Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nghiên cứu tác dụng của polyphenol cây chè dây (ampelopsis cantoniensis) trên một số chỉ số lipid máu và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.4 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA POLYPHENOL CÂY CHÈ DÂY
(AMPELOPSIS CANTONIENSIS) TRÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ LIPID MÁU VÀ
MÔ BỆNH HỌC CỦA XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở THỎ UỐNG CHOLESTEROL
Nguyễn Thị Băng Sương
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là một bệnh lý phổ biến trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh cao trong
cộng đồng, hậu quả thường dẫn đến xơ vữa động mạch. Tai biến của xơ vữa động mạch
rất phức tạp, trong đó, tai biến về tim mạch là phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Hiện
nay, xơ vữa động mạch và nhiều tai biến khác của nó là những bệnh lý phổ biến khơng
chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả những nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam [3].
Điều trị có hiệu quả hội chứng tăng lipid máu sẽ hạn chế được sự phát triển của
xơ vữa động mạch và ngăn ngừa các tai biến phức tạp của nó [9].
Hiện nay có khá nhiều thuốc điều trị hội chứng tăng lipid máu. Các thuốc này
tuy có hiệu lực tốt nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau cơ và
đặc biệt, chúng đều gây độc cho tế bào gan [7]. Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế
giới, các cơng trình nghiên cứu về tác dụng hạ lipid máu và khả năng chống oxy hóa của
cây chè xanh, cây ngưu tất, rau diếp cá, cây mắc rạc... đã được công bố khá nhiều [1],
[2], [4], [5], [6], [8]. Trong khi đó cây chè dây cũng có tác dụng hạ lipid máu tốt thì vẫn
chưa được nghiên cứu, bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng của
polyphenol cây chè dây (Ampelopsis cantoniensis Planch) trên một số chỉ số lipid máu
và mô bệnh học của xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol” với mục tiêu:
1. Khảo sát tác dụng của polyphenol cây chè dây đến một số chỉ số lipid và hàm
lượng malonyl dialdehyd trong huyết tương ở thỏ uống cholesterol.
2. Bước đầu khảo sát tác dụng của polyphenol chè dây đến mô bệnh học mảng
xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol.


35


II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chất liệu nghiên cứu:
Hoạt chất polyphenol cây chè dây được chiết xuất theo qui trình chuẩn.
Thỏ thực nghiệm là thỏ đực, chủng Orytolagus cuniculus, 12 tuần tuổi, khỏe
mạnh, có trọng lượng 1,8 - 2 kg/ con.
Cholesterol tinh khiết, acid thiobarbituric, muối Mohr, KCl, acid ascorbic, các
kit định lượng: cholesterol, triglycerid, LDL - C, HDL – C.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2. Mô hình thực nghiệm:
Cho thỏ uống 0,5 gam cholesterol/kg thân trọng trong một ngày.
* Chia nhóm thỏ:
30 con thỏ đực được chia làm 5 nhóm ( I, II, III, IV, V), mỗi nhóm 6 con:
+ Nhóm I: Nhóm chứng, dinh dưỡng bình thường, khơng cho thỏ uống
cholesterol và dung dịch polyphenol.
+ Nhóm II: Nhóm thỏ uống cholesterol đơn thuần.
+ Nhóm III, IV, V: uống cholesterol hàng ngày, sau 2 giờ được uống thêm dung
dịch polyphenol lần lượt theo liều lượng: 50mg/kg/ngày, 100mg/kg/ngày,
150mg/kg/ngày.
• Nhóm III: 50 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày
• Nhóm IV: 100 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày
• Nhóm V: 150 mg polyphenol/ kg thân trọng/ ngày
* Lấy mẫu máu: Các nhóm thỏ được lấy máu tĩnh mạch vào các thời điểm ngày 0,
ngày 10, ngày 20, ngày 30 để định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL - C,
LDL - C và MDA trong huyết tương.
* Lấy mẫu động mạch chủ xác định tổn thương giải phẫu bệnh
Đánh giá mức độ tổn thương xơ vữa động mạch theo bảng phân độ của WHO như
sau:

- Độ 0: Các tổn thương xơ mỡ ở giai đoạn đầu, giai đoạn này có sự lắng đọng các
hạt mỡ ở lớp áo trong nhưng chưa nổi rõ lên mặt động mạch.
- Độ I: Những tổn thương xơ mỡ bắt đầu hình thành những chấm hoặc những
vạch mảnh màu vàng đục, nổi rõ trên mặt động mạch, có thể kết hợp thành những mảng
nhỏ.
- Độ II: Tổn thương hình thành những mảng lớn nổi cao trên mặt động mạch, bao
gồm chủ yếu những mô xơ do phản ứng quá sản ở vùng tổn thương, có màu trắng đục
hay màu trắng vàng.
36


- Độ III: Gồm những tổn thương phức tạp: loét, chảy máu, hoại tử hoặc huyết khối
có thể kèm theo calci hóa ở vùng trung tâm hoại tử.
- Độ IV: Thành động mạch calci hóa, đơi khi cịn gọi là “xương hóa” làm vách
động mạch rất cứng.

