Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nghiên cứu tác dụng của tập luyện thái cực quyền lên một số chỉ tiêu tim mạch và năng lực thể chất ở người cao tuổi luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 53 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT
--------------------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA LUYỆN TẬP
THÁI CỰC QUYỀN LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
TIM MẠCH VÀ NĂNG LỰC THỂ CHẤT Ở
NGƯỜI CAO TUỔI

PHẠM ANH VŨ


2
VINH - 2011
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Bảng
3.1
Bảng
3.2
Bảng
3.3
Bảng
3.4
Bảng
3.5
Bảng
3.6



TÊN BẢNG

TRANG

Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi tại Thành phố Vinh

18

Cơ cấu theo giới tính và tuổi của người cao tuổi TP.
Vinh

19

Các môn thể dục NCT thường tập luyện

20

Một số chỉ tiêu tim mạch của đối tượng nghiên cứu
thời điểm trước 3 tháng

23

Một số chỉ tiêu tim mạch của đối tượng nghiên cứu thời
điểm trước và sau 3 tháng thực nghiệm

24

Một số chỉ tiêu về thể lực của nhóm nghiên cứu
thời điểm trước và sau thực nghiệm


28

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT

Sơ đồ
2.1
Sơ đồ
2.2
Biểu đồ
3.1
Biểu đồ
3.2
Biểu đồ
3.3
Biểu đồ
3.4
Biểu đồ
3.5
Biểu đồ
3.6

TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TRANG

Sơ đồ stair test (Margaria staircase test)

15


Mơ hình nghiên cứu

17

Tỷ lệ người cao tuổi ở các độ tuổi

19

Tỉ lệ người cao tuổi đang tập các loại bài tập TCQ

21

Thời điểm NCT tập thái cực quyền trong ngày

22

Biến đổi tần số tim của nhóm ĐC và TN tại các thời
điểm

25

Biến đổi HATT của nhóm ĐC và TN tại các thời điểm

25

So sánh huyết áp tâm thu của nhóm ĐC và nhóm TN
trước và sau 3 tháng

26



3
Biểu đồ
Sức mạnh chân trước và sau 3 tháng thực nghiệm
3.7
Biểu đồ
Thăng bằng tĩnh trước và sau 3 tháng thực nghiệm
3.8

28
29

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Hình
2.1
Hình
2.2
Hình
2.2

TÊN BẢNG

TRANG

Thực hiện “8 foot up and go test”

16


Thực hiện “stair test”

16

Thực hiện “ test Romberg”

16

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCT
EU
WHO
UNESCO
ISH
TDTT
TCQ
HATT
HPQ
HATTR
COPD
HDL – C
ĐC
TN
HSSH

Người cao tuổi
Liên minh châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

Hiệp hội Cao huyết áp Thế giới
Thể dục thể thao
Thái cực quyền
Huyết áp tâm thu
Hen phế quản
Huyết áp tâm trương
Bệnh tắc nghẽn lưu thơng khơng khí trong phổ
Lipoprotein tỉ trọng cao – cholesterol
Đối chứng
Thực nghiệm
Hằng số sinh học


4

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các quý thầy cô trường Đại
học Vinh, đặc biệt là những thầy cô Khoa Giáo dục thể chất đã tận tình dạy
bảo cho tơi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Hồng Thị
Ái Kh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và
giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, nhóm cộng sự, các
câu lạc bộ Thái cực quyền tại Thành phố Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất để
tôi khảo sát, nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu để viết luận văn.


5
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những

thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các quý thầy cô
và các bạn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm
2011
Người thực hiện

Phạm Anh Vũ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN
ĐỀ.................................................................................................E
rror! Bookmark not defined.
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .Error!
Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm về Thái cực quyền.....................Error! Bookmark not defined.


