Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu xử lý cod của nước rỉ rác bãi rác khánh sơn, đà nẵng bằng phương pháp hấp phụ bằng bùn đỏ và phương pháp keo tụ tạo bông bằng phèn sắt kết hợp bùn đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

NGUYỄN THỊ HUỲNH NGA

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN
XỬ
LÝCỦA
COD
CỦARỈNƯỚC
RỈ RÁC
NGHIÊN
CỨUCỨU
XỬ LÝ
COD
NƯỚC
RÁC KHÁNH
SƠN,
ĐÀ NẴNG
PHƯƠNG SƠN,
PHÁP ĐÀ
HẤPNẴNG
PHỤ BẰNG
BÙN ĐỎ
BÃI BẰNG
RÁC KHÁNH
BẰNG
VÀPHƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP


TỤPHỤ
TẠO BẰNG
BÔNG BẰNG
SẮT
PHÁPKEO
HẤP
BÙN PHÈN
ĐỎ VÀ
KẾT HỢP BÙN ĐỎ
PHƯƠNG PHÁP
KEO TỤ TẠO BÔNG BẰNG

PHÈN SẮT KẾT HỢP BÙN ĐỎ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng – 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ COD CỦA NƯỚC RỈ RÁC
BÃI RÁC KHÁNH SƠN, ĐÀ NẴNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ BẰNG BÙN ĐỎ VÀ
PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ TẠO BÔNG BẰNG
PHÈN SẮT KẾT HỢP BÙN ĐỎ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn
Huỳnh Nga
Đà
Nẵng –Thị
2016

Lớp

: 12CHP

Giáo viên hướng dẫn

: Ts. Bùi Xuân Vững


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA


NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Huỳnh Nga
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xử lý COD của nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng
bằng phương pháp hấp phụ bằng bùn đỏ và phương pháp keo tụ tạo bông bằng
phèn sắt kết hợp bùn đỏ.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
2.1. Nguyên liệu:
Bùn đỏ nhà máy alumin Tân Rai – Lâm Đồng
Nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn – Đà Nẵng
Một số hóa chất: K2Cr2O7; KMnO4; Axit H2SO4 đặc; HgSO4; Ag2SO4;
Kalihidrophtalat; NaOH; HCl; FeCl6.6H2O; H3PO4; MnSO4…(xuất sứ Trung Quốc)
2.2. Dụng cụ, thiết bị
Các dụng cụ thủy tinh thông dụng: cốc, phễu, bình tam giác, đũa thủy tinh, nhiệt kế,
bình định mức, ống đong…
Ống đo COD có nắp vặn
Giấy lọc kích thước 110mm
Cân phân tích (USA)
Máy đo pH (Trung Quốc)
Máy đo quang UV- VIS (Đức)
Bếp đun COD


Máy khuấy từ (Trung Quốc)
Bếp điện (Trung Quốc)
Tủ sấy (Đức)
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng xử lý COD của nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn – Đà Nẵng sử
dụng phương pháp hấp phụ bằng bùn đỏ và phương pháp keo tụ - tạo bông bằng
phèn sắt với sự hỗ trợ của bùn, so sánh hiệu suất của 2 phương pháp trên
4. Giáo viên hướng dẫn: Ts. Bùi Xuân Vững

5. Ngày giao đề tài: 10 - 08 - 2015
6. Ngày hoàn thành: 20 - 04 - 2016
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng…năm…
Kết quả đánh giá:
Ngày…tháng…năm…
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Kí và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt q trình học tập cũng như quá trình nghiên cứu thực
nghiệm của em trong thời gian qua, em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô
giáo, cán bộ công nhân viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, quý thầy
cơ giáo khoa Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn thầy giáo hướng dẫn – Tiến sĩ Bùi Xuân Vững – người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ dạy, theo sát em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Em cũng xin cảm ơn
các thầy cơ giáo quản lý phịng thí nghiệm, các thầy cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ
chúng em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm tại phịng thí nghiệm
cũng như đã cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn quý công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng,
các anh chị trong phịng Cơng nghệ - Mơi trường, các anh chị làm việc tại Xí nghiệp
quản lý bãi và xử lý chất thải đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu thực tế, thu thập số

liệu cũng như lấy mẫu tại bãi rác Khánh Sơn.
Không những là sự giúp đỡ của các thầy cô, em cũng xin chân thành cảm ơn
tất cả các bạn cùng làm trong nhóm nói riêng, các bạn, anh chị cùng làm trong
phịng thí nghiệm nói chung, mọi người đã tận tình giúp đỡ, động viên, và cùng
đồng hành với em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Để có được kết quả như ngày hơm nay thì ngồi Nhà trường, q thầy cơ
giáo, các bạn…thì gia đình cũng là nguồn động viên rất lớn cho em.
Trong quá trình làm nghiên cứu cũng như q trình báo cáo khó có thể tránh
khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ để bài báo cáo
của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
1.1.

