Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT SỐ ĐÁP ÁN THAM KHẢO VỀ TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.52 KB, 6 trang )

MỘT SỐ ĐÁP ÁN THAM KHẢO VỀ TRIẾT HỌC
Câu 15: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng con người Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời :
Có nhiều quan điểm trước Mác về con người như quan điểm tôn giáo cho rằng con người do Thượng đế tạo ra hay theo
chủ nghĩa duy tâm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối ngay cả các quan điểm duy vật trước Mác cũng chỉ thấy
mặt sinh học của con người mà chưa thấy vai trò quyết định của mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người.
Trên quan điểm duy vật triệt để Mác đi đến bản chất con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội.
Mặt sinh vật bao gồm cơ thể , mối quan hệ giữa cơ thể với giới tự nhiên chung quanh, cùng những nhu cầu sinh vật và
những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người. Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”,
những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của con người.
Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất có quan hệ khắng khít khơng thể tách rời nhau,
trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của
con người; mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người.
Như vậy chúng ta thấy rằng con người vượt trên con vật qua 3 phương diện : quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội
và quan hệ với chính bản thân con người. Trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất bởi vì chỉ
trong tồn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình. Tóm lại “Trong tính hiện thực
của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng nhân văn của cách mạng Pháp, tư
tưởng từ bi của Phật giáo, nhân văn của Nho giáo và kế thừa truyền thống của dân tộc Hồ Chí Minh đã đưa ra quan
điểm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng dân tộc với mục tiêu là phát triển con người toàn diện.
Cách mạng Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số.
- Vấn đề phát triển thể chất, sức khỏe của con người.
- Vấn đề nâng cao trình độ khoa học-kỹ thuật
- Vấn đề văn hóa, đạo đức; chống những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xã hội.
+ Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay
- Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục đích của chủ nghĩa xã hội
là sự phát triển tự do và hạnh phúc của con người và chính sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển
của xã hội. Tuy nhiên việc mưu cầu hạnh phúc cho con người không thể tách rời việc phấn đấu xây dựng một xã hội phát


triển về kinh tế, công bằng, dân chủ và văn minh. Kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.
- Đào tạo những con người của xã hội văn minh. Con người mới là những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ
tự nhiên, xã hội và bản thân. Do đó, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người mới vừa
hồng, vừa chuyên, nghĩa là vừa có đủ trình độ và năng lực sáng tạo và làm chủ khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế,
quản lý nhà nước, vừa có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức để có thể giữ vững thành quả cách mạng và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đưa nước ta tiến kịp trình độ của văn minh nhân loại.
- Phát triển con người một cách tồn diện. Để có những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và
bản thân, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì cần phải phát triển con người một cách tồn diện, cả về thể lực và trí lực,
cả về năng lực chun mơn và phẩm chất chính trị, đạo đức, cả về phẩm chất cá nhân và quan hệ xã hội.

Câu 12: Khái niệm cấu trúc của hình thái KT - XH. Phép biện chứng của
sự vận động, phát triển các hình thái KT-XH. Con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lời :
1. Khái niệm cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội


Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và nghiên cứu đời sống XH, Mác đã nêu lên học thuyết hình thái KT-XH, chỉ ra
sự phát triển của XH là quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế các hình thái KT-XH từ thấp đến cao. Đối lập với những
quan điểm duy tâm và siêu hình, Mác cho rằng lịch sử XH là do con người tạo ra nhưng dưới ảnh hưởng sự phát triển
của LLSX. Vì vậy, khơng phải ý thức con người mà chính là hoạt động sản xuất vật chất của họ mới làm biến đổi lịch sử
Quan niệm của CNDV lịch sử xem xét XH với tính cách là một hệ thống bao gồm trong nó 4 lĩnh vực cơ bản:
§ Lĩnh vực kinh tế của đời sống XH, tức là QHSX, quan hệ kinh tế giữ vai trò ban đầu, cơ bản và quyết định tất cả các
quan hệ khác.
§ Lĩnh vực XH, tức là các quan hệ gia đình, tầng lớp XH, giai cấp, dân tộc, trong đó quan hệ giai cấp đóng vai trị chi
phối.
§ Lĩnh vực chính trị của đời sống XH, tức là các tổ chức và thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp và tư tưởng chính trị.
§ Lĩnh vực tinh thần của đời sống XH.
Tóm lại, hình thái KT-XH là phạm trù của CNDV lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định trong lịch
sử với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với LLSX ở một trình độ phát triển nhất định và với một KTTT