6
1.1.1. Khái niệm chung........................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Thái cực quyền 24 thức...............Error! Bookmark not defined.
1.2. Nguồn gốc của Thái cực quyền..................Error! Bookmark not defined.
1.3. Các bước tập luyện Thái cực quyền............Error! Bookmark not defined.
1.4. Tác dụng của Thái cực quyền.....................Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Tác dụng dưỡng sinh..................Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Tự vệ...........................................Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Hỗ trợ hoạt động hệ tuần hoàn, hệ tim mạch. .Error! Bookmark
not defined.
1.4.4. Tăng cường hệ thần kinh............Error! Bookmark not defined.
1.4.6. Trợ giúp và bảo vệ hệ thống xương cốt được khoẻ mạnh. .Error!
Bookmark not defined.
1.4.7. Cải thiện sự nhanh nhẹn, sức mạnh của người già............Error!
Bookmark not defined.
1.4.8. Làm chậm lão hóa.......................Error! Bookmark not defined.
1.4.9. Giảm cân.....................................Error! Bookmark not defined.
1.4.10. Diệt vi trùng và kháng khuẩn....Error! Bookmark not defined.
1.4.11. Tác dụng chữa bệnh..................Error! Bookmark not defined.
1.5. Tỷ lệ người cao tuổi và tình hình sức khoẻ của người cao tuổi ở Việt Nam
.......................................................................Error! Bookmark not defined.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................Error! Bookmark not defined.
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................Error! Bookmark not defined.
2.3. Thiết kế nghiên cứu...................................Error! Bookmark not defined.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN
LUẬN..............................Error! Bookmark not defined.
3. 1. Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi tại thành phố Vinh..Error! Bookmark not
defined.
3.2. Thực trạng tập luyện TCQ ở người cao tuổi tại thành phố Vinh.........Error!
Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá tác dụng của tập luyện Thái cực quyền lên một số chỉ tiêu tim mạch
ở NCT............................................................Error! Bookmark not defined.


KẾT LUẬN
.....................................................................................................Erro
r! Bookmark not defined.
KIẾN NGHỊ......................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC..........................................Error! Bookmark not defined.


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tăng tuổi thọ trung bình thì tỷ lệ người cao tuổi (NCT)
đang ngày càng gia tăng trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển. Dự
báo ở Liên minh châu Âu (EU) năm 2010, tỷ lệ này là 18%. Tại Nhật Bản, tỷ
lệ người qua tuổi 65 tuổi chiếm tới 25% (khoảng 32 triệu người) trong tổng
số 128 triệu dân [3].
Ở Việt Nam, theo dự báo của Viện nghiên cứu người cao tuổi, đến
năm 2029 [1], tỉ lệ NCT sẽ chiếm 16,8 % và là một trong những nước có tỉ
lệ dân số hố già cao. Tại Thành phố Vinh, theo số liệu điều tra của phịng
thống kê dân số, đến năm 2009 có dân số 296.806 người, trong đó NCT có
số lượng 25.007, chiếm tỉ lệ 8,425%.
Khi con người càng cao tuổi thì các bộ phận trong cơ thể càng bị
lão hóa và dễ mắc các bệnh tật. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới
(WHO) từ các nghiên cứu về tình hình bệnh tật ở NCT đã cho thấy, hiện
nay NCT trên thế giới đang gặp các bệnh phổ biến như thiểu năng mạch
vành, tăng huyết áp (THA), Parkinson, Alzheimer, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, hen phế quản, ung thư, lỗng xương, thối hố khớp… [8], [12],
[26]. Trong đó, bệnh THA được xem là bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu và
được ví như “kẻ giết người thầm lặng”. Tại Thành phố Vinh, theo số liệu



8
cơng bố của Hồng Thị Ái Kh năm 2009, có tới 40,53% nam và 37,08 %
nữ cao tuổi bị tăng huyết áp [2].
Nhiều tác giả khi nghiên cứu tác dụng của luyện tập TDTT đã đưa ra
nhận định: luyện tập TDTT đều đặn, hợp lý, khoa học khơng những có tác
dụng tăng cường sức khoẻ mà cịn có tác dụng phịng, chữa các bệnh. Các
bài tập thể dục mang tính đại chúng và phù hợp với sức khoẻ người cao
tuổi là đi bộ, chạy nhẹ, yoga, tâm năng dưỡng sinh, thái cực quyền dưỡng
sinh [2], [4], [13].
Thái cực quyền (TCQ) là mơn võ cổ truyền dân tộc của Trung Quốc
có từ 2000 năm trước, được người già đưa vào tập luyện khoả ng 300 năm
gần đây. TCQ gồm 2 loại: loại TCQ chiến đấu và TCQ dưỡng sinh. Năm
2006, UNESCO công nhận TCQ của Trung Quốc là di sản văn hoá phi vật
thể của thế giới. Ở Việt nam, TCQ được biên soạn với các động tác
trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở và khí
huyết (dưỡng sinh) nên cịn được gọi là Thái cực quyền dưỡng sinh hay
Thái cực trường sinh đạo. Từ năm 1955, Bác Hồ đã bắt đầu tập Thái cực
quyền và đây là mơn tập mà Người ưa thích nhất, có lẽ vì nó hấp dẫn,
mang lại kết quả tích cực, rất thích hợp với mọi người, đặc biệt với người
lớn tuổi [3], [4].
Về tác dụng của bài tập TCQ đã được nghiều tác giả nghiên cứu ở các
phương diện khác nhau. Cụ thể: Theo nghiên cứu của Yeh GY, Wang C,
Wayne PM, et al (2008) [26] cho thấy bài tập TCQ có tác dụng chữa cao
huyết áp; Chen, W.; Sun, W. (1997) cho thấy bài tập này có tác dụng giúp
người cao tuổi phịng chữa bệnh hơ hấp; Hackneya, M. E. & Earhart, G. M.
(2008) [8] cho thấy có tác dụng trong phòng chữa bệnh Parkinson; Judge,
J.O. và cs (1993) [13], cho rằng bài tập này có tác dụng giúp cơ thể thăng



