Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông theo chương trình ngữ văn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI HƢƠNG GIANG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KÍ CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG
THEO CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI HƢƠNG GIANG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KÍ CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG
THEO CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 8140217.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Hiền

HÀ NỘI – 2020




LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc
gia Hà Nội, tác giả đã hoàn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng hệ thống ngữ
liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo chương trình Ngữ văn
mới”. Luận văn này đƣợc hồn thành với sự giúp đỡ tận tình của:
Lãnh đạo trƣờng Đại học Giáo Dục, Đại học quốc gia Hà Nội, các phịng,
khoa và các thầy cơ trƣờng Đại học Giáo Dục.
Các thầy, cô giáo từ các trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thơng đã nhiệt
tình tham gia khảo sát lấy ý kiến chuyên gia.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Phạm Thị
Thu Hiền
Với tấm lòng trân trọng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu
của quý thầy cô.
Dù đã rất cố gắng song chắc chắn luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong sự góp ý của các thầy cô.

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2020
Tác giả

Bùi Hƣơng Giang

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa


STT Chữ viết tắt
1

CT

Chƣơng trình

2

HS

Học sinh

3

GV

Giáo viên

4

ND

Nội dung

5

NL

Ngữ liệu


6

NT

Nghệ thuật

7

NXB

Nhà xuất bản

8

THCS

Trung học cơ sở

9

THPT

Trung học phổ thông

10

VB

Văn bản


ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ngữ liệu dạy học văn bản kí ở THCS.......................................................29
Bảng 1.2. Ngữ liệu dạy học văn bản kí ở THPT .......................................................29
Bảng 2.1. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 6.....................................................34
Bảng 2.2. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7.....................................................35
Bảng 2.3. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 11...................................................36
Bảng 2.4. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 12...................................................37
Bảng 2.5. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh lớp 6 ........................41
Bảng 2.6. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh lớp 7 ........................44
Bảng 2.7. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh lớp 11 ......................47
Bảng 2.8. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh lớp 12 ......................50
Bảng 3.1. Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát ..................................................55
Bảng 3.2. Số lƣợng và tỷ lệ phần trăm các câu trả lời khảo sát về kế hoạch dạy học ...73
Bảng 3.3. Tỷ lệ trung bình đánh giá chung về kế hoạch dạy học .............................75
Bảng 3.4. Số lƣợng và tỷ lệ phần trăm các câu trả lời khảo sát về hệ thống ngữ liệu ...79

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trung bình đánh giá chung về kế hoạch dạy học .........................76
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trung bình đánh giá chung về hệ thống ngữ liệu .........................80

iv



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................10
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................10
1.1.1. Văn bản kí .......................................................................................................10
1.1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ thông theo định hƣớng phát triển
năng lực học sinh.......................................................................................................18
1.1.3. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản theo định hƣớng phát triển năng lực học
sinh phổ thông ...........................................................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................27
1.2.1. Mục tiêu dạy học văn bản kí cho HS phổ thơng theo Chƣơng trình giáo dục
phổ thông môn Ngữ văn 2018 ...................................................................................27
1.2.2. Thực trạng sử dụng ngữ liệu dạy học văn bản kí cho học sinh hiện nay ........29
1.2.3. Xu thế quốc tế trong xây dựng ngữ liệu dạy học đọc hiểu cho học sinh phổ
thông ..........................................................................................................................30
Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................................33
CHƢƠNG 2 ĐỀ XUẤT NGỮ LIỆU DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KÍ
CHO HỌC SINH PHỔ THƠNG THEO CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG MƠN NGỮ VĂN 2018 ............................................................................34
2.1. Yêu cầu cần đạt đối với học sinh phổ thơng trong dạy học đọc hiểu văn bản kí ......34
2.2. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu..................................................................................38
2.3. Quy trình đề xuất ngữ liệu .................................................................................40
2.4. Đề xuất hệ thống ngữ liệu ..................................................................................41
2.4.1. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh trung học cơ sở..............41
2.4.2. Ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh trung học phổ thông ......47

Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................................53

v


CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................54
3.1. Giới thiệu chung .................................................................................................54
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................54
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................54
3.1.3. Các bƣớc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ......................................................54
3.1.4. Đối tƣợng thực nghiệm, địa bàn thực nghiệm và thời gian thực nghiệm .......54
3.2. Giáo án thực nghiệm sƣ phạm............................................................................56
3.3. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát .......................................70
3.3.1. Khảo sát ý kiến chuyên gia về kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản kí ...........70
3.3.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia về ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí ............77
Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC .................................................................................................................90

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn
Trong xã hội hiện đại và ngày càng phát triển nhƣ hiện nay, cập nhật, đổi
mới chƣơng trình giáo dục là một hƣớng đi phù hợp và cần thiết. Vấn đề này đã
đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và toàn ngành giáo dục xác định, triển khai. Nghị quyết số
29-NQ/TƢ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới chƣơng trình nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất ngƣời học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy ngƣời, dạy chữ và dạy nghề”.
Để triển khai chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ và Quốc hội về việc xây dựng
chƣơng trình giáo dục phổ thơng đáp ứng u cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, ngày 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cơng bố
chƣơng trình giáo dục tổng thể và 27 chƣơng trình mơn học, hoạt động giáo dục
trong chƣơng trình phổ thơng mới.
Cùng với xu thế đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng, chƣơng trình giáo
dục mơn Ngữ văn cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể so với chƣơng trình hiện hành
(2006). Chƣơng trình 2018 kế thừa chƣơng trình 2006 hệ thống kiến thức cơ bản
song song với việc tổ chức lại kiến thức theo yêu cầu mới. “Chƣơng trình đƣợc xây
dựng theo hƣớng mở; khơng quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản
cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về các kĩ năng giao tiếp: đọc, viết,
nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng
Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt
buộc đối với học sinh tồn quốc.” [8]
Có thể nói, chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 nói riêng và chƣơng trình
giáo dục mơn Ngữ văn nói chung đã đáp ứng đƣợc xu thế đổi mới giáo dục toàn
cầu. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện thay đổi theo chƣơng trình mới là một vấn đề địi
hỏi nhiều thời gian, cơng sức. Chƣơng trình giáo dục 2018 đã có nhiều thay đổi tích
1


