Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Đặc điểm thực vật và bước đầu khảo sát số lượng nhiễm sắc thể của một số loài trong họ ráy (araceae) ở các tỉnh phía nam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.64 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ THU TRANG

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỐ LƢỢNG
NHIỄM SẮC THỂ CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG HỌ RÁY
(ARACEAE) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ THU TRANG

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỐ LƢỢNG
NHIỄM SẮC THỂ CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG HỌ RÁY
(ARACEAE) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM
Ngành: Dƣợc liệu - Dƣợc học cổ truyền
Mã số: 8720206
Luận văn Thạc sĩ Dƣợc học



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƢƠNG THỊ ĐẸP
TS. LƢU HỒNG TRƢỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng trình nào
khác.

Trần Thị Thu Trang


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Dƣợc học – Khóa: 2017-2019
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ BƢỚC ĐẦU KHẢO SÁT SỐ LƢỢNG NHIỄM SẮC THỂ
CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG HỌ RÁY (ARACEAE) Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM
TRẦN THỊ THU TRANG
Thầy hƣớng dẫn: PGS. TS. Trƣơng Thị Đẹp
TS. Lƣu Hồng Trƣờng
Mở đầu
Họ Ráy (Araceae) có khoảng 2500-3000 lồi thuộc 103 chi, phân bố trên toàn thế giới nhƣng tập
trung chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ này có 31 chi với khoảng 135 lồi,
trong đó có 26 loài thƣờng đƣợc sử dụng làm thuốc. Trên thế giới, các dữ liệu về họ Ráy khá
phong phú và đa dạng nhƣng phần lớn chủ yếu tập trung vào thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học. Nhiều tài liệu đã mơ tả về đặc điểm hình thái thực vật nhƣng phần lớn cịn khái qt và
thiếu hình ảnh do đó khó cho việc nhận biết và định danh cây. Thêm nữa, cấu tạo giải phẫu của
các bộ phận dùng làm thuốc nhƣ rễ, thân, lá là cơ sở để kiểm nghiệm dƣợc liệu và số lƣợng
nhiễm sắc thể thì chƣa đƣợc đề cập ở các tài liệu trong nƣớc. Đề tài này nghiên cứu về thực vật

học và số lƣợng nhiễm sắc thể của các loài thuộc họ Ráy nhằm góp phần cho việc định danh và
kiểm nghiệm dƣợc liệu bằng phƣơng pháp vi học.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tƣợng: Mẫu cây tƣơi của 13 loài khảo sát có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa đƣợc thu
hái ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam Việt Nam vào khoảng thời gian từ 08/2017
đến 08/2020.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích, mơ tả và chụp hình đặc điểm hình thái và giải phẫu. Xác
định tên khoa học của loài bằng cách so sánh các đặc điểm hình thái của cây khảo sát với các tài
liệu. Cắt ngang thân, lá và cuống lá bằng dao lam; nhuộm vi phẫu bằng phẩm son phèn và lục
iod. Thực hiện bột dƣợc liệu và mô tả các cấu tử của bột. Xử lý nhiễm sắc thể bằng colchicine và
nhuộm bằng orcein. Thực hiện đếm số lƣợng nhiễm sắc thể.
Kết quả và bàn luận
Chúng tôi đã thu thập đƣợc 13 lồi thuộc họ Ráy (Araceae), trong đó, có 6 lồi thuộc chi
Typhonium. Đã phân tích và định danh đƣợc 11 lồi, trong đó có 9 lồi có tác dụng làm thuốc
gồm:
Alocasia odora (Lindl.)
K.Koch,
Caladium
bicolor
(Ait.)
Vent,
Homalomena pendula (Blume) Bakh.f., Lasia spinosa (L.) Thwaites, Pistia stratiotes L., Pothos
scandens L., Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott, Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume,
Typhonium trilobatum (L.) Schott và 2 lồi chƣa ghi nhận đƣợc thơng tin làm thuốc là
Typhonium lineare Hett. & V.D.Nguyen và Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van.
Đặc điểm của họ Ráy (Araceae): Thân cỏ. Cụm hoa kiểu bơng mo, mang hoa đơn tính hoặc
lƣỡng tính. Hoa nhỏ, cấu tạo đơn giản. Vi phẫu thân, rễ có cấu tạo cấp 1. Rễ có nội bì đai
Caspary, số bó dẫn ít. Lá có tế bào biểu bì trên to hơn biểu bì dƣới. Bột dƣợc liệu thƣờng gặp là
bột thân rễ, chứa hạt tinh bột có hình dạng khác nhau. Chi Typhonium có thân rễ phù thành củ.
Mo gồm ống và phiến. Hoa đơn tính, trần. Vi phẫu rễ có số bó dẫn ít hơn 8; mơ mềm tủy rất ít

hoặc khơng cịn. Vi phẫu thân rễ và lá thƣờng có tinh thể calci oxalat hình kim tập trung thành
bó chứa trong các tế bào hình bầu dục to. Các đặc điểm hình thái của thân, lá, bông, mo và hoa
đƣợc sử dụng để định danh chi và loài ở họ Ráy. Trong trƣờng hợp thiếu hoa có thể kết hợp đặc
điểm giải phẫu của rễ, thân, lá nhƣ vị trí mơ dày, sự phân bố tinh thể calci oxalate, hình dạng vi
phẫu lá để góp phần định danh. Số lƣợng nhiễm sắc thể thực hiện đƣợc trên 8 loài: A. odora
(2n=28), H. pendula (2n=38), L. spinosa (2n=26), P. stratiotes (2n=28), T. flagelliforme
(2n=16), T. trilobatum (2n=18), T. lineare (2n=16) và T. thatsonense (2n=18). Đặc điểm này chỉ
góp phần nhận diện loài khi kết hợp với các đặc điểm hình thái và giải phẫu.
Kết luận
Chúng tơi đã khảo sát đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu (rễ, thân, lá), bột dƣợc liệu của 13
loài và số lƣợng nhiễm sắc thể của 8 loài trong họ Araceae. Từ những điểm khác biệt rõ về hình
thái, giải phẫu và số lƣợng nhiễm sắc thể giữa các loài thuộc chi Typhonium, bƣớc đầu đã xây
dựng khóa định lồi cho 6 loài khảo sát trong chi Typhonium.


Thesis for the degree of Master Pharm. – Academic year: 2017-2019
MORPHOLOGICAL ANATOMICAL CHARACTERISTICS AND THE FIRST STEP
OF SURVING THE CHROMOSOME NUMBERS OF SOME SPECIES IN ARACEAE
IN SOUTHERN PROVINCES OF VIETNAM
TRAN THI THU TRANG
Supervisor: Ph. D. Truong Thi Dep
Dr. Luu Hong Truong
Introduction
The Araceae has about 103 genus and 2500-3000 species distributed widespread but mainly of
tropical areas. In Vietnam, the Araceae has 31 genus and 135 species, of which 26 species have
medicinal effects. Around the world, the data on the Araceae family is quite rich and diverse, but
most of them focus on chemical composition and biological activity. Many documents have
described the morphological characteristics of plants, but most of them are general and lack of
images, making it difficult to recognize and identify plants. In addition, the anatomical structure
of medicinal part such as roots, stems, and leaves is the basis for herbal testing and the number