tương ứng dựng bên trên những QHSX đó. Một hình thái KT-XH có 3 mặt: LLSX, QHSX (CSHT) và KTTT. Mỗi mặt của
hình thái KT-XH có mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định.
2. Phép biện chứng trong sự vận động, phát triển của các hình thái KT-XH:
§ Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (là những người có kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức nhất định, chế
tạo và sử dụng công cụ lao động, tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất) với tư liệu sản xuất (bao gồm đối
tượng lao động và tư liệu lao động).
Quan hệ sản xuất bao gồm 3 mặt: quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản xuất, quan hệ về quản lý và phân công lao động và
quan hệ về phân phối sản phẩm. Trong 3 mặt trên thì quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản xuất giữa vai trò quyết định.
LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong phương thức sản xuất nhất định.
Trong đó LLSX quyết định QHSX, QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Khi LLSX thay đổi về chất thì QHSXcũng
thay đổi theo. Ngược lại QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của LLSX và ngược lại nếu QHSX
khơng phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
§ Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT)
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội có thể có nhiều kiểu QHSX: QHSX thống trị, QHSX tàn dư, QHSX mầm mống, trong đó
QHSX thống trị giữ vai trị quyết định
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những hiện tượng xã hội hình thành và phát triển bên trên cơ sở hạ tầng, bao gồm
những tư tưởng xã hội, những quan hệ và thiết chế tương ứng với những tư tưởng đó.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái KT-XH, chúng thống nhất biện chứng với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó CSHT quyết định KTTT, song KTTT cũng có tác động tích cực trở lại CSHT.
CSHT quyết định KTTT. CSHT như thế nào thì KTTT như thế ấy; khi CSHT có những biến đổi căn bản thì KTTT sớm
muộn cũng biến đổi theo. KTTT có sự tác động trở lại CSHT. KTTT tiến bộ có vai trị thúc đẩy sự phát triển của đời sống
kinh tế; còn ngược lại, KTTT lạc hậu thì kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
3. Sự vận dụng của Đảng ta trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội:
§ Vấn đề quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN:
Lịch sử đã chứng minh không phải bất cứ nước nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái KT-XH đã từng có trong lịch
sử. Việc bỏ qua một hình thái KT-XH nào đó do những yếu tố bên trong quyết định, song đồng thời còn tuỳ thuộc ở sự
tác động của từng nhân tố bên ngoài. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra cho các nước chậm phát triển

thời cơ mới nhưng cũng có nhiều thách thức mới trên con đường lựa chọn sự phát triển của mình. Ở nước ta cũng có
những tiền đề và điều kiện cho phép chúng ta lựa chọn con đường XHCN, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để q độ lên CNXH nhanh chóng thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. Đảng ta chỉ


