Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh gây hại của bệnh đốm nâu (neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long và biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.33 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ KIM THANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
PHÁT SINH GÂY HẠI CỦA BỆNH ĐỐM NÂU
(NEOSCYTALIDIUM DIMIDIATUM) HẠI
THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BẰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI BÌNH THUẬN
Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Thị Vượng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan một số kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn đã được sự
đồng ý cho phép của chủ nhiệm đề tài và các thành viên trong nhóm nghiên cứu mà tơi
có tham gia. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trìng học tập và nghiên cứu tại Viện Khoa Học Nông Nghiệp
Việt Nam, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo,
cô giáo, sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Phạm Thị
Vượng-nguyên Viện trưởng Viện BVTV, người hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Ban đào tạo Sau đại học, các Giáo
sư, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại Ban Sau đại học, toàn thể cán bộ Viện Khoa Học Nông
Nghiệp Việt Nam
Xin cảm ơn, Bộ môn Thuốc và cỏ dại, Bộ môn Bệnh cây của Viện Bảo Vệ Thực
Vật, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh Bình Thuận, Lãnh đạo các phịng ban và các hộ
nơng dân trồng thanh long ở hai huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình
Thuận đã giúp đỡ tơi trong việc điều tra nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực, tài chính và đối tượng nghiên cứu của luận văn còn mới nên khơng tránh
khỏi thiếu sót. Tơi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy

cơ giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Thanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu .............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3


1.4.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu .................................................................. 4

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ................ 4

2.2.1.

Nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại thanh long và biện pháp phịng trừ ở
nước ngồi .......................................................................................................... 5

2.2.2.

Nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại thanh long và biện pháp phòng trừ ở
trong nước ......................................................................................................... 12

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 26

3.2.


Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 26

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

3.2.2.

Vật liệu ngiên cứu ............................................................................................. 26

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

iii


3.3.1.

Điều tra, xác định thành phần bệnh hại thanh long, vai trò của bệnh đốm nâu
(Neoscytalidium dimidiatum) trong sản xuất thanh long tại Bình Thuận ............. 27

3.3.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại của bệnh đốm
nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long ............................................. 27

3.3.3.


Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu ............................... 27

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.4.1.

Phương pháp điều tra, xác định thành phần bệnh hại thanh long, vai trò
của bệnh đốm nâu trong sản xuất thanh long tại Bình Thuận .......................... 28

3.4.2.

Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại
của bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long. .................... 29

3.4.3.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu

3.4.4.

Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Thành phần bệnh hại và tác hại của bệnh đốm nâu (Neoscytalidium
dimidiatum) trong sản xuất thanh long tại bình thuận ...................................... 36


4.1.1.

Thành phần và mức độ phổ biến của các bệnh hại chính trên cây thanh long ....... 36

4.1.2.

Tác hại của bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại Bình Thuận ....................... 37

4.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại của bệnh đốm
nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại cây thanh long ...................................... 42

4.2.1.

Đặc điểm sinh học của nấm Neoscytalidium dimidiatum ................................. 42

4.2.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, gây hại của bệnh
đốm nâu Neoscytalidium dimidiatum trên thanh long ...................................... 45

4.3.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu .................................................. 50

4.3.1.

Hiệu quả phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long của biện pháp kỹ thuật
canh tác ............................................................................................................. 50


4.3.2.

Hiệu quả phòng trừ bệnh đốm nâu bằng thuốc BVTV hố học ............................. 51

4.3.3.

Hiệu quả phịng trừ bệnh đốm nâu(Neoscytalidium dimidiatum) bằng chế
phẩm sinh học MXA- 8 .................................................................................... 59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 66
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 66

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

: Bảo vệ thực vật

QCVN 01-38:2010/BNNPTNT

: Quy chuẩn Việt Nam 01-38:2010/Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn

CT

: Công thức

TQND

: Tập quán nông dân

TSXH

: Tần suất xuất hiện

VSV

: Vi sinh vật

ĐC

: Đối chứng

CSB


: Chỉ số bênh

TLB

: Tỷ lệ bệnh

Ctv

: Cộng tác viên

HTB

: Hàm Thuận Bắc

HTN

: Hàm Thuận Nam

HTX

: Hợp tác xã

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây thanh long tại
Tỉnh Bình Thuận năm 2015 ......................................................................... 36
Bảng 4.2. So sánh diễn biến bệnh đốm nâu trên địa bàn Tỉnh qua từng tháng trong

năm 2015 và cùng kỳ 2014 .......................................................................... 39
Bảng 4.3. Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu 6 tháng đầu năm 2015 và 2016 .................. 40
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của bệnh đốm nâu đến giá thành và chất lượng quả thanh long .... 42
Bảng 4.5. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên các môi trường
dinh dưỡng khác nhau ở điều kiện 28oC ...................................................... 43
Bảng 4.6. Thí nghiệm ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sự phát triển và
sinh bào tử của nấm Neoscytalidium dimidiatum ........................................ 44
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sự phát triển của nấm đốm trắng
hại thanh long Neoscytalidium dimidiatum.................................................. 44
Bảng 4.8. Diễn biến bệnh đốm nâu hại cành thanh long tại hai huyện Hàm Thuận
Bắc và Hàm Thuận Nam .............................................................................. 45
Bảng 4.9. Diễn biến bệnh đốm nâu trên quả qua 5 lứa trái vụ chính và trái vụ ........... 46
Bảng 4.10. Diễn biến bệnh đốm nâu trên hai giống thanh long qua các tháng điều tra ....47
Bảng 4.11. Diễn biến bệnh đốm nâu trên các năm tuổi thanh long qua các tháng
điều tra ......................................................................................................... 49
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành, tạo tán đến bệnh đốm nâu trên
Thanh Long .................................................................................................. 50
Bảng 4.14. Hiệu quả của biện pháp cắt tỉa, vệ sinh vườn quả thanh long...................... 51
Bảng 4.16. Hiệu lực của một số hoạt chất đối với sự phát triển của nấm
Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PDA ...................................... 52
Bảng 4.17. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết
hợp với phân bón lá trong phòng trừ bệnh đốm nâu hại cành thanh long ... 53
Bảng 4.18. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết
hợp với phân bón lá trong phịng trừ bệnh đốm nâu hại quả thanh long ..... 54
Bảng 4.19. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết
hợp với phân bón lá trong phịng trừ bệnh đốm nâu hại cành thanh long
(Chính vụ, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận tháng 8-9/ 2015)......................... 55