Tổng quan về bùn đỏ [6], [8], [10] ................................................................................. 3

1.1.1.

Bùn đỏ, đặc tính và công nghệ thải bùn đỏ.......................................................... 3

1.1.1.1. Bùn đỏ và công nghệ thải bùn đỏ ........................................................................... 3
1.1.1.2. Thành phần, tính chất bùn đỏ .................................................................................. 4
1.2.

Tổng quan về rác thải và nước rỉ rác

1.2.1.


Tổng quan về rác thải và các phương pháp xử lý rác thải ............................... 5

[2], [3], [4]

..................................................... 5

1.2.1.1. Tổng quan về rác thải và các phương pháp xử lý rác thải nói chung ........... 5
1.2.1.2.

Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam ............................. 10

1.2.2.

Tổng quan về Bãi rác Khánh Sơn Đà Nẵng....................................................... 10

1.2.3.

Tổng quan nước rỉ rác. ............................................................................................ 13

1.2.3.1. Nước rỉ rác. ................................................................................................................. 13
1.2.3.2. Quá trình hình thành nước rỉ rác........................................................................... 13
1.2.3.3. Thành phần nước rỉ rác. .......................................................................................... 14
1.2.4.

Các phương pháp xử lý nước rỉ rác...................................................................... 17

1.2.5.

Thực trạng xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam......................................................... 18


1.2.6.

Phương pháp xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Khánh Sơn Đà Nẵng .................. 19

1.2.6.1. Quy trình thu gom nước rỉ rác ............................................................................... 19
1.2.6.2. Quy trình xử lý .......................................................................................................... 21
1.3.

Tổng quan về phương pháp hấp phụ và phương pháp keo tụ - tạo bông
trong xử lý nước thải. [1], [13], [7] .............................................................................. 24

1.3.1.

Tổng quan về hấp phụ và phương pháp hấp phụ trong xử lý nước thải. ... 24

1.3.2.

Tổng quan về hệ keo và phương pháp keo tụ - tạo bông trong xử lý nước
thải. ............................................................................................................................... 26

1.3.2.1. Hệ keo .......................................................................................................................... 26
1.3.2.2. Hiện tượng keo tụ ..................................................................................................... 26
1.3.2.3. Phương pháp keo tụ tạo bông. ............................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................................. 30
2.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 30

2.2.


Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 30

2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết ...................................................................................................... 30


2.2.2.

Nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................................... 30

2.3.

Trang thiết bị và hóa chất phục vụ nghiên cứu. ................................................ 30

2.3.1.

Trang thiết bị. ............................................................................................................. 30

2.3.2.

Hóa chất....................................................................................................................... 31

2.4.

Tiến hành thí nghiệm ............................................................................................... 31

2.4.1.

Lấy mẫu và bảo quản mẫu ...................................................................................... 31


2.4.2.

Xác định TSS của nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng. ....................... 32

2.4.3.

Xác định hàm lượng sắt trong bùn đỏ. ................................................................ 33

2.4.4.

Xây dựng đường chẩn để xác định chỉ số COD................................................ 34

2.4.5.

Đánh giá khả năng xử lý COD trong nước rỉ rác bằng bùn đỏ. .................... 35

2.4.5.1. Khảo sát lượng bùn đỏ sử dụng ............................................................................. 35
2.4.5.2. Khảo sát pH tối ưu .................................................................................................... 36
2.4.5.3. Khảo sát thời gian khuấy......................................................................................... 36
2.4.5.4. Khảo sát tốc độ khuấy .............................................................................................. 36
2.4.6.

Đánh giá khả năng xử lý COD trong nước rỉ rác bằng bùn đỏ kết hợp phèn
sắt. ................................................................................................................................. 36

2.4.6.1. Khảo sát lượng phèn .................................................................................................. 36
2.4.6.2. Khảo sát lượng bùn đỏ .............................................................................................. 37
2.4.6.3. Khảo sát pH.................................................................................................................. 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................................... 39
3.1.


Kết quả xác định hàm lượng oxit sắt trong bùn đỏ ........................................... 39

3.1.1.

Kết quả xác định hàm lượng oxit sắt trong bùn đỏ lần 1 ................................. 39

3.1.2.

Kết quả xác định hàm lượng oxit sắt trong bùn đỏ lần 2 ................................. 39

3.2.

Kết quả xác định TSS ................................................................................................ 40

3.3.

Kết quả lập dãy chuẩn COD .................................................................................... 41

3.4.

Kết quả nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng bùn đỏ ........................................... 42

3.4.1.

Kết quả khảo sát lượng bùn ..................................................................................... 42

3.4.2.

Kết quả khảo sát pH................................................................................................... 43


3.4.3.

Khảo sát thời gian khuấy .......................................................................................... 45

3.4.4.

Kết quả khảo sát tốc độ khuấy ................................................................................ 46

3.5.

