Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ MÁY PHÂN LOẠI TRÁI CÂY TỰ
ĐỘNG

Người hướng dẫn: ThS. CHÂU MẠNH LỰC
Sinh viên thực hiện: PHẠM NGUYÊN DANH
NGUYỄN VIẾT ANH TÀI

Đà Nẵng, 2019


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập Quốc tế. Đó là một thuận lợi
nhưng cũng khơng ít khó khăn. Trong nhiệm vụ mới, việc đẩy mạnh phát triển công
nông nghiệp được coi là vấn đề chiến lược, đặc biệt ngành Cơ khí chế tạo máy rất được ưu
tiên phát triển.
Nền cơng nghiệp hiện đại ngày càng phát triển các máy móc liên tục được phát minh
giúp cho con người làm việc hiêu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Trong ngành nông, máy phân loại trái cây được tạo ra như một công cụ tất yếu giúp cho
con người thực hiện cơng việc dễ dàng, an tồn và mang lại hiệu suất cao. Nhu cầu sử
dụng của con người ngày càng nhiều nhưng trên thị trường chưa xuất hiện nhiều máy
phân loại trái cây giúp người nông dân tiết kiệm cơng sức và thời gian. Nếu có thì rất đắt
và cồng kềnh.


Hệ thống phân loại và rửa trái cây là sản phẩm có nhiều tính năng tích hợp, đa năng có
khả năng hoạt động hiệu suất cao và ổn định. Kích thước máy nhỏ gọn được lắp với 4 bánh

C
C

R
L
T

xe nên cho phép di chuyển máy dễ dàng tại các khu làm việc. Nhờ sử dụng các thiết bị máy
móc vào cơng việc, nên hệ thống có thể rút ngắn đáng kể thời gian thu hoạnh đánh giá,
cũng như tăng năng suất hiệu quả làm việc.

U
D


LỜI NĨI ĐẦU

Trước hết, nhóm chúng em xin gửi tới tồn thể các thầy khoa Cơ Khí lời chúc sức khỏe,
lời cảm ơn sâu sắc nhất. Với sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình chu đáo của quý
thầy cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, đến nay em đã có thể hồn thành – Đồ
Án Tốt Nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu, chế tạo hệ thống phân loại và rửa trái cây có dạng hình cầu”
Để có được kết quả này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy ThS. Châu
Mạnh Lực đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành tốt Đồ án trong
thời gian vừa qua.
Trong quá trình làm Đồ án tốt nghiệp, do kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế nên khó tránh
khỏi sai sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý

thầy cùng toàn thể các bạn để nhóm chúng em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của

C
C

mình, phục vụ tốt hơn nữa những bài nghiên cứu, báo cáo và công việc sau này. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!

R
L
T

U
D

Đà Nẵng, ngày tháng
Sinh viên

i

năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Trong muôn vàn các phát minh sáng chế khoa học về các loại máy trong công nghiệp,
mỗi người sáng chế lại có một cách thực hiện hay cải tiến để khơng bị trùng lặp các
ý tưởng trước đó.
Trên tinh thần đó, nhóm chúng em gồm Phạm Nguyên Danh và Nguyễn Viết Anh
Tài đã thực hiện đề tài “Hệ thống rửa và phân loại trái cây” trên cơ sở những máy có

sẵn trên thị trường. Tuy nhiên bọn em đã cải tiến cũng như kết cấu thay đổi so với các
máy hiện có theo hướng đơn giản kết cấu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tối đa
yêu cầu kỹ thuật của máy.
Trong đề tài tốt nghiệp của bọn em, bọn em cam đoan tự làm 100% dưới sợ góp ý
giúp đỡ trực tiêp từ thầy Th.S Châu Mạnh Lực - Khoa Cơ khí, khơng có sự copy hay
nhặt nhanh từ bất kỳ đề tài nào có sẵn trước đây.
Với đề tài thiết kế chế tạo “Hệ thống rửa và phân loại trái cây” chúng em cam đoan
tự thiết kế, tự làm, nếu có sự tranh chấp bọn em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

C
C

R
L
T

U
D

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện

ii


MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................................................i
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ...................................................................vi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN NƠNG NGHIỆP TRỒNG .................................1
CÂY ĂN QUẢ ................................................................................................................1
I.1. Vai trò việc trồng cây ăn quả: ...................................................................................1
I.1.1. Vai trị, vị trí của việc trồng cây ăn quả .................................................................1
I.1.2 Đặc điểm và những yêu cầu của việc trồng cây ăn quả đối với ngành nông nghiệp
việt nam ...........................................................................................................................1

C
C

R
L
T

1. Đặc điểm của nghề: .................................................................................................................................. 1
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động: ..................................................................................... 2
3. Triển vọng của ngành nông nghiệp trồng cây ăn quả ..................................................2
I.2. Thị trường trái cây Việt Nam,nguồn sản xuất và tiêu thụ chính ...............................2
I.3. Các loại trái cây có dạng hình cầu: ...........................................................................7
I.3.1. Vú sữa: ...................................................................................................................8
I.3.2. Cam sành ................................................................................................................9

U
D

I.3.3. Chanh dây.............................................................................................................10
I.3.4 Cam vinh ...............................................................................................................10
I.4 Quy trình thu hoạch cam vinh ..................................................................................12