37


Nồng độ triglycerid huyết tơng (mmol/L)

III. KT QU V BN LUẬN
1. Triglycerid huyết tương:
2.8
2.4
2
Ngµy 0
1.6

Ngµy 10

Ngµy 20

1.2

Ngµy 30

0.8
0.4
0
Nhãm I

Nhãm II

Nhãm III

Nhãm IV

Nhãm V

Nhãm thá nghiªn cøu

Biểu đồ 3.1: Nồng độ triglycerid huyết tương giữa các nhóm thỏ
theo thời gian thực nghim.

huyết t ơng (mmol/L)

Nồng độ cholesterol toàn phần

Nng triglycerid huyết tương của nhóm I và II hầu như khơng thay đổi trong
q trình thực nghiệm. Với nhóm IV và V (nhóm thỏ uống polyphenol chè dây liều

100mg/kg/ngày và 150 mg/kg/ngày), vào ngày thứ 20 nồng độ triglycerid giảm 2,5 lần
so với ngày 0 và thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm I, II, III. Điều này chứng tỏ
polyphenol chè dây với liều 100mg/kg/ngày có tác dụng giảm nồng độ triglycerid huyết
tương từ ngày thứ 20. Nhóm thỏ uống polyphenol chè dây liều thấp 50 mg/kg/ngày đến
ngày thứ 30 mới có sự thay đổi nồng độ triglycerid, nhưng sự giảm này chưa có ý nghĩa
thống kê, như vậy với liều 50mg/kg/ngày, polyphenol chè dây có thể gây hạ triglycerid
huyết tương nhưng phải được uống với thời gian kéo dài (trên 30 ngày).
2. Cholesterol toàn phần huyết tương:
21
Nhãm I

18

Nhãm I I

15

Nhãm I II

12

Nhãm I V

9

Nhãm V

6
3
0

0

10

20

30

Thêi gian thùc nghiƯ
m(ngµy)

Biểu đồ 3.2: Nồng độ cholesterol toàn phần huyết tương của các
nhóm thỏ theo thời gian thực nghiệm.

Đến ngày thứ 20, sự giảm cholesterol huyết tương xảy ra mạnh ở nhóm IV và V,
nồng độ cholesterol huyết tương của chúng thấp hơn rõ rệt so với nhóm
uống cholesterol đơn thuần (p < 0,01 ÷ p < 0,001) và nhóm uống polyphenol chè
38


Nồng độ HDL-C huyết tơng (mmol/L)

dõy liu thp (p < 0,05). Điều này chứng tỏ với liều polyphenol chè dây 100mg/kg/ngày
tác dụng hạ cholesterol toàn phần đã xảy ra vào ngày thứ 20 và với liều 150mg/kg/ngày
tác dụng hạ cholesterol huyết tương có ưu việt hơn, nồng độ cholesterol tồn phần của
nhóm V chỉ cịn gấp 2 lần so với nồng độ cholesterol của chính nhóm đó ở ngày 0.
3. HDL - Cholesterol huyết tương:
1.8
1.5
1.2


Nhãm I

0.9

Nhãm III

Nhãm II
Nhãm IV

0.6

Nhãm V

0.3
0
0

10

20

30

Thêi gian thùc nghiƯm (ngµy)

Biểu đồ 3.3: Nồng độ HDL-C huyết tương giữa các nhóm thỏ
theo thời gian thực nghiệm

HDL có tác dụng vận chuyển ngược cholesterol từ tế bào ngoại biên về gan để

thối hố chúng, do vậy HDL-C cịn được gọi là yếu tố bảo vệ chống xơ vữa động
mạch. Nồng độ HDL-C máu tỷ lệ nghịch với khả năng bị bệnh tim mạch. Với nhóm
uống polyphenol chè dây liều 100mg/kg/ngày và nhóm uống polyphenol chè dây liều
cao 150mg/kg/ngày, ngay từ ngày thứ 10, nồng độ HDL - C huyết tương của hai nhóm
tăng cao gần gấp hai lần so với ngày 0 (p < 0,05) và tăng cao hơn so với nhóm chứng (p
< 0,05). Như vậy polyphenol chè dây có tác dụng tăng HDL - C từ ngy th 10 vi liu
100 mg/kg/ngy.
Nồng độ LDL-C huyết tơng
(mmol/L)

