Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.69 KB, 9 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 160-168
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00025

NGUY CƠ XÂM HẠI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM QUA MẠNG INTERNET
VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG TRÁNH
Nguyễn Lê Hồi Anh
Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, mang lại những lợi ích thiết thực trên
mọi phương diện cho trẻ em nhưng đồng thời chứa đựng nhiều hiểm họa khó lường, một
trong những nguy cơ phải kể đến là xâm hại tình dục trẻ em – một vấn đề cịn ít được quan
tâm, đề cập ở Việt Nam hiện nay. Những rủi ro có thể xảy đến khi trẻ em sử dụng các dịch
vụ chat, webcam, mạng xã hội, chơi game. . . mà bản thân các em và gia đình cũng khơng
hay biết. Do vậy, các nhà giáo dục, nhân viên CTXH cần nhận thức rõ về những thủ đoạn
của những kẻ XHTD đối với trẻ em qua mạng internet để hướng dẫn trẻ những biện pháp sử
dụng internet an toàn, hiệu quả; đồng thời giáo dục cho gia đình kịp thời nhận biết những
dấu hiệu nguy cơ và cách thức để can thiệp, trợ giúp cho các em.
Từ khóa: Xâm hại tình dục, trẻ em, internet, dụ dỗ làm thân, phòng tránh

1.

Mở đầu

Như chúng ta đã biết, hiện nay internet là một phương tiện truyền thông phát triển nhanh và
mạnh mẽ, mặc dù ra đời muộn nhưng internet đã có những bước phát triển như vũ bão, xóa nhịa
biên giới quốc gia đưa con người xích lại gần nhau hơn. Trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay là thế
hệ lớn lên trong một xã hội trong đó việc sử dụng cơng nghệ là điều cần thiết để hội nhập xã hội
hiệu quả. Khả năng tiếp cận internet đã cung cấp cho trẻ em và thanh thiếu niên có cơ hội về giáo
dục, giải trí và truyền thông. Tuy nhiên, internet cũng chứa đựng những rủi ro, đặc biệt đối với trẻ


em. Nạn bắt nạt, bôi xấu, lăng mạ, quấy rối và lừa đảo trên mạng đã gây ảnh hưởng nặng nề đến
tâm lí, tình cảm của trẻ em, ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Trong nhiều trường hợp, các
em còn bị đặt trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Điều này đã thực sự trở thành mối lo ngại lớn đặt
ra hiện nay của những người sử dụng internet, đặc biệt là trẻ em và các bậc phụ huynh.
Internet cung cấp cho người lớn cơ hội khai thác lợi ích tình dục ở trẻ em và thanh thiếu
niên với những cơ hội chào mời, khai thác, quấy rối, xâm hại hình ảnh và tham gia vào hoạt động
tình dục xâm hại. Internet có thể tạo thuận lợi cho các hoạt động này bằng cách cung cấp phương
tiện đơn giản và nhanh chóng với các thơng tin liên lạc cho phép cá nhân được dấu tên, tạo ra sai
lệch thông tin bản dạng hoặc để xuyên tạc. Nếu như trước kia thủ phạm thường phải tiếp cận trực
tiếp với trẻ để thực hiện hành vi xâm hại của mình thì ngày nay, khơng cần tiếp cận trực tiếp, dù
ở bất kì nơi đâu, chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối mạng internet thì những kẻ tội phạm đã
có thể thực hiện được hành vi đen tối của mình một cách dễ dàng. So với những hình thức xâm hại
Ngày nhận bài: 15/7/2014. Ngày nhận đăng: 15/1/2015.
Liên hệ: Nguyễn Lê Hoài Anh, e-mail:

160


Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phịng tránh

tình dục trực tiếp như trước đây, tính chất của xâm hại tình dục qua internet có một số sự khác biệt
đáng kể. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và hậu quả để lại cho nạn nhân cũng nghiêm trọng không
kém.
Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA) khẳng định nạn xâm hại tình dục trẻ em ở các nước
đang phát triển là một mối đe dọa lớn. Theo đó, cái nghèo, sự sẵn có của internet tốc độ cao và sự
tồn tại của lượng khách hàng giàu có tại nước ngồi đã giúp các băng đảng tội phạm tấn công trẻ
em để kiếm lợi [2].
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Quan sát internet Quốc tế, số lượng các trang web
"bệnh hoạn" có liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đã gia tăng gấp bốn lần chỉ trong
vòng ba năm trở lại đây. Báo cáo này cho biết có đến 29% các trang web có đề cập đến tệ nạn trẻ

