Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

12 vo khuan trong san khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.38 KB, 5 trang )

Tên bài: VÔ KHUẨN TRONG SẢN KHOA
Bài giảng: lý thuyết
Thời gian giảng: 01 tiết
Địa điểm giảng bài: giảng đường
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải

1. Nhắc lại các định nghĩa: vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn.
2. Nêu được một số đặc điểm sản khoa có liên quan đến vơ khuẩn.
3. Mơ tả được cơ chế lây nhiễm cho người bệnh.
4. Nêu đượccác phương pháp áp dụng cho thai phụ để đề phòng nhiễm khuẩn
5. Nêu được một số phương pháp áp dụng cho nhân viên y tế và dụng cụ để đề phòng nhiễm khuẩn.
Nội dung chính:
Vơ khuẩn là tồn bộ các biện pháp, kỹ thuật nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi mọi sự lây nhiễm của
vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào....
Khử khuẩn là những thao tác có kết quả tạm thời trong từng lúc cho phép loại trừ hay tiêu diệt hầu
hết các vi sinh vật hay làm bất hoạt các virus, nhưng không diệt được nha bào.
Tiệt khuẩn là phương pháp nhằm tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn kể cả nha bào và virus.
Hàng năm, trên tồn thế giới có trên 500000 bà mẹ mang thai bị tử vong vì các lý do khác nhau.
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong cho bà mẹ mang
thai. Tình trạng nhiễm khuẩn lại càng xảy ra trầm trọng, nặng nề ở các nước cịn gặp nhiều khó khăn
về kinh tế. Hơn nữa đây là một nguyên nhân tử vong có thể tránh được. Có rất nhiều trường hợp, chỉ
vì thiếu sót nhỏ trong khâu vơ khuẩn đã dẫn tới các tử vong đáng tiếc. Mặc dù có nhiều kháng sinh
mới, rất tốt, nhưng công tác vô khuẩn ngày càng được chú ý, quan tâm. Có thể nói rằng đa số các
trường hợp nhiễm khuẩn trong sản khoa là các bệnh lý do thầy thuốc gây nên. Vô khuẩn là một vấn
đề rất cơ bản. Thực hiện vô khuẩn chính là thực hiện y học dự phịng. Đầu tư vào công tác vô khuẩn
là mang lại lợi nhuận cao nhất. Vơ khuẩn trong sản khoa có những đặc điểm riêng.
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN KHOA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VÔ KHUẨN
Trong thời gian mang thai, đáp ứng miễn dịch của người mẹ có xu hướng giảm đi để giúp cho thai
tồn tại thuận lợi trong cơ thể người mẹ. Đó là mặt tích cực của vấn đề. Nhưng chính điều đó đã làm
cho cơ thể người mẹ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Sức đề kháng của người mẹ càng giảm đi
nếu bị mất máu nhiều trước, trong và sau khi đẻ.


Trong khi chuyển dạ và sau đẻ, cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm
nhập vào trong buồng tử cung. Sự xâm nhập vào buồng tử cung càng thuận lợi nếu có nhiễm khuẩn
sẵn có ở âm đạo, nếu có các can thiệp khơng bảo đảm vô khuẩn vào buồng tử cung. Từ buồng tử
cung, các mầm bệnh có thể lan rộng ra bằng các con đường bạch huyết, đường máu, đường lân cận .
Đặc biệt, mầm bệnh có thể lan theo hai vịi trứng, đi vào ổ phúc mạc, gây ra nhiễm khuẩn ổ phúc mạc.


Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp
vào tuần hồn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn nặng nhất với tỷ lệ tử vong cao, đó là
nhiễm khuẩn huyết.
Các tổ chức cịn sót lại trong buồng tử cung như rau, tổ chức thai là môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển, để từ đó nhiễm khuẩn lan rộng.
Trong sản khoa các thủ thuật đường dưới luôn luôn mang theo nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn, nhất
là các thủ thuật can thiệp trực tiếp vào buồng tử cung qua đường âm đạo.
Trên đây là một số điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn xảy ra trong sản khoa. Đó cũng là những
lý do làm cho vơ khuẩn có vai trị đặc biệt quan trọng. Mọi cán bộ y tế công tác trong ngành sản khoa
đều phải ý thức được tầm quan trọng của vô khuẩn và phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn
trong khi làm việc.
2.CƠ CHẾ LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI BỆNH
Trong thời gian nằm chữa bệnh trong bệnh viện, người bệnh luôn luôn phải đương đầu với nhiều
nguy cơ bị lây nhiễm. Lây nhiễm cho người bệnh có thể thực hiện qua các con đường sau:
- Nhiễm khuẩn từ ngoài vào: mầm bệnh từ mơi trường bên ngồi (khơng khí, nước, bụi...) xâm
nhập vào cơ thể người bệnh. Gần gũi hơn, các mầm bệnh từ quần áo, dụng cụ y tế (kim tiêm, bơm
tiêm, dao, kéo, găng tay...) không được khử khuẩn tốt đi vào người bệnh.
- Nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện: các mầm bệnh được lây lan từ người bệnh này sang người
bệnh khác thông qua đồ dùng, sinh hoạt hàng ngày, thông qua dụng cụ y tế không được khử trùng tốt,
thông qua bàn tay không sạch sẽ của nhân viên y tế... Trong nhiều trường hợp, nếu khơng tn thủ tốt
các quy định vơ khuẩn thì chính nhân viên y tế là người đã giúp mang mầm bệnh từ người bệnh này
sang người bệnh khác.
- Tự nhiễm khuẩn: các mầm bệnh có sẵn trên cơ thể người bệnh, ví dụ khi thơng đái mà khơng

thực hiện sát khuẩn tốt thì có thể gây nhiễm khuẩn bàng quang bằng các vi khuẩn đã có sẵn trên người
bệnh.
3. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ
Điều trước tiên là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện vô khuẩn trong công việc
hàng ngày. Quần áo công tác phải sạch sẽ, luôn luôn được giặt sạch. Mỗi khi làm các thủ thuật, phẫu
thuật đều phải đội mũ, đeo khẩu trang đúng qui cách. Mũ phải bảo đảm che kín hết tóc, khẩu trang
phải che kín cả miệng và mũi. Các móng tay ln ln được cắt ngắn. Rửa tay là một động tác rất
quan trọng. Rửa tay để phòng tránh sự chuyển tải mầm bệnh đến các khu vực chưa bị ô nhiểm bằng
cách loại bỏ hầu hết các vi sinh vật bám trên tay của nhân viên y tế. Rửa tay là kỹ thuật đơn giản và
quan trọg nhất để đề phòng nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Lưu ý trước khi rửa tay cần phải
tháo đồng hồ và tất cả đồ trang sức đeo ở trên tay.
- Rửa tay thơng thường với xà phịng và nước sạch, lau khô sau khi rửa. Rửa tay thông thường
được thực hiện trước khi cho bệnh nhân uống thuốc, giữa các chăm sóc khơng địi hỏi vơ khuẩn, trước
khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh...


- Rửa tay có thuốc sát khuẩn được thực hiện cho tất cả mọi người trước khi rời khỏi nơi làm việc,
sau khi làm việc với đồ vải, đồ vật bẩn, trước mọi chăm sóc vơ khuẩn, sau một chăm sóc nhiễm
khuẩn...
- Rửa tay phẫu thuật được áp dụng cho tất cả mọi người tham gia vào phẫu thuật hay một số thủ
thuật như mở nội khí quản, bộc lộ tĩnh mạch, đặt ống thông tĩnh mạch rốn...
4. ĐỐI VỚI THAI PHỤ
4.1. Trong thời gian mang thai
Thai phụ đóng vai trò quyết định. Thai phụ phải tuân thủ những phép vệ sinh trong thai nghén,
không tắm rửa trong ao hồ, nơi nước bẩn. Hàng ngày thực hiện vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
ngoài, nhất là sau khi đại, tiểu tiện. Chúng ta ln nhớ rằng trong khi có thai, thai phụ dễ bị viêm
nhiễm âm đạo và dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện lâm sàng của
nhiễm khuẩn khơng điển hình hay khơng có biểu hiện lâm sàng. Các nhiễm khuẩn này cần được chẩn
đoán và điều trị sớm, tránh để kéo dài gây các hậu quả nặng nề. Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng
toàn thân bằng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ xung thêm sắt để tránh thiếu máu.