of chromosomes is not mentioned in national literature. This thesis researches on the botany and
chromosome number of species of the Araceae family to contribute to the plants identification
and testing of medicinal herbs by microscopic method.
Materials and methods
Materials: Fresh plants of 13 species with full parts: stems, leaves, flowers were collected in Ho
Chi Minh City and the southern provinces of Vietnam from 08/2017 to 08/2020.
Research methodology: Analyzing, describing and photographing morphological and anatomical
characteristics. The scientific names of species were determined by comparing morphological
characteristics of the survey plants with relying on the documents. Cutting roots, stems, leaves
and petioles with a razor; staining microsugery with carmine alum and iodine green dye.
Implementing pharmaceutical powder and descripting the constituents of the powder.
Chromosomal treatment with colchicine and staining with orcein. Perform a chromosome count.
Result and discussion
We collected 13 species of the Araceae,, of which there are 6 species of the Typhonium genus.
11 species have been analyzed and identified, of which 9 have medicinal effects including:
Alocasia odora (Lindl.) K.Koch, Caladium bicolor (Ait.) Vent, Homalomena pendula (Blume)
Bakh.f.,
Lasia spinosa (L.)
Thwaites,
Pistia stratiotes L.,
Pothos
scandens
L.,
Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott, Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume, Typhonium
trilobatum (L.) Schott and 2 species have not been recorded Typhonium lineare Hett. &
V.D.Nguyen and Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van.
Characteristics of the Araceae: Morphology: Herbs. Inflorescence is spadix. Inflorescence
consists of a spadix subtended by a spathe, Spadix bears bisexual or unisexual flowers. Flower is
small and has simple structure. Anatomy: Root, stem have primary structures. Root has a few
vascular bundles, endodermis with casparian strip. Leaves have larger upper epidermal cells than

the lower epidermis. Common medicinal powder is rhizome powder, containing starch granules
of different shapes. Characteristics of Typhonium genus: Morphology: Tuberous rhizomes.
Spathe has a short tube and a limb. Spadix bears unisexual flowers The perianth is absent.
Anatomy: Root has less than 8 vascular bundles, very little or no pith parenchyma. In rhizomes
and leaves’parenchyma contains the calcium oxalate raphides. Morphological characteristics of
stems, leaves, flowers, spathe, Spadix and flowers were used to identify genus and species in the
Araceae family. In the absence of flowers, the anatomical characteristics of roots, stems, and
leaves can be combined such as collenchyma location, calcium oxalate crystal distribution, and
shape of leaf’s transverse section to contribute to the plants identification. The number of
chromosomes is carried out in 8 species: A. odora (2n=28), H. pendula (2n=38), L. spinosa
(2n=26), P. stratiotes (2n=28), T. flagelliforme (2n=16), T. trilobatum (2n=18), T. lineare
(2n=16) và T. thatsonense (2n=18) This characteristic only contributes to species identification
when combined with morphological and anatomical characteristics.
Conclusion
We examined morphological characteristics, anatomical structure (roots, stems, leaves),
medicinal powder of 13 species and chromosome numbers of 8 species in the Araceae family.
From the differences in morphology, anatomy and chromosome number among species of the
genus Typhonium, a key to species identification was initially set up for 6 species surveyed in
the genus Typhonium.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY............................................................................3
1.1.1. Vị trí của họ Ráy (Araceae) trong hệ thống phân loại ..............................3
1.1.2. Số chi và số loài trong họ Ráy (Araceae)..................................................3
1.1.3. Đặc điểm thực vật của họ Ráy (Araceae) .................................................3
1.1.4. Phân loại họ Ráy (Araceae) dựa trên hình thái .........................................4

1.1.5. Đặc điểm giải phẫu của họ Ráy ................................................................5
1.1.6. Đặc điểm tế bào học của họ Ráy (Araceae) ..............................................7
1.1.7.Cơng dụng của một số lồi đƣợc sử dụng làm thuốc trong họ Ráy
(Araceae) .............................................................................................................9
1.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC CHI KHẢO SÁT ..............................................................11
1.2.1. Chi Alocasia (Schott) G. Don .................................................................11
1.2.2. Chi Caladium Vent. ................................................................................11
1.2.3. Chi Homalomena Schott .........................................................................12
1.2.4. Chi Lasia Lour. .......................................................................................12
1.2.5. Chi Pistia L. ............................................................................................12
1.2.6. Chi Pothos L. ..........................................................................................12
1.2.7. Chi Scindapsus Schott .............................................................................13
1.2.8. Chi Typhonium Schott .............................................................................13
Chƣơng II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................14
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................14
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................14
2.2.1. Thu thập mẫu...........................................................................................14
2.2.2. Làm tiêu bản thực vật khơ .......................................................................14
2.2.3. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm .......................................................15
2.3. HĨA CHẤT ...................................................................................................18
2.4. MÁY MĨC VÀ CƠNG CỤ SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU..............................19
2.5. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ ................................................................................19
Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................21


3.1. Alocasia odora (Lindl.) K.Koch ....................................................................22
3.1.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................23
3.1.2. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................24
3.1.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu ...........................................................................27
3.1.4.Số lƣợng nhiễm sắc thể ............................................................................27

3.2. Caladium bicolor (Ait.) Vent .........................................................................35
3.2.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................35
3.2.2. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................36
3.2.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu: ..........................................................................38
3.3. Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. .........................................................47
3.3.1. Đặc điểm hình thái: .................................................................................47
3.3.2. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................48
3.3.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu: ..........................................................................51
3.3.4. Số lƣợng nhiễm sắc thể ...........................................................................51
3.4. Lasia spinosa (L.) Thwaites ...........................................................................60
3.4.1. Đặc điểm hình thái: .................................................................................60
3.4.2. Đặc điểm giải phẫu: ................................................................................61
3.4.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu ...........................................................................64
3.4.4. Số lƣợng nhiễm sắc thể ...........................................................................64
3.5. Pistia stratiotes L. ..........................................................................................72
3.5.1. Đặc điểm hình thái: .................................................................................72
3.5.2. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................73
3.5.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu ...........................................................................76
3.5.4. Số lƣơng nhiễm sắc thể ...........................................................................76
3.6. Pothos scandens L..........................................................................................83
3.6.1.Đặc điểm hình thái ...................................................................................83
3.6.2.Đặc điểm giải phẫu...................................................................................84
3.6.3.Đặc điểm bột dƣợc liệu ............................................................................86
3.7. Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott ...........................................................92
3.7.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................92
3.7.2. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................93
3.7.3.Đặc điểm bột dƣợc liệu ............................................................................95
3.8. Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume .....................................................101



3.8.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................101
3.8.2. Đặc điểm giải phẫu................................................................................102
3.8.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu .........................................................................104
3.8.4. Số lƣợng nhiễm sắc thể .........................................................................104
3.9. Typhonium lineare Hett. & V. D. Nguyen ...................................................111
3.9.1.Đặc điểm hình thái .................................................................................111
3.9.2.Đặc điểm giải phẫu.................................................................................112
3.9.3. Số lƣợng nhiễm sắc thể .........................................................................114
3.10. Typhonium trilobatum (L.) Schott .............................................................119
3.10.1.Đặc điểm hình thái ...............................................................................119
3.10.2.Đặc điểm giải phẫu...............................................................................121
3.10.3.Đặc điểm bột dƣợc liệu ........................................................................123
3.10.4. Số lƣợng nhiễm sắc thể .......................................................................123
3.11. Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van .................................................130
3.11.1. Đặc điểm hình thái: .............................................................................130
3.11.2. Đặc điểm giải phẫu..............................................................................131
3.11.3. Số lƣợng nhiễm sắc thể .......................................................................133
3.12. Typhonium sp.1 ..........................................................................................138
3.12.1.Đặc điểm hình thái ...............................................................................138
3.12.2.Đặc điểm giải phẫu...............................................................................139
3.13. Typhonium sp.2. .........................................................................................146
3.13.1.Đặc điểm hình thái ...............................................................................146
3.13.2.Đặc điểm giải phẫu...............................................................................147
Chƣơng IV. BÀN LUẬN ........................................................................................154
4.1. Xác định tên khoa học ..................................................................................154
4.2. Đặc điểm chung của các loài khảo sát thuộc họ Ráy (Araceae) ..................155
4.2.1. Về hình thái ...........................................................................................155
4.2.2. Về giải phẫu ..........................................................................................156
4.2.3. Về bột dƣợc liệu ....................................................................................158
4.3. Đặc điểm của các loài khảo sát thuộc chi Typhonium .................................159