vi



Bảng 4.20. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết hợp
với phân bón lá trong phịng trừ bệnh đốm nâu hại quả thanh long
(Chính vụ, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tháng 8-9/2015)......................... 56
Bảng 4.21. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết
hợp với phân phịng bón lá trong trừ bệnh đốm nâu hại cành thanh long
(trái vụ, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tháng 1-2/2016) ............................. 57
Bảng 4.22. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng đơn lẻ và khi kết
hợp với phân bón lá trong phịng trừ bệnh đốm nâu hại quả thanh long
(trái vụ, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, tháng 1-2/2016) ............................. 58
Bảng 4.23. Hiệu lực của chế phẩm MXA-8 khi kết hợp với phân bón lá và một số
hỗn hợp khác trong phòng trừ bệnh đốm nâu hại cành thanh long .............. 59
Bảng 4.24. Hiệu lực của một số chế phẩm sinh học khi kết hợp với phân bón lá và
một số hỗn hợp khác trong phòng trừ bệnh đốm nâu hại quả thanh long
trên một lứa quả ........................................................................................... 60
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế mơ hình ứng dụng chế
phẩm sinh học MXA-8 trên vườn thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi (HTX
Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc,
Tỉnh Bình Thuận- Chính vụ )....................................................................... 61
Bảng 4.26. Kết quả đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế mơ hình ứng dụng chế
phẩm sinh học MXA-8 trên vườn thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi (HTX
Thanh long hữu cơ Phú Hội, Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc,
Tỉnh Bình Thuận- trái vụ) ............................................................................ 63
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến năng suất và hiệu quả kinh tế
trên Thanh Long ruột đỏ 2 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội,
Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận- Chính vụ ) ...... 64
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến năng suất và hiệu quả kinh tế
trên Thanh Long ruột đỏ 2 năm tuổi (HTX Thanh long hữu cơ Phú Hội,
Xã Hàm Hiệp, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận- trái vụ ) ........... 65


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình ảnh một số bệnh hại quan trọng hại thanh long. .................................. 37
Hình 4.2. Bệnh đốm nâu thanh long( Neoscytalidium dimidiatum) ............................. 38
Hình 4. 3. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến bệnh đốm nâu hại thanh long
tại Bình Thuận, năm 2015 ............................................................................ 49
Hình 4.4.

Hình ảnh thí nghiệm quản lý bệnh đốm nâu thanh long tại Bình Thuận ...........60

Hình 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học MXA-8 năng suất và hiệu quả
kinh tế trên thanh long .................................................................................. 62

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Kim Thanh
Tên Luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh gây hại của bệnh
đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại Thanh Long và biện pháp phòng trừ bằng
thuốc bảo vệ thực vật tại Bình Thuận”
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại của bệnh đốm

nâu (Neoscytalidium dimidiatum) trên thanh long, từ đó đề xuất biện pháp phòng
chống bệnh theo hướng sử dụng hiệu quả thuốc BVTV, hạn chế sự gây hại của chúng
cho sản xuất, đóng góp tư liệu hướng tới xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp hiệu
quả, bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bệnh đốm nâu(Neoscytalidium dimidiatum)và
biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long tại tỉnh Bình Thuận.
Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại và diễn biến được thực hiện theo Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 01-38:2010/BNNPTNT và phương pháp nghiên cứu Bảo vệ
thực vật của Viện Bảo vệ thực vật. Các đặc điểm sinh học, sinh thái học được nghiên
cứu theo phương pháp nghiên cứu của Viện bảo vệ thực vật.Tất cả các thử nghiệm để
ứng dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học, hóa học... các giải
pháp khoa học trong thâm canh cây thanh long, được bố trí theo diện rộng, diện hẹp
theo tiêu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm thuốc trên đồng ruộng của Cục
BVTV ban hành.
Kết quả chính và kết luận
Có 7 lồi bệnh gây hại trên thanh long tại tỉnh Bình Thuận, bệnh đốm nâu (N.
dimidiatum ) là bệnh phổ biến và gây hại quan trọng bậc nhất, bệnh gây hại trên tất cả
các bộ phận của cây và gây ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành của quả thanh long.
Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nghiêm trọng trong điều kiện nhiệt độ cao từ trên
28 - 350C và ẩm độ cao, lượng mưa lớn ở tỉnh Bình Thuận từ tháng 6-tháng 9. Các biện
pháp cắt tỉa, bón phân theo quy trình có tác dụng hạn chế sự phát sinh, phát triển của
bệnh đốm nâu. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học, kết hợp với chất bám dính, giảm ảnh

ix


hưởng của mưa lớn đã có hiệu quả phịng trừ bệnh; Hoạt chất Mancozeb có hiệu lực
phịng trừ cao nhất, khi kết hợp với TB888 và rỉ đường hiệu lực của thuốc đã tăng cao
hơn so với việc sử dụng thuốc đơn thuần ở cả hai vụ chính và trái vụ. Mơ hình sử dụng

