Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 36 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT
TRIỂN KỸ NẴNG CHẠY CHO TRẺ
24 – 36 THÁNG TUỔI

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Nga
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Ngọc
Lớp
: 12SMN2

Đà Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Isaac Newton từng nói “ Phương pháp thích đáng nhất để nghiên cứu đặc tính
của sự vật là suy luận xuất phát từ những cuộc thí nghiệm”. Để thực hiện đề tài,

ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
cơ giáo, bạn học, gia đình.
Trước hết em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục mầm
non – Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã tạo cơ hội cho em được tìm hiểu,
nghiên cứu những cơng trình nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của cô Th.S Phan Thị Nga – người đã tận tình giúp
đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các cô giáo cùng các cháu lớp
nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trường mầm non Hoa Phượng Đỏ - Quận Hải Châu, thành


phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em tiến hành nghiên cứu và thực
nghiệm để hồn thành khóa luận của mình.
Và em cũng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Thanh Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3
8. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................4
9. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................5
1.1.1 Một số nghiên cứu của nước ngoài. ..................................................................5
1.1.2 Một số nghiên cứu của Việt Nam ......................................................................8
1.2. Lý luận về kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi .........................9
1.2.1 Khái niệm kỹ năng.............................................................................................9
1.2.2 Khái niệm vận động chạy ................................................................................10

1.2.3 Khái niệm kỹ năng vận động chạy ..................................................................10
1.2.4 Các giai đoạn của KNVĐ chạy .......................................................................11
1.2.5 Đặc điểm phát triển KNVĐ chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi ............................13
1.2.6 Biểu hiện kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi trong trò chơi vận động ...14
1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNVĐ chạy ................................14
1.3. Lí luận về trị chơi vận động ...........................................................................15
1.3.1 Khái niệm trò chơi vận động ...........................................................................15
1.3.2 Khái niệm thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng vận động chạy
cho trẻ 24-36 tháng tuổi ............................................................................................16
1.3.3 Nguồn gốc và đặc trưng của trò chơi vận động...............................................18


1.3.4 Nhiệm vụ của trò chơi vận động .....................................................................20
1.3.5 Cấu trúc của trò chơi vận động........................................................................21
1.3.6 Phân loại trò chơi vận động .............................................................................23
1.4. Vai trò của trò chơi vận động đối với việc phát triển kỹ năng vận động
chạy cho trẻ 24-36 tháng .........................................................................................24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHẠY CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON............................................................................................29
2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng .............................................29
2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng ......................................................................29
2.1.2 Nội dung khảo sát ............................................................................................29
2.1.3 Đối tượng khảo sát ..........................................................................................29
2.1.4 Phương pháp khảo sát: ....................................................................................29
2.1.5 Tiêu chí và thang đánh giá ..............................................................................30
2.2. Kết quả khảo sát: .............................................................................................31
2.2.1 Thực trạng về quá trình rèn luyện kỹ năng vận động chạy cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi. ..................................................................................................................31

2.2.2 Thực trạng sử dụng TCVĐ của giáo viên nhằm phát triển kỹ năng vận động
cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi ..............................................................................39
2.2.3Thực trạng kết quả mức độ thực hiện KNVĐC của trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng
tuổi. ............................................................................................................................44
2.3. Nguyên nhân thực trạng..................................................................................47
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ....................................................................................47
2.3.2 Nguyên nhân khách quan ................................................................................48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................49
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ
NĂNG VẬN ĐỘNG CHẠY CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................50


3.1. Cơ sở định hướng cho việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ
năng chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi .....................................................................50
3.2. Nguyên tắc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng cho trẻ
chạy 24 – 36 tháng tuổi ...........................................................................................50
3.3. Yêu cầu thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ
24 – 36 tháng tuổi ....................................................................................................51
3.4. Quy trình thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng vận động
chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ..............................................................................52
3.5. Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi .................................................................................................................61
3.5.1 Các trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng đạp sau...........................................62
3.5.2 Các trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng đánh lăng .......................................65
3.5.3 Các trò chơi vận động rèn luyện kỹ năng bay .................................................68
3.5.4 Các trò chơi phối hợp kỹ năng vận động chạy ................................................71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................79
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................80
4.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................80

4.2. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................80
4.3. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................80
4.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............................................................80
4.5. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................80
4.6. Cách đánh giá kết quả .....................................................................................81
4.7. Tiến hành thực nghiệm....................................................................................82
4.8. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .........................................................................................97
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101
PHỤ LỤC


KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

1. TC:

Trị chơi

2. TCVĐ:

Trò chơi vận động

3. KNVĐ:

Kỹ năng vận động


4. KNCĐC:

Kỹ năng vận động chạy

5. PTKNVĐC:

Phát triển kỹ năng vận động chạy

6. ĐC:

Đối chứng

7. TN:

Thực nghiệm

8. TBC:

Trung bình cộng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển kỹ năng
chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi: .................................................................31
Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ trẻ sử dụng kỹ năng vận động
chạy qua trò chơi vận động:.....................................................................32
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức trong trị chơi nhằm phát triển kỹ năng vận
động chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi: ........................................................33
Bảng 2.4: Kết quả mức độ giáo viên sử dụng những biện pháp để rèn luyện KNVĐ
chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi: .................................................................35

Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của người giáo viên trong việc
tổ chức các hoạt động giáo dục, trò chơi để rèn luyện KNVĐ chạy cho
trẻ: ............................................................................................................37
Bảng 2.6: Kết quả những khó khăn giáo viên gặp phải khi rèn luyện KNVĐ chạy
cho trẻ 24-36 tháng tuổi ...........................................................................38
Bảng 2.7: Kết quả mức độ tổ chức các trò chơi vận động giúp trẻ phát triển kỹ năng
chạy: .........................................................................................................40
Bảng 2.8: Kết quả nhận thức của giáo viên về việc tổ chức các trò chơi vận động
qua các hoạt động: ...................................................................................41
Bảng 2.9: Kết quả của việc sử dụng các biện pháp trong trò chơi vận động nhằm
phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi: ...................................42
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện KNVĐC của trẻ nhà trẻ 24 – 36
tháng tuổi. ................................................................................................44
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện KNVĐC của trẻ 24-36 tháng tuổi ở
trường mầm non qua các tiêu chí.............................................................45
Bảng 3.1: Kết quả mức độ KNVĐC của trẻ 24-36 tháng tuổi qua TCVĐ trước TN
trên cả 2 nhóm TN và ĐC ........................................................................83
Bảng 3.2: Biết thực hiện kỹ năng vận động chạy trong TCVĐ của nhóm ĐC và
nhóm TN trước TN của trẻ 24-36 tháng tuổi ...........................................84


Bảng 3.3: Trẻ 24-26 tháng tuổi thực hiện kỹ năng vận động chạy khi tham gia
TCVĐ của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN ..........................................86
Bảng 3.4: Thái độ của trẻ khi tham gia thực hiện KNVĐC trong TCVĐ của nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN .......................................................................87
Bảng 3.5: Kết quả mức độ kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi qua trị
chơi vận động của nhóm ĐC và TN sau TN ...........................................88
Bảng 3.6: Biết thực hiện kỹ năng vận động chạy trong TCVĐ của nhóm ĐC và
nhóm TN sau TN của trẻ 24-36 tháng tuổi ..............................................90
Bảng 3.7: Trẻ 24-36 tháng tuổi thực hiện kỹ năng vận động chạy khi tham gia

TCVĐ của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN .............................................91
Bảng 3.8: Thái độ của trẻ khi tham gia thực hiện KNVĐC trong TCVĐ của nhóm
ĐC và nhóm TN sau TN ..........................................................................92
Bảng 3.9: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm ĐC .............................................93
Bảng 3.10: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN ...........................................95


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các hình thức trong trị chơi nhằm phát triển kỹ năng
vận động chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi .............................................34
Biểu đồ 2.2: Kết quả nhận thức của giáo viên về việc tổ chức các trò chơi vận động
qua các hoạt động ...............................................................................41
Biểu đồ 2.3: Mức độ kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi ....................44
Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện KNVĐC của trẻ nhà trẻ 24-36
tháng tuổi qua các tiêu chí ..................................................................45
Biểu đồ 3.1: Kết quả mức độ KNVĐC của trẻ 24-36 tháng tuổi qua TCVĐ trước
TN trên cả 2 nhóm TN và ĐC ............................................................83
Biểu đồ 3.2: Mức độ thực hiện kỹ năng vận động chạy trong TCVĐ của nhóm ĐC
và nhóm TN trước TN của trẻ 24-36 tháng tuổi .................................85
Biểu đồ 3.3: Trẻ 24-36 tháng tuổi thực hiện kỹ năng vận động chạy khi tham gia
TCVĐ của nhóm ĐC và nhóm TN trước TN .....................................86
Biểu đồ 3.4: Thái độ của trẻ khi tham gia thực hiện KNVĐC trong TCVĐ của nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN .................................................................87
Biểu đồ 3.5: Mức độ kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi qua trò chơi
vận động của nhóm ĐC và TN sau TN ..............................................89
Biểu đồ 3.6: Biết thực hiện kỹ năng vận động chạy trong TCVĐ của nhóm ĐC và
nhóm TN sau TN của trẻ 24-36 tháng tuổi .........................................90
Biểu đồ 3.7: Trẻ 24-36 tháng tuổi thực hiện kỹ năng vận động chạy khi tham gia
TCVĐ của nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ........................................91
Biểu đồ 3.8: Thái độ của trẻ khi tham gia phát triển KNVĐC trong TCVĐ của nhóm

ĐC và nhóm TN sau TN .....................................................................92
Biểu đồ 3.9: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm ĐC .........................................94
Biểu đồ 3.10: Kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN .......................................95


