Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tuyển chọn và phân loại một số chủng vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 94 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC

VIỆN KHOA HỌC VÀ

VÀ ĐÀO TẠO

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
--------------------

HỨA THỊ SƠN

Tuyển chọn và phân loại một số chủng vi khuẩn đối
kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum
gây bệnh héo xanh cây lạc

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




2

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO



VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
--------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Tuyển chọn và phân loại một số chủng vi khuẩn
đối kháng với vi khuẩn Ralstonia solanacearum
gây bệnh héo xanh cây lạc

Chuyên ngành:

Hóa sinh học

Mã số:

60 42 40

Học viên:

Hứa Thị Sơn

Hƣớng dẫn khoa học:

TS. Lê Nhƣ Kiểu

Hà Nội – 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




3

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin cảm ơn phịng đào tạo và các thầy cô giáo tại Cơ sở đào tạo sau
đại học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
học tập.
Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS.Lê Như Kiểu, Phó viện
trưởng Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa–Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt nam,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Vi sinh vật-Viện Thổ nhưỡng
Nơng hóa và tập thể bộ môn Sinh học Môi trường Nông nghiệp-Viện Môi
trường Nông nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm
thực nghiệm cũng như chia sẽ những kinh nghiệm trong cơng việc để tơi có
thể hồn thành luận văn đúng thời gian qui định.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian làm luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó./.
Hà nội, ngày 2 tháng 12 năm 2010.
Học viên


Hứa Thị Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A, T, G, C
ADN
ALIV
BIV
bp
DGIV
EBI
EDTA
EHNV

Adenine, Thyamine, Guanine, Cytosine
Acid deoxyribonucleic
African lampeye iridovirus
bream iridovirus
base pair
Dwarf gourami iridovirus
European Bioinformatics Institute
Ethylenediamin Disodium Tetra Acetate
Epizootic haematopoietic necrosis virus


GIV
GSDIV
ISKNV

Grouper iridovirus
Grouper sleepy disease iridovirus
Infectious spleen and kidney necrosis virus

kb
LCDV
MCP
NCBI
OIE
OSGIV
PCR
RBIV
RSIVD
SBIV
SN-PCR
TAE

kilo base
Lymphocystis disease virus
Major capsid protein
National Center for Biotechnology Information
World Organisation for Animal Health
orange spotted grouper iridovirus
Polymerase Chain Reaction
Rock bream iridovirus
red sea bream iridoviral disease

Red sea bream iridovirus
Semi-nested - Polymerase chain reaction
Tris - Acetic – EDTA

TE
TGIV

Tris - EDTA 10 mM
Taiwan Grouper Iridovirus

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




5

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1. Tình hình trồng trọt trên thế giới và Việt Nam
2
1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
2
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc trong nước
3
1.2. Tình hình bệnh hại lạc trên thế giới và Việt Nam

7
1.2.1. Tình hình bệnh hại lạc trên thế giới
7
1.2.2. Tình hình bệnh hại lạc ở Việt Nam
14
1.3. Khái niệm về kiểm soát sinh học
16
1.4. Tại sao kiểm soát sinh học lại phổ biến
17
1.5. Những vấn đề trong kiểm soát sinh học
18
1.6. Cơ chế đối kháng
19
1.6.1.Cơ chế kháng sinh
19
1.6.2.Những hợp chất dễ bay hơi và enzim
21
1.6.3.Sự cạnh tranh
22
1.6.4.Sự kí sinh
23
1.6.5.Sự giảm độc tính
23
1.6.6.Kháng hệ thống (Sự kích kháng)
24
1.7.Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng trong và ngồi nước
25
1.7.1.Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở ngồi nước
25
1.7.2.Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở trong nước

29
CHƢƠNG II.VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
2.1.Vật liệu nghiên cứu.
31
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
31
2.1.2. Các môi trường phân lập vi khuẩn
31
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu
31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
33
2.2.1. Phương pháp phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng
33
2.2.2. Tuyển chọn vi khuẩn đối kháng bằng phương pháp đục lỗ thạch
34
2.2.3. Tuyển chọn vi khuẩn đối kháng bằng phương pháp cấy chấm điểm
35
2.2.4. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn đối kháng
36
2.2.5. Phân loại vi sinh vật đối kháng bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen
mã hóa phần tử 16S ARN riboxom
39
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




6


2.2.5.1. Phương pháp PCR thông thường (đơn)
2.2.5.2. Phương pháp kiểm tra độ sạch và xác định nồng độ
2.2.5.3 Phương pháp làm sạch sản phẩm PCR
2.2.5.4 Phương pháp tách dòng và xác định trình tự gen
a. Phương pháp tách dịng
b. Phương pháp giải trình tự gen
2.2.5.5 Phương pháp tin sinh học (sử dụng phần mềm NCBI, EBI, Expasy…)
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thu mẫu, phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng
3.2. Đánh giá hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn
3.3. Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn đối kháng
3.4. Một số đặc điểm cơ bản của các chủng vi khuẩn đối kháng
3.4.1.Một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của các chủng vi khuẩn đối kháng
3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đối kháng đến quá trình nảy
của lạc
3.4.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh do R. solanacearum của các
chủng vi khuẩn đối kháng
3.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đối kháng lên quá trình sinh
trưởng và phát triển của lạc
3.5. Xác định vi trí phân loại các chủng vi khuẩn nghiên cứu bằng phương pháp
giải trình tự đoạn gen mã hóa phần tử 16S ARN riboxom
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN
CHƢƠNG V. KIẾN NGHỊ
CHƢƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




39
40
41
43
43
46
46
47
47
50
52
54
54
57
58
61
63
75
76
77


7

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1 Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn

Trang
47


phân lập được
Bảng 3.2 Hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn với đại diện các chủng vi khuẩn 50
gây bệnh héo xanh R. Solanacearum
Bảng 3.3 Một số đặc điểm sinh học của 8 chủng vi khuẩn đối kháng

