ĐỊA DANH VIỆT NAM
(Nguồn: Sổ tay Địa danh Việt Nam - NXB Giáo Dục 2001)
Dd.
DẠ TRẠCH:
Đầm thuộc xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Có đền thờ Chử Đồng Tử và vợ
là công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng. Đây cũng là nơi mà Triệu Quang Phục đã đóng
quân để chống nhà Lương.
DÂM ĐÀM:
Tên xưa của Hồ Tây ở Hà Nội.
DẦU RÁI:
Đảo trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển tỉnh Kiên Giang khoảng 25 km. Sản xuất dầu rái.
DẦU TIẾNG:
1. Hồ nhân tạo nối với sông Sài Gòn ở phía Đ tỉnh Tây Ninh, góp phần điều tiết lượng nước,
phục vụ cho mục đích thuỷ lợi của tỉnh Tây Ninh và TP. HCM.
2. Huyện ở TB của tỉnh Bình Dương. Diện tích: 720,1 km
2
. Năm 1999, huyện được tách ra từ
H. Bến Cát cũ.
DI LINH:
1. Cao nguyên đất đỏ badan ở phía TN tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các H. Di Linh, Bảo Lâm.
2. Huyện ở phía N tỉnh Lâm Đồng, bao gồm phần lớn cao nguyên Di Linh. Diện tích: 1688
km
2
. Huyện lị: thị trấn cùng tên, nằm trên quốc lộ 20 từ TP. HCM đi Đà Lạt.
DĨ AN:
Huyện ở phía N tỉnh Bình Dương. Diện tích: 57,3 km
2
. Năm 1999, huyện được tách ra từ
H. Thuận An.
DIÊN KHÁNH:
Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Khánh Hoà, cách TP. Nha Trang 10 km về phía T. Diện tích:
511 km
2
. Huyện được thành lập năm 1977 do sáp nhập 2 huyện Khánh Xương và Khánh
Vĩnh. Nay Khánh Vĩnh đã lại tách ra thành huyện riêng.
DIỄN VỌNG:
Sông bắt nguồn ở sườn N dãy núi Cánh cung Đông Triều, chảy theo hướng ĐB-TN trên đất
TX. Cẩm Phả và H. Hoành Bồ, thuộc tỉnh Quảng Ninh, rồi đổ ra Cửa Lục.
DIỄN CHÂU:
1. Huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An, nằm trên ngã ba đường quốc lộ 1A và quốc lộ 7 sang
Lào. Diện tích: 305 km
2
.
2. Vịnh ở ven bờ Biển Đông, phía ngoài H. Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
DINH BÀ:
Sông chảy song song với bờ biển, trong H. Cần Giờ (TP. HCM), nối vịnh Gành Rái với vịnh
Đồng Tranh.
DỐC CUN:
Đèo dài 6 km ở ngã ba đường từ TX. Hoà Bình đi huyện lị H. Tân Lạc và huyện lị H. Kim
Bôi.
DỐC MIẾU (Ba Dốc):
Căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trong H. Gio Linh (Quảng Trị), nằm trên đường quốc lộ
1A, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía N. Đã từng nổi tiếng là “con mắt thần của hàng rào
điện tử Măc Namara”. Bị quân dân ta san bằng năm 1968.
DUNG QUẤT:
1. Vịnh ở cửa sông Trà Bồng, chỗ giáp ranh giữa 2 huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) và Núi
Thành (Quảng Nam). Nơi đây sẽ xây dựng cảng biển nước sâu lớn ở miền Trung (trung bình
10 – 20 m, có thể tiếp nhận tàu từ 10 – 30 vạn tấn). Cũng gọi là vịnh Sa Cần. Địa danh Dung
Quất nguyên là Vũng Quýt, nhưng do cách phát âm ở địa phương nên nghe ra Dung Quất.
2. Địa điểm có khu công nghiệp lọc dầu đang xây dựng ở xã Bình Trị, H. Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi.
DŨNG QUYẾT:
Núi ở phía B TP. Vinh, nơi trước đây Nguyễn Huệ đã cho xây Phượng Hoàng Trung Đô để
chuẩn bị rời kinh đô từ Phú Xuân ra Nghệ An, nhưng chưa thực hiện được thì nhà vua đã
mất.
DUY TIÊN:
Huyện ở phía B tỉnh Hà Nam, giáp tỉnh Hà Tây (nay giáp Hà Nội) ở phía B, sông Hồng ở
phía ĐB. Diện tích: 129,3 km
2
. Huyện lị: thị trấn Hoà Mạc.