rõ: nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập thống trị của quan hệ sản xuất TBCN và
KTT TBCN. Có nghĩa là khơng để hình thành giai cấp tư sản và sự thống trị của nó đối với đời sống chính trị, kinh tế xã
hội. Tuy nhiên q trình này phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh
tế, xã hội có tính chất q độ.
Một số ngun tắc phương pháp luận trong việc xây dựng hình thái KT-XH XHCN ở nước ta:
Đảng ta đã đề ra những quan điểm phương pháp luận xuất phát để xây dựng CNXH:
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa (nền kinh tế thị trường định hướng XHCN).
+ Phát triển lực lượng sản xuất bằng việc thực hiện CNH, HĐH đi đơi với hồn thiện QHSX xã hội chủ nghĩa với sự đa
dạng của các hình thức sở hữu và phân phối trong đó sở hữu cơng cộng và kinh tế nhà nước từng bước giữ vai trò chủ
đạo.
+ Thực hiện cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Phát huy nhân tố con người. Coi con người vừa là mục tiêu
vừa là động lực trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Câu 9: Bản chất, vai trò của phép duy vật biện chứng. Các nguyên tắc phương pháp luận của nó và sự vận dụng trong
thực tiễn cách mạng XHCN ở Việt Nam.
TGQ duy vật ra đời và phát triển trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan thần thoại, tôn giáo và thế giới quan triết
học duy tâm
1. Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng
a) Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học
- Khẳng định vật chất có trước, quyết định ý thức. Nhưng ý thức có vai trị vơ cùng to lớn. Quan hệ vật chất và ý thức
không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
- Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người
b) Thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật (CNDV) và phép biện chứng (PBC)
Thiếu sót của CNDV trước Mác là phương pháp siêu hình, máy móc. Trong khi đó, PBC lại được các nhà duy tâm phát

triển.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã đưa PBC ra khỏi triết học duy tâm và trở về với quan điểm duy vật, tạo nên sự thống nhất
giữa CNDV và PBC.
c) Chủ nghĩa duy vật triệt để
Trước Mác, quan điểm duy tâm thống trị trong lĩnh vực xã hội. Ngay những nhà triết học triết học duy vật, vô thần như
Phoiơbăc cũng khơng thốt khỏi quan điểm duy tâm khi bước vào nghiên cứu xã hội. Đối với quan điểm duy tâm khách
quan về lịch sử thì xã hội do một ý niệm có trước thế giới hoặc do Thượng đế quyết định. Còn đối với quan điểm duy tâm
chủ quan thì sự phát triển của xã hội do ý chí của vĩ nhân, lãnh tụ quyết định.
Triết học Mác đã đưa quan niệm duy vật vào lĩnh vực xã hội, sáng lập ra CNDV lịch sử. CNDV lịch sử là một cống hiến vĩ
đại của C. Mác. Việc vận dụng quan điểm duy vật vào trong lĩnh vực xã hội đã tạo ra một CNDV triệt để.
a) Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm mục đích
- Lý luận phải được kiểm tra trong thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
- Thực tiễn phải được hướng dẫn bằng lý luận khoa học
Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn mà không được lý luận hướng dẫn thành thành thực
tiễn mù quáng.
b) Tính cách mạng và tính sáng tạo
- Triết học Mác không dừng lại ở nhận thức thế giới, mà vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới
- Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp vơ sản và nhân dân lao động có thế giới quan khoa học của mình. Triết học Mác trở
thành vũ khí lý luận của giai cấp vơ sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội


mới.
- Tính đảng và tính giai cấp của CNDV mácxít khơng mâu thuẫn với tính khoa học của nó. Sự thống nhất giữa tính đảng
và tính khoa học của chủ nghĩa duy vật mácxít có cơ sở là sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp vơ sản với quy luật
khách quan của tiến trình lịch sử.
- Ngồi ra, CNDV mácxít cịn có tính sáng tạo. Nó khơng phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nó ln
ln được đổi mới và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Nó phải được vận dụng phù hợp với tình hình cụ
thể của mỗi thời kỳ và mỗi nước. Nó là hệ thống mở sẳn sàng tiếp nhận những phát mình mới của khoa học.
2. Các nguyên tắc phương pháp luận của nó và sự vận dụng trong thực tiễn cách mạng XHCN ở Việt Nam.