Kết quả nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phèn sắt kết hợp bùn đỏ. .......... 48

3.5.1.

Kết quả khảo sát lượng phèn ................................................................................... 49


3.5.2.

Kết quả khảo sát lượng bùn .................................................................................... 50

3.5.3.

Kết quả khảo sát pH ................................................................................................. 52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 54
1.

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 54


1.1.

Hấp phụ nước rỉ rác bằng bùn đỏ ......................................................................... 54

1.2.

Keo tụ nước rỉ rác bằng phèn sắt kết hợp bùn đỏ ............................................. 54

2.

KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 55


Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Nồng độ một số chất ô nhiễm chính trong nước rỉ rác .............................15
Bảng 1.2: Một số thông số ô nhiễm trong nước rỉ rác .............................................16
Bảng 1.3: các cơng trình xử lý nước rỉ rác................................................................21
Bảng 1.4: So sánh hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. ............................................25
Bảng 2.1: Quy trình pha dãy chuẩn ..........................................................................35
Bảng 3.1: Kết quả chuẩn độ lần 1 .............................................................................39
Bảng 3.2: Kết quả chẩn độ lần 2 ...............................................................................40
Bảng 3.3: Kết quả xác định SS .................................................................................40
Bảng 3.4: Kết quả lập dãy chuẩn COD .....................................................................41
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát lượng bùn ......................................................................42
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát pH .................................................................................43
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thời gian khuấy .............................................................45
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát tốc độ khuấy .................................................................46

Bảng 3.9: Pha dãy dung dịch phèn sắt nồng độ 400 – 2000ppm ..............................48
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát lượng phèn ..................................................................49
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát lượng bùn đỏ hấp phụ .................................................50
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát pH quá trình hấp phụ bằng bùn đỏ .............................52


Danh mục các hình
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống thu gom nước rỉ rác ................................................................ 20
Hình 1.2: Quy trình xử lý nước rỉ rác .............................................................................. 22
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xác định hàm lượng sắt trong bùn đỏ .................................... 33
Hình 3.1: Đường chuẩn COD.......................................................................................... 41
Hình 3.2: Kết quả khảo sát lượng bùn ............................................................................. 42
Hình 3.3: Kết quả khảo sát pH ........................................................................................ 44
Hình 3.4: Kết quả khảo sát thời gian khuấy. ................................................................... 45
Hình 3.5: Biểu đồ kết quả khảo sát tốc độ khuấy ............................................................ 47
Hình 3.6: Nước rỉ rác trước và sau khi hấp phụ bằng bùn đỏ ......................................... 47
Hình 3.7: Biểu đồ khảo sát lượng phèn ........................................................................... 49
Hình 3.8: Biểu đồ kết quả khảo sát lượng bùn đỏ ........................................................... 51
Hình 3.9: Biểu đồ khảo sát pH quá trình keo tụ .............................................................. 52
Hình 3.10: Nước rỉ rác trước và sau khi xử lý bằng phèn sắt kết hợp bùn đỏ ................. 53


Danh mục chữ viết tắt
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

BOD

Nhu cầu oxi sinh học

COD

Nhu cầu oxi hóa học

hspl

Hệ số pha lỗng

PAC

Poly aluminium chloride

ODA

Official Development Assistance

IJERA

International Journal of Engineering
Research and Applications


TOC

Tổng cacbon hữu cơ

Org-N

N hữu cơ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bất kể hoạt động sống, làm việc, vui chơi… nào của con người, bất kể một
ngành nghề, lĩnh vực nào, đều phát sinh ra chất thải, thậm chí ngay cả quá trình xử
lý rác thải cũng thải ra một lượng chất thải đáng kể mà nếu không xử lý kịp thời sẽ
gây ra rất nhiều tác hại đến tự nhiên, môi trường và con người. Hiện nay, tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam rất lớn, ước tính khoảng 12,8 triệu
tấn/năm (theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT)). Riêng
lượng rác thải đô thị của thành phố Đà Nẵng cũng liên tục tăng lên qua các năm.
Đến nay, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố mỗi ngày ước
tính khoảng 720 tấn.
Ở nước ta, rác thải được xử lý chủ yếu bằng chơn lấp. Trong q trình chơn
lấp, nước được tích trữ trong rác, cùng với nước mưa thấm qua, hòa tan, kéo theo
các chất bẩn trong rác thải, tất cả chúng thấm qua lớp rác tạo thành nước rỉ rác. Với
đặc thù rác thải gồm rất nhiều loại với thành phần khác nhau, nước rỉ rác cũng chứa
rất nhiều thành phần phức tạp, cả vô cơ lẫn hữu cơ, đặc biệt do q trình sinh hóa
xảy ra trong bãi chôn lấp, việc gây mùi của nước rỉ rác cũng là vấn đề được lưu ý.
Mặt khác, nước rỉ rác này có thể chảy thành dịng xâm nhập vào dịng nước mặt,
ngấm qua đất làm ơ nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm và gây hại đến môi trường
không khí khi phát tán các chất độc vào. Riêng bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng trung