I.5.Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá chất lượng và yêu cầu về kích cỡ cam ....................13
I.5.1.Tiêu chuẩn về cam tươi ........................................................................................13
I.5.2. Tiêu chuẩn về độ chín ..........................................................................................13
I.6. Các tiêu chuẩn về kích thước trong xuất nhập khẩu trái cây ..................................13
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI....................................................................16
II.1.Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài: ....................................................................16
2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: ....................................................................................17
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................17
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................17
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................17
2.4.1. Cơ sở pháp luận: ..................................................................................................17
iii


2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:...................................................................17
CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ..................18
CỦA MÁY.....................................................................................................................18
3.1. Đặc tính của máy phân loại và rửa trái cây: ...........................................................18
3.2. Ý tưởng thiết kế:......................................................................................................18
3.2.1. Có 2 phương án chính:.........................................................................................18
3.2.2. Kết cấu chính của máy phân loại gồm các bộ phận sau: .....................................19
3.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến máy phân loại trái cây, rau củ: ............................19
1. Máy phân loại trái cây SWKPCN-200: .....................................................................19
2. Máy phân loại trái cây TAKUDO TKD-HL3000 ....................................................20
3. Máy phân loại trái cây TAKUDO TKD-HL4000 .....................................................21
3.3.1. Dây đai: ................................................................................................................22
3.3.2. Cụm truyền động: ................................................................................................22

C

C

3.2.3. Bộ phận khác: ......................................................................................................24
3.4. Phần điều khiển: .....................................................................................................25
CHƯƠNG IV: TÍNH TỐN, THIẾT KẾ VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ

R
L
T

BẢN CỦA MÁY ...........................................................................................................26
4.1. Yêu cầu thiết kế: .....................................................................................................26
4.2. Các thông số liên quan:...........................................................................................26
4.3. Kiểm tra độ bền dây cao su, độ bền trục, tính chọn pu-li: .........................................26
4.3.1. Tính chọn dây đai làm băng tải phân loại:...........................................................26
4.3.2 Tính chọn buli: ......................................................................................................28
4.3.3 Tính kiểm nghiệm độ bền của trục: ......................................................................29
Từ (1) và (2) => Trục dư bền. ..... CHƯƠNG 5: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH,
BẢO DƯỠNG MÁY – AN TOÀN LAO ĐỘNG ..........................................................31

U
D

5.1. Quy trình lắp đặt: ....................................................................................................32
5.1.1. Phần khung máy:..................................................................................................32
5.2. Vận hành máy: ........................................................................................................32
5.3. Một số hình ảnh sau khi lắp ráp hoàn chỉnh: ..........................................................33
5.4. Bảo dưỡng máy: ......................................................................................................35
5.5. Biện pháp an toàn lao động: ...................................................................................36
5.5.1. An toàn khi sử dụng và lắp đặt: ...........................................................................36

5.5.2. Nội quy bảo hộ lao động:.....................................................................................36
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN ...................................................................37
6.1. Kết quả và nhận xét: ...............................................................................................37
6.1.1. Giá thành: ............................................................................................................37
iv


6.1.2. Ưu, nhược điểm: ..................................................................................................37
6.2. Đề xuất phương án cải tiến: .....................................................................................38
KẾT LUẬN ...................................................................................................................39

C
C

R
L
T

U
D

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Thị trường trái cây xuất khẩu mạnh ở Việt Nam
Bảng 1.2 Quy định về kích thước của cam vinh.
Bảng 1.3 Mã chênh lệch kích cỡ trái cây trong cùng 1 lơ sau khi phân loại.
Hình 1.1 Khu vực trồng cây ăn quả đặc trưng trên cả nước
Hình 1.2 Biểu đồ diện tích canh tác các loại trái cây xút khảu ở Việt Nam.

Hình 1.3 Hình ảnh trái vú sữa.
Hình 1.4 Hình ảnh trái cam sành.
Hình 1.5 Hình ảnh trái chanh dây.
Hình 1.6 Hình ảnh trái cam vinh.
Hình 1.7 Quá trình thu hái của người dân.
Hình 2.1 Máy thu hoạch và phân loại trái cây của Nhật Bản giúp giảm sức người và
tăng năng suất.
Hình 3.1 Máy phân loại trái phân loại bằng lồng.
Hình 3.2 Máy phân loại trái cây sủ dụng dây tải cao su.
Hình 3.3 Máy phân loại trái cây SWKPCN-200

C
C

R
L
T

U
D

Hình 3.4 Máy phân loại hoa quả TAKUDO TKD-HL3000
Hình.3.5 Máy phân loại củ quả TAKUDO TKD-HL4000
Hình 3.6 Dây đai cao su dung làm phân loại trái cây.
Hình 3.7 Bộ truyền xích.
Hình 3.8 Bộ truyền bánh răng.
Hình 4.1 - Mơ tả hình dạng trái cây hình cầu
Hình 4.2 Dây cao su làm đai phân loại
Hình 4.3 Dây cao su trên thị tường.
Hình 4.4 Mặt cắt pu-li

Hình 4.5 – Sơ đồ bố trí lực
Hình 4.6 – Biểu đồ nội lực Qy, Mx
Hình 4.7 – Mặt cắt trục

vi


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP TRỒNG
CÂY ĂN QUẢ
I.1. Vai trị việc trồng cây ăn quả:
I.1.1. Vai trị, vị trí của việc trồng cây ăn quả
-

Cung cấp cho người tiêu dùng: Cung cấp quả cho con người.