9
bằng, phòng ngã té ở tuổi già; Sandlund, E. S. and Norlander, T (2000) [21]
đã cho rằng bài tập này có tác dụng giúp cơ thể thư giãn và giải toả Stress.
Nhằm góp phần chăm sóc NCT nói chung và sức khoẻ NCT bị THA
nói riêng, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Tác dụng của tập luyện thái cực
quyền lên một số chỉ tiêu tim mạch và năng lực thể chất ở người cao tuổi”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng tập luyện TCQ ở NCT tại Thành phố Vinh.
2. Tìm hiểu tác dụng của tập luyện TCQ lên một số chỉ tiêu tim mạch
và năng lực thể chất ở người cao tuổi.

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về Thái cực quyền
1.1.1. Khái niệm chung
“Thái” nghĩa là lớn lao, “Cực” là trạng thái cao cấp nhất của sự vật.
Thái Cực là danh từ được dùng đầu tiên ở Kinh Dịch. Quyển kinh này quan
niệm rằng lúc Trời Ðất chưa hình thành là Thái Cực (cịn gọi là Thái Sơ,
Thái Nhất nữa). Sau đến đời nhà Tống, có Chu Ðơn Di vẽ ra một bức Thái
Cực đồ, có thuyết minh kỹ càng, nhằm giải thích ý nghĩa hàm ngụ và sự
biến hóa phát triển của ý niệm Thái Cực. Trong “Thái Cực đồ khuyết” của
Chu Ðôn Di, câu đầu tiên là "Vô Cực Nhi Thái Cực"(“Nhi” ở đây có nghĩa
là “tức là”) Ý niệm này cịn được mô tả trong câu "Thái Cực bản Vô
Cực”(“bản” ở đây có nghĩa “vốn là”).
Trong bài TCQ mỗi động tác đều đi theo đường tròn như các đường
tròn được biểu thị trong Thái Cực đồ. Trong các động tác đường trịn này có
chứa rất nhiều sự biến hóa như: hư thực, động tĩnh, cương nhu, tấn thoái.



10
Ðộng tác trong TCQ từ khai thức đến thâu thức hồn tồn liên tục,
khơng một chỗ nào đứt đoạn như một vịng trịn hồn chỉnh, khơng thể tìm
được đầu mối; đó chính là cái lẽ "Thái Cực vốn là Vơ Cực".
1.1.2. Thái cực quyền 24 thức
Thái cực quyền 24 thức là bài tập nằm trong một số bài TCQ đã
được giản hóa chiêu thức, giảm các số lần lặp đi lặp lại trên cơ sở sắp xếp
lại thứ tự động tác cho mỗi thức. TCQ Dương Gia đã kết tinh từ bài 108
thức để tạo nên bài TCQ 24 thức vào thập niên 1950 ở Trung Quốc dưới sự
chỉ đạo của Quốc gia Thể Ủy Trung Quốc. Và đã được các câu lạc bộ
dưỡng sinh trên toàn thế giới đưa vào tập luyện bởi tính ưu việt và nhất là
tác dụng của TCQ đem lại.
1.2. Nguồn gốc của Thái cực quyền
Theo võ sử Trung Hoa thì mơn TCQ được sáng tạo vào thế kỷ 13 bởi
Đạo Sĩ Trương Tam Phong (Chang Sen Feng) , người đồng thời sáng lập ra
môn phái Võ Đang. Nhờ quan sát một cuộc chiến đấu giữa con rắn và con
chim ưng. Chim ưng dùng cánh, mỏ và móng vuốt cứng để mãnh liệt tấn
cơng con rắn, nhưng rắn với sự chuyển mình uyển chuyển đã hóa giải được
tất cả các thế đánh của chim ưng khiến chim ưng khơng làm gì được và
phải bay đi. Từ cuộc chiến giữa rắn và chim ưng, Trương Tam Phong đã
nghiên cứu và nghĩ ra một môn võ công phối hợp với triết lý của Đạo Gia,
có âm có dương và dùng nhu khắc cương, đặt tên là TCQ (Tai Chi Chuan).
Thái cực quyền (TCQ) là môn võ cổ truyền dân tộc của Trung Quốc
có từ 2000 năm trước, được người già đưa vào tập luyện khoảng 300 năm
gần đây. TCQ gồm 2 loại: loại TCQ chiến đấu và TCQ dưỡng sinh. Năm
2006, UNESCO công nhận TCQ của Trung Quốc là di sản văn hoá phi vật
thể của thế giới. Ở Việt nam, TCQ được biên soạn với các động tác trường