cực so với chƣơng trình giáo dục 2006. Đó là một ƣu điểm không thể phủ nhận,
nhƣng cũng gây ra những nỗi băn khoăn, lo lắng, thậm chí là mất phƣơng hƣớng đối
với cả giáo viên và học sinh - những ngƣời đã quen với cách dạy, cách học theo
chƣơng trình trƣớc đây. Đứng trƣớc sự thay đổi lớn về chƣơng trình giáo dục, họ rất
cần những hƣớng dẫn và tham khảo cụ thể để có thể đáp ứng một cách chính xác

nhất u cầu của ngành giáo dục nói riêng và tồn xã hội nói chung.
1.2. Hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 2006
Trong chƣơng trình Ngữ văn hiện hành (ban hành năm 2006), số lƣợng ngữ
liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí khơng nhiều so với các thể loại khác. Ngồi ra,
khơng có các văn bản gợi ý để học sinh đọc thêm và kiểm tra đánh giá năng lực đọc
hiểu của học sinh về thể loại này. Nếu khơng tự tìm hiểu, học sinh chỉ có thể tiếp
cận với các văn bản kí nhƣ đã nêu trong chƣơng trình mà khơng đƣợc biết đến các
tác phẩm khác. Trƣớc hết, về thể loại, các văn bản trong chƣơng trình hiện hành
chƣa bao gồm đầy đủ các loại kí thuộc thể loại kí hiện đại. Hơn nữa, về nội dung,
nội dung của các văn bản này chƣa thực sự phong phú.
1.3. Hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018
Chƣơng trình Ngữ văn mới (2018) là chƣơng trình có định hƣớng mở về ngữ
liệu. Tuy vậy, để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nƣớc, bên
cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chƣơng
trình quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn. Theo đó,
trong số các văn bản bắt buộc, khơng có văn bản nào thuộc thể loại kí. Trong số các
văn bản bắt buộc lựa chọn, chỉ đề cập đến tác phẩm kí của Nguyễn Tn và phóng
sự của Vũ Trọng Phụng.
Nhƣ vậy, với định hƣớng mở về ngữ liệu, giáo viên hồn tồn có thể lựa
chọn hệ thống ngữ liệu dựa theo tiêu chí lựa chọn ngữ liệu đã đƣợc đề cập đến trong
chƣơng trình. Điều này khiến giáo viên có thể chủ động lựa chọn những ngữ liệu
phù hợp với chƣơng trình chung và với trình độ tiếp nhận của học sinh. Tuy nhiên,
việc thay đổi có thể khiến khơng ít giáo viên chƣa kịp thích ứng, lúng túng trong
việc lựa chọn ngữ liệu cho học sinh, chƣa có đủ thời gian để tiếp cận với nhiều
nguồn ngữ liệu khác nhau và chƣa có thời gian để chọn lọc kĩ càng. Nhƣ vậy, việc
2


xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học mang tính tham khảo là một việc làm cần thiết
và hữu ích.

Tóm lại, để đáp ứng nhu cầu tham khảo trong hoạt động dạy học đọc hiểu
văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo chƣơng trình Ngữ văn mới, việc xây dựng
một hệ thống ngữ liệu để dạy đọc hiểu, thực hành đọc hiểu, kiểm tra đánh giá kết
quả đọc hiểu văn bản kí là điều cần thiết.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống ngữ liệu
dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo chƣơng trình Ngữ văn
mới” cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản kí ở trường phổ thơng
Phƣơng pháp dạy học văn bản kí ở trƣờng phổ thơng đã đƣợc đề cập đến
trong một số tài liệu. Trong cuốn sách Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
(theo loại thể) (2001), tác giả Nguyễn Viết Chữ đã nêu ra những phƣơng pháp dạy
học tác phẩm kí trong nhà trƣờng phổ thơng. Theo tác giả: "Với loại kí (tuỳ bút)
giàu chất trữ tình, chất thơ nhƣ Cây tre Việt Nam của Thép Mới, Đường chúng ta đi
của Nguyễn Trung Thành, ta nên vận dụng con đƣờng "theo bƣớc tác giả" kết hợp
với đọc diễn cảm, kết hợp biện pháp giảng bình và câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng
tái hiện" [11, tr.72]. Mặc dù những định hƣớng đƣợc đƣa ra hết sức ngắn gọn,
nhƣng nó cũng góp phần cung cấp một số phƣơng pháp dạy học tác phẩm kí. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng những định hƣớng này chƣa thực sự đầy đủ để có thể định
hƣớng phƣơng pháp giảng dạy đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ thơng.
Vấn đề nghiên cứu này cũng đƣợc đề cập đến trong một số sách tham khảo
về phân tích, bình giảng các tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng. Ví dụ nhƣ bộ
sách Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, 11, 12 (Trần Nho Thìn chủ biên) [40], các
cuốn sách giảng văn trong nhà trƣờng phổ thông, v.v đã cung cấp những định
hƣớng để dạy học văn bản kí trong chƣơng trình phổ thơng hiện hành. Tuy chúng
không trực tiếp chỉ ra các phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản kí trong nhà trƣờng
phổ thơng, nhƣng qua một số văn bản kí cụ thể, các tác giả cũng đã đƣa ra đƣợc một
số gợi ý về phƣơng pháp dạy học đọc hiểu văn bản kí. Ngồi ra, có thể kể đến bộ
3



