KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ
Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001
GEORGE A. AKERLOF*
Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ.
Hãy nghĩ tới tác phẩm "Ô tô và Xe tải và Nhữnng thứ có thể đi được"
1
. Hãy thử
nghĩ xem cuốn sách đó sẽ trông như thế nào trong những thập kỷ tới vào cuối thế
kỷ này nếu Richard Scarry vẫn còn trong tâm trí họ thì cũng chỉ để làm vui và trọc
cười những đứa trẻ và cha mẹ của chúng. Mỗi một thập kỷ qua đi thì lại xuất hiện
nhiều hơn những phương tiên giao thông chuyên biệt. Chúng ta khởi đầu bằng
chiếc xe ô tô hiệu T-Ford. Hiện nay chúng ta có kiểu ô tô đời mới hơn bốn năm
qua chúng ta đã tưởng tượng.
Điều này có gì liên quan tới kinh tế? Vào cuối những năm 60, có một thay đổi
trong việc miêu tả công việc của các nhà lý luận kinh tế. Trước thời gian đó lý
thuyết kinh tế vi mô chủ yếu liên quan tới phân tích đơn thuần mô hình cân bằng
chung và cạnh tranh dựa trên sự tăng lợi nhuận tới tột cùng của các công ty cũng
như tăng nhiều nhất lợi ích của khách hàng. Kinh tế vĩ mô vào thời đó, cái gọi là
hợp đề tân cổ điển, gắn tiền lương cố định vào hệ thống cân bằng chung như thế.
"Tiền lương cố định" giải thích cho một sự khởi đầu của công việc đầy đủ và
những dao động trong chu kỳ kinh doanh. Kể từ đó, cả kinh tế vi mô và vĩ mô đều
phát triển một quyển sách mang tính chất Scarry về những mô hình được thiết kế
để sát nhập vào lý thuyết kinh tế để tạo thành một tổng thể những hành vi thực tế.
Ví dụ, "Thị trường cho 'quả chanh'" khảo sát thị trường với những thông tin không
đối xứng hoạt động như thế nào. Người bán và người mua thường đưa ra những ý
kiến khác nhau, không phải là những thông tin chính xác. Bài luận của tôi nghiên
cứu bệnh lý mà có thể phát triển dưới những điều kiện thực tế này.
Đối với tôi, việc nghiên cứu thông tin không cân xứng là một bước đầu tiên biến
ước mơ thành hiện thực. Ước mơ đó là một sự phát triển của kinh tế học vĩ mô dựa
trên hành vi theo quan điểm chính gốc trong tác phẩm
Lý thuyết tổng quát của
Keynes. Kinh tế vĩ mô vì thế sẽ không còn phải núp dưới bóng của hợp đề tân cổ
điển, cái mà đã gạt sang một bên tầm quan trọng và vai trò của những nhân tố tâm
lý và xã hội trong tác phẩm
Lý thuyết tổng quát như là xu hướng kinh nghiệm, sự
công bằng, và địa vị xã hội. Mơ ước của tôi là củng cố và phát triển lý thuyết kinh
tế vĩ mô bằng cách kết hợp chặt chẽ những kết luận đã được nghiên cứu với sự
quan sát hành vi đó. Một nhóm các nhà khoa học đã tham gia vào để biến ước mơ
này thành hiện thực. Kurt Vonnegut sẽ gọi nhóm này là
kerass, có nghĩa là "một
nhóm những người không hề biết nhau và tình cờ cùng nghiên cứu về một vài đề
tài giống nhau được ủng hộ bởi một thế lực lớn hơn".
2
Trong bài thuyết trình này,
tôi sẽ giới thiệu một vài mô hình dựa trên hành vi được phát triển bởi nhóm
kerass
này để cung cấp cho quý vị những giải thích đáng tin cậy đối với những hiện
tượng trong kinh tế vĩ mô, đây là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học trường
phái Keynes.
Để mọi người hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, tôi sẽ đưa quý vị quay ngược thời
gian một chút để xem lại lịch sử của một vài tư tưởng vĩ mô. Vào cuối những năm
60, các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã nhận ra những nhược điểm giống nhau
trong những bước hình thành đầu tiên của kinh tế học vĩ mô, điều này là một động
lực rất lớn đối với tôi. Họ không thích nó bởi nó thiếu tính chặt chẽ. Và họ sa thải
nó. Họ sau đó tổ chức một buổi lửa trại kỷ niệm, với một bài báo tiêu đề "Phía sau
kinh tế học vĩ mô thuộc trường phái Keynes"
3
Một khái niệm mới cho kinh tế học
vĩ mô được họ đưa ra trở thành chuẩn mực vào những năm 70.
