Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tin nhanh – Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.27 KB, 13 trang )

Tin nhanh – Phần 1

Tin “cứng” (hard new story), còn được gọi là tin nhanh hay tin thời sự, tin nóng, là
loại tin thường chiếm trong trang nhất của các báo. Bởi vì dạng bài viết này được
viết theo một công thức cứng nhắc với những yêu cầu nghiêm ngặt, nên nó gây rất
nhiều khó khăn cho các nhà khoa học về môi trường và cả những ai thấy rằng nó
khơng chứa đủ thơng tin và chi tiết. Một u cầu hàng đầu đối với tin nhanh là tính
đúng lúc của nó - điều làm cho nó có tính tức thời – hay trong thuật ngữ báo chí là
làm cho bài báo thực sự là một cái “tin” cho người đọc.
Công thức viết tin nhanh:
Tin nhanh được viết theo kiểu một kim tự tháp lộn ngược, với sự kiện cơ bản được
đưa lên đầu. Hầu hết các bản tin nhanh đều được viết theo kiểu này, phụ thuộc rất


nhiều vào cách mở đầu hoặc câu mở đầu Các biên tập viên thường khuyên phóng
viên hãy biến những câu mở đầu thành “cú chộp”, một cách để lôi kéo người đọc
vào câu chuyện. Câu mở đầu cũng cần đơn giản và không quá dài, trong khi các
câu tiếp theo được viết giảm nhẹ dần mức độ quan trọng ít đi. Những thông tin rất
chi tiết được đặt ở cuối câu chuyện hoặc bị loại bớt.
Một yêu cầu hàng đầu khác của cách viết tin nhanh là, như các nhà báo nói tiếng
Anh thường gọi “5W&1H”. Đó là các chữ cái đầu tiên của các từ: Ai (who), cái gì
(what), ở đâu (where), khi nào (when), tại sao (why), và như thế nào (how).
Tất cả các yếu tố phải được trình bày trong một vài đoạn văn đầu tiên của bản tin.
Khi một câu mở đầu chứa đựng cả một vài yếu tố thơng tin trên, nó được gọi là
một câu mở đầu tóm tắt. Phần cịn lại của bài viết được viết thành các đoạn ngắn,
dùng ngôn ngữ dễ hiểu với các câu ngắn.
Công thức cứng nhắc này rất thành công để truyền tải thông tin tới người đọc, đặc
biệt những người đọc nhanh. Những người đọc lướt, bỏ cách, thậm chí có thể nắm
được sự kiện khi mới chỉ đọc đoạn văn đầu. Với các thông tin quan trọng tập trung
trên đầu bài viết, các biên tập viên có thể cắt ngắn phần cuối bài đi 5-10 cm mà
vẫn giữ được chủ đề bài viết. Hơn nữa, công thức này cần thời gian viết ít hơn nên


phù hợp với các phóng viên với thời hạn ngắn đã đến gần.
Những cách viết khác
Bổ sung cho cách viết tin nhanh, cũng có những cách viết các bài báo, bao gồm
các bài báo chuyên đề, giải thích và điều tr. Viết kiểu chuyên đề thường dài hơn và
không bị hạn chế bởi một tin chốt, mặc dù nó vẫn cần có một vài yếu tố của tính
thời sự. Độ dài của các bài báo kiểu này từ một đoạn văn tới vài trang báo. Người
viết không cần phải theo một cách viết cứng nhắc và không cần đưa kết luận lên
trước và biên tập viên thường không cắt xén phần cuối bài báo.