4.2. Trong khi chuyển dạ
Sản phụ nên được tắm rửa sạch sẽ trước khi đi đẻ. Bộ phận sinh dục ngồi cần được cạo lơng, làm
vệ sinh sạch sẽ. Mọi sản phụ đều được thụt tháo phân trước khi vào phòng đẻ, trừ những trường hợp
sắp đẻ. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, nên đóng khố vơ khuẩn. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ đẻ,
hạn chế tối đa thăm trong, mỗi khi thăm trong phải mang găng vô khuẩn, sát khuẩn âm hộ trước khi
thăm khám. Nên bố trí phịng đẻ cách ly cho những sản phụ bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
4.3. Sau khi đẻ
Sau khi đẻ sản phụ nên vận động sớm, tránh nằm lâu tạo điều kiện cho bế sản dịch, nhiễm khuẩn.
Tầng sinh môn được làm vệ sinh nhiều lần trong ngày (không dưới 2 lần) với nước sạch, thấm khô
sau khi rửa sạch. Sau mỗi lần đại hay tiểu tiện đều được rửa sạch và thấm khơ. Sản phụ có thể tự làm
vệ sinh cho bản thân mình. Quần áo được thay luôn và giặt sạch. Hai tuyến vú cần được lau và giữ
sạch, cho trẻ bú sớm và hết từng vú một để tránh các biến chứng cho vú.
5. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ
5.1. Phịng đẻ cần được bố trí ở nơi cao ráo, sách sẽ, xa các nguồn ô nhiễm, có các phương tiện
tránh bụi có hiệu quả (1g bụi chứa 1500000 vi khuẩn). Diện tích đủ rộng, bên trong khơng nên bày
q nhiều thứ gây khó khăn mỗi khi làm vệ sinh. Sàn nhà phải được lát gạch để có thể cọ rửa dễ dàng.
Sàn nhà phải được lau 2 lần mỗi ngày, lau ướt, không dùng chổi để quét. Lau ướt là một cách làm
nhanh chóng, có hiệu quả và vệ sinh, không làm cho bụi tung lên. Trần nhà được làm vệ sinh mỗi quý
một lần. Tường nhà được cọ rửa hàng tháng. Cần có giầy dép sạch sẽ để đi riêng trong phòng đẻ.
Trong điều kiện của chúng ta, người nhà sản phụ không được vào trong phịng. Các bàn đẻ cần được
bố trí ngăn cách với nhau. Sau mỗi một trường hợp đẻ, phải lau bàn đẻ sạch sẽ, chậu hứng dịch và
máu phải được đổ đi ngay.
5.2. Nguồn nước


Cung cấp đủ nước cho bệnh viện hoặc cơ sở y tế có nghĩa là nước bảo đảm tiêu chuẩn an tồn và
đủ số lượng để chăm sóc bệnh nhân và cho các hoạt động khác của bệnh viện nhằm duy trì mơi
trường bệnh viện an tồn và hạn chế khả năng lây lan bệnh tật. Trong sản khoa nhu cầu xử dụng nước
lại càng lớn. Người ta ước tính rằng mỗi giường bệnh cần trung bình 300 đến 350 lít nước mỗi ngày.
5.3. Dụng cụ