Noi gương theo người tiền nhiệm hợp đề tân cổ điển của nó, Kinh tế học vĩ mô
Tân cổ điển dựa trên mô hình cân bằng chung và cạnh tranh. Nhưng nó khác biệt ở
chỗ tập trung hơn vào nhấn mạnh tất cả những quyết định - nhu cầu tiêu dùng và
khả năng cung cấp lao động của từng hộ gia đình, sản lượng, việc làm và những
quyết định về giá cá của các nhà sản xuất, tiền công thoả thuận giữa người làm
công và công ty - tất cả các quyết định này đều phù hợp với hành vi mang tính cực
đại.
4
Kinh tế học vĩ mô Tân cổ điển vì thế từ bỏ việc thừa nhận tiền lương cố
định. Để giải thích cho sự thất nghiệp và những dao động của nền kinh tế, các nhà
kinh tế học Tân cổ điển ban đầu dựa vào những thông tin không hoàn hảo và sau
đó thì dựa vào sự đột biến của công nghệ.
Lý thuyết mới ít nhất đã tiến một bước vào một khía cạnh: những quyết định của
giá cả và tiền công bây giờ dựa chủ yếu vào sự thiết lập nhỏ nhất. Nhưng những lý
thuyết dựa trên hành vi này quá thô sơ đến nỗi mô hình phải đối mặt với một khó
khăn vô cùng lớn khi giải thích ít nhất là sáu hiện tượng thuộc về kinh tế vĩ mô.
Trong một vài trường hợp, sự mâu thuẫn theo logíc với những kết luận then chốt
của mô hình tân cổ điển sẽ dẫn tới những phủ nhận hoàn toàn hiện tượng trong câu
hỏi. Mặt khác, những lời giải thích chỉ đơn thuần là sự quanh co. Sáu hiện tượng
đó là:
-
Sự tồn tại của thất nghiệp không cố ý: Trong lý thuyết tân cổ điển, một công
nhân bị thất nghiệp có thể dễ dàng nhận được một công việc bằng cách chấp nhận
làm việc với một mức lương thấp hơn mức trung bình của thị trường một chút; bởi
vậy sự thất nghiệp không cố ý là không thể tồn tại.
-
Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới sản lượng và việc làm: Trong lý thuyết tân
cổ điển, chính sách tiền tệ là tất cả trừ việc không có hiệu lực trong việc thay đổi
sản lượng và việc làm. Khi những thay đổi trong cung tiền tệ hoàn toàn được dự
đoán trước thì giá cả và tiền lương cũng thay đổi tỉ lệ thuận với nó; tiền lương thực
tế và giá tương đối là cố định và điều này hoàn toàn không có ảnh hưởng tới nền
kinh tế thực tế.
-
Thất bại của việc giảm lạm phát để thúc đẩy nên kinh tế khi tỷ lệ thất nghiệp cao:
Mô hình tân cổ điển đưa ra một đường cong gia tốc Phillips với một tỉ lệ thất
nghiệp tự nhiên duy nhất. Nếu tỉ lệ thất nghiệp rơi xuống dưới tỉ lệ tự nhiên này thì
lạm phát sẽ tăng. Còn nếu tỉ lệ thất nghiệp ở phía trên tỉ lệ tự nhiên này thì lạm
phát sẽ giảm liên tục.
-
Sự phổ biến của tiết kiệm khi về hưu: Trong mô hình Kinh tế tân cổ điển, từng cá
nhân có quyền quyết định họ tiêu dùng bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu để làm
tăng tới mức tối đa một hàm thoả dụng liên thời gian. Kết quả là tiền tiết kiệm
được quyết định mang tính cá nhân hầu như là tối ưu nhất. Nhưng những cá nhân
thông thường tỏ ra thất vọng với hành vi tiết kiệm của mình và những chương
trình bảo hiểm xã hội vắng mặt, mọi người đều tin tưởng rằng hầu hết tất cả mọi
người đều tiết kiệm dưới mức. Những chương trình "Tiết kiệm bắt buộc" vô cùng
phổ biến.
-
Tính bất ổn của giá cổ phiếu có liên quan tới nguồn gốc của chúng: Lý thuyết
tân cổ điển thừa nhận rằng giá cổ phiếu phản ánh nguồn gốc của chúng, giá trị
chiết khấu của thu nhập trong tương lai sẽ chảy vào.
- Tính cố chấp bướng bỉnh của một sinh viên không có tính xây dựng: Danh sách
những câu hỏi kinh tế vĩ mô của tôi được giải thích bao gồm những lý do cho sự
nghèo đói bởi vì tôi xem sự phân phối lợi tức như là một đề tài trong kinh tế học vĩ
mô. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng nghèo đói là phản ánh của sự cung cấp vốn tài
nguyên con người và tài nguyên khác ban đầu thấp. Lý thuyết này không thể giải
thích được sự nghèo đói dai dẳng và cùng cực gắn liền với việc nghiện rượu và ma
tuý, đẻ con hoang, những hộ gia đình chỉ có một người làm chủ, phụ thuộc chủ
yếu vào trợ cấp xã hội và tội phạm.
