Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dia danh Viet Nam mang tu Go o truoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.79 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Địa danh Việt Nam mang từ “Gò” ở trước</b>



Lê Trung Hoa


<b> </b>


<b>1.Trong địa danh Việt Nam có hàng trăm đơn vị mang từ Gị ở trước. Gị là một từ thuần </b>
Việt. Do đó, các địa danh này có cấu tạo theo kiểu hồn tồn Việt Nam.


<b>2. Yếu tố đứng sau thuộc nhiều lãnh vực khác nhau.</b>
<b>2.1. Trước hết, đó là </b><i><b>từ chỉ người</b></i>.


<b>Gị Lồi là địa điểm thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, có</b>
di chỉ khảo cổ học thuộc văn hố Chăm. Gị Lồi cịn xuất hiện ở huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định. Gị Lồi là “gị có người Lồi”, tức người Chăm. Tương tự: muối Lồi là muối
Chăm.


<b>Gò Mạng là địa điểm ở tỉnh Quảng Ngãi. Gò Mạng là nơi chôn cất những người</b>
Việt và Chăm chết trong chiến tranh, mưu sinh.


<b>Gò Mọi là núi ở xã Đại An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là cách gọi</b>
trước Cách mạng Tháng Tám. Gò Mọi là “gò có đồng bào dân tộc thiểu số sống”.


<b>2.2. Kế đến, là những từ chỉ </b><i><b>các cơng trình xây dựng</b></i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Gò Đền là làng của xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Gọi là Gị Đền</b>
vì trên gị có một cái đền của người Chăm.


<b>Gị Kho là đồi ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gị Kho vì có kho</b>
Càn Dương được nhà Tây Sơn xây dựng tại đây [7, 34].



<b>2.3. Tiếp theo là những từ chỉ </b><i><b>các con vật</b></i> trên địa bàn.


<b>Gò Công là địa điểm</b>ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
<b>Gị Cơng cũng là thị xã của tỉnh Tiền Giang, diện tích 32,1km</b>2<sub>, dân số 51.200 người</sub>
(2006), gồm 5 phường và 4 xã. Trước ngày 30 – 4 – 1975, Gị Cơng là tỉnh, sau chia làm
hai huyện là Gị Cơng Đơng và Gị Cơng Tây. Gị Cơng Đơng là phần phía đơng của tỉnh
Gị Cơng. Gị Cơng Tây là phần phía tây của tỉnh Gị Cơng.


Gị Cơng vốn có nghĩa là “gị có nhiều công đậu” trước đây, nên các cụ ngày xưa dịch ra
chữ Hán là <i>Khổng Tước khâu</i> (“gị chim cơng”).


<b>Gị Ốc là địa điểm thuộc xã Xn Bình, huyện Sơng Cầu, tỉnh Phú Yên, có di chỉ</b>
khảo cổ học cách nay 5.000 – 4.000 năm. Gị Ốc là “gị có nhiều xác ốc”.


<b>2.4. Mặt khác, từ chỉ </b><i><b>các chất liệu</b></i> trên địa bàn cũng có số lượng đáng kể.


<b>Gị Đen là địa điểm thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Gị Đen vì khi đào</b>
giếng ở khu vực này, người ta thấy lớp đất đen dày cả mét [8].


<b>Gò Mun là di chỉ cuối thời đại đồng thau, ở xã Việt Tiến, huyện Sông Thao, nay</b>
là huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Gò Mun còn là địa điểm thuộc xã Hà Giang, huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hố, có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hố Đơng Sơn. Gị Mun là “gị
có đất màu đen mịn” [1].


<b>Gị Nổi là khu vực nằm giữa hai nhánh của sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Đây</b>
là “đất học”với nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước như Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Trần
Cao Vân, Phan Khơi, Phan Thanh, Lê Đình Thám, Hồng Tuỵ,…Nay thuộc huyện Điện
Bàn. Gò Nổi còn là địa điểm thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, có di chỉ
khảo cổ học. Gò Nổi là do cát bồi tụ [1].



<b>Gò Sắt là địa điểm ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Gị Sắt vì tại</b>
vùng này có mỏ sắt nên nhiều cứt sắt nổi trên mặt đất [4].


<b>2.5. Sau cùng, tên </b><i><b>các loại cây cối</b></i> chiếm số lượng nhiều nhất.


<b>Gị Bơng là địa điểm khảo cổ học thuộc huyện Tam Nơng, tỉnh Phú Thọ. Gị</b>
Bơng là “gị đất có nhiều hoa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Gị Chai là bến phà vượt sông Vàm Cỏ Đông, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây</b>
Ninh. Gị Chai là <i>gị</i> có nhiều cây <i>chai</i> mọc. Chai là loại cây cho mủ đóng cục, nấu chảy
để thắp, đốt.


<b>Gò Dầu là huyện của tỉnh Tây Ninh, diện tích 250,5km</b>2<sub>, dân số 135.300 người</sub>
(2006), gồm một thị trấn và 8 xã. Gị Dầu vốn có nghĩa là “gị có nhiều cây dầu”.