Trong khi tin nhanh cố gắng trình bày cái gì đang xảy ra, thì bài chun đề có
nhiều chỗ hơn để dẫn giải tại sao một sự việc xảy ra và xảy ra như thế nào, nó
cũng khắc họa được tồn cảnh của sự kiện. Cách viết này cũng có nhiều thể loại,
nhưng thể loại hay dùng nhất cho môi trường là thể loại giải thích. Đúng như tên
gọi của nó, nó giải thích những điều đã được đưa tin hay một số chủ đề được quan
tâm, ví dụ như nó giải thích cho người đọc làm cách nào để trồng rừng ngăn được
lũ lụt.
Cách viết theo lối giải thích có sự trùng lặp với cách viết đặc tả. Cách viết này
cung cấp cho người đọc ý nghĩa, hoặc các điểm nổi bật diễn biến một quá trình.
Chúng thường được dùng cho những chủ đề gây tranh luận, nhưng đôi khi, nó
thậm chí khơng thể nói hết câu chuyện trong một bài viết vì giới hạn khn khổ
của bài. Do đó người ta sử dụng cả một loại bài thay thế. Các bài này thường cố
gắng liên hệ các quan điểm khác nhau, bao gồm cả đến chi phí và lợi ích của
những hành động đặc biệt.
Các phóng sự điều tra tìm hiểu những gì ẩn dưới bề mặt của sự kiện, tìm các khía
cạnh thường khơng được nhắc đến một cách bình thường. Dạng bài điều tra chiều
sâu này tốn nhiều thời gian hơn các dạng bài khác như tin nhanh hoặc dạng bài đặc
tả ngắn. Nó cũng cần đến việc nghiên cứu rất nhiều tài liệu cũng như các cuộc tiếp
xúc phỏng vấn nguồn tin. Loại bài này thường được sử dụng để nghiên cứu các
khía cạnh của một chủ đề gây tranh cãi cao độ, ví dụ như cách sử lý các vấn đề sa

mạc hóa, và thường được tiến hành bởi các tổ chức truyền thông lớn do sự tốn
kém về chi phí và thời gian của nó.
Vì các phóng sự điều tra cần rất nhiều thời gian và nỗ lực, nên đôi khi các nhà xuất
bản hoặc các tổ chức khác cố gắng giúp đỡ để chúng được hồn thành. Ví dụ, Diễn
đàn các nhà Nhà Báo Môi trường Nêpan (The Nepan Forum of Environmental
Journalists) hỗ trợ ba nhà báo, lựa chọn từ một cuộc thi mở rộng, để chuẩn bị các
bài điều tra psaudoevent về ô nhiễm tại sông Kathmandu Valley, Vương quốc


Langtang, và nỗ lực tái trồng rừng ở Terai. Những bài báo này sau đó được phân
phát tới các cơ quan thông tin đại chúng của Nêpan để đăng tải.
Ranh giới phân chia các bài viết kiểu tường thuật, giải thích hay điều tra là khơng
rõ ràng. Thường thường, bạn sẽ tìm thấy các yếu tố của cả loại giải thích và điều
tra trong một bài loại tường thuật, đặc biệt những bài cố gắng kiểm tra và đưa ra
triển vọng của một số vấn đề phức tạp và còn tranh cãi.
Khó khăn dạng bài tin nhanh
Trong khi các bài viết dạng đặc tả, giải thích, và thậm chí điều tra tỏ ra là những
kỹ thuật tốt nhất cho chủ đề mơi trường, thì tin nhanh lại là dạng thơng dụng nhất.
Điều này gây ra một số vấn đề. Ví dụ, sự nhấn mạnh vào tính thời điểm của loại
bài này thường làm nổi bật các sự kiện có tính ngắn hạn hơn là các tình huống lâu
dài. Nó dẫn dắt những người đang tìm tịi đổi mới phương pháp đến chỗ sử dụng
các phương tiện thay thế mà vẫn đảm bảo tính thời sự – những phương tiện này
được gọi là “new pag” . Chúng bao gồm: tổ chức họp báo, đưa ra thơng cáo báo
chí, hay các bài phát biểu. Bằng con đường này, thời điểm của những sự kiện đang
diễn ra trở thành lý do cho câu chuyện, chứ khơng phải chủ đề của những câu
chuyện đó. Bởi vì những họat động này khơng phải xảy ra tập trung vào một thời
điểm, nhưng chúng tạo ra các sự kiện tin tức, nên các phóng viên gọi chúng là
“những sự kiện giả”.
Đơi khi sự kiện giả có thể có ích vì nó giúp cho một phóng viên tập trung vào một
vấn đề mà nếu khơng nó sẽ bị bỏ qua. Ví dụ, nếu ESCAP đưa ra một báo cáo về

tình trạng phá huỷ các rạn san hơ, thì phóng viên có thể sử dụng báo cáo đó như
một tin chốt (New peg) để viết bài hay thậm chí một loạt bài về vấn đề mơi trường.
Nếu khơng có báo cáo trên, thì chưa chắc biên tập viên đã đồng ý cử một phóng
viên viết về chủ đề này.