52

Bảng 3.4 Một số đặc điểm sinh học cơ của các chủng vi khuẩn đối kháng

55

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của 8 chủng vi khuẩn đối kháng lên khả năng nảy mầm

57

của hạt lạc

Bảng 3.6 Hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh do R. solanacearum của các

58

chủng vi khuẩn đối kháng trên lạc trong điều kiện nhà kính
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu sinh trưởng của lạc khi có bổ sung

61

vi khuẩn đối kháng
Bảng 3.8 Kết quả so sánh trình tự đoạn 16S ARN riboxom chủng TH24 với


71

các chủng vi khuẩn trong ngân hàng gen quốc tế
Bảng 3.9 Kết quả so sánh trình tự đoạn 16S ARN riboxom chủng NA10 với

72

các chủng vi khuẩn trong ngân hàng gen quốc tế
Bảng 3.10 Một số đặc điểm sinh học cơ của các chủng vi khuẩn đối kháng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



73


8

MỤC LỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Hoạt tính đối kháng của một số chủng vi khuẩn đối kháng với

51

R. solanacearum BHT gây bệnh héo xanh lạc
Hình 3.2 Hình thái khuẩn lạc điển hình của một số chủng

53


vi khuẩn đối kháng đại diện
Hình 3.3 Hình thái tế bào chủng vi khuẩn TH24 chụp dưới kính hiển vi

54

điện tử với độ phóng đại 20.000 lần
Hình 3.4 Hiệu quả phịng trừ bệnh héo xanh do vi khuẩn của các chủng

60

vi khuẩn đối kháng trên Lạc
Hình 3.5 Điện di đồ ADN tổng số của hai chủng vi khuẩn nghiên cứu

64

Hình 3.6 Điện di đồ sản phẩm PCR của các chủng vi khuẩn nghiên cứu

65

Hình 3.7 Tuyển chọn các khuẩn lạc mang gen mã hóa đoạn 16S ARN riboxom 66
của các chủng vi khuẩn NA10 và TH24 bằng phương pháp colony PCR
Hình 3.8 Tách và kiểm tra plasmid mang đoạn gen mã hóa phần tử 16S

67

riboxom của các chủng vi khuẩn đối kháng
Hình 3.9 Kết quả tinh sạch vectơ tái tổ hợp bằng enzim ARNaza

68


Hình 3.10 Trình tự nucleotit gen mã hóa phần tử 16S ARN riboxom của

70

chủng TH24
Hình 3.11 Trình tự nucleotit gen mã hóa phần tử 16S ARN riboxom của
chủng vi khuẩn NA10

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



70


9

MỞ ĐẦU
Bệnh héo xanh cây trồng do khuẩn Ralstonia solanacearum là một bệnh
phổ biến và nghiêm trọng ở nhiều loại cây trồng như cà chua, khoai tây, lạc, ớt,
gừng... (1, 2, 54,58,57). Đây là bệnh chủ yếu làm giảm năng suất và mất mùa lạc
ở nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt nam, Indonesia... Hàng năm dịch
bệnh có thể gây thiệt hại từ 50-80% năng suất cây trồng. Tình hình gây hại là
như vậy nhưng cho tới nay những nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn ở lạc
và vừng chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi xác định mức độ thiệt hại, sự phân
bố của bệnh và bước đầu xác định nguồn gen kháng trong tập đoàn các giống
hiện có.
Kiểm sốt dịch bệnh bằng phương pháp sinh học (kiểm soát sinh học)
đang dần trở thành xu hướng phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nông
nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Bằng việc áp dụng các biện pháp sinh học

người ta có thể thay thế các loại thuốc trừ sâu hóa học có hại đến sức khỏe con
người và mơi trường sinh thái. Trong đó biện pháp sử dụng vi sinh vật như một
tác nhân kiểm sốt và phịng ngừa bệnh hại đang dần trở lên phổ biến (5, 7) vì
hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại, các chủng vi sinh vật lựa chọn phải có hoạt tính
đối kháng cao, ổn định trong thời gian dài và không gây hại cho động, thực vật.
Với mục đích này tơi được giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Tuyển chọn
và phân loại một số chủng vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây bệnh héo xanh cây lạc”.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




10

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình trồng lạc trên thế giới và Việt nam
1.1.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan
trọng. Mặc dù có nguồn gốc từ lâu đời nhưng tầm quan trọng kinh tế của cây lạc
36 được xác định cách đây khoảng trên 100 năm. Khi những xưởng ép dầu ở
Macxây (Pháp) bắt đầu nhập cảng lạc từ Tây Phi, mở đầu cho thời kỳ dùng lạc
ép dầu trên qui mơ lớn. Cơng nghiệp ép dầu đã hình thành và phát triển nhanh
chóng ở các nước Châu Âu và lan ra trên tồn thế giới. Phần lớn diện tích trồng
lạc trên thế giới còn sản xuất theo lối cổ truyền, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Những
năm gần đây nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất năng
suất lạc đã được nâng lên. Tuy nhiên các tiến bộ kỹ thuật ở các nước không đồng
đều, ở các nước phát triển năng suất lạc tăng nhanh cịn ở các nước chậm phát
triển thì hàng năm năng suất lạc tăng khơng đáng kể. Các nước có năng suất lạc

tăng nhanh đó là: Mỹ trong vịng từ năm 1961 đến 1975 năng suất bình quân đã
tăng từ 1.564kg/ha lên 2.875kg/ha. Ở Trung Quốc chương trình nghiên cứu nâng
cao năng suất lạc được tiến hành từ 1979 và đã đạt được kết quả khả quan. Các
thành tựu về chọn giống lạc trong những năm 80 đã được ứng dụng vào sản xuất
tạo nên các điển hình năng suất cao như giống Nonghua 22 đạt năng suất trung
bình 4.219kg/ha ở miền trung và miền nam Trung Quốc. Ngoài ra nhiều giống
lạc mới có năng suất cao đã và đang được đưa ra sản xuất và mở rộng (5, 14).
Cây lạc được trồng ở tất cả các châu lục với trên 100 nước trên thế giới,
diện tích trồng lạc khoảng 20-21 triệu ha, năng suất biến động từ 11-12tạ/ha và
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