5
Dựa vào những gì tôi đang theo đuổi, tôi sẽ miêu tả cho mọi người những nhà kinh
tế học vĩ mô dựa theo hành vi, kết hợp những kết luận theo chủ nghĩa hiện thực
được thể hiện trong những quan sát tâm lý và xã hội, đã đưa ra những mô hình giải
thích một cách thích đáng cho mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô này như thế nào.
Theo tính thần trong tác phẩm
Lý thuyết chung của Keynes thì các nhà kinh tế vĩ
mô dựa trên hành vi đang xây dựng lại những cơ sở căn bản nhỏ nhất, những cái
đã bị đào thải bởi kinh tế học tân cổ điển. Tôi sẽ bắt đầu bản báo cáo của tôi bằng
cách miêu tả lại một trong những nỗ lực đầu tiên của tôi trong lĩnh vực này, những
nỗ lực đã dẫn tới sự phát hiện ra vai trò của thông tin không cân đối trong thị
trường.
Một câu hỏi thứ hai gắn liền với việc thành lập cơ sở nhỏ nhất liên quan tới những
lý do cho sự dẫn đầu và chậm trễ trong những thay đổi của kinh tế vĩ mô, như là
sự tiêu dùng lâu dài, nhu cầu tiền tệ và giá cả. Mô hình S-s với chi phí rất lớn để
tạo ra những thay đổi có thể giải thích cho sự dẫn đầu và chậm trễ này (trừ phi sự
thay đổi trong câu hỏi hoặc là luôn giảm hoặc luôn tăng). Nghiên cứu tiên phong
về những ảnh hưởng của mức giá S-s được thực hiện đặc biệt bởi Iwai (1981) và
Barro (1972).
Caballero (tham khảo năm 1993) đã so sánh sự dẫn đầu và chậm trễ trong những
mô hình như thế cùng với tình thế không có chi phí cho chỉnh sửa. Caplin và
Spulber (1987) và Caplin và Leahy (1991) cũng nhìn vào những gợi ý của chính
sách S-s đối với mối quan hệ giữa những thay đổi trong giá lý tưởng và giá thực tế
được tính vào. Tham khảo thêm Akerlof (1973, 1979) về bản phân tích những ảnh
hưởng của ngưỡng mục tiêu kiểm tra thu nhập và lợi tức ngắn hạn linh hoạt trong
cầu tiền.
THÔNG TIN KHÔNG ĐỐI XỨNG
Lần đầu tiên tôi nghiên cứu những vấn đề như là kết quả của thông tin không đối
xứng trong một điều tra gần đây về nguyên nhân chủ yếu của những dao động
trong sản lượng và việc làm - mức độ thay đổi lớn trong giá cả của những chiếc ô
tô mới.
6
Tôi cho rằng tính không dễ quy đổi thành tiền mặt, dựa trên thực tế là
những người bán xe ô tô đã qua sử dụng biết nhiều hơn những người mua xe đã
qua sử dụng, có thể giải thích cho tính không ổn định cao của việc mua ô tô.
7
Trong khi cố gắng xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô như vậy, tôi đã bị đi trệch sang
hướng khác. Tôi phát hiện ra rằng những vấn đề thông tin tồn tại trong thi trường
xe ô tô đã qua sử dụng có khả năng xuất hiện ở một mức độ nào đó trong tất cả các
thị trường khác. Trong một vài thị trường, thông tin không đối xứng tương đối dễ
giải quyết hơn bằng giá lặp lại và danh tiếng.
Trong các thị trường khác, như thị trường bảo hiểm, thị trường tín dụng và thị
trường lao động, thông tin không đối xứng giữa người bán và người mua không
được giải quyết dễ dàng và dẫn tới sự đổ vỡ thị trường nghiêm trọng. Ví dụ, một
người lớn tuổi thường khó khăn hơn khi nhận được một bảo hiểm sức khoẻ, những
doanh nghiệp nhỏ thường có khả năng được định mức tín dụng, và những dân tộc
người thiểu số thường phải chịu sự phân biệt trong thị trường lao động bởi vì tất cả
mọi người được xếp cùng nhau vào thành những loại với những đặc điểm giống
nhau có thể quan sát được. Sự thất bại của thị trường tín dụng là một trong những
lý do chính cho sự kém phát triển.
Thậm chí nơi kỹ xảo như danh tiếng và giá cả lặp lại xuất hiện để vượt qua vấn đề
thông tin không cân xứng, sự thành lập như thế trở thành một yếu tố quyết định
của cấu trúc thị trường.