bình một ngày nắng tạo ra khoảng 600m3 nước rỉ, thậm chí mùa mưa có thể đến
1000-2000m3 (số liệu của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng năm 2015). Chính vì
thế mà xử lý nước rỉ rác là một vấn đề cần phải được quan tâm hơn nữa.
Bùn đỏ là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer – một công
nghệ sản xuất nhôm từ quặng Bauxite. Bùn đỏ chứa nhiều oxit kim loại, ngoài ra,
độ pH của bùn đỏ cũng rất lớn, do dung dịch NaOH dùng để nung chảy là rất đậm
đặc. Bùn đỏ đủ độc hại để giết chết động vật và thực vật, và thậm chí có thể gây
bỏng, làm tổn thương đường hô hấp.


2

Tuy là một chất thải gây hại đến môi trường, con người, sinh vật như thế,
nhưng mặt khác bùn đỏ lại chứa một lượng sắt tương đối lớn, có thể sử dụng trong
quá trình keo tụ trong xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng.
Với những lý do trên, em chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xử lý COD của
nước rỉ rác bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng bằng phương pháp hấp phụ bằng bùn đỏ và
phương pháp keo tụ tạo bông bằng phèn sắt kết hợp bùn đỏ”. Phương pháp này có
thể trực tiếp làm sạch nước thải hoặc hỗ trợ các phương pháp khác để xử lý nước
thải. Phương pháp này không những góp phần xử lý nước rỉ rác mà cịn giải quyết
một lượng chất thải nguy hiểm từ quá trình sản xuất nhơm, từ đó có thể một phần
nào đó giảm đi thách thức mà ngành Baxite đang đối mặt.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về bùn đỏ [6], [8], [10]


1.1.1. Bùn đỏ, đặc tính và cơng nghệ thải bùn đỏ.
1.1.1.1. Bùn đỏ và công nghệ thải bùn đỏ
Bauxite là quặng quan trọng nhất của nhôm, chứa 30-54% oxit nhôm
(alumina) Al2O3, phần còn lại là một hỗn hợp của silic, một số oxit sắt và Titan
dioxit. Trong q trình cơng nghiệp tinh chế quặng Bauxite thành nhơm – q trình
Bayer hình thành một sản phẩm phụ độc hại đó là bùn đỏ.
Dựa vào nguồn gốc, chất lượng và thành phần của Bauxite, lượng bùn đỏ cịn
sót lại sau quy trình nung chảy này sẽ khác nhau. Với mỗi tấn oxit nhơm được tạo
thành (oxit nhơm sau đó sẽ được điện phân để tạo thành nhơm ngun chất), sẽ có
từ khoảng 1/3 tới 2 tấn bùn đỏ. Màu đỏ của nó bắt nguồn từ các hợp chất sắt – thành
phần chính của bùn đỏ.
Trong quá trình Bayer, quặng Bauxite được đun nóng trong bình áp suất
cùng với một dung dịch Natri hydroxit ở nhiệt độ 150-200°C. Ở nhiệt độ này, các
hợp chất nhơm được hịa tan như Natri aluminat. Các hợp chất nhơm trong Bauxite
có thể có mặt như Gibbsite (Al(OH)3), Boehmite (AlOOH) hoặc Diaspore
(AlOOH); các hình thức khác nhau của các thành phần nhôm sẽ ảnh hưởng đến các
điều kiện khai thác. Sau khi tách cặn bằng cách lọc, Gibbsite (nhôm hydroxide)
được kết tủa khi chất lỏng được làm lạnh, và sau đó kết tinh dưới dạng nhơm
hydroxit hạt mịn. Điều này chuyển đổi các oxit nhôm trong quặng để hịa tan Natri
aluminat, 2NaAlO2, theo phương trình hóa học:
Al2O3 + 2 NaOH → 2 NaAlO2 + H2O
Dung dịch được gạn lọc bằng cách lọc bỏ các tạp chất rắn. Các chất thải
không tan, chất thải Bauxite sau khi nhôm hợp chất được chiết xuất có chứa oxit
sắt, Silica, Calcia, Titanic và một số alumina chưa phản ứng. Ban đầu, các dung
dịch kiềm được làm lạnh và xử lý bằng sục Carbon dioxide vào đó, thơng qua đó
nhơm hydroxit kết tủa:


4


2 NaAlO2 + CO2 → 2 Al(OH)3 + Na2CO3 + H2O
Nhưng sau đó, điều này đã tạo điều kiện cho dung dịch q bão hịa với độ
tinh khiết cao nhơm hydroxit (Al(OH)3) tinh thể, trong đó việc làm mát chất lỏng là
khơng cần thiết và có tính khả thi về mặt kinh tế hơn:
2 H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaOH
Một số hydroxit nhôm được sản xuất được sử dụng trong sản xuất các hóa
chất xử lý nước như nhơm sulfat, PAC hoặc Natri aluminat; một số lượng đáng kể
cũng được sử dụng như một chất độn trong cao su và chất dẻo như một chất làm
chậm cháy. Khoảng 90% của Gibbsite sản xuất được chuyển đổi thành oxit nhôm,
Al2O3, bằng cách nung nóng trong lị quay hoặc đèn flash calciners chất lỏng ở nhiệt
độ vượt quá 1000oC.
2 Al(OH)3 → Al2O3 + 3 H2O
Đối với Bauxites có hơn 10% Silica, q trình Bayer trở nên khơng kinh tế
do khơng hịa tan Silicat natri nhơm đang được hình thành, làm giảm năng suất, và
các quá trình khác phải được lựa chọn.
1.1.1.2.

Thành phần, tính chất bùn đỏ

Bauxite là một hỗn hợp của các khống chất, ngồi các hợp chất nhơm nó có
chứa oxit sắt, cát, đất sét và một lượng nhỏ của một hình thức của oxit titan gọi
Anatase; nó cũng có thể chứa các khống chất phóng xạ, chẳng hạn như các hợp
chất Urani hoặc Thori. Tất cả mọi thứ mà khơng được hịa tan trong q trình sản
xuất nhơm từ Bauxite được gọi là bùn đỏ, màu đỏ của bùn là do có sự hiện diện của
sắt bị ơxy hóa (có thể chiếm đến 60% khối lượng của bùn đỏ).
Tùy thuộc vào xuất xứ, chất lượng và thành phần của Bauxite, lượng bùn đỏ
cịn lại từ cơng nghiệp luyện nhơm có thể rất khác nhau. Với mỗi tấn Alumina được
sản xuất, q trình này có thể để lại đằng sau một phần ba của một tấn đến hơn hai
tấn bùn đỏ.



5

Bùn là một hỗn hợp phức tạp, bùn chảy nước của các hạt đá mịn và muối, có
chứa các kim loại nặng độc hại. Nó có thể chứa phóng xạ nếu Bauxite gốc chứa các
khống chất phóng xạ.
Do q trình tinh chế Bauxite có độ pH cao từ 10 đến 13, bùn cũng có pH
cao đủ mạnh để giết chết cây và động vật sống, và có thể gây bỏng hoặc tổn thương
đường hơ hấp nếu hít khỏi. Người ta đang nghiên cứu để sử dụng thích hợp bùn đỏ
cho ứng dụng khác. Khoảng 2 đến 3 triệu tấn được sử dụng hằng năm trong sản
xuất xi măng, xây dựng đường bộ và sử dụng như một nguồn sắt, ứng dụng tiềm
năng bao gồm việc sản xuất bê tông chi phí thấp.
Khác với một số hạn chế sử dụng như một chất màu trong sản xuất gạch bê
tông, bùn đỏ là chất thải. Mặc dù nó có chứa thành phần có ích, chẳng hạn như sắt,
titan và nhơm cịn lại, khơng có cách nào hiệu quả kinh tế để trích xuất chúng từ
bùn.
Bùn đỏ không thể dễ dàng xử lý. Trong hầu hết các quốc gia mà bùn đỏ được
tạo ra, nó được bơm vào ao để lưu trữ. Bùn đỏ là một vấn đề vì nó chiếm diện tích
và khu vực đất này không thể dùng cho xây dựng hay làm trang trại ngay khi nó đã
khơ.
1.2.

Tổng quan về rác thải và nước rỉ rác

[2], [3], [4]

1.2.1. Tổng quan về rác thải và các phương pháp xử lý rác thải
1.2.1.1. Tổng quan về rác thải và các phương pháp xử lý rác thải nói chung
Rác thải là vật liệu mà khơng phải là sản phẩm chính (đó là các sản phẩm

được sản xuất cho thị trường), người dùng ban đầu khơng có nhu cầu sử dụng cho
mục đích sản xuất, chuyển đổi, tiêu dùng, của mình và người ta muốn vứt bỏ. Rác
thải có thể được tạo ra trong q trình khai thác ngun liệu, chế biến ngun liệu
thơ thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng, việc tiêu thụ các sản phẩm cuối
cùng, và các hoạt động khác của con người. Các vật liệu và vật chất được tái chế
hoặc tái sử dụng tại nơi phát sinh được loại trừ. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một tăng cao kéo theo đó là sự gia tăng


6

về chất thải đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất... Chất thải
rắn không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà nó cịn gây mất vẻ
mỹ quan, ảnh hưởng gián tiếp tới mơi trường văn hố – xã hội – kinh tế. Chính vì
vậy, cơng tác quản lý, xử lý chất thải rắn luôn được quan tâm hàng đầu.
Phân loại và xử lý chất thải:
Có nhiều cách phân loại chất thải, nếu xét về mặt độc hại thì có thể chia chất
thải thành chất thải nguy hại và không nguy hại. Xét về mặt bản chất có chất thải vơ
cơ, hữu cơ, hoặc là chất thải dễ phân hủy và khó phân hủy…
Nhằm đảm bảo vệ sinh an tồn đến môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế,
kĩ thuật xử lý rác thải được chia thành:
Xử lý cơ học
Xử lý sinh học
Xử lý thiêu đốt
Chôn lấp
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng với các chức năng sau:
-

Phân loại rác và tái sinh nguyên liệu theo nguyên tắc trọng lực, từ tính và
kích thước (sàng).