-

Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát.

-

Xuất khẩu

- Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày,
cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến, đồng thời cịn là nguồn thu nhập đáng
kể
- Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, nhân dân ta đã tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống quý có năng suất và chất lượng cao.

-

C
C

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả.

R
L
T

- Do đó nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và kinh nghiệm trồng cây
ăn quả cũng có từ lâu đời.
- Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng
cao, nghề trồng cây ăn quả mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế mỗi
nước.

U
D

⇒ Do đó, nghề có một vị trí quan trọng không thể thay thế trong nền nông nghệp
việt nam.
I.1.2 Đặc điểm và những yêu cầu của việc trồng cây ăn quả đối với ngành nông
nghiệp việt nam
1. Đặc điểm của nghề:
a. Đối tượng lao động:

Cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
b. Nội dung lao động:


Công việc: Nhân giống, làm đất, giao trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế
biến….
c. Dụng cụ lao động: Cuốc, xẻng, cày…
d. Điều kiện lao động: Khí hậu, thời tiết, nơng hố, tư thế…
e. Sản phẩm: Là những loại quả: Cam, chanh, mít, nhãn, vải, xồi…

SVTH: Phạm Ngun Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

1


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:
a. Phải có tri thức về các ngành khoa học có liên quan (Sinh, hố, KTNN…) và có kỹ
năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
b. Lịng u nghề, chịu khó tìm tịi.
c. Có sức khoẻ tốt, khéo léo…
u cầu nào cũng quan trọng và rất cần thiết, không thể thiếu một yêu cầu nào
nếu muốn có kết quả trồng tốt nhất.

Tuy nhiên phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng


động sáng tạo thì mới có thể theo nghề trồng cây ăn quả và trồng có kết quả được, nếu
khơng u nghề thì chẳng bao giờ có sáng tạo hay học hỏi thì dù có tri thức vẫn không

thể trồng cho kết quả tốt nhất được.
3. Triển vọng của ngành nông nghiệp trồng cây ăn quả

Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển tạo công ăn việc làm
và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.

Để thực hiện được các nhiệm vụ, vai trò của nghề trồng cây ăn quả, phải làm tốt
một số công việc sau:
o
Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng thâm canh, chuyên canh.

C
C

o
o

R
L
T

U
D

Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật.
Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật.

I.2. Thị trường trái cây Việt Nam,nguồn sản xuất và tiêu thụ chính

Hình 1.1 Khu vực trồng cây ăn quả đặc trưng trên cả nước


SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

2


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Mấy năm trở lại đây, trái cây Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, tuy
nhiên sản lượng trái cây xuất khẩu vẫn chưa xứng với tiềm năng. Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay, sản lượng trái cây thu hoạch trên cả
nước đạt hơn 7 triệu tấn và tăng nhanh so với 7 - 8 năm trước. Chuối được đánh giá là
loại quả có sản lượng thu hoạch lớn nhất, sau đó đến cam, qt, nhãn, dứa, xồi, vải
thiều, thanh long…
Song có tới 90% sản lượng trái cây vẫn phải trông đợi vào thị trường tiêu thụ nội địa
nên giá bán thấp, tỷ lệ trái cây xuất khẩu mới chỉ chiếm 10% với 5 - 6% là trái cây tươi,
nên giá trị kim ngạch xuất khẩu thu về khơng nhiều. Trong khi đó, tỷ lệ trái cây nhập
khẩu mấy năm qua liên tục tăng ở hai con số. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho
thấy, trong 7 tháng qua, các doanh nghiệp đã nhập về 134 triệu USD mặt hàng rau quả,
tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều loại trái cây như táo, cam, quýt, mận, nho,
lựu từ Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Mỹ, Niu Di-lân đầy dẫy trên thị trường nước
ta.

C
C

R

L
T

U
D

Bảng 1.1 Thị trường trái cây xuất khẩu mạnh ở Việt Nam.
Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho
biết, tỷ lệ trái cây của ta mặc dù đã vươn ra 50 nước, nhưng chưa chiếm lĩnh được thị
trường các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc và
Cam-pu-chia. Nhưng có một nghịch lý trong thời gian qua, trái cây của chúng ta lép vế
và liên tục bị ép giá khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