Để hiểu rõ hơn nguồn gốc của kinh tế học về thông tin không cân xứng trong thị
trường, sẽ rất hữu ích khi suy ngẫm về cuộc cách mạng tri thức xảy ra vào thời
điểm đó. Trước những năm 60, các nhà lý luận kinh tế hiếm khi xây dựng những
mô hình kinh tế theo yêu cầu để giành được những tổ chức duy nhất hoặc những
tính chất thị trường đặc biệt. Sự cạnh tranh độc quyền của Chamberlin và điều
tương đương
8
của Joan Robinson được giảng dạy trong chương trình cao học và
thậm trí trong một vài khoá đại học, những mô hình "đặc biệt" như thế là một
ngoại lệ hiếm có; chúng không được giới thiệu như là tầm nhìn trung tâm mà thay
thế vào đó là những chuyến tham quan về miền quê, vì tính thích mạo hiểm hoặc
cho những người có một ngày rảnh rỗi.
9
Tuy nhiên, trong suốt đầu những năm 60, những mô hình "đặc biệt" này bắt đầu
phát triển khi các nhà lý luận về sự tăng trưởng, nghiên cứu ra ngoài một chút
những quy phạm kinh tế chuẩn về lý thuyết giá cả, bắt đầu xây dựng mô hình với
những đặc điểm kỹ thuật đặc biệt: mô hình mattít-đất sét, vốn theo thời gian, và
học bằng cách làm. Sự hợp nhất thành những mô hình công nghệ chuyên dụng như
vậy không hề vi phạm quy phạm lý thuyết giá cả đã được thành lập, nhưng nó đã
gieo hạt giống một cuộc cách mạng sắp xảy ra. Suốt mùa hè năm 1969, lần đầu
tiên tôi nghe từ
mô hình được sử dụng như một động từ, và không chỉ như là một
danh từ.
10
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên là một vài tháng trước tác
phẩm "Thị trường cho 'những quả chanh'" được xuất bản.
11
Việc mô hình hoá thông tin không cân xứng trong thị trường là để đánh giá lý
thuyết những gì "sự mô hình hoá" của mô hình mattít-đất sét, vốn theo thời gian và
học bằng cách làm đối với lý thuyết tăng trưởng
12
Đó là ứng dụng đầu tiên của
một viễn cảnh nền kinh tế mới trong đó những mô hình được xây dựng một cách
cẩn thận tới những chi tiết nhỏ nhất của kinh tế học vi mô hiện thực. Sự phát triển
này đã đưa lý thuyết kinh tế lại gần hơn với khuynh hướng hiện thực kinh tế. Có
thể nói một cách chắc chắn rằng bản phân tích của thông tin không đối xứng là
thành quả đầu tiên của mô hình mới được thực hiện này. Và nó là một thành quả
chín muối nhất để thu hoạch. Trong phần còn lại của bài phát biểu này, tôi sẽ thảo
luận về tỉ lệ phần trăm của mô hình mới này trong lĩnh vực mới mẻ của kinh tế học
vĩ mô theo hành vi.
THẤT NGHIỆP KHÔNG CỐ Ý
Tôi đã từng có một người bạn là một nhà kinh tế học, anh ta nói với tôi rằng anh ta
không thể bán được ngôi nhà của mình, lời than phiền này tôi đã nói lại một cách
đầy cảm thông với một trong những đồng nghiệp của anh ta. Người đồng nghiệp
ấy đã trả lời rằng chỉ có một vấn đề duy nhất ở đây: ngôi nhà đã được định giá một
cách không hợp lý. Nếu được định giá ở mức thấp hơn, ngôi nhà có thể bán được,
có lẽ là ngay lập tức. Nền kinh tề Tân cổ điển coi thất nghiệp cố chủ ý như là một
điều bất khả thi hợp với logíc, giống như việc người bạn của tôi không thể bán
được ngôi nhà của anh ta. Liệu một công nhân thất nghiệp có thể nhận được một
công việc nếu người đó sẵn sàng mức lương xuống thấp hơn quy định?
Câu trả lời của kinh tế học Tân cổ điển là có: những công nhân thất nghiệp là
những người đang tìm kiếm công việc (vì thế, thất nghiệp, khác với việc không
thuộc lực lượng lao động) nhưng không chấp thuận công việc vì họ hy vọng một
mức lương cao hơn. Những người thất nghiệp có thể không cảm thấy thoải mái khi
họ không thể bán sức lao động của họ với mức lương đúng như những gì họ mong
đợi, nhưng ngoại trừ những người bị ảnh hưởng bởi mức lương quá thấp hay việc
mặc cả hội đồng, thì họ đều là những người thất nghiệp tự nguyện, chứ không phải
không tự nguyện. Tất cả mọi người đều có thể có được một công việc ở mức
lương điểm thị trường bán sạch.
