Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số ý kiến về đào tạo sinh viên ngành sư phạm toán học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.52 KB, 8 trang )

N. C. Thắng, K. P. Chi, L. T. N. Thúy / Một số ý kiến về đào tạo sinh viên ngành sư phạm toán học…

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐÀO TẠO SINH VIÊN
NGÀNH SƢ PHẠM TỐN HỌC ĐÁP ỨNG
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
Nguyễn Chiến Thắng (1), Kiều Phƣơng Chi (1), Lê Thị Ngọc Thúy (2)
1
Trường Đại học Vinh
2
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Ngày nhận bài 23/10/2017, ngày nhận đăng 05/01/2018
Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tơi tìm hiểu nội dung cốt lõi của giáo dục tốn
học được đặt ra trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đặc điểm nghề nghiệp
của sinh viên ngành Sư phạm Tốn học, từ đó rút ra một số ý kiến về đào tạo sinh viên
ngành Sư phạm Toán học nhằm đáp ứng Chương trình.

1. Mở đầu
Ngày 27/7/2017, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã cơng bố Chương trình phổ thơng
tổng thể. Trong Chương trình này, giáo
dục tốn học có vai trị hình thành và phát
triển cho học sinh những phẩm chất chủ
yếu, năng lực chung và năng lực toán học
với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy
và lập luận tốn học, năng lực mơ hình
hóa tốn học, năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực giao tiếp tốn học,
năng lực sử dụng các cơng cụ và phương
tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ
năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh
trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời


sống thực tiễn [3]. Như vậy, giáo dục toán
học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng
tốn học, giữa tốn học với các mơn học
khác và giữa toán học với đời sống thực
tiễn. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải
có những thay đổi quan trọng về thiết kế
chương trình và tổ chức dạy học trong đào
tạo sinh viên ngành Sư phạm Tốn học,
trong đó cần xem tạo dựng các kết nối
vừa là một năng lực cần trang bị và phát
triển cho sinh viên, vừa là kim chỉ nam
cho các hoạt động mà giảng viên lựa
chọn tổ chức cho sinh viên khi dạy học
môn học do mình đảm nhận. Hiện nay, đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về năng
.

Email: (N. C. Thắng)

46

lực nghề nghiệp, các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học tích cực cho sinh
viên nói chung, sinh viên ngành Sư phạm
Tốn học nói riêng [4-7, 10, 11, 13]…
cũng như nghiên cứu về ứng dụng tốn
học vào thực tiễn hay mơ hình hóa tốn
học [2, 4, 12, 14, 15]... Tuy nhiên, chưa
có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề
trang bị và phát triển cho sinh viên năng

lực tạo dựng các kết nối như là một thành
phần quan trọng của năng lực nghề
nghiệp dạy học tốn một cách chính thức.
Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số định
hướng về việc rèn luyện cho sinh viên
ngành Sư phạm Toán học năng lực tạo
được các kết nối nêu trên là cần thiết và
có ý nghĩa.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò kép trong học tập của
sinh viên ngành Sư phạm Toán học
Theo [1], để đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông, giáo viên phải có
những vai trị chủ yếu là: nhà giáo dục
(theo nghĩa rộng), người học suốt đời,
một người nghiên cứu và nhà văn hóa - xã
hội. Từ đó, việc đào tạo giáo viên cần
hướng đến hình thành 5 nhóm năng lực
thành phần thể hiện qua sơ đồ sau:


Trường Đại học Vinh

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 46-53

Năng lực nghề nghiệp

Năng lực khoa học
chuyên ngành


Năng lực sư phạm

Năng
lực
dạy

Năng
lực
giáo

học

dục

Định
hướng
sự phát
triển của
học sinh

Phát
triển
cộng

Phát
triển


đồng


nhân

Sơ đồ 1: Năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học sư
phạm
Đối với sinh viên ngành Sư phạm
Toán học, năng lực khoa học chuyên
ngành là năng lực toán học. Như vậy, có
thể thấy rằng, việc học tập ở bậc đại học
của sinh viên ngành Sư phạm Tốn học có
vai trị kép, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, kiến thức toán mà sinh viên
học được từ các mơn học thuộc khoa học
tốn học như Giải tích, Đại số, Hình học,
Xác suất và Thống kê vừa giúp họ hình
thành năng lực tốn học nhưng cũng là
phương tiện để họ phát triển các năng lực
nghề nghiệp khác. Sinh viên ngành sư
phạm Toán học là thầy giáo tương lai dạy
học mơn Tốn ở trường phổ thơng, đó là
mơn học có những đặc thù sau:
- Tính trừu tượng cao độ và tính thực