DUY XUYÊN:
Huyện ở phía N sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam. Diện tích: 290,4 km
2
.
DUYÊN HẢI:
1. Tên cũ của H. Cần Giờ, thuộc TP. HCM.
2. Huyện ven biển ở phía ĐN tỉnh Trà Vinh, phía B giáp cửa Cung Hầu, phía N giáp cửa
Định An. Diện tích: 389 km
2
.
DƯỢC SƠN:
Tên gọi núi Nam Tào và làng Vạn Yên (Vạn An) ở xã Hưng Đạo, H. Chí Linh, tỉnh Hải
Dương. Nơi trước đây tướng quân Phạm Ngũ Lão (con rể Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn) đã trồng các cây thuốc để chăm lo sức khoẻ cho quân lính.
DƯƠNG MINH CHÂU:
Huyện ở phía Đ tỉnh Tây Ninh, nằm bên bờ phải sông Sài Gòn, phía N hồ Dầu Tiếng. Diện
tích: 588,5 km
2
. Huyện lị: thị trấn cùng tên, nằm cách TX. Tây Ninh khoảng 15 km về phía
ĐB.
Đđ.
ĐA DUNG:
Sông nhánh ở phía thượng lưu sông Đồng Nai. Bắt nguồn ở cao nguyên Lâm Viên.
ĐA KAI (Đa Cai):
Địa điểm có mỏ nước khoáng có giá trị ở H. Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
ĐA KRÔNG:
1. Sông chảy qua H. Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, rồi đổ vào sông Thạch Hãn.
2. Huyện biên giới, giáp Lào, nằm ở phía TN tỉnh Quảng Trị. Mới được thành lập năm 1996.
Dân cư chủ yếu là người Pa Cô, Vân Kiều, Bru, Tà Ôi. Diện tích: 1183 km
2
. Huyện lị: thị
trấn cùng tên.
ĐA MI:
Thác nước trên sông La Ngà, nằm ở chỗ hợp lưu của các suối Đa Mi và Đa R’Ngao, trong
huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Tại đây, sông La Ngà chảy len lỏi giữa các đồi cao 300-
400 m, rồi đột ngột đổ xuống độ cao dưới 100 m, tạo ra tiềm năng thuỷ lực rất lớn. Vào
tháng 4 năm 2001, nhà máy thuỷ điện Đa Mi bắt đầu phát điện, công suất: 175 MW.
ĐA NHIM:
Sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ núi Hòn Giao ở phía ĐB tỉnh Lâm Đồng,
chảy vào hồ Đơn Dương, sau đó vào sông Đắc Dung (đoạn thượng nguồn của sông Đồng
Nai). Trên sông có hệ thống ống dẫn nước từ độ cao 1.000 m đổ xuống để chạy các tuốc bin
phát điện ở nhà máy điện Krông Pha thuộc tỉnh Ninh Thuận, với công suất 160.000 kw.
Cũng gọi là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.
ĐÁ BẠC:
1. Núi đá granit bên đường quốc lộ 1A từ Huế đi Đà Nẵng, cách TP. Huế 36 km.
2. Đảo nhỏ trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển phía T tỉnh Cà Mau gần 1 km.
3. Hồ chứa khoảng 7 triệu m
3
nước, là công trình thuỷ lợi lớn ở H. Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận.
4. Núi đá cao 644 m, nằm ở phía B thị trấn Cà Ná, trong H. Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
ĐÁ BẠCH:
Nhánh phía B của sông Kinh Thầy tách ra, làm ranh giới giữa H. Thuỷ Nguyên (TP. Hải
Phòng) và H. Yên Hưng (Quảng Ninh). Khúc dưới của sông Đá Bạch là sông Bạch Đằng,
chảy ra cửa cùng tên, cũng là cửa Nam Triệu.
ĐÁ BIA:
Núi cao 706 m ở H. Tuy Hoà, phía N tỉnh Phú Yên. Còn gọi là núi Thạch Bi.
ĐÁ CHỒNG:
Núi đá cao 604 m ở giữa H. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
ĐÁ VÁCH:
1. Mũi đất nhô ra Biển Đông ở phía ĐB huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
2. Ngọn núi cao 1.089 m, nằm trong vùng giáp giới của 2 huyện Tư Nghĩa và Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi.
ĐÀ BẮC:
Huyện miền núi ở phía TB tỉnh Hoà Bình, giáp tỉnh Phú Thọ ở phía ĐB, tỉnh Sơn La ở phía
T. Diện tích: 807 km
2
.