11

quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở và khí huyết
(dưỡng sinh) nên cịn được gọi là Thái cực quyền dưỡng sinh hay Thái cực
trường sinh đạo. Từ năm 1955, Bác Hồ đã bắt đầu tập Thái cực quyền và
đây là môn tập mà Người ưa thích nhất, có lẽ vì nó hấp dẫn, mang lại kết quả
tích cực, rất thích hợp với mọi người, đặc biệt với người lớn tuổi [3], [4].

1.3. Các bước tập luyện Thái cực quyền
Cấp 1 - Luyện hình : Luyện căn bản và các tư thế của các chiêu thức
trong bài quyền cho đúng.
Thực hiện các động tác của TCQ rất chậm rãi, thong thả, mềm mại,
nhịp nhàng theo từng thế quyền, tồn thân phải bng lỏng nhưng động tác
rất vững chắc. Một chỗ động thì tất cả mọi chỗ đều động chứ không vận
dụng từng bộ phận như ở các môn thể thao khác. Khi đánh một chiêu thức
cần chú ý đến ngũ pháp, đánh đúng theo ý của chiêu thức và theo đúng 10
yếu quyết của TCQ.
Cấp 1, người tập cần bng lỏng tồn thân, chú trọng nhất về bộ
pháp, thủ pháp và thân pháp. Không nên chỉ chú trọng đến thủ pháp mà quên
một phần rất quan trọng là bộ pháp vì bộ pháp có đúng, xuất chiêu mới được
vững chắc ví như gốc rễ cây có chắc thì cây mới đứng vững được.
Tay xuất chiêu phải mang yếu lý của võ thuật, chỉ dùng ý không
dùng sức để đẩy khí đi (yếu quyết dụng ý bất dụng lực).
Chân phải phân rõ nặng nhẹ (yếu quyết phân hư thực) vì vậy khi đi
xong một bài quyền tuy mồ hơi tốt ra nhưng người tập xong vẫn khơng
thấy mệt.
Thân phải giữ thẳng (yếu quyết thứ nhất: hư linh đĩnh kình ).
Cấp 2 - Luyện khí : Luyện thở theo động tác


12
Con người sống cần phải thở và thở cho điều hịa và chính xác mớí

trường thọ. Ở cấp luyện khí, phải kết hợp hô hấp với vận động đúng theo quy
luật. Người mới tập cần phải thở tự nhiên khi đi bài quyền, từ cấp luyện khí
trở lên, tại các sân tập, các học viên luôn luôn phải tập thở theo động tác.
Cấp 3 - Luyện ý : Luyện dùng ý dẫn khí đi theo mục đích của chiêu thức
Sau khi luyện khí, người tập dưỡng sinh cần học luyện ý và phải hiểu
rõ mục đích của mỗi động tác để dùng ý dẫn khí đi .
Cấp 4 - Luyện tâm : Luyện tâm tĩnh, xả chấp
Tập TCQ phải tập trung tư tưởng, không tâm viên ý mã, tâm phải
tĩnh, không phải tập theo lối ồn ào và mạnh như aerobic. Tập TCQ là tập
buông xả là xả bỏ, là xả chấp. Khi đã xả bỏ thì ta luyện được cái tâm thoải
mái. Khi thân được khoẻ mà tâm lại được an lạc thì mới trường thọ.
Ngoại cảnh gây bệnh cho thân xác trong khi sự buồn phiền lo lắng,
thần kinh căng thẳng là mầm mống của tâm bệnh.
1.4. Tác dụng của Thái cực quyền
1.4.1. Tác dụng dưỡng sinh
Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ
thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ơxy và luyện cơ
hồnh (cịn gọi là hồnh cách mơ). Khi tập TCQ giúp tối ưu hệ thống hô
hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được
cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các
bệnh do thừa chất và vì vậy, có tác dụng giảm béo.
Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các
mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông
máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất,
tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho


13
hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng
được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể.

Khi tập TCQ, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo
nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều
này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ
thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi
và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.
Tập TCQ trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm
cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái
thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho
giảm stress cân bằng tinh thần...
1.4.2. Tự vệ
Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn,
chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất,
lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phịng thủ hay tấn cơng nhưng mục đích chủ
yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản địn trở lại. Theo học thuyết
TCQ thì kẻ tấn cơng càng mạnh sẽ phải chịu địn phản cơng càng nặng.
TCQ tăng khả năng thích ứng với thay đổi của thời tiết, mang lại sự
hài hòa giữa thiên nhiên và con người : Âm dương trong con người kết hợp
với âm dương của vũ trụ giúp con người tạo được sự hài hòa của bên trong
(tâm) với các hoạt động bên ngoài (tay chân).
1.4.3. Hỗ trợ hoạt động hệ tuần hồn, hệ tim mạch
Khí và huyết ln ln đi kèm nhau, khí đi đâu thì huyết theo đó. Tập
TCQ, một chỗ động thì tất cả mọi chỗ đều động, làm cho khí huyết được lưu
thơng tồn cơ thể (ví như châm cứu toàn cơ thể), các mạch máu của động
mạch sẽ hoạt động điều độ, thúc đẩy quá trình tuần hồn máu. Lượng vận
động tuy lớn nhưng khơng kịch liệt, làm cho huyết dịch tuần hồn sn sẻ,


14
phát triển cơ năng tim, làm cho tim đập một cách hịa hỗn nhưng khỏe
khoắn, làm giảm thiểu hiện tượng ứ máu và bệnh cứng động mạch.

Trợ giúp và bảo vệ hệ tim mạch, phòng chống cao huyết áp và xơ
cứng động mạch. Khi bị cao áp huyết, lúc đó, hỏa của Tâm đang vượng
(mạnh), muốn hạ áp huyết, theo luật tương khắc của ngũ hành Thuỷ khắc
Hỏa nên Thận phải có đầy đủ Thuỷ để làm hạ Hỏa của Tâm. Tập TCQ tăng
cường thận, thủy được vượng, điều hòa được âm dương nên áp huyết
không thể tăng lên cao được.
1.4.4. Tăng cường hệ thần kinh
Khi tập TCQ phải tập trung tư tưởng, làm cho con người dịu lại,
được thư giãn, tập gạt bỏ tất cả mọi ưu phiền, như vậy khắc phục được
căng thẳng thần kinh và cơ bắp nhờ các động tác như bơi trong khơng khí
trong khi tâm được tĩnh. Khi tâm được tĩnh, vỏ đại não được nghỉ ngơi làm
cho con người được thư giãn.
Thái cực quyền trị bệnh suy nhược thần kinh: Trong khi não bộ bị làm
việc quá độ, cho nó nghỉ ngơi một chốc lát bằng cách cố gắng làm cho nó
khơng nghĩ gì hết. Khi tập TCQ , tồn bộ cơ bắp phải buông lỏng.
Những động tác dịu dàng kết hợp với việc buông lỏng cơ bắp, làm
cho thần kinh được nghỉ ngơi khiến ta cảm thấy thoải mái.
Tăng cường chức năng điều hịa thăng bằng cơ thể: Khi tập TCQ có
nhiều lúc phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có
nhưng lúc bạn chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện
phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ
mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh
cho mọi lứa tuổi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự của Tsang W.W, Hui-Chan
C. W (2004) [23], khi nghiên cứu TCQ lên khả năng thăng bằng của NCT.