chế phẩm sinh học ( 2 lần MXA-8/ lứa quả) trên thanh long ruột đỏ 6 năm tuổi và 2 năm
tuổi: ở chính vụ và trái vụ đều có tỷ lệ thanh long loại 1đạt cao và mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn đối chứng.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Thi Kim Thanh
Thesis title: “Study some biological characteristics, harm incurred by brown spot
(Neoscytalidium dimidiatum) on dragon fruit and damage control measures by
pesticide in Binh Thuan”
Major: Plant protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam Academy of Agricultural sciences
Research objectives:
Study some biological characteristics, arisen issues and damage caused by
brown spot (Neoscytalidium dimidiatum) on dragon fruit, hence recommend prevention
measures via effectively using pesticide and restricting its negative impact on
production so as to contribute instructive materials to building integrated, efficient and
sustainable prevention measures.
Materials and Methods
Subjects of research include brown spot (Neoscytalidium dimidiatum) on dragon
fruits in Binh Thuan province and integrated control measures.
The method of surveying the patterns/elements of the disease and its progress is
applied in accordance with the QCVN 01-38:2010/BNNPTNT and the research
methodology on plant protection by the Institute of plant protection. Biological and
ecological characteristics are studied in conformity with the research methodology on

plant protection by the Institute of plant protection. Experiments applied to prevent pestcausing damage by biological, chemical and scientific measures when planting dragon
fruits were conducted on large scale or small scale as provided in the QCVN on basic
standard for pesticide field trials issued by the Plant Protection Authority.
Main findings and conclusions
There are 7 species harming dragon fruits in Binh Thuan province, of which
brown spot (Neoscytalidium dimidiatum) is a popular disease and among the most
harmful ones. It damages all parts of the dragon fruit plants and negatively affects the
quality as well as the price of dragon fruit products. It occurs, develops and cause
serious damage at the temperature of 28 - 350C and conditions of high humidity and
rainfall in Binh Thuan from June to September. Pruning and processed fertilizing
measures could limit the growth and expansion of the disease. Using chemicals in

xi


combination with an adhesive could help reduce the impact of heavy rainfall and
increase preventive effect. Mancozeb is considered as the most effective in preventing
the disease especially when combined with TB888 and efficacy, which is more effective
than using itself in both main and off-season. Models using probiotics (2 times MXA-8 /
group performance) on the 6 year old and 2 year old red flesh dragon fruits in both
season and off-season indicate more economically efficient rates and produce more type
I dragon fruits.

xii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thanh long là một trong những cây ăn quả dễ trồng và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác ở nước ta, góp phần

giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao cho người trồng thanh long không chỉ
riêng ở tỉnh Bình Thuận mà cịn ở một số tỉnh khác trong cả nước. Hiện nay,
Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh tỉnh Bình Thuận, Long An và
Tiền Giang, với tổng diện tích 33.628ha, trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình
Thuận 24.023 ha, Long An 5.408ha và Tiền Giang 4.200ha và rải rác ở một số
tỉnh khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cây thanh long bị nhiều đối
tượng sâu bệnh tấn công và gây hại như bệnh thán thư, thối quả, thối cành và đặc
biệt là bệnh đốm nâu gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng quả,
ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tính đến đầu năm 2012, diện
tích trồng thanh long của Long An là 1.478,52 ha; tỷ lệ vườn bị nhiễm bệnh
chiếm khoảng 10%. Đến giữa năm 2012, diện tính trồng thanh long đã lên đến
2.150 ha và có khoảng 860 ha bị nhiễm bệnh rải rác (chiếm 40%). Theo báo cáo
chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long mới nhất của Chi Cục bảo vệ
thực vật tỉnh Bình Thuận 8/2014, diện tích trồng thanh long của Bình Thuận là
24.023 ha; diện tích bị nhiễm bệnh là 10.385 ha trong đó diện tích nhiễm nhẹ là
5.535 ha, trung bình là 3.566 ha và nặng là 1.284 ha.
Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum (thuộc họ
Botryosphaeriaceae; bộ Botryosphaeriales; lớp nấm túi Ascomycetes) gây ra.
Hiện tại tình trạng bệnh đang diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng,
phát triển mạnh vào mùa mưa. Ở một số vườn thanh long mới trồng, bệnh đã
xuất hiện trên cành với tỷ lệ bệnh dao động từ 1-5%. Trên một số vườn thanh
long kinh doanh, bệnh nặng hơn với tỷ lệ bệnh dao động từ 10-50%. Bệnh phát
triển mạnh trên cành non và trên quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất
và chất lượng sản phẩm. Khi bị bệnh xâm nhập, vỏ quả thanh long bị các vết đốm
gây mất mỹ quan và rất khó tiêu thụ. Do diện tích trồng thanh long tăng nhanh
chóng trong thời gian ngắn, đầu tư thâm canh cao nhưng không áp dụng hợp lý
các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững đã tạo điều kiện
cho sâu bệnh gia tăng, đặc biệt là các bệnh hại trên thanh long phát sinh gây hại,
lây lan nhanh rất khó kiểm sốt. Để có cơ sở nhằm kiểm soát và áp dụng các biện