4. LDL - Cholesterol huyết tương:
18
16
14

NhãmI

12

NhãmII

10
8

NhãmIII
NhãmIV

6

NhãmV


4
2
0
0

10

20

30

Thêi gian thùc nghiƯm(ngµy)

Biểu đồ 3.4: Nồng độ LDL-C huyết tương giữa các nhóm thỏ
theo thời gian thực nghiệm
39


Hàm lợng MDA huyết tơng
(nmol/L)

Vo ngy th 20, nng LDL - C huyết tương của hai nhóm uống polyphenol
chè dây liều 100mg/kg/ngày và liều 150mg/kg/ngày giảm rõ rệt, bằng 1/3 nồng độ
LDL - C huyết tương của nhóm uống cholesterol đơn thuần. Với nhóm thỏ uống
polyphenol chè dây liều thấp 50mg/kg/ngày ta thấy: ở ngày thứ 20, nồng độ LDL-C
huyết tương của nhóm này thấp hơn mức LDL-C huyết tương của nhóm thỏ uống
cholesterol đơn thuần và thấp hơn mức LDL-C huyết tương của chính nhóm
đó ở ngày thứ 10 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này có thể nói rằng, liều
50mg/kg/ngày polyphenol chè dây đã có tác dụng hạ LDL-C từ ngày thứ 20.

5. Hàm lượng Malonyl dialdehyd huyết tương:
4
3.5
3
2.5

Ngµy 0
Ngµy 10

2
1.5
1

Ngµy 20
Ngµy 30

0.5
0
Nhãm I

NhãmII

NhãmIII

NhãmIV

NhãmV

Nhãmthá nghiªn cøu


Biểu đồ 3.5: Hàm lượng MDA huyết tương giữa các nhóm thỏ theo thời gian thực nghiệm

Sự thay đổi MDA huyết tương của các nhóm thỏ trong q trình thực nghiệm
khơng có ý nghĩa thống kê. Từ đó ta có thể nói rằng trong q trình thực nghiệm 30
ngày, polyphenol chè dây chưa có tác dụng trên q trình peroxy hóa lipid huyết tương.
6. Kết quả về giải phẫu bệnh động mạch chủ của các nhóm thỏ thực nghiệm:
Bảng 3.1: Các mức độ tổn thương xơ mỡ đại thể của các nhóm nghiên cứu
Nhóm thỏ
nghiên cứu

Số
lượng
thỏ

Khơng có
xơ mỡ

GĐ 0

GĐ I

6

6

0

0

0


0

0

0/6

Nhóm II

6

2

1

3

0

0

0

4/6

Nhóm III

6

4


1

1

0

0

0

2/6

Nhóm IV

6

4

2

0

0

0

0

2/6


Nhóm V

6

4

2

0

0

0

0

2/6

Tổng số

30

20

5

5

0


0

0

Nhóm chứng
(nhóm I)

40

Có tổn thương xơ mỡ
GĐ II GĐ III GĐ IV

Tỷ lệ


Kết quả cho thấy nhóm II (uống cholesterol đơn thuần) có tổn thương rõ nhất ở
động mạch chủ: hạt mỡ, chấm mỡ bám trên thành động mạch, mảng mỡ rộng trên thành
mạch, tổn thương chủ yếu ở giai đoạn I; ngồi ra nhóm này có tỷ lệ tổn thương là cao
nhất, chiếm 4/6. Nhóm uống cholesterol bổ sung polyphenol chè dây liều 50mg/kg/ngày
có tổn thương chiếm 2/6, mức độ tổn thương vừa ở giai đoạn I, vừa ở giai đoạn II. Đối
với nhóm IV và V, tỷ lệ tổn thương động mạch chủ là 2/6, nhưng mức độ tổn thương
nhẹ, chỉ ở giai đoạn 0. Như vậy, ta có thể nói polyphenol chè dây có vai trị ngăn cản sự
lắng đọng lipid trên thành động mạch, từ đó hạn chế sự xuất hiện bệnh xơ vữa động
mạch ở thỏ thực nghiệm. Liều polyphenol chè dây càng cao thì càng hạn chế được sự
tạo thành mảng vữa.
IV. KẾT LUẬN
1. Polyphenol chè dây có tác dụng làm giảm các chỉ số triglycerid, cholesterol
toàn phần và LDL - C và làm tăng HDL - C huyết tương; tuy nhiên khơng có tác
dụng làm giảm hàm lượng MDA huyết tương ở thỏ uống cholesterol thực nghiệm trong