15
Chúng tơi cho rằng, sở dĩ tập TCQ có tác dụng tăng khả năng thăng bằng
của NCT là do người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác

nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân; các động tác thường có
vịng trịn và xốy trơn ốc. Điều này giúp cho rèn luyện tiền đình não, cơ
quan thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt
té ngã ở người lớn và tăng phản xạ nhanh cho người lớn tuổi. Gần đây
Hackneya, M. E. & Earhart, G. M. (2008) [8] đã áp dụng bài TCQ tập cho
NCT bị bệnh Parkinson cũng đã đưa ra nhận định khả quan, người bị bệnh
Parkinson có thể cải thiện hoạt động đi đứng thăng bằng và phịng té ngã
bằng cách tập thái cực quyền.
Hoạt hóa chức năng vỏ não và tăng trí nhớ: Khi tập TCQ thường
xuyên với các động tác rất phức tạp đã được tối ưu hóa về mặt cơ học. Sẽ
làm kích thích ổn định tạo một phản xạ có điều kiện sâu sắc trong não, cải
thiện đáng kể khu điều khiển hoạt động trong não, tăng độ chuyển giao
hưng phấn và ức chế.
Thư giãn trí não: Tập TCQ trong trạng thái thư giãn thỗi mái về trí
não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối
ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm
nhận được). Làm cho giảm tress cân bằng tinh thần...
1.4.6. Trợ giúp và bảo vệ hệ thống xương cốt được khoẻ mạnh
Vận động trong TCQ khơng thể tách rời hoạt động có liên quan giữa
cơ bắp, khớp xương và các cơ quan liên hệ, vì một chỗ động tất cả mọi chỗ
đều động. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập TCQ tăng cường được sự dẻo
dai, sự linh hoạt của các khớp xương, nhất là của cột sống và của các khớp
ở tay chân; trị bệnh thấp khớp, phịng chống xương bị biến tính như bị còng
lưng và xơ cứng các khớp xương).
1.4.7. Cải thiện sự nhanh nhẹn, sức mạnh của người già


16
Cùng với sự lão hoá thần kinh và cơ, các tố chất vận động cũng bị lão
hố. Trong đó, sức nhanh và sự mềm dẻo thối hố sớm, có thể xẩy ra sau

tuổi 15-16; tiếp đến, tố chất sức mạnh cũng giảm sút với mức độ khác
nhau. Trong khi đó, sức mạnh các cơ khác bắt đầu giảm từ tuổi 30-35.
Nguyên nhân của giảm sức nhanh là do giảm tính hưng phấn của các trung
tâm thần kinh và của cơ, giảm sợi cơ nhanh II-A trong bắp cơ.
Sức bền giảm sút ở tất cả các loại sức bền động lực và sức bền tĩnh lực,
sức bền chung, sức bền chuyên môn, nhưng với mức độ khác nhau. Từ 18
đến 40-50 tuổi, sức bền tĩnh lực tương đối ổn định. Sau đó giảm dần và đến
58-65 tuổi giảm xuống cịn khoảng 75% mức tuổi thanh niên. Còn sức bền
động lực giảm sớm hơn và nhiều hơn.
Theo Jacobson, B.H., Chen, H.C., Cashel, C., & Guerrero, L. (1997)
[11] nghiên cứu về tác dụng của tập luyện TCQ lên khả năng thăng bằng,
độ linh hoạt khớp và sức mạnh cơ chân.

Judge, J.O., Lindsey, C.,

Underwood, Wolfson, L., Whipple, R., Judge, J., Amerman, P., Derby, C.,
& King, M. (1993) [13] qua nghiên cứu đã đưa ra nhận định về tác dụng
của TCQ trong tăng cường năng lực vận động. Khi tập TCQ, nhiều động
tác người tập phải đứng trên một chân cả khi cơ thể ở trạng thái tĩnh và khi
đang thực hiện các đường quyền. Chính vì vậy tập luyện TCQ có tác dụng
phát triển sức mạnh cơ cơ ở chân; cùng với chức năng tăng cường điều hịa
thăng bằng, có tác dụng giảm té ngã ở NCT.
E. Lan, C., Lai, J.S., Chen, S.Y., & Wong, M.K. (2000) [6] trong một
nghiên cứu thí điểm đã cho thấy, TCQ có tác dụng để cải thiện sức mạnh cơ bắp,
đặc biệt là cơ chân, đồng thời tăng sức chịu đựng trong các cá nhân cao tuổi.
1.4.8. Làm chậm lão hóa
Tiến trình lão hố là nhịp độ biến đổi lão hoá xẩy ra ở các tế bào và
các bộ phận của cơ thể. Theo tiến sĩ Leonard Hayflich (Mỹ), mỗi bộ phận
trong cơ thể có một tiến trình lão hố khác nhau như có một chiếc đồng hồ