4.3.1. Về hình thái ...........................................................................................159
4.3.2. Về giải phẫu ..........................................................................................159
4.3.3. Đặc điểm khác biệt giữa 6 loài khảo sát trong chi Typhonium .............160


4.4. Đặc điểm về số lƣợng nhiễm sắc thể của các loài khảo sát thuộc họ Ráy
(Araceae) .............................................................................................................160
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................163
1.KẾT LUẬN ......................................................................................................163
2.KIẾN NGHỊ .....................................................................................................164
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................165


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí cắt vi phẫu ....................................................................................... 15
Hình 2.2. Các ký hiệu dùng để vẽ sơ đồ cấu tạo vi phẫu ........................................ 16
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái Alocasia odora (Lindl.) K.Koch ................................28
Hình 3.2. Đặc điểm giải phẫu rễ Alocasia odora (Lindl.) K.Koch ...........................29
Hình 3.3. Đặc điểm giải phẫu thân rễ Alocasia odora (Lindl.) K.Koch ...................30
Hình 3.4. Đặc điểm giải phẫu lá Alocasia odora (Lindl.) K.Koch ..........................31
Hình 3.5. Đặc điểm bột thân rễ Alocasia odora (Lindl.) K.Koch.............................32
Hình 3.6. Sơ đồ cấu tạo Alocasia odora (Lindl.) K.Koch. .......................................33
Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo Alocasia odora (Lindl.) K.Koch. .......................................34
Hình 3.8. Đặc điểm hình thái Caladium bicolor (Ait.) Vent ....................................40
Hình 3.9. Đặc điểm giải phẫu rễ Caladium bicolor (Ait.) Vent ..............................41
Hình 3.10. Đặc điểm giải phẫu thân rễ Caladium bicolor (Ait.) Vent .....................42
Hình 3.11. Đặc điểm giải phẫu cuống lá và bẹ lá Caladium bicolor (Ait.) Vent .....43
Hình 3.12. Đặc điểm giải phẫu lá Caladium bicolor (Ait.) Vent..............................44
Hình 3. 13. Đặc điểm bột dƣợc liệu Caladium bicolor (Ait.) Vent ..........................45
Hình 3.14. Sơ đồ cấu tạo Caladium bicolor (Ait.) Vent. ..........................................45

Hình 3.15. Sơ đồ cấu tạo Caladium bicolor (Ait.) Vent. ..........................................46
Hình 3.16. Đặc điểm hình thái của Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ............52
Hình 3.17. Đặc điểm giải phẫu rễ Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ..............53
Hình 3.18. Đặc điểm giải phẫu thân rễ Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ......54
Hình 3.19. Đặc điểm giải phẫu lá Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ..............55
Hình 3.20. Đặc điểm giải phẫu lá Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ..............56
Hình 3.21. Đặc điểm bột thân rễ Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ...............57
Hình 3.22. Sơ đồ cấu tạo Homalomena pendula (Blume) Bakh.f.. ..........................58
Hình 3.23. Sơ đồ cấu tạo Homalomena pendula (Blume) Bakh.f. ...........................59
Hình 3.24. Đặc điểm hình thái Lasia spinosa (L.) Thwaites ...................................68
Hình 3.25. Đặc điểm giải phẫu rễ Lasia spinosa (L.) Thwaites ...............................69
Hình 3.26. Đặc điểm giải phẫu thân rễ Lasia spinosa (L.) Thwaites ......................70
Hình 3.27. Đặc điểm giải phẫu lá Lasia spinosa (L.) Thwaites...............................71
Hình 3.28. Đặc điểm bột thân rễ Lasia spinosa (L.) Thwaites ................................72
Hình 3.29. Đặc điểm bột rễ, lá Lasia spinosa (L.) Thwaites ....................................70
Hình 3.30. Sơ đồ cấu tạo Lasia spinosa (L.) Thwaites. . ..........................................70
Hình 3.31. Sơ đồ cấu tạo Lasia spinosa (L.) Thwaites. ............................................71
Hình 3.32. Đặc điểm hình thái của Pistia stratiotes L. .............................................77
Hình 3.33. Đặc điểm giải phẫu rễ Pistia stratiotes L. ...............................................78
Hình 3.34. Đặc điểm giải phẫu thân Pistia stratiotes L. ...........................................79
Hình 3.35. Đặc điểm giải phẫu lá Pistia stratiotes L. ...............................................80
Hình 3.36. Đặc điểm bột dƣợc liệu Pistia stratiotes L. ............................................81
Hình 3.37. Sơ đồ cấu tạo của Pistia stratiotes L. ......................................................82
Hình 3.38. Đặc điểm hình thái Pothos scandens L. ..................................................87
Hình 3.39. Đặc điểm giải phẫu thân Pothos scandens L. .........................................88
Hình 3.40. Đặc điểm giải phẫu lá Pothos scandens L. .............................................89


Hình 3.41. Đặc điểm bột toan cây Pothos scandens L. ............................................90
Hình 3.42. Sơ đồ cấu tạo Pothos scandens L.. ..........................................................91

Hình 3.43. Đặc điểm hình thái của Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott ...............96
Hình 3.44. Đặc điểm giải phẫu thân Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott .............97
Hình 3.45. Đặc điểm giải phẫu lá Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott .................98
Hình 3.46. Đặc điểm bột lá Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott...........................99
Hình 3.47. Sơ đồ cấu tạo Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott.. ..........................100
Hình 3.48. Đặc điểm hình thái của Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume ........105
Hình 3.49. Đặc điểm giải phẫu rễ của Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume ...106
Hình 3.50. Đặc điểm giải phẫu thân rễ của Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume
.................................................................................................................................107
Hình 3.51. Đặc điểm giải phẫu lá của Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume ...108
Hình 3.52. Đặc điểm bột thân rễ Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume............109
Hình 3.53. Sơ đồ cấu tạo Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume.. .....................110
Hình 3.54. Đặc điểm hình thái Typhonium lineare Hett. & V.D.Nguyen ..............115
Hình 3.55. Đặc điểm giải phẫu rễ và thân rễ Typhonium lineare Hett.& V.D.Nguyen
.................................................................................................................................116
Hình 3.56. Đặc điểm giải phẫu lá Typhonium lineare Hett. & V.D.Nguyen ..........117
Hình 3.57. Sơ đồ cấu tạo Typhonium lineare Hett. & V.D.Nguyen. ......................118
Hình 3.58. Đặc điểm hình thái Typhonium trilobatum (L.) Schott .........................124
Hình 3.59. Đặc điểm giải phẫu rễ Typhonium trilobatum (L.) Schott ....................125
Hình 3.60. Đặc điểm giải phẫu thân rễ Typhonium trilobatum (L.) Schott ............126
Hình 3.61. Đặc điểm giải phẫu lá Typhonium trilobatum (L.) Schott ....................127
Hình 3.62. Đặc điểm bột thân rễ Typhonium trilobatum (L.) Schott ......................128
Hình 3.63. Sơ đồ cấu tạo Typhonium trilobatum (L.) Schott..................................129
Hình 3.64. Đặc điểm hình thái Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van.............134
Hình 3.65. Đặc điểm giải phẫu rễ và thân rễ Typhonium thatsonense Luu & H. T.
Van ..........................................................................................................................135
Hình 3.66. Đặc điểm giải phẫu lá Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van ........136
Hình 3.67. Sơ đồ cấu tạo Typhonium thatsonense Luu & H. T. Van.. ...................137
Hình 3.68. Đặc điểm hình thái Typhonium sp.1......................................................142
Hình 3.69. Đặc điểm giải phẫu rễ và thân rễ Typhonium sp.1 ................................143