tiễn phổ dụng: Tính chất trừu tượng
khơng phải chỉ có trong Tốn học mà là
đặc điểm của mọi khoa học nhưng trong
Toán học cái trừu tượng tách ra khỏi mọi
chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại những
quan hệ số lượng dưới dạng cấu trúc mà
thơi. Tuy nhiên, tính trừu tượng cao độ
chỉ che lấp chứ khơng hề làm mất tính

thực tiễn của Tốn học, hơn nữa nó cịn
làm cho Tốn học có thể ứng dụng được
trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau của
cuộc sống;
- Tính lơgic và tính thực nghiệm:
Tốn học có thể xét theo hai phương diện.
Nếu chỉ trình bày lại những kết quả tốn
học đã đạt được thì nó là một khoa học
suy diễn và tính lơgic nổi bật. Nhưng nếu

47


N. C. Thắng, K. P. Chi, L. T. N. Thúy / Một số ý kiến về đào tạo sinh viên ngành sư phạm tốn học…

nhìn Tốn học trong q trình hình thành
và phát triển, trong q trình tìm tịi phát
minh, thì trong phương pháp của nó vẫn
có tìm tịi dự đốn, vẫn có “thực nghiệm”
và “quy nạp” [4].
Các kiến thức thuộc khoa học toán
học và toán sơ cấp trong chương trình đào
tạo sinh viên ngành Sư phạm Tốn học
tạo ra đặc thù về nghề nghiệp của họ
trong tương lai, đó là: sản phẩm mà họ
đào tạo là nhân cách con người, trong đó
bao hàm phải có được trình độ về văn hóa
tốn học, tức là phải có những tri thức, kĩ
năng tốn học, những thói quen mang đặc
trưng tốn học để giải quyết các tình

huống trong cuộc sống. Trong văn hóa
tốn học có các thành phần cơ bản như:
 Khả năng lập luận có tiền đề đúng
đắn;
 Khả năng vận dụng tư duy lơgic,
suy luận có lí vào thực tiễn cuộc sống;
 Khả năng phán đốn bằng con
đường lí thuyết;
 Khả năng kết hợp tư duy biện
chứng và tư duy lôgic vào giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống… [7].
Thứ hai, phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học mà giảng viên sử dụng
trong tổ chức dạy học cho sinh viên vừa
giúp họ chiếm lĩnh kiến thức của toán học
và khoa học giáo dục, vừa tạo cơ hội cho
sinh viên trải nghiệm các hoạt động mà họ
sẽ thực hiện khi dạy học tốn ở trường
phổ thơng sau này.
Chính vì vậy, để hình thành và phát
triển thơng qua giáo dục tốn học cho học
sinh phổ thông các năng lực thành tố cốt
lõi xác định ở trên, bản thân sinh viên
ngành Sư phạm Tốn học cũng phải là
những người được hình thành và phát
triển các năng lực tương ứng và được trải
nghiệm các hoạt động cũng như học cách
dạy và tổ chức các hoạt động mà họ sẽ
thực hiện khi trở thành giáo viên toán
trong tương lai gần. Đây là cơ sở để

chúng tôi đề xuất một số định hướng cơ
48

bản về đào tạo sinh viên đáp ứng Chương
trình Giáo dục phổ thông tổng thể.
2.2. Một số định hướng về đào tạo
sinh viên đáp ứng Chương trình Giáo
dục phổ thơng tổng thể
Từ phân tích trên, trong đào tạo sinh
viên ngành Sư phạm Tốn học đáp ứng
Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng
thể mới, ngoài những nội dung truyền
thống đào tạo sinh viên ngành Sư phạm
Toán học, cần chú trọng vào ba định
hướng chính: Tăng cường vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực giúp sinh
viên phát triển năng lực giao tiếp và hợp
tác, tự học và giải quyết vấn đề trong dạy
học các nội dung toán học, chú trọng phát
triển năng lực ứng dụng toán học vào thực
tiễn khi dạy học kiến thức thuộc khoa học
toán học, quan tâm bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học nói chung, năng lực
nghiên cứu khoa học trong tốn học và
giáo dục tốn học nói riêng.
2.2.1. Tăng cường vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp
sinh viên phát triển các năng lực cốt lõi
Ngoài việc sử dụng phương pháp
thuyết trình trong trình bày tài liệu học tập

