Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

De va dap an Chon doi tuyen quoc gia 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.37 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Sở Giáo Dục & Đào Tạo NGhệ an</b> <b>Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi</b>
<b>học sinh giỏi quc gia lp 12 THPT</b>


<b>năm học 2010 - 2011</b>

<b> </b>



<b>Môn thi: </b>

<b>Địa lý</b>



Ngày thi:

<b>07/10/2010</b>



Thi gian:

<b>180</b>

phút (không kể thời gian giao đề)


<b>Cõu 1 </b>(2,5 điểm).


1. Như thế nào là: Địa cực, Mặt phẳng Xích đạo, Trục Trái Đất, Kinh tuyến,Vĩ tuyến.
2. Trình bày và giải thích sự chênh lệch thời gian giữa mùa nóng và mùa lạnh ở 2 bán cầu.
<b>Câu 2 </b>(3,0 điểm).


Dựa vào bảng số liệu : Tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.


(Đơn vị: cal/cm2<sub>/ngày)</sub>


Ngày/Tháng <sub>0</sub>0 <sub>10</sub>0 <sub>20</sub>0 Vĩ độ <sub>50</sub>0 <sub>70</sub>0 <sub>90</sub>0


21/3 672 649 556 367 123 0


22/6 577 649 728 707 624 634


23/9 663 650 548 361 130 0


22/12 616 519 286 66 0 0



1. Bảng số liệu trên thuộc bán cầu nào? Tại sao.


2. Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt Trời ở các vĩ độ.
<b>Câu 3 </b>(2,5 điểm).


Cho bảng số liệu: Tỷ suất tử thô các nhóm nước thời kỳ 1950- 2005 (%0)


Nhóm nước 1950-1955 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2000-2005


Phát triển 15 9 9 10 10


Đang phát triển 28 17 12 9 8


1.Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét sự khác nhau về tỷ suất tử thơ giữa nhóm nước phát triển và
đang phát triển.


2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất tử thơ.
<b>Câu 4 </b>(4,0 điểm).


1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm đất khu vực Miền
Nam Trung Bộ và Nam Bộ.


2. Giải thích tại sao đất feralít là loại đất chiếm tỷ lệ lớn ở nước ta.
<b>Câu 5 </b>(4,0 điểm).


Dựa vào Át lát Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích đặc điểm nhiệt độ,
lượng mưa ở hai trạm khí hậu Đồng Hới và Cà Mau.


<b>Câu 6 </b>(4,0 điểm).



Dựa vào Át lát Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày sự đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.


2. Phân tích lát cắt địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt.


- - -

<b>HÕt </b>



<i>-Họ và tên thí sinh</i>:<i>... Số báo danh</i>:<i>...</i>


<i><b>Lu ý: Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam</b></i>


<b>Sở GD & ĐT NGhệ an</b> <b>K ỳ thi chọn đội tuyển dự thi</b>
<b>học sinh gii quc gia lp 12 THPT</b>


<b>năm học 2010 - 2011</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

(Hớng dẫn và biểu điểm chấm gồm

<b></b>

<b>.</b>

trang)



<b>Môn: Địa lý (Ngày 07/10/2010) </b>




<b>---Cõu</b> <b>ý</b> <b>Ni dung</b> <b>Điểm</b>


I
(2,5)


1 <b>Trình bày các khái niệm :</b>


-Địa cực : Trong khi Trái đất quay quanh trục, có 2 điểm khơng di chuyển vị trí đó là
địa cực Bắc và địa cực Nam.



-Trục Trái Đất là đường thẳng tưởng tượng nối 2 cực và đi qua tâm Trái Đất.


-Mặt phẳng Xích đạo là mặt phẳng qua tâm và vng góc với trục Trái Đất.Mặt phẳng
xích đạo chia Trái đất làm 2 nửa: Bán cầu Bắc và bán cầu Nam.


-Vĩ tuyến : Trên bề mặt Trái Đất, các vòng tròn song song với Xích đạo được gọi là vĩ
tuyến.


-Kinh tuyến: Nửa vòng tròn từ cực Bắc đến cực Nam gọi là kinh tuyến.


0,25


0,25
0,25


0,25


0,25
2 <b>Trình bày và giải thích sự chênh lệch thời gian giữa mùa nóng và mùa lạnh ở 2</b>


<b>bán cầu.</b>


-Hiện tượng : Bán cầu Bắc có thời kỳ mùa nóng dài hơn bán cầu Nam, ngược lại mùa
lạnh ở bán cầu Bắc ngắn hơn mùa lạnh của bán cầu Nam.