Tuy nhiên, nhu cầu có các tin chốt như trên trong mảng mơi trường có thể là con
dao hai lưỡi. Nó có thể tạo ra sự chú trọng đăng các tin thảm họa chấn động lan
nhanh như rò rỉ chất hóa học, lụt lội hay sự kiện chính trị như cuộc biểu tình phản
đối của một nhóm người dân. Những tin đó có ích, nhưng nó đề cập đến vấn đề
môi trường một cách đơn độc, không gắn với bối cảnh và khơng có mối liên hệ
nào với sinh thái, chính trị và xã hội. Thiên về sự kiện cũng khơng khuyễn khích
người ta tiếp tục theo dõi những vấn đề mơi trường được quan tâm xem đã có
những gì được sửa đổi, tiến hành.
Một vấn đề khác đối với tin nhanh đáng chú ý (hard new peg) là chúng tạo ra kịch
tính. Mọi người thường được thể hiện hoặc là anh hùng, hoặc là kẻ xấu hung ác,
và nhiều bài viết theo xu hướng nhẫn mạnh xung đột. Thông thường, một bài viết
liên quan tới sự đối đầu giữa một cơng ty thế lực hay cơ quan chính phủ với một
bên là một nhóm mơi trường, khơng có sức mạnh, một lồi thú hay thực vật. Cơng
ty nhiều thế lực hay cơ quan của chính phủ thường sẽ cố gán cho phía đối diện là
“sai lầm nhưng có thiện chí” và đơi khi họ gọi là “điên khùng” hay ”ngớ ngẩn”.
Nhóm mơi trường yếu thế cũng sẽ đặt cho các cơng ty thế lực hay cơ quan chính
phủ những cái tên như “kẻ hám lợi ”hay ”tham nhũng”. Trong bầu khơng khí như
vậy phóng viên thật khó xác định bên nào là đúng; cũng xảy ra trường hợp chẳng
có bên nào đúng cả.
Tin nhanh đáng chú ý cũng ép các nhà báo trở nên thiếu phê phán đối với một
nhóm người có mối quan tâm đặc biệt có khả năng tạo ra “sự kiện giả”. Những
nhóm như vậy, cho dù họ là những nhà môi trường, nhà công nghiệp hay cơ quan
chính phủ, đều có một ảnh hưởng rất lớn tới những gì sẽ được đăng tải về mơi
trường. Nhiều biên tập viên báo chí thường ưa thích đăng những tin được đưa ra

bởi một tổ chức của chính phủ vì theo quan điểm của anh ta nếu một quan chức
hay một bộ đã phát ngơn điều gì thì điều đó đã có một mức độ đảm bảo (Garan).