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm
đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con người tương lai
của đất nước nên chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo.
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ
nói riêng, vận động giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ ở
trường mầm non. Sự phát triển vận động là lĩnh vực phát triển toàn diện cho mỗi
đứa trẻ, trong đó kĩ năng vận động là kĩ năng thiết yếu hằng ngày để thực hiện các
công việc.
Hoạt động vận động là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện, thúc đẩy sự phát
triển các phẩm chất, trí tuệ và thể lực, hình thành ở trẻ những kỹ năng vận động cơ
bản. Thông qua vận động trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, sự tìm tịi, ham học
hỏi ở trẻ, khi cơ thể trẻ được vận động một cách linh hoạt trẻ sẽ thích thú hơn trong
mọi hoạt động. Vận động nhằm kích thích, giải phóng năng lượng, tiêu hao lượng
mỡ thừa trong cơ thể giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối.
Với trẻ nhà trẻ, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý hằng ngày, việc khuyến khích
trẻ vận động cũng được cơ giáo và các bậc phụ huynh quan tâm. Vì vận động là một
trong các hoạt động tích cực có tác động nhiều tới sức khỏe của trẻ tạo nên sự
nhanh nhẹn, hoạt bát trong cuộc sống hằng ngày. Phát triển kỹ năng vận động cơ
bản cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt
động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển hài hịa, cân đối. Phát

triển vận động có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành nhân cách và phát triển
phẩm chất tâm lý cho trẻ… dần tạo nên sự phát triển mọi mặt ở trẻ.Trẻ ở giai đoạn
24-36 tháng tuổi, cơ thể trẻ còn non yếu, các vận động của trẻ được thực hện chưa
chuẩn xác, trẻ thường lười vận động. Vì vậy, cần phải rèn luyện vận động cho trẻ,
nhất là những vận động cơ bản mà đặc biệt là vận động chạy nhằm phát triển cơ

1


chân cho trẻ. Vì trẻ ở độ tuổi này trẻ đi chưa nhanh nhẹn, chưa vững mà trẻ phải
dùng sức của đơi chân để có thể giữ thăng bằng cho cơ thể là một điều rất khó khăn.
Chính vì thế, phát triển kỹ năng vận động chạy cho trẻ là một việc rất cần thiết.
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất dựa vào các trò chơi vận động sẽ giúp
trẻ hứng thú hơn, cuốn hút trẻ tham gia hoạt động nhiều . Vì vậy để trẻ hoạt động
một cách tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên ln ln phải
tìm tịi, đổi mới, sáng tạo ra các trị chơi mới thực sự lơi cuốn, hấp dẫn với trẻ, kích
thích lịng đam mê của trẻ với những giờ vận động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe
cho trẻ. Các trò chơi vận động tập trung vào việc giúp trẻ phát triển cơ chân để có
thể giúp trẻ chạy vững vàng hơn, để thực hiện được nhiều vận động hơn.
Chính vì thế, tơi quyết định chọn đề tài “Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát
triển kỹ năng chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu trong quá trình tổ chức trò chơi vận động giáo viên sử dụng những trò
chơi được thiết kế đa dạng, hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp thì kỹ năng chạy ở
trẻ 24 – 36 tháng tuổi sẽ được nâng cao.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho
trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở một số trường mầm non trên thành phố Đà Nẵng

2


6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu một số cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
6.2. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng
chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non
6.3. Thiết kế và thực nghiệm trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng
chạy cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát và ghi chép những hoạt động của giáo viên trong q trình tổ chức
trị chơi vận động cho trẻ nhằm tìm hiểu những trị chơi giáo viên tổ chức cho trẻ và
trẻ thực hiện vận động chạy qua trò chơi.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi, trị chuyện với giáo viên để tìm hiểu các trò chơi vận động mà
giáo viên sử dụng nhằm rèn luyện vận động chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi.
- Trị chuyện với trẻ để tìm hiểu khả năng và thái độ của trẻ trong q trình
tham gia trị chơi.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu anket với các giáo viên để nắm được khả năng, mức độ nhận
thức của giáo viên và những trò chơi họ đã sử dụng để rèn luyện kĩ năng vận động
chạy cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng các trò chơi vận động rèn luyện kĩ năng vận động chạy cho trẻ nhà
trẻ 24-36 tháng tuổi nhằm chứng minh giả thuyết.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng thống kê tốn học để xử lí và phân tích kết quả khảo sát và thực
nghiệm sư phạm.

3


8. Những đóng góp mới của đề tài
- Khảo sát thực trạng thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
- Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24 – 36
tháng tuổi ở trường mầm non.
9. Cấu trúc đề tài
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy
cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
Chương 3: Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng chạy cho trẻ 24
– 36 tháng tuổi ở trường mầm non.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận và kiến nghị sư phạm


4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ là việc để
trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát
triển những kĩ năng vận động như đi, chạy, nhảy, leo trèo…Những kĩ năng vận
động này kết hợp chặt chẽ với thị giác và vận động của cơ tay, là khả năng sử dụng
mắt, tay để thực hiện động tác.
Vận động giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện, vận động không chỉ giúp các kĩ
năng vận động cần thiết được phát triển và hồn thiện mà cịn thúc đẩy tình trạng cơ
thể khỏe mạnh hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách có hệ thống giúp trẻ duy trì
được sự cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó hoạt động vận động làm cho trẻ sảng
khối, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, quá trình phát triển của cơ thể trẻ rất mạnh mẽ,
chức năng của các tổ chức cơ thể hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong
vận động. Lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co 1 chân trong khoảng 3 giây, có
thể bật nhảy tại chỗ…Vì vậy, việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng vận động cơ
bản, trong đó có vận động chạy là một trong những vận động quan trọng, thường
xuyên được trẻ sử dụng và được đặt lên hàng đầu. Đây là vấn đề được nhiều nhà
khoa học quan tâm, kể cả ngoài nước và trong nước.
1.1.1 Một số nghiên cứu của nước ngoài.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
trong lĩnh vực phát triển vận động của trẻ, đặc biệt là sự ra đời của lí luận về tính
tiền định di truyền của các vận động dựa vào các quan điển tâm lý học và thần kinh
học. Nhiều nhà tâm lý học ( V.Preier-1891, V.Stern-1922, K.Biuler-1924 ) đã giải