Hình 3.70. Đặc điểm giải phẫu rễ và thân rễ Typhonium sp.1 ................................144
Hình 3.71. Sơ đồ cấu tạo Typhonium sp.1.. ............................................................145
Hình 3.72. Đặc điểm hình thái Typhonium sp.2......................................................150
Hình 3.73. Đặc điểm giải phẫu thân rễ và rễ Typhonium sp.2 ................................151
Hình 3.74. Đặc điểm giải phẫu lá Typhonium sp.2 .................................................152
Hình 3.75. Sơ đồ cấu tạo Typhonium sp.2.. ............................................................153
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lƣợng nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n và số lƣợng cơ bản của bộ nhiễm
sắc thể x của một số chi trong họ Ráy (Araceae) .................................................... 8
Bảng 3.1. Danh mục các loài cây khảo sát .............................................................. 20


ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Ráy (Araceae) là một họ lớn trong nhóm thực vật có hoa, với khoảng 2500-3000
lồi thuộc 103 chi, phân bố rộng khắp thế giới [49]. Ở Việt Nam, họ này có 31 chi;
với khoảng 135 lồi [6]; trong đó có 26 lồi thƣờng đƣợc sử dụng làm thuốc [15].
Một số loài đƣợc dùng làm thuốc phổ biến trong y học dân gian nhƣ: Bán hạ
(Typhonium trilobatum Schott) trị ho, nôn mửa [15], Ráy gai (Lasia spinosa (L.)
Thwaites) trị các bệnh về gan, đau mỏi xƣơng khớp, Thiên niên kiện (Homalomena
aromatic (Roxb.) Schott) trị các bệnh về xƣơng khớp, T hiên nam tinh (Arisaema
balansae Engl.) chữa buồn nôn, ho có đờm [16] …
Trên thế giới, các dữ liệu về họ Ráy khá phong phú và đa dạng, từ những nghiên
cứu toàn diện về họ Ráy trong “Genera of Araceae” (Boyce P.C., 1997) [41], số
lƣợng nhiễm sắc thể của các tông thuộc họ Ráy trong “Chromosome Variation in
Araceae” (Marchant C.J., 1970-1973) [36-40],…., đến công bố cụ thể về các chi
nhƣ Pothos, Alocasia,… và các loài trong họ nhƣ Scindapsus officinalis (Roxb.)
Schott [51], Pistia stratiotes L.[19],… nhƣng phần lớn chủ yếu tập trung vào thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học. Ngồi ra, gần đây cũng có thêm nhiều lồi mới
đƣợc ghi nhận và cơng bố bởi nhiều tác giả ở các quốc gia [34].
Ở Việt Nam, nhiều tài liệu đã mơ tả về đặc điểm hình thái của các loài thuộc họ Ráy

nhƣ: “Cây cỏ Việt Nam” (Phạm Hồng Hộ, 2000) [14], “Từ điển thực vật thơng
dụng” (Võ Văn Chi, 2004) [5], [6], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ
Tất Lợi, 2004) [16] nhƣng phần lớn cịn khái qt và thiếu hình ảnh, do đó sẽ khó
khăn cho việc nhận biết và định danh cây. Thêm nữa, đặc điểm giải phẫu của các bộ
phận dùng làm thuốc nhƣ rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt là cơ sở để kiểm nghiệm dƣợc
liệu về mặt vi học thì chƣa đƣợc đề cập ở các tài liệu trong nƣớc; cũng nhƣ chƣa có
tài liệu nào nghiên cứu về số lƣợng nhiễm sắc thể của các loài thuộc họ Ráy
(Araceae) ở nƣớc ta. Vì vậy, với mong muốn có đƣợc dữ liệu đầy đủ hơn của họ
Ráy (Araceae), đặc biệt là các lồi dùng làm thuốc để góp phần cho việc định danh
và kiểm nghiệm dƣợc liệu về mặt vi học, chúng tôi thực hiện đề tài:


“Đặc điểm thực vật và bƣớc đầu khảo sát số lƣợng nhiễm sắc thể của một số
loài trong họ Ráy (Araceae) ở các tỉnh phía Nam Việt Nam”.
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
Mục tiêu:
Khảo sát đặc điểm thực vật và số lƣợng nhiễm sắc thể của một số lồi trong họ Ráy
(Araceae) ở phía Nam Việt Nam, đặc biệt là các loài dùng làm thuốc để làm cơ sở
cho việc định danh và kiểm nghiệm dƣợc liệu bằng phƣơng pháp vi học.


Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY
1.1.1. Vị trí của họ Ráy (Araceae) trong hệ thống phân loại
Họ Ráy có tên khoa học là Araceae Juss. 1789 [1]. Theo hệ thống phân loại của
A.Takhtajan (2009) [49], vị trí của họ Ráy (Araceae) trong hệ thống phân loại của
thực vật có hoa nhƣ sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liliopsida)

Phân lớp Trạch tả (Alismatidae)
Bộ Ráy (Arales)
Họ Ráy (Araceae)
1.1.2. Số chi và số loài trong họ Ráy (Araceae)
Theo A. Takhtajan, họ Ráy có 103 chi với 2500-3000 loài, chủ yếu ở vùng nhiệt
đới, chỉ khoảng 10 chi xuất hiện ở vùng ôn đới của bắc bán cầu [49].
Theo tài liệu “Flora of China”, có khoảng 110 chi và hơn 3.500 loài, phân bố ở khắp
nơi trên thế giới ngoại trừ vùng cực và sa mạc khô hạn, mọc chủ yếu ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới; có 26 chi và 181 lồi (trong đó có 72 loài đặc hữu) ở Trung
Quốc [25].
Ở Việt Nam, theo Phạm Hồng Hộ (2000), có khoảng 27 chi và 129 lồi [14]. Theo
Nguyễn Văn Dƣ (2006), có 116 lồi thuộc 23 chi [10]. Theo Văn Hồng Thiện
(2017), họ Ráy ở phía Nam Việt Nam có 101 lồi, 1 phân lồi và 1 dạng [17]. Từ
năm 2006 đến nay, đã công bố có 13 lồi mới và 4 lồi ghi nhận mới cho họ Ráy ở
Việt Nam [17].
1.1.3. Đặc điểm thực vật của họ Ráy (Araceae)
Thân: Cỏ, sống nơi ẩm ƣớt, sống nhiều năm nhờ thân rễ phù thành củ (Khoai môn,
Khoai cao, Khoai sọ) hoặc thân rễ phát triển theo lối cộng trụ. Một số loài là dây leo
hay phụ sinh mang nhiều rễ khí sinh thịng xuống (Ráy leo, Trầu bà). Bèo cái là một
cỏ nổi trên mặt nƣớc. Lá: mọc chụm ở gốc thân rễ hay mọc cách trên thân cây. Lá