Trong lý thuyết kinh tế Tân cổ điển, những thời kỳ tỷ lệ việc làm giảm sút - thời
kỳ sụp đổ của chu kỳ kinh doanh - có thể bị gây ra bởi một sự giảm sút trong tổng
cầu, điều này đã khiến cho những công nhân bị nhầm lẫn khi chấp nhận mức
lương danh nghĩa vượt quá mức của điểm thị trường bán sạch.
13
Mặt khác, tỷ lệ có
việc làm giảm sút có thể do những tác động tiêu cực của cung, điều này khiến cho
những công nhân phải rút ra khỏi lực lượng lao động và tránh làm những công
việc đang có trên thị trường. Bất kỳ bản kê khai nào của chu kỳ kinh doanh dựa
vào mức độ thay đổi tự nguyện trong quá trình tìm kiếm việc làm đều phải đối mặt
với một khó khăn lớn khi giải thích tại sao số người bỏ việc lại giảm tuần hoàn với
sự suy sụp. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng do những công nhân bỏ việc vì tiền công
thấp, thì số người bỏ việc cũng tăng cùng với tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng nếu có ít
người bỏ việc hơn, chứ không phải nhiều hơn, thì tỉ lệ thất nghiệp lại tăng lên.
Hành vi theo chu kỳ của những người bỏ việc vì thế không thể chối cãi được.
14
Thay vì phủ nhận sự tồn tại thực sự của thất nghiệp không cố ý, các nhà kinh tế
học vĩ mô dựa trên hành vi đã đưa ra những lời giải thích chặt chẽ cho vấn đề này.
Các lý thuyết tiền lương hiệu quả xuất hiện đầu tiền vào những năm 70 và 80, đã
làm cho khái niệm thất nghiệp không cố ý trở nên có ý nghĩa.
15
Những mô hình
này thừa nhận rằng, vì những lý do như là tinh thần, sự công bằng, sức mạnh nôi
lực hày thông tin không đối xứng, những người sử dụng lao động có những động
lực mạnh mẽ để trả cho công nhân của họ nhiều hơn mức lương tối thiếu nếu cần
thiết để thu hút lao động.
16
"Mức lượng hiệu quả" như vậy là ở phía trên điểm thị
trường bán sạch, cốt để cho công việc bị hạn chế và một vài công nhân không thể
có được việc làm. Những công nhân này là thất nghiệp không cố ý. Trong phần
tiếp theo, tôi sẽ mở rộng lập luận này để giải thích lý do tại sao thất nghiệp không
cố ý thay đổi đều đặn theo chu kỳ.
Việc phát hiện theo lối kinh nghiệm khắp mọi nơi về tiền lương cho những công
nhân gần như tương đương nhau lại gợi nhớ mạnh mẽ tới sự phổ biến của tiền
lương hiệu quả. Rất lâu trước khi tiền lương hiệu quả chỉ là một tia sáng yếu ớt
trong mắt những nhà kinh tế học vĩ mô, các nhà kinh tế lao động đã đưa ra các tư
liệu về sự phân tán rộng rãi trong tiền lương qua những công việc tương đối giống
nhau và giữa những công nhân với những tính cách bên ngoài giống nhau.
17
Bản báo cáo của số liệu báo cáo chỉ ra rằng những công nhân có cùng phẩm chất
giống nhau nhận được mức tiền lương khác nhau phụ thuộc vào nơi làm việc của
họ. Ngoài ra, số liệu còn cho thấy rằng những công nhân chuyển ngành kinh doanh
nhận được những thay đổi về tiền lương có tương quan với sự chênh lệch tiền
lương của từng cá nhân giữa những ngành kinh doanh.
18
Những ngành kinh doanh
với tiền lương cao hơn (phụ thuộc vào những đặc tính riêng biệt của ngành đó)
cũng có tỉ lệ người bỏ việc thấp hơn, điều này cho thấy rằng sự khác nhau trong
tiền lương không đơn giản chỉ là phần chênh lệch đền bù do những điều kiện làm
việc khác nhau hoặc lợi ích khác nhau
19
Bởi vậy mới tồn tại hai khái niệm "công
việc tốt" và "công việc không tốt".