Dựa vào các nguồn tin chính phủ và các thơng cáo báo chí là một vấn đề lớn ở
khắp nơi, nhưng đối với các tờ báo châu á, chúng lại càng đáng kể. Khi phóng
viên chỉ có một nguồn tin – tin do chính phủ đưa ra dưới dạng thơng cáo báo chí,
diễn văn chính thức hay các cuộc họp – họ dễ dàng bị giật dây. Sự giật dây này có
thể là chỉ để trình bày lại một quan điểm của chính phủ hay để chi giấu thơng tin,
lấy ví dụ là một hóa chất chống ung thư mà chính phủ khơng muốn bàn luận đến.
Chỉ bằng cách phỏng vấn nhiều nguồn tin và tham khảo thêm tài liệu khác ngồi
những điều được chính phủ cơng bố, một phóng viên mới có thể có được cái nhìn
cân bằng về chủ đề quan tâm. Phóng viên thậm chí cịn phải phơi bày một số bằng
chứng của việc làm sai, nhưng điều này không thể xảy ra nếu nhà báo không đi xa
hơn, vượt qua khuôn khổ tin thời sự.
Áp lực thời gian
Hầu hết các bản tin nhanh đều phải viết dưới áp lực thời hạn gấp gáp, tính bằng
giờ chứ khơng phải bằng ngày. Thậm chí dù một chuyện về mơi trường đã có một
tin cập nhật tốt rồi thì cũng chẳng có đủ thời gian để điều tra thêm các nhánh của
nó một cách đầy đủ hay tìm ra các nguồn tin cần thiết cho một bài báo.
Thời hạn ngắn cũng có nghĩa là sẽ thiếu các bài dạng giải thích và điều tra; cho dù
đó chính là nơi mà phóng viên thực hiện vai trị quan trọng nhất của họ như là
người giáo dục và người kiểm soát. Trong những bài như vậy, họ nói với người
đọc về ý nghĩa sự việc, đặt các sự kiện, vấn đề vào bối cảnh của chúng. Thời hạn
ngắn cũng thường buộc các phóng viên sử dụng thơng tin có được từ các sự kiện
giả như họp báo hơn là trực tiếp trò chuyện với những nguồn tin hiểu biết hơn về
chủ đề đó. Kết quả là ra đời những bài viết chỉ dựa trên một nguồn tin và chỉ xử
lý một vấn đề quan trọng ở mức hời hợt bề mặt.
Mặt trái của tin nhanh



Dạng tin nhanh ln là một khó khăn cho các nhà báo. Có một cách để cho biên
tập viên của bạn thấy rằng tin nhanh không phải là phương pháp tốt nhất để đưa
tin về các chủ đề môi trường là hãy lấy một tin về môi trường mới và hãy viết dưới
dạng tin nhanh trong thời hạn cho phép. Sau đó hãy tiếp tục gắn với câu chuyện đó
(Lại sử dụng thời gian của riêng mình) và phát triển nó thành một bài dạng giải
thích. Hãy tìm các nguồn tin tốt trợ giúp; các báo cáo có thể cho bạn thêm chi tiết.
Nhấn mạnh vào các tác động của chủ đề đối với độc giả của bạn, như đã đề cập
trước đây, cố gắng cá nhân hóa bằng cách đưa thêm vào một vài người, ví dụ như
người đọc của bạn vào bài viết. Cái mà bạn đang cố gắng làm ở đây là chỉ cho
biên tập viên thấy rằng cịn có những chiều khác của thơng tin mới có thể bổ sung
được rất nhiều bài báo và thu hút độc giả.
Bạn cũng có thể phát triển những tuyến phụ cho những bài viết mới đó. Những bài
này sẽ cung cấp thêm các thông tin dạng “tại sao” và “như thế nào” của các sự
kiện đã xảy ra. Ví dụ, nếu sự kiện là lễ khánh thành một con đập đưa nước tưới
cho một khu vực, bạn có thể viết bài phụ trình bày về các khía cạnh ảnh hưởng
khác mà con đập có thể gây ra cho mơi trường, như nhiễm mặn, úng nước, sinh
cảnh cho các loài động vật hoang dã và sức khỏe của con người. Bạn cũng có thể
xem xét những gì đã xảy ra ở các khu vực khác, nơi các con đập đã được xây và
thành công cũng như thất bại ở những nơi đó. Một bài khác cũng có thể viết về tác
động kinh tế theo kế hoạch của con đập lên trồng trọt và môi trường cũng như tác
động môi trường của những người chuyển đến vùng đó khai thác các cơ hội canh
tác.
Thay vì chỉ mơ tả chương trình, bài báo sử dụng những đoạn trích lời những phụ
nữ trong cuộc và giải thích nỗ lực mới này đã ảnh hưởng tốt tới đời sống của họ
như thế nào. Nó cũng bao gồm các thông tin sinh thái cho biết tại sao việc ngăn
chặn chặt gỗ của những phụ nữ này lại quan trọng đó là vì có người đang phá rừng.