em bị hãm hiếp, hình ảnh tình dục trẻ em trên internet đã gia tăng 34% so với cùng kì năm ngối.
Trong đó, 10.656 trang của 3.077 website có nội dung liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em và
đáng chú ý là đến 60% của những website này có rao bán những hình ảnh trẻ em bị hãm hiếp. Đây
cũng là lần đầu tiên báo cáo này tiết lộ rằng có đến 9/10 nạn nhân xuất hiện trong những hình ảnh
đồi bại này là dưới 12 tuổi và 80% là nữ. Theo ông Peter Robbins - Giám đốc điều hành của Quan
sát internet Quốc tế "Thật đáng buồn khi chúng tôi phải báo cáo về chiều hướng gia tăng đáng lo
ngại của những hình ảnh kinh hồng có liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em mà chúng
tơi đã xem xét và thống kê" [6].
Nghiên cứu về những rủi ro đối với trẻ em nói chung, xâm hại tình dục đối với trẻ em nói
riêng qua mạng internet đã được quan tâm trên thế giới, có thể điểm qua một số cơng trình như
“Bức tranh chung về lạm dụng: Đánh giá nguy cơ về bn bán và lạm dụng tình dục trẻ em năm
2012” [1, 2]; “Bóc lột tình dục trẻ em và thanh thiếu niên qua internet: Nghiên cứu tổng quan
nhanh” [3]; “Tổng quan về những nhóm đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương từ dụ dỗ làm thân
qua mạng, Gây hấn và hành vi bạo lực” [7]... Các báo cáo, nghiên cứu đã chỉ ra những mối đe dọa,
nguy cơ tiềm ẩn cũng như thực trạng tình hình trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị bn bán và nhu
cầu can thiệp, trợ giúp. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về lạm dụng tình dục trẻ em đã được tập
trung tìm hiểu, đồng thời đã có những hoạt động, chương trình can thiệp tích cực, tuy nhiên, vấn
đề lạm dụng tình dục qua internet vẫn cịn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên cứu dù trên thực tế
nguy cơ này đã xuất hiện. Do vậy, là những người làm trong lĩnh vực giáo dục và công tác xã hội,
chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn và có các biện pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ
xâm hại tình dục qua internet nói riêng và những ảnh hưởng tiêu cực của internet nói chung. Đó
chính là nội dung đề cập đến trong bài viết này.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tình hình sử dụng internet ở Việt Nam

Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng internet toàn cầu, mở đầu cho

giai đoạn phát triển mạnh mẽ của internet tại Việt Nam. Tính tới hết Quý III/2012, internet Việt
Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia
có số người dùng internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu
vực Đơng Nam Á (ASEAN). So với năm 2000, số lượng người dùng internet Việt Nam đã tăng
khoảng hơn 15 lần [6].
Theo khảo sát của WeAreSocial (tháng 10-2012) về tình hình phát triển internet, truyền
thơng xã hội, kĩ thuật số và điện thoại di động ở châu Á, tổ chức này đã đánh giá Việt Nam là
“thị trường thú vị nhất châu Á”. Mạng xã hội, thiết bị kĩ thuật số và điện thoại di động của Việt
Nam đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Kết quả khảo sát cho thấy 73% người dùng dưới
161


Nguyễn Lê Hoài Anh

35 tuổi; 66% "cư dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành trung bình 29 giờ vào mạng mỗi
tháng; 86% người dùng internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội; 8,5 triệu người
dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng 10; 28% cư dân mạng
có tài khoản Facebook; Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất
trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam cao
hơn nữ.
Với thế hệ internet trẻ tuổi, những rủi ro trên internet mà các em phải đối mặt như sau [4]:
- Nội dung (Content): những gì trẻ thấy: Trẻ gặp phải những hình ảnh mang tính chất khiêu
dâm, có hại đối với trẻ dẫn đến hậu qủa rối loạn thể chất, phát triển, hoặc hành động tự làm hại
mình.
- Liên hệ (Contact): có những người lớn xa lạ liên hệ với trẻ.
- Hành vi/hành xử (Conduct): Trẻ em có những hành vi nguy cơ khi tiếp xúc khơng có định
hướng trên internet: Nghiện game, bạo lực, gây hấn, quan hệ tình dục sớm, khơng an tồn. . .

2.2.