ĐÀ LẠT:
Thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ
cao 1.500 m, tỉnh lị của tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt có khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ. Nhiệt
độ trung bình tháng 7 khoảng 19
0
C. Thành phố có rừng thông, nhiều hồ và thác nước đẹp.
Theo tiếng địa phương, Đà là nước hoặc suối nước, còn Lạt là tên 1 tộc người sinh sống ở
địa phương. Thành phố được bác sĩ người Pháp A. Yersin phát hiện năm 1893, khi ông đi
nghiên cứu vùng này.
ĐÀ NẴNG:
1. Vũng biển thuộc TP. Đà Nẵng, nằm giữa mũi Chân Mây và bán đảo Sơn Trà. Còn có các
tên khác: vũng Thùng, vũng Trà Sơn, vũng Hàn.
2. Thành phố cảng lớn nhất miền Trung, trước đây là tỉnh lị của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Được tách ra thành TP trực thuộc TƯ từ 1996. Diện tích: 1.247 km
2
. Dân số: 684.100 người
(1999). Tên Đà Nẵng là phiên âm Hán Việt từ tiếng Pháp: Tourane. Trên đất này vì còn
nhiều ngôi tháp do người Chàm xây dựng, nên khi người Pháp mới sang, họ gọi là “Tours
Hàn”. Chữ H trong tiếng Pháp câm, nên đọc là “Tuaran”, viết là Tourane, phiên âm Hán Việt
ra Đà Nẵng.
STT Quận, huyện Diện tích
(Km
2
)
Dân số
(Nghìn người)
Mật độ
(Người/Km
2
)
1 Q. Hải Châu 23,7 186,4 7864
2 Q. Thanh Khê 8,9 146,1 16415
3 Q. Sơn Trà 60,2 94,7 1573
4 Q. Ngũ Hành Sơn 36,5 39,1 1071
5 Q. Liên Chiểu 75,7 53,6 708
6 H. Hoà Vang 737,5 135,7 184
7 H. Hoàng Sa 305,0
ĐÀ RẰNG:
Sông lớn bắt nguồn ở Tây Nguyên, rồi chảy qua TX. Tuy Hoà, đổ ra Biển Đông. Tên khác là
sông Ba.
ĐẠ HOAI (Đa Hoai):
Huyện ở phía TN tỉnh Lâm Đồng, giáp với tỉnh Bình Thuận ở phía N và tỉnh Đồng Nai ở
phía TN. Diện tích: 507,8 km
2
. Huyện lị: thị trấn Ma Đa Gui.
ĐẠ TẺ:
Huyện ở phía TN tỉnh Lâm Đồng, giáp H. Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Diện tích: 543,1 km
2
. Ở
đây có công trình thuỷ lợi gồm 1 hồ chứa nước, một đập dài 900 m, cao 30 m và 1 nhà máy
thuỷ điện, công suất 750 kw.
ĐẠI HÙNG:
Địa điểm trên thềm lục địa nước ta, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi có mỏ dầu và khí đốt
đã khai thác từ tháng 10-1994 ở cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 250 km về phía ĐN.
ĐẠI LẢI:
Hồ ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay H. Mê Linh đã sáp nhập vào TP. Hà Nội).
ĐẠI LÃNH:
1. Bán đảo đá granit do khối núi Đá Bia nhô ra Biển Đông ở phía ĐN tỉnh Phú Yên, chỗ giáp
giới với tỉnh Khánh Hoà. Cũng gọi là mũi Ba.
2. Địa điểm du lịch thuộc tỉnh Khánh Hoà, có phong cảnh và bãi tắm biển đẹp, nằm giữa đèo
Cả ở phía B và đèo Cổ Mã ở phía N.
3. Tên khác của đèo Cả (xem Đèo Cả).
ĐẠI LỘC:
Huyện ở phía B tỉnh Quảng Nam, bên bờ trái sông Thu Bồn, giáp TP. Đà Nẵng ở phía B.
Diện tích: 563 km
2
. Huyện lị: thị trấn cùng tên, nằm bên bờ trái sông Cái, cách TP. Đà Nẵng
khoảng 20 km về phía TN.
ĐẠI NGU:
Tên gọi nước ta dưới thời nhà Hồ (1400-1407). Đại Ngu có nghĩa là: sự yên vui lớn.
ĐẠI TU NÔNG:
Núi trong dãy Bạch Mã từ Trường Sơn đâm ra Biển Đông.