thích sự xuất hiện của những vận động mới bằng sự thức dậy của các chức năng tâm
lý phức tạp theo sự trưởng thành của cơ thể.

5


Quan điểm tiền định di truyền cho rằng, sự xuất hiện các vận động là kết quả
của sự trưởng thành của hệ thần kinh, của hệ thống xương-cơ và những hệ thống
hình thái chức năng khác. Do đó việc nghiên cứu các vận động chỉ nhằm xác định
những thời hạn và trình tự xuất hiện của chúng với mục đích định rõ được gọi là
tiến trình phát triển của tự nhiên.
Thừa nhận lý luận về ính tiền dịnh di truyền của sự phát triển ở trẻ em các tác
giả nói trên đã khơng nhận thấy rằng, sự kìm hãm mạnh mẽ trong sự phát triển của
trẻ em là kết quả của việc thiếu giáo dục. Lý luận về tính tiền định di truyền của các
vận động đã xóa bỏ tính nhiều mặt của vấn đề phát triển vận động và sự cần thiết
phải nghiên cứu nó.
Phủ nhận tính tiền định di truyền, qua nghiên cứu “ bản chất dưới vỏ của các
vận động ở trẻ em”, I.M.Xetrenop đã viết đã viết “ con người sinh ra với một số
lượng ít ỏi những vận động bản năng trong khu vực của cái gọi là cơ bắp động vật” .
Theo ông, các vận động còn lại, gọi là các vận động tự do, bắt đầu từ phức hợp vận
động tinh tế của mắt, lại được tạo ra dưới các tác động bên ngoài đến các giác quan
của trẻ. Đồng ý với quan điểm của I.M.Xetrenop, Paplốp đã chỉ ra: Không phải các
phản xạ khơng điều kiện bản năng mà chính là các phản xạ có điều kiện mới giúp
con người tồn tại, phát triển trong hiện thực khách quan. [20]
Thời gian sau đó, E.G.Levi – Gorinevskaia và A.I.Bycova ( những tác giả đầu
tiên của hệ thống giáo dục trẻ em mẫu giáo Xô Viết) đã chứng minh một cách
thuyết phục về ảnh hưởng to lớn của những điều kiện sống và những đặc điểm giáo
dục thể lực đối với trình độ và động thái chuẩn bị vận động của trẻ, với sự phát triển
thể lực của trẻ. E.G.Levi – Gorinevskaia đã viết: “Trong tay chúng ta có một
phương tiện tác động mạnh mẽ - một công tác sư phạm đã đặt đúng đắn – và

phương tiện ấy phải được dùng thật đầy đủ”. [23, 47]
Xác định sự phụ thuộc to lớn của trình độ và động thái phát triển chức năng
vận động vào những điều kiện sống và những đặc điểm giáo dục thể lực trẻ em,
những cơng trình nghiên cứu sau đó đặt ra hai nhiệm vụ cần giải quyết:
1. Xác định các chỉ tiêu của những vận động cơ bản, bản chất thể lực của trẻ
các nhóm tuổi mẫu giáo khác nhau.

6


2. Hồn thiện hệ thống giáo dục thể chất.
Cơng trình nghiên cứu của S.La.Laizane (1970) đã chứng minh khả năng ảnh
hưởng của tính tích cực đối với các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng của những
vận động cơ bản ở trẻ lên 3 bằng cách thay đổi nội dung và hệ phương pháp thể dục.
Qua thử nghiệm một số bài tập theo phương pháp mà bà đề nghị cho các bé trai và
bé gái cùng lứa tuổi, kết quả thu được cho thấy thành tích trung bình nhảy cao tại
chỗ là 57cm (bé trai) và 56,6 cm (bé gái). Trong khi đó, kết quả của những trẻ
khơng được áp dụng các phương pháp sư phạm là 41 cm. Như vậy, ta có thể thấy,
ngồi đặc điểm chức năng-hình thái của cơ thể thì yếu tố giáo dục có tác động mạnh
mẽ đến kết quả sự vận động của trẻ. [38]
Trong mấy chục năm gần đây, người ta đã thu được những dữ liệu quan trọng
và ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng giảm thiểu vận động (gipodinamija) đối với cơ
thể con người. Các nhà giáo dục Liên bang Nga trong chương trình “Star” đã khẳng
định “ Trẻ ít vận động sẽ dẫn đến sự rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ
thể, giảm khả năng làm việc và sức mạnh của cơ bắp, làm sai lệch tư thế, làm lòng
bàn chân bẹt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, khả năng phối hợp vận
động và các tố chất thể lực”.
Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có chế độ giáo dục hợp lý nhằm phát triển
vận động và tính tích cực vận động cho trẻ.
A.V.Giaparogiet trong cuốn “ Những cơ sở của giáo dục học mẫu giáo” đã