-

Giảm thể tích bằng q trình nén; giảm kích thước bằng q trình cắt và
nghiền.

-

Loại (tách) nước ra khỏi bùn thải.

Để làm giảm thể tích của rác, phương pháp nén thường được sử dụng với các
máy nén có áp lực thấp (nhỏ hơn 7kg/cm3) và áp lực cao (lớn hơn 7kg/cm3). Máy
nén rác có thể đặt ngay trên xe vận chuyển, hoặc các máy nén chuyên dùng đặt tại
trạm trung chuyển. Máy nén áp lực cao có thể đạt tới 35kg/cm3. Rác sau khi bị nén
có trọng lượng 950 – 1100 kg/m3. Nhằm tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tái sinh
năng lượng, rác cịn được nghiền hoặc xé nhỏ đến kích thước 2 – 3cm bằng các máy
cắt nghiền. Phương pháp này đơi lúc làm cho thể tích rác tăng lên.


7

Để tách kim loại ra khỏi chất thải, các thiết bị từ tính được áp dụng dưới hai
dạng: trống từ quay và trống từ cố định. Khi sử dụng các thiết bị phân loại cần lưu ý
đến độ ẩm và độ sạch của rác.
Để làm giảm thể tích của bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước cấp và nước
thải, nhiều cơng trình và thiết bị như sân phơi bùn, thiết bị lọc áp lực, máy ép bùn
đã được ứng dụng với hiệu quả cao, hàm lượng nước trong bùn giảm từ 90 – 95%
còn 25 – 30%, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên chở hoặc xử lý tiếp
theo.
Một trong những biện pháp xử lý hấp dẫn có thể giảm thể tích rác đến 80 –

90% là đốt. Đối với một số thiết bị đốt hiện đại vận hành đến nhiệt độ nóng chảy
của tro, thể tích rác có thể giảm xuống cịn 5% hoặc thấp hơn. Trong các thiết bị
đốt, nhiệt độ thiết kế thường giao động từ 400 – 850 oC hoặc hơn. Để tránh trường
hợp plastic sau khi đốt trở thành đioxin, nhiệt độ của buồng đốt phải cao hơn
1200oC.
Một trong những phương pháp chuyển hóa hóa học của chất thải rắn để tái
sinh năng lượng là nhiệt phân, tức là quá trình đốt có hoặc khơng có oxi. Với
phương pháp này có khả năng nâng cao nhiệt lượng của chất thải rắn hoặc chuyển
các chất thải rắn thành dạng khí đốt. Đó là kĩ thuật đốt thu hồi nhiệt. Sơ đồ công
nghệ để tái sinh năng lượng từ rác thường bao gồm nhiều giai đoạn, từ phân loại rác
đến tái sinh năng lượng, nghiền rác và đốt rác. Các thiết bị tái sinh năng lượng có
thể là các lị đốt, lị hơi, tua bin khí hoặc hơi nước dùng để phát điện. Đây là vấn đề
phức tạp cần xem xét nhiều mặt trước khi sử dụng.
Một trong những phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, hiệu quả nhất và ít gây ơ
nhiễm môi trường là phương pháp xử lý sinh học, trong đó vi khuẩn, nấm, men là
các loại sinh vật đóng vai trị quan trọng trong q trình phân hủy rác, ví dụ như
cơng nghệ ni giun để xử lý rác hữu cơ.
Phương pháp cuối cùng và cũng là đơn giản nhất để xử lý rác là các bãi đổ
chôn lấp rác. Chôn lấp chất thải dưới đất cho đến nay là cách xử lý phổ biến nhất.


