Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGUYỄN PHÚC ÁNH NỔI DẬY ÐÁNH TÂY SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.07 KB, 6 trang )

Quách Tấn, Quách Giao
Nhà Tây Sơn
NGUYỄN PHÚC ÁNH NỔI DẬY
ÐÁNH TÂY SƠN

Vua Thái Ðức về già khơng có ý chí chiến đấu, những văn quan võ tướng có
tài số qua đời, số về vườn, số theo Vua Quang Trung, số còn lại tuổi cũng đã
cao, tài cũng đã tận. Lớp người mới khơng có người đủ tài kinh bang tế thế.
Vì vậy thế nước vừa nổi lên cao lần lần xuống thấp, để rồi tàn.
Ðông Ðịnh Vương chỉ là một người có đức độ, khơng có tài trị nước n
dân. Những nhân tài ở Quy Nhơn vào phò tá chết lần, về hưu gần hết... Mà
Gia Ðịnh lại đất rộng dân thưa, Vương không thể nào nắm vững được vây
cánh. Nhà Nguyễn nhân đó chiếm đóng nhiều nơi hiểm yếu và thỉnh thoảng
kéo binh đánh phá quân Tây Sơn. Trong xứ mất an ninh, lòng người ly tán.
Nguyễn Phúc Ánh ở Xiêm La dị biết được tình hình, tháng 7 năm Ðinh Mùi
(1787) đem cung quyến xuống thuyền về nước.
Nguyễn Phúc Ánh được vây cánh cũ kéo quân ra giúp. Quân thế khá vững.
Tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham chống khơng lại, bỏ thành Sài Cơn sang
đóng ở Ba Thắc. Ðông Ðịnh Vương chạy về Quy Nhơn chịu tội cùng anh,
rồi trở lên Kiên Mỹ thăm cố hương. Từ ấy biệt tích.
Nguyễn Phúc Ánh chiếm được Sài Cơn tháng 8 năm Mậu Thân (1788).
Phạm Văn Tham cầm cự cùng quân Nguyễn Phúc Ánh cho đến mùa xuân
năm Kỷ Dậu (1789). Ðã đuối sức mà không thấy binh Quy Nhơn vào cứu.


Phạm đem binh xuống thuyền, định ra bể về Quy Nhơn. Nhưng bị quân
Nguyễn Phúc Ánh chận lại, phải trở lui Ba Thắc. Lâu ngày hết cả lương
thực, Phạm đầu hàng và bị giết.
Từ ấy Gia Ðịnh thuộc về Nguyễn Phúc Ánh.
Làm chủ đất Gia Ðịnh rồi, Nguyễn Phúc Ánh một mặt lo sửa sang việc
nước, một mặt nhờ Giám mục Bá Ða Lộc (Evêque dAdran) đem Hoàng tử


Cảnh sang Pháp xin cầu viện để đánh Tây Sơn. Ðược quân Pháp do Giám
mục Bá Ða Lộc và Hoàng tử Cảnh rước về với hai chiếc tàu đồng do
Chaigneau tục gọi là Nguyễn Văn Thắng, chỉ huy, và tàu Phụng do Vannier,
tục gọi là Nguyễn Văn Chấn, điều khiển cùng một số tướng tá như Dayot
(Dat-do), Olliver (Ô-ly-vi-ê), De Forcant (Ðờ Phot-xăng)... phò tá, quân lực
của Nguyễn Phúc Ánh mỗi ngày mỗi thêm sung thiệm hùng cường.
Sau một năm chuẩn bị, tháng tư năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Phúc Ánh
sai Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Câu... đem thủy lục quân ra đánh
Tây Sơn ở Bình Thuận. Binh Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn chống cự kịch
liệt, không tiến quân nổi, sau ba tháng giao tranh, phải rút về Gia Ðịnh.
Nguyễn Phúc Ánh nhận thấy mỗi năm bắt đầu từ tháng 3 có gió mùa thổi từ
Nam ra Bắc, nên quyết định lợi dụng chiều gió để tấn cơng Quy Nhơn. Cho
nên người đương thời gọi những trận Nguyễn Phúc Ánh kéo quân đánh Tây
Sơn là giặc mùa.
Năm Nhâm Tý (1792 gió Nam vửa bắt đầu thổi, Nguyễn Phúc Ánh liền sai
Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành cùng hai người Pháp là Nguyễn
Văn Phấn (Dayot), Nguyễn Văn Chấn (Vannier) đem chiến thuyền ra đánh
Quy Nhơn. Quân nhà Nguyễn kéo vào cửa biển Thị Nại.
Cửa biển Thị Nại tức là cửa biển Quy Nhơn. Phía đơng có dãy núi Phương
Mai, phía tây có dãy núi Nhạn Châu tục gọi là Gành Ráng, làm cánh che. Từ
thời Chiêm Thành đến đời Tây Sơn, cửa Thị Nại ln ln có qn phịng