sách giáo viên mơn Ngữ văn theo chƣơng trình Ngữ văn hiện hành. Bộ sách này đã
đề xuất những phƣơng pháp đối với việc dạy đọc hiểu một tác phẩm kí cụ thể để
giáo viên tham khảo. Nó đƣợc thể hiện trong phần hai: "Phƣơng pháp và tiến trình
tổ chức dạy học" của bộ sách. Những phƣơng pháp mà bộ sách giáo viên đề xuất rất
cụ thể, rõ ràng, giúp giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản kí một cách có hiệu quả.
Bên cạnh những ƣu điểm, bộ sách này cũng có những hạn chế, đó là chỉ hƣớng dẫn
cách dạy cho những bài kí cụ thể trong chƣơng trình chứ chƣa đƣa ra đƣợc định
hƣớng và phƣơng pháp chung cho việc dạy học đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ
thơng hiện nay. Nhìn chung, các tài liệu nêu trên đã đề xuất một số phƣơng pháp
hữu ích đối với hoạt động dạy đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ thông. Song các tài
liệu này chỉ hƣớng dẫn phƣơng pháp dạy học áp dụng vào một bài kí cụ thể theo
một hƣớng nhất định. Vì thế. chúng chƣa thể trở thành những tài liệu có ý nghĩa chỉ
đạo chung về mặt nguyên tắc và phƣơng pháp cho việc dạy đọc hiểu tồn bộ các
văn bản kí ở trƣờng phổ thơng.
Ngồi ra, một số cơng trình nghiên cứu đã đề xuất đƣợc những phƣơng pháp
cụ thể nhằm áp dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ thơng. Cơng
trình Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thơng đã đƣa ra những
phƣơng pháp dạy học đọc hiểu văn bản kí nhƣ sau: “Với loại hình văn học kí, nên
định hƣớng hoạt động tƣ duy của HS trong đọc hiểu văn bản theo quan điểm tiếp
cận văn hố, bởi kí là loại hình văn học đậm chất văn học nhìn từ mọi phƣơng diện.
Phƣơng pháp dạy học cần chú ý hơn nữa đến việc phát huy tinh thần tự học, chủ
động sáng tạo của học sinh. Tăng cƣờng các hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn cách học
thay cho hoạt động giảng giải, nhồi nh t kiến thức. Đặc biệt chú ý đến việc hình
thành và rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh.” [31].
Những phƣơng pháp dạy học đọc hiểu văn bản kí đƣợc các tác giả đƣa ra
trong cơng trình nghiên cứu của mình đều là những phƣơng pháp khái quát và hữu
ích, nhằm định hƣớng cho giáo viên về những phƣơng pháp đổi mới, sáng tạo, phát
triển năng lực của ngƣời học trong dạy học đọc hiểu tác phẩm kí trong nhà trƣờng
phổ thơng.

4


2.2. Những nghiên cứu về xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản
kí ở trường phổ thông
- Tài liệu trong nƣớc
Nhƣ đã nêu trên, một số tài liệu cũng nhƣ cơng trình nghiên cứu trong nƣớc đã
đề cập đến vấn đề dạy học đọc hiểu văn bản kí ở trƣờng phổ thơng. Tuy nhiên, những
tài liệu này chƣa đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn
bản kí ở trƣờng phổ thơng, đặc biệt là theo chƣơng trình Ngữ văn mới. Phần lớn các
tài liệu đều đƣa ra phƣơng pháp dạy học đọc hiểu văn bản kí và thực nghiệm trên các
văn bản thuộc hệ thống ngữ liệu trong chƣơng trình Ngữ văn hiện hành
Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) cũng đã đề cập đến
những định hƣớng trong việc lựa chọn ngữ liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm kí cho
học sinh phổ thơng. Chƣơng trình đã nêu ra những yêu cầu và mục tiêu về lựa chọn
ngữ liệu rất rõ ràng. Dựa vào những yêu cầu và mục tiêu đó, giáo viên và học sinh
hồn tồn có thể chủ động trong việc lựa chọn hệ thống ngữ liệu. Bên cạnh đó,
chƣơng trình cũng đã đƣa ra danh mục ngữ liệu gợi ý. Danh mục này đƣợc phân bố
đều ở từng khối lớp, sắp xếp theo trình tự kiểu, loại văn bản (truyện, thơ, kịch, kí,
nghị luận, thơng tin). Trong đó, các văn bản kí đƣợc chƣơng trình gợi ý nhƣ sau:
- Lớp 6 và lớp 7:
+ Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
+ Cõi lá (Đỗ Phấn)
+ Cơ Tơ (Nguyễn Tn)
+ Lịng u nước (I.Ehrenburg)
+ Một lít nước mắt (Kito Aya)
+ Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Nhƣ Phƣơng)
+ Những năm ở tiểu học (trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê)
+ Thẳm sâu Hồng Ngài (Tống Lam Linh)
+ Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)

+ Tôi ăn tết ở Côn Lôn (Khuông Việt)
+ Trưa tha hương (Trần Cƣ)
+….
5


- Lớp 11, 12:
+ Ai đã đặt tên cho dòng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tƣờng)
+ Cơm thầy, cơm cơ (Vũ Trọng Phụng)
+ Đi trên đường Hà Nội (Đỗ Chu)
+ Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tn)
+ Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)
+ Quyết định khó khăn nhất (Trích Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử - Võ
Nguyên Giáp)
+ Sống để kể lại (G. Marquez)
+ Thần linh ơi, ta có các già làng (Trung Trung Đỉnh)
+ Thủ tục làm người cịn sống (Minh Chun)
+ Thượng kinh kí sự (Hải Thƣợng Lãn Ơng)
+ Trong giơng gió Trường Sa (nhiều tác giả)
+ Việc làng (Ngô Tất Tố)
+…
Những ngữ liệu đƣợc gợi ý trong chƣơng trình đã bám sát với yêu cầu về thể
loại cũng nhƣ mục tiêu cần đạt cho từng khối lớp. Những gợi ý này sẽ hỗ trợ rất
nhiều cho giáo viên và học sinh, đặc biệt trong hồn cảnh khi chƣơng trình vừa thay
đổi, nhiều giáo viên vẫn mất phƣơng hƣớng, lúng túng trong việc lựa chọn ngữ liệu
hoặc chƣa có điều kiện tìm đọc một khối lƣợng lớn ngữ liệu để chọn lọc ngữ liệu
phù hợp. Ngồi ra, học sinh cũng hồn tồn có thể dựa vào danh sách gợi ý này để
tìm đọc ngữ liệu phục vụ cho hoạt động học trên lớp cũng nhƣ tự học ngoài giờ.
Nhƣng khi thực hiện đề tài này, chúng tơi nhận thấy có một số vấn đề có thể nảy
sinh khi giáo viên và học sinh tham khảo danh mục ngữ liệu gợi ý này. Thứ nhất,