nghiên cứu và xác định được các yếu tố cần thiết cho sự phát triển tính tích cực vận
động của trẻ. Tuy nhiên, bà vẫn chưa đưa ra một hệ thống các phương pháp, biện
pháp cụ thể cũng như cách thức sử dụng các yếu tố đó trong q trình giáo dục vận
động và tính tích cực vận động cho trẻ. [35]
V.A.Suskina qua nghiên cứu tính tích cực vận động trên giờ học thể dục đã
khẳng định: Tính tích cực vận động có vai trò kép, đãm bảo việc thỏa mãn nhu cầu
vận động của trẻ và tạo điều kiện để trẻ nắm vững vận động cụ thể. Và bà cũng đã
xâu dựng các nhóm biện pháp cơ bản nhằm nâng cao tính tích cực vận động của trẻ
trên giờ học. [54]

7


1.1.2 Một số nghiên cứu của Việt Nam
Những vốn sống kinh nghiệm của dân tộc ta cùng với mối quan hệ lâu đời với
các nước láng giềng Phương Đông và ảnh hưởng nền thể dục thể thao Phương Tây
từ thế kỷ 19. Nên việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cũng được khá nhiều tác
giả đề cập với nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu bàn về vấn đề phát triển vận động và tính
tích cực vận động cho trẻ:
Tác giả Bùi Thị Việt với đề tài “ Tổ chức trò chơi vận động và tính tích cực
vận động cho trẻ 5-6 tuổi, thực trạng và giải pháp”, tác giả Đặng Hồng Phương
“Tìm hiểu mức độ tri giác vận động của trẻ mẫu giáo bé” hay Phạm Xuân Thu với
đề tài “Đánh giá khả năng tâm vận động của trẻ mẫu giáo 3 tuổi”, Phan Thị Xuân
Trinh với “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong
giờ thể dục”…Qua nghiên cứu các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải tìm kiếm
các biện pháp khác nhau nhằm phát huy tính tích cựu vận động cho trẻ mẫu giáo
tương ứng với từng độ tuổi. [32, 28]
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Hồng Phương “ Nghiên cứu phương
pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) đã đi sâu

nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ. Bà
quan tâm đến bài tập vận động và trò chơi vận động từ đó đưa ra 4 nhóm phương
pháp trong đó phương pháp rèn luyện kỹ năng qua trị chơi, thi đua là phương tiện,
hình thức tạo cơ hội cho trẻ được tích cực vận động. [73]
Nguyễn Thị Ánh Tuyết với luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu “ Một số biện pháp
tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5-6 tuổi”. Tác giả đã đề
cập và đưa ra các biện pháp: Chọn lựa trò chơi phù hợp nhằm phát triển thể lực, lập
kế hoạch, tạo môi trường, phương tiện phong phú, đánh giá trẻ trong hoạt động
ngồi trời, tăng cường rèn luyện có hệ thống các kỹ năng vận động là những biện
pháp có tính chất quyết định đến sự phát triển các kỹ năng vận động cơ bản. Đây là
cơ sở để giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động, thích tham gia vào hoạt động.

[54]

8


Như vậy, đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động
cơ bản cho trẻ để phát triển vận động và tính tích cực vận động cho trẻ, tuy nhiên
mức độ quan tâm vẫn chưa thỏa đáng. Các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở
những nhận định chung mà chưa đưa ra được các biện pháp tác động sư phạm cụ
thể để tăng cường việc phát triển kỹ năng vận động cho trẻ. Dựa trên các kết quả
của các cơng trình nghiên cứu trên, tôi đi sâu nghiên cứu “ Thiết kế trò chơi vận
động nhằm phát triển vận động chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi” góp phần làm phong
phú thêm thơng tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề này.
1.2. Lý luận về kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi
1.2.1 Khái niệm kỹ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về “ Kỹ năng”.
- Theo tác giả Hoàng Phê: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức
thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

- Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động,
con người nắm được hành động tức là kỹ thuật hành động có kỹ năng.
- Theo tác giả Hà Nhật Thăng: Kỹ năng là kỹ thuật của hành động thể hiện
các thao tác của hành động.
- Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những
tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng.
- Kỹ năng là một mặt năng lực của con người thực hiện một cơng việc có
hiệu quả là quan niệm của các nhà tâm lý học ở Việt Nam như: Nguyễn Ánh Tuyết,
Ngơ Cơng Hồn, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành.
Theo H.D.Levitov: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó
hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các hình
thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.
- Cịn P.A.Rudich cho rằng: Kỹ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận
dụng thực tế của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong một hình thức
hoạt động cụ thể.