3


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Từ ngày 1/7 trở lại đây, thực hiện chính sách kiểm sốt nguồn gốc trái cây lẫn nhau
giữa hai nước, mặc dù phía bạn chưa siết chặt, việc xuất khẩu vẫn thuận lợi, song doanh
nghiệp xuất khẩu trong nước lại tỏ ra e dè, vì vậy xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc
giảm đáng kể. Thêm vào đó là một số doanh nghiệp hám lợi, kinh doanh không lành
mạnh, buôn bán phá giá, trà trộn trái cây phẩm chất kém vào các lô hàng được cấp giấy
chứng nhận sạch để xuất khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín trái cây của ta. Điều đó dẫn tới
tình trạng "tự ta hại ta", nhiều thị trường đóng cửa, khơng cho phép nhập khẩu sản phẩm

trái cây của Việt Nam. Các địa phương vẫn chưa có những vùng chun canh và sự liên
kết giữa nơng dân và doanh nghiệp cịn lỏng lẻo dẫn đến khó đáp ứng được những đơn
hàng xuất khẩu lớn, do đó kim ngạch xuất khẩu giảm cũng là điều dễ hiểu.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng
qua đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngối. Điều đáng nói, hiện các doanh nghiệp
làm ăn chân chính đang rất khó khăn trong tìm kiếm thị trường và ký hợp đồng mới xuất
khẩu trái cây, do đó thị trường tiêu thụ trái cây phần lớn vẫn luẩn quẩn sân nhà.
Đã có rất nhiều ý kiến đưa ra, trong giai đoạn hiện nay cần đầu tư nhiều hơn nữa về
cơ sở hạ tầng cho sản xuất trái cây; mở rộng hơn nữa các mối quan hệ hợp tác, khuếch
trương giới thiệu, quảng bá sản phẩm trái cây của Việt Nam ra thị trường thế giới; nhanh

C
C

R
L
T

U
D

chóng ký xong các hiệp định kiểm dịch thực vật để trái cây của ta có thể thâm nhập vào
nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Ơ-xtrây-li-a, Nhật Bản, EU…
Ngoài ra, rất cần sự nỗ lực và mối liên kết chặt chẽ của cả "bốn nhà" (Nhà nước, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) với nhau trong nghiên cứu, sản xuất đến tiêu
thụ trái cây. Tuy nhiên, theo Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), phải giải
quyết dứt điểm tình trạng bng lỏng quy hoạch, tránh để xảy ra tình trạng "xé" quy
hoạch, nơng dân đổ xô trồng những cây ăn quả theo phong trào. Việc đầu tiên là nhà
nước sẽ quy hoạch lại các vùng trồng cây ăn trái theo hướng tập trung, có quy mơ lớn,
bảo đảm các tiêu chuẩn sạch để làm ra lượng sản phẩm dồi dào, đủ sức đáp ứng cho các

cơ sở chế biến xuất khẩu nhưng phải bảo đảm tính chất "liên kết vùng".
Theo đó, mỗi vùng, mỗi tỉnh chỉ được phép chọn trồng một hoặc hai loại cây chủ lực
là đặc sản của vùng miền, có lợi thế cạnh tranh cao để tránh tình trạng các tỉnh cùng
trồng một loại cây, dẫn đến dư thừa, rớt giá thì lại đua nhau đốn hạ như nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, có chính sách và các giải pháp về giống cây ăn trái, cần liên tục lai tạo ra
các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, đầu tư đồng bộ về công nghệ bảo
quản sau thu hoạch cho trái cây. Đặc biệt, phải xây dựng cho được những vựa thu gom,
bảo quản trái cây theo tiêu chuẩn sạch, sản xuất theo quy trình chất lượng, bảo đảm an
toàn thực phẩm và giá thành hạ… bởi đây là những yêu cầu sống còn để đưa trái cây
Việt Nam xuất ngoại, vì trong tương lai, hầu như các nước đều thắt chặt việc kiểm soát
SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

4


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và an toàn vệ sinh trong trái cây nhập khẩu.
Có thực hiện tốt những giải pháp trên thì trái cây mới mong đạt mục tiêu xuất khẩu 760
triệu USD trong năm 2010 mà Bộ NN&PTNT đã đưa ra.
Diện tích cây ăn quả của Việt Nam hiện đạt 786 nghìn ha, trong đó vùng đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, đạt 298 nghìn
ha (chiếm 37,9% tổng diện tích cây ăn quả cả nước); vùng Đơng Nam Bộ đứng hàng
thứ hai, với diện tích 187 nghìn ha (chiếm 23,8% tổng diện tích cây ăn quả cả nước).
Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1% năm).
Tuy nhiên, nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản
xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao…, nên năng suất

và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (3-4%/năm).
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và nhiều địa phương đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về việc hỗ trợ sản xuất
nơng nghiệp, trong đó có việc quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, rải vụ, hỗ
trợ sản xuất và phát triển ngành cây ăn quả. Những chính sách trên đã thúc đẩy sản xuất
phát triển nhanh, đặc biệt là việc phát triển sản xuất theo hướng an toàn, bền vững như
ban hành tiêu chuẩn VietGAP, khuyến khích người dân sản xuất theo tiêu chuẩn

C
C

R
L
T

U
D

GlobalGAP,... đã tạo điều kiện cho người sản xuất, người tiêu dùng chú ý nhiều hơn về
sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định, hướng đến một nền sản xuất an tồn, có truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, tạo tâm lý an tâm hơn cho người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh
của trái cây Việt Nam.
Theo đó, Nhà nước cũng đã đầu tư cho các Viện nghiên cứu về giống, biện pháp kỹ
thuật để hỗ trợ sản xuất. Ngành nông nghiệp các tỉnh cũng đầu tư khá nhiều cho sản xuất
trái cây, doanh nghiệp từng bước tham gia vào lĩnh vực này để lo đầu ra. Điều này cho
thấy, giá trị xuất khẩu hàng năm luôn tăng và là mặt hàng có giá trị xuất siêu (lấy mốc
từ năm 1996, Việt Nam chỉ xuất được 90,2 triệu USD/năm, nhưng đến năm 2008, chúng
ta đã vượt mốc 400 triệu USD, năm 2011 vượt 600 triệu USD, năm 2012 lên hơn 800
triệu USD, rồi năm 2013, Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD và ước tính năm 2014, nước ta
đạt 1,47 tỷ USD, tăng 34,9% so với năm 2013; trong 11 tháng đầu năm 2014, Việt Nam
đã xuất siêu rau quả khoảng 882 triệu USD (Hiệp hội rau quả, 2014). Theo Cục BVTV,

năm 2014, Việt Nam có 40 chủng loại quả được xuất đến thị trường 40 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới).