Sự tồn tại của công việc tốt và công việc không tốt khiến cho khái niệm thất
nghiệp không cố ý trở nên có ý nghĩa: những công nhân thất nghiệp sẵn sàng chấp
nhận, nhưng không thể có được những công việc giống với những việc các công
nhân hiện tại đang nắm giữ mà khả năng của họ hoàn toàn giống nhau. Cùng lúc
đó, những công nhân thất nghiệp không cố ý có thể không chấp nhận những công
việc với mức lương thấp hay không hợp với chuyên môn cho dù chúng dễ dàng
kiếm được. Định nghĩa của thất nghiệp không cố ý ẩn trong tiền lương hiệu quả
phù hợp với thực tế và cân bằng với mức thuế thông thường. Một khái niệm có
nghĩa khác của thất nghiệp không cố ý tạo thành một bước quan trong đầu tiên tiến
tới việc xây dựng lại cơ sở cho kinh tế học theo trường phái Keynes.
Nhưng tại sao các công ty lại trả lương ở mức trên phần cuối cùng? Theo quan
điểm của tôi, cách giải thích theo hướng tâm lý học và xã hội học cho tiền lương
hiệu quả là có sức thuyết phục nhất.
20
Ba yếu tố quan trọng nhất là: sự trao đổi qua
lại (lý thuyết trao đổi quà tặng từ bộ môn nhân loại học), sự công bằng (tính công
bằng từ tâm lý học) và tính đồng đội trong quy phạm một nhóm (lý thuyết mối
quan hệ giữa mọi người trong nhóm trong xã hội học và lý thuyết hình thành nhóm
trong tâm lý học). Phiên bản đầu tiên theo hướng "xã hội học" về lý thuyết tiền
lương hiệu quả dựa trên sự trao đổi quà tặng, các công ty trả cho công nhân trên
mức lương của thị trường sạch và công nhân đáp lại bằng cách làm việc cho công
ty.
21
Việc trả tiền lương trên mức của thị trường sạch cũng có thể được thúc đẩy bởi sự
suy xét về tính công bằng: phù hợp với lý thuyết trong tâm lý học về tính công
bằng, những công nhân có thể sử dụng ít sức lực và sự cố gắng của mình hơn tới
mức tiền lương của họ được cho là công bằng.
22
Quy phạm của một nhóm thường
quyết định sự hình thành nhận thức của công nhân về việc những món quà nên
được đền đáp lại như thế nào và cái gì tạo thành một mức lương công bằng. Trong
phòng nghiên cứu, Fehr và đồng sự của ông đã thiết lập được cả hành vi tương hỗ
và những quy phạm xã hội cho cố gắng của công nhân trong môi trường thực
nghiệm.
23
Phiên bản ưa thích của tôi về tiền lương hiệu quả là mô hình người trong
cuộc - người ngoài cuộc, nhờ đó những người công nhân ở trong cuộc có thể ngăn
cản được công ty thuyê những người bên ngoài với mức lương thị trường sạch
thấp hơn mức lương người trong cuộc nhận được.
24
Lý thuyết này hoàn toàn cho rằng những người trong cuộc có khả năng ngầm phá
hoại việc tuyển thêm người mới vào công ty. Một nghiên cứu chi tiết của Donald
Roy về một cửa hàng bán máy Illiois đã cho thấy động lực học có thể xảy ra:
Trong một của hàng bán máy của Roy, người trong cuộc thành lập một nhóm
trong quy phạm quan tâm tới nỗ lực và thông đồng với nhau để ngăn cản việc thuê
mướn công nhân với mức lương thấp hơn từ bên ngoài. Những công nhân sản xuất
nhiều hơn mức sản lượng quy định thường bị tẩy chay bởi những người khác.
25
Sự
cấu kết thông đồng của những người trong cuộc chống lại những người ngoài cuộc
là một động lực chính cho nhiều công ty trả lương trên mức thị trường sạch.
Một phiên bản khác của lý thuyết tiền lương hiệu quả, được đặt trong thông tin
không cân xứng, coi tiền lương trên mức thị trường sạch như là một phương kể để
đưa ra kỷ luật. Trong mô hình Shapiro-Stiglitz, các công ty trả lương "cao" để làm
giảm động cơ trốn việc của công nhân. Tuy nhiên, nỗ lực của tất cả các công ty khi
trả lương "trên mức trung bình" đẩy mức trung bình của lương lên trên mức của
thị trường sạch, tạo nên sự thất nghiệp. Thất nghiệp được coi như là một phương
thức để đưa ra kỷ luật, bởi vì những công nhân bị bắt quả tang đang trốn việc và bị
sa thải vì thiếu cố gắng có thể được thuê lại trong một thời gian ngắn sau khi thất
nghiệp.
26
Mô hình kỷ luật cho công nhân phù hợp với logíc chuẩn của kinh tế học hơn là
những nghiên cứu đặt trong xã hội học và tâm lý học. Nhưng mô hình xã hội học
và tâm lý học, bao gồm cả mô hình người trong cuộc - người ngoài cuộc, đều dựa
vào những yếu tố bên ngoài của chiếc hộp kinh tế chuẩn, có thể đưa ra một lời giải
thích tốt hơn và tổng quát hơn cho hiện tượng thất nghiệp không cố ý. Những mô
hình dựa trên hành vi này nắm bắt được tầm quan trọng của Keynes, trong những
chương đầu tiên của tác phẩm
Lý thuyết chung, về so sánh giữa mức lương công
bằng và tương đối.