-Giải thích : +Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo
hình elip, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương.
+Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật) thường vào ngày 3/1 khi đó vận tốc
Trái Đất lớn.Trái Đất xa Mặt Trời nhất (điểm viễn nhật) thường vào ngày 5/7 khi đó


vận tốc chuyển động của Trái Đất nhỏ...


+Từ 21/3 đến 23/9: Trái Đất ở vị trí xa Mặt Trời trên quỹ đạo, vận tốc nhỏ nên mất
một thời gian dài (186 ngày đêm) để đi hết quãng đường này.Đây là thời kỳ mùa nóng
ở Bắc bán cầu,mùa lạnh ở Nam bán cầu.


+Từ 23/9 đến 21/3 ngược lại Trái Đất chỉ mất 179 ngày đêm để đi hết quãng đường
còn lại...Đây là thời kỳ mùa lạnh ở Bắc bán cầu, mùa nóng của Nam bán cầu.


0,25


0,25


0,25


0,25


0,25
II


(3,0)


1 <b>Bảng số liệu trên thuộc Bắc bán cầu vì</b> :


- Ở vĩ độ 900<sub> ngày 22/6 tổng lượng bức xạ nhận được là 634cal/cm</sub>2 <sub>/ngày, trong khi đó</sub>
vào các ngày 21/3; 22/6 và 22/12 tổng lượng bức xạ bằng 0.


-Ngày 22/6 tổng lượng bức xạ ở vĩ độ 200<sub> cao nhất ,chứng tỏ đây là ngày Mặt Trời lên</sub>
thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc.



0,25
0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Ngày 22/12 từ vĩ độ 700 <sub>- 90</sub>0<sub> tổng lượng bức xạ bằng 0.</sub>


<i>( Lưu ý: Nếu thí sinh nêu được 2/3 dấu hiệu vẫn được điểm tối đa)</i> 0,25


2 <b>Nhận xét và giải thích.</b>


- Tổng bức xạ Mặt Trời có sự thay đổi theo vĩ độ và thời gian.


- Ngày 22/6: Tổng lượng bức xạ Mặt Trời cao nhất ở 200<sub>B, giảm dần về Xích đạo và</sub>
cực Bắc.(Dẫn chứng...).Vì Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Chí tuyến Bắc...


- Ngày 21/3 và 23/9 : Tổng lượng bức xạ ở Xích đạo lớn nhất và giảm dần về 900<sub>B(dẫn</sub>
chứng...).Vì vào 2 ngày này Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo...


- Ngày 22/12: Tổng lượng bức xạ lớn nhất ở Xích đạo giảm dần về cực Bắc, ở các vĩ
độ tổng lượng bức xạ nhận được là nhỏ nhất trong năm (dẫn chứng...).Vì Mặt Trời lên
thiên đỉnh ở Chí tuyến Nam...


- Từ 700<sub> B - 90</sub>0 <sub> B: Có hiện tượng tổng lượng bức xạ bằng 0.(Dẫn chứng).Vì góc tới</sub>
bằng 0


0,25
0,5


0,5


0,5



0,25


III
(2,5)


1 <b>Sự khác nhau về tỷ suất tử thơ giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.</b>
-Tỷ suất tử thô thời kỳ 1950-2005 của nhóm nước đang phát triển giảm nhanh hơn
nhóm nước phát triển.(dẫn chứng... )


-Tỷ suất tử thơ của nhóm nước phát triển giảm trong giai đoạn 1950-1990, sau đó tăng
trở lại trong giai đoạn 1990-2005, trong khi nhóm các nước đang phát triển giảm liên
tục.(dẫn chứng... )


-Thời kỳ 1950-1990, tỷ suất tử thơ của nhóm nước đang phát triển ln cao hơn nhóm
nước phát triển, thời kỳ 1990-2005,tỷ suất tử thơ của nhóm nước phát triển lại cao hơn
nhóm nước đang phát triển.(dẫn chứng... )


0,5


0,5


0,5
2 <b>Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô.</b>


-Các nhân tố tự nhiên : thiên tai (động đất,núi lửa,hạn hán,bão lụt...),ô nhiễm môi
trường... .(dẫn chứng... )


-Các nhân tố kinh tế -xã hội : mức sống, y tế,chiến tranh... .(dẫn chứng... )
(<i>Lưu ý</i>: <i>Khơng có dẫn chứng phân tích cho ½ số điểm</i>)



0,5


0,5
IV


(4,0)


1 <b>Phân tích đặc điểm đất khu vực Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.</b>
Đất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất đa dạng :


- Đất feralit :


+ Đất feralit nâu đỏ trên đá bazan tập trung trên các cao nguyên Tây Nguyên
(khoảng 1,3 triệu ha) và Đông Nam Bộ. Loại đất này được hình hành trên cơ sở phong
hóa đá bazan có tầng phong hóa dày,khá phì nhiêu...


