thảo trong nước và
quốc tế. Đối với các điểm biểu diễn nghệ thuật ngồi trời, có thể cho
th các thiết bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trang phục đạo cụ,
phương tiện vận chuyển. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà
hát bằng việc thiết lập thêm một số quỹ theo quy định nhằm tăng
thêm thu nhập cho cán, viên chức và người lao động.
3.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, quảng bá phát
triển thị trường khán giả tiềm năng
- Tiếp tục đầu tư kinh phí thỏa đáng cho hoạt động maketing
truyền thông quảng bá các sản phẩm nghệ thuật đặc sắc dựa trên chất
liệu dân ca Quan họ Bắc Ninh trên hệ thống truyền thông đại chúng
như Youtube, Facebook…
- Tiếp tục phối hợp với các hãng lữ hành trong nước và quốc tế
nhằm giới thiệu về vùng đất, con người, lịch sử văn hóa truyền thống
của tỉnh Bắc Ninh.
- Phát triển khán giả trong nước: Thơng qua các chương trình
biểu diễn nghệ thuật chun nghiệp toàn quốc; Hoạt động biểu diễn
giao lưu với các đoàn nghệ thuật trong và ngồi nước, hoạt động biểu
diễn đón tiếp các đoàn khách quan trọng của Việt Nam và quốc tế.
- Phát triển khán giả ở nước ngoài: Những năm gần đây, Nhà
hát luôn là địa chỉ quen thuộc của tỉnh Bắc Ninh trong việc cử các
đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Tiệp
Khắc, Ba Lan, Liên Bang Nga…
3.3.8. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động biểu diễn nghệ
thuật
- Đối với Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh:

+) Tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện, ban hành,
triển khai các văn bản quy phạm pháp luật để các tổ chức, đơn vị tổ
chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật thực hiện theo quy định của
pháp luật.


22
+) Thanh tra Sở VH,TT&DL cần chủ động tổ chức và phối
hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc
thanh tra, kiểm tra các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực biểu
diễn nghệ thuật, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp
luật, đồng thời tích cực tuyên truyền, tăng cường kiểm tra các chương
trình biểu diễn nghệ thuật.
- Đối với Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh:
+) Hội đồng nghệ thuật Nhà hát cần tích cực phối hợp phịng
quản lý nghiệp vụ của Sở VH,TT&DL, các nhà chun mơn có uy tín
của tỉnh và Trung ương để kiểm tra, giám định chất lượng các
chương trình nghệ thuật thể nhiệm trước khi đưa vào kế hoạch biểu
diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ cơng chúng.
+) Ban lãnh đạo cần nhận thức đúng đắn vai trị của cơng tác
thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có nhiều đóng góp cho hoạt
động biểu diễn của Nhà hát.
+) Cần mạnh dạn phê bình, nhắc nhở đối với tập thể, cá nhân
có khuyết điểm, yếu kém trong cơng việc được phân
Tiểu kết
Tại chương 3, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích những
yếu tố tác động đến hoạt động của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc
Ninh. Trong đó, những yếu tố thuận lợi hiện nay là Nhà hát có một
q trình hình thành, phát triển lâu đời cùng với nhiều nghệ sĩ tên

tuổi như Nghệ sĩ nhân dân Thúy Hường, Thúy Cải. Với những thuận
lợi về thương hiệu, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng mới, hệ
thống trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ nghệ sĩ, diễn
viên trẻ có danh tiếng là những lợi thể để phát triển sự nghiệp biểu
diễn nghệ thuật của Nhà hát ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi thế trên là những khó khăn thách thức trong việc
tuyển dụng, thu hút tài năng trẻ hoạt động nghệ thuật. Mặc dù Đề án
vị trí việc làm đã được phê duyệt nhưng khi vận dụng vào thực tiễn
còn nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của
Nhà hát.


23
KẾT LUẬN
Trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, nhiều thế hệ nghệ
sĩ, diễn viên của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được Đảng và
Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Đến nay
Nhà hát đã có 15 nghệ sĩ được vinh danh, tiêu biểu như NSND Thúy
Cải, Thúy Hường, NSƯT Quý Tráng, Lệ Thanh. Bằng tình yêu và
niềm đam mê nghệ thuật, các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của
Nhà hát đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá
trị DSVHQH Bắc Ninh. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà hát đã và đang
tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, khẳng định được vai trị
và vị thế của mình trong xu thế phát triển chung của đất nước.
Với nhiệm vụ được giao hàng năm, Nhà hát đã phối hợp tổ
chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật có quy mơ lớn, tiêu
biểu như “Về miền Quan họ”, Festival Bắc Ninh; Hội thi Hát Quan
họ đầu Xuân; Hát Quan họ trên thuyền tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan.
Đây là những chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt của tỉnh Bắc
Ninh thu hút đông đảo mọi tầng lớp khán giả trong nước và quốc tế

đến thưởng thức. Ngoài hoạt động biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính
trị của Đáng và Nhà nước, Nhà hát cịn tham gia vào hoạt động
truyền dạy tại nhà trường, các CLB và đội văn nghệ Quan họ ở các
làng xã. Nhà hát cũng đã tích cực tìm tịi, chủ động phát triển các
điểm biểu diễn mới, có doanh thu để nâng cao đời sống cho cán bộ,
viên chức và người lao động, giúp họ yên tâm công tác để đem hết
nhiệt huyết và tài năng của mình để gìn giữ, quảng bá DSVHQH
trong đời sống.
Bên cạnh một số thành tựu đạt được trong hoạt động biểu diễn
nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng
đang gặp những khó khăn, thách thức do hoạt động biểu diễn có
doanh thu đang ngày một giảm, ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống
cán bộ, viên chức và người lao động. Các sản phẩm nghệ thuật của
Nhà hát chưa thu hút được khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Công tác
truyền thông quảng bá, phát triển các điểm biểu diễn mới chưa được
quan tâm đầu tư đúng mức. Bộ máy tổ chức nhân sự vẫn còn nhiều
bất cập, cần phải điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của Nhà hát
trong thời kỳ mới. Nguồn nhân lực của Nhà hát còn thiếu đội ngũ kế
cận, trong khi số lượng nghệ sĩ, diễn viên có tên tuổi khơng cịn phù
hợp với hoạt động sân khấu đang ngày một tăng; các phòng ban
chun mơn cịn thiếu cán bộ có năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ


×