11

sản lượng đạt 23-34 triệu tấn/năm. Diện tích trồng lạc lớn nhất tập trung ở châu
Á chiếm 63,17%. Châu Phi chiếm 31,81%. Những nước trồng lạc lớn trên thế
giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Xenegal, Miến Điện, Xu Đăng,
Nigeria, Zaia và Achentina …(8, 21). Nước có diện tích trồng lạc lớn nhất là Ấn
Độ (8,6triệu ha) Sau đó là trung Quốc (2,65 triệu ha) tiếp đến là Nigeria (1,0
triệu ha). Năng suất lạc ở châu Mỹ, châu Âu và vùng cận đơng bình qn đạt
2,2tấn/ha. Năng suất lạc ở châu Đại Dương chỉ tương đương năng suất bình
quân của thế giới (1,1 tấn/ha) và đặc biệt năng suất lạc ở các nước châu Phi và
các nước đang phát triển năng suất lạc còn thấp dưới 1.000kg/ha (châu Phi chỉ
đạt 0,7 tấn/ha cịn thấp xa so với mức bình quân của thế giới). Năng suất đạt cao
nhất thế giới là Israel đạt 6,8 tấn/ha, thứ hai là Irăc (3,4 tấn/ha) thứ ba là Mỹ với
(2,8 tấn/ha) và tiếp đến là Trung Quốc 2,1 tấn/ha. Tuy nhiên một vài năm trở lại
đây năng suất lạc của một số nước đã tăng lên đáng kể. Ở Ấn độ năng suất trên
diện tích trồng hẹp đã đạt 5 tấn/ha, cịn ở Trung Quốc trên diện rộng đã đạt 6,07,5 tấn/ha (Newsletter-ICRISAT, 1997). Về xuất khẩu châu Á và châu Mỹ là hai

châu lục có khối lượng lạc xuất khẩu lớn nhất chiếm 78,56% khối lượng lạc xuất
khẩu thế giới. Trong số các nước xuất khẩu lạc chính thì Mỹ là nước đứng đầu
về xuất khẩu lạc trên thế giới chiếm 28,1%, theo sau là Trung Quốc và
Achentina. Hầu hết các nước xuất khẩu lạc chính đều thuộc các châu lục sản xuất
nhiều lạc như châu Á, châu Phi và châu Mỹ (21).
1.1.2 Tình hình sản xuất lạc trong nƣớc
Theo số liệu của cục thống kê : ở Việt Nam, cây lạc được xác định là cây
cơng nghiệp ngắn ngày có vị trí quan trọng, diện tích đất trồng lạc chiếm gấn
40% so với tổng số diện tích cây cơng nghiệp ngắn ngày và chiếm tỉ trọng lớn
nhất. Trong thời kỳ Pháp thuộc diện tích lạc ở miền Bắc khoảng 4.600ha. Sau
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




12

ngày hồ bình 1954 diện tích lạc được mở rộng khá nhanh. Giai đoạn 1975-1989
là giai đoạn mở rộng sản xuất, từ năm 1975 diện tích trồng lạc của cả nước mới
có 68.000 ha, đến đầu năm 80 thế kỷ XX đã là 100.000 ha. Tốc độ tăng trưởng
diện tích-năng suất-sản lượng tương đối đều từ 1975 đến 1998 diện tích tăng
6,16% năm nhưng năng suất chỉ tăng 1,8% năm, sản lượng tăng 8,08 % năm.
- Trong những năm đầu của thập kỷ 80 diện tích và năng suất, sản lượng lạc
của ta cịn rất thấp, diện tích đất trồng lạc giao động trong khoảng 106.000170.000ha, sau đó tăng dần từ năm 1985 và đạt 237.800ha vào năm 1987 (diện
tích lạc tăng gấp 3 lần năm 1960) kéo theo sản lượng tăng mặc dù năng suất tăng
chậm. Trong giai đoạn này sản lượng tăng (8,62% năm) chủ yếu là do tăng diện
tích (8,33%), năng suất tăng chậm chỉ đạt 0,22% năm.
- Từ năm 1988-1991 diện tích lạc giảm do mất thị trường tiêu thụ truyền
thống, nhưng năm 1990 là năm đầu Việt Nam vượt ngưỡng năng suất 1,0 tấn/ha.
- Từ năm 1991 cả diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng nhanh, đặc

biệt là năng suất. Năm 1995 năng suất tăng 34,7% so với 1989 và 20,8% so với
1990. Năm 1995 có diện tích trồng lạc 259.000ha, năng suất đạt 12,8tạ/ha và sản
lượng đạt 334.000 tấn.
- Năm 1998 diện tích trồng lạc của cả nước đạt 269.400 ha, năng suất bình
quân 14,3 tạ/ha, tổng sản lượng 386.000 tấn. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm gần
đây năng suất lạc đã tăng gần 30%.
- Hiện tại cây lạc được trồng phổ biến và quen thuộc của nhân dân ta từ
Miền Bắc đến Miền Nam và được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước,
lạc trồng nhiều ở các tỉnh khu 4 cũ (26,4%), Đông nam bộ (25,5%), Trung du
miền núi phía Bắc (15,7%), Duyên hải Nam trung bộ (10,7%). Tây Ninh là tỉnh
có diện tích trồng lạc lớn nhất (40.000ha) sau đó là Nghệ An (28.000ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




13

 Các tỉnh: Đắc lắc, Bình Dương, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh sản
lượng đạt trên 10.000-20.000tấn/năm.


Tây Ninh, Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh, Long An là các tỉnh có sản
lượng đạt trên 20.000tấn/năm. Tổng sản lượng lạc của 5 tỉnh này chiếm
trên 50% tổng sản lượng lạc của cả nước. Trong khi diện tích trồng lạc
chỉ chiếm hơn 40%.