ĐẠI TỪ:
Huyện miền núi ở phía T tỉnh Thái Nguyên, giáp tỉnh Tuyên Quang ở phía T, tỉnh Vĩnh Phúc
ở phía TN. Diện tích: 567,4 km
2
. Huyện lị: thị trấn cùng tên, nằm cách TP. Thái Nguyên
khoảng 18 km về phía TB.
ĐAN KIA:
Hồ trên sông Đa Dung, thuộc H. Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, nằm cách TP. Đà Lạt 20 km về
phía TB. Phía dưới hồ có thác và hồ Ancrôoet. Cách đây hơn 100 năm, bác sĩ Yersin đã khảo
sát và có ý định xây dựng khu vực này thành 1 khu an dưỡng, nhưng không thực hiện được.
Hiện nay, ở đây cũng đang được thiết kế để xây dựng 1 khu nghỉ mát thứ 2 của tỉnh Lâm
Đồng.
ĐAN PHƯỢNG:
Huyện thuộc tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), nằm ở phía N sông Hồng. Diện tích : 75,2 km
2
.
ĐẢO DỪA:
Đảo trên sông Tiền, thuộc tỉnh Bến Tre. Trên đảo, dừa mọc như rừng. Địa điểm du lịch của
tỉnh.
ĐẢO RỀU :
Đảo trong vũng Bái Tử Long, cách TX. Cẩm Phả khoảng 5 km về phía ĐN. Địa điểm chăn
nuôi khỉ để làm thí nghiệm và làm thuốc. Cũng gọi là đảo Khỉ.
ĐẮC GLÂY (Đăk Glei):
Huyện biên giới ở phía B tỉnh Kon Tum giáp Lào ở phía T, giáp tỉnh Quảng Nam ở phía ĐB.
Xung quanh huyện có nhiều núi cao trên 2000 m như: Ngọc Niay, Ngọc Linh ... Diện tích:
1.575,7 km
2
.
ĐẮC GLUN (Đăk Glun):
Sông nhánh bên trái của sông Bé, bắt nguồn ở vùng biên giới Việt-Campuchia ở phía TN
tỉnh Đắc Lắc (nay là ở Đắc Nông ?), chảy vào tỉnh Bình Phước ở H. Phước Long.
ĐẮC HÀ:
Huyện ở phía B thị xã Kon Tum. Diện tích: 867 km
2
.
ĐẮC HÚT (Đăk Huýt):
Sông nhánh bên phải của sông Bé, bắt nguồn ở vùng biên giới Việt-Campuchia, chảy theo
hướng ĐB-TN vào vùng ranh giới giữa 2 huyện Lộc Ninh và Phước Long, tỉnh Bình Phước.
ĐẮC LẮC (Đăk Lăk) – (Cũ, nay đã tách ra thành 2 tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông):
Tỉnh ở Tây Nguyên, phía T giáp Campuchia, phía B giáp tỉnh Gia Lai, phía ĐN giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía TN giáp tỉnh Bình Phước, phía Đ giáp các tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà.
Diện tích: 19.800 km
2
. Dân số: 1.776.300 người (1999). Tỉnh lị: TP. Buôn Ma Thuột. Tỉnh
có 18 đơn vị hành chính: TP. Buôn Ma Thuột và 17 huyện (Đăc Rơlâp, Đăc Nông, Đăc Min,
Êa Sup, Cư Mơga, Krông Ana, Cư Giưt, Buôn Đôn, Krông Nô, Krông Pach, Êa Ka, Mơ
Đrăc, Krông Bông, Lăc, Êa Hơleo, Krông Buc, Krông Năng). Theo tiếng Ra Đê, ‘‘Đắc’’ là
nước, ‘‘Lắc ’’ là tên một trái núi có nước từ đó chảy ra, đổ xuống hồ. ‘‘Lắc’’ cũng là tên của
hồ lớn ở trung tâm tỉnh, dài gần 10 km, rộng trên 1 km.