1


pháp phịng trừ hợp lí bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long
tại Bình Thuận, việc tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học,
phát sinh gây hại của bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại Thanh
Long và biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật tại Bình Thuận” là
rất cần thiết và cấp bách.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Nắm được một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại của bệnh đốm nâu
(Neoscytalidium dimidiatum) trên thanh long tại Bình Thuận. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số biện pháp phịng trừ bằng chế phẩm sinh học và hố học theo hướng
sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, góp phần hạn chế sự gây hại,
đảm bảo sản xuất thanh long an toàn và bền vững.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần bệnh hại thanh long và vai trò của bệnh đốm nâu
(Neoscytalidium dimidiatum) trong sản xuất thanh long.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại của bệnh đốm
nâu (Neoscytalidium dimidiatum).
- Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh đốm nâu theo
hướng sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những dẫn liệu về thành phần bệnh hại cây thanh long và xác
định lồi có vai trị gây hại chủ yếu cho sản xuất thanh long tại Bình Thuận.
- Cung cấp những dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học, phát sinh, gây hại
của bệnh đốm nâu(Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long cho khoa học và
phục vụ sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ xung những hiểu biết về bệnh
đốm nâu hại thanh long trong điều kiện sinh thái và hệ thống canh tác thanh long
ở tỉnh Bình Thuận, đề xuất biện pháp phịng chống bệnh theo hướng sử dụng
hiệu quả thuốc BVTV, hạn chế sự gây hại của chúng cho sản xuất, đóng góp tư
liệu hướng tới xây dựng biện pháp phịng trừ tổng hợp hiệu quả, bền vững.

2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nấm gây bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) và một số bệnh hại
trên cây thanh long.
- Một số thuốc hoá học và chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh đốm nâu
(Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long tại Bình Thuận.
1.4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ năm tháng 3/2015 đến 12/ 2016.
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận và Viện BVTV.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Cây thanh long là cây dễ trồng, cho thu nhập cao, chính vì thế thời gian
qua, diện tích trồng thanh long tăng nhanh, lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố.
Năm 2013, ngành rau quả nước ta đã gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu "tỷ USD",
trong đó thanh long đóng vai trị rất lớn trong xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Bên cạnh Việt Nam, một số quốc gia và vùng lãnh thổ cũng bắt đầu xúc tiến

trồng thanh long, đáng chú ý, Ðài Loan đã có thể xử lý để thanh long ra hoa, trái
suốt năm và Trung Quốc đã triển khai trồng khoảng 20 nghìn ha thanh long.
Mặt khác, việc mở rộng diện tích thanh long ồ ạt, không theo quy hoạch
như hiện nay đã phát sinh nhiều rủi ro như: dịch bệnh phát tán nhanh, ảnh hưởng
môi trường, ảnh hưởng chất lượng trái và cũng đồng nghĩa ảnh hưởng giá trị xuất
khẩu. Một trong các dịch bệnh quan trọng nhất đã và đang ảnh hưởng đến sản
xuất thanh long của Việt Nam là bệnh đốm nâu/đốm trắng/bệnh tắc kè (N.
dimidiatum) đã bùng phát và gây hại nghiêm trọng trên cây thanh long tại tỉnh
Bình Thuận, làm giảm năng suất, chất lượng của thanh. Mặc dù, các cơ quan
chức năng và nhân dân đã dùng các biện pháp phòng trừ bệnh hại này, nhưng
hiệu quả phịng trừ khơng cao do chưa dùng đúng thuốc và phịng trừ chưa đúng
thời điểm. Điều đó đã làm giảm hiệu quả kinh tế, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động. Các cơng trình nghiên cứu về bệnh
đốm nâu (N. dimidiatum) trên cây thanh long ở nước ta chưa nhiều, chưa thực sự
đầy đủ để làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp phịng trừ chúng một cách
có hiệu quả.
Xuất phát từ luận điểm cơ bản trên và yêu cầu của sản xuất hiện nay và lâu
dài, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài theo trình tự qua các bước: Điều tra thu
thập, xác định thành phần, vai trò gây hại của bệnh đốm nâu ở các vườn thanh
long. Đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và phát sinh, gây hại của bệnh đốm nâu
dưới tác động của một số yếu tố sinh thái; Thử nghiệm và phát triển các biện
pháp phịng chống có hiệu quả, thích hợp với điều kiện sinh thái vùng sản xuất
thanh long tại Bình Thuận.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

4


2.2.1. Nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại thanh long và biện pháp phịng trừ ở

nước ngồi
2.2.1.1. Những nghiên cứu về bệnh hại cây thanh long
Cây Thanh long (Hylocereus spp.), cịn gọi là Pitahaya, thuộc họ xương
rồng leo (Cactaceae), có nguồn gốc từ vùng bán sa mạc, nhiệt đới nóng Châu Mỹ
la tin (Crane and Balerdi, 2005). Nhiều loài thanh long được tìm thấy tại Mexico,
Colombia, CostaRica và Nicaragoa. Cây thanh long được người Pháp trồng tại
Việt nam từ khoảng ít nhất 100 năm nay (Luders and McMahon, 2006). Cây cịn
được trồng ở vùng sa mạc Isarael, phía Bắc Teritory và một số vùng bang
Queensland, Úc. Cây thanh long thường được trồng tại các vùng đất khô, đặc biệt
những vùng đất giàu dinh dưỡng hữu cơ. Hiện nay, cây thanh long được trồng
nhiều tại các vùng nhiệt đới và rất nổi tiếng tại các nước vùng Đông Nam Á, đặc
biệt là Việt nam, nước có thị trường xuất khẩu thanh long lớn so với các nước
khác trong vùng. Một số nước khác trồng thanh long như Đài Loan, Thái Lan,
Phillippines, Srilanka và Malaysia.
Tại Sarawak, các nghiên cứu cho thấy phần thân giả non của cây thường bị
các loài vi khuẩn và nấm gây hại. Quả thanh long thường bị nấm xâm nhiễm và
gây hại cả ở giai đoạn vườn sản xuất và sau thu hoạch và là vấn đề về thương
phẩm đối với người trồng thanh long. Trên thân giả thanh long thường ghi nhận
bệnh vi khuẩn do Erwinia spp., các bệnh nấm do Phomopsis sp., Pestalotiopsis
sp., Cladosporium sp., Fusarium spp., Colletotrichum gloeosporioides,
Botryosphaeria sp. và Curvularia spp. gây ra. Trên quả thanh long ngoài vườn
sản xuất thường ghi nhận sự gây hại của các loài nấm như Colletotrichum
gloeosporioides, Curvularia spp. và ở giai đoạn sau thu hoạch các loài nấm như
Colletotrichum, Curvularia và Fusarium gây hại (By Dr. Lily Eng).
Các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy cây thanh long ruột đỏ và ruột
vàng bị nhiều loại VSV ký sinh, tấn công và gây hại. Các nghiên cứu từ lâu đã
xác định rằng một số loài nấm gây một số bệnh cho thanh long như: thán thư và
thối Alternaria sp., Ascochyta sp., Aspergillus sp., Bipolaris cactivora,
Botryosphaeria dothidae, Capnodium sp., Colletotrichum gloeosporioides,
Dothiorella sp., Fusarium sp., Gloeosporium agaves, Macssonina agaves,