a) Các nguyên tắc phương pháp luận
- Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét.
Thế giới quan DVBC là cơ sở lý luận của nguyên tắc (quan điểm) tính khách quan của sự xem xét (quan điểm khách
quan).
Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức sự vật phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, xem xét sự vật đúng như nó tồn
tại trong thực tế.
Cải tạo sự vật phải xuất phát từ qui luật khách quan của sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Khơng được lấy tình cảm, ý chí chủ quan làm điểm xuất phát trong việc xem xét và cải tạo sự vật.
Phải tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
- Phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ nghĩa duy ý chí.
- Chống thái độ thụ động, ỉ lại, bảo thủ, trì trệ.
- Phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội trong việc nhận thức và hành động.
- Kiên quyết khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí.
b) Vận dụng vào cách mạng XHCN ơ Việt Nam
- Tôn trọng các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam
- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
- Coi trọng công tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục tri thức khoa học, kỹ thuật, bồi
dưỡng nhiệt tình cách mạng cho nhân dân.
- Coi trọng lợi ích, kết hợp hài hịa các lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi tập thể và lợi ích xã hội; lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị
và lợi ích tinh thần.
- Chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu 5: Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo, về vấn đề bản
thể luận, nhận thức luận con người và xã hội).
Trả lời:
Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XV là xã hội phong kiến. Thiên chúa giáo trở thành tơn giáo chính thống và cùng với thế lực
phong kiến trở thành lực lượng thống trị xã hội. Triết học trong thời kỳ này chịu sự chi phối và thống trị của tôn giáo và
thần học. Triết học trở thành tôi tớ của tôn giáo.
Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo các nhà triết học giai đoạn này đề cao vai trị niềm tin tơn giáo so với lý trí.
Chẳng hạn Tơmat Đacanh cho rằng đối tượng của triết học là chân lý của lý trí, đối tượng của thần học là chân lý của
niềm tin và niềm tin cao hơn lý trí. Cịn Đơnxcơt lại cho rằng đối tượng của thần học là thượng đế, đối tượng của triết học

là tự nhiên. Vì vậy các nhà triết học thời kỳ này đã đưa thần học đặt niềm tin lên trên hết, đề cao niềm tin hơn lý trí và
khoa học phải phục tùng tơn giáo.
Về bản thể luận các nhà triết học cho rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới và quyết định mọi trật tự trong tự nhiên và xã
hội, là cơ sở của tri thức và đạo đức con người. Tômat Đacanh cho rằng mọi trật tự trong tự nhiên, từ sự vật khơng có
linh hồn đến con người rồi đến thần thánh và sau cùng là Chúa trời đều do Thượng đế sắp xếp. Mọi cái trong tự nhiên và
xã hội đều có mục đích do Thượng đế an bày, mọi đẳng cấp trong xã hội đều do Thượng đế quy định.
Về nhận thức áp dụng học thuyết về hình dạng của Arixtơt, ơng chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng
lý tính, trong đó hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính.
Về con người và xã hội theo quan điểm thần học các nhà triết học cho rằng con người là thực thể yếu đuối, do Thượng
đế tạo ra và có tự do trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Vì vậy cuộc sống trần gian là tạm bợ, tội lỗi chỉ có cuộc
sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Mục đích của nó là để bảo vệ quyền lực tối cao của nhà thờ hay của nhà vua, giai cấp
thống trị.
Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan của Phật giáo Ấn Độ cổ đại