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Một lời tuyên bố chủ yếu của Kinh tế học Tân cổ điển là chính sách tiền tệ, với
điều kiện là nó phải được lĩnh hội đầy đủ, không còn có thể ảnh hưởng tới sản
lượng hoặc việc làm. Những sự thay đổi hoàn toàn có thể thấy trước được trong
mức cung tiền quy cho những người đặt mức tiền lương và giá cả theo lý trí để
tăng hay giảm mức lương và giá cả theo danh nghĩa theo một tỷ lệ giống hệt nhau,
để mặc cho sản lượng và việc làm không thay đổi.
27
Tuy nhiên, giả thuyết Tân cổ
điển này mâu thuẫn với bằng chứng theo kinh nghiệm về ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ và niềm tin phổ biến vào sức mạnh của ngân hàng trung ương có thể
tác động tới diện mạo chung của nền kinh tế.
Một đóng góp to lớn vào kinh tế học vĩ mô dựa trên hành vi là khi chứng minh
được rằng, dưới những kết luận dựa trên hành vi có ý nghĩa, chính sách tiền tệ
hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới kết quả như là kinh tê học theo trường phái Keynes
đã xác nhận. Tâm lý học dựa trên kinh nghiệm đã phác hoạ những người đưa ra
kết luận như là "những nhà khoa học theo trực giác", những người tổng hợp thông
tin và đưa ra sự lựa chọn dựa vào cấu trúc tinh thần đơn giản.
28
Sự tin tưởng vào
những quy tắc tự đặt đã bỏ quên những yếu tố mà sự quan trọng của chúng chỉ có
ảnh hưởng rất nhỏ tới lợi nhuận và lợi ích. Điều này liên quan tới sự thiếu hụt của
nhận thức.
Trong phạm vi giá cả và tiền lương, những luật lệ đơn giản cũng có thể là nguyên
nhân của sự trì trệ của tiền lương (và giá cả chung) - hành vi "giá cả/tiền lương ổn
định" chính xác mà các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã chế nhạo một cách khinh
miệt. Trong bài phê bình lý thuyết Tân cổ điển, hành vi tiền lương theo quán tính
được đưa ra trong "tổng hợp tân cổ điển" là phi lý, hao tốn tiền của cho công nhân
và công ty, vì thế là không tin tưởng được. Các nhà kinh tế học dựa trên hành vi đã
đối phó lại bằng cách chứng minh rằng quy tắc tự đặt liên quan tới "ảo ảnh tiền"
không những tầm thường mà còn có thể nhận biết được - không liều lĩnh cũng
không có vẻ hợp lý: những thiệt hại từ sự tin tưởng vào những luật lệ đó là rất nhỏ.
28
Khi làm việc cùng với Janet Yellen, lần đầu tiên tôi đã chứng minh kết quả này
trong phạm vi của một mô hình với mức lương hiệu quả và cuộc cạnh tranh độc
quyền. Chúng tôi kết luận rằng một vài người đặt ra giá cả theo quy tắc tự đặt để
giữ cho giá ổn định tiếp theo một cú sốc đối với cầu (bị gây ra bởi một sự thay đổi
trong cung tiền tệ). Chúng tôi cũng chỉ ra rằng những mất mát của các công ty
theo "quy tắc tự đặt" từ những thất bại của họ khi điều chỉnh lại giá cả theo một sự
thay đổi trong cung tiền tệ là
bậc hai (hay nói một cách khác là rất nhỏ),
29
nhưng
ngược lại ảnh hưởng của cú sốc tiền tệ lên sản lượng trong nền kinh tế này là
bậc
một
(hay nói một cách khác là rất lớn) so với mức độ của cú sốc đó.
30
Chúng tôi
đặt tên cho những chiến lược của quy tắc tự đặt được thuê bởi các công ty với việc
đặt giá quán tính là "gần như dựa trên lẽ phải" vì những mất mát mà họ phải chịu
khi bắt đầu thực hiện tối ưu hoá hoàn toàn là
bậc hai ( tức là rất nhỏ).