0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Đất feralit trên các loại đá khác có diện tích khá lớn và phân bố rộng rãi ở vùng núi
Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ...


+ Ngồi ra, ở các vùng có độ cao trên 500-600m đến 1600-1700 m có đất mùn vàng
đỏ trên núi; độ cao trên 1600-1700m có đất mùn alit...


- Đất xám :


Đất xám bạc màu trên phù sa cổ tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và một số khu vực ở
Duyên Hải Nam trung Bộ...



- Đất phù sa :


+ Đất phù sa của đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở ven sông Tiền, sơng
Hậu. Đây là loại đất tốt có thành phần cơ giới nặng, từ đất thịt đến đất sét, phần lớn
diện tích của đồng bằng được bồi đắp phù sa thường xuyên...


+ Đất phù sa của đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ được hình thành bởi sự bồi đắp
phù sa sơng, biển. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo
mùn và ít dinh dưỡng...


- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn ở Đồng bằng sơng Cửu Long, ngồi ra cịn có
ở các cửa sông ven biển của Duyên hải Nam Trung Bộ. Đất phèn có đặc tính chua, đất
mặn có loại mặn ít, mặn nhiều...


- Đất cát ven biển phân bố dọc ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, đất nghèo mùn và
chất dinh dưỡng...


0,25


0,25


0,5


0,5


0,25


0,5


0,5


2 <b>Giải thích tại sao đất feralít là loại đất tỷ lệ lớn ở nước ta</b>


- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi với nhiều loại đá mẹ khác nhau...


- Chịu tác động mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,mưa nhiều. Bởi vậy q trình
phong hóa đất xảy ra với cường độ mạnh mẽ, tạo nên tầng đất dày, mưa nhiều rửa trôi
các chất bazơ dễ tan(Ca2+<sub>,Mg</sub>2+<sub>,K</sub>+<sub>) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ơxit sắt và ơ</sub>
xit nhơm tạo ra màu đỏ vàng...


0,25
0,5


V
(4,0)


<b>Dựa vào Át lát Địa lí Việt nam và kiến thức đã học,hãy so sánh và giải thích đặc</b>
<b>điểm nhiệt độ,lượng mưa ở hai trạm khí hậu Đồng Hới và Cà Mau.</b>


<b>1. Khái quát vị trí hai trạm:</b>


- Đồng Hới thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở vĩ độ 170 <sub>25’B, độ cao</sub>
dưới 50m.


- Cà Mau thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở vĩ độ khoảng 80 <sub>50’B, độ</sub>
cao dưới 50m.


0,25


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2<b>. Giống nhau</b>.



- Chế độ nhiệt: Có nhiệt độ trung bình năm cao >24 0<sub>C,tháng có nhiệt độ cao nhất đều</sub>
khoảng 29-300<sub>C</sub>


*Giải thích : Đều nằm trong khu vực nội chí tuyến....


- Chế độ mưa : Cả hai trạm khí hậu đều có lượng mưa trung bình năm khá cao >
1600mm/năm, và chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt.


*Giải thích: Do chịu ảnh hưởng của gió mùa và các nhân tố gây mưa khác như dải hội
tụ nhiệt đới...


0,5


0,5


<b>3.Khác nhau.</b>


- Vùng và miền khí hậu:


+ Đồng Hới thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ (thuộc miền khí hậu phía Bắc)
+ Cà Mau thuộc vùng khí hậu Nam Bộ (thuộc miền khí hậu phía Nam)
- Chế độ nhiệt:


+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của Đồng Hới là vào tháng 7. Ngược lại nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất của Cà Mau khoảng là vào tháng 4.


*Giải thích: Cà Mau có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là vào tháng 4 bởi vì giai
đoạn này mặt trời lên thiên đỉnh ở phía Nam.


+ Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc, có biên độ nhiệt cao hơn Cà mau ( Dẫn


chứng ). Đồng Hới có 2-3 tháng nhiệt độ <250<sub>C, cịn Cà Mau khơng có tháng nào nhiệt</sub>
độ <25 0<sub>C.</sub>


*Giải thích: Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc gần chí tuyến Bắc chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đơng Bắc nên mùa đông nhiệt độ thấp hơn Cà Mau.


- Chế độ mưa:


+ Tổng lượng mưa trung bình của Cà Mau cao hơn so với Đồng Hới (dẫn chứng).
*Giải thích: Do Cà Mau chịu ảnh hưởng mạnh của nhân tố gây mưa như gió mùa Tây
nam...