17
riêng. Vì vậy sống lâu hồn tồn là một vấn đề có tính chất cá nhân. Con
người bị ảnh hưởng của di truyền, mơi trường, hồn cảnh xã hội, lối sống
cá nhân…
Hiệu quả của tập Thái cực quyền đến từ từ nên người tập cần phải
kiên trì tập luyện mỗi ngày. Chính chức năng tăng cường lưu thơng tuần
hồn máu ở các mạch máu đến các tế bào để cung cấp các chất dinh dưỡng
và oxy; đồng thời góp phần giải phóng nhanh các chất cặn bã ở tế bào, làm
tế bào tăng cường chức năng trao đổi chất và kéo dài tuổi thọ tế bào. Tác
dụng làm chậm quá trình lão hóa.
1.4.9. Giảm cân
Khi tập thái cực quyền giúp hệ thống hô hấp được cung cấp tối ưu
oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi có đủ lượng oxy cần
thiết các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất. Và
còn có tác dụng làm cho tim bơm máu đỏ nhiều dưỡng chất hơn đến các cơ
quan nội tạng, giúp chúng hoạt động tốt hơn.
1.4.10. Diệt vi trùng và kháng khuẩn
Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các
mạch máu giúp cọ rữa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu
huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng
hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều huyết cầu trắng đến làm cho
hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng
được các loại vi trùng vi rút xâm nhập.
Sự lưu thông máu huyết trong mạch máu làm giảm các nguy cơ tim
mạch tăng cường, đem dinh dưỡng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Bệnh zona là chứng đau dây thần kinh và chủ yếu xảy ra ở những
người trên 50 tuổi, sức đề kháng kém. Các nhà khoa học Mỹ đã chia 112
tình nguyện viên có từ 59 đến 86 tuổi thành 2 nhóm. Một nhóm sẽ tham gia



18
tập luyện TCQ trong vòng 16 tuần, với tần suất là 3 buổi một tuần, và mỗi
buổi tập kéo dài 40 phút. Nhóm cịn lại được tham gia những lớp tư vấn về
sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những bài tập TCQ đã giúp cải
thiện đáng kể sức đề kháng của những người tình nguyện tham gia nghiên
cứu, đối với loại vi-rút gây bệnh thủy đậu, và thậm chí là cả những vi-rút
gây bệnh khác.
1.4.11. Tác dụng chữa bệnh
Theo học thuyết phản xạ vận động – nội tạng của R. M. Mogendovich
thì giữa hoạt động của bộ máy vận động và các cơ quan tuần hồn, hơ hấp,
bài tiết có mối liên quan chặt chẽ. Thiếu vận động, các mối liên hệ phản xạ
thần kinh bị rối loạn, dẫn đến rối loạn điều hoà hoạt động của hệ thống tim
– mạch và các hệ thống khác, rối loạn trao đổi chất và phát triển các bệnh
thoái hoá. Do vậy, sử dụng các bài tập TDTT bù vào sự thiếu hụt vận động
có tác dụng nâng cao sức dẻo dai, củng cố và tăng cường trạng thái chức
năng của hệ thống cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh. Đặc biệt nâng
cao trạng thái chức năng của hệ thống miễn dịch và máu, giúp cơ thể phòng
chống bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập luyện TCQ có tác dụng chữa
chứng mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp, bệnh phổi, tiểu đường, viêm
khớp, lú lẫn(Alzheimer), bệnh trĩ, di mộng tinh,v.v… đặc biệt có khả năng
hồi phục chức năng của bệnh tai biến mạc máu não nếu kiên trì tập luyện.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên của Jen-Chen Tsai, Wei-Hsin
Wang và cộng sự [12] về huyết áp và lipid máu ở nhóm tập TCQ và nhóm ít
vận động cho thấy cho thấy, nhóm tập TCQ 3 lần/tuần trong thời gian 12
tuần cho thấy HATT giảm giảm 15,6 mmHg và HATTR giảm 8,8 mmHg.
Hàm lượng lipid huyết tương giảm, còn HDL – C tăng; đây là nguyên nhân
gây giảm HATTR ở bài tập TCQ. Do đó, Tai Chi có thể được sử dụng như
một phương thức thay thế trong điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, với

một hiệu quả kinh tế đầy hứa hẹn.