Logíc của kết quả then chốt - sự ổn định của giá cả là vừa đủ để truyền sức mạnh
to lớn cho chính sách tiền tệ - rất đơn giản. Cùng với cạnh tranh độc quyền, chức
năng lợi nhuận của mỗi công ty chỉ là thứ yếu trong giá cả của nó cốt để cho chức
năng lợi nhuận không thay đổi trong vùng cận biên của giá cả tối ưu của nó. Vì
vậy, bất cứ sự chênh lệch nào từ giá cao nhất của lợi nhuận gây ra tổn thất cho tiền
lãi là rất nhỏ - bậc hai đối với mức độ của những chệnh lệch đó. Nhưng nếu sự
chênh lệch từ lợi nhuận của một số lượng lớn các công ty là bằng nhau - ví dụ, nếu
tất cả họ đều chậm trễ trong việc điều chỉnh giá cả theo sự thay đổi trong cung tiền
tệ - thì số dư tiền - cung tiền tệ bị giảm bởi mức giá cả - thay đổi một số lượng ít
so với một tình thế với hành vi thiết lập giá cả hoàn toàn lạc quan.
Sự thay đổi đầu tiên trong số dư tiền lần lượt gây ra những thay đổi nhỏ trong tổng
cầu, sản lượng và việc làm. Ví dụ, giả sử cung tiền tệ tăng tới một phân số e và
một bộ phận nhỏ các công ty giữ giá của họ không thay đổi. Tổn thất của mỗi công
ty, so với hành vi lạc quan, tương đối cân xứng với bình phương của e. Nếu e, ví
dụ là .05 thì bình phương của nó hoàn toàn là một số rất nhỏ, .0025, bởi vậy tổn
thất từ ổn định giá cả hầu như rất nhỏ. Tuy nhiên, giả sử cầu tiền tệ tỷ lệ với thu
nhập, thì sự thay đổi trong sản lượng thực tỷ lệ với e. (với hành vi tăng đến tột
cùng của các công ty, sự thay đổi trong cung tiền tệ khiến sản lượng không thay
đổi.)
Vì thế những chệch hướng nhỏ từ tính duy lý đầy đủ - thực tế là những chệch
hướng nhỏ và
hợp lý từ tính duy lý đầy đủ - làm thay đổi hoàn toàn kết luận rằng
những thay đổi mong đợi trong cung tiền tệ không hề ảnh hưởng tới thu nhập thực
tế và sản lượng.
31
Hành vi định gía theo quy tắc tự đạt có rất nhiều hình thức. Ví
dụ, những mô hình giá cả (tiền lương) không ổn định, trong đó các công ty giữ
mức giá (tiền lương) danh nghĩa được ấn định trong một thời gian, tương xứng với
quá trình định giá (hay tiền lương).
32
Trong mô hình của Taylor, trong mỗi một
giai đoạn, một nửa các công ty đặt ra giá danh nghĩa, giá này họ giữ trong khoảng
thời gian hai thời kỳ.
33
Sự khác nhau trong mô hình này, theo như Calvo, thừa
nhận rằng giá danh nghĩa được điều chỉnh trong một vài khoảng khác nhau.
34
Những nhà kinh tế học Tân cổ điển phản đối cả hai sự xuất hiện của mô hình, thực
tế là định giá như vậy không phải là tối ưu nhất.
35
Tất nhiên là chúng đều chính
xác: thay vì giữ giá danh nghĩa không thay đổi trong suốt một khoảng thời gian cố
định, các công ty của Taylor và Calvo sẽ làm tốt hơn bằng cách thành lập giá khác
nhau trong một khoảng thời gian phù hợp với mong đợi của công ty về cung tiền
tệ (tổng cẩu). Hành vi tối đa hoá lợi nhuận như vậy sẽ hoàn lại những thay đổi
trong cung tiền.
Tuy nhiên, chiến lược định giá (và định tiền lương) của Taylor/Calvo gần như dựa
trên lý trí: một số lượng nhỏ sự cứng nhắc danh nghĩa đã mô tả rõ đặc điểm của
những mô hình này là phù hợp để cho phép chính sách tiền tệ tạo sự ổn định, tuy
vậy những tổn hại liên quan tới một chiến lược làm cho giá cả biến đổi trong
những khoảng nhất định là rất ít.
36
Có rất nhiều hình thức khác trong hành vi quy
tắc tự đặt mà chính sách hoàn trả lại tiền có hiệu lực.
37
Những mô hình quy tắc tự đặt đã giải đáp một câu hỏi vô cùng khó khăn đặt ra bởi
Robert Lucas liên quan tới hiệu lực của chính sách tiền tệ với nhưng kỳ vọng
mang tính lý trí.
38
Kinh tế học tân cổ điển nhận ra rằng rất khó giải thích mối quan
thoáng qua giữa tiền tệ và sản lượng. Kinh tế học dựa trên hành vi mới, với những
hành vi dựa trên lý trí hợp lý, đã sản sinh ra một mối quan hệ bền chặt giữa những
thay đổi trong cung tiền và thay đổi trong sản lượng.