8

Bên cạnh việc chơn lấp chất thải ngầm dưới lịng đất, cịn có thể chơn lấp chất thải
trong các mỏ đã kết thúc khai thác, hay nửa chìm nửa nổi. Diện tích đất dành cho
việc chơn lấp chất thải ở khắp nơi trên thế giới đều đang khan hiếm. Hiện nay có hai
loại bãi đổ rác thơng dụng nhất là bãi đổ rác hở và bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Trên thế giới, việc chôn lấp chất thải đã được tiến hành từ rất lâu trên những
bãi chôn lấp hở. Các bãi chôn dạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và
sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực chôn lấp do sự thẩm thấu của

nước rác bị ô nhiễm vào nước mặt và nước ngầm, sự phát tán của các khí độc hại có
nguồn gốc từ q trình phân hủy rác vào bầu khơng khí và hoạt động của cơn trùng,
động vật gây bệnh. Ô nhiễm đất và nước xung quanh bãi chôn lấp được xác định là
nguyên nhân truyền bệnh từ động vật sang người. Do chưa xác định được mối tiềm
tàng về hậu bãi rác, nên nhiều nước trên thế giới tuy đã có những quy định rất
nghiêm về hoạt động chơn lấp chất thải nhưng lại thiếu mục tiêu bảo vệ sức khỏe
cộng đồng và môi trường làm thành một kẽ hở cho các hoạt động chôn lấp rác theo
kiểu hở gây rất nhiều hậu quả.
Một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn an
tồn – vệ sinh cịn phải tn thủ những quy định nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt
là việc thu gom và xử lý triệt để nước rỉ rác. Bởi vậy, muốn đạt được mục tiêu đặt ra
thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm phải tuân thủ các quy định từ khâu thiết kế,
vận hành, giám sát môi trường bãi chôn lấp rác. Về thiết kế phải tuân thủ các quy
định như hệ số thẩm thấu của đáy bãi, độ dốc đáy bãi, hệ thống đường ống thu gom
nước rỉ rác, hệ thống lót đáy chống thấm, hệ thống kiểm sốt nước mặt, hệ thống
kiểm sốt khí thải, hệ thống bờ bao…, quy trình chơn lấp cần phải tn thủ quy
trình đầm, nén, đắp lớp đất phủ trung gian, đóng bãi…, về quy trình giám sát cần
tn thủ các quy định thiết lập hệ thống giếng quan trắc nước ngầm, nước mặt,
khơng khí…và thực hiện việc xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn thải để xả vào môi
trường.
Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam gồm: tái chế chất
thải, đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, chế biến thành phân hữu cơ…


9

Một số biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn trên thế giới thường áp dụng:
- Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: Phương pháp này chi phí rẻ
nhất, bình qn ở các khu vực Đơng Nam Á là 1-2 USD/tấn. Phương pháp này
thường phù hợp với các nước đang phát triển.

- Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu
cơ (Compost): Phương pháp này chi phí thơng thường từ 8-10 USD/tấn. Thành
phẩm thu được dùng để phục vụ cho nơng nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa
thu được sản phẩm khơng bị nhiễm hố chất dư tồn trong quá trình sinh trưởng.
Phương pháp này được đánh giá cao ở các nước phát triển.
Nhược điểm của phương pháp này là: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là
từ 2-3 tháng, tốn diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công
xuất xử lý 100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6 ha.
- Phương pháp thiêu đốt: Phương pháp này chi phí cao, thơng thường từ 2030 USD/tấn nhưng chu trình xử lý ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, diện tích sử dụng chỉ bằng
1/6 diện tích làm phân hữu cơ có cùng cơng suất. Phương pháp này có chi phí cao
nên chỉ có các nước phát triển áp dụng, ở các nước đang phát triển nên áp dụng
phương pháp này ở quy mô nhỏ để xử lý chất độc hại như: Chất thải bệnh viện, chất
thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp...
- Các kỹ thuật khác: Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo... để tạo
ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế…
Xu thế chung của thế giới hiện nay là hạn chế chơn lấp vì u cầu diện tích
lớn, khó quy hoạch địa điểm, chi phí đầu tư và quản lý cao, phải xử lí ơ nhiễm về
khí thải, nước rỉ rác trong thời gian dài. Ưu tiên các giải pháp xử lý theo tiêu chí
“3R-Reduce, Reuse, Recycle - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” giảm thiểu rác tại
nguồn bằng việc khuyến khích tái sử dụng, tái chế, trong đó việc giảm thiểu và tái
sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý rác thải. Việc xử lí rác thải đang có khuynh hướng
phát triển phân loại tại nguồn để thu hồi các vật chất có giá trị đưa vào tái chế, tái
tạo tài nguyên từ rác.


10

1.2.1.2. Các biện pháp kỹ thuật xử lí chất thải rắn tại Việt Nam
Từ trước đến nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phương pháp xử
lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Cùng với xu thế chung của thế giới, ở nước ta trong