Tổng quan chung về xâm hại tình dục trẻ em qua internet

Xâm hại tình dục qua mạng là những tình huống mà ở đó việc xâm hại được thực hiện hoặc
định hướng thông qua việc sử dụng internet hoặc việc chia sẻ file dữ liệu và các kĩ thuật truyền
thơng di động [3].
Những kẻ xâm hại tình dục trên mạng là ai?
Chúng là những kẻ xâm hại tình dục trên mạng, thường là đối với trẻ em, vị thành niên. Tại
đa số các quốc gia, những kẻ có tiền án về tội này đều phải đăng kí nơi cư trú, trong khi kẻ xâm
hại tình dục trên mạng có thể nguy hiểm hơn vì khơng dễ lộ mặt.
Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) qua mạng internet đa dạng về nguồn gốc
xuất thân, nền văn hóa, quốc gia và tầng lớp xã hội. Nghiên cứu về các mơ hình kẻ XHTDTE qua
internet cho thấy rằng chúng thường sử dụng thủ đoạn gian trá, lừa dối và bạo lực để thu hút và
cuối cùng là tấn công nạn nhân trực tuyến. Kết quả nghiên cứu được tiến hành bởi các cơ quan
thực thi pháp luật về những kẻ bị buộc tội và bị kết án về hành vi XHTD đối với trẻ em cho thấy
nhóm đối tượng này bao gồm những người ở các vị trí có quyền lực đối với trẻ em (chẳng hạn như
nhân viên xã hội, giáo viên, giáo sĩ hoặc quân nhân). Đại đa số trường hợp (94% đến 99%) liên
quan đến người phạm tội là nam; có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi (53%); một số người có trình độ đại
học (58%) và ít có kẻ tiền án, tiền sự (79%) [3].
Đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương, có nguy cơ trở thành nạn nhân XHTD trên mạng
Những đối tượng trẻ em có nguy cơ trở thành nạn nhân XHTD trên mạng internet gồm có:
trẻ em gái; trẻ vẫn băn khoăn, đặt câu hỏi về xu hướng tính dục của mình; trẻ trong độ tuổi vị thành
niên, thanh thiếu niên (13-19 tuổi); trẻ khuyết tật (thể chất, tâm thần); trẻ tự thấy mình thấp kém,
cảm thấy kém tự tin về bản thân; trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần: thiếu sự quan tâm, chăm sóc
của gia đình; có vấn đề tâm lí; trầm cảm; trẻ hướng nội, sống nội tâm; trẻ đã từng bị xâm hại hoặc
chứng kiến sự xâm hại của thành viên gia đình [3, 5].
Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em trên mạng internet
Trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị xâm hại qua internet bằng nhiều cách khác nhau. Mỗi
loại hình xâm hại trực tuyến bao gồm trực tiếp hoặc gián tiếp, quan hệ tình dục giữa kẻ bạo hành
và trẻ em hoặc thanh thiếu niên [3].


162


Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phòng tránh

Dụ dỗ làm thân (grooming)
Q trình trong đó một người chuẩn bị sẵn cho một đứa trẻ, những người có vai trị quan
trọng khác và mơi trường để xâm hại trẻ đó về sau. Trong những mục tiêu cụ thể, kẻ tội phạm tìm
cách tiếp cận trẻ, khiến cho trẻ tuân thủ và buộc chúng giữ bí mật, khơng kể lại với ai.
Dụ dỗ làm thân có nhiều dạng thức khác nhau, có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần, trong
đó kẻ phạm tội có thể nói chuyện với trẻ về tình dục, khuyến khích trẻ nói chuyện về vấn đề đó,
hoặc mở webcam và có hành động nào đó mang tính chất tình dục.
Dụ dỗ làm thân qua mạng
Dụ dỗ làm thân qua mạng là một quá trình thao túng những suy nghĩ của trẻ. Thông tin của
trẻ đưa trên mạng có thể rút ngắn q trình dụ dỗ làm thân. Tội phạm có thể nhắm tìm trẻ ở các
khu vực công cộng rồi dụ dỗ trẻ em chat riêng tư để từ đó xây dựng mối quan hệ tình bạn trên cơ
sở chat với nhau, mối quan tâm chung và dùng thông tin trên hồ sơ công khai trên các trang mạng
xã hội
Các thủ đoạn dụ dỗ làm thân qua mạng
Kẻ XHTDTE có thể sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau: Đút lót, cho quà; phỉnh nịnh;
tạo dựng sự thân mật, gần gũi; những trị chơi tình dục, trị chơi khiêu dâm, cho trẻ xem hình ảnh
khiêu dâm; đe dọa, tống tình. . .

2.3.

Những nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục từ việc sử dụng internet

2.3.1. Nguy cơ từ việc sử dụng chat
Cùng với sự ra đời của hệ thống Yahoo!Messenger, Skype, MSN. . . , chức năng chat trực
tuyến cũng đã trở thành một phương tiện giao tiếp phổ biến và được nhiều trẻ em và thanh thiếu

