Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quy định đạo đức của nhà báo Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.61 KB, 9 trang )

Quy định đạo đức của nhà
báo Nga
2. Nhà báo hiểu luật pháp của nước mình, nhưng khi tác nghiệp,
họ chỉ cảm nhận việc tuân thủ quy định của đồng nghiệp, còn bản
thân họ thường tránh những động thái can thiệp của chính phủ
hoặc những thể chế khác.

3. Khi đưa tin và và nhận xét về thông tin, nhà báo đã bị thông tin
thuyết phục, hoặc cảm nhận rằng nguồn cung cấp thơng tin đó có
danh tiếng. Nếu thơng tin đó khơng chính xác có thể gây ảnh
hưởng đến người đọc, nhà báo khó có thể đấu tranh, tránh gây


thiệt hại cho người đọc. Tình huống này gây khó khăn nhà báo
giữ tinh thần sáng suốt để biết phải giữ bí mật thơng tin xã hội
quan trọng, hoặc ngừng khơng đưa tin thiếu chính xác.

Nhà báo phải tn thủ chặt chẽ việc tách bạch các sự kiện, thông
tin với những ý kiến, phóng tác, và giả định có trong thông tin.
Nhưng nhà báo cũng không nhất thiết phải giữ tính trung lập cơng
việc.

Khi tác nghiệp, lấy thơng tin nhà báo nhất thiết không áp dụng
phương thức phạm luật, thiếu chân chính. Nhà báo phải hiểu và
tơn trọng quyền cơ bản và quyền pháp lý của con người được
phép không đưa tin và không trả lời câu hỏi, trong trường hợp
những thơng tin đó quy định rõ trong pháp luật.


Nhà báo phải coi các hành động sau đây là tội phạm báo chí
nghiêm trọng, bao gồm bóp méo sự thật có ác ý, vu cáo, lấy tiền


để đưa tin sai sự thật, hoặc giấu giếm thông tin đúng sự thật
trong bất kỳ tình huống nào. Nói chung, nhà báo không nên nhận
trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ khoản tiền thưởng, thù lao từ đối
tượng thứ ba để phát hành tài liệu hoặc phổ biến ý kiến của bên
thứ ba. Khi bị buộc tội đưa tin sai hoặc bóp méo sự thật, nhà báo
phải cải chính, trong trường hợp cần thiết phải xin lỗi trên
phương tiện thong tin báo chí hoặc phát thanh truyền hình mà
anh ta đã đưa tin sai.

Nhà báo lấy tên thật và danh tiếng của mình đưa ra phản biện về
độ tin cậy của thơng điệp và tính cơng bằng trong nhận định của


chính mình, nhưng được viết dưới bút danh, bút hiệu, hoặc nặc
danh mà anh ta biết hoặc chấp thuận. Không ai có quyền cấm
nhà báo rút lại chữ ký hoặc rút lại những nhận định khỏi văn đàn,
nhưng điều đó thậm chí có phần thay đổi ý định của nhà báo đó.

4. Nhà báo giữ bí mật về nguồn cung cấp tin mật. Không ai được
quyền ép buộc nhà báo phải đưa ra thông tin về nguồn cung cấp
tin tức. Quyền lấy tên nặc danh chỉ bị phá bỏ trong những trường
hợp ngoại lệ, đó là nguồn cung cấp thơng tin bị tình nghi bóp méo
sự thật, và trong trường hợp tìm nguồn tin để tranh thiệt hại
nghiêm trọng và thường xảy ra cho cộng đồng. Nhà báo phải tôn
trọng người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu không đưa tin chính
thức về nhận định của họ.