chƣơng trình chỉ đƣa ra danh mục gợi ý dƣới dạng thông tin về tên tác phẩm và tác
giả, chƣa đƣa ra nội dung cụ thể cho ngữ liệu. Một phần lớn các tác phẩm đƣợc gợi
ý trong danh mục là những tác phẩm có dung lƣợng lớn, ví dụ nhƣ Thương nhớ
mười hai (Vũ Bằng), Sống để kể lại (G. Marquez),… Trong khi đó, trƣớc khi văn
bản đƣợc đƣa vào chƣơng trình học, cần có một q trình đọc tác phẩm, chọn lọc và
trích một đoạn văn bản sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của chƣơng trình,
6


năng lực đọc hiểu của học sinh hay thậm chí là thời lƣợng dành cho mơn học. Ngồi
ra, từ một tác phẩm dài, ngữ liệu đƣợc lựa chọn cần phải là những trích đoạn mang
tính tiêu biểu, đặc sắc trong tác phẩm, cô đọng đƣợc chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm.
Nhƣ vậy, đọc tác phẩm, đối chiếu với yêu cầu của chƣơng trình, chọn lọc ngữ liệu
là một quá trình địi hỏi thời gian và cơng sức. Điều này có thể gây ra khó khăn cho
giáo viên và học sinh về thời gian và điều kiện. Về thời gian, khi chƣơng trình đƣợc
áp dụng, nhiều giáo viên và học sinh chƣa có thời gian tìm đọc tồn bộ các tác
phẩm đƣợc gợi ý cũng nhƣ lựa chọn trích đoạn văn bản phù hợp. Về điều kiện, giáo
viên và học sinh, đặc biệt là ở những tỉnh thành vùng sâu vùng xa khó có thể có
điều kiện tìm đọc hết các tác phẩm đƣợc gợi ý trong chƣơng trình. Những khó khăn
này có thể dẫn đến việc giáo viên và học sinh sẽ lấy lại những ngữ liệu từ chƣơng
trình hiện hành với số lƣợng giới hạn. Điều này không đảm bảo tính phong phú về
ngữ liệu nhƣ mục tiêu đổi mới của Chƣơng trình Ngữ văn 2018. Thứ hai, có thể sẽ
có rất nhiều giáo viên và học sinh chỉ tìm hiểu các tác phẩm trong danh mục gợi ý
của chƣơng trình. Trong khi đó, số lƣợng các tác phẩm gợi ý đƣợc chƣơng trình nêu
ra trong danh mục chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng các tác phẩm kí Việt Nam
cũng nhƣ trên thế giới. Điều này cũng dẫn đến hậu quả tƣơng tự nhƣ vấn đề đầu
tiên: số lƣợng ngữ liệu học sinh tiếp cận sẽ bị hạn chế.
- Tài liệu nƣớc ngoài
Trong sách giáo khoa ngôn ngữ và văn học của các nƣớc nhƣ: Mỹ, Anh, Hàn
Quốc,…khi học về thể loại kí, học sinh đƣợc cung cấp một hệ thống ngữ liệu bao

gồm nhiều tác phẩm khác nhau. Học sinh hồn tồn có thể dựa vào hệ thống ngữ
liệu phong phú để tìm hiểu về các đặc trƣng của thể loại này.
Tuy nhiên, với đặc điểm khác biệt về văn hóa ở mỗi quốc gia, hệ thống ngữ
liệu đọc hiểu trong sách giáo khoa ngôn ngữ và văn học của các nƣớc khác không
thể hoàn toàn phù hợp với học sinh Việt Nam.
Nhƣ vậy, từ lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy những tài liệu
liên quan đến đề tài đề xuất ngữ liệu dạy học đọc hiểu nói chung và ngữ liệu dạy
học đọc hiểu văn bản kí nói riêng đã đề cập đến những nền tảng quan trong trong
việc đề xuất ngữ liệu. Tuy nhiên, những tài liệu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
7


gây nên những khó khăn nhất định cho giáo viên và học sinh khi tìm kiếm ngữ liệu
dạy học đọc hiểu. Vì vậy, đề xuất ngữ liệu dạy học đọc hiểu nói chung và dạy học
đọc hiểu văn bản kí nói riêng, đặc biệt đối với chƣơng trình Ngữ văn 2018 là một
nhiệm vụ cần thiết, hữu ích đối với phụ huynh và học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo
chƣơng trình Ngữ văn mới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống ngữ
liệu dạy học văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo chƣơng trình Ngữ văn mới.
- Đề xuất hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ
thơng theo chƣơng trình Ngữ văn mới.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thơng theo
chƣơng trình Ngữ văn mới
5.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu xây dựng hệ thống ngữ liệu dạy học văn bản kí cho
học sinh cấp THCS và THPT theo chƣơng trình Ngữ văn mới. Các văn bản trong hệ
thống ngữ liệu bao gồm cả văn bản trong nƣớc và nƣớc ngồi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, các nhóm phƣơng pháp sau đã đƣợc phối
hợp sử dụng:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận đƣợc sử dụng trong việc thu thập tài
liệu, nghiên cứu các vấn đề lí luận để xây dựng cơ sở khoa học cho nội dung nghiên
cứu. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận đƣợc sử dụng bao gồm phƣơng pháp
tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các luận điểm khoa học thuộc các chuyên ngành
liên quan nhƣ: giáo dục học, lí luận văn học, phƣơng pháp dạy học. Nhóm phƣơng
8


pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu các vấn đề về đặc trƣng thể loại kí, phƣơng
pháp dạy học đọc hiểu văn bản kí để hình thành cơ sở khoa học cho các đề xuất có ý
nghĩa thực tiễn.
Bên cạnh đó, nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận cũng đƣợc dung trong
việc thu thập tài liệu trong quá trình đề xuất hệ thống ngữ liệu dạy học đọc hiểu kí
trong nhà trƣờng phổ thơng.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phƣơng pháp quan
sát, điều tra, phƣơng pháp chuyên gia. Mục đích của nhóm phƣơng pháp này là thu
thập thơng tin, tìm hiểu về thực trạng sử dụng ngữ liệu dạy học đọc hiểu nói chung
và ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí nói riêng ở trƣờng phổ thông. Phƣơng pháp
chuyên gia đƣợc sử dụng trong thực nghiệm sƣ phạm, chỉ ra tính khả thi của đề tài,
đánh giá những đóng góp của đề tài đối với thực tiễn.
Ngồi ra, trong q trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng
pháp thống kê, phân loại,… cho những nội dung phù hợp.

7. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Đề xuất ngữ liệu dạy học đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ
thơng theo chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn 2018
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Văn bản kí
1.1.1.1. Một số quan niệm về kí
Cùng với nhu cầu ghi chép lại những sự việc, hiện tƣợng, những nhân vật có
thật đã xảy ra của con ngƣời, kí ra đời từ rất sớm. Theo thời gian, kí ngày càng phát
triển, khơng chỉ đơn thuần dừng lại ở “ghi ch p lại” mà còn thêm thắt những nội
dung bình luận, thể hiện quan điểm của ngƣời viết. Điều này đã khiến cho kí phát
triển thành nhiều tiểu loại khác nhau, có phần đa dạng và phức tạp. Về khái niệm
“kí”, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhiều nghiên cứu khác nhau và chƣa có sự
thống nhất.
Theo “Từ điển thuật Ngữ văn học”, kí (tiếng Nga: orcherk, tiếng Pháp: essai:
reportage) là “một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm
nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự nhƣ: bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, hồi kí, tùy
bút,… Do tính chất trung gian mà có ngƣời liệt kí vào cân văn học.” [18]
Theo tác giả Hoàng Ngọc Hiến: “Kí là loại hình văn học nằm giữa văn học
và báo chí, văn học và khoa học” [20]. Quan niệm này đã nhấn mạnh sự kết hợp
giữa sức truyền tải thơng tin và tính nghệ thuật của kí.
Các khái niệm này có những điểm chung trong quan niệm về kí. Trƣớc hết,
các tácgiả đều khẳng định kí là một loại hình văn học. Loại hình văn học này có đặc

tính nằm ở chung gian: chung gian giữa văn học và báo chí, khoa học. Đây là cơ sở
để chúng tơi hình thành nên quan niệm về “kí” nhƣ sau: Thứ nhất, kí là một trong
bốn loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch và kí), thuộc thể văn xi. Thứ hai, kí
bao gồm nhiều tiểu loại, tuy nhiên đều có điểm chung là ghi chép sự thực. Điểm tạo
nên khác biệt, cũng là tiêu chí cơ bản để phân loại các tiểu loại kí là mối quan hệ
giữa sự thực và hƣ cấu, giữa hiện thực khách quan và những bình luận, suy nghĩ chủ
quan của tác giả trong văn bản.

10


1.1.1.2. Đặc trưng thể loại kí
Khi nhắc đến đặc trƣng của một thể loại văn học, không thể không nhắc đến
những đặc trƣng về nội dung và nghệ thuật. Nội dung cốt lõi của kí chính là hiện
thực. Ngƣời viết kí ghi lại hiện thực bằng điểm nhìn, ngơn ngữ, phong cách nghệ
thuật. Nhƣ vậy, có thể nói, kí chính là thể loại ghi chép lại hiện thực bằng ngôn ngữ
nghệ thuật.
- Kí phản ánh hiện thực đời sống một cách khá trung thực
Ban đầu, thể loại kí ra đời với chức năng “ghi ch p lại sự thực”. Theo thời
gian, thể loại này đã vận động và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ
nhận yếu tố hiện thực vẫn là nền tảng chính của văn bản kí.
Xuất phát từ mạch nguồn hiện thực, văn bản kí có mối liên hệ chặt chẽ và
sâu sắc với hiện thực đời sống. Nền tảng của kí chính là những điều đã xảy ra trong
thực tế,: sự kiện có thật, nhân vật có thật, địa điểm có thật,… đƣợc ghi ch p, tƣờng
thuật, phản ánh lại một cách chân thực vào tác phẩm văn học. Khác với một số thể
loại khác, tác giả kí hồn tồn tự do trong việc tiếp cận với hiện thực và tái hiện
hiện thực. Đặt trong tƣơng quan so sánh, tác giả thơ tìm kiếm sự thi vị và ý nghĩa
cao đẹp từ hiện thực, tác giả truyện ngắn tập trung vào một khía cạnh, một sự việc
tiêu biểu đƣợc chắt lọc từ hiện thực, tác giả kịch, lại tập trung vào những xung đột,
mâu thuẫn, những tình huống đƣợc “cắt lát” từ một khối hiện thực khổng lồ. Trong

khi đó, khi tiếp cận với cuộc sống, tác giả kí quan sát và ghi chép lại nhiều mặt khác
nhau của hiện thực đƣợc diễn ra một cách tự nhiên. Bản thân cuộc sống ln thể
hiện tính tự nhiên trong q trình vận động. Tác giả kí giữ vai trò quan sát bằng con
mắt nghệ thuật và ghi chép lại.
Do vậy, với mục đích ghi ch p lại hiện thực, ngay từ thời kì trung đại, thể
Thể loại “kí” đã xuất hiện trên thế giới nói chung cũng nhƣ Việt Nam nói riêng và
mang trong mình sức sống riêng mạnh mẽ. Ở Việt Nam thời kì này, có thể kể đến
các tác phẩm nhƣ: Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Thượng Kinh kí sự (Lê Hữu
Trác), Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ Gia văn phái), Vũ Trung tuỳ bút (Phạm Đình
Hổ)… Sang đến thời hiện đại, cùng với sự chuyển mình của đời sống xã hội, đặc
biệt là vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, thể loại kí cũng đánh
11


