Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

6 nguyen nhan co the lam hong ban sao luu cua ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.76 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>6 nguyên nhân có thể làm hỏng bản sao lưu của bạn</b>



Trong tuần trước, rất nhiều người đã cảm thấy ngỡ ngàng khi hay tin một công ty
lớn như Danger Inc. lại có thể mắc phải sự cố khá nghiệp dư đó là đánh mất dữ
liệu khách hàng của T-Mobile Sidekick.


Là một nhà quản trị hệ thống, bạn phải luôn đảm bảo được độ an toàn của các bản sao lưu.
Dưới đây là 6 nguyên nhân có thể gây hư hỏng hoặc mất mát cho các bản sao lưu của bạn.


<b>1, Dựa vào RAID</b>


Bạn đã có một quyết định khơn ngoan khi đảm bảo rằng dữ liệu công ty được lưu trên các đĩa
dôi dư. Những mảng đĩa sử dụng chuẩn RAID 1, 5 và 6 có thể tiếp tục hoạt động nếu một ổ đĩa
trục trặc. Điều này thật tuyệt vời, thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu hàng loạt ổ đĩa cùng gặp sự
cố vì những lý do như sụt điện, cháy nổ, lụt lội, hoặc lỗi người dùng? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu
dữ liệu bị hỏng hoặc vơ tình bị xóa mất? Quả thực RAID rất tuyệt về một mặt nào đó, nhưng nó
chưa đủ tin cậy để làm phương án sao lưu.


<b>2, Dựa vào các phương tiện gắn ngồi</b>


Bạn có ý định tận dụng những ổ đĩa gắn ngoài vừa rẻ vừa có dung lượng lớn để sao lưu hệ
thống? Đây khơng phải là một ý tưởng tồi nếu sau đó bạn cần rút ổ đĩa sao lưu ra và di chuyển
nó tới một vị trí thay thế.


Tuy nhiên, sẽ thật tệ nếu bạn cứ kết nối ổ đĩa sao lưu ấy với hệ thống thường xuyên. Hãy tưởng
tượng một ngày hệ thống của bạn bị virus tấn công hoặc bị hacker xâm nhập, toàn bộ dữ liệu
trên tất cả các ổ đĩa đang kết nối đều có thể bị xóa một cách dễ dàng. Giữ bản sao lưu của bạn ở
một nơi tránh xa hệ thống sẽ giảm thiểu nguy cơ bị mất toàn bộ dữ liệu chỉ vì một sự cố.


<b>3, Sao lưu on-site</b>



Sao lưu on-site là phương pháp sao lưu trong đó hệ thống và phương tiện sao lưu của bạn cùng
nằm ở một tòa nhà. Một số sự cố khiến bạn cần phải cầu viện tới các bản sao lưu có thể đồng
thời phá hủy luôn cả các bản sao lưu on-site của bạn, ví dụ như thiên tai hay hỏa hoạn từ những
căn phịng có nhiều thiết bị điện tử. Khơng lâu sau sự kiện ngày 11/09/2001, tơi có được nghe
giai thoại của một công ty hoạt động trong một tòa tháp và giữ các bản sao lưu dữ liệu trong tòa
tháp thứ hai. Đương nhiên, việc mất mát dữ liệu không phải là vấn đề tồi tệ nhất đối với công ty
này, thế nhưng mất sạch dữ liệu là cách nhanh nhất dẫn đến bờ vực phá sản.


<b>4, Không kiểm tra lại bản sao lưu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>5, Không tạo nhiều bản sao lưu dữ liệu</b>


Thực tế là hầu hết các phương tiện đều đáng tin cậy. Tuy nhiên, dù là ổ đĩa cứng, băng, hay ổ
đĩa quang cũng đều có thể bị hư hại hoặc hỏng hóc. Tiến hành sao lưu thường xuyên và luân
phiên các phương tiện lưu trữ là cách tốt nhất để đảm bảo việc một ổ đĩa gặp trục trặc không
thể làm hỏng cả công việc kinh doanh của bạn.


<b>6, Không sao lưu hệ thống trước khi thực hiện một thay đổi đáng kể</b>


Nếu bạn chuẩn bị tiến hành cập nhật một bản vá, hoặc nâng cấp phần mềm, hay nâng cấp phần
cứng, tốt nhất bạn nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện thay đổi. Thực hiện bất kỳ thay đổi
đáng kể nào như việc cập nhật hệ thống cũng có thể khiến cơ sở dữ liệu hệ thống bị hư hại hoặc
khiến hệ thống không thể khởi động được. Tốt nhất là hãy chuẩn bị sẵn sàng bằng cách tiến
hành sao lưu dữ liệu trước.


Hãy coi sự cố tại Danger là một bài học, bởi lẽ từ nay công ty này sẽ mất đi niềm tin từ khách
hàng, còn nhân viên quản trị hệ thống của họ thì có thể sẽ mất đi cơng việc của mình.


</div>

<!--links-->

×