Phytophthora sp. và Sphaceloma sp. (FAO, 2004; Sijam et al., 2008; Paull, 2007;
Taba et al., 2006, 2007). Tại Peninsular, Malaysia, một số nấm như Bipolaris sp.,
Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides và Monilinia sp., đã tấn công và gây các

5


bệnh thối thân và quả, đốm nâu quả thanh long, gây thiệt hại từ 15 đến 30% năng
suất và chất lượng thương phẩm (Masyahit et al., 2008, 2009). Các kiến thức cơ
bản về sinh học của tác nhân gây bệnh như sự sinh trưởng, phát triển liên quan
đến các yếu tố mơi trường rất hữu ích trong sự phát triển chiến lược bền vững
quản lý dịch hại (Xu et al., 2001). Việc biết được chính xác các điều kiện mơi
trường khi VSV xâm nhiễm và phát triển thành dịch hại là rất cần thiết để xác
định rõ thời gian phun thuốc phòng trừ bệnh và tiến hành các phương pháp khác
nhau để phòng trừ bệnh (Percich et al., 1997). Masayahit et al. (2009) cho rằng
các loài nấm Bipolaris sp., Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides và Monilinia
sp. bị hạn chế phát triển và gây hại khi nhiệt độ ở 350C, pH ≤ 4 hoặc ≥ 10. Ở
nồng độ muối 100 ppm, nấm Bipolaris sp. gây bệnh thối thân và thối quả không
thể phát triển sau 4 đến 6 ngày thí nghiệm. Trong điều kiện phịng thí nghiệm, vi
khuẩn Bukholderia multivoral có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng của nấm
Bipolaris sp., Botryosphaeria sp., C. gloeosporoides, trong khi nấm Monilinia sp.
bị hạn chế do vi khuẩn B. multivoral và B. cepacia. Những kết quả này giúp cho
việc kết hợp các yếu tố môi trường có thay đổi sẽ hạn chế được tác hại của bệnh
trên vườn sản xuất và trong bảo quản quả thanh long sau thu hoạch.
2.2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại Thanh long
* Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sự tồn tại của nấm
Tháng 6 năm 2011, một loại bệnh mới trên thanh long có triệu chứng là các
đốm nhỏ màu nâu đỏ nhạt, dạng đều trên thân được phát hiện tại thành phố
Conghua và Yunfu, tỉnh Quảng Đông, nơi là một trong những tỉnh trồng nhiều
thanh long tại Trung Quốc. Vết bệnh tiếp tục phát triển và hình thành nên những

đốm lớn trên thân. Kết quả phân lập, sử dụng phương pháp sinh học phân tử để
xác định nguyên nhân gây bệnh, lây bệnh trở lại theo nguyên tắc Koch đã chứng
minh rằng bệnh mới tại Conghua và Yunfu do nấm Neoscytalidium dimidiatum
gây ra (Lan and He, 2012).
Nấm Neoscytalidium dimidiatum, cịn có các tên khác như Fusicoccum
dimidiatum, Torula dimidiata, Scytalidium dimidiatum, Hendersonula toruloidea
(Crous et al., 2006).
Hiện nay trên thế giới có rất ít báo cáo ghi nhận nấm N. dimidiatum tấn
công trên cây thanh long. Gần đây, theo báo cáo của Chuang et al. (2012) tại Đài
Loan vào năm 2009-2010 đã bắt đầu xuất hiện bệnh loét (canker) do nấm N.
dimidiatum gây ra trên cả hai loài Hylocereus undatus và H. polyrhizus Britt &

6


Rose. Kết quả phân lập trên môi trường PDA, quan sát hình thái và sử dụng kỹ
thuật PCR khuếch đại với mồi ITS1 và ITS4 và giải trình tự genne cho kết quả là
nấm gây hại đồng hình đến 99% với Neoscytalidium dimidiatum (Penz.) Crous &
Slipper (GenBank Accession No.GQ330903).
Ở Trung Quốc, thanh long (Hylocereus undatus) được trồng phổ biến ở
Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam. Trong năm 2011, tại thành phố Conghua
và Yunfu, tỉnh Quảng Đông xuất hiện một loại bệnh hại mới trên cành thanh
long đã được ghi nhận với một số đặc điểm như: cành bị bệnh có nhiều đốm
trịn nhỏ có màu nâu nhạt đỏ. Vết bệnh phát triển rất nhanh chóng và gây loét
rộng khắp cành. Triệu chứng bệnh cũng tương tự như trường hợp bệnh loét (N.
dimidiatum) đã từng xảy ra ở Đài Loan. Tương tự, tác nhân gây hại cũng được
xác định là do N. dimidiatum (Penz.) Crous & Slippers gây ra. Kết quả kiểm
chứng tác nhân bằng quy trình Koch cũng cho triệu chứng giống như triệu
chứng ở điều kiện tự nhiên và đây là trường hợp được ghi nhận đầu tiên tại
Trung Quốc đại lục (Lan et al., 2012).