có hay khơng có cuống, bẹ lá phát triển. Phiến lá to, ngun hoặc xẻ sâu, có nhiều
dạng: hình tim, hình đầu tên hay hình dải hoặc xẻ sâu thành thùy hình lơng chim
hoặc hình chân vịt. gân lá có thể song song (Thạch xƣơng bồ) hoặc hình lơng chim
(Vạn thiên thanh) hay hình chân vịt (Khoai mơn). Cụm hoa: bơng mo khơng phân
nhánh. Trục cụm hoa có thể mang hoa khắp bề dài hoặc tận cùng bằng một đoạn bất
thụ và có màu (Bán hạ). Mo to, mềm, thƣờng có màu rực rỡ. Hoa: nhỏ, lƣỡng tính
hoặc đơn tính. Bao hoa: Hoa lƣỡng tính có bao hoa đủ, gồm 2 vòng, mỗi vòng 3 bộ
phận dạng lá đài; hoa đơn tính phần lớn là hoa trần. Bộ nhị: 2 vịng, mỗi vịng có 2

hoặc 3 nhị, thƣờng dính nhau ở đáy. Ở hoa đơn tính, số nhị nhiều khi giảm chỉ cịn 1
nhị. Bộ nhụy: thƣờng có 2-3 lá noãn, mỗi lá noãn chứa 1 hay nhiều noãn. Ở hoa đơn
tính, số lá nỗn hay giảm chỉ cịn một. Quả: mọng, hạt có nội nhũ [11], [49].
1.1.4. Phân loại họ Ráy (Araceae) dựa trên hình thái
Hiện nay trên thế giới, các khóa phân loại đến chi đƣợc đƣa ra trong tài liệu
“Genera of Araceae” [41] và khóa phân loại đến loài đƣợc đƣa ra trong tài liệu
“Flore Générale de L’Indo-Chine (Tome 6)” [53], “Flora of China”[24]. Ở Việt
Nam, khóa phân loại đến chi đƣợc đƣa ra trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” [14] và
khóa phân loại đến lồi đƣợc đƣa ra trong các tài liệu “Nghiên cứu phân loại họ Ráy
(Araceae Juss.) ở Việt Nam” [10], “ Xây dựng cây phả hệ cho họ Ráy (Araceae) ở
khu vực phía Nam Việt Nam dựa trên hình thái và marker phân tử” [17]. Tuy nhiên,
trong tài liệu “Flore Générale de L’Indo-Chine (Tome 6)” [53] và “Cây cỏ Việt
Nam” [14], Acorus đƣợc coi là 1 chi của họ Ráy (Araceae), nhƣng trong các tài liệu
cịn lại [17], [25], [41], nó đã đƣợc tách ra thành 1 họ riêng biệt là họ Xƣơng bồ
(Acoraceae).
Họ Ráy đƣợc chia thành 7 phân họ: Gymnostachydoideae, Orontioideae,
Pothoideae, Monsteroideae, Lasioideae, Calloideae, Aroideae dựa trên các đặc điểm
hình thái nhƣ: sự hiện diện của bộ phận sinh sản của hoa (hoa đơn tính/lƣỡng tính),
dạng sống (cây chồi ngầm/bán phụ sinh), bao hoa (có/khơng, rời/dính), số ơ của bầu
(1-2 hay 3 ô) [41].


Ở miền Nam Việt Nam, họ Ráy gồm có 4 phân họ: Lasioideae, Pothoideae,
Monsteroideae và Aroideae Trong đó, phân họ Lasioideae có 3 chi: Pycnospatha,
Cyrtosperma, Lasia; phân họ Pothoideae có 1 chi Pothos; phân họ Monsteroideae
có 4 chi: Anadendrum, Scindapsus, Epipremnum, Rhaphidophora; phân họ
Aroideae có 13 chi: Pistia, Schismatoglottis, Homalomena, Aglaonema,
Cryptocoryne,

Arisaema,


Remusatia,

Leucocasia,

Colocasia,

Alocasia,

Amorphophallus, Sauromatum, Typhonium. Các chi trên đƣợc phân loại về hình thái
dựa trên: dạng sống (cỏ nổi/dây bị hay leo/ thân khí sinh/ thủy sinh/ địa sinh), lá (có
sự mọc chụm không?, đơn/kép, phiến lá nguyên/xẻ thùy, gân bên hƣớng ra mép lá/
kết hợp với một gân gần mép lá), hoa (đơn tính, bơng nạc khơng đều/ lƣỡng tính,
bơng nạc đều), bao hoa (có/ khơng, rời/dính), mo (có phân biệt ống và phiến hay
khơng?, có rụng sớm (1 phần /hồn tồn) hay tồn tại, có phân biệt giữa phiến và ống
khơng?), bơng nạc (có phụ bộ khơng?, tự do/hợp sinh với mo, vị trí), nhị (dính/rời),
bầu (1-2 hay 3 ơ), số nỗn (1 hay nhiều), cách đính nỗn (vách, đáy, đỉnh) [14],
[17], [49]. Trong 21 chi trên, có 101 lồi đƣợc phân loại về hình thái dựa trên: dạng
sống, cuống lá, phiến lá (hình dạng, bề mặt, kích thƣớc, gốc phiến lá), bơng mo
(hình dạng, kích thƣớc, có cuống khơng?), mo (hình dạng, kích thƣớc, màu sắc),
bơng mo (vị trí, phân bố, sắp xếp trên bơng mo), phụ bộ (hình dạng, kích thƣớc),
nhị (kích thƣớc, cách mở của bao phấn), bầu (số ơ), đầu nhụy (hình dạng) [17].
1.1.5. Đặc điểm giải phẫu của họ Ráy
Ở Việt Nam chƣa có tài liệu nào mô tả đặc điểm giải phẫu của các lồi trọng họ
Ráy. Trên thế giới, có những nghiên cứu về giải phẫu học của họ Ráy nhƣ sau:
Tác giả Guy Deysson cho biết các loài trong họ Ráy thƣờng xuất hiện các loại mô
tiết khác nhau: tế bào tiết riêng lẻ (Acorus), ống tiết resin có 2-3 tế bào bìa
(Philodendron), ống nhựa mủ có đốt riêng lẻ (Arum, Calla) hoặc nối với nhau
(Colocasia). Mô cứng (ở khoảng gian bào) có dạng chữ T hoặc chữ H ở Monstera
[52].

Theo Mayo S.J. và cộng sự [41], đặc điểm giải phẫu của họ Ráy nhƣ sau:


- Vi phẫu rễ: Mô mềm vỏ thƣờng bao gồm các tế bào vách tƣơng đối mỏng, chƣa
tẩm gỗ. Trong nhiều loài thủy sinh hoặc bán thủy sinh và một số chi khác, có
khoảng gian bào lớn hiện diện, thƣờng gặp trong Amorphophallus, Anchomanes,
Calla, Colocasia, Dracunculus, Philodendron và Syngonium. Sợi mô cứng xuất
hiện trong khoảng gian bào ở các cơ quan của Monstera deliciosa, Rhaphidophora
decursiva và Scindapsus pteropodus (= Rhaphidophora pteropoda). Nhiều loại mô
tiết xuất hiện trong mô mềm vỏ. Nhiều tế bào chứa tinh thể calci oxalat cũng xuất
hiện trong vỏ rễ. Mô mềm vỏ bên trong thƣờng chứa các tế bào hẹp hơn, sắp xếp
thành các vòng đồng tâm với khoảng gian bào nhỏ hơn ở Amorphophallus,
Colocasia, Dieffenbachia, Homalomena, Philodendron, Scindapsus, Syngonium và
các chi khác. Vùng mô mềm vỏ bên trong của nhiều loài thuộc Monsteroideae và
một số Pothoideae chứa một bao mô cứng gồm một đến vài lớp sợi hoặc mơ mềm
hóa mơ cứng. Nội bì có đai Caspary có lẽ hiện diện trong rễ của tất cả các loài thuộc
họ Araceae. Đặc biệt ở những rễ khí sinh già, vách của nội bì trở nên dày hơn, do đó
che khuất đai Caspary. Trung trụ của rễ thuộc họ Araceae có sự sắp xếp xen kẽ,
xuyên tâm của gỗ và libe. Một số loài Epipremnum và Philodendron có bó gỗ hình
chữ V kẹp libe ở giữa. Mơ mềm tủy thƣờng hóa mơ cứng ở rễ già. Trụ bì có hiện
diện và mơ mềm tủy có thể có hoặc khơng có [41].
-Vi phẫu thân: Mơ mềm vỏ đƣợc phân cách với trung trụ bởi số lƣợng bó mạch ít
dày đặc hơn, và đôi khi bởi sự hiện diện của nội bì. Trong nhiều lồi thuộc
Monsteroideae, một số thuộc Pothoideae và các chi khác nhƣ Culcasia, Cercestis và
Philodendron, có một ranh giới mô mềm vỏ bên trong đặc biệt rõ ràng bởi vì các
bao mơ cứng của các bó mạch ngoại vi của trung trụ đƣợc hợp nhất cùng với nhau.
Trong nhiều loài của Monsteroideae, các lớp bên trong của mơ mềm vỏ cũng hóa
mơ cứng. Mơ mềm vỏ thƣờng bao gồm mơ mềm vách chƣa hóa gỗ với khoảng gian
bào nhỏ, ngoại trừ các chi thủy sinh nhƣ Calla và Montrichardia. Sợi mô cứng
thƣờng phát triển trong khoảng gian bào của phân họ Monsteroideae, chi Pothos và

Pothoidium. Nhiều loại mơ tiết hiện diện. Trung trụ của thân có mô mềm tủy và các


bó mạch phân tán khắp nơi. Mơ mềm tủy ít khi bị hóa mơ cứng ngoại trừ ở Pothos,
Pothoidium, Heteropsis [41].
-Vi phẫu lá: Lông đa bào xuất hiện rất nhiều trên lá và thân của một số loài
Homalomena, một số loài Schismatoglottis và ở Pistia. Thịt lá của họ Araceae chủ
yếu là dị thể, với mô mềm khuyết dày hơn bên dƣới mô mềm giậu. Các tế bào mô
mềm giậu nói chung ngắn, tƣơng đối rộng và có thể có phân nhánh, chẳng hạn nhƣ
trong Gonatopus. Các tế bào mô mềm giậu dài hẹp ít xuất hiện hơn đƣợc quan sát
thấy ở một số lồi Anthurium. Mơ mềm xốp bao gồm các tế bào dẹt phân nhánh
đƣợc sắp xếp theo từng lớp nhƣ trong Anthurium và Anubias [41].
Kumar Sundeep và cộng sự [32] đã khảo sát đặc điểm giải phẫu về lá, rễ của Pistia
stratiote và nhận thấy: Vi phẫu của lá có sự hiện diện của lơng che chở đa bào, bó
mạch, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mơ khí lớn và mơ dày. Vi phẫu của rễ có
vùng vỏ, tinh thể calci oxalat hình kim, mơ mềm chứa tinh thể hình cầu gai, khoảng
gian bào chứa khơng khí rộng ở vùng vỏ, nội bì bao quanh trụ bì, các bó mạch vịng
quanh tâm và vùng tủy nhỏ ở trung tâm [32].
Poonam Sethi đã phân tích đặc điểm hình thái, giải phẫu và khảo sát sơ bộ thành
phần hóa học của thân rễ Typhonium trilobatum (L.) Schott ở Ấn Độ, cho thấy có sự
hiện diện của bần, nhiều tinh bột và tinh thể calci oxalat hình kim [46].
1.1.6. Đặc điểm tế bào học của họ Ráy (Araceae)
Marchant C.J. (1970-1973) đã nghiên cứu và đƣa ra số lƣợng nhiễm sắc thể của một
số lồi đại diện cho các tơng Pothoeae, Calleae, Monstereae, Stylochitoneae [36],
Richardieae, Dieffenbachieae, Colocasieae [37], Philodendreae, Spathicarpeae,
Pistieae, Pythonieae [38], Areae [39], Acoreae, Oronteae, Spathiphylleae,
Anthurieae, Dracontieae, Lasieae [40] (44 chi, chiếm 35% tổng số chi trong họ)
thuộc họ Ráy trong tài liệu “Chromosome Variation in Araceae”. Trong đó, tơng
Pothoeae chỉ khảo sát 1 lồi Pothos aff. scandenti L. có 2n=24 dựa trên số lƣợng cơ
bản của bộ nhiễm sắc thể x = 6 hoặc 12 [36]. Tông Monstereae có 11 lồi đƣợc

khảo sát. Theo tác giả, tơng này dƣờng nhƣ có sự đồng nhất về mặt tế bào học đáng
kể với x=10 cho tất cả các loài đƣợc khảo sát, ngoại trừ Stenospermation Schott


[36]. Tơng Areae có 43 lồi đƣợc khảo sát. Tác giả cho rằng tông này dƣờng nhƣ
không đƣợc đặc trƣng bởi bất kỳ số lƣợng cơ bản của bộ nhiễm sắc thể nào, mặc dù
x = 7 và x = 13 xảy ra với tần số tƣơng đối cao. Các chi với hai số lƣợng cơ bản của
bộ nhiễm sắc thể này nhóm lại với nhau khá tốt trên cả hai nền tảng tế bào học và
phân loại học. Tuy nhiên, có những chi có số lƣợng cơ bản của bộ nhiễm sắc thể
không phù hợp, cụ thể là Humbertina, Typhonium, Biarum, Cryptocoryne và
Lagenandra [39]. Tơng Lasieae có hai trong bảy chi đƣợc nghiên cứu, tác giả chỉ ra
số lƣợng cơ bản của bộ nhiễm sắc thể x=13 [40].
Mayo S.J., Bogner J. và Boyce P.C. (1997) đã đƣa ra những đánh giá toàn diện về tế
bào học của họ Ráy trong tài liệu “The genera of Araceae” nhƣ sau: số lƣợng nhiễm
sắc thể giữa các chi trong họ Ráy (Araceae) có sự khác nhau rất lớn, từ 2n = 14
(Ulearum) đến 2n = 168 (Arisaema). Trong cùng một chi, số nhiễm sắc thể lƣỡng
bội có thể rất khác nhau, nhƣ trong Cryptocoryne (2n = 20 đến 2n = 132), hoặc
trong Arisaema (2n = 20 đến 2n = 168). Ngƣợc lại, một số chi có số lƣợng nhiễm
sắc thể lƣỡng bội rất ổn định. Ví dụ nhƣ Anthurium, chi lớn nhất trong họ, phần lớn
các lồi có số lƣợng nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n = 30. Sự phân bố và biến đổi về số
lƣợng nhiễm sắc thể trong các chi cho thấy số lƣợng nhiễm sắc thể đã tăng lên ở
một số chi tới mức cao (đa bội) và ở những chi khác thì đã giảm đi rất nhiều. Các
tơng tiến hóa nhất, chẳng hạn nhƣ Areae, Arisaemateae và Cryptocoryneae, có xu
hƣớng có số lƣợng nhiễm sắc thể cao nhất. Các chi nguyên thủy có số lƣợng nhiễm
sắc thể có xu hƣớng ít biến đổi hơn và khơng q cao cũng khơng q thấp. Ví dụ
nhƣ Pothos (2n = 24, 36) và Spathiphyllum (2n = 30, 60) [41].
Bảng 1.1. Số lƣợng nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n và số lƣợng cơ bản của bộ nhiễm
sắc thể x của một số chi trong họ Ráy (Araceae) [41]
Tên chi
2n

x
Pothos

24, 36

12

Scindapsus

60 (42, 56, 58, 64, 70, 112)