dấu một bƣớc ngoặt của sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở hai tiểu loại là kí sự và
tùy bút. Ngòi bút của các tác giả đã trở thành một “thứ vũ khí” sắc bén trên mọi mặt
trận: đời sống chiến đấu của quân và dân ta, sự thay đổi về lịch sử, văn hóa,… Một
số cây bút kí xuất sắc của thời kì này chính là các tác giả nhƣ: Nguyễn Tuân, Vũ
Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tƣởng, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng,… Từ năm 1975 đến
nay, các tác phẩm kí ln theo sát cuộc sống đang từng ngày trở nên hiện đại hơn.
Các tác phẩm kí hiện nay ln mang tính thời sự, phản ánh những vấn đề đang đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm. Đặc biệt, với sự phát triển không ngừng của truyền thông và
phƣơng tiện thông tin đại chúng, các tác phẩm kí dƣờng nhƣ càng khẳng định giá trị
hiện thực của mình khi có điều kiện thuận lợi để tiếp cận mọi đối tƣợng độc giả.
Nhƣ vậy, dù cho đã trải qua các thời kì khác nhau của lịch sử nhƣng tác phẩm kí
vẫn giữ nguyên giá trị hiện thực, trở thành một nguồn tƣ liệu q báu khơng chỉ
trong lĩnh vực văn học mà cịn trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống nhƣ: lịch sử,
địa lí, văn hóa,v…v
- Tính thời sự của văn bản kí
Trong dịng chảy bất tận của thời gian, hiện thực cuộc sống ln có sự thay

đổi từng ngày, thậm chí là từng phút, từng giây. Những vấn đề mới mẻ thu hút sự
quan tâm của độc giả liên tục xuất hiện. Với tƣ cách là một thể loại văn học ghi
chép lại hiện thực, kí giống nhƣ một phóng viên ln phải theo sát các vấn đề trong
cuộc sống. Chính vì u cầu đó, tính thời sự đã trở thành một đặc điểm đặc trƣng
cho thể loại này.
Tính thời sự trtrong văn bản kí đƣợc thể hiện qua đề tài. Đề tài trong kí là
những vấn đề hiện thực, xuất hiện trong cuộc sống đời thƣờng, mang cùng một nhịp
thở với đời sống đang tồn tại, đang diễn ra. Mỗi một văn bản kí khơng chỉ đơn
thuần mang mục đích truyền tải thơng tin, mà cịn gửi gắm những thơng điệp sâu
sắc về văn hóa, con ngƣời, xã hội, gửi gắm những suy nghĩ, quan điểm của tác giả.
Có khi từ những vấn đề tƣởng chừng nhƣ rất nhỏ: một dịng sơng, một cây cầu, một
con ngƣời, một món ăn ngon,… mà các tác giả suy ngẫm, chiêm nghiệm về những
vấn đề lớn lao hơn: tình yêu đất nƣớc, yêu thiên nhiên, các vấn đề xã hội, văn
hóa,… Ngƣời đọc tìm đến một tác phẩm kí khơng chỉ đơn thuần là tìm đến thơng
12


tin. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ hiện nay, tiếp cận
thông tin đã trở thành một vấn đề quá dễ dàng. Ấy vậy mà kí vẫn giữ đƣợc sức sống
riêng mãnh liệt chính là vì nhu cầu của ngƣời đọc tìm kiếm sự đồng cảm, tìm kiếm
một hƣớng đi đúng đắn trong nhân sinh quan về một vấn đề mà họ đang quan tâm.
Kí vừa theo sát hiện thực, phản ánh đúng hiện thực nhƣng lại thể hiện hiện thực
bằng nghệ thuật: dễ đọc, dễ tiếp nhận, dễ bị lôi cuốn.
- Sự kết hợp giữa hiện thực và hƣ cấu trong văn bản kí
Khơng thể phủ nhận vai trò nền tảng của hiện thực trong các văn bản kí.
Chính vì vậy, các tác phẩm kí ln phải giữ một ngun tắc tối thiểu, đó là tơn
trọng sự thực. Nó đã trở thành một “luật bất thành văn” giữa tác giả và độc giả. Độc
giả có quyền tin tƣởng, kiểm chứng sự thực đƣợc nhắc đến trong văn bản kí. Nhƣ
vậy, sự bịa đặt, thêm thắt một cách vơ lí sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm đi giá trị hiện
thực của tác phẩm, gây mất niềm tin ở ngƣời đọc.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt một cách rõ ràng sự khác nhau giữa
“bịa đặt” và “hƣ cấu nghệ thuật”. Thực tế, đời sống là vơ tận, ln tồn tại những góc
khuất, những sự biến chuyển bất ngờ. Không một tác giả văn học nào có thể phản
ánh trọn vẹn hiện thực với tồn bộ bề rộng và chiều sâu của nó. Khả năng tiếp cận
với hiện thực của họ nhiều khi không bị bó hẹp bởi mong muốn hay tham vọng, mà
bị bó hẹp ở điều kiện, khơng gian và thời gian. Vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật nói
chung và tác phẩm kí nói riêng cần phải miêu tả hiện thực một cách chắt lọc. Đồng
thời, cũng phải miêu tả hiện thực theo một hƣớng phong phú hơn, hấp dẫn hơn là
hiện thực vốn có. Với tƣ cách là một tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm kí cũng địi hỏi
phải có sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn. Vì vậy, vấn đề hƣ cấu nghệ thuật là vấn đề
cật đƣợc đặt ra khi nhắc đến đặc trƣng của thể loại này.
Tôn trọng hiện thực, tơn trọng tính tự nhiên của đối tƣợng phản ánh và sử
dụng hƣ cấu nghệ thuật trong sáng tạo là hai yếu tố cần thiết phải dung hịa với nhau
trong một tác phẩm kí và hồn tồn có thể dung hịa đƣợc.
Hƣ cấu nghệ thuật là sự vận dụng năng lực tƣởng tƣợng để tổ chức, tái tạo lại
hiện thực đƣợc miêu tả nhằm xây dựng những hình tƣợng có ý nghĩa khái qt rộng
rãi…Thực ra nói đến hƣ cấu chủ yếu là nói đến hoạt động sáng tạo do trí tƣởng
13