niên ưa chuộng. Do đó, những kẻ tội phạm XHTD cũng không bỏ qua cơ hội "béo bở" này và
chúng đã tìm đủ mọi thủ đoạn để thực hiện được ý đồ đen tối của mình. Cách làm phổ biến của
những kẻ này này là vào phòng chat tập thể để tung những đường link kết nối với những trang web
đen, hoặc trực tiếp lựa chọn từng thành viên của phòng chat để gửi những địa chỉ này. Một số trang
web cịn có chế độ gửi tự động mỗi khi có một thành viên mới vào phịng chat. Một số khác sẽ
dùng chiêu bài phỉnh nịnh, dụ dỗ làm thân [5, 7].
Một số kẻ xâm hại tình dục trẻ em khác lại lựa chọn chiêu bài “mưa dầm thấm lâu”, đó là
sau khi đã nhắm được đối tượng của mình, chúng khơng tiếc bỏ ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để
"tâm sự" và chiếm được lòng tin của ‘những con nai vàng ngơ ngác". Sau đó, chúng dụ dỗ các em
đến địa điểm hẹn đã sắp đặt trước để thực hiện hành vi đồi bại của mình và đe dọa các em không
được tiết lộ cho ai, nếu không chúng sẽ đưa thông tin lên mạng cho những người bạn bè của trẻ
biết. Thậm chí trẻ muốn tìm manh mối của kẻ xâm hại mình cũng rất khó khăn bởi lẽ những thơng
tin trên mạng rất khó kiểm chứng là giả hay thật. Đây là cách để những kẻ tội phạm XHTDTE thiết
lập mối quan hệ để từ đó tiến sâu hơn nhằm thực hiện mưu đồ của mình.

2.3.2. Nguy cơ từ việc sử dụng webcam
Bước tiến từ chat gõ mặt phím (type) đến chat bằng giọng nói (chat voice), và giờ đây là
chat webcam đã giúp cho không gian giao tiếp được rút ngắn lại, ngay cả những người xa lạ trên
mạng gặp nhau cũng cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn. Thế nhưng, cùng với nó, ngày càng có
nhiều kẻ tội phạm xâm hại trẻ em lang thang trên các phịng chat để tìm kiếm trẻ em làm “con
mồi” cho mình với thủ đoạn quen thuộc là dùng những lời lẽ ngọt nhạt để thuyết phục trẻ em và
thanh thiếu niên để lộ những phần kín trên cơ thể. Sau đó, chúng sử dụng một thao tác rất nhanh và
163


Nguyễn Lê Hồi Anh

thành thục là ấn phím print screen trên bàn phím, tiếp theo chỉ cần chỉnh sửa một chút là tấm ảnh
đã trở thành một "sản phẩm" hoàn chỉnh. Các tên tội phạm này thường xuyên trao đổi những tấm
ảnh mà chúng săn được cho nhau, trước là để chiêm ngưỡng, bàn tán, sau là để thực hiện những ý

đồ của riêng mình. Khơng ít trẻ đã bị những kẻ xấu này đe doạ tung hình lên mạng nếu như khơng
thực hiện theo u cầu thoả mãn tình dục của chúng... Thậm chí một số kẻ đã dùng các kĩ thuật
chỉnh sửa ảnh để dùng khuôn mặt của các trẻ em, thiếu nữ mà chúng chụp được để ghép vào những
hình ảnh khoả thân trên mạng rồi lại tung lên mạng như một trị giải trí, bất chấp những hậu quả
có thể xảy đến cho các em. Như vậy, webcam là một khơng gian khơng trung hịa, khơng riêng tư
và rất dễ bị ghi lại các hình từ webcam, làm giả hình từ webcam và thậm chí tội phạm XHTDTE
còn sử dụng phần mềm để bật webcam của chính các em mà bản thân các em khơng hề hay biết
và từ đó lợi dụng những hình ảnh này để đe dọa, xâm hại trẻ em và thanh thiếu niên [4].

2.3.3. Nguy cờ từ các mạng xã hội
Trẻ em và thanh thiếu niên tham gia các mạng xã hội ngày càng nhiều như Facebook,
Zingme, Youtube. . . . Mạng xã hội đã mang tới sự kết nối và chia sẻ thông tin thường xuyên của
các em với bạn bè và mọi người xung quanh [2].
Tuy nhiên, mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về xâm hại tình dục đối với trẻ. Bởi lẽ,
trên các trang mạng xã hội, các em đều chia sẻ những thông tin cá nhân rất chi tiết của mình: họ
tên, trường học, anh chị em, sở thích, các hoạt động diễn ra hàng ngày, diễn biến tâm lí tình cảm,
hình ảnh của mình nhưng khơng hề biết rằng bản thân có thể tiếp xúc với những liên hệ không
mong muốn, kết nối với những mạng lưới không lành mạnh hay những nội dung thông tin không
phù hợp.
Như chúng ta đã biết “bạn bè” trên mạng xã hội rất rộng lớn và do vậy sẽ có những nguy
cơ xảy đến với các em khi em có thể kết bạn với những kẻ XHTD mà khơng biết, hay chúng có
thể dị tìm ra trẻ qua mạng lưới bạn bè của chính các em từ những thơng tin các em chia sẻ với bạn
bè của mình. Thơng qua tìm hiểu những thơng tin cá nhân chi tiết của các em, kẻ XHTDTE có thể
lợi dụng để kết bạn, dụ dỗ làm thân và sau đó sử dụng các thủ đoạn của mình để tiếp cận xâm hại
trẻ và bạn bè của trẻ. Như vậy chỉ qua vài lần nhấp chuột là kẻ XHTDTE có thể có một loạt thơng
tin về “con mồi”, thậm chí chúng cịn có thể sử dụng Google Map để tìm ra nhà, tìm số điện thoại
nhà, lần ra trường học, đoạn đường mà trẻ đi hay những tụ điểm yêu thích của trẻ, đặc biệt chính
xác cả địa điểm, thời gian nếu như trẻ sử dụng dịch vụ định vị trên mạng xã hội hay các thiết bị di
động. . . Tất cả những thông tin này được kẻ XHTDTE lợi dụng để tiếp cận hay đe dọa, ép buộc trẻ
làm theo u cầu của mình.

