Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài 1: Để tin kinh tế không khó hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.93 KB, 5 trang )

Bài 1: Để tin kinh tế khơng khó hiểu
Khi viết bài về bất cứ một ngành nào, nhà báo cũng gặp phải những trở ngại
về kiến thức chuyên môn hay thuật ngữ. Nhưng độc giả có lẽ cịn khó khăn
gấp bội khi gặp phải trong bài viết những cụm từ mà họ lần đầu biết tới. Có
cách nào để giải quyết những khó khăn đó hay khơng?

Cẩn trọng với các thuật ngữ kinh tế
Có một thực tế là nhiều phóng viên thường hay sử dụng những biệt ngữ phức tạp
của các nhà kinh tế, nhân viên ngân hàng và quan chức chính quyền, thay cho
ngơn ngữ đơn giản mà mọi người dùng trong giao tiếp hàng ngày. Các nhà kinh tế
sử dụng biệt ngữ bởi họ hiểu ý nhau. Nhưng đối với một độc giả bình thường, biệt
ngữ vừa khó hiểu lại vừa nhàm chán.
Những ngôn ngữ như vậy rất hay xuất hiện trên báo vì nhắc lại lời của các quan
chức, các nhà kinh tế hoặc thông cáo báo chí dễ hơn là chuyển sang ngơn ngữ
thơng thường. Một lý do khác là đơi khi các phóng viên thích khoe với độc giả và
cứ nghĩ rằng biệt ngữ là một dấu hiệu chứng tỏ họ học rộng, biết nhiều và thông
minh.
Song, nhiều khi bản thân các nhà báo cũng chẳng hiểu rõ những biệt ngữ đó và
thấy rằng cách an tồn nhất là cứ “bệ” ngun xi chứ khơng nên có bất kỳ thay đổi


nào. Mặc dù rất khó dịch biệt ngữ kinh tế sang ngơn ngữ thơng thường nhưng các
phóng viên nên cố gắng tối đa để làm điều đó. Mục tiêu là dùng ngôn ngữ đơn
giản cho tài liệu phức tạp. Lý tưởng nhất là sử dụng những từ bình thường thay
cho những từ “đao to búa lớn”, ít chữ bao giờ cũng hay hơn nhiều lời.
Đơn giản hóa quá mức và bóp méo là điều hết sức nguy hiểm khi dịch biệt ngữ
kinh tế sang ngơn ngữ thơng thường. Nhưng nói chung vẫn có thể làm được bằng
cách dừng lại và suy nghĩ một chút xem biệt ngữ đó thực sự mang nghĩa gì. Nếu
có thể, hay đề nghị diễn giả tóm tắt những điều họ vừa nói bằng ngơn ngữ thơng
dụng hàng ngày, tức là buộc chính diễn giả dịch thay mình.
Giới quan chức hay sử dụng biệt ngữ vì nói điều gì đó một cách đơn giản thì bị coi


là q thẳng, khơng ý tứ. Ngồi ra, nên tránh lạm dụng chữ viết tắt khó hiểu khi đề
cập đến các tổ chức hay các chương trình.
Khi khơng thể bỏ các biệt ngữ kinh tế thì tốt nhất là hãy định nghĩa và giải thích
nó. Một số thuật ngữ kinh tế mang ý nghĩa chuyên ngành đặc biệt tới mức né tránh
chỉ càng gây khó hiểu chứ khơng làm cho nó sáng sủa hơn. Nhưng định nghĩa súc
tích và khách quan khơng phải là chuyện đơn giản. Đó là lý do tại sao các phóng
viên hoặc tờ báo của họ nên lập trước một danh mục các định nghĩa - mà người
Mỹ gọi là danh mục “ngôn ngữ công thức” - sau đó có thể dễ dàng sử dụng trong
bài báo khi đề cập đến thuật ngữ. Lập một danh sách như vậy không thể ngày một
ngày hai mà phải được bổ sung dần dần.
Xử lý các con số
Trong các tin kinh tế thường có rất nhiều con số. Các con số quan trọng mang lại
sức mạnh và sự chính xác cho một bài báo, nhưng phóng viên nên bỏ những con
số khơng thật sự có ý nghĩa đối với bài báo. Nguyên liệu cho bài báo kinh tế
thường là những con số thống kê nhưng hầu hết độc giả thấy những con số này