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

5


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Hình 1.2 Biểu đồ diện tích canh tác các loại trái cây xút khảu ở Việt Nam.

C
C

Trong Quy hoạch phát triển cây ăn trái, Bộ NN-PTNT chú trọng đến 12 cây ăn quả
chủ lực gồm thanh long, xồi, chơm chơm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa,
cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020

R
L
T

là 257 nghìn ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ. Trong đó,

U
D


vùng ĐBSCL hơn 185 nghìn ha, vùng Đơng Nam Bộ 72 nghìn ha. Xồi là loại cây có
diện tích trồng tập trung lớn nhất với gần 46 nghìn ha, tiếp đó là nhãn 30 nghìn ha, chuối
29 nghìn ha, bưởi 28 nghìn ha, cam 26 nghìn ha, thanh long 25 nghìn ha, dứa 21 nghìn
ha, chơm chơm 18 nghìn ha, sầu riêng 15 nghìn ha, mãng cầu 8.300 ha, quýt 5.850 ha
và vú sữa 5.000 ha…
Theo quy hoạch này, Bộ NN-PTNT đã đặt ra hai mục tiêu: Xây dựng ngành hàng trái
cây chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trên
cơ sở phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
trong nước và nước ngoài, với mục tiêu đến năm 2020 như sau: Năng suất bình quân
đối với cây ăn quả chủ lực trồng tập trung tăng 20% - 25% so với năm 2012; 100% sản
phẩm trái cây chủ lực trồng tập trung đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, trong đó trên
50% sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GAP; Thực hiện biện pháp rải vụ thu hoạch
năm loại trái cây là thanh long, xồi, chơm chơm, sầu riêng và nhãn để tăng hiệu quả
sản xuất; Tăng chủng loại, sản lượng và giá trị trái cây xuất khẩu của vùng trồng tập
trung ở Nam Bộ lên trên 70%. Giá trị sản lượng cây ăn quả chủ lực tập trung đạt hơn
150 triệu đồng/ha/năm; Đồng thời, phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực trồng tập
trung góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho
SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

6


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

người sản xuất và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái

cây.
Điều đáng phấn khởi, đầu năm 2015, hàng loạt mặt hàng xuất nhập khẩu đã được
giảm thuế theo cam kết của tám Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào
cuối năm 2015. Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
được thực hiện đầy đủ từ 2015-2018, và mới đây, chúng ta đàm phán, gia nhập Hiệp
định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một số hiệp định thương
mại tự do (FTA) đã và đang chuẩn bị được ký kết như FTA với Liên minh châu Âu, Hàn
Quốc... sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàng rau quả Việt Nam gia tăng sản xuất
và mở rộng thị trường xuất khẩu đi khắp thế giới sau khi hàng rào thuế quan được cắt
giảm.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng đặt ra khơng ít thách thức trong cạnh tranh với các nước
sản xuất có cùng ngành hàng trong khu vực.
Bởi vậy, Nhà nước cần Quy hoạch tổng thể, các tỉnh nên cụ thể hóa cho tỉnh mình,
chọn một vài sản phẩm chủ lực;
Nhà nước nên cho cơ chế liên kết vùng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ưu tiên vùng ĐBSCL

C
C

R
L
T

U
D

và cả phía Nam (vùng sản xuất quả chủ lực của Việt Nam). Cơ chế quản lý vùng (bộ
máy quản lý vận hành được cho cả vùng). Tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hợp
tác với nhóm sản xuất (doanh nghiệp sẽ là chủ lực trong liên kết), có cơ chế thế nào để

việc chia sẽ lợi nhuận mang lại lợi ích cao nhất cho người sản xuất;
Có nhiều chính sách ưu đãi hơn cho doanh nghiệp lớn, có tâm huyết với ngành, đặc
biệt là cơ chế ưu đãi vốn cho người sản xuất;
Tạo điều kiện để xây dựng được thương hiệu quốc gia cho từng sản phẩm trái cây
(Hiện nay, nhãn hiệu hàng hóa cho từng vùng, thương hiệu riêng lẻ cho từng doanh
nghiệp nên Nhà nước không thể hỗ trợ quảng bá cho từng doanh nghiệp được);
Có cơ chế ưu đãi trong vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu (cuớc vận chuyển hiện
nay khá cao so với các nước lân cận);
Nhà nước chú trọng nhiều hơn trong nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản trái tươi,
tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu, nhập công nghệ để tạo nhiều sản phẩm chế
biến từ trái cây. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường xuất khẩu để quay lại hỗ trợ sản xuất;
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đàm phán và ký kết với các nước để mở rộng thêm
nhiều loại cây ăn quả khác được nhập khẩu vào các thị trường khó tính;
Đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng mơ hình thực tế liên kết sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm trái cây, tổ chức hội thi để chọn ra mơ hình hay nhất và từ đó nhân rộng ra.
I.3. Các loại trái cây có dạng hình cầu:
SVTH: Phạm Ngun Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

7


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

I.3.1. Vú sữa:
Có tên khoa học là Chrysophyllum cainito L, thuộc họ hồng xiêm.