ngự. Vua Thái Ðức lại cho xây pháo đài ở hai dãy núi, và đặt đại bác ở trên
núi bắn xuống mỗi khi bị giặc tấn công.
Nhưng lúc bấy giờ gió nam thổi mạnh, Binh Nguyễn dùng hỏa cơng đốt phá
thủy trại Tây Sơn. Bị đánh thình lình lại có sức gió lửa q mạnh, binh Tây
Sơn khơng chống nổi phải bỏ Thị Nại chạy về Quy Nhơn. Quân Nguyễn đổ
bộ, nhưng liền bị quân Tây Sơn từ Quy Nhơn kéo xuống đánh, phải rút lui.
Ở Phú Xuân, Vua Quang Trung (lúc bấy giờ còn sống) được tin quân

Nguyễn kéo đánh Quy Nhơn, nổi giận liền chuẩn bị đại binh vào tận diệt nhà
Nguyễn. Trần Quang Diệu đi đường Lào xuống đơng Miên có tướng Miên O
Nha Long hưởng ứng, cịn nhà vua thì đem thủy binh vào cửa Cần Giờ. Trên
đánh xuống, dưới đánh lên, mặt núi mặt biển đều bị bao vây. Nguyễn Phúc
Ánh khơng cịn lối thốt. Một mặt Vua Quang Trung tin cho Vua Thái Ðức
biết dự định của mình để hai bên cùng tiến vào bao vây tiêu diệt toàn bộ lực
lượng Nguyễn Phúc Ánh, một mặt gởi cho nhân dân Quảng Nam, Quảng
Nghĩa, Quy Nhơn bài hịch kêu gọi mọi người hăng hái tham gia cuộc tấn
cơng sắp tới.
Bài hịch đại khái nói rằng:
Qn Tây Sơn đã lập được không biết bao nhiêu chiến công oanh liệt. Diệt
quân Xiêm La, thắng quân Mãn Thanh. Bao phen đánh qn nhà Nguyễn
khơng cịn mảnh giáp phải chạy ra cầu viện nước ngoài. Nay Nguyễn Phúc
Ánh rước quân Pháp về phá rối nước nhà, vâng mệnh đức Hoàng Huynh, ta
chuẩn bị một đạo thủy bộ hùng binh, sẽ thân hành kéo vào Nam diệt giặc.
Giặc nhà Nguyễn chỉ là bè củi mục. Quân Tây Sơn sẽ thu hồi đất Gia Ðịnh
trong nháy mắt.
Lại khuyên nhân dân không nên sợ bọn người Tây Dương. Chúng chỉ là
nhứng xác chết. Những chiếc tàu đồng, những khinh khí cầu của chúng
khơng có gì đáng sợ...


Tin Vua Quang Trung sẽ tấn công vào Gia Ðịnh làm cho nhân dân miền
Nam phấn khởi, làm cho Vua tôi nhà Nguyễn và bọn Pháp vô cùng lo sợ.
Nhưng cuộc hành binh khơng thực hiện được, vì đương mùa gió nam,
thuyền đi vào bất lợi, nhất là tại khúc đường đi ngang qua bán đảo Triều
Châu tại Quy Nhơn. Nơi đây tại Eo Vược gió thổi mạnh gấp ba gấp bốn gió
ngồi khơi, gọi là nam lị. Ghe thuyền gặp lúc nam lị thổi thì khó tránh khỏi
tai nạn. Cho nên khách hàng hải có câu:
Cha chết khơng lo

Hỏi thăm nam lò thổi dịu hay săng
Giáo sĩ Le Labouse gởi thư cho bạn, có đoạn rằng:
Tháng 2 năm 1792, chúng tôi phải rời bỏ con chiên để tránh quân địch Tây
Sơn. Họ sẽ kéo đến vài chục ngàn người, do đường Lào tiến vào Cao Miên.
Người Cao Miên cũng dự tính theo họ nữa. Nguyễn Huệ sẽ đem hải quân
ngăn chặn các cửa biển Nam Kỳ. Nếu dự định này được thi hành thì nhà vua
và chúng tơi chỉ còn chờ chết. Nhưng nhờ ơn trên, dự định này không thấy
thi hành. Chắc quân Tây Sơn e ngại các chiến hạm của người Âu Châu đóng
đầy sơng Sài Gịn do việc bn bán....
Vua Quang Trung đợi sang thu, gió đông bắc thổi sẽ xuất chinh nhưng rủi bị
cảm rồi băng. Vua Quang Trung băng, các nhà truyền giáo Kitô mừng.
Nguyễn Phúc Ánh càng mừng.
Tháng 3 năm Quý Sửu. Nguyễn Phúc Ánh để Hoàng tử Cảnh ở lại giữ Gia
Ðịnh với Giám mục Bá Ða Lộc, sai Tôn Thất Hội cùng Nguyễn Văn Thành
và Nguyễn Huỳnh Ðức đem bộ binh ra đánh Bình Thuận, cịn mình cùng Võ
Tánh và Nguyễn Văn Trương đem thủy binh đi đánh mặt bể.
Binh của Tơn Thất Hội đến Bình Thuận bị binh của Nguyễn Quang Huy
chận đánh, không tiến nổi.
Thủy binh của Nguyễn Phúc Ánh vào cửa bể Nha Trang, đi ngược dòng