Mạng xã hội ln để lại những “dấu chân kĩ thuật số” tức là tất cả những hình ảnh, video
các em đăng tải lên trực tuyến thì người khác có thể “copy”, “download” để chỉnh sửa, muốn làm
gì cũng được, thậm chí làm những điều khơng tốt với những bức ảnh của mình, phát tán nó đi mà
các em khơng hề hay biết. Mạng xã hội nói riêng và mạng internet nói chung ln để lại dấu vết
bởi khi đã tải bất kì thơng tin nào đó lên mạng thì chỉ cần “search” sẽ ra mọi thơng tin liên quan
đã được tải lên. Hơn nữa, cũng rất khó có thể xác định chính xác các thơng tin chia sẻ trên mạng
xã hội bởi một người có thể lập ra nhiều tên (nickname) khác nhau, tạo dựng nhiều nhân dạng và
sử dụng các hình ảnh khác nhau để sử dụng phù hợp cho mục đích của mình khi tiếp cận với trẻ
em và thanh thiếu niên.

2.3.4. Nguy cơ từ các trò chơi trực tuyến (game online)
Với ưu thế là một loại hình giải trí hiện đại, dễ chơi, mơi trường game online sống động,
thậm chí trong nhiều trường hợp cịn li kì hơn cuộc sống bên ngồi nên trò chơi trực tuyến rất thu
164


Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phòng tránh

hút người chơi, nhất là đối với lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Trong thế giới game online, khi
trẻ chơi giỏi, trẻ sẽ được hàng ngàn người ngưỡng mộ, do đó trẻ cảm thấy có giá trị vì bản thân
trẻ có thể học khơng giỏi, khơng nhiều bạn trên thế giới thực nhưng khi chơi thì lại được những
bạn bè trực tuyến ngưỡng mộ làm trẻ tự tin hơn rất nhiều. Do đó, đây cũng là cơ hội để những kẻ
XHTDTE lợi dụng để dụ dỗ trẻ tham gia vào các trò chơi trực tuyến.
Tuy nhiên càng dành nhiều thời gian chơi, niềm đam mê đầu tư cho nhân vật càng lớn, trẻ
càng có nguy cơ nghiện game online. Trong q trình chơi, các em có thể kết bạn với nhiều người
khác nhau và trong đó có cả những kẻ XHTD qua mạng. Chỉ qua vài lời dụ dỗ, vài lần nói chuyện,
kẻ xấu có thể dễ dàng kết bạn, thậm chí rủ rê trẻ em “kết hơn” trên mạng. Từ những mối quan hệ
như vậy, trẻ em có thể bị lợi dụng cho những mục đích xấu, mà chúng thậm chí có thể làm tổn
hại đên danh dự, nhân phẩm của trẻ. . . ở ngoài đời. Hay trên các trang web chơi game online cũng
thường xuất hiện những thơng tin khơng lành mạnh như hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, đường link

web đen. . . vơ tình được tải theo về máy tính của trẻ. Những kẻ XHTDTE có thể lấy cắp mật khẩu
và tài khoản của trẻ để lợi dụng đăng tải những hình ảnh hoặc nội dung không phù hợp và yêu
cầu, đe dọa trẻ phải thỏa mãn nhu cầu đen tối của chúng, nếu không sẽ đăng tải những thơng tin
đó lên, báo cho bố mẹ, bạn bè. . . Nhiều trò chơi trẻ muốn thăng cấp, thăng hạng hay trao đổi các
vật dụng cho nhân vật của mình, trẻ có thể bị những kẻ XHTDTE lợi dụng để dụ dỗ trao đổi quà,
phần thưởng cho các em, lấy được lòng tin của các em để sau đó thực hiện xâm hại [4].

2.4.

Nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em qua mạng
internet

Mạng internet không gây ra việc xâm hại trẻ em, vì chưa có internet thì việc xâm hại tình
dục trẻ em đã xảy ra từ trước rồi. Nhưng những kẻ phạm tội XHTDTE đã lợi dụng internet để tiếp
cận trẻ em dễ dàng hơn, giúp việc tạo ra và phát tán các hình ảnh bất nhã của trẻ em dễ dàng hơn.
Trước tiên, những kẻ phạm tội có thể sử dụng internet để kết nối mạng lưới với nhau, chia
sẻ thông tin với nhau. Internet giúp những kẻ phạm tội tìm thấy đồng phạm và tạo ra mạng lưới
tập hợp những cá nhân có cùng suy nghĩ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” thơng qua các phịng chat
và bảng tin nhắn. Việc này khiến “bình thường hóa” những suy nghĩ méo mó, các hành vi phạm
tội của chúng và mang lại cơ hội chia sẻ thông tin làm cách nào để tiếp cận, cơ lập và XHTDTE.
Trước khi có internet, những kẻ phạm tội gặp nhau rất khó khăn để chia sẻ suy nghĩ, thông tin.
Ngày nay internet giúp cho phép chúng có thể chia sẻ với nhau nhanh, liên tục, bất kể khoảng cách
địa lí. Do vậy, chúng có thể thực hiện XHTDTE trong nước hoặc ngồi nước.
Thứ hai, những kẻ XHTDTE có thể trao đổi, phân phát, thu thập, tạo hay tiếp xúc gần gũi
với những hình ảnh bất nhã của trẻ em. Trước khi có internet, nếu ai muốn xem các bức ảnh không
lành mạnh của trẻ em thì họ phải tự tạo ra, hoặc phải có liên lạc với người nào có thể tạo ra các
bức ảnh này vì phải sử dụng cơng nghệ analog (băng casette, cuộn phim, băng video). . . Nhưng
sự tiến bộ của công nghệ đã khiến những điều này trở nên khơng cần thiết, theo đó hình ảnh và
băng video có thể được ghi lại bằng máy quay phim kĩ thuật số, có thể copy hàng nghìn bản thoải
mái,. . . Hơn nữa, chuyển từ thời kì Web 1.0 samg Web 2.0 – mạng xã hội (từ tải xuống đến tải lên),

kẻ XHTDTE có thể tải các hình ảnh, video của trẻ lên mạng. Do đó, chúng có thể chuyển hình ảnh
bất nhã của trẻ dễ dàng, có bộ sưu tập đầy đủ, gọn nhẹ. Đồng thời khi trẻ em có nhiều cơ hội khi
tải thơng tin lên mạng thì những rủi ro theo đó cũng tăng lên bởi những kẻ XHTDTE có cơ hội để
tiếp cận trẻ và tìm ra trẻ để thực hiện mưu đồ của mình [4].
Thứ ba, kẻ XHTDTE có thể dùng internet để tiếp xúc trực tiếp với trẻ em, dụ dỗ làm thân
với các em để có thể xâm hại, kể cả những hình thức xâm hại gián tiếp, ví dụ như qua webcam.
Trước kia, những kẻ phạm tội thường tìm một cơng việc hay vị trí để người khác tin tưởng nhằm
165


Nguyễn Lê Hoài Anh

xây dựng quan hệ với trẻ (VD: giáo viên, hay bắt đầu mối quan hệ với người mẹ độc thân có con)
nhằm tiếp cận chúng. Nhưng nhờ có internet mà việc tiếp cận này đã có thể thay đổi, chúng có
thể lên mạng và tiếp cận với trẻ trực tiếp. Hơn nữa, internet cho phép chúng sử dụng sự vơ danh
nếu muốn, hay xây dựng những hình ảnh khác với bản dạng của chúng mà không bị phát hiện, cho
phép tránh những rủi ro mà trên thế giới thực tế họ sẽ không bao giờ dám làm vì sợ hậu quả.
Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng ham hiểu biết nhưng chưa đủ sức để kháng với
những tác động và lơi kéo từ bên ngồi. Đặc biệt, ở giai đoạn tuổi dậy thì là quãng thời gian trẻ
thay đổi và lớn lên nhanh chóng, bắt đầu muốn độc lập và cũng là lúc chúng tò mị về giới tính. Do
đó, nếu khơng được hướng dẫn, trẻ sẽ bối rối và thường bị lôi kéo bởi những thư điện tử có tính
chất khiêu khích. Những kẻ xâm hại tình dục sẽ đánh vào sự tị mị và dễ xiêu lòng của các em,
dùng mọi cách dụ dỗ bằng các chiêu bài khác nhau, trước tiên có thể đội lốt như nhũng người tử tế,
tốt bụng, thậm chí cịn giúp làm bài tập về nhà nữa. Chúng ma mãnh và tìm cách tạo niềm tin nơi
những trẻ chúng định xâm hại. Các em có thể khơng nhận biết đâu là sự dụ dỗ, đâu là tình thương
đích thực. Nguy cơ này đặc biệt dễ xảy ra nơi những trẻ ít q trọng bản thân, ít có sự quan tâm,
chăm sóc của gia đình.
Trong thời đại internet ngày nay, các bậc cha mẹ cũng chưa có đầy đủ sự quan tâm, sát sao
với việc sử dụng internet của con mình và chưa ý thức được những nguy cơ xâm hại tình dục đối
với trẻ em có thể xảy ra qua internet. Ngay tại trường học, các nội dung giáo dục, hướng dẫn kĩ

năng sử dụng internet an toàn hay phịng tránh nguy cơ xâm hại tình dục trên internet cũng chưa
được đưa vào giảng dạy cho học sinh.
Như vậy, hội tụ các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nguy cơ trẻ bị xâm hại qua
internet sẽ ngày càng gia tăng nếu khơng có những định hướng đúng đắn và biện pháp can thiệp
kịp thời cho các em.