9


Như vậy, kỹ năng là khả năng của con người có thể thực hiện một hay nhiều
hành động có hiệu quả bằng cách vận dụng những hệ thống kiến thức đã được tích
lũy trong một thời gian nhất định.
1.2.2 Khái niệm vận động chạy
Chạy là một trong những loại vận động cơ bản của con người. Do đó, vận
động chạy cũng được hiểu ở các góc độ khác nhau:
Trong giáo dục, chạy là vận động có chu kì, chạy mang tính chất lặp lại theo
chu kì, thay đổi điểm tựa của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên chân đưa ra phía
trước phối hợp với vận động của tay. [89]
Chạy là vận động có cường độ lớn, nó tạo áp lực lên toàn bộ cơ thể và là

phương tiện tốt để rèn luyện các cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu, giáo dục sự
nhanh nhẹn và sức chịu đựng. [12;9]
Theo quan điểm sinh học, chạy là phản xạ có điều kiện. Chạy làm tăng quá
trình sinh lý, phản ánh trao đổi chất của cơ thể và có ảnh hưởng tốt tới cơ thể trẻ.
Thế nên động tác chạy có ý nghĩa sinh lý to lớn. Trong quá trình thực hiện động tác
chạy, sự hoạt động các cơ bắp lớn của chân, mông và bụng dẫn đến tiêu hao năng
lượng điều đó có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển và hoàn thiện các hệ cơ quan trong
cơ thể như hệ thần kinh, hệ hơ hấp, hệ tuần hồn…
Trong từ điển Tiếng Việt, chạy là di chuyển nhanh bằng bước chân. Chạy là
phương thức vận động chuyển dịch vị trí cơ thể nhanh nhất. [25]
Trong thể thao, giáo dục học, vận động chạy được coi là một phương pháp để
di chuyển cơ thể. Đó là sự chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ
thể chuyển động về phía trước. Chạy là vận động mang tính chất lặp lại theo chu kỳ,
thay đổi điểm tựa của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên đưa chân ra phía trước,
phối hợp với sự vận động của tay. Nó thường được hình thành và tự động hóa
nhanh hơn do sự lặp lại thường xuyên các chu kỳ củng cố hệ thống liên tục của
những chi tiết vận động trong chu kỳ đó.
1.2.3 Khái niệm kỹ năng vận động chạy

10


Mục đích của việc phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm
tích cực hóa hoạt động vận động, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển
các tố chất thể lực. [63]
Kỹ năng vận động là khả năng vận dụng hành động, được hình thành theo cơ
chế phản xạ có điều kiện, biểu hiện bằng các động tác nhờ quá trình luyện tập lặp đi
lặp lại thường xuyên. ().
Chạy là di chuyển nhanh bằng bước chân. Chạy là phương thức vận động
chuyển dịch vị trí cơ thể nhanh nhất.

Kỹ năng vận động chạy là sử dụng những kỹ thuật vận động để di chuyển cơ
thể bằng bước chân một cách nhanh nhất có sự phối hợp giữa tay và chân để đưa cơ
thể chuyển động về phía trước.
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động là mức độ tiếp thu kỹ thuật vận động
thể hiện ở sự tập trung chú ý vào các thao tác của bài tập, các thao tác vận động
chưa nhuần nhuyễn, chưa liên tục, chưa đảm bảo độ bền vững, dễ dàng bị mất đi
nếu không được ôn luyện nhiều lần. Có thể tập dưới dạng trị chơi, kết hợp với âm
nhạc. [217]
Trong quá trình luyện tập ở trẻ mầm non, khó có thể hình thành kỹ năng vận
động chạy ngay lập tức, mà phải đi từ những vận động đơn giản đến phức tạp và
dựa trên những cơ sở vận động có trước, như kỹ năng vận động chạy dựa trên kỹ
năng vận động đi.
1.2.4 Các giai đoạn của KNVĐ chạy
Chạy là vận động mang tính chất lặp lại theo chu kỳ, thay đổi điểm tựa của
bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên đưa chân ra phía trước, phối hợp với sự vận
động của tay. Nó thường được hình thành và tự động hóa nhanh hơn do sự lặp lại
thường xuyên các chu kỳ củng cố hệ thống liên tục của những chi tiết vận động
trong chu kỳ đó.
Một chu kỳ chạy có hai bước đơn. Động tác của một chân lại có thể chia làm
hai thời kỳ: Thời kỳ chống đỡ và thời kỳ đánh lăng về phía trước. Thời kỳ chống đỡ
bắt đầu khi một chân đặt xuống đất ở phía trước trọng tâm cơ thể (gọi là chống
trước), trọng tâm cơ thể do quán tính tiếp tục di chuyển về phía trước qua chân

11


chống, tiếp đến, chân chống đạp đất (đạp sau) đẩy cơ thể đi. Sau khi đạp sau, chân
rời khỏi mặt đất kết thúc thời kỳ chống đỡ và bắt đầu thời kỳ đánh lăng về phía
trước.
Thân người sở dĩ di chuyển được về phía trước là do kết quả của hai chân thay