sông Cù, kéo lên đánh Diên Khánh. Quân Tây Sơn chận đánh tại bến
Trường Cá làng Phương Sài. Hai bên kịch chiến. Thuyền chìm người chết
đầy cả khúc sơng. Cuối cùng quân Tây Sơn không chịu nổi sức súng của
Pháp phải tan rã. Nguyễn Phúc Ánh kéo lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn bỏ
thành về Quy Nhơn.
Thừa thắng Nguyễn Phúc Ánh đánh thẳng ra Phú Yên. Thành Phú Yên cũng
bị thất thủ sau mấy ngày chiến đấu anh dũng.
Diên Khánh bị thất thủ, quân Bình Thuận mất hậu thuẫn, Nguyễn Quang
Huy bị quân Tôn Thất Hội đánh thua, kéo quân chạy về Quy Nhơn chận

quân Nguyễn.
Tôn Thất Hội chiếm được Bình Thuận thì liền được thư của Nguyễn Phúc
Ánh bảo tiến binh ra hội với Thủy Sư ở Phú Yên để hai mặt cùng ra đánh
Quy Nhơn.
Thủy binh Nguyễn Phúc Ánh vào cửa Thị Nại. Vua Thái Ðức sai Thái tử
Nguyễn Bảo đem binh chống cự. Nguyễn Phúc Ánh mật sai Võ Tánh đem
binh lẻn đi hội với toán quân Tôn Thất Hội. Nguyễn Văn Thành đánh tập
hậu. Nguyễn Bảo bị đánh hai mặt, không chống nổi phải rút quân về thành
Quy Nhơn. Quân Nguyễn Phúc Ánh kéo lên đánh thành Quy Nhơn.
Liệu thế không chống cự nổi, Vua Thái Ðức sai sứ ra Phú Xuân cầu viện.
Vua Cảnh Thịnh sai Thái Úy Phạm Công Hưng, Hộ Giá Nguyễn Văn Huấn,
Ðại Tư Lộ Lê Trung và Ðại Tư Mã Ngô Văn Sở đem 17.000 bộ binh và 80
thớt voi đi đường bộ, lại sai Ðại Thống lĩnh Ðặng Văn Chân đem 30 chiến
thuyền đi đường bể, cả hai đạo vào cứu Quy Nhơn.
Nguyễn Phúc Ánh nhận thấy viện binh hùng hậu, không thể chống nổi, liền
rút đại binh về Diên Khánh.
Quân nhà Nguyễn rút ra khỏi Quy Nhơn, Vua Thái Ðức mở cổng thành đón
binh Phú Xn. Phạm Cơng Hưng vào thành truyền giải giáp quân Thái Ðức


và sai quân chiếm giữ các kho tàng, Ngô Văn Sở can không được.
Vua Thái Ðức uất ức thổ huyết mà chết. Vua Thái Ðức ở ngôi được 16 năm
(1778-1793) thọ 52 tuổi. Ngự cốt được đưa về an táng trong vùng núi Tây
Sơn .
Vua Cảnh Thịnh phong cho Thái tử Nguyễn Bảo là Hiến Công, cho ăn lộc
một huyện, gọi là Tiểu Triều, dinh đóng tại lỵ sở Tuy Viễn, bà chánh cung
họ Trần đem hai người con nhỏ là Văn Ðức và Văn Lương về sống nơi quê
hương Kiên Mỹ để được gần gũi lăng Vua, cho tiện việc hương khói.
Các đại thần của Vua Thái Ðức, nhờ Ngô Văn Sở can thiệp, khỏi bị hại.
Phần nhiều lấy cớ tuổi già sức yếu xin về sống cùng vườn ruộng, một số ở

lại làm việc, vì bảo rằng Vua Thái Ðức hay Vua Cảnh Thịnh cũng đều là
người của đất Tây Sơn.
Vua Cảnh Thịnh để Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn ở lại trấn thủ Quy
Nhơn. còn Phạm Văn Hưng, Ngơ Văn Sở, Ðặng Văn Chân cùng các tướng
phị Vua Thái Ðức đều rút về Phú Xuân. Sau đó những quan văn quán Quy
Nhơn cũng bị đưa đi phục vụ ở các nơi khác và đưa những người ở nơi khác,
nhất là người Phú Xuân vào giữ những chức vụ quan trọng ở phủ huyện Quy
Nhơn.



×