tƣợng tạo nên bằng sự nhận thức tổng hợp những hiện tƣợng theo những liên hệ có
tính chất quy luật và từ đó sáng tạo ra những giá trị và nhân tố mới để biểu hiện
cuộc sống một cách chân thực và bản chất hơn. [15, tr. 57- 58].
Nhƣ vậy, hƣ cấu nghệ thuật vẫn tôn trọng hiện thực, không thốt li hiện thực,
khơng bịa đặt, thêm thắt một cách vơ lí.
Khi viết các tác phẩm kí, nhƣ đã nói trên, trong nhiều trƣờng hợp, tác giả bị
hạn chế về điều kiện, khơng gian và thời gian để có thể bao quát tất cả hiện thực về
đối tƣợng đƣợc phản ánh. Khi đó, họ phải vận dụng kinh nghiệm cũng nhƣ vốn kiến
thức về các quy luật của cuộc sống, kết hợp với năng lực tƣởng tƣợng và ƣớc đoán
để bổ sung cho tác phẩm. Cụ thể, có rất nhiều tác phẩm kí đề cập đến những chủ đề

lớn nhƣ Kí sự Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tƣởng hay Miền đất lửa của Nguyễn
Sinh và Vũ Kỳ Lân viết về những cuộc chiến của cả một miền đất rộng lớn. Các tác
giả khơng có đủ khả năng để theo sát, ghi chép lại toàn bộ những sự việc xảy ra một
cách tỉ mỉ và chi tiết nhất. Do vậy, họ phải xây dựng, lấp đầy những khoảng trắng
sao cho chặt chẽ nhất, giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc tồn bộ bức tranh về hiện
thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Một ví dụ khác chính là nội tâm nhân vật. Nhân
vật trong kí hồn tồn có thể là những nhân vật ngồi đời thực. Tuy nhiên, khơng
phải lúc nào các tác giả kí cũng có khả năng ghi lại toàn bộ thế giới nội tâm đầy
phức tạp và sâu sắc của nhân vật. Trong trƣờng hợp đó, họ cũng không thể để cho
thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm trở nên nghèo nàn. Các tác giả kí phải
tƣởng tƣợng, bồi đắp vào thế giới nội tâm nhƣng vẫn phải đảm bảo những hƣ cấu đó
nằm trong phạm vi phẩm chất của nhân vật. Đó là một cơng việc địi hỏi hiểu biết
sâu sắc về đời sống cũng nhƣ sức sáng tạo phong phú.
Nhƣ vậy, hiện thực cuộc sống và hƣ cấu tƣởng tƣợng của nhà văn không
phải là hai yếu tố đối lập nhau. Trái lại, chúng bổ sung cho nhau và tạo nên những
đặc trƣng của thể loại kí.
- Nghệ thuật trong văn bản kí
Kí là thể loại văn học đƣợc xây dựng từ nền tảng hiện thực, đảm bảo nguyên
tắc tôn trọng hiện thực, tuy nhiên, trong văn bản kí, tiếng nói của nghệ thuật vẫn có
sức vang vọng mãnh liệt, biến một tác phẩm kí trở thành một tác phẩm văn học đích
14


thực, giúp phân biệt thể loại kí văn học với các ghi ch p thông thƣờng khác trong
đời sống. “Tác phẩm kí vừa có khả năng đáp ứng những u cầu bức thiết của thời
đại, đồng thời vẫn giú đƣợc tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật.” [15, tr. 58]
Một tác phẩm nghệ thuật không chứa đựng sức sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ
là một tác phẩm “chết”. Kí cũng nhƣ vậy. Từ tƣ liệu về hiện thực, tác giả kí cần
phải chọn lọc các yếu tố có ý nghĩa tiêu biểu và giá trị thẩm mỹ, phục vụ cho ý đồ
nghệ thuật.

Có nhiều ý kiến cho rằng tính nghệ thuật trong văn bản kí sẽ làm lu mờ hiện
thực - điều vô cùng quan trọng và phải đặt lên hàng đầu. Thực chất không phải nhƣ
vậy. Yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm kí có thể ví nhƣ một địn bẩy quan trọng
góp phần phản ảnh hiện thực một cách sinh động nhất, mang lại cho tâm trí độc giả
một hình dung rõ ràng, chính xác về đối tƣợng đƣợc ghi chép và miêu tả. Trong tác
phẩm Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tn, chính những tƣởng tƣợng, sáng tạo
đầy phong phú và cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, giàu tính biểu hình, biểu cảm đã
làm sống dậy hình ảnh con sơng Đà hung bạo của thiên nhiên. Hay nhƣ trong bút kí
Ai đã đặt tên cho dịng sơng?, Hồng Phủ Ngọc Tƣờng đã miêu tả hành trình của
dịng sơng Hƣơng nhƣ hành trình của một ngƣời thiếu nữ tìm kiếm và đến bên tình
u đích thực của cuộc đời mình. Những yếu tố thuộc về tự nhiên của sông Đà hay
sông Hƣơng trong hai tác phẩm nói trên đều là những yếu tố thực, ngƣời đọc hồn
tồn có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, chính sự sáng tạo của nhà văn đã thổi vào tác
phẩm một sức sống mãnh liệt, mang lại cho tác phẩm chất trữ tình, tạo nên tính lơi
cuốn, hấp dẫn không thể phủ nhận đối với ngƣời đọc, phục vụ đúng cho mục đích
của thể loại kí văn học. Bên cạnh hai tác giả kể trên, trong văn học Việt Nam, các
tác phẩm kí của các cây bút nhƣ Xuân Diệu, Tơ Hồi, Chế Lan Viên, Nguyễn Trung
Thành đều giàu chất thơ và mang dấu ấn nghệ thuật của tác giả.
Do vậy, dựa trên đặc điểm về tính nghệ thuật, khi đọc hiểu một văn bản kí,
cần phải xác định chính xác đâu là thơng tin sự thật, đâu là yếu tố nghệ thuật cũng
nhƣ những bình luận, ý kiến của tác giả để có hƣớng tiếp cận phù hợp.
Tóm lại, từ những đặc trƣng của thể loại kí, khi lựa chọn ngữ liệu đọc hiểu
văn bản kí cho học sinh phổ thông, cần chọn lọc những tác phẩm mang đầy đủ giá
15


trị hiện thực, giá trị nghệ thuật và tính thời sự để học sinh có cái nhìn tổng hợp. Qua
hoạt động đọc hiểu các văn bản kí tiêu biểu, học sinh có thể rút ra đƣợc những đặc
điểm khái quát của thể kí.
1.1.1.3. Phân loại các thể kí