nhau đạp đất. Vì thế, thời kỳ đạp sau của chạy là quan trọng nhất. Góc độ, sức
mạnh của chân có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ chạy, cho nên trong kỹ thuật
chạy, người ta thường rất chú ý đến thực hiện động tác đạp sau. Trong một chu kỳ
chạy, lúc chân chống trước là lúc tốc độ giảm đi nhiều nhất. Vì vậy, vị trí đặt bàn
chân chống trước, thời gian chuyển từ chống trước sang đạp sau cũng có ý nghĩa
lớn đến việc duy trì và phát triển tốc độ chạy. Khi ấy, chân chống trước càng đặt
gần điểm dọi của trọng tâm cơ thể thì lực phản tác dụng làm giảm tốc độ chạy càng
ít đi. Ngồi ra, chân đánh lăng cũng có tác dụng hỗ trợ cho hiệu quả của đạp sau.
[37], [21]
Trong vận động chạy, thời gian của thời kỳ đánh lăng lớn hơn thời gian của
thời kỳ chống đỡ. Vì vậy, chạy khác đi bộ là có giai đoạn “bay” khi cả hai chân
không bám vào đất. Thời điểm bay tạo cho sự chuyển động của cơ thể được nhanh,
tăng độ dài của bước, tăng khả năng chuyển động về phía trước theo qn tính cùng
với việc thả lỏng các nhóm cơ bắp.
Như vậy, để phát triển vận động chạy, trẻ 24-36 tháng tuổi cần tập luyện các
kỹ năng cơ bản như đạp sau, đánh lăng, bay. TCVĐ nhằm PTKNVĐC cho trẻ 2436 tháng tuổi cần chứa đựng những kỹ năng này.

12


Chu kỳ chạy được sơ đồ hóa như sau:

Chu kỳ chạy

Bước đơn

Bước đơn

Chống đỡ


Chống trước

Đánh lăng

Đạp sau

Bay
Sơ đồ 1.1: Chu kỳ chạy
1.2.5 Đặc điểm phát triển KNVĐ chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu biết chạy từ cuối năm thứ hai, nhưng phải sang năm thứ ba vận
động chạy mới được hình thành rõ nét. Khi chạy trẻ thường đặt cả bàn chân xuống
sàn, bước chân xiên, trẻ chưa đủ sức nâng cao đùi đúng hướng, chưa giữ được thăng
bằng. Nhịp điệu các bước chân chưa ổn định, hướng chạy chưa chính xác. Tư thế
chạy của trẻ là co hai tay vào cạnh sườn hoặc duỗi thẳng tay hai bên. Trẻ dưới 3 tuổi
chưa thực hiện được động tác bay trong lúc chạy. Điều này được giải thích bằng sự
trưởng thành chưa đầy đủ của hệ thần kinh, chưa hình thành được đúng đắn tỉ lệ các
phần của cơ thể, cảm giác thăng bằng phát triển còn yếu. Bước chạy cịn nặng,
ngắn, líu ríu, đặt cả bàn chân xuống, chạy không đều, không giữ được hướng.
Chạy của trẻ năm thứ ba đã xuất hiện giai đoạn “bay” ( là thời điểm mà cả hai
chân đều không tiếp đất). Tốc độ chạy của trẻ tăng nhanh dần nhờ bước chạy của trẻ

13


dài hơn (tốc độ vận động chạy phụ thuộc vào độ dài của bước chạy). Trẻ đã phối
hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy.
Tuy việc phát triển kỹ năng chạy cho trẻ mới được bắt đầu tiến hành từ năm 3
tuổi, nhưng trẻ nắm bắt kỹ năng này một cách rất nhanh chóng. Có thể nói cơ thể trẻ
thích ứng với vận động chạy, chạy tốt hơn đi và phối hợp tay chân trong lúc chạy
cũng tốt hơn.

1.2.6 Biểu hiện kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi trong trò chơi
vận động
Trong tất cả các hoạt động vận động của trẻ thường xuyên xuất hiện vận động
chạy, khi vận động chạy không phải là vận động trọng tâm của trị chơi thì vận động
chạy thường hỗ trợ cho các vận động khác khi trẻ tham gia trò chơi. Tuy chỉ là vận
động hỗ trợ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của q trình chơi của trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ tham gia chơi trị chơi ném bóng về phía trước, thì vận động
ném là vận động chính của trò chơi, tuy nhiên trẻ cần phải kết hợp vận động chạy về
cuối hàng để bạn trong nhóm tiếp tục thực hiện vận động.
Vì vậy, vận động chạy ln luôn được trẻ sử dụng trong các hoạt động vận
động.
Kỹ năng vận động chạy của trẻ 24-36 tháng tuổi trong trò chơi được biển hiện
qua việc:
- Khi chạy trẻ biết phối hợp giữa tay và chân khi chạy để có thể chạy đúng.
- Trẻ có thể chạy theo hướng thẳng về phía trước.
- Bước chạy của trẻ thường nặng và ngắn, đặt cả bàn chân xuống.
- Thân người của trẻ cịn hơi chúi người về phía trước.
1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNVĐ chạy
a. Yếu tố chủ quan:
- Đặc điểm tâm lý vận động: Ở lứa tuổi nhà trẻ, cảm giác bắt đầu phát triển
mạnh, phân tích quan của cảm giác vận động chưa hồn thiện. Vì vậy, việc thực
hiện các thao tác vận động như chạy cịn gặp chút khó khăn với trẻ. Khi tri giác của
trẻ trở nên hoàn thiện hơn, giúp cho việc tri giác vận động “ hình dáng” của các bài
tập vận động một cách chính xác hơn kỹ năng cần thiết. Các cơ quan và hệ cơ quan