5. Nhà báo phải hiểu rõ hoạt động gây khiêu khích của nhà báo
có nguy cơ gây ra cấm đốn, bức hại hoặc bạo lực. Trong khi tác

nghiệp, nhà báo chống đối với chủ nghĩa cực đoan và những
ngăn cấm quyền dân sự cơ bản bao gồm giới tính, chủng tộc,
ngơn ngữ, tơn giáo, chính trị hoặc quan điểm cũng như nguồn
gốc xã hội và quốc tịch. Nhà báo tôn trọng danh dự và phẩm giá
của những nhân vật trong tin bài. Nhà báo phải kiềm chế không
viết những nội dung, nhận xét có hàm ý xúc phạm liên quan đến
chủng tộc, quốc tịch, màu da, tôn giáo, nguồn gốc xã hội, giới
tính, người khuyết tật, hoặc bệnh tật của người có trong tin bài.
Nhà báo phải kiềm chế khơng viết những nội dung có liên quan
đến những loại thơng tin này, không ngoại lệ với trường hợp nào.
Nhà báo tuyệt đối không được đưa ra những nội dung công kích
có khả năng gây tổn thương đạo đức hoặc thể chất của người


được nói trong tin bài.

Nhà báo phải chấp nhận một quy tắc rằng khơng ai có tội nếu
phía đối kháng của họ chưa thưa kiện với tịa án. Trong thơng tin
của mình đưa ra, nhà báo tránh nêu tên của người thân trong gia
đình, bạn bè của những người có tội hoặc bị buộc đã phạm tội –
trừ trường hợp cần thiết khách quan, phải đưa những thông tin
này. Nhà báo phải tránh đưa tên nạn nhân trong vụ việc và tránh
đưa những tài liệu có thể nhận dạng được nạn nhân. Trong
trường hợp đối với trẻ vị thành niên, quy định này phải tuân thủ
tuyệt đối vì những bài báo có thể gây tổn hại lợi ích của trẻ. Chỉ
những trường hợp bảo vệ lợi ích xã hội mới cho phép nhà báo
thâm nhập vào đời sống riêng tư cá nhân. Những quy định về
thâm nhập thông tin cá nhân có liên quan đến chữa trị bệnh tật và



các đơn vị y tế liên quan phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

6. Nhà báo phải hiểu rõ vị thế của mình rất khác biệt với những vị
trí trong các tổ chức chính phủ, pháp lý, hoặc tịa án, cũng như
các thể chế đảng phái chính trị hoặc các hình thức chính trị khác.
Nhà báo phải nhận ra các hoạt động của mình sẽ chấm dứt khi
anh ta bị quyền lực ảnh hưởng.

7. Nhà báo phải hiểu rằng những hành động thiếu chân chính là
nhà báo tận dụng thanh thế, quyền hạn, quyền lợi, cơ hội của
mình để tuyên truyền thông tin quảng cáo hoặc liên quan đến nhu
cầu kinh doanh, đặc biệt trường hợp những tài liệu và hình thức
kinh doanh khơng rõ ràng. Xét trên khía cạnh đạo đức, kết hợp
giữa nghề báo và hoạt động quảng cáo là điều không thể.


Nhà báo khơng nên sử dụng thơng tin bí mật phục vụ lợi ích riêng
hoặc lợi ích của gia đình.

8. Nhà báo phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi báo chí cho đồng
nghiệp và tuân thủ điều luật về cạnh tranh cơng bằng. Nhà báo
nên tránh các tình huống gây tổn hại cho lợi ích cá nhân và lợi
ích nghề nghiệp của đồng nghiệp, thông qua thỏa thuận hợp tác
với những điều kiện thiếu thiện ý về vật chất, địa vị xã hội, và đạo
đức.

Nhà báo phải tôn trọng và kiên quyết bảo vệ quyền tác giả liên
quan đến bất kỳ loại hình hoạt động sáng tạo. Đạo văn là không
thể chấp nhận. Sử dụng tác phẩm của đồng nghiệp trong bất kỳ



hình thức nào đều phải ghi rõ tên tác giả.

9. Nhà báo phải từ chối những cơng việc có thể vi phạm các quy
tắc nêu trên.

10. Nhà báo phải sử dụng và đòi quyền áp dụng bảo lãnh của
luật dân sự và luật báo chí để bảo vệ bản thân trước tịa án, trong
các tình huống cưỡng bức, đe dọa cưỡng bức, xúc phạm, tổn hại
hoặc bị phỉ báng tư cách đạo.

Quy định này được Hội đồng Nhà báo Nga đã thông qua ngày
23/06/1994, tại Moscow.



×