<b>Gị Dầu Hạ và Gò Dầu Thượng là hai khu vực thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây</b>
Ninh. Gò Dầu Hạ là “gò cây dầu ở phía dưới”, xa biên giới hơn Gị Dầu Thượng [4].


<b>Gị Duối là địa điểm thuộc xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An,</b>
có di chỉ khảo cổ học thuộc văn hố Ĩc Eo. Gị Duối là “gị có nhiều cây duối”.


<b>Gị Dưa là ấp của phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.</b>
Dưa ở đây là dưa leo, được trồng nhiều nơi này trước kia.


<b>Gị Găng là làng ở xã Thuận Chính, huyện Phù Cát; nay thuộc huyện An Nhơn,</b>
tỉnh Bình Định. Gị Găng là “gị có nhiều cây găng” - loại “cây bụi, thân và cành có gai,
quả trịn màu vàng, thường trồng làm hàng rào”.


<b>Gò Kén là địa điểm ở xã Hiệp Tân, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Gò Kén là</b>



<i>gò</i> đất rộng có mọc nhiều cây<i> kén, </i>một loại cây có lá xanh, trái chín như trái hồng đào [2,
217].


<b>Gị Mơn là quận do phía kháng chiến lập tháng 6 – 1961 để phát triển cách mạng</b>
và mở rộng địa bàn hoạt động. Năm 1968, giải thể quận này, chia làm 4 quận nhỏ: Gị
Vấp, Đơng Mơn, Tây Mơn, Nam Chi. Gị Mơn là tên ghép hai quận <i>Gị</i> Vấp và Hóc <i>Mơn</i>,
tỉnh Gia Định. Mơn là cây mơn nước [3].


<b>Gò Ơi là rạch ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Gị Ơi là “gị có mọc nhiều cây</b>
ơi, một loại cây có hạt dùng làm thức uống giải nhiệt, hay mọc trên đất giồng” [6].


<b>Gò Quánh là địa điểm thuộc xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng</b>
Ngãi, có di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1992, thuộc văn hố Sa Huỳnh. Gị
<b>Qnh cũng là sân bay ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Gị Qnh là “gị có nhiều cây</b>
qnh”. Tên cây này chưa được các từ điển ghi nhận [4].


<b>Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km</b>2<sub>, dân số 134.400</sub>
người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gị Quao vốn có nghĩa là “gị có nhiều cây
quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen” [5].


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Gò U là kênh ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ở tỉnh này, tại huyện Long Hồ có</b>
rạch Cây U. Gị U là “gị có nhiều cây u, một loại cây hay mọc nơi thấp ven bờ sơng rạch,
tên đầy đủ là <i>u vu</i>” [6].


<b>Gị Vấp là quận của thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 19,7km</b>2<sub>, dân số 311.000</sub>
người (2006), gồm 16 phường, đến cuối năm 2006, thêm 4 phường. Địa danh này đã xuất
hiện trước năm 1820, được gọi là quận từ năm 1917. Gị Vấp có âm gốc là <i>Gị Vắp,</i>vừa
thuần Việt vừa gốc Khmer. <i>Vắp</i> là tên cây, âm gốc là <i>Kompăp</i>, một loại cây cứng như
lim. Gò Vắp là “gò có nhiều cây vắp”.



<b>3. Qua các địa danh đã giới thiệu trên, ta thấy ở Nam Bộ số lượng mang từ Gị ở</b>
trước chiếm đa số. Sở dĩ có hiện tượng này vì địa danh Nam Bộ mang tính nguyên sơ,
dân dã và ở vùng đất mới này xưa kia vốn là rừng nên có nhiều loại cây. Vì vậy, địa danh
Nam Bộ có những nét đặc thù của vùng đất mới.


<b> TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1.Bùi Thiết, <i>Địa danh văn hóa Việt Nam</i>, HN, Nxb Thanh niên, 1999.
2. Huỳnh Minh, <i>Tây Ninh xưa</i>, HN, Nxb Thanh niên, 2001.


3.Lê Trung Hoa (cb) – Nguyễn Đình Tư, <i>Từ điển địa danh thành phố Sài Gịn – Hồ Chí</i>
<i>Minh</i>, Nxb Trẻ, 2003.


4. Lê Trung Hoa, <i>Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam</i>, bản đánh máy, chưa
xuất bản.


5. Lê Văn Đức, <i>Việt Nam từ điển</i>, SG, Khai trí, 1970.


6. Nguyễn Tấn Anh, <i>Những đặc điểm chính của địa danh ở Vĩnh Long, </i>Luận văn thạc sĩ
khoa học ngữ văn, Trường ĐHKHXH – NV, tp.HCM, 2008.


7. Quách Tấn, <i>Non nước Bình Định</i>, HN, Nxb Thanh niên, 1999.


8. Thạch Phương – Lưu Quang Tuyến (cb), <i>Địa chí Long An</i>, Nxb Long An, NXB
KHXH, 1989.


</div>

<!--links-->

×