Mọi người sẽ đọc bài báo này vì nó thú vị và vì nó vừa là quyền lợi của con người,

vừa là câu chuyện về môi trường.
Cần xây dựng hồ sơ cá nhân của những người chịu trách nhiệm về chất lượng môi
trường và những người bị ảnh hưởng trực tiêp của ô nhiễm hay những vấn đề về
môi trường khác để liên hệ và sử dụng khi viết những bài báo môi trường. Cũng
cần làm như vậy đối với những ai được hưởng lợi từ việc vi phạm các qui định về
môi trường.
Một bài báo công bố sự kiện ba người sắp được nhận một giải thưởng vì những nỗ
lực bảo tồn rừng của họ sẽ hiệu quả hơn nếu những người này được phỏng vấn và
quan điểm của họ về các vấn đề môi trường được giới thiệu cùng với những lý do
khiến họ tham gia vào các họat động bảo vệ môi trường. Những người như thế có
thể khích lệ những người khác cùng hành động tương tự nếu báo chí viết về họ
một cách hấp dẫn (Ba người)
Một điều khác cần phải ghi nhớ là mảng tin tức khơng phải là nơi duy nhất trên
báo có thể đăng tin về mơi trường. Bạn nên thăm dị xem làm thế nào có thể đăng
tin mơi trường trên các phần khác của báo như trang kinh doanh, công nghệ, vấn
đề phụ nữ, nơng nghiệp, thiên nhiên, thậm chí thể thao. Hầu hết những trang này
thường có các bài viết theo kiểu tường thuật hơn nên có thể cho bạn thoải mái hơn
so với viết cho trang tin tức. Các cột, mục là nơi đặc biệt tốt để viết chun sâu về
mơi trường.
Trong khi các tin nhanh có thể gây phiền hà cho bạn chúng cũng mang lại cho bạn
cơ hội đề cập các vấn đề môi trường một cách sâu sắc. Một báo cáo của một tổ
chức cho bạn cơ hội không chỉ để nghiên cứu báo cáo đó mà là cả vấn đề một cách
tồn diện. Hãy cố gắng bám sát các cơ quan, các nhóm trong khu vực của bạn và
nắm được họ đang làm việc gì. Hãy nắm được tóm tắt của các nghiên cứu trong
khi chúng được tiến hành và sẵn sàng chuẩn bị khi các báo cáo được đưa ra. Bằng


cách đó, với sự chuẩn bị trước, bạn sẽ chiếm thế chủ động trước các sự kiện giả để
viết được nhiều hơn là bản thân bản báo cáo đó.
Áp lực biên tập

Các biên tập viên đóng một vai trị quan trọng trong việc đưa thơng tin vào cơ
quan báo chí, kể cả từ việc phân cơng các phóng viên chịu trách nhiệm về những
vụ việc khác nhau để xác định cho các tít báo. Trong vai trị phân bổ các bài viết,
nhiều biên tập viên tỏ ra không xác định đúng những gì mà người đọc muốn biết.
Trong một vài nghiên cứu tiến hành tại Mỹ và Canada, các biên tập viên ưu tiên
cho những bài viết tương phản rõ nét với sở thích chung. Trong những nghiên cứu
này, mơi trường được người đọc ưu tiên rất cao, nhưng các biên tập viên lại không
như vậy. Kết quả là nhiều biên tập viên khơng phân cơng phóng viên chịu trách
nhiệm về các chủ đề môi trường, mà ưa khai thác thông tin từ dịch vụ cáp.
Đối với nội dung của một bài báo, biên tập viên cũng có ảnh hưởng lớn. Việc nắm
bắt được nội dung mà biên tập viên thường cho là hay cũng ảnh hưởng tới phóng
viên viết bài của họ. Phóng viên thường khơng thích phải viết lại bài và họ muốn
thấy bài của mình được đăng trên trang nhất. Do đó, để làm vừa lịng biên tập viên
và tiến lên phía trước, một phóng viên có thể làm thiên lệch một bài viết và nâng
cao sự nguy hiểm hay xung đột mà bài báo của anh ta đề cập. Không may là nhiều
biên tập viên, không biết gì mấy về mơi trường, hay các chủ đề có tính kỹ thuật,
thấy cần thiết phải làm cho các bài báo có thêm giá trị tin tức bằng cách đề cao
xung đột và viết các tít theo hướng làm độc giả sợ hãi hoặc yêu cầu quá nhiều
trong việc điều tra những gì liên quan đến sự việc.
Trong khi thái độ của ban biên tập về giá trị thông tin của các chủ đề môi trường là
mối quan tâm lớn, có một sự giới hạn nặng nề khác nữa liên quan đến ảnh hưởng
phi lý của các quyền lợi bên ngồi lên chính các biên tập viên. Các biên tập viên
nhận thức được nhu cầu, mối quan tâm và thái độ của các nhà quảng cáo và quan