14


của cơ thể trẻ phát triển đến đâu thì vận động phát triển đến đó. Đặc trưng của trẻ
lứa tuổi này

- Đặc điểm sinh lý vận động: Trẻ 24-36 tháng tuổi là thời điểm thuận lợi để
trẻ tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Các cơ quan và hệ cơ quan của cơ
thể trẻ phát triển đến đâu thì vận động phát triển đến đó. Đặc trưng của trẻ em ở lứa
tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận động còn hạn chế. Ở trẻ
đã diễn ra quá trình hình thành những kỹ năng vận động. Trẻ 24-36 tháng tuổi, vận
động chạy đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, để trẻ nắm được kỹ năng chạy một
cách nhanh chóng, cần phải cho trẻ được luyện tập nhiều hơn.
b. Yếu tố khách quan:
- Trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ thì giáo dục phát triển vận động
được nhấn mạnh. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở lứa tuổi này thơng qua hoạt
động với đồ vật, vì vậy việc thực hiện kỹ năng vận động tinh ở trẻ sẽ tốt hơn và
thường những trẻ gái sẽ thực hiện tốt hơn trẻ trai. Việc thực hiện kỹ năng vận động
thô (chạy) cịn bị ảnh hưởng bởi mơi trường sống của gia đình. Đối với những trẻ
gia đình nơng thơn, vận động thô của trẻ được thực hiện tốt bởi trẻ được tự do vui
chơi, trẻ khơng bị gị bó trong một khơng gian chơi. Cịn đối với trẻ ở những gia
đình thành phố, trẻ thường phát triển vận động tinh nhiều hơn, bởi trẻ không được
thỏa mái vui chơi nên trẻ thường được ngồi chơi với đồ vật, được thường xuyên
luyện tập với giấy, bút. Điều này cho thấy việc phát triển các kỹ năng ở trẻ phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì vậy cần phải thường xuyên rèn luyện các kỹ năng vận
động cho trẻ một cách hợp lý.
1.3. Lí luận về trị chơi vận động
1.3.1 Khái niệm trò chơi vận động
Quan niệm về trò chơi vận động rất nhiều, xoay quanh nguồn gốc và ý nghĩa
của trò chơi:
Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy tâm ( điển hình là Siller, Gross,
Khol…) cho rằng trị chơi mang tính bền vững, khơng đổi, trong trị chơi chỉ thể
hiện “bản năng sinh tồn”, là các hoạt động sinh học thuần túy. Họ không nhận thấy

15



sự khác biệt khi hoạt động của con người trong trò chơi và khi động vật đùa giỡn.
Theo họ, trò chơi có trước lao động, và hai hoạt động này đối kháng nhau
Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật ( điển hình là G.Plekhanov,
A.Mkarenko,…) đã chứng minh rằng lao động sinh sản ra trò chơi và làm nền tảng
cho sự phát triển tiếp theo của các trò chơi. Với nhận thức đó, các nhà giáo dục ơn
đề cao sự giáo dục tồn diện, trong hướng dẫn trị chơi phải đạt được sự phát triển
về trí tuệ, đạo đức, thể chất và các mặt giáo dục khác.
Theo quan niệm giáo dục ngày nay: Trò chơi vận động là phương tiện của giáo
dục thể chất, là hoạt động có ý thức nhằm đạt được những kết quả, những mục đích
có điều kiện đã được đặt ra trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi.
Trò chơi vận động là trò chơi mà khi trẻ tham gia chơi tức là trẻ giải quyết
nhiệm vụ vận động như một nhiệm vụ thực hành dưới hình thức vui chơi.
Trị chơi vận động là trị chơi nhằm rèn luyện và hồn thiện các vận động cho
trẻ. Nó là phương tiện chủ yếu của giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm vụ
vận động dưới dạng trò chơi nên trẻ hoạt động tích cực, thỏa mái.
* Trị chơi vận động là TC có luật, do người lớn hay trẻ em sáng tạo ra, có sự
phối hợp hoạt động của q trình nhận thức và vận động, lượng vận động chiếm ưu
thế, thực hành vận động dưới hình thức chơi vui vẻ.
* Trị chơi vận động thường có thêm nhạc đệm để tăng thêm tính hấp dẫn, sinh
động trong q trình chơi.
1.3.2 Khái niệm thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển kỹ năng vận động
chạy cho trẻ 24-36 tháng tuổi
Thiết kế TCVĐ nhằm phát triển kỹ năng vận động chạy cho trẻ 24-36 tháng
tuổi là tạo ra, sáng tạo ra hệ thống TCVĐ theo mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc,
nội dung, yêu cầu, các bước nhất định, phù hợp với việc phát triển kỹ năng vận
động chạycho trẻ 24-36 tháng tuổi.
* Mục tiêu thiết kế TCVĐ nhằm PTKNVĐCcho trẻ 24-36 tháng tuổi là kết quả
mong muốn đạt được của việc thiết kế TCVĐ nhằm PTKNVĐC cho trẻ 24-36 tháng
tuổi trên 3 mặt: khối lượng, thái độ, kỹ năng vận động.


16


×