 Các tỉnh có năng suất lạc bình qn 15-19,5tạ/ha: Long An, Trà Vinh,
Bến Tre, Hải Phịng, Thái Bình.
 Những tỉnh đạt năng suất bình qn trên 20tạ/ha như Sóc Trăng 40

tạ/ha, An Giang 26,7 tạ/ha, Đồng Tháp 25 tạ/ha, TP. Hồ Chí Minh 21,5
tạ/ha, Tây Ninh đạt năng suất bình quân 22,8tạ/ha trên diện tích
40.000ha.
Năm 2000 diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt, năng suất đạt 1,5 tấn/ha.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao năng suất lạc là do
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Mục tiêu của nước ta đến năm 2005, năng suất
bình qn đạt 1,5-2,0tấn/ha và diện tích trồng lạc đạt 400.000ha. Nước ta đã hình
thành vùng sản xuất tập trung, có khối lượng lạc hàng hóa lớn. Các vùng trồng
lạc ở nước ta gồm: (tổng quan nông nghiệp Việt Nam, 2000) :
- Vùng trung du Bắc Bộ chủ yếu là các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Lạc trồng trên đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng,
bị rửa trơi mạnh. Năng suất lạc khơng cao, trung bình 8,0-9,5tạ/ha
nhưng lạc là cây trồng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
nhiều loại cây trồng khác, hơn nữa lạc cịn đóng vai trị tích cực để cải
tạo đất bạc màu. Diện tích hiện tại khoảng 41.000 ha (Chiếm 15,7%).
Khả năng mở rộng cịn rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




14

- Vùng khu 4 cũ (Vùng ven biển Bắc trung bộ): gồm các tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đây là vùng trồng lạc lớn có khả năng cho
năng suất cao. Lạc trồng chủ yếu trên đất cát thô ven biển. Vùng này
đất đai tương đối phù hợp với cây lạc. Một phần diện tích là đất phù
sa ven sơng và đất dốc bán sơn địa. Hiện tại diện tích đạt trên 71.000
ha (Chiếm 26,4%).
- Vùng ven biển Nam trung bộ: Lạc được trồng tập trung ở hai tỉnh

Quảng Nam và Đà Nẵng với diện tích khoảng 29.000 ha (chiếm
10,7%).
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm các tỉnh Hà Nội, Hà Tây diện tích
18.900ha, năng suất 10,7tạ/ha.
- Vùng Đơng Nam bộ: gồm thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh… đất
trồng lạc ở đây là đất xám nhẹ và thoát nước, tưới tiêu thuận lợi từ
nước hồ Dầu Tiếng. Vì thế tiềm năng phát triển lạc ở đây là rất lớn,
diện tích 65.900ha, năng suất bình qn 17,5tạ/ha.
- Vùng cao ngun Nam bộ, diện tích trồng lạc vào khoảng 18.600 ha
(chiếm 6,9%), chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai Komtum.
Lạc trở thành cây trồng quan trọng hàng đầu về mặt xuất khẩu và nhu cầu
tiêu thụ của nhân dân. Những năm trước đây thị trường xuất khẩu lạc của ta chủ
yếu là các nước đông Âu và Liên Xô cũ. Từ năm 1988 do khủng hoảng chính trị
sâu sắc ở khu vực này làm mất thị trường xuất khuẩu lạc truyền thống của nước
ta. Những năm gần đây Việt Nam đã tiếp cận với thị trường mới giá lạc đã được
phục hồi. Tuy nhiên giá lạc xuất khẩu của nước ta mới chỉ bằng 60-70% so với
giá xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc, do chất lượng lạc của Việt Nam thấp hơn
cả về trọng lượng và hàm lượng dầu. Ngoài ra lạc của chúng ta chủ yếu vẫn cịn
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




15

phải xuất qua các nước trung gian như: Singapore, HồngKông, giá xuất khẩu
năm 1995 là 650 USD/tấn. Năm 2001 xuẩt khẩu 80 nghìn tấn lạc đạt 39,1 triệu
USD tăng so với năm 2000 là 105,4%nghìn tấn, trị giá tăng 95,3% USD (số liệu
của Cục thống kê, sản xuất thị trường NN&DTNT số 6,7/2002)
Nhu cầu tiêu thụ lạc ở trong nước còn rất lớn. Theo đánh giá của tổ chức

sức khỏe thế giới (WHO) thì hiện nay mức tiêu thụ dầu, mỡ của người Việt Nam
cịn rất thấp, bình

qn 3kg/người/năm. Trong khi mức khuyến cáo là

20kg/người/năm.

1.2. Tình hình bệnh hại lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình bệnh hại lạc trên thế giới.
Thực tế trồng lạc ở các nước trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng gặp rất nhiều khó khăn, do xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại chủ
yếu như
1/ Bệnh chết héo cây
Bệnh chết héo có nhiều nguyên nhân. Bệnh chết héo lạc: Phát sinh ở hầu hết
các vùng trồng lạc của thế giới và cũng như ở Việt Nam và bao gồm nhiều tác
nhân gây hại khác nhau. Theo D.Morris Poster và Donal. H. Smith (34) đã tập
hợp các kết quả nghiên cứu những bệnh truyền qua đất và cho thấy rằng có 17
loại bệnh gây héo lạc do 17 loại vi sinh vật khác nhau gây ra như nấm
Sclerotium, Fusarium, Cylindrocladium, Pythium, Rhizoctonia, Aspergillus
niger, Aspergillus flavus cùng với một số nấm khác và vi khuẩn Pseudomonas
solanasearum. Các tác giả đã phân chia các nhóm bệnh theo triệu chứng bị hại
như: bệnh hại trên thân, trên cổ rễ, trên rễ, tia và quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




16

2/ Bệnh thối thân lạc (Stem rot)