15

Lasia

26

13

Homalomena

38; 40, 80; 42

19, 20, 21


Typhonium

16; 18, 36, 54; 20; 26, 52, 65; >100


8, 9, 10, 13

Alocasia

28, 42, 56, 70, 84

14

Pistia

28

14

Caladium

22; 26; 28; 30; 32

13, 14, 15, 16

1.1.7. Cơng dụng của một số lồi đƣợc sử dụng làm thuốc trong họ Ráy
(Araceae)
* Ở Việt Nam, theo Phạm Hồng Hộ có khoảng 26 lồi đƣợc dùng làm thuốc [15],
theo Võ Văn Chi có khoảng 43 lồi làm thuốc [8], theo “Danh mục cây thuốc Việt
Nam” của Viện dƣợc liệu, có khoảng 45 lồi làm thuốc [18].
* Dƣợc điển Việt Nam mơ tả tóm tắt đặc điểm hình thái, xây dựng tiêu chuẩn để
kiểm nghiệm dƣợc liệu, cách chế biến, bảo quản, tính vị quy kinh, cơng năng chủ
trị, cách dùng, liều dùng của Bèo cái (Đại phù bình), Bán hạ nam (Củ chóc), Thiên
niên kiện [4].
* Cơng dụng của một số lồi đƣợc sử dụng làm thuốc trong họ Ráy (Araceae) nhƣ

sau:
- Bèo cái (Pistia stratiotes L.): chứa alkaloids, glycoside, flavonoid, steroid, vitamin
A, B, C, protein, axit amin thiết yếu, khống chất và có các hoạt tính sinh học nhƣ
kháng khuẩn, chống oxy hóa, giãn phế quản, chống ung thƣ, chống đông máu, thuốc
chống nấm, lợi tiểu, trị đái tháo đƣờng [19], [29]. Bèo cái đƣợc sử dụng trong y học
cổ truyền để điều trị giun đũa, giang mai, nhiễm trùng da, viêm họng, mụn nhọt, hen
suyễn, sốt, lao, chữa đái buốt, đái dắt và kiết lỵ ở nhiều quốc gia trên thế giới [3],
[8], [16], [25], [29].
- Củ chóc (Bán hạ ba thùy) (Typhonium trilobatum (L.) Schott): Các nghiên cứu
trên thế giới cho thấy trong cây chứa alkaloid, stigmasterol, steroid, terpenoids,
flavonoid, polyphenol [43], [46], lectin [20]… Bán hạ ba thùy đƣợc dùng trong y
học cổ truyền với tác dụng chống nôn mửa ở phụ nữ có thai, nơn mửa trong trƣờng
hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho có đờm, ho lâu ngày, hen suyễn, đau đầu hoa
mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trƣớng đầy. Dùng ngồi, lấy củ chóc tƣơi giã nát đắp
tại chỗ chữa mụn nhọt, sƣng đau [3], [16]. Ở Ấn Độ, ngƣời ta dùng củ làm thuốc


chữa trĩ và đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc [8]. Ngoài ra, dịch chiết ethyl
acetat và chloroform của T. trilobatum cịn cho thấy hoạt tính chống đái tháo đƣờng
[43].
- Bán hạ roi (Typhonium flagelliforme (Lodd.) Blume): Các nghiên cứu trên thế giới
cho thấy cây có hoạt tính kháng khuẩn và chống oxy hóa [23], [35] đồng thời cũng
có tác dụng đầy hứa hẹn trong việc ức chế sự tăng trƣởng của các tế bào ung thƣ
phổi, vú, tuyến tiền liệt và ruột kết [33], [35]. Bán hạ roi đƣợc dùng trong y học dân
gian ở nhiều nƣớc Đông Nam Á (đặc biệt là Malaysia), Trung Quốc, Ấn Độ để điều
trị các loại ung thƣ: vú, phổi, gan, trực tràng, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, tuyến tụy
và bệnh bạch cầu [35]. Ngồi ra, nó cịn dùng để trị mụn nhọt, ghẻ lở, các vết cắn
của trùng độc [8], ho, hen suyễn, làm dịu sƣng đƣờng hô hấp, chấn thƣơng, phù nề,
và chảy máu [35].
- Ráy gai (Lasia spinosa (L.) Thwaites): Thành phần hóa học chính đã đƣợc nghiên

cứu trong cây là alkaloid, carbohydrate, saponin, glycoside, tannin, hợp chất
phenolic và flavonoid. Cây có các hoạt tính dƣợc lý chính bao gồm chống giun sán,
kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, chống tiểu đƣờng, chống tăng lipid máu,
chống khối u [28], [31]. Theo kinh nghiệm nhân dân, ráy gai thƣờng đƣợc dùng
chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lƣng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, các bệnh
về gan, di chứng do sốt rét [14], phế nhiệt, nƣớc tiểu vàng đỏ, các cơn đau thắt [2],
viêm khớp dạng thấp, táo bón, thanh lọc máu, nhiễm giun [31], trị bệnh trĩ, sƣng
vú, cao huyết áp, chó dại cắn [7] ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Dây bá (Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott): Quả gọi là Gajpeepal có các hoạt
tính dƣợc lý gồm chống oxy hóa, chống đái tháo đƣờng, chống viêm, giảm đau,
chống histamin, kháng khuẩn [47]. Dây bá đƣợc sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ để chữa
rối loạn cƣơng dƣơng, bệnh đƣờng hô hấp (ho, viêm phế quản, viêm họng và hen
suyễn), nhiễm giun, kiết lỵ, bệnh thấp khớp và tiêu chảy. Nó cũng đƣợc sử dụng
nhƣ thuốc hạ đƣờng huyết (thân cây và quả), kìm tế bào và kháng khuẩn [22]. Toàn
bộ cây S. officinalis đƣợc sử dụng ở Trung Quốc để điều trị chấn thƣơng, gãy


xƣơng, viêm phế quản, ho gà và ung thƣ [51]. Ở nƣớc ta, dân gian thƣờng dùng lá
giã vắt lấy nƣớc uống, bã đắp trị rắn cắn [8].
- Ráy leo scandens (Pothos scandens L.): Dịch chiết Po. scandens có tác dụng
chống oxy hóa, hạ sốt, chống tiểu đƣờng [27], làm lành vết thƣơng, chống ung thƣ,
ức chế hyaluronidase, ức chế giải phóng histamin, sát trùng, chống viêm [44],
kháng khuẩn, chống ung thƣ, giãn phế quản [24] và đƣợc dùng chữa co giật, động
kinh, hen suyễn, tiêu chảy, ung thƣ, thủy đậu, bong gân và gãy xƣơng, rắn cắn [7],
[45].
- Ráy bạc hà (Alocasia odora (Lindl.) K. Koch): có tác dụng làm mát gan, tẩy độc
đặc biệt đối với những ngƣời chức năng gan yếu, uống nhiều rƣợu hoặc ngộ độc
rƣợu, gout, bí tiểu, chữa tê thấp, nhức mỏi chân tay, làm giảm bỏng rát, chữa mụn
nhọt, trị cảm, chữa sốt rét, ngứa lở, chữa bọ cạp cắn, chữa xung huyết da, đau khớp
[9].