Ở Đài Loan, Chuang et al. (2012) ghi nhận, bệnh loét tấn công hầu hết các
vùng trồng thanh long tập trung như Pintung, Chiayi và Chunghua và lây lan rất
nhanh. Đây cũng là báo cáo ghi nhận đầu tiên bệnh loét tấn công trên cành thanh
long ở Đài Loan. Triệu chứng trên bẹ là những đốm tròn nhỏ màu trắng, vết bệnh
trũng thấp so với bề mặt bẹ, về sau vết bệnh có màu cam và phát triển gây loét bẹ
và có khi gây thối nhũn nếu bị bệnh tấn công nặng.
* Những nghiên cứu về ký chủ
Nấm N. dimidiatum là loài nấm ký sinh có phân bố địa lý rộng lớn và có thể
gây hại cho nhiều loại cây trồng khác nhau trên thế giới. Nấm này có thể gây hại
trên Albizia lebbeck, Delonix regia, Ficus carica, Ficus spp., Peltophorum
petrocarpum và Thespesia populena ở Oman (Elshafie and Ba-Omar, 2001); trên
Arbutus, Castanea, Citrus, Ficus, Juglans, Musa, Populus, Prunus, Rhus,
Sequoiadendron ở Mỹ (Farr et al., 1989); và trên Mangifera indica ở Niger
(Reckhaus, 1987).
Điều kiện bất lợi về thời tiết sẽ tăng khả năng gây bệnh của nấm và các
triệu chứng bệnh thường xuất hiện như héo cành, chết cành, ung thư, chảy gôm
và chết cây (Punithalingam and Waterson, 1970; Reckhaus, 1987; Elshafie and
Ba-Omar, 2001). Abdullah et al., (2012) kết luận rằng, cùng với nấm
Lasiodiplodia theobromae, nấm N. dimidiatum là nguyên nhân gây bệnh chết

7


cành nho tại Iraq. Polizzi et al. (2008) đã điều tra bệnh trên cây cam ghép năm
2008 cho thấy 12% trong tổng số 1.500 cây điều tra bị các bệnh cháy chồi non,
ung thư và chảy gôm tại Sicily, Italia. Kết quả giám định cho thấy nấm N.
dimidiatum là nguyên nhân gây các bệnh nói trên.
Mohd et al. (2013) cũng đã ghi nhận bệnh loét cành (canker) đã tấn công và
gây hại thanh long (Hylocereus polyrhizus) ở 10 bang ở Malaysia 2008-2009 với
tỷ lệ gây hại 2-42%. Tương tự như ở Đài Loan và Trung Quốc, nấm N.

dimidiatum cũng được chứng minh là tác nhân gây bệnh loét cành thanh long.
* Điều kiện phát sinh, phát triển
Ở điều kiện lây nhiễm nhân tạo bằng cách phun dung dịch nấm (103 bào tử
/ml) lên đoạn cành thanh long và đặt trong hộp nhựa ở 300C, ẩm độ 100% trong 2
ngày. Triệu chứng do lây nhiễm nhân tạo đã xuất hiện sau 6-14 ngày sau khi lây
và đối chứng (khử trùng và phun nước cất) không biểu hiện.
Theo Pavlic et al. (2008), các yếu tố gây stress làm gia tăng mức độ nghiêm
trọng của bệnh gây ra bởi Neoscytalidium dimidiatum và triệu chứng bao gồm:
héo cành, chết ngọn, loét, chảy nhựa và gây chết cây (Punithalingam và
Waterson, 1970; Reckhaus, 1987; Elshafie and Ba-Omar, 2001). Gần đây,
Neoscytalidium novaehollandiae ở Đông Bắc Australia được mô tả như là nấm
ký sinh trên một số chủng cây trồng như Adansonia gibbosa, Synchronica
acacia, Crotalaria medicaginea, Grevillia agrifolia.
Theo báo cáo của Hassan et al. (2009), ở Iraq vào những tháng nóng nhất
(tháng sáu, tháng bảy và tháng tám) giai đoạn 2001-2010, bệnh loét (N.
dimidiatum) tấn công hàng ngàn cây vỏ mỏng hoặc mịn và cây cảnh như dâu
tằm, tro, óc chó, quả sung, sycamore, táo, mơ và dương.
2.2.1.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ
a. Biện pháp canh tác
+ Về kỹ thuật cắt tỉa và quản lý cây
Cắt tỉa là một trong những biện pháp tác động cơ giới được áp dụng phổ
biến trên các loại cây ăn quả nói chung. Việc sử dụng biện pháp cắt tỉa, cưa đốn
là để loại trừ ưu thế ngọn của các chồi bên phát triển theo hướng có lợi về năng
suất và chất lượng quả, đảm bảo sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực
của cây cân đối, điều chỉnh thời gian cho lộc quả sang năm, hạn chế sâu bệnh hại,
nâng cao năng suất, mẫu mã quả, quản lý được kích thước của cây ln ở độ lớn
vừa phải tiện lợi cho thu hái.