Bệnh thối thân lạc được biết đến như là bệnh mốc trắng, bệnh thối thân miền
Nam, bệnh cháy lá miền Nam và bệnh thối Sclerotium. Bệnh được phát hiện thấy
ở hầu hết các vùng trồng lạc chủ yếu trên thế giới. Năng suất giảm do bệnh là
25%. có nơi cịn lên tới 80%. Đây là loại bệnh gây hại lạc nhiều nhất ở Mỹ (35).
Nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh, các tác giả cho rằng nấm Sclerotium rolfsii
sản sinh một lượng lớn axit axalic, độc tố được sản sinh làm biến đổi màu ở trên
hạt và cũng gây nên những đốm chất hoại của lá ở giai đoạn đầu bệnh phát triển
(40). Nấm gây bệnh sống sót như là nấm hoại sinh ở trên tàn dư cây trồng, thậm
trí cả trên tàn dư của những cây trồng không phải là ký chủ (40). Hạch nấm tồn
tại từ năm này đến năm khác ỏ tầng đất bề mặt, nhưng không thể tồn tại trong
nhiều năm khi đất bị ngập sâu. Nghiên cứu các thí nghiệm phịng trừ bệnh này
bằng thuốc hố học, các tác giả cho rằng thuốc trừ nấm Sterol có hiệu quả cao.
Biện pháp phòng trừ sinh học đối với nấm này ở điều kiện ngoài đồng ruộng đã
được áp dụng, tác giả đã dùng nấm Trichoderma harzianum Ripai, tuy nhiên
hiệu quả phịng trừ khơng cao.
3/ Bệnh cháy Sclerotinia (Sclerotinia blight)
Bệnh này được quan sát đầu tiên trên cây lạc ở Argentina năm 1992 và hiện
nay bệnh được phát triển ở hầu hết các nước trồng lạc trên thế giới (34). Nấm
Sclerotium minor Jagger là tác nhân gây bệnh. Các tác giả cho thấy Sclerotinia
minor qua mùa đông ở dạng hạch, ở tầng đất cày có độ sâu 20 cm. Dưới những
điều kiện mơi trường thích hợp, hạch của Sclerotinia minor phát triển thành hệ
sợi nấm. Những bộ phận của cây ở gần hoặc tiếp xúc với đất và gần nơi hạch nảy
mầm đều bị nhiễm bởi hệ sợi nấm trắng. Nghiên cứu các biệp pháp phòng trừ,
tác giả cho rằng sử dụng thuốc nội hấp và xơng hơi có khả năng làm giảm bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




17


4/ Bệnh thối Pythium (Pythium disease)
Hầu hết các loài pythium có thể gây thối quả, gây chết cây con và gây thối rễ
lạc (37). Nấm Pythium sống trong đất và có thể tồn tại như là một lồi nấm hoại
sinh, nấm có phạm vi ký chủ rộng. Các tác giả cho rằng bào tử nỗn là cấu trúc
sống sót đầu tiên của nấm Pythium myriotylum ở trong đất. Động bào tử và bào
tử túi có thời gian sống ngắn hơn. Sợi nấm được sản sinh bởi động bào tử hoặc
nảy mầm của bào tử noãn. Sự xâm nhập xuất hiện trong 2 giờ tại 30-340C và
không xuất hiện ở nhiệt độ dưới 250C. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ kết
quả cho thấy những thuốc trừ nấm có phổ tác động rộng hoặc sử dụng phối hợp
một số thuốc trừ nấm là cần thiết để phòng trừ bệnh hại này (39). Mặc dù vậy
các tác giả đều thấy phòng trừ bệnh Pythium của lạc trên đồng ruộng là rất khó
khăn, biện pháp luân canh cây trồng là ít hiệu quả.
5/ Bệnh héo Rhizoctonia
Nấm Rhizoctonia sản sinh nhiều hạch trong mô cây chủ. Hạch được kết
tập lại của những sợi nấm dày, nó tồn tại trong đất với sự có mặt của cây chủ và
sẽ được nảy mầm khi được kích thích bởi những dịch rỉ chảy ra từ cây chủ bị
nhiễm bởi việc bổ sung chất hữu cơ vào đất. Nấm Rhizoctonia sản sinh ra enzym
Cellulolitic, Pectinolitic và độc tố thực vật mà độc tố này giết chết mô chủ. Khi
mơ bị chết và bị phân huỷ, nó giải phóng chất hữu cơ và tiếp tục làm tăng sự
sinh trưởng của nấm.
6/ Bệnh héo Fusarium
Nấm Fusarium. spp có mặt ở tất cả các loại đất trồng lạc và tập trung gần mơ
cây lạc sống. Nhìn chung được phân lập từ mô rễ, từ hạt, trụ dưới của lá mầm và
lá mầm của hạt vừa nảy mầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên





18

Có 17 lồi Fusarrium đã được phân lập từ đất xung quanh vùng rễ hoặc củ
lạc, cổ rễ, tia…(39). Tuy nhiên tác giả đã xác định 4 loài gây bệnh trên lạc
- Fusarium solani f.sp phaseoli
- Fusarium oxysporium
- Fusarium roseum
- Fusarium tricinctum
Nấm Fusarium spp sống hoại sinh ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Nhiều loài Fusarium sản sinh bào tử hậu (Chlamydospores) và đây cũng chính là
nguồn bệnh để lây lan cho vụ sau.
Nghiên cứu các biện pháp phịng trừ biện pháp ln canh cây trồng có ý
nghĩa làm giảm bệnh. Tránh trồng lạc ở đất nghèo axít và nâng cao độ phì của
đất bằng cách bón bổ sung chất hữu cơ có thể làm giảm bệnh Fusarium gây nên.
7/ Bệnh thối thân (Charcoal Rot)
Do nấm Macrophomina phaseolina gây hại. Nấm bệnh lan truyền qua đất
và hạt giống. Sợi nấm ở trong hạt và hạch tồn tại trên tàn dư cây trồng trong đất.
Hạch nấm có thể duy trì tồn tại trong điều kiện đất khơ trong nhiều năm. Nhưng
chúng cũng mất sức nảy mầm nhanh chóng.
8/ Bệnh thối vòng Diplodia (Diplodia collar rot)
Bệnh thối vòng Diplodia xuất hiện rải rác ở khắp các vùng trồng lạc trên
thế giới nhưng ít gây nên thiệt hại quan trọng về kinh tế. Tác nhân gây bệnh sống
hoại sinh trong đất, có thể ký sinh yếu. Tuy nhiên ở những diện tích trồng lạc
liên tục hoặc lạc được trồng luân canh với cây trồng khác mà bị nhiễm bệnh này
thì tỷ lệ lạc bị bệnh nặng cũng làm giảm năng suất trên 25% (66).