toán học, giảng viên cần tăng cường vận
dụng các phương pháp dạy học tích cực
giúp sinh viên hình thành và phát triển các
năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
Trong [10], các tác giả đã chỉ ra ý
nghĩa của tự học trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ như sau: Đặc điểm của đào
tạo theo tín chỉ là sự lựa chọn “mở” nên
tự học theo đào tạo tín chỉ là điều kiện
cho sinh viên phát huy được khả năng trí
tuệ, năng lực cá nhân, để chiếm lĩnh tri
thức và rèn luyện “tay nghề” dạy học của
mình một cách tự do, sáng tạo. Từ đó, các
tác giả đã xây dựng một quy trình tổ chức
hoạt động tự học cho sinh viên các trường
đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực
thực hiện gồm 3 bước: Chuẩn bị dạy học


Trường Đại học Vinh

(nghiên cứu hệ thống chuẩn đầu ra của
sinh viên trường đại học sư phạm, phân
tích chương trình dạy học, phân tích đặc
điểm và đánh giá năng lực tự học của sinh
viên, lập kế hoạch tổ chức tự học cho sinh
viên, chuẩn bị các tài liệu và phương tiện
hướng dẫn tự học), Tổ chức tự học (tổ

chức tự học trên lớp và tổ chức hoạt động
tự học ngoài giờ lên lớp), Đánh giá kết
quả tự học nhằm thu thập thông tin ngược
về kết quả học tập của sinh viên.
Về phát triển kỹ năng học tập hợp tác
cho sinh viên đại học sư phạm, tác giả
trong [6] đã xây dựng một quy trình theo
hướng này như sau:
* Thiết kế các điều kiện chuẩn bị học
tập hợp tác
- Hoạt động của giáo viên gồm 6
bước: Tìm hiểu đối tượng; Phân tích
chương trình, nội dung, xác định mục tiêu
bài học; Thiết kế nhiệm vụ hoạt động hợp
tác cho từng nội dung bài học; Lựa chọn
phương pháp, kỹ thuật dạy học và dự kiến
thành lập nhóm; Dự kiến thành lập nhóm
học tập (quyết định về số lượng sinh viên
trong một nhóm, quyết định thành phần
sinh viên trong một nhóm, phân cơng các
nhiệm vụ trong nhóm học tập, xác định
thời gian duy trì nhóm); Dự kiến thiết kế
mơi trương hợp tác (bố trí không gian lớp
học, tạo sự phụ thuộc lẫn nhau một cách
tích cực).
- Hoạt động của sinh viên: Thơng qua
đề cương chi tiết môn học, nghiên cứu tài
liệu, chuẩn bị đồ dùng.
* Tổ chức thực hiện bài học gồm 6
bước: Ổn định tổ chức, giới thiệu mục

tiêu, yêu cầu bài học; Hướng dẫn nguyên
tắc, các hành vi, thao tác, tinh thần, thái
độ học tập hợp tác; Thành lập nhóm học
tập hợp tác; Giao nhiệm vụ cho nhóm;
Quan sát, phát hiện, điều chỉnh các hành
vi hợp tác của sinh viên; Tổ chức tổng
kết, đánh giá, điều chỉnh.
Những phương pháp mới này rất phù
hợp trong dạy học nội dung toán cao cấp
gắn với tốn phổ thơng, giúp sinh viên
hoạt động độc lập hoặc giao tiếp và hợp

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 46-53

tác với nhau để tìm ra ý tưởng mới, đó có
thể là kết quả mới, cũng có thể là một
phương pháp giải quyết vấn đề toán học
do giảng viên đặt ra. Qua đó phát triển
cho sinh viên năng lực lập luận toán học
trong dạy toán cao cấp, hiểu rõ về phương
pháp tiên đề - phương pháp đặc thù để
xây dựng toán học. Các kiến thức toán
cao cấp nói chung và các khái niệm trong
chúng thường được hình thành dựa trên
các thao tác khái quát hóa (generalization)
và trừu tượng hóa (abstraction), vốn chưa
thành thạo đối với hầu hết sinh viên
những năm đầu bậc đại học. Vì vậy, họ
thường nắm các khái niệm đó một cách
hình thức, dễ qn và khó áp dụng. Mặt