8



Cắt tỉa sau thu hoạch là biện pháp rất quan trọng có tác dụng tích cực trong
việc điều hịa sự ra quả hàng năm và duy trì chế độ ánh sáng thích hợp cho các
vườn trồng mật độ dày; 3) Tỉa quả: là việc tỉa bớt quả ngay sau rụng quả sinh lý
đợt 2 (cuối tháng 5 đầu tháng 6) để điều chỉnh số lượng quả một cách hợp lý,
giúp cho quả đạt được độ lớn tối đa và duy trì năng suất năm sau. Ngồi ra việc
cắt tỉa vẫn phải tiến hành thường xuyên làm cho cây luôn giữ được thơng thống
cần thiết, ngăn ngừa sâu bệnh (Lữ Minh Hùng, 2000).
+ Về dinh dưỡng
Nhìn chung các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập tương đối toàn
diện, trong đó những vấn đề về vai trị của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng
và mối quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cũng
như năng suất, chất lượng quả được nghiên cứu. Theo nhiều cơng trình đã cơng
bố, bổ sung dinh dưỡng cho cây có thể dựa trên một số căn cứ, tuy nhiên thông
thường hiện nay người ta dựa trên 3 căn cứ chính: i) chuẩn đốn dinh dưỡng lá;
ii) phân tích đất và; iii) dựa vào năng suất (Emblenton and Reuther,1973).
Bón phân theo chuẩn đốn dinh dưỡng lá dựa trên 4 nguyên tắc: chức năng
của lá, qui luật bù hoàn giảm dần, chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng và sự
đối kháng ion. Từ 4 nguyên tắc này (Emblenton and Reuther,973) đã xây dựng
được tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng lá gồm 5 cấp: Thiếu, thấp, tối thích,
cao và thừa. Dựa vào thang tiêu chuẩn này người ta thường xun phân tích lá để
biết được có cần hay khơng cần phải bón phân.
Sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng
Trong những vườn cây ăn quả có mạch nước ngầm cao, hoặc những thời kỳ
khơ hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc
bón phân qua lá là cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, bổ
sung dinh dưỡng kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho
cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lượng,
chất điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả
nói chung và cây Thanh Long nói riêng ở Trung Quốc, Đài Loan,... Phân bón lá,

đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lượng và chất điều hịa sinh
trưởng như GA3 có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, chất lượng nếu
phun vào những thời kỳ thích hợp.

9


Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn
ngừa được bệnh của cây ngay trong giai đoạn cây đang ở giai đoạn sinh trưởng.
Việc bổ sung Mn cho cam Washington Navel dưới dạng MnSO4 có tác dụng cải
thiện màu sắc, độ mọng nước, tỷ lệ đường/ axit, hàm lượng vitaminC của quả
mặc dù năng suất khơng tăng( Emblenton et.al, 1988). Lợi ích đầu tiên của phun
GA3 là có thể điều chỉnh được mùa thu hoạch theo yêu cầu của thị trường và kéo
dài thời gian bảo quản sau thu hoạch (Davies, 1994).
Sử dụng phân hữu cơ và vi sinh vật có lợi
Phân hữu cơ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp và
giá trị ích lợi mang lại của nó được đánh giá rất cao trước khi có sự ra đời của
các loại phân vô cơ. Phân hữu cơ được hiểu một cách đơn giản như là những chất
bổ sung cho cây trồng, ngồi ra chúng cịn có tác dụng làm giảm các mầm bệnh
do sự gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất giúp cây mạnh khoẻ hơn, gia tăng
năng suất và kiễm soát được dịch hại. Việc sử dụng các chất hữu cơ trong nền
sản xuất nơng nghiệp cho mục đích như là phân bón và quản lý hệ vi sinh vật đất
có lợi đã được ghi nhận từ những năm 1930. Ở các nước tiên tiến, người ta rất
quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn nguyên vật liệu có thể tái tạo lại và phục vụ
trở lại sản xuất, đặc biệt là đối với nền sản xuất nông nghiệp. Theo Ferreira et al.
(1991), John et al. (2005) đã sử dụng chế phẩm Trichoderma thương mại như:
Biotricho®, Vinevax® và ECO 77®, T. atroviride (USPP-T1 và USPP-T2) và
Bacillus subtilis quản lý hiệu quả bệnh loét cành, quả do nấm Neofusicoccum
australe gây ra trên nho ở cả điều kiện in vitro và ngoài đồng. Ngoài ra, nghiên
cứu tiếp theo của Schmidt et al. (2001) cũng cho rằng dịng vi khuẩn Erwinia

herbicola đã đột biến cũng có khả năng kiễm sốt Neofusicoccum australe ở điều
kiện phịng thí nghiệm.
b. Chất kích kháng
Tính kích kháng (induced resistance) là dạng kháng liên quan đến tình trạng
sinh lý của khả năng phịng vệ tăng thêm của cây được gợi do kích thích từ mơi
trường, trong đó tiềm lực phịng vệ bẩm sinh của cây trở nên hữu hiệu giúp
chúng chống lại sự tấn công tiếp sau của mầm bệnh (van Loon et al., 1998). Có 2
dạng kích kháng cảm ứng đó là kích kháng lưu dẫn (Systemic Acquired
Resistance-SAR) và kích kháng cảm ứng lưu dẫn. SAR có thể được hiểu một
cách đơn giản là sử dụng các tác nhân hữu sinh (nấm, vi khuẩn) và vô sinh (các