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên





19

Biện pháp phòng trừ: biện pháp luân canh lạc với những cây chủ không
phải là ký chủ của nấm bệnh có thể làm giảm sự gây hại của bệnh và sử dụng
giống chống bệnh.
9/ Bệnh héo Verticillium (Verticillium Wilt)
Bệnh phát hiện đầu tiên ở châu Á từ năm 1937. Nấm bệnh lan truyền trên
đồng ruộng nhờ gió, nước và cả qua cơng cụ chăm sóc lạc của người nơng dân từ
những diện tịch bị nhiễm tới những diện tích chưa bị nhiễm (68). Để hạn chế tác
hại của bệnh các tác giả cho rằng việc sử dụng hạt giống sạch bệnh là có ý
nghĩa, và tạo dịng, giống chống bệnh hại này
10/ Bệnh cháy Botrytis (Botrytis blight)
Bệnh được phát hiện ở hẩu khắp các nước trồng lạc trên thế giới, tuy nhiên
tác hại của bệnh thường nhẹ. Mặc dù vậy tuỳ từng năm, tuỳ từng điều kiện khí
hậu của từng nước mà bệnh trở nên quan trọng và làm giảm năng suất lạc đáng
kể (66) Nấm Botrytis cinecea pers. ex fries là nguyên nhân gây bệnh cháy
Botrytis. Nhiệt độ dưới 200C, đêm nhiều sương hoặc có mưa nhỏ, mưa phùn là
rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển và lây lan. Nguồn bệnh qua đông ở dạng
hạch trong đất (64). Theo Poter, D.M cho rằng trồng lạc sớm cũng tránh được
giai đoạn mẫn cảm của bệnh.
11/ Bệnh thối vòng (Aspergillus crown rot)
Bệnh phát hiện đầu tiên ở Sumatra 1926. Ngày nay bệnh thối vòng trở
thành một đối tượng quan trọng của tất cả các diện tích trồng lạc trên thế giới.
Nhiều nơi năng suất giảm 50% do sự gây hại của bệnh. Nấm gây bệnh được xác
định là Aspergillus niger. Chúng tồn tại trong đất và trong hạt giống. Dùng thuốc
trừ nấm như: Captan và Thiramin để xử lý hạt giống nhằm tiêu diệt nguồn bệnh
trên hạt và bảo vệ sự xâm nhiễm của nấm bệnh từ đất là có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên





20

12/ Bệnh mốc vàng (Yellow mold)
Nấm bệnh xâm nhiễm và phát triển trên cây lạc còn non, trên quả lạc và
hạt lạc trong đất trước khi thu hoạch và chúng cũng xâm nhập vào củ và hạt lạc
trong giai đoạn thu hoạch và bảo quản (32) Nấm Aspergillus flavus được xác
định là nguyên nhân gây nên bệnh mốc vàng. Theo tác giả đây là một loại nấm
hoại sinh sống được trong nhiều loại đất và có thể tồn tại trên tàn dư cây trồng.
Khả năng gây bệnh của chúng liên quan đến thành phần vi sinh vật có trong đất,
mơ cây chủ và sự xuất hiện của các điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh. Nấm có
thể sinh trưởng ở trong khoảng nhiệt độ từ 17-420C. Tuy nhiên nhiệt độ cho nấm
phát triển tốt là 25-350C và ẩm độ thấp. Nấm phát triển trên củ và hạt lạc nhanh
chóng trong điều kiện khơ (độ ẩm khơng khí là khoảng 70%). Song độ ẩm của
hạt lạc từ 7-9% là khơng thích hợp cho sự xâm nhiễm và phát triển của nấm này
(42).
Áp dụng biện pháp luân canh cây trồng và sử dụng phân bón thích hợp để
làm giảm sự gây hại của vi sinh vật truyền qua đất, áp dụng việc tưới nước trong
lúc khô hạn để tránh cho cây bị hạn bắt buộc. Thu hoạch kịp thời khi đa số quả
lạc vừa có độ chín tới, phơi lạc đạt độ ẩm dưới 9 % để hạn chế sự xâm nhiễm của
nấm vào hạt trong thời gian bảo quản (65). Trồng những giống chống chịu với
bệnh thối quả và những nấm sản sinh độc tố khác.
13/ Bệnh héo vi khuẩn (Bacterial Wilt)
Bệnh được quan sát từ năm 1950 ở Indonexia. Hiện nay bệnh phân bố
rộng ở khắp các vùng trồng lạc trên thế giới. Song bệnh phát triển tập trung ở
Châu Phi và Châu Á (52). Nguyên nhân gây bệnh được xác định là Ralstonia
solanacearum. Đây là loại vi khuẩn háo khí, khơng hình thành bào tử, hình gậy,

gram âm (1954). Vi khuẩn R.solanacearum được phân bố ở vùng nhiệt đới có
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