2.5.

Các biện pháp phòng tránh nguy cơ xâm hại tình dục qua internet cho
trẻ em

Như chúng ta đã biết, XHTDTE để lại hậu quả vô cùng to lớn trên mọi phương diện về thể
chất, tâm lí, tình cảm, khơng chỉ gây tổn thương cơ thể và những hậu quả nhất thời mà cịn có thể
ảnh hưởng rất lâu dài về sau này. Những hậu quả lâu dài của lạm dụng tình dục ở trẻ em biểu hiện
từ nhẹ nhàng cho đến những rối loạn rất nặng nề không chỉ liên quan đến sức khỏe, khả năng học
tập, mà còn liên quan đến khả năng sinh sản, khả năng hòa nhập gia đình và xã hội cũng như đối
với sức khỏe tâm thần của trẻ. XHTDTE qua mạng liên quan đến sự tham gia của trẻ khiến các em
có cảm giác tội lỗi, cảm giác mình là đồng lõa và do đó dễ bị trở thành nạn nhân lâu dài.
Do vậy, để phòng tránh nguy cơ XHTDTE qua internet cần có sự nhận thức đúng đắn và
phối hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Theo đó, nội dung phịng tránh
XHTDTE trên mạng internet nói riêng, phương pháp sử dụng internet an toàn và hiệu quả cần
được đưa vào các chương trình giảng dạy, ngoại khóa cho học sinh tại trường học (ở các cấp học
khác nhau); đưa vào nội dung giảng dạy của ngành CTXH tại các trường đại học, cao đẳng; đưa
lên các chương trình truyền thơng, giáo dục kĩ năng sống trên các phương tiện truyền thông đại
chúng để trẻ em, gia đình và tất cả mọi người cùng biết và thực hiện. Gia đình cần quan tâm, tìm
hiểu việc sử dụng internet của trẻ để kịp thời hướng dẫn và có biện pháp xử lí kịp thời khi có vấn
đề xâm hại xảy ra.
Một số biện pháp hướng dẫn trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng internet an toàn, tránh nguy
cơ xâm hại tình dục, đồng thời gia đình, thầy cơ giáo và nhân viên CTXH cần biết để giáo dục, tư
vấn, hỗ trợ các em như sau:

166


Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng internet và các biện pháp phòng tránh

Để giảm thiểu rủi ro, phịng tránh nguy cơ xâm hại tình dục trên mạng internet, trẻ
em và thanh thiếu niên không nên:
- Chấp nhận các yêu cầu kết bạn từ những người mình khơng biết hay khơng tin tưởng trong
cuộc đời thực khi tham gia các mạng xã hội, chat, game online.
- Đăng thông tin liên hệ cá nhân ở chế độ công khai, để mở rộng mạng lưới trực tuyến
của mình.
- Chia sẻ các chi tiết cá nhân với những người mà mình mới chỉ gặp trên mạng.
- Khỏa thân, mặc gợi cảm, sexy khi dùng webcam.
- Chat webcam với người lạ.
- Chat với những người bị hỏng webcam và u cầu các em bật webcam vì chúng ta khơng
biết họ là ai hay như thế nào như thế nào (đây là thủ thuật của kẻ XHTDTE để duy trì tốc độ chat
với nhiều người khác nhau, không lộ mặt của bản thân).
- Chơi quá lâu các trò chơi trực tuyến và nhiều tiếng đồng hồ/ngày vì dẫn đến nghiện, khó
kiểm sốt; khi chơi phải nghỉ giải lao. . . [4].
Trẻ em và thanh thiếu niên cần phải:
- Nhớ rằng nói dối trên mạng là điều rất dễ, khơng phải ai cũng nói thật về mình.
- Nhớ rằng những gì các em làm trên mạng có thể bị ghi lại và chia sẻ mà các em không biết.
- Che webcam khi khơng sử dụng.
- Ghi nhớ rằng tìm đến sự giúp đỡ không bao giờ là muộn cả.
- Giới hạn những gì mình chia sẻ: tên thật, địa chỉ nhà, trường học, địa chỉ email hay IM, số
điện thoại, nơi đến.
- Giới hạn những người mình chia sẻ.
- Suy nghĩ trước khi đăng tải (post) bất cứ thông tin nào lên mạng, cân nhắc các thơng tin
có thể dị tìm được trong các ảnh, video (đồng phục trường, CLB thể thao, nhà, địa điểm).
- Tắt cài đặt “location” trong mạng xã hội và cài đặt geo-location trên di động.