C

C

R
L
T

Hình 1.3 Hình ảnh trái vú sữa.
Đặc tính chủ yếu: Quả có dạng hình cầu hơi thn, màu sắc quả vàng nhạt, phần vỏ
còn lại màu xanh nhạt, vị ngọt béo và mùi thơm.
Diện tích: Vú sữa trồng hiện nay ở Tiền Giang là 3.200 ha.
Sản lượng: 19 tấn/ha – 60.000 tấn/năm.
Trọng lượng: 250 – 350g/trái, khoảng 4 trái/kg
Mùa vụ: từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch.
Hiện nay, vú sữa Lò Rèn được trồng theo tiêu chuẩn VietGap và đã được chứng nhận
sản xuất nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP bởi tổ chức SGS (tổ
chức chứng nhận New Zealand) và cấp code nhà đóng gói cho thị trường Mỹ bởi cơ

U
D

quan USDA Office (Bộ Phát triển nông nghiệp Mỹ).
Hiện nay đặc sản vú sữa Lò Rèn được trồng tại vùng chuyên canh thuộc 13 xã phía
Nam Quốc lộ I của huyện Châu Thành như: Bàn Long, Kim Sơn, Vĩnh Kim, Phú Phong,
Song Thuận, Long Hưng, Bình Trưng, Đơng Hồ, Hữu Đạo, Thạnh Phú, Dưỡng Điềm,
Nhị Bình và một số xã của huyện Cai Lậy gần kề như: Mỹ Long, Long Tiên, Tam Bình.

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực


8


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

I.3.2. Cam sành
Là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn
gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt
mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam.
Cam sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như Citrus nobilis,[1][2] Citrus
reticulata,[3] hay Citrus sinensis,[4], trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata x
C. sinensis (tên tiếng Anh: king mandarin)

C
C

R
L
T

U
D

Hình 1.4 Hình ảnh trái cam sành.
Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cam sành Bố Hạ
hợp với đất phù sa cổ, khí hậu mát ẩm. Hiện nay vùng cam này đã bị xoá sổ do bệnh
vàng lá greening.
Cam sành Hà Giang-Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía
Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào dịp Tết. Tại tỉnh Tuyên Quang,

nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, cam được trồng bạt ngàn tại xã Phù Lưu[7] và một
số xã lân cận. Đây là vùng có năng suất trồng cam rất tốt, quả cam thơm ngon.
Tại miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ơn (Vĩnh
Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ơ Mơn (Cần Thơ)...

SVTH: Phạm Ngun Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

9


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

I.3.3. Chanh dây
Hay còn gọi là dây mát, chùm bao trứng, chanh leo, có tên khoa học là Passiflora
edulis là một lồi dây leo thuộc họ Lạc tiên. Lồi cây này có nguồn gốc từ các nước Nam
Mỹ (Argentina, Paraguay và Brasil) nhưng đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Chùm bao trứng là dây leo thân cỏ, mọc dài đến 6 mét. Cây ra hoa tháng 6 đến tháng
7, và kết quả vào tháng 10, 11.[2]

C
C

R
L
T

U

D

Hình 1.5 Hình ảnh trái chanh dây.
Quả dạng hình cầu, khi chín trở màu vàng hoặc đỏ tía thẫm. Trong quả mọng nước,
có nhiều hột.
Có hai giống khác nhau khá rõ rệt:

Giống quả màu vàng nhạt (tiếng Anh: Golden Passion Fruit), lớn tương tự
quả bưởi chùm, vỏ nhẵn bóng, màu nhạt, vị chua. Ở Úc loài quả vàng được dùng làm
gốc ghép cho giống quả màu đỏ tía.

Giống quả màu đỏ tía thẫm, lớn gần bằng quả chanh tây, ít chua hơn giống màu
vàng mà cũng thơm hơn. Vỏ quả loại này có thể chứa cyanogenic glycoside.

I.3.4 Cam vinh
SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

10


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam chanh được gắn chỉ dẫn địa lý với địa
danh Vinh (Nghệ An, Việt Nam). Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu
vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu
vàng da cam. Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Cam
chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết. Cam Vinh bán vào mùa khác không phải cam trái

mùa mà là cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh. Cam Vinh thường được dùng để ăn
miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu. Phần hạt
cam cũng được dùng để làm nước gội đầu.