21

điều kiện ấm và ẩm. Vi khuẩn tồn tại trong đất và tiếp tục lây bệnh cho vụ sau và
trên cây có cùng ký chủ và cả những cây cỏ dại khác. Vì vậy, luân canh lạc với
các cây cùng ký chủ như thuốc lá có thể làm tăng mức độ bệnh (56).
Nghiên cứu về sự phân bố địa lý và tầm quan trong kinh tế của bệnh, các
tác giả cho thấy rằng bệnh héo xanh vi khuẩn đã gây nên thiệt hại quan trọng về
năng suất lạc ở Indonexia (58), Trung Quốc (44, 57, 75) và một phần của
Uganda (70). Có nhiều nước bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum là chưa
quan trọng hoặc tình trạng của bệnh là khơng chắc chắn. Nghiên cứu các dịng vi
khuẩn R.solanacearum trên lạc cho thấy có 3 trong số 5 “biovar” của R
.solanacearum là được đánh giá đối với vi khuẩn gây héo lạc, dựa trên cơ sở
khác nhau của việc sử dụng và oxy hố hồn tồn vịng rượu và đường đa (43).
Nghiên cứu về độc tính và sức gây bệnh các tác giả Kelman và Person (56) chỉ ra
có sự sai khác rõ ràng về độc tính trong số những dòng vi khuẩn R.solanacearum
trên lạc. Bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại nặng trên đất thịt nặng (57). Mặc dù
vậy bệnh cũng được phát hiện thấy ở đất đá ong và đất cát mùn trắng. Ở Trung
Quốc hầu hết các cánh đồng bị bệnh nặng lại là đất cát. Nhiều thí nghiệm cho
thấy bệnh phát sinh nặng hơn ở đất sét hơn là đất cát (19). Cùng một loại đất, ẩm
độ có ý nghĩa đối với bệnh héo xanh vi khuẩn lạc. Ẩm độ càng cao bệnh héo
xanh vi khuẩn càng nặng (57). Nhiệt độ đất cao ngay đầu vụ lạc thích hợp cho
bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại ở giai đoạn cây con. Nhiệt độ đất khoảng 25 0C
tại độ sâu 5 cm cùng với độ ẩm đất cao thích hợp cho sự phát triển của bệnh
(75). Nghiên cứu biện pháp phòng trừ, kết quả ở nhiều nước cho thấy luân canh

lạc với những cây trồng khác đặc biệt đối với cây lúa là hiệu quả nhất (75). Luân
canh với lúa trong suốt 3 năm hoặc trên 3 năm coi như miễn dịch và thậm chí
khơng thấy bệnh héo xanh vi khuẩn phát sinh. Các thử nghiệm dùng xạ khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




22

đối kháng để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn đã được áp dụng. Hầu hết các
dòng của Streptomyces đã được ni cấy nhân tạo, nhưng khơng có hiệu quả
phịng trừ bệnh héo.
1.2.2. Tình hình bệnh hại lạc ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về bệnh chết héo: Từ những năm 1960, người ta đã
phát hiện thấy bệnh chết héo trên đồng ruộng, đặc biệt ở những cánh đồng lạc
trồng tập trung và tiếp tục gia tăng ở những nơi mà lạc được trồng liên tiếp. Mặc
dù vậy người nông dân vẫn chưa có biện pháp cụ thể để hạn chế sự gây hại của
bệnh này. Năm 1967-1968, kết quả điều tra ở một số tỉnh trồng lạc chủ yếu thuộc
miền Bắc Việt Nam, ban điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng của Bộ Nơng
nghiệp đã cơng bố có 2 hiện tượng gây bệnh chết héo. Nguyên nhân gây héo do
nấm Aspergillus niger và Fusarium solani. Những đối tượng bệnh này được ghi
nhận ở các vùng trồng lạc của tỉnh Bắc Thái, Hà Bắc, Nghệ An và Vĩnh Phú
(Viện bảo vệ thực vật- Uỷ Ban Nông nghiệp Trung ương, 1968). Cũng trong thời
gian này Đặng Thái Thuận và CTV cũng tiến hành nghiên cứu bệnh chết héo hại
lạc. Tác giả cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum. Tác giả cho thấy bệnh phát sinh và gây hại ở hầu khắp các vùng
trồng lạc thuộc các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh đặc biệt ở những diện tích lạc dọc
sơng Lam, ở Thanh Chương, Hưng Ngun cũng có bệnh chết héo lạc nhưng ở
mức độ nhẹ hơn. Những nơi khác bệnh phát sinh và gây hại không đáng kể.

Bệnh chết héo xuất hiện ở tất cả các loại đất, các loại ruộng, ruộng trên đồi,
ruộng trên xoi, ngồi bãi, trong đồng, nơi nào có trồng lạc ít nhiều đều có bệnh.
Ở mỗi địa phương diện tích bị hại cũng như mức độ thất thu có khác nhau. Các
xã thuộc dọc sông Lam bị hại nhiều nhất (10-30%), những nơi khác bệnh tuy còn
nhẹ nhưng đã trở thành một điều đáng chú ý. Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




23

chết ẻo đến cây lạc một số tác giả cho rằng cây bị bệnh làm ảnh hưởng đế sự
phát triển của bộ rễ làm giảm số nốt sần trên rễ, số quả trên cây giảm rõ rệt.
Từ những năm 1966-1967, kết quả điều tra bệnh chết ẻo ở Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương,
Đô Lương trên các loại ruộng đất khác nhau. Các tác giả có nhận xét như sau: ở
đất có hàm lượng kali cao bệnh nhẹ hơn đất nghèo kali. Kết quả thu được từ thí
nghiệm phân bón cũng cho thấy rằng: Lân, Kali làm tăng sức chống bệnh (4,13).
Các biện pháp như: xê dịch thời gian gieo trồng; điều chỉnh mật độ, không ảnh
hưởng đến sự phát triển của bệnh. Tác giả cũng cho rằng chưa có biện pháp nào
khống chế có hiệu quả một khi đã phát sinh bệnh. Biện pháp phòng trừ bệnh là
biện pháp luân canh. Thực tiễn của những vùng trồng lạc như: Thanh Chương,
Nam Đàn, Hưng Nguyên cho thấy nơi nào được luân canh với cây mía một, hai
vụ sau đó trở lại trồng lạc thì hầu như khơng bị bệnh hoặc bị bệnh rất nhẹ.
Năm 1977-1978, kết quả điều tra sâu bệnh hại lạc của Viện Bảo vệ thực
vật ở một số tỉnh trồng lạc thuộc các tỉnh miền Nam Việt Nam cho thấy, bệnh
chết ẻo do nấm Rhizoctonia và Sclerotium rolfsii gây nên. Tuỳ theo từng loại đất
và điều kiện canh tác mà mức độ gây hại của chúng có khác nhau (Viện Bảo vệ
thực vật, 1977-1978).

