Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

phat bieu 20 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.35 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Kính thưa quý vị đại biểu;
Kính thưa quý thầy cô giáo;
Các em học sinh thân mến!


Tôi xin phép thay mặt cán bộ giáo viên công nhân viên của trường chân thành cảm ơn
Đảng cảm ơn nhân dân đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Kính cẩn nghiêng mình
trước cơng đức của các thế hệ nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn các thế hệ thầy và trò Quảng
Đức - Nguyễn Du đã tạo nên truyền thống trong lòng nhân dân địa phương. Cảm ơn sự
hiện diện quý báu của quý vị đại biểu trong buổi Lễ hơm nay.


Kính thưa q vị! Mỗi lần đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, toàn xã hội, mỗi một
chúng ta đều nghĩ tới sự nghiệp giáo dục, nghĩ đến việc dạy - học, nghĩ đến tình nghĩa
thầy trị.


Về phía đội ngũ nhà giáo chúng tôi, đây là dịp để suy ngẫm lại qúa trình giảng dạy – giáo
dục của mình:


Nhân dân ta có truyền thống trọng đạo nghĩa nên tơn sư. Vì đã là nhà giáo, phải có phẩm
chất đạo đức tốt, phải có lịng nhân ái bao dung, phải có lương tâm trách nhiệm, có ý thức
tổ chức kỹ luật, hành vi thái độ hịa nhã,...Vì thầy cơ giáo dục học trị qua bản thân của
mình là u cầu cao nhất của lao động sư phạm. Ông bà ta có câu “nhất tự vi sư bán tự vi
sư” nhắc nhở người thầy phải có lương tâm nghề nghiệp trong giảng dạy – giáo dục học
sinh. Nghĩa là làm thầy cô giáo dạy một chữ hay nửa chữ cũng phải nhớ là mình đang
làm thầy. Vì vậy, phải cẩn trọng từng chữ, từng lời khi dạy học trị. Vì thầy giáo đang
gieo vào tâm hồn trẻ mầm xanh của cuộc sống hay là mầm độc. Cho nên chúng ta phải
luôn luôn tự nâng cao năng lực và phẩm chất để khơng thể dạy sai, nói sai mà phải dạy
đúng, dạy hay, nói hay, làm gương tốt… Cho nên người có bằng cấp cao chưa hẳn làm
được nhà giáo giỏi, nếu khơng có ý thức thường trực mình đang làm thầy cơ giáo.


<i><b>“Muốn sang thì bắc cầu kiều, </b></i>
<i><b>muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. </b></i>



Chúng tôi nghĩ đơn giản, muốn học sinh yêu mến, tôn trọng thầy cô, trước hết thầy cô
giáo phải yêu thương chăm sóc học sinh như con, có u thương học sinh mới đem tồn
tâm tồn ý ra dạy bảo, mới cảm hóa được học sinh. Là nhà giáo, chúng ta phải suy nghĩ
và thực hiện như vậy.


Kính thưa quý vị! Trong thời kỳ hội nhập, với nền kinh tế tri thức: giáo dục đang lên
ngơi, tri thức được sùng bái, vì thế nhà giáo được tôn vinh. Nhưng nỗi trăn trở của chúng
tôi là “trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp” theo chuẩn của nó; lại thiếu trang thiết bị
hỗ trợ việc cải tiến phương pháp dạy – học của thầy và trò. Dù rằng đời sống bây giờ đã
khá hơn trước nhiều, nhưng trong cuộc sống đời thường còn phải vật lộn với cơm áo, với
cơ chế thị trường,... nên không phải thầy cô nào cũng đứng vững trên bục giảng!


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đội ngũ thầy cô giáo để làm cho sự nghiệp giáo dục thật sự là động lực thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh”.


Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề và bức thiết của sự nghiệp giáo dục, toàn Đảng, toàn dân,
các thành phần kinh tế - xã hội, mỗi gia đình phải góp cơng, góp trí tuệ, chung sức taọ
động lực bên ngồi kết hợp với sự nổ lực phấn đấu thực hiện cuộc vận động “hai không”
với bốn nội dung; thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” của ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo.


Chúng tôi tin tưởng rằng, ước mong cháy bỏng của chúng tôi khi đứng trên bục giảng là
ước mong của toàn xã hội. Đó là ngành giáo dục có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần
để thế hệ trẻ được giáo dục, bồi dưỡng tốt về các mặt kiến thức văn hóa, đạo đức xã hội,
khoa học cơng nghệ, rèn luyện thể chất và nhất là được trang bị về ý chí, bản lĩnh và kỹ
năng sống để phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×