- Khi đã chia sẻ những thơng tin lên mạng rồi thì phải biết cách rỡ bỏ thơng tin đó xuống
như thế nào.
- Biết cách chặn liên lạc.
- Kể cho người lớn nếu các em bị đe dọa.
- Biết phải tìm đến ai/cơ quan nào khi có người khiến các em cảm thấy bất ổn. Ví dụ: gọi
cho bố mẹ, người thân mình tin tưởng hay gọi điện đến số điện thoại của đường dây nóng Phím số
diệu kì: 18001567.
Khi trẻ em và thanh thiếu niên gặp gỡ những người qua mạng đó ở ngồi đời thực, các
em cần phải:
- Ln đi cùng một người lớn mà mình tin cậy.
- Gặp ở một nơi cơng cộng.
- Kể cho người lớn có trách nhiệm biết em sắp đi đâu.
- Mang theo một phương tiện liên lạc. VD: di động, số điện thoại.
- Không nhận quà, không dùng ma túy, rượu.

167


Nguyễn Lê Hoài Anh

3.

Kết luận

Chúng ta thấy rằng internet đã và đang làm thay đổi thế giới, tiếp tục đi sâu vào đời sống
người dân và nó sẽ giữ vai trị chiếm lĩnh tồn bộ đời sống kinh tế xã hội, trở thành sân chơi hữu
ích, thiết thực của đơng đảo mọi người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực thì internet
cũng mang lại cho con người nhiều phiền tối khi mặt trái của internet ln tồn tại, chứa nhiều
hiểm họa khó lường, một trong những nguy cơ phải kể đến là xâm hại tình dục trẻ em – một vấn
đề cịn ít được quan tâm, đề cập ở Việt Nam hiện nay.

Những rủi ro có thể xảy đến khi trẻ em và vị thành niên sử dụng các dịch vụ chat, webcam,
mạng xã hội, chơi game. . . . mà bản thân các em và gia đình cũng khơng hay biết. Ở Việt Nam do
chưa có thống kê hay nghiên cứu về vấn đề này nên có thể thấy nguy cơ XHTDTE chưa rõ ràng
nhưng những nghiên cứu, thống kê và kinh nghiệm từ các cơ quan, tổ chức, các nước đi trước là
kinh nghiệm để chúng ta kịp thời học hỏi để từ đó có biện pháp phịng ngừa, để tránh những hậu
quả có thể xảy đến từ vấn nạn này.
Do vậy, những nhà giáo dục, những người nhân viên CTXH cần nhận thức rõ về những
nguy cơ, rủi ro từ những kẻ XHTD đối với trẻ em qua mạng internet để cùng hướng dẫn trẻ những
biện pháp lên mạng internet an toàn, hiệu quả; đồng thời giáo dục cho gia đình cách thức hỗ trợ,
kịp thời nhận biết những dấu hiệu nguy cơ để can thiệp, giúp đỡ cho trẻ em và vị thành niên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]

CEOP (2012a). A picture of Abuse: A thematic assessment of the risk of contact child sexual
abuse posed by those who possess indecent images of children.
CEOP (2012b). Threat Assessment of Child Sexual Expolitation and Abuse.
Institue of Health Economics (IHE), 2010. Sexual Exploitation of Children and Youth Over
the Internet: A Rapid Review of the Scientific Literature.
ICPN, British Council, 2014. Training on children safeguarding, Hanoi, 24-26/2/2014
Janet Stanley, 2001. Child abuse and the internet. National Child Protection Clearinghouse,
Child Abuse Prevention Issues, No. 15.
Trung tâm internet Việt Nam, 2012. Báo cáo về tài nguyên internet Việt Nam năm 2012.
Whittle, H. C., Hamilton-Giachritsis, C., Beech, A., & Collings, G., 2013. A Review of young
people’s vulnerabilities to online grooming. Aggression and Violent Behavior, 18,62-70.

DOI: 10.1016/j.avb.2012.09.003
ABSTRACT
Risks of sexual abuse for children though the internet and solutions for prevention

Internet changes the world, brings practical benefits in all aspects of children’s life but
contains unpredictable threats, one is the risk of sexually abused children - an issue is less
interested in Vietnam. These risks can occur when children use chat, webcam, social networks,
games .... but they and their families do not know. Therefore, educators, social workers need to be
awared of the tricks of children sexual abuse offenders via internet to guide children using safe and
effective internet; educate their parents identify some sexual abuse signs and methods to intervene
and support for them.
Keyword: the risk of sexually abused, children, internet, seduction, prevention.
168



×