khác, tính hệ thống của các kiến thức đó
hoặc sẽ khơng được xác lập hoặc dễ bị
phá vỡ nếu các khái niệm cơ bản trong
chúng không được gắn kết bởi các q
trình khái qt hóa và trừu tượng hóa (dẫn
theo [9]). Do đó, trong q trình dạy học
kiến thức này, giảng viên nên tổ chức dạy
học hợp tác theo nhóm cho sinh viên
nhằm giúp họ nắm chắc kiến thức và rèn
luyện hai thao tác khái quát hóa, trừu
tượng hóa.
Chẳng hạn, từ các khơng gian vectơ
hai chiều R2 và ba chiều R3 quen thuộc,
giảng viên tổ chức hoạt động nhóm cho
sinh viên khái qt hố thành khơng gian
vectơ n chiều Rn và trừu tượng hóa thành
khái niệm không gian vectơ. Khi làm như
vậy, hai đối tượng tinh thần khác nhau
được sinh ra: Cái khái quát hóa Rn và cái
trừu tượng hóa V, một khơng gian vectơ
trên trường F tùy ý.
Ở đây cần lưu ý rằng, các nhà tốn
học thường xem khơng gian vectơ V trên
trường F tùy ý vừa là cái trừu tượng hóa
vừa là cái khái qt hóa của khơng gian
vectơ hai chiều R2, và do đó việc sử dụng
các thuật ngữ này sao cho phù hợp việc sử
dụng chúng trong toán học là điều quan
trọng. Trong khi đó, các nhà giáo dục tốn
học lại chú trọng xem xét các quá trình

nhận thức liên quan. Ở đây ta thấy sự
khác biệt tinh tế giữa hai ví dụ trên. Khái
49


N. C. Thắng, K. P. Chi, L. T. N. Thúy / Một số ý kiến về đào tạo sinh viên ngành sư phạm tốn học…

qt hóa thành khái niệm Rn từ việc mở
rộng R1 đến R2, đến R3… có thể được mơ
tả bằng cách áp dụng các quy trình số học
thơng thường đối với mỗi tọa độ. Trừu
tượng hóa thành không gian vectơ V trên
trường F tùy ý là một đối tượng tinh thần
(mental) khác hẳn, nó được xác định bởi
một hệ tiên đề. Trong khi ở trường hợp
thứ nhất, công việc khá đơn giản chỉ gồm
một sự mở rộng của các quá trình quen
thuộc, thì ở trường hợp sau yêu cầu phải
có một sự tổ chức lại khá lớn về mặt tinh
thần. Như vậy, q trình khái qt hóa
mang đặc tính tiệm tiến cịn q trình trừu
tượng hóa mang đặc tính nhảy vọt trong
q trình phát triển nhận thức của người
học.
2.2.2. Chú trọng cho sinh viên trải
nghiệm hoạt động ứng dụng toán học vào
thực tiễn và các khoa học khác
Theo [14], việc phân tích các hệ
.


Lời giải thực tế

5

thống khoa học ứng dụng như công nghệ,
kinh tế, sinh học… cần sử dụng các
phương pháp của toán học và khoa học
máy tính. Thực tế thì khi quan sát một hệ
vật chất và phân tích hiện tượng xảy ra,
việc sử dụng các mơ hình tốn học thích
hợp để mơ tả sự tiến triển của nó theo thời
gian và khơng gian là rất cần thiết. Người
ta lập luận được rằng có một sự kết nối
mạnh mẽ giữa các khoa học ứng dụng và
tốn học biểu thị bởi các mơ hình tốn
học được thiết kế và ứng dụng dưới sự hỗ
trợ của khoa học máy tính để mơ phỏng
các hệ thống trong thế giới thực tế.
Việc thiết kế tình huống để sinh viên
trải nghiệm hoạt động ứng dụng toán học
và thực tiễn và các khoa học khác có thể
dựa theo quy trình mơ hình hóa tốn học
của PISA/OECD như sau (dẫn theo [12]):

Lời giải toán học

5

4


Vấn đề thực tế

Thế giới thực tế

1, 2, 3

Vấn đề toán học

Thế giới toán học

Sơ đồ 2: Quy trình tốn học hóa của PISA/OECD (2009)
Trong đó:
(1) Bắt đầu từ một vấn đề được đặt ra trong thực tế,
(2) Tổ chức vấn đề đó theo các khái niệm tốn học,
(3) Không ngừng cắt tỉa thực tế,
(4) Giải quyết bài tốn tốn học,
(5) Làm cho lời giải bài tốn có ý nghĩa theo bối cảnh thực tế.
50