chức chính phủ và họ thường có chút miễn cưỡng khi tấn cơng nhóm người này,
cho dù có nhiều bằng chứng về sai phạm môi trường đã được thu thập.
Nếu như nỗi sợ hãi này khơng giết chết hồn tồn bài viết, nó cũng mang lại một
bài báo quá cẩn trọng đến nỗi xóa bỏ tên của cơng ty cũng như quan chức vi phạm.
Nó cũng có thể dẫn tới tình trạng những sự việc về mơi trường chỉ đưa ra khi sự vi

phạm quá lớn, không thể che giấu lâu hơn được nữa. Một bài báo của một tờ báo,
nếu như nó được xuất hiện, có mầu sắc như thế nào là do áp lực của nền kinh tế và
chính phủ trên tờ báo đó.
Khắc phục
Rõ ràng, khắc phục tất cả những hạn chế này không dễ dàng. Khi bạn viết một bài
báo về môi trường, bạn đang làm việc dưới một bộ luật cứng nhắc và một lô các
áp lực chết người. Bạn cần phải đưa ra một số quyết định về bài báo đó:
-

Nhấn mạnh khía cạnh nào

-

Khía cạnh nào cần giải thích.

-

Bao nhiêu chi tiết kỹ thuật cần được đưa ra

-

Giải thích các khái niệm kỹ thuật như thế nào cho người đọc hiểu.

-

Cung cấp bao nhiêu thông tin cơ sở của câu chuyện.

-

Liệu sao để đạt được tính cân bằng (khi chủ đề có tính mâu thuẫn)


Cố gắng hoàn tất được tất cả các quyết định này trong lúc phải đối đầu với các hạn
chế của báo chí có thể làm cho bạn nản chí. Nó có thể làm cho bạn chỉ muốn viết
một bản tin “cứng” ngắn, chứa đựng đơn thuần các chi tiết thực tế mà không đề


cập thêm một điều gì khác. Điều quan trọng ở đây là khơng được chán nản, thất
vọng, bởi vì có những cách xử lý khác nhau đối với các giới hạn này.
Thuyết phục trưởng ban
Hãy cố gắng thuyết phục biên tập viên rằng các bài về môi trường rất quan trọng
và bạn cần phải được cho phép tiến hành công việc khác với cách vẫn được áp
dụng cho các chủ đề khác, thậm chí có thể là làm bán thời gian.
Có một vài cách để thuyết phục biên tập viên của bạn về tầm quan trọng của chủ
đề. Đầu tiên bạn có thể chỉ cho anh ta thấy các tờ báo, các nhóm truyền thơng khác
đang làm gì với mảng đề tài này. Cố gắng thu thập một số thông tin khơng chính
thức: lập biểu đồ những gì mà các tờ báo hàng đầu của nước bạn hoặc một vài tờ
báo quốc tế đang bàn tới. Tìm hiểu và trình bày cho biên tập viên những thông tin
mà các báo đài truyền thanh, truyền hình đang cạnh tranh đăng tải.
Cần hăng hái và quyết tâm trình bày các chủ đề tốt cho các bài về môi trường; hãy
gợi ý các chủ đề hơn là dựa vào khả năng hiểu biết của biên tập viên. Phải nhận
thức được các quan điểm và nỗ lực chính phủ trong các vấn đề mơi trường. Thơng
thường bạn có thể lơi kéo biên tập viên của mình đồng ý tiến hành cơng việc về
một vấn đề mơi trường vì cơ quan chính phủ muốn có một vài xuất bản phẩm về
công việc họ đang tiến hành. Bạn cũng có thể tìm thêm các chủ đề mơi trường tốt
từ các tổ chức phi chính phủ có quan tâm về mảng này hay từ các tổ chức quốc tế
như ESCAP. Hãy đọc các báo cáo của họ, bạn sẽ có được nhiều ý kiến hay. Thậm
chí, đưa cho biên tập viên xem những báo cáo này: nếu một tổ chức quốc tế, tổ
chức lớn nghĩ rằng chủ đề mơi trường quan trọng, có lẽ biên tập viên của bạn cũng
sẽ nghĩ như vậy.
Một cách khác để gây ấn tượng với biên tập viên là hãy truy tìm những sự việc xấu