+ Mùa mưa : Thời gian mùa mưa giữa Đồng Hới và Cà Mau có sự khác biệt. Đồng
Hới có chế độ mưa vào mùa thu đông rõ rệt, mùa mưa chỉ kéo dài trong 4 tháng từ
tháng 9 đến tháng 12. Ngược lại Cà Mau có chế độ mưa vào hạ - thu, kéo dài trong 6
tháng từ tháng 5 đến tháng 10.


*Giải thích: Đồng Hới có mưa vào thu - đơng do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và
dải hội tụ nhiệt đới, bão...


0,5


0,5


0,5


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Mùa khô: Đồng Hới có mùa khơ kéo dài hơn so với Cà Mau (dẫn chứng).



*Giải thích:.Vào mùa hạ Đồng Hới chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây nam khơ nóng
kéo dài nên mưa ít.


VI
(4,0)


1 <i><b>Trình bày sự đa dạng của địa hình đồi núi nước ta</b></i>


- Khu vực đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ và phân hóa đa dạng thành 4
vùng núi , khu vực bán bình nguyên và đồi trung du.


- Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng


+ Chủ yếu là đồi núi thấp, nổi bật với 4 cánh cung lớn chụm lại tại Tam Đảo. Ngồi ra
cịn có một số dãy núi có hướng tây bắc - đơng nam.


+ Địa hình cao về phía Bắc, thấp dần về phía nam và đơng nam....
- Vùng núi Tây Bắc


+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả


+ Là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta với những dãy núi cao hiểm trở và các cao
ngun, các thung lũng, có hướng Tây bắc- đơng nam....


+ Địa hình nghiêng dần từ tây bắc xuống đơng nam và có sự phân hóa thành 3 dải địa
hình (dẫn chứng...)


- Vùng núi Trường Sơn Bắc:



+ Từ phía nam sơng Cả tới dãy núi Bạch Mã.


+ Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đơng nam. Cao hai
đầu và thấp ở giữa, phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây
Thừa Thiên- Huế và ở giữa thấp trũng. Ngồi ra cịn có một số dãy núi đâm ngang ra
biển theo hướng tây- đông.


- Vùng núi Trường Sơn Nam:


+ Từ phía nam dãy Bạch mã đến khoảng vĩ độ 110<sub>B.</sub>


+ Gồm các khối núi và cao ngun, phía đơng là khối núi Kon Tum và cực Nam Trung
Bộ đồ sộ và được nâng cao. Phía tây là các cao nguyên Plâyku, Đắk lăc, Mơ Nông, Di
Linh tương đối bằng phẳng tạo nên sự bất đối xứng của 2 sườn đơng - tây.


- Địa hình bán bình ngun và đồi trung du: nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng. Bán bình ngun thể hiện rõ ở Đơng Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.


0,25


0,5


0,5


0,5


0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

2 <b>Phân tích lát cắt địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt</b>



<i>* </i>Lát cắt từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà lạt có tổng chiều dài khoảng 250km, theo
hướng Tây nam - Đông bắc, chạy qua 3 dạng địa hình chính là núi, cao nguyên,đồi
chuyển tiếp và đồng bằng, qua 2 khu Đông Nam Bộ và khu Nam Trung Bộ với các
thang bậc địa hình từ 0m đến >1500m.


* Khu Đơng Nam Bộ (từ Thành phố Hồ Chí Minh đến giới hạn dưới bậc độ cao
200m)


- Địa hình khá bằng phẳng, tổng chiều dài lát cắt khoảng 110km.


- Lát cắt chạy trên một nền địa hình khá bằng phẳng với độ cao từ 0-50m, đến lưu vực
sơng La Ngà có độ cao dần được nâng lên từ 50-200m nhưng bề mặt địa hình cũng khá
bằng phẳng.


* Khu cực Nam Trung Bộ bắt nguồn từ độ cao 200m đến Đà lạt có chiều dài khoảng
140km.


- Lát cắt chạy qua các vùng địa hình chủ yếu là các cao nguyên như cao nguyên Di
Linh, cao nguyên Lâm Viên. Nhìn chung địa hình cao hơn nhiều so với khu Đông
Nam Bộ nền cao chủ yếu từ 500-1000m.


- Từ độ cao 200m lát cắt chạy qua 2 quả đồi với độ cao trên 300m, sau đó độ cao được
nâng lên khi đến cao nguyên Di Linh với độ cao 600-900m, độ cắt xẻ nhỏ.


- Từ độ cao chừng 1000m ở cao nguyên Di Linh độ cao đột ngột được nâng lên tới trên
1500m khi tới cao nguyên Lâm Viên.


0,5


0,5



0,5


</div>

<!--links-->

×