“khơ khơng khốc” và khó hấp thu nổi. Một bài báo với đầy những con số sẽ hết
sức buồn tẻ và khó hiểu.
Đoạn dưới đây thuộc bài Hàng tiêu dùng đội giá theo thuế trên báo VnExpress là
một ví dụ về việc sử dụng nhiều con số gây rắc rối: “Đây được coi là đợt tăng giá
kép, nghĩa là giá được tăng tới 2 lần do thuế VAT, đối với linh kiện phụ tùng xe
quay về ngưỡng cũ 10% so với mức 5% từ 1/1/2010. Bên cạnh đó, phí trước bạ
cũng điều chỉnh lên gấp đôi, tức 10% -12%, thay vì mức 5% - 6% như trước
31/12/2009. Trong đó, Toyota tăng bình quân 20 - 61 triệu đồng một xe. Hãng
Ford cũng niêm yết giá bán mới cao hơn trước 4,7% - 6,1%...”
Nhồi nhét quá nhiều con số ngay phần đầu của bài báo thì chẳng khác nào làm
nhụt chí hầu hết độc giả, khiến họ chẳng còn hứng thú đọc tiếp. Nhưng tại sao
nhiều phóng viên thường chất đầy bài báo của họ bằng những con số thống kê?
Một lý do là họ muốn chứng tỏ với độc giả rằng họ đã phải vất vả thế nào để thu

thập được những số liệu đó. Và họ muốn đưa tất cả các con số vào bài viết.
Cần sử dụng các số liệu một cách có lựa chọn, nếu khơng chúng sẽ làm cho độc
giả “ong đầu”. Độc giả bình thường khơng cần tất cả các con số đó, cịn các
chun gia thì lại biết cả rồi. Có một bài báo nói về việc sản lượng nơng nghiệp
của một quốc gia bị giảm ra sao trong khi chính phủ cố gắng giảm lượng lương
thực nhập khẩu. Đoạn giữa bài báo như sau: “Sản lượng ngô là 694.000 tấn trong
năm 1983, 1,05 triệu tấn vào năm 1984, 1,01 triệu tấn vào năm 1985 và 1,3 triệu
tấn vào năm 1986. Trong năm 1987, con số này giảm xuống còn 1,2 triệu tấn, tức
giảm 10% so với sản lượng của năm trước. Đối với kê cũng vậy. Sản lượng năm
1983 là 2,7 triệu tấn, năm 1984 là 3,3 triệu tấn, năm 1985 là 3,6 triệu tấn, năm
1986 là 4,1 triệu tấn và năm 1987 là 3,9 triệu tấn, giảm 5%...”
Và cứ thế với 3 loại nữa là lúa miến, củ mài và lúa. Tuy danh mục với đầy đủ các
con số thống kê này hỗ trợ cho quan điểm của phóng viên, nhưng nó làm cho bài


