Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De cuong luan van Nhan vat trong kich phi ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.55 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>
<b>--- </b>


<b>TRẦN THY NGỌC CHI </b>



<b>NHÂN VẬT </b>



<b>TRONG KỊCH PHI LÝ </b>


<b>Chuyên ngành : Văn học nước ngoài </b>



<b>Mã số : </b>

<b>602230 </b>



<b>LU</b>

<b>Ậ</b>

<b>N V</b>

<b>Ă</b>

<b>N TH</b>

<b>Ạ</b>

<b>C S</b>

<b>Ĩ</b>

<b> V</b>

<b>Ă</b>

<b>N H</b>

<b>Ọ</b>

<b>C </b>



<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: </b>


<b>TS. Đào Ngọc Chương </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài </b>


Kịch phi lý là một trong những trào lưu văn học nổi bật giữa thế kỷ XX, là hiện
tượng văn học độc đáo của nhân loại.


Dù chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nhưng Kịch phi lý ảnh hưởng lớn đến đời sống
sân khấu và cả tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 của thế kỷ XX. Bằng
những nỗ lực, cống hiến đầy sáng tạo, các tác giả Kịch phi lý đã thực sựđem lại niềm thích
thú cho khán giả khi đối diện với sân khấu phi lý - sân khấu cuộc đời.



Trong văn học, Kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tịi mới lạ, phản ánh những vấn đề


về đời sống con người. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc kịch truyền
thống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc biệt là vấn đề nhân vật. Những đóng
góp về nghệ thuật của Kịch phi lý đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX. Những
vấn đề về con người và thời đại được phản ánh trong Kịch phi lý mang đậm tính nhân loại
và đã trở thành triết lý nhân sinh vĩnh cửu. Giải thưởng Nobel văn chương dành cho là
Samuel Beckett và các giải thưởng khác mà E. Ionesco được trao tặng là một xác tín.


Kịch phi lý với những biến đổi nhất định về một số phương diện lý luận (trong đó có
nhân vật) đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình. Từ trước đến nay,
giới nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh của Kịch phi lý. Bằng những biểu hiện và


đánh giá khác nhau, thế giới đã khẳng định sựđóng góp của Kịch phi lý đối với lịch sử phát
triển kịch nghệ nói chung và sân khấu Pháp nói riêng. Nhân vật là một trong những vấn đề


trọng tâm có tính cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học. Vì thế, nghiên cứu
Kịch phi lý, chúng tơi thiết nghĩ tiếp cận vấn đề từ phương diện nhân vật cũng là điều nên
làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ngoài ra, nghiên cứu kịch, nhất là phân tích nhân vật kịch còn giúp cho chúng ta cảm
nhận được giá trị của vở diễn, giá trị của con người trong đời sống sân khấu và đời sống
thực tại. Một cách nào đó, đó là kiểu con người thời đại.


Chính vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhân vật trong Kịch phi lý” mang một
ý nghĩ thiết thực, cho phép chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sân khấu, đời sống sân khấu
nói chung và cả cuộc đời. Những gì luận văn của chúng tơi đạt được sẽ góp thêm một tiếng
nói, một cách nhìn về việc nghiên cứu và giảng dạy Kịch phi lý, chí ít là ở Việt Nam hiện
nay.



<b>2.</b> <b>Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào mọi vấn đề của
Kịch phi lý mà chỉ dừng lại khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý ở hai phương diện hành


động và ngôn ngữ. Và chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với kịch
truyền thống.


Vì thế, chúng tơi chỉ tập trung vào những tác phẩm thuộc giai đoạn đỉnh cao của Kịch
phi lý là:<i><b> N</b><b>ữ</b><b> ca s</b><b>ĩ</b><b> hói </b><b>đầ</b><b>u </b>(La Cantatrice chauve),<b> Nh</b><b>ữ</b><b>ng chi</b><b>ế</b><b>c gh</b><b>ế</b>(Les chaises),<b> Trong </b></i>
<i><b>khi ch</b><b>ờ</b><b> Godot </b>(En attendant Godot) </i>của hai tác gia tiêu biểu Samuel Beckett và Eugène
Ionesco. Nghĩa là, chúng tôi giới hạn đề tài, không xem xét hai phương diện trên của nhân
vật Kịch phi lý trong tiến trình nảy sinh, vận động, đỉnh cao và suy tàn.