những năm gần đây chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ mơi trường và các biện pháp
để quản lí chất thải rắn. Các phương pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại
Việt Nam hiện nay tập trung vào:
- Tái chế chất thải: Việc tái chế chất thải chỉ mang tính tự phát và tư nhân
- Đốt chất thải: Được áp dụng để xử lí chất thải nguy hại như chất thải bệnh
viện hoặc được dùng để xử lí chất thải cơng nghiệp như lị đốt chất thải giầy da ở
Hải Phịng, lị đốt cao su cơng suất 2,5tấn/ ngày ở Đồng Nai.
- Chôn lấp chất thải rắn:
Chôn lấp đơn thuần khơng qua xử lí, đây là phương pháp phổ biến nhất theo
thống kê, nước ta có khoảng 149 bãi rác cũ khơng hợp vệ sinh,trong đó 21 bãi rác
thuộc cấp tỉnh - thành phố, 128 bãi rác cấp huyện – thi trấn. Được sự giúp đỡ của
nước ngoài đã xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở các thành phố lớn như: Hà
Nội, Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Đà Nẵng…
- Chế biến thành phân hữu cơ: Phương pháp làm phân hữu cơ có ưu điểm
làm giảm lượng rác thải hữu cơ cần chôn lấp, cung cấp phân bón phục vụ nơng
nghiệp. Phương pháp này rất phù hợp cho việc xử lí chất thải rắn sinh hoạt.
1.2.2. Tổng quan về Bãi rác Khánh Sơn Đà Nẵng
Bãi rác Khánh Sơn là bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố Đà Nẵng, cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km, được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của ngân
hàng thế giới từ Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, do Công ty Cổ phần Môi
trường Đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư và cũng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý
và vận hành bãi rác hợp pháp theo các quy định hiện hành. Bãi rác được thiết kế
theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh do các đơn vị tư vấn Việt Nam và tư vấn nước ngoài
thực hiện.


11

Tổng diện tích của bãi rác là 48.3 ha, trong đó diện tích 5 hộc chơn lấp rác
thải sinh hoạt là 15ha/5 hộc.

Các phương pháp xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn:
Xử lý cơ học:
Chủ yếu là quá trình ép rác được thực hiện ngay trong quá trình thu gom
thơng qua xe cuốn ép, quy trình đầm nén tại bãi, phương pháp này giúp cho thể tích
rác giảm đi đáng kể, làm giảm thiểu diện tích bãi cần để chôn lấp cũng như hạn chế
khoảng không gian trống trong rác là nơi có thể lưu trữ nước tù đọng cũng như vi
sinh vật…
Xử lý thiêu đốt:
Phương pháp xử lý bằng thiêu đốt tại bãi rác Khánh Sơn hiện nay là dùng để
xử lý chất thải rắn nguy hại.
Chôn lấp:
Bãi chơn lấp là khâu cuối cùng khơng có phương án thay thế của hệ thống
quản lý rác và cũng là cơng đoạn cuối cùng của q trình xử lý rác thải nguy hại tại
bãi rác Khánh Sơn. Riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt thì chơn lấp là biện pháp
xử lý duy nhất tại bãi rác Khánh Sơn, khâu đầm nén chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Hiện
tại trung bình mỗi ngày Bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận khoảng 700 tấn rác để xử lý
chôn lấp.
Hiện nay, rác thải tại thành phố Đà Nẵng ngồi xử lý chơn lấp tại bãi rác
Khánh Sơn thì cịn được xử lý tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, ứng
dụng công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp.


12

Quy trình chơn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại bãi rác Khánh Sơn:
Rác được đổ lần lượt vào hộc rác số 1 đến số 5.
Trươc khi vận hành hộc rác nào thì cắt ống nước rỉ hộc rác đó.
Đổ tầng rác đầu tiên 3-4m để che phủ và bảo vệ hệ thống thu gom nước rỉ.
Lặp lại lớp rác trên cho đến khi đạt chiều cao ngang bờ đê.
Sau mỗi lớp rác là một lớp đất (đất, đá hoặc giá hạ). Lớp đất này có tác dụng

ngăn rác bay, giảm mùi hôi, côn trùng và đặc biệt là giúp hạn chế nước mưa ngấm
vào tầng rác làm tăng lưu lượng nước rỉ. Tuy nhiên việc phủ đất (bề dày lớp đất phủ
và bề dày lớp rác) còn tùy thuộc rất nhiều vào nguồn kinh phí.
Sau khi hộc 1 và 2 đạt chiều cao dự kiến thì đổ tầng rác tiếp theo dày 3-4m
bên trên, lặp lại công tác đổ tầng rác 3-4m cho đến khi đạt cao độ 36m.
Trong quá trình đổ rác, các bờ rác thải xung quanh vành đai bãi rác được san
ủi để tạo độ dốc và ổn định rác thải, cho phép thi công hệ thống phủ cuối cùng khi
đóng cửa bãi rác. Q trình đổ rác tại các hộc rác có đi kèm với các hoạt động như
san ủi, đầm nén để tạo sự ổn định và tiết kiệm khơng gian, diện tích cũng như các
biện pháp bảo vệ nhằm tránh rác bị gió cuốn đi.
Tiếp tục đổ sang hộc 3 như hộc 1 và 2 đến chiều cao ngang mặt đê.
Đổ tầng rác tiếp theo lên hộc 3 trong khi cõng trên đỉnh phần sườn dốc của
hộc 1. Lặp lại cho đến khi đạt chiều cao 36m.
Cơng tác