Tồn bộ dụng cụ đều phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy cách, được xử dụng ngay hay
lưu giữ trong các hộp kín để ở nơi khơng có bụi. Cọ rửa dụng cụ là bước quan trọng hàng đầu trong
quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn vì nó loại bỏ tồn bộ bụi, các chất bẩn. Nếu khơng cọ rửa đúng kỹ
thuật thì việc khử khuẩn, tiệt khuẩn sẽ không thu được kết quả. Các chất bẩn dính trên dụng cụ là nơi
ẩn náu của vi khuẩn để tránh không bị tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn, đồng thời làm giảm hoạt
hoá của các hoá chất sát khuẩn. Khử khuẩn được tiến hành trên các dụng cụ tiếp xúc với màng (dụng
cụ hô hấp), các dụng cụ không tiệt khuẩn được như các ống nội soi và các dụng cụ không cần tiệt
khuẩn (bô, vịt). Tiệt khuẩn được áp dụng cho tất cả các đồ vật được đưa vào tiếp xúc trực tiếp với
máu hoặc các vùng vô khuẩn của cơ thể và một số dụng cụ đưa vào các khoang không vô khuẩn như
chai sữa, vú chai sữa hoặc băng gạc. Có nhiều phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn, vì vậy phải lựa
chọn phương pháp thích hợp cho từng loại dụng cụ.

Bảng 1: Một số phương pháp khử khuẩn

- Đun sôi: nước phải được đun sôi liên tục trong thời gian 30 phút (lưu ý đây không phải là
phương pháp tiệt khuẩn), khơng cịn được áp dụng ở trong bệnh viện.
- Ngâm trong cồn 70 hay 90 trong thời gian 10 phút.
- Viên Presept (dichloroisocyam urate) viên 2,5 g pha trong 10 lít nước, ngâm trong thời gian 60
phút.
- Formaldehyt: thời gian 30 phút.
- Cidex ngâm trong thời gian 15 phút.
- Idophor (Betadine) trong 30 phút.
- Phenol 1 - 2% trong 30 phút.

Bảng 2: Nhiệt độ, áp suất và thời gian cần thiết để tiệt khuẩn
các loại dụng cụ bằng hơi nóng ẩm.

Dụng cụ

Nhiệt độ


Áp suất (kg)

Thời gian sau khi đạt
nhiệt độ và áp suất
(phút)

Đồ vải

120 o C

7 kg

30

Cao su

120 o C

7 kg

15


Gói dụng cụ ngoại khoa
Dụng cụ ngoại khoa khơng gói

Thủy tinh

120 o C


7 kg

30

120 o C

7 kg

15

120 o C

7 kg

15

Công tác khử khuẩn và tiệt khuẩn phải được kiểm tra theo dõi bằng nuôi cấy vi khuẩn. Các dụng cụ
đã tiệt khuẩn mà quá thời hạn chưa xử dụng vẫn phải tiệt khuẩn lại. Nồi hấp và thức ăn cho trẻ được
pha chế trong bệnh viện phải được kiểm tra bằng nuôi cấy vi khuẩn thường quy. Các dụng cụ hấp cần
có chất chỉ thị màu để cho biết là dụng cụ đã được đi qua chu kỳ hấp sấy (bột lưu huỳnh, băng chỉ thị
màu...). Đối với sữa chọn ngẫu nhiên 1 ml trong lô sữa đã pha chế để gửi đi xét nghiệm. Số vi khuẩn
đếm được ở mức chấp nhận là 25/ml. Khi số lượng vi khuẩn vượt quá mức chấp nhận cần xem lại quy
trình kỹ thuật pha chế.
Nói tóm lại thực hiện triệt để vơ khuẩn đã giúp cho chúng ta tránh được các tai biến nhiễm khuẩn
đáng tiếc, bảo đảm an toàn trong điều trị.
Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, tích cực, có tranh minh họa
Phương pháp đánh giá: bộ câu hỏi lượng giá
Tài liệu học tập:
- Bài giảng sản phụ khoa tập I, Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Hà Nội.

- Giáo trình phát tay



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×