Chính vì sự kết hợp giữa giá trị hiện thực và giá trị nghệ thuật nên kí có sự
phức tạp về mặt cấu tạo cũng nhƣ xác định ranh giới thế loại. So với các thể loại
văn học khác, phân loại các tiểu loại trong kí có phần khó khăn hơn vì các tiểu loại
này có phần giao thoa với nhau và nhiều khi ranh giới giữa các tiểu loại là rất mỏng.
Có những tiểu loại kí thiên về ghi chép lại, kể lại những sự việc đã diễn ra
trong đời sống, có những tiểu loại thiên về thể hiện dòng cảm xúc của tác giả trƣớc
hiện thực, lại có những tiểu loại thiên về nghị luận, bàn luận. Tùy theo phƣơng thức
biểu đạt chính đƣợc sử dụng trong tác phẩm mà chúng ta có thể chia kí thành 3 loại:
kí tự sự, kí trữ tình và kí chính luận. Mỗi loại này lại chia thành các tiểu loại nhỏ
hơn, tạo nên sự phong phú và phức tạp của thể kí. Tuy nhiên, sự phân loại này cũng
không phải là tuyệt đối. Các phƣơng thức biểu đạt đƣợc các tác giả sử dụng linh
hoạt từ theo mục đích.
- Kí tự sự
Kí tự sự tập trung vào miêu tả những sự kiện và con ngƣời trong đời sống.
Trong tác phẩm có một hệ thống sự kiện làm cơ sở, có các nhân vật hoạt động. Trên
cơ sở đó, tác giả có thể tập trung miêu tả một tính cách nhân vật tiêu biểu hoặc một
khơng khí, bối cảnh chung, Về thời gian, hiện thực đƣợc miêu tả trong kí tự sự có
thể là hiện tại đang diễn ra, cũng có thể là những sự kiện lịch sử, những sự kiện trong
quá khứ mang tính xác thực. Loại kí tự sự có thể bao gồm các tiểu loại nhƣ: kí sự
(Thượng kinh kí sự, Kí sự Cao Lạng,…), phóng sự (Cơm thầy, cơm cơ,…), truyện kí
(Thủ tục làm người cịn sống, Trong gió Trường Sa,…), du kí (Trên đường, Phương
Đơng lướt ngồi cửa sổ,…), hồi kí (Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử,….), …
- Kí trữ tình
Loại kí này đƣợc sáng tác với mục đích ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc chủ
quan của tác giả trƣớc những sự việc, hiện tƣợng xảy ra trong hiện thực khách quan.
Trong các tác phẩm thuộc loại này, hiện thực trở thành cơ sở để tác giả thể hiện
quan điểm của mình. Cũng chính vì vậy, trong các tác phẩm thuộc loại kí trữ tình có
16



sự kết hợp giữa các phƣơng thức biểu đạt khác nhau: biểu cảm, tự sự, miêu tả,…
Tuy nhiên, khơng vì vậy mà ranh giới giữa kí tự sự và các loại kí khác biến mất.
Trong các tác phẩm kí trữ tình, chất trữ tình, cảm xúc chiếm vị trí vơ cùng quan
trọng. “Phông nền” hiện thực đƣợc ghi chép lại một cách ngắn gọn, súc tích, là cái
cớ để chất trữ tình đƣợc thể hiện ra. Loại kí trữ tình bao gồm nhiều thể nhƣ: nhật kí
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mƣơi,…), tùy bút (Đi trên đường Hà
Nội, Thương nhớ Mười Hai,… ),…
- Kí chính luận
Đúng nhƣ tên gọi, loại kí thứ ba này có phƣơng thức biểu đạt chính là phƣơng
thức nghị luận. Trong tác phẩm kí chính luận, tác giả có thể giới thiệu, chứng minh,
bình luận những vấn đề đƣợc khai thác từ hiện thực khách quan. Giống nhƣ kí tự sự,
hiện thực trong kí chính luận trở thành tiền đề để tác giả khai thác theo mục đích của
mình. Thậm chí có tác giả sử dụng kí chính luận để tranh luận, phê phán.
Một đặc điểm quan trọng của kí chính luận chính là tƣ tƣởng của tác giả. Khi
tiếp cận với tác phẩm kí chính luận, ngƣời đọc có thể phát hiện đƣợc những ý kiến
khẳng định, ca ngợi, biểu dƣơng hoặc phê phán một hiện tƣợng, một cá nhân hay
một khuynh hƣớng của hiện thực khách quan. Kí chính luận bộc lộ mạnh mẽ chính
kiến của tac giả.
Hơn nữa, kí chính luận cịn có mối quan hệ mật thiết với đời sống hay nói
một cách khác, tính thời sự trong kí chính luận là một yếu tố khơng thể bỏ qua. Kí
chính luận nắm bắt và ứng biến với những vấn đề nóng hổi của đời sống. Một tiểu
loại nổi bật của kí chính luận chính là bút kí chính luận. Bút kí chính luận là tiểu
loại mang một số đặc điểm trung gian giữa văn học và báo chí.
Khi đề xuất ngữ liệu dạy học đọc hiểu các tác phẩm kí, cần quan tâm đến sự
phong phú về tiểu loại cũng nhƣ đặc điểm của các tiểu loại. Qua đó, đề xuất tác
phẩm thuộc các tiểu loại khác nhau, giúp học sinh có thể tiếp cận đƣợc một cách
đầy đủ nhất với các tiểu loại kí. Trong Chƣơng trình Ngữ văn 2018, ở các khối lớp
khác nhau, học sinh đƣợc đọc hiểu các tiểu loại khác nhau của kí. Ở lớp 6, chƣơng
trình đƣa ra yêu cầu học sinh đọc hiểu hồi kí, du kí; ở lớp 7, yêu cầu ngữ liệu bút kí,
tản văn. Những yêu cầu của chƣơng trình đƣa ra nhằm đảm bảo tính phong phú về


17


×