thời gian 30 ngày.
2. Nghiên cứu về tổn thương mơ bệnh học cho thấy polyphenol chè dây có tác
dụng làm giảm mức độ xơ vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol thực nghiệm.
3. Mức tiêu thụ polyphenol chè dây có ảnh hưởng đến mức độ giảm của các chỉ
số triglycerid, cholesterol toàn phần, LDL - C huyết tương và mức độ tăng HDL - C
huyết tương ở thỏ uống cholesterol thực nghiệm. Tác dụng này của polyphenol chè dây
bắt đầu với liều 100mg/kg/ngày, và tác dụng rất rõ ở liều 150mg/kg/ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Dương, Lê Thị Hà, Phan Văn Chi, Nguyễn Bích Nhi, Đồn Hùng
Tiến và cộng sự. Tác dụng chống phóng xạ, giảm cholesterol của chế phẩm từ
chè xanh, phylamin và ngưu tất, Hóa sinh Y học, Hội Y Dược học Việt Nam
(1997) 13 -17.
2. Trần Thị Hương. Tác dụng của dịch chiết chè xanh Việt Nam trên một số chỉ số
lipid và hàm lượng malonyl dialdehyd trong huyết tương thỏ thực nghiệm, Luận
văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội (2002)
3. Phạm Khuê. Vữa xơ động mạch, Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
(2000) 178 - 200.
4. Nguyễn Liêm, Triệu Duy Điệt, Đỗ Văn Bình. Nghiên cứu tác dụng chống oxy
hóa của một số cây thuốc Việt Nam, Cơng trình nghiên cứu Y học qn sự, Học
viện quân y (1998) 30 - 33.
41


5. Đoàn thị Nhu và cộng sự. Nghiên cứu dược lý cây ngưu tất về tác dụng hạ
cholesterol máu và hạ huyết áp, Tạp chí dược học, (1) (1998) 11 - 13.
6. Chu D.C and Juneja L. R. General chemical composition of grean tea and its
infusion, Chemistry and applications of green tea, CRC Press, Boca Raton - New
York (1997) 13 - 20.
7. Demacker PN, Hectors MP, Stalenhoef AF. Chylomycron processing in familial
dysbetalipoproteinemia studied with vitamin A and E as markers: a new

physiological concept, Atherosclerosis; 149 (1) (2000) 169 - 80.
8. Kim M, Masuda M. Cancer chemoprevention by green tea polyphenols,
Chemistry and applications of green tea, CRC Press, Boca Raton - New York,
(1995) 61 - 71.
9. William J Marshall. Lipid, lipoprotein and cardiovascular disease, Clinical
Chemistry, Mosby (2000) 231 - 51.

TÓM TẮT
Nghiên cứu về tác dụng chống rối loạn lipid máu của polyphenol cây chè dây được
thực hiện trên 30 con thỏ đực chủng orytolagus curiculus. Kết quả thực nghiệm cho thấy với
liều 100mg/kg/ngày, polyphenol cây chè dây có tác dụng hạ triglycerid, cholesterol toàn phần,
LDL - C huyết tương, làm tăng HDL - C huyết tương và ngăn cản sự phát triển của mảng xơ
vữa động mạch ở thỏ uống cholesterol thực nghiệm.

A STUDY OF THE EFFECTS OF THE POLYPHENOL EXTRACTED FROM
AMPELOPSIS CANTONIENCES PLANT ON SOME BLOOD LIPID INDICES
AND ON ARYERIAL ATHEROSCLEROTIC HISTOPATHOLOGY
IN RABBITS FED WITH HIGH CHOLESTEROL REGIME
Nguyen Thi Bang Suong
College of Medicine, Hue University

SUMMARY
The study of the effects on blood lipid disorders of the polyphenol extracted from the
Ampelosis Cantoniensis plant was carried out on 30 male rabbits of the species Orytolagus
Curicus. The experimental results showed that when administered at the daily dose of 100
milligram/kg, the extracted polyphenol significantly lowered the serum triglyceride, whole
cholesterol, LDL-C; and conversely increased HDL-C and prevented the formation and
development of arterial atherosclerotic plaque in the rabbits fed with high cholesterol regime.

42




×