<b>3.</b> <b>Lịch sử vấn đề</b>


Từ sau khi đạo diễn Nicolas Bataille quyết định dựng vở <i><b>Ti</b><b>ế</b><b>ng Anh không hài </b></i>
<i><b>h</b><b>ướ</b><b>c</b></i> của E. Ionesco, sau đó vở <i><b>N</b><b>ữ</b><b> ca s</b><b>ĩ</b><b> hói </b><b>đầ</b><b>u</b></i>được đem ra diễn lần đầu tiên vào tháng
11 năm 1950 tại rạp Noctambules ở Paris, rồi lần lượt đến các vở <i><b>Bài h</b><b>ọ</b><b>c </b></i><b>(La Lecon) </b>


(1951), <i><b>Nh</b><b>ữ</b><b>ng chi</b><b>ế</b><b>c gh</b><b>ế</b></i> (1952), <i><b>Các n</b><b>ạ</b><b>n nhân c</b><b>ủ</b><b>a ngh</b><b>ĩ</b><b>a v</b><b>ụ</b></i> <b>(Victimes du devoir)</b>


(1953)…, kịch của E.Ionesco bắt đầu gây nên dư luận, giới nghiên cứu để ý đến của những
sáng tác của E.Ionesco. Và nhất là khi vở <i><b>Trong khi ch</b><b>ờ</b><b> Godot </b></i>của S.Beckett được cơng
diễn thì các nhà nghiên cứu phê bình về sân khấu Pháp trên thế giới đã thực sự quan tâm
nhiều đến trào lưu Kịch phi lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ngay tại Việt Nam, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, giới dịch thuật đã hưởng ứng
mạnh mẽ phong trào dịch Kịch phi lý. Nhiều vở kịch của E.Ionesco, S.Beckett, Arthur
Adamov được dịch ra tiếng Việt, phổ biến trên các tạp chí như tạp chí Văn Khoa, tạp chí



Đại Học, tạp chí Bách Khoa… Ngồi ra, cịn có một số cơng trình khác (bao gồm các giáo
trình, luận án, luận văn chuyên ngành) trong các trường đại học và cao đẳng; các cơng trình
nghiên cứu in riêng; các tiểu luận, các bài viết, khảo luận và các bài giới thiệu đăng trên các
tạp chí, báo và sách in dịch tác phẩm của Kịch phi lý, quan tâm đến trào lưu kịch mới lạ này
xuất hiện hơn nửa thế kỷ qua.


Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, các trang báo


điện tử và một số Website có đăng tải nhiều thơng tin lí thú về các tác giả Kịch phi lý bên
cạnh những phân tích, đánh giá của giới phê bình chun mơn về nghệ thuật xây dựng nhân
vật Kịch phi lý.


Tất nhiên, ở một vài phương diện nhất định, ý kiến của các nhà nghiên cứu có đơi chỗ


gặp gỡ nhưng ở đây, chúng tơi khơng đặt ra cho mình nhiệm vụ lí giải hiện tượng trên mà
chỉ tổng thuật các ý kiến thật sự có liên quan.


Tiếp cận Kịch phi lý từ phương diện nhân vật, chúng tôi chọn lọc tổng thuật một số ý
kiến của các cơng trình nghiên cứu có giá trị trong và ngồi nước. Vì thế, trong mục này,
chúng tơi trình bày ý kiến của người đi trước theo hai hướng cơ bản là dịch tác phẩm Kịch
phi lý và những đánh giá khác theo trình tự thời gian .


Trong những thập niên 60 – 80 của thế kỷ XX, giới dịch thuật đã quan tâm đến Kịch
phi lý và dịch những phát biểu cũng như tác phẩm của các tác giả sang tiếng Việt, để làm
nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên Văn Khoa. Chính vì thế, ở những cơng
trình này, rất ít dịch giả kèm theo lời giới thiệu hay nhận xét về nội dung, nghệ thuật của
Kịch phi lý.


Một trong những dịch giả Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với Kịch phi lý là Trần Thiện



Đạo. Năm 1960, ông đã dịch bài phát biểu “Số phận của một tác phẩm” của Eugène Ionesco
trên tạp chí Văn số 30. Cũng trong tạp chí này, Trần Thiện Đạo dịch vở kịch ngắn <i><b>Ch</b><b>ỗ</b></i>


<i><b>khuy</b><b>ế</b><b>t</b></i> của E. Ionesco.


“Số phận của một tác phẩm” là những suy nghĩ của chính E. Ionesco về vở<i><b>N</b><b>ữ</b><b> ca s</b><b>ĩ</b></i>


</div>

<!--links-->

×