10


loại hố chất tổng hợp nhân tạo khơng phải là thuốc trừ dịch hại- salicylic acid,
..) có khả năng kích thích cây trồng kháng lại nhiều bệnh hại trên nhiều loại cây
trồng khác nhau (Noyes and Hancock, 1981; Tu, 1989; Dann et al., 1997;
Reglinski, 1997; Toal and Jones, 1999; Chandra et al., 2001; Bakker, 2003).
Trong số các tác nhân đó thì hố chất là tác nhân dễ sử dụng nhất (Kessmann et
al., 1994) vì chúng ít nhạy cảm với mơi trường và dễ tìm (Steiner and
Schonbeck, 1995). Biện pháp sử dụng hố chất khơng độc hại cho mơi trường và
con người mà vẫn có thể bảo vệ được cây trồng chống lại bệnh hại, đây là biện
pháp có nhiều triển vọng và dự đốn trong tương lai có thể thay thế 10-15%
thuốc phòng trừ dịch hại cây trồng (Urech, 1999).
c. Dịch trích thảo mộc
Hiện nay vấn đề quản lý dịch hại bằng thuốc BVTV là điều không thể phủ
nhận, nhưng bên cạnh yếu tố tích cực, nếu chúng ta lạm dụng thuốc BVTV gây
ra khơng ít hệ lụy có thể gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng,
người tiêu dùng vì đa phần chúng được tiêu thụ tươi và ảnh hưởng xấu đến môi
trường...Từ xa xưa con người đã biết dùng dịch trích từ các loại cây thảo mộc

như cây neem, củ tỏi, hành, ớt,… để trừ sâu bệnh trên nhiều loại cây trồng,
khơng những nó mang lại hiệu quả cao mà còn gắng với thực tế sản xuất, an
toàn cho người sử dụng và tiêu dùng (Ishiguro et al., 2000; Little et al., 1948;
Wang et al., 2009).
Cây móng tay có axit p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit
gentisic C7H6O4, axit ferulic C10H10O4, axit p-cumaric C9H8O3, axit sinapic
C11H12O5, axit cafeic C9H8O4, ngồi ra cịn có scopoletin C10H8O4. Dịch
trích từ cây móng tay có tác dụng kháng sinh mạnh, chống lại một số nấm và vi
khuẩn gây hại cho cây trồng (Ishiguro et al., 2000; Little et al., 1948; Wang et
al., 2009).
Belly and Sali Antocan (2011) ghi nhận việc sử dụng dịch trích hoa móng
tay có khả năng phịng trừ bệnh xì mủ thân trên sầu riêng.
d. Sử dụng thuốc BVTV
Việc sử dụng thuốc diệt nấm lưu dẫn đã được chứng minh có hiệu quả trong
quản lý Botryosphaeria trên nhiều cây ăn quả (Lonsdale and Kotze 1993; Li et
al., 1995; Brown-Rytlewski and McManus, 2000; Ma et al., 2001b, 2001c). Phun
các loại thuốc như: kresoxim-methyl, benomyl, hoặc trifloxystrobin làm giảm
triệu chứng bệnh trên cây táo (Brown-Rytlewski and McManus, 2000).

11


Theo ghi nhận của Lonsdale and Kotze (1993) cho thấy cây được xử lý với
Fosetyl-Al đã kích thích gia tăng mức độ phytoalexins trong cây từ đó làm tăng
tính phịng vệ cho cây trồng (Percival, 2001). Ngoài ra, thuốc trừ nấm bệnh
triazole cũng có tác dụng tương tự khi phun cho cây.
Theo Elliott and Edmonds (2008) đã đánh giá 15 loại thuốc trừ nấm bao
gồm: Tebuject (Tebuconazole), Fungisol (Debacarb, carbendazim), Cleary
(Carbendazim), Arbotect (Thiabendizole), Alamo (Propiconazole), Phyton
(Copper), Cambistat (Paclobutrazole), Rovral (Iprodione), Bayleton

(Triadimefon), NuCop (Copper), Cinnamite (Cinnamaldehyde), Kaligreen
(Potassium bicarbonate), Subdue Maxx (Mefanoxam), M-pede (Potassium salts
of fatty acids), Compass (Strobilurin). Trong đó, các loại thuốc Tebuject,
Fungisol, Cleary, Arbotect, Alamo, Phyton và Cambistat có hiệu lực rất cao,
kiểm sốt hồn tồn nấm Fusicoccum arbuti trong điều kiện in vitro. Riêng ở
điều kiện ngoài đồng, BioSerum TM có hiệu quả quản lý bệnh cao nhất so với
các nghiệm thức thí nghiệm khác và so với đối chứng (không xử lý thuốc). Hiệu
quả giảm bệnh đạt 50% ở năm đầu tiên và giảm đến 70% vào năm thứ 2 và chỉ có
3% diện tích bề mặt chủng nhân tạo là xuất hiện triệu chứng bệnh, trong khi đó
các nghiệm thức cịn lại có tỷ lệ diện tích bề mặt nhiễm cao hơn là Alamo (7%),
Fungisol (13%), Phyton (21%) và đối chứng (17%).
2.2.2. Nghiên cứu về bệnh đốm nâu hại thanh long và biện pháp phòng trừ ở
trong nước
Cây thanh long được du nhập và trồng ở nước ta từ hơn 100 năm nay
(Luders and McMahon, 2006). Ở Việt nam, thanh long được trồng chủ yếu tại
Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó có một số tỉnh bắt đầu phát
triển thanh long như Đồng Nai và một số tỉnh Miền Bắc…. Thanh long ở nước
ta hầu hết là thanh long ruột trắng, một số diện tích đang phát triển thanh long
ruột đỏ có nguồn từ Thái Lan, Đài Loan…
Thanh long ruột trắng là trái cây có thế mạnh của Việt Nam vì Việt Nam
hiện là một trong nước có diện tích trồng lớn nhất ở Châu Á và chúng ta có
nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng. Thanh long được xuất khẩu sang thị
trường châu Á, Âu và Bắc Mỹ. Trong đó thị trường Châu Á chiếm tỷ lệ quan
trọng nhất. Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông là những thị trường
quan trọng nhất ở châu Á. Thị trường châu Âu là nơi Thanh long chịu sự cạnh
tranh từ Thanh long ruột đỏ đến từ Nam Mỹ và một số nơi khác. Đây là thị
trường truyền thống của thanh long ruột đỏ.

12



×