C
C

R
L
T

U
D

Hình 1.6 Hình ảnh trái cam vinh.
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis. Cam mang chỉ dẫn địa lý “Vinh” bao gồm 3
giống cam là: Cam Xã Đồi, cam Vân Du và cam Sơng Con. Đây là 3 giống cam bản
địa, được trồng ổn định ở Nghệ An từ cuối thế kỷ 19, được người dân chọn lọc tự nhiên
và duy trì cho đến ngày nay.
Cây có múi nói chung, cam Vinh nói riêng ưa khí hậu á nhiệt đới, bởi vậy tất cả các
vùng trồng có điều kiện khí hậu tương tự như khí hậu vùng á nhiệt đới đều trồng được
cam. Cam có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 - 39 độ C, trong đó nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 23 - 29 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 độ C và cao hơn 40 độ C cây ngừng sinh

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

11



Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động
sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả.
Ta thấy, có rất nhiều loại trái cây có dạng hình cầu. Nhưng để cụ thể hóa sản phẩm
cần phân loại thì ta chọn trái cây cần phân loại là cam vinh vì đảm bảo về hình dáng,
kích thước và giá cả hợp lý.
I.4 Quy trình thu hoạch cam vinh
-Chuẩn bị thu hoạch
Trước mùa thu hoạch, các nhà vườn phải giám định sản lượng cam để bố trí kế hoạch
thu hái, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thời gian giám định khi quả đã sinh
trưởng đầy đủ, trước khi thu hoạch một tháng. Thêm vào đó, phải chuẩn bị đầy đủ các
dụng cụ thu hái như rổ, sọt, bao bì, kéo cắt quả...
-Kỹ thuật thu hái
Tuỳ theo giống sớm hay muộn mà thời gian thu hoạch khác nhau. Thu hái đúng độ
chín khi 1/3 vỏ quả chuyển màu vàng. Khơng để quả chín lâu trên cây vì dễ gây ra hiện
tượng xốp quả. Tiến hành thu hoạch vào những ngày trời nắng ráo. Dùng kéo cắt sát
cuống quả, thao tác cần phải nhẹ nhàng, khơng được làm dập túi tinh dầu ngồi vỏ quả
sẽ dễ bị hỏng khi bảo quản. Quả được thu hoạch xong đưa vào lán trại để phân loại, lau

C
C

R
L
T

U

D

sạch vỏ, vận chuyển đến nơi bảo quản hoặc tiêu thụ. Bà con cũng nên chú ý, thu hái
ngày nào thì sản phẩm phải bán ngay ngày đó, khơng được để lâu sẽ làm giảm phẩm
chất quả và còn dễ bị thối hỏng.
Tiến hành thu hoạch khi quả già, vỏ quả hơi vàng có màu đặc trưng của giống; thu
hái vào lúc trời râm mát, khô ráo; quả thu hái cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi
đóng vào sọt hoặc thùng khơng q 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các
lớp quả).

Hình 1.7 Người dân thu hái cam.
SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

12


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

I.5.Tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá chất lượng và yêu cầu về kích cỡ cam
I.5.1.Tiêu chuẩn về cam tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1873:2007 hoàn toàn tương ứng với CODEX STAN
245:2004. Cam đáp ứng được các yêu cầu này có thể được khử xanh. Việc xử lý
này được phép khi các đặc tính cảm quan tự nhiên khác khơng bị thay đổi.
I.5.2. Tiêu chuẩn về độ chín
Độ chín của cam được xác định theo các thông số sau:
-


Màu sắc

-

Lượng dịch qủa tối thiểu, dược tính tương ứng với tổng khối lượng của quả và

sau khi ép dịch quả bằng dụng cụ ép bằng tay.
-

Kích thước trái cây.

I.5.3. Phân loại cam
Cam được phân thành 3 hạng như sau:
a) Hạng đặc biệt: Cam thuộc hạng này phỉa có chất lượng cao nhất. Về hình dạng,
mã quả, độ phát triển và màu sắc, kích thước, chúng phải đặc trưng cho từng giống hoặc
loại thương mại. Chúng khơng được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ với điều

C
C

R
L
T

kiện chúng không ảnh hưởng tới mã quả, chất lượng và cách trình bày của sản phẩm khi
bao gói.
b) Hạng I: Cam thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho

U
D


từng giống hoặc loại thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh
hưởng tới mã quả, chất lượng và cách trình bày của sản phẩm khi bao gói, như sau:
-

Khuyết tật nhẹ về hình dáng

-

Khuyết tật nhẹ về màu sắc

-

Chênh lệch kích thước tiêu chuẩn khơng nhiều

- ….
c) Hạng II: Hạng này bao gồm cam không đáp ứng được các yêu cầu trên các hạng
cao hơn về hình dáng, kích thước, màu sắc và các tiêu chuẩn khác
I.6. Các tiêu chuẩn về kích thước trong xuất nhập khẩu trái cây
Kích cỡ được xác định thoe đường kính lớn nhất của quả, được quy định trong bảng
sau:

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

13



Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

Mã kích cỡ

Đường kính (mm)

0

Từ 92 đến 110

1

Từ 87 đến 100

2

Từ 84 đến 96

3

Từ 81 đến 92

4

Từ 77 đến 88

5

Từ 73 đến 84


6

Từ 70 đến 80

7

Từ 67 đến 76

8

Từ 64 đến 73

9

Từ 62 đến 70

10

Từ 60 đến 68

11

Từ 58 đến 66

12

Từ 56 đến 63

C
C


R
L
T

13

Từ 53 đến 60

Bảng 1.2 Quy định về kích thước của cam vinh.