báo bị sa lầy. Vì một bài báo khơng phải là một chuyên luận học thuật, hầu hết các
độc giả chỉ cần một ví dụ để minh họa ý kiến của người viết,chẳng hạn, “sản lượng
ngô đã giảm 10% xuống cịn 1,2 triệu tấn trong năm 1987”. Nếu phóng viên và
biên tập viên cho rằng độc giả cần biết tất cả các số liệu thì có thể dùng bảng biểu,
đồ thị để trình bày, như thế sẽ dễ hiểu hơn nhiều.
Sử dụng các con số đơi khi có thể làm tròn hoặc đưa ra con số xấp xỉ. Rõ ràng, sự
chính xác là cần thiết trong nhiều lĩnh vực tin kinh tế; chẳng hạn với giá cổ phiếu
và giá tiêu dùng, những biến động rất nhỏ cũng có ý nghĩa quan trọng. Nhưng
trong nhiều trường hợp, phóng viên có thể nói “khoảng một nửa” hơn là “49%,”
hoặc “gần gấp ba lần” thay cho “tăng 295%”, “gần 90%” hơn là “87,8%”…
Các nhà kinh tế cần biết con số chính xác, cịn độc giả nói chung khơng cần.
Nhưng cũng khơng vì thế mà phóng viên cho phép mình cẩu thả với các con số.
Cần luôn luôn kiểm tra thật kỹ các con số. Điều này đặc biệt quan trọng trong đưa
tin kinh tế, bởi một con số đăng sai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường
tài chính. Sự chính xác là mục tiêu của tất cả các phóng viên kinh tế.

Khi sử dụng một con số trong bài viết, hãy đặt nó vào ngữ cảnh và so sánh với một
điều gì đó. Một con số đứng độc lập khơng có ý nghĩa nhiều lắm; ý nghĩa thực sự
của nó chỉ đến từ giá trị so sánh. Đây là một thói quen tốt đối với tất cả phóng
viên. Hầu hết các con số thống kê đều có thể được so sánh với các con số thống kê
tương đương trong một khoảng thời gian khác, ví như năm trước hay quý tiếp
theo, cũng có thể so sánh với các con số thống kê tương đương từ một nơi khác,
như của nước láng giềng hoặc một công ty cạnh tranh. Nếu con số chỉ là một phần
trong một tổng thể -là lợi nhuận của một bộ phận trong một cơng ty - thì giá trị so
sánh của nó có thể là tỷ lệ phần trăm của cả tổng thể. Ví dụ: “Chính phủ đã chi
905,8 triệu USD, chỉ thiếu 94,2 triệu USD là đạt 1 tỷ USD, để trả quy mô lương
công cộng phình thêm hồi tháng 4”. Tất cả độc giả có thể đều nghĩ rằng 905,8
triệu USD là số tiền rất lớn. Nhưng giá trị thực sự của nó là như thế nào?


Lẽ ra nhà báo nên đặt câu hỏi: Khoản 905,8 triệu USD này so với mức chính phủ
trả lương cơng chức năm ngoái như thế nào? So với tổng số tiền mà các chính
quyền địa phương trả cho cơng chức ra sao? Và có lẽ quan trọng là khoản 905,8
triệu USD đó chiếm bao nhiêu phần trăm tổng ngân sách quốc gia? Bằng việc trả
lời những câu hỏi này -và các câu hỏi khác - khoản tiền đó mới có ý nghĩa nào đó.
Rõ ràng chúng ta khơng có nhiều diện tích mặt báo cho một bài viết đưa ra nhiều
so sánh và khơng phải lúc nào cũng có những dữ liệu so sánh. Nhưng khi thu nhận
được - bằng cách thức đơn giản là hỏi ngay nguồn tin - thì những thơng tin bổ
sung đó mang lại nhiều ý nghĩa.
Nhiều khi so sánh các con số vẫn chưa đủ. Phóng viên cần làm nhiều hơn việc đưa
ra các con số, giải thích về tầm quan trọng của nó và nói rõ nó có ý nghĩa gì.
Khơng phải lúc nào điều này cũng rõ ràng. Phóng viên cần nhìn lại tất cả các con
số và tự hỏi: Thực sự là các con số này nói lên điều gì? Bằng cách đặt câu hỏi - và
trả lời - phóng viên đã đi xa hơn việc chỉ đơn thuần thông tin về các con số và biến
chúng thành một câu chuyện có ý nghĩa. Và ý nghĩa đó, chứ khơng phải các con
số, là điều cần nêu lên cho độc giả ở các đoạn văn.

(Tổng hợp từ Nhà báo Kinh tế và EJC.NET)
Lê Vũ Minh
Lớp Báo mạng điện tử K26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền



×