Cuối những năm 1980 phòng Bệnh cây – Viện Bảo vệ thực vật đã tiến
hành nghiên cứu bệnh hại lạc. Kết quả cho thấy trên cây lạc bị héo do các tác
nhân sau: Nấm A. niger, fusarium, Verticillium. Rhizoctonia và vi khuẩn R.
solanacearum. Nhóm tác giả đã tiến hành xử lý hạt giống để phịng trừ nhóm
bệnh hại này. Song kết quả thu được chỉ dừng lại ở thí nghiệm trong phịng và
thí nghiệm ơ nhỏ. Ở Việt Nam đã có những kết quả điều tra và nghiên cứu bệnh
gây héo trên lạc. Song so với tài liệu nước ngồi thì thành phần bệnh vẫn nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




24

nàn. Một số bệnh chết héo đã được phát hiện ở Miền Bắc Việt Nam. Bệnh gây
chết héo lạc chủ yếu do nấm gây nên, chỉ có một bệnh do vi khuẩn (bệnh héo
xanh). Hiện nay bệnh héo xanh (R.solanacearum) là bệnh phổ biến trên cây lạc.
Bệnh thường phát sinh trên rễ, thân, tia, củ, vỏ củ và hạt lạc ở nhiều diện tích
lạc, đặc biệt ở vùng đất cát ven sông Lam tỉ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn lên tới
40-50%. Cây bị bệnh gây hiện tượng héo đột ngột của thân và lá. Cây lạc chết
nhưng bộ lá vẫn giữ xanh song về sau bộ lá chuyển sang màu vàng. Những cành
riêng rẽ có thể héo và chết hoặc toàn bộ cây chết.
Trong thời gian gần đây đã có phân hữu cơ vi sinh đa chức năng có khả
năng hạn chế bệnh héo xanh trên lạc từ 15-20 %.
Tuy nhiên do bản chất kháng bệnh và sự biến đổi đặc tính độc của các
chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên toàn Thế giới, cho nên các biện pháp
phòng trừ bệnh này càng trở nên phức tạp và khó khăn. Đặc biệt sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã khơng mang lại hiệu quả như mong muốn
mà cịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường. Ngày nay, các biện pháp
phòng chống thay thế bằng phòng trừ sinh học đang thu hút được sự quan tâm

của nhiều phịng thí nghiệm trên Thế giới và trong nước, kết quả cho thấy
nhiều hứa hẹn và đây cũng sẽ là biện pháp rất cần thiết để thay thế các loại
thuốc bảo vệ thực vật hoá học trong tương lai.

1.3. Khái niệm về kiểm soát sinh học.
Kiểm soát sinh vật học là sử dụng các sinh vật tự nhiên hoặc sinh vật biến
đổi gen, gen hoặc các sản phẩm của gen, để làm giảm bớt sự ảnh hưởng của các
sinh vật hại như mầm bệnh thực vật theo hướng có lợi cho các mùa vụ (69). Khái
niệm về kiểm soát sinh học rất rộng và nó bao gồm cả sự biến đổi gen của cây
chủ. Tuy nhiên, tiêu điểm chính của kiểm soát sinh vật học sẽ là sử dụng các sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




25

vật tự nhiên và sinh vật biến đổi gen như là những tác nhân kiểm soát bệnh thực
vật. Tác nhân sinh học được biết đến là những sinh vật đối kháng và những sinh
vật đối kháng này sẽ sử dụng các cơ chế đối kháng tự nhiên để làm giảm khả
năng sống sót hoặc sự hoạt động của các mầm bệnh thực vật. Sự đối kháng nhằm
mục đích làm tăng sự chống lại nhau của các sinh vật bao gồm sự kháng sinh, sự
cạnh tranh và sự ký sinh. Sinh vật đối kháng đã kiểm soát được bệnh thực vật
bằng cách tiêu diệt những chất chứa nguồn bệnh, loại trừ mầm bệnh ra khỏi vật
chủ, ngăn cản hoặc chiếm chỗ của mầm bệnh sau khi mầm bệnh xuất hiện (29).

1.4. Tại sao kiểm soát sinh học lại phổ biến ?
Kiểm soát sinh học bệnh cây ngày càng nhận được những sự quan tâm lớn
của các nhà khoa học và nhất là của người dân. Vì đây là biện pháp phịng trừ
bệnh cây không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và môi trường

như một số loại thuốc trừ sâu hóa học. Ngồi ra kiểm sốt sinh học cịn có khả
năng phịng trừ được nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh mà
hiện nay cây trồng khơng có khả năng kiểm sốt hoặc chỉ kiểm sốt được một
phần vì cây trồng khơng có hoặc có rất ít gen kháng bệnh. Thậm chí có những
bệnh mà ngay cả thuốc hóa học, sự luân canh cây trồng cũng khơng kiểm sốt
được hoặc nếu kiểm sốt được thì cũng khơng mang lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ
như bệnh nốt sần, nếu sử dụng thuốc hóa học để phịng trừ thì sẽ khơng mang lại
hiệu quả mà phải sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học, cụ thể là sử dụng
Agrobacterium radiobacter K84 thì mới kiểm sốt được (28). Ngồi ra, kiểm
sốt sinh học đã được đăng ký nhãn hiệu với số lần tái phát bệnh ít và thời gian
được phép sử dụng trước thu hoạch là ngắn hơn so với thuốc trừ sâu hóa học
truyền thống. Điều này đã đưa ra cho người nông dân những biện pháp canh tác
và quy trình kiểm sốt sâu bệnh rất linh hoạt (60).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên




×