19
Ngồi ra cịn chữa được các bệnh về thân liên quan đến khả năng
sinh lý rất công hiệu, rèn luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh,
thanh thản, kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí.
1.5. Tỷ lệ người cao tuổi và tình hình sức khoẻ của người cao tuổi ở
Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số
của Việt Nam vẫn thuộc loại trẻ, song số NCT đang có xu hướng tăng
nhanh. Tỷ lệ NCT năm 1989 là 7,2% và năm 2003 là 8,65%, 2007 là
9,45%. Theo dự báo, Việt Nam sẽ chính thức trở thành quốc gia có dân số
già vào năm 2014 (tỉ lệ người trên 60 tuổi lớn hơn 10%), đến năm 2029 con
số này có thể lên đến 16,8% [1].
Theo điều tra của Viện nghiên cứu NCT năm 2000 về tình trạng sức
khoẻ của NCT, có 4,9% NCT hiện nay cảm thấy mình khoẻ mạnh, 48%
cho là sức khoẻ trung bình và gần 50% cho là sức khoẻ yếu. Trong đó nữ
có sức khoẻ yếu hơn nam giới. Có 21% số NCT bị ốm 1 đợt/năm, 20% bị
ốm 2 đợt/năm. Trong điều tra năm 2002, trung bình ở NCT ốm 2,4 đợt
trong 12 tháng và số ngày ốm trong năm là 17 ngày [1], [4].
Theo điều tra của Hoàng Thị Ái Khuê [2] năm 2009, các bệnh ở
NCT tại Thành phố Vinh (xác định bởi cơ quan y tế) có tỷ lệ như sau:
- Các bệnh về tim mạch: Tăng huyết áp chiếm: 39,05%; xơ vữa
thành mạch: 13,16%; suy tim: 2,98%; thấp HA: 2,27%; bệnh mạch vành:
8,33%. Chung: 65,41% lượt bệnh.
- Các bệnh về hơ hấp: có 8,46% bị HPQ; có 6,07% viêm phế quản;
có 5,47% viêm mũi; có 5,74 mắc bệnh COPD; có 1,16% tràn dịch, tràn khí
màng phổi. Chung: 62,69% lượt bệnh.
- Các bệnh về giác quan: Đục thủy tinh thể: 31,55%; giảm thị lực:

9,13%; thối hóa hồng điểm: 6,39%; mù: 1,06%; điếc: 2,80%. Chung:
50,98% lượt bệnh.


20
- Các bệnh về tiêu hóa: viêm đại tràng: 10,17%, viêm loét dạ dày – tá
tràng: 7.95%; gan nhiễm mỡ: 23,19%; bệnh trĩ: 1,69%; ung thư các bộ
phận tiêu hóa: 0,34%. Chung 43,36% lượt bệnh.
- Các bệnh về thần kinh: Alzheimer: 3,45%; tai biến mạch máu não:
4,27%; Parkinson: 0,67%; liệt dây thần kinh: 1,16%; Chung: 9,56% lượt bệnh.
- Các bệnh về tiết niệu – sinh dục: Bệnh về thận: 5,07%; viêm đường
tiết niệu: 6,52%; u xơ tiền liệt tuyến ở nam: 29,05%.
- Các bệnh về nội tiết và chuyển hóa: Tăng mỡ máu: 14,69%: đái
tháo đường: 7,07%, gout: 0,90%. Chung: 21,66%.
Các bệnh thường gặp ở NCT nước ta là bệnh tim mạch, hơ hấp, tiêu
hố, thần kinh và xương khớp, tiểu đường,…
Trong số các bệnh về tim mạch ở NCT thì bệnh xơ vữa động mạch,
bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp…chiếm một tỷ lệ đáng
kể. Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực
động mạch, có thể gây ra biến chứng ở nhiều cơ quan như tim mạch,
não, thận và mắt.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
50 nữ cao tuổi bị tăng huyết áp giai đoạn I (phân loại theo WHO/ISH
2004) và được chia thành 2 nhóm: nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực
nghiệm (TN), mỗi nhóm 25 người; tuổi trung bình của nhóm ĐC là 66,5 
4,8, của nhóm TN là 65,8  4,2.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cách tính cỡ mẫu

Cỡ mẫu được chọn tính theo cơng thức:



×