STT Quận, huyện Diện tích
(Km
2
)
Dân số
(Nghìn người)
Mật độ
(Người/Km
2
)
1 TP. Buôn Ma Thuột 265,6 186,6 702
2 H. Krông Ana 653,7 139,0 212
3 H. Krông Păk 631,4 150,2 237
4 H. Cư M’Ga 831,1 100,6 121
5 H. Krông Buk 655,7 100,7 153
6 H. Êa Ka 1012,6 94,9 93
7 H. Krông Bông 1266,9 55,1 43
8 H. Lăk 1091,5 35,9 32
9 H. Krông Nô 1002,4 29,7 29
10 H. Đăk Nông 2159,9 22,1 10
11 H. Đăc R’Lâp 1790,8 34,2 19
12 H. Đăc Mil 1104,8 58,4 52
13 H. Cư Jut 836,1 74,4 88
14 H. Buôn Đôn 1433,1 37,9 26
15 H. Êa Sup 1773,6 20,2 11
16 H. Êa H’Leo 1354,0 59,5 43
17 H. Krông Năng 621,3 66,6 107
18 H. M’Đrăk 1315,5 35,6 27
ĐẮC MI (Đăk Mi):
Sông nhánh bên phải của sông Cái ở tỉnh Quảng Nam, bắt nguồn từ núi Ngọc Niay (2259 m)
ở phía B tỉnh Kon Tum, chảy trong địa phận các huyện Đăc Glây (Kon Tum), Phước Sơn và
Giằng (Quảng Nam) theo hướng N-B, rồi đổ vào sông Cái ở thị trấn Bến Giằng.
ĐẮC MIN (Đăk Mil):
Huyện biên giới ở phía T tỉnh Đăk Lăk (nay thuộc tỉnh Đắc Nông), giáp Campuchia ở phía T.
Diện tích: 1.104,8 km
2
. Huyện lị: thị trấn cùng tên, nằm cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 50
km về phía TN.
ĐẮC NÔNG (Đăk Nông):
Trước đây là 1 huyện của tỉnh Đăk Lăk, nay được tách ra thành 1 tỉnh riêng, bao gồm cả các
huyện của tỉnh Đăk Lăk cũ: Krông Nô, Đắc Rơlâp, Đăc Min, Cư Giưt. Phía B và ĐB giáp tỉnh
Đăk Lăk (mới), phía T giáp Campuchia, phía TN giáp tỉnh Bình Phước, phía Đ và ĐN giáp
tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh lị: thị xã Gia Nghĩa (trước là huyện lị của huyện Đắc Nông, tỉnh Đăk
Lăk cũ).
ĐẮC PRINH:
Sông nhánh bên phải ở phía thượng nguồn của sông Cái, trong tỉnh Quảng Nam.
ĐẮC RƠLÂP (Đăk R’Lâp):
1. Phụ lưu bên trái của sông Bé, chảy theo hướng ĐB-TN trong huyện cùng tên thuộc tỉnh
Đăk Lăk (nay thuộc tỉnh Đắc Nông) và H. Phước Long, tỉnh Bình Phước.
2. Huyện biên giới ở phía TN tỉnh Đăk Lăk (nay thuộc tỉnh Đăk Nông), giáp Campuchia ở
phía B, giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng ở phía T và phía N. Diện tích: 1.791 km
2
.
ĐẮC TÔ (Đăk Tô):
Huyện nằm ở phía ĐB tỉnh Kon Tum, giáp tỉnh Quảng Nam ở phía ĐB. Diện tích: 1.416,2
km
2
.
ĐẦM DƠI:
1. Huyện ven biển ở phía ĐN tỉnh Cà Mau, giáp tỉnh Bạc Liêu ở phía B. Diện tích: 788,7
km
2
.
2. Sông chảy trong huyện cùng tên, nối sông Gành Hào với sông Đầm Chim thuộc tỉnh Cà
Mau.
ĐẦM HÀ:
1. Huyện cũ thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nay là đất của H. Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh.
2. Thị trấn nằm bên bờ sông cùng tên, trên đường quốc lộ 4B nối thị trấn Tiên Yên với thị xã
Móng Cái.
ĐẦM NẠI:
Đầm ở phía ĐB TX. Phan Rang, rộng 700 ha, thuộc H. Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Có giá trị
về nuôi trồng rong câu và tôm xuất khẩu.
ĐẦM SÉT:
Vùng trũng ngập nước ở làng Thanh Liệt trong H. Thanh Trì, TP. Hà Nội. Xưa kia là 1 khúc
của sông Kim Ngưu, sau cạn dần thành đầm. Đặc sản nổi tiếng là ‘‘cá rô Đầm Sét’’.
ĐẦM VẠC:
Hồ ở TX. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Có nhà nghỉ mát và an dưỡng dành cho những người
cao tuổi.
ĐẬP ĐÁ:
Thị trấn thuộc H. An Nhơn, tỉnh Bình Định.
ĐẤT VƯỜN TRẦU (18 thôn vườn trầu):