- Môn đốm (Caladium bicolor (Ait.) Vent.): dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau
nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, ngƣời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt
cao ngất lịm, phổi sƣng sinh ho. Dùng ngoài trị nhọt độc sƣng đỏ [8].
- Thiên niên kiện lá to (Homalomena gigantea Engl.): dùng trị sốt cao, lao phổi, ho
ra máu, viêm nhánh khí quản, cúm, cảm mạo, phong thấp đau nhức xƣơng, mụn
nhọt sƣng lở. Khơng dùng cho phụ nữ có thai [7].
1.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC CHI KHẢO SÁT
1.2.1. Chi Alocasia (Schott) G. Don
Cây thảo lớn có thân dày và nạc. lá rộng, dạng kim hay hình khiên. Cụm hoa thơm,
có mo dạng ống bao bọc. Bông ngắn hơn mo, mang từ đỉnh xuống gốc các hoa đực,
các hoa trung tính và các hoa cái. Bầu 1 ô. Quả màu đỏ, thƣờng chỉ chứa 1 hạt [6],
[25].
Gồm 70 loài của vùng Ấn Độ - Mã Lai. Ở nƣớc ta có 11 lồi [6].
1.2.2. Chi Caladium Vent.
Cây thảo sống lâu, có gốc rễ dạng củ. Lá hình mũi tên hay hình khiên, có khi hình
mác thn, và khơng hình khiên với cuống dài, có màu sắc thƣờng sặc sỡ, rất biến


đổi, ít khi trong suốt. Hoa thơm, khơng bền; mo trắng, cuốn tổ sâu; bông mo ngắn
hơn mo, mang hoa đơn tính, hoa đực ở ngọn, hoa cái ở gốc, phân tách nhau bởi
những phần trung tính. Quả dạng quả mọng, với 1 hay 2 ơ [6], [25].
Gồm 7 lồi ở Châu Mỹ, đƣợc trồng ở nhiều nơi. Do trồng trọt mà có nhiều giống
trồng. Ở nƣớc ta có 1 loài [6].
1.2.3. Chi Homalomena Schott
Cây thảo sống nhiều năm. Lá hình ngọn giáo hay hình tim; gân bên xếp hình lơng
chim, đơn hay hơi dính vào nhau. Hoa đực và hoa cái xếp kề nhau trên cùng một
bông mo, hoa đực ở trên, hoa cái ở dƣới, khơng có bao hoa. Nhị rời nhau. Bầu có 3
hay 4 ơ và bao quanh bởi các nhị lép. Mo thƣờng tồn tại [5], [25].
Gồm 140 loài nhiệt đới Châu Á và Châu Mỹ. Ở nƣớc ta, có 6 lồi; một số lồi đƣợc
trồng làm cảnh, nhiều loài là cây thuốc [5].

1.2.4. Chi Lasia Lour.
Cây thảo có gai. Lá hình bàn đạp – xẻ lơng chim. Mo dài và vặn; đồng tính từ dƣới
tới đỉnh, hoa đều giống nhau và sinh sản, lƣỡng tính. Bao hoa 4-6 mảnh; nhị 4-6;
bầu 1 ơ chứa 1 nỗn [5], [25].
Có 3 lồi ở vùng Ấn Độ-Mã Lai. Ở nƣớc ta có 1 lồi [5].
1.2.5. Chi Pistia L.
Cây thảo sống lâu năm, thủy sinh. Lá nhỏ, mọc thành hình hoa thị thƣa; phiến
nguyên, hình nêm dạng bay; có lơng nhƣ nhung ở mặt trên, xanh lục ở mặt dƣới.
Hoa đơn tính, khơng có bao hoa và mang bởi những mo nhỏ; các hoa đực nhỏ, mọc
vịng, có 2 nhị, các hoa cái đơn độc, có bầu nghiêng, 1 ơ nhiều nỗn. Quả mọng [5],
[25].
Chỉ có 1 lồi phân bố ở các vùng nóng trên thế giới [5].
1.2.6. Chi Pothos L.
Cây leo dạng cây nhỡ thấp. Lá có phiến có đốt trên cuống lá phình ra, xếp thành 2
hàng dọc theo các nhánh. Cụm hoa bông mo ở nách lá. Mo có hình dạng thay đổi
đồng trƣởng hoặc khơng có; bơng mo nở hoa từ trên xuống dƣới. Hoa đực có 6 nhị.
Bầu có 3 ơ, mỗi ơ 1 noãn [5], [25].


Gồm 50 loài ở nhiệt đới cựu lục địa. Ở nƣớc ta, có 13 lồi [5].
1.2.7. Chi Scindapsus Schott
Dây leo cao. Cụm hoa bông mo không cuống, mo mau rụng. Bầu có 1 ơ mang 1
nỗn ở gốc. Quả tập hợp cạnh nhau thành khối. Hạt khơng có phơi nhũ [5], [25].
Gồm tới 40 lồi phân bố ở Đơng Nam Á, vùng Mã Lai đến Braxin. Ở nƣớc ta có 5
lồi; 1 lồi đã biết cơng dụng [5].
1.2.8. Chi Typhonium Schott
Cây thảo sống nhiều năm nhờ có rễ củ lớn. Lá đơn, hình tim hay có 3 thùy; gân bên
thơng vào nhau tạo thành gân mép. Cụm hoa bông mo, trục bơng khơng đều; hoa
cái ở phía dƣới, hoa đực ở phần trên và ở phía ngọn có phần khơng sinh sản. Hoa
trần. Hoa đực có nhị rời nhau [5], [12], [25].

Gồm 30 loài phân bố ở vùng Ấn Độ-Mã Lai. Ở nƣớc ta, có 8 lồi [5], [12].


Chƣơng II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là mẫu cây tƣơi của 13 lồi thuộc họ Ráy (Araceae) có đầy
đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa đƣợc thu hái từ cây trồng hay mọc hoang.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thu thập mẫu
Sau khi tham khảo các tài liệu về sự phân bố của các lồi thuộc họ Ráy (Araceae),
chúng tơi tiến hành thu thập mẫu.
+ Địa điểm thu mẫu nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh nhƣ Bà Rịa –
Vũng Tàu, An Giang, Đắklắk.
+ Mỗi loài khảo sát, thu hái 3-5 cây khác nhau trong cùng một vùng phân bố, có đầy
đủ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, đặc biệt chú ý thu thập các bộ phận đƣợc sử dụng
làm thuốc.
2.2.2. Làm tiêu bản thực vật khô
- Ép mẫu và làm khô: Mẫu cây sau khi thu về phịng thí nghiệm, để hơi héo, ép
bằng giấy dễ thấm (giấy báo) và cột vào khung ép, đem phơi ở nơi khơ thống.
- Bảo quản mẫu: Mẫu cây sau khi ép khô đƣợc phun dung dịch HgCl2 3% trong cồn
70o, 10-15 phút, sau đó đem phơi khơ lại.
- Trình bày mẫu: Dùng chỉ khâu mẫu cây vào bìa cứng 28 × 42 cm, dán nhãn có
kích thƣớc 8 × 13 cm. Nội dung nhãn dựa theo nhãn của các tiêu bản thực vật khô
đƣợc lƣu trữ tại Viện Sinh học Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh.
- Lƣu trữ mẫu: Các tiêu bản thực vật khơ đều có số hiệu mẫu và đƣợc lƣu tại Bộ
môn Thực vật, Khoa Dƣợc- Đại học Y Dƣợc TP.Hồ Chí Minh. Số hiệu mẫu là chữ
viết tắt in hoa của tên Việt Nam của cây kèm theo ngày, tháng và năm thu mẫu,.



×