Trường Đại học Vinh

Trong quy trình này, để giải quyết
một vấn đề thực tế, học sinh cần chuyển
vấn đề thành một dạng toán, việc giải
quyết vấn đề diễn ra trong nội bộ toán
học. Học sinh sẽ nỗ lực làm việc trên mơ
hình của mình về bối cảnh vấn đề để điều
chỉnh nó, thiết lập các quy tắc, xác định
các kết nối và để sáng tạo nên một lập

luận toán học đúng đắn.
Đối với việc dạy học kiến thức của
khoa học toán học, giảng viên tạo cơ hội
cho sinh viên ứng dụng kiến thức toán
học vào giải các vấn đề thực tiễn hoặc các
khoa học khác. Chẳng hạn, sau khi học
xong kiến thức về phương trình vi phân
thường bậc hai, giảng viên có thể u cầu
sinh viên thiết lập mơ hình toán học cho
hệ thống cơ học gồm một vật khối lượng
m với dây lò xo [14].
Đối với việc dạy học mơn chun
ngành phương pháp dạy học tốn, bên
cạnh thiết kế ví dụ cho sinh viên trải
nghiệm vận dụng kiến thức tốn phổ
thơng giải quyết vấn đề thực tiễn thì giảng
viên cần rèn luyện kỹ năng tổ chức dạy
học mơ hình hóa tốn học ở trên cho sinh
viên để họ có thể tiến hành tổ chức dạy
học cho học sinh sau này.
Một điều cần lưu ý trong việc đáp
ứng dạy học mơ hình hóa tốn học rút ra
từ nghiên cứu ở trên là sinh viên cần có
năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin và
truyền thơng trong dạy học tốn. Vì vậy,
để dạy học mơ hình hóa thành cơng, sinh
viên cần được trang bị và rèn luyện năng
lực này.
2.2.3. Quan tâm bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học trong toán học và

giáo dục toán học cho sinh viên
Trong [8], qua các luận điểm rút ra từ
tài liệu, tác giả đã chỉ ra rằng nghiên cứu
khoa học vừa là một hình thức tổ chức
dạy học đặc trưng cho sinh viên ở bậc đại
học, vừa là một năng lực quan trọng cần
.

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 46-53

bồi dưỡng cho họ, nó gắn liền với phát
triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, đó
là năng lực phê phán và sáng tạo, năng
lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
trong nhóm nghiên cứu, năng lực sử dụng
cơng nghệ thơng tin và truyền thống… Từ
đó, đối với sinh viên ngành Sư phạm
Tốn học thì nghiên cứu khoa học trong
giáo dục toán học là một năng lực nghề
nghiệp cần bồi dưỡng trong q trình đào
tạo ở bậc đại học. Chính vì vậy, giảng
viên cần quan tâm bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học nói chung, năng lực
nghiên cứu khoa học trong giáo dục tốn
học nói riêng cho sinh viên ngành Sư
phạm Tốn học trong q trình dạy học
mơn học mà mình đảm nhận. Việc bồi
dưỡng này có thể thực hiện theo 5 phương
thức sau đây (dựa theo [8]):
Một là, trang bị cho sinh viên lý

thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa
học nói chung, đồng thời vận dụng vào
lĩnh vực tốn học và giáo dục tốn học
thơng qua mơn học.
Hai là, tổ chức cho sinh viên thực
hiện các đề tài nhỏ về toán học và giáo
dục toán học khi dạy học các môn chuyên
ngành ở bậc đại học, đặc biệt là các mơn
có vai trị quan trọng trong việc rèn nghề
cho sinh viên ngành Sư phạm Toán học
như Toán sơ cấp và Phương pháp dạy học
toán.
Ba là, hướng dẫn sinh viên thực hiện
và tham gia báo cáo về đề tài thuộc khoa
học toán học và giáo dục toán học tại các
hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học
các cấp, cùng đăng bài trên tạp chí khoa
học chuyên ngành với giảng viên hướng
dẫn.
Bốn là, khuyến khích sinh viên có
những bài viết khám phá kiến thức về
khoa học toán học và giáo dục toán học
đăng trên tập san cũng như subweb của
khoa.