U
D

Khơng kể cam có đường kính dưới 53 mm.
Cam có thể được đóng thoe số lượng. Trong trường hợp này, phải đáp ứng sao cho
kích cỡ quả là đồng màu thoe yêu cầu bản lề, dải kích cỡ trong một bao gói có thể lệch
khỏi mã kích cỡ đơn, nhưng phải trong khoảng hai mã kích cỡ liền kề.
Sự đồng đều về kích cỡ đạt được bởi thang kích cỡ đã nêu ở trên, trừ khi có các quy
định khác, như sau:
- Đối với quả được xếp theo các lớp đều trong bao gói, gồm cả các đơn vị bao gói
để têu thụ, độ lệch tối đa giữa quả nhỏ nhất và lớn nhất trong một mã kích cỡ, hoặc trong
tường hợp cam đóng theo số lượng, trong 2 mã liền kề, nhưng không vượt quá giá trị tối
đa sau
Mã kích cỡ

Chênh lệch tối đa giữa các quả trong
cùng 1 bao, gói hay thùng

0 đến 2


11

3 đến 6

9

7 đến 13

7

Bảng 1.3 Mã chênh lệch kích cỡ trái cây trong cùng 1 lô sau khi phân loại.
SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

14


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

- Đối với các quả không được xếp theo lớp trong bao gói và các quả đơn trong bao
bì cùng để bán trực tiếp cho người tiêu dung, chênh lệch giữa quả nhỏ nhất và quả lớn
nhất trong cùng một bao bì khơng được vượt q dải kích cỡ thích hợp trong trang kích
cỡ hoặc trường hợp cam được đóng theo số lượng thì khơng được vượt q một trong
hai dải kích cỡ liền kề lien quan tính theo đơn vị mm.

C
C


R
L
T

U
D

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

15


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

II.1.Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài:
Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền nơng nghiệp nói chung cũng như là
ngành trồng cây ăn quả nói riêng. Việc áp dụng máy móc hiện đại vào các quá trình
trồng trọt, thu hoạch và phân loại ngày càng phổ biến. Giúp làm giảm công sức lao động
nhưng lại tăng năng suất của công việc nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tối đa.
Trong ngành nông nghiệp, càng ngày trái cây ăn quả càng được ưa chuộng nhiều
cũng đồng nghĩa với việc máy lien quan đến thu hoạch và phân loại cũng được áp dụng
rộng rãi hơn.
Nếu phân loại trái cây để xuất khẩu hay chuyển đến các địa phương khác được làm
bằng tay như trước đây, thì năng suất khơng cao, chất lượng và kích thướng khơng đồng

đều đi kèm với yếu tố an tồn lao động và mơi trường có thể khơng đảm bảo. Ngược
lại, khi sử dụng máy phân loại chạy tự động, sẽ đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật cũng
như giảm cơng lao động.

C
C

R
L
T

U
D

Hình 2.1 Máy thu hoạch và phân loại trái cây của Nhật Bản giúp giảm sức người và
tăng năng suất.



Nhu cầu về máy phân loại cam trên thị trường:

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

16


Thiết kế máy phân loại trái cây tự động


Máy phân loại cam là thiết bị chuyên dụng trong ngành nông nghiệp. Nó là 1 máy
giúp giảm sức người và tăng độ chính xác hơn trong q trình phân loại ở các khu phân
loại. Đây là thiết bị để phân loại và đánh giá trái cây mà bất cứ khu thu hoạch trái cây
để xuất khẩu nào cũng cần phải có để sử dụng. Với sự đa dạng về chủng loại trái cây
cũng như đặc điểm và yêu cầu tính chất đề ra thì kích thước và chủng loại của các loại
máy phân loại trái cây cũng rất đa dạng. Ngày nay, chưa có máy phân loại trái cây được
bán trên thị trường, đa số là đều phân loại bằng thủ cơng là quan sát và bằng tay, sơ cịn lại
là các máy do nông dân tự chế đơn giản, không có tính năng suất cao.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm
- Giảm sức lao động của con người, đem đến việc giảm chi phí th nhân cơng
- Đáp ứng nhu cầu về sản lượng các khu nông nghiệp trồng cây ăn quả
- Phát triển khoa học kĩ thuật đáp ứng cuộc sống,cơ khí hóa xây dựng.

C
C

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Việc dùng máy giúp đạt yêu cầu về chất lượng cũng như công.
lao động của các khu thu hoạch phân loại.

R
L
T

U
D


2.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc áp dụng kỹ thuật và máy móc hiện cho nông nghiệp trồng cây ăn
quả tại các khu thu hoạch và phân loại.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Cơ sở pháp luận:
- Dựa vào nguyên lý tự động đạt kích thước cũng như phương pháp truyền động cơ
khí.
-

Dựa vào máy đã có sẵn trên thị trường.

2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin bao gồm quan sát các loại trái cây,
các máy phân loại trái cây tự chế, các cơ cấu truyền động thường gặp và mơ hình đã có
ngồi thị trường ở các khu thu hoạch và phân loại trái cây …. Tìm kiếm thơng tin trên
mạng. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm dựa trên
những thông tin thu thập được.

SVTH: Phạm Nguyên Danh
Nguyễn Viết Anh Tài

GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

17


×