Phật giáo là một trường phái Triết học Tôn giáo, người sáng lập ra đạo Phật là Thích ca Mâu ni.
v Bản thể luận: thể hiện trong 4 nguyên lý:
Ø Vô tạo giả: đạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thủy, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là dịng biến hố vơ thường, vơ
định, khơng do một vị thần nào sáng tạo nên cả. Phật giáo cho rằng thế giới tồn tại khách quan, không do thần thánh
sáng tạo ra.
Ø Vơ ngã: có nghĩa là khơng có linh hồn bất tử, sự vật hiện tượng xung quanh ta và chính bản thân ta là khơng có thật
mà nó được tạo thành từ các yếu tố mà Phật gọi là Danh và Sắc. Danh là tinh thần, Sắc là vật chất. Thế giới do các yếu
tố vật chất và tinh thần kết hợp lại với nhau tạo nên.
Ø Vơ thường: có nghĩa là khơng có gì ổn định, bất biến. Phật khẳng định rằng thế giới khách quan khơng có gì là vĩnh
hằng, bất biến mà cái gì cũng có q trình sinh thành, biến đổi và tiêu vong theo luật Nhân - quả mà Phật gọi là Sinh,
Trụ, Dị, Diệt, từ sự vật nhỏ nhất cho đến vũ trụ đều tuân thủ luật trên.
Ø Nhân quả tương tục: Phật khẳng định rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời đều có nguyên nhân của nó. Nhân kết
hợp với duyên thì sinh ra quả, quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh ra quả khác. Nhân và quả tạo thành
một chuỗi không ngừng nghỉ, Phật gọi là “Nhân quả tương tục vô gián đoạn"
v Nhân sinh quan: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đạo

Balamơn. Thích ca Mâu ni đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên” để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi
nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là tư tưởng triết lý nhân sinh quan chủ yếu của đạo Phật. “Tứ diệu đế” là bốn
chân lý vĩnh hằng, thiêng liêng, cao cả, đúng đắn gồm có: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế: Phật cho rằng đời là bể khổ vì vậy ta chỉ dạy các con một điều là khổ và diệt khổ” và các nỗi khổ của con người
thể hiện trong Bát khổ.
Nhân đế (Tập đế): Phật giáo giải thích nguyên nhân mọi nỗi khổ của con người. Phật khẳng định rằng tất cả mọi nỗi khổ
của con người đều có nguyên nhân của nó. Các nguyên nhân của nỗi khổ được thể hiện qua “Thập nhị nhân duyên” (12
nỗi khổ của con người).
Diệt đế: Phật nói khi con người ta tìm ra được ngun nhân của nỗi khổ theo Thập nhị nhân duyên thì Phật khẳng định
rằng con người có thể từ bỏ tận gốc mọi nỗi khổ và chỉ có như thế con người mới đến được cõi Niết bàn. Do vậy, Phật
cho rằng cái khổ có thể tiêu diệt được.
Đạo đế: Phật nói chúng sinh có thể tiêu diệt được nỗi khổ nếu đi theo con đường “Bát chính đạo.
v Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Là trường phái triết học vô thần (chống lại Brahman và không thừa nhận atman) mặc dù không triệt để, có yếu tố duy
vật biện chứng, thừa nhận có sự vận động tuyệt đối của các sự vật hiện tượng.
+ Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội.
+ Triết lý của đạo Phật có ý nghĩa giáo dục rất lớn vì nó khun con người khinh ghét những ham muốn dục vọng vật
chất tầm thường.
+ Đạo Phật có tính nhân đạo cao bởi vì nó khuyên con người suy nghĩ và làm điều thiện, tránh xa điều ác, thương yêu
cứu giúp mọi người. Không dùng bạo lực trong quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như tôn giáo khác nhau.
- Nhược điểm:
+ Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan trong quan niệm về XH bởi vì nó cho rằng ngun nhân cơ bản của mọi nỗi
khổ là do vô minh do đó Phật giáo cho rằng sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con
người khỏi cái khổ.
+ Chưa nhận thấy được sự đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng
+ Phật giáo chủ trương giải thoát con người bằng phép tu thân, tích đức tiêu cực, xa lánh cuộc đời mà không mang
phong trào cách mạng XH, phủ nhận sự biến đổi cải tạo XH bằng thực tiễn cách mạng.



+ Phật giáo theo trường phái nhận thức luận duy tâm, nhận thức chỉ thực hiện bằng sự tu luyện, thiền định. Khơng thừa
nhận vai trị của nhận thức cảm tính và tư duy cũng như via trị của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức.
+ Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi. Tuy nhiên, Niết bàn - cái mà Phật cho
là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượng thuần túy, khơng có gì làm bằng chứng.



×