51


N. C. Thắng, K. P. Chi, L. T. N. Thúy / Một số ý kiến về đào tạo sinh viên ngành sư phạm toán học…


3. Kết luận
Việc học kiến thức khoa học toán học
và khoa học giáo dục ở bậc đại học của
sinh viên ngành Sư phạm Tốn học có vai
trị kép, đó là: vừa đảm bảo mục đích đào
tạo vừa là phương tiện giúp sinh viên thực
hiện các hoạt động tổ chức dạy học cho
học sinh sau này nhằm hình thành và phát
triển các năng lực thành tố cốt lõi của
giáo dục tốn học trong Chương trình
Giáo dục phổ thơng tổng thể. Các định
hướng chính trong đào tạo sinh viên
ngành Sư phạm Tốn học đáp ứng
Chương trình bao gồm giảng viên có ý

thức sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực phù hợp với việc phát triển các
năng lực thành tố nêu trên ở người sinh
viên, chú trọng cho họ trải nghiệm các
hoạt động ứng dụng toán học vào thực
tiễn và quan tâm bồi dưỡng năng lực
nghiên cứu khoa học nói chung, trong
tốn học và giáo dục tốn học nói riêng
cho sinh viên ngành Sư phạm Tốn học.
Với các định hướng này, sinh viên sẽ
được phát triển năng lực tạo dựng sự kết
nối giữa các ý tưởng toán học, giữa tốn
học với các mơn học khác và giữa tốn
học với đời sống thực tiễn.


.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Thị
Lan Hương, Vũ Thị Sơn, Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông, NXB Đại học sư phạm, 2016.
[2] Annie Bessot, Nguyễn Thị Nga, Mơ hình hóa tốn học các hiện tượng biến thiên
trong dạy học nhờ hình học động - Dự án nghiên cứu Mira, Tạp chí khoa học ĐHSP
TP Hồ Chí Minh, số 28 năm 2011, 2011, trang 55-63.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể,
2017.
[4] Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học sư phạm, 2009.
[5] A. V. Petrovski (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Giáo
dục, 1982.
[6] Nguyễn Thị Thanh, Quy trình dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác
cho sinh viên đại học sư phạm, NXB Đại học Vinh, 2016.
[7] Nguyễn Chiến Thắng, Các định hướng cơ bản nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp
cho sinh viên ngành Sư phạm Toán học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia
“Nghiên cứu Giáo dục Toán học theo hướng phát triển năng lực người học, giai đoạn
2014-2020” tại Trường Đại học Hải Phòng, từ 18-19/4/2014, 2014, trang 69-76.
[8] Nguyễn Chiến Thắng, Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh
viên ngành Sư phạm Tốn học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 133, tháng 10-2016,
trang 23-27.
[9] Nguyễn Chiến Thắng, Lê Thị Ngọc Thuý, Khái quát hoá và trừu tượng hoá trong
Toán cao cấp, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 139, tháng 4/2017, trang 43-48.
[10] Hoàng Thanh Thúy (Chủ biên), Phan Thị Hồng Hạnh, Tổ chức hoạt động tự học cho
sinh viên trường đại học sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2016.

52



Trường Đại học Vinh

Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 46-53

[11] Nguyễn Quang Uẩn, Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lí - Giáo dục, NXB Đại học sư
phạm, 2010.
[12] Trần Vui, Từ các lý thuyết học đến thực hành trong giáo dục toán, NXB Đại học
Huế, 2017.
[13] Association of Mathematics Teacher Educators, Standards for Preparing Teachers
of Mathematics, 2017, Available online at />[14] Nicola Bellomo, Elena De Angelis, Marcello Delitala, Lecture Notes on
Mathematical Modelling in Applied Sciences, 2007. />delitala/dwd/mechanic_Simai.pdf.
[15] D. J. Carrejo, J. Marshall, What is mathematical modelling? Exploring prospective
teachers’ use of experiments to connect mathematics to the study of motion,
Mathematics Education Research Journal, Vol. 19, No.1, 2007, p.45-76.

SUMMARY
SOME IDEAS ABOUT TRAINING STUDENTS OF MATHEMATICS
PEDAGOGY TO MEET THE GENERAL EDUCATION CURRICULUM
In this paper, we find out the core content of mathematics education set out in the
General Education Curriculum, the professional characteristics of students majored in
Mathematics Pedagogy, thence, draw some ideas about training students of Mathematics
Pedagogy to meet the General Education Curriculum.

53




×