cũng như tốt về môi trường đang xảy ra có ảnh hưởng tới người đọc trong khu vực
bạn đang đề cập tới. Các vấn đề quốc gia và quốc tế cũng tốt, nhưng chúng không


cho thấy các vấn đề địa phương là quan trọng. Bạn cũng có thể nhìn các vấn đề có
tầm quốc gia và quốc tế dưới những góc độ địa phương. Sau đó cố gắng dùng thời
gian của riêng mình viết một vài bài báo rồi đưa chúng cho biên tập viên. Một vài
phóng viên chuyên đề đã khởi đầu bằng cách này: hãy cho thấy sáng kiến và kỹ
năng để giải quyết một vấn đề hóc búa trên cơ sở tình nguyện. Nừu bài báo tốt nó
sẽ được đăng và bắt đầu thu hút sự chú ý của người đọc.
Việc thuyết phục biên tập viên rằng người đọc muốn đọc về các vấn đề mơi trường
cũng rất quan trọng. Có một cách là hãy để cho anh ta gặp gỡ với người lãnh đạo
các nhóm hoạt động vì mơi trường địa phương hay các cơ quan chính phủ liên
quan tới các vấn đề mơi trường. Hoặc có thể mời giáo sư từ trường đại học tại địa
phương với những mối quan tâm mơi trường. Cũng nên tìm kiếm các cuộc thăm
dò người đọc chứng tỏ mối quan tâm của độc giả tới môi trường và sức khỏe. Nếu
tại đất nước bạn chưa có, thì có một số đã được tiến hành ở Mỹ, Canada, nơi có rất
nhiều bằng chứng. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo sát mục thư “bạn đọc” hoặc
mục “tiêu điểm” với thư từ của bạn đọc viết về các vấn đề khác nhau, thể hiện
nhiều mối quan tâm của họ về vấn đề môi trường.
Nếu bạn thành công và được phụ trách một số vấn đề, hãy tiến hành công việc thật
cẩn thận. Hãy quyết định chọn một vài vấn đề, chủ đề có ảnh hưởng tới người đọc
trong khu vực và quyết định chọn khía cạnh để viết. Nừu kế hoạch cho thấy bạn sẽ
cần rất nhiều chỗ để đăng bài, trong khi tờ báo bạn đang làm việc chỉ ra 16 hay 24
trang mỗi ngày thì phải cố thuyết phục biên tập viên răng đăng nhiều kỳ là một
phương pháp tốt để đưa tin về vấn đề đó. Cũng nên hiểu rằng biên tập viên khơng
thích đăng nhiều kỳ vì họ sẽ phải cam kết dành “đất” cho chúng. Tuy nhiên nếu
câu chuyện của bạn có đủ sức lơi cuốn từ người đọc, họ có thể đồng ý cho bạn
đăng nhiều kỳ.
Cũng khơng nên quên sức mạnh của việc minh họa tốt để:



a/ Giành được mối quan tâm của một biên tập viên tới b báo của bạn
b/ Lơi cuốn đọc giả quan tâm tới nó.
Hãy nghĩ xem loại minh họa nào sẽ nâng cao bài báo của bạn, bao gồm ảnh, hình
vẽ, biểu đồ, đồ thị và bản đồ. Nên tìm cho bài viết của mình những ý kiến có thể
tạo ra những lời bình luận và biên tập tốt; đây là một cách để giành được sự ủng
hộ lớn hơn của ban biên tập cũng như làm cho thông điệp của bạn được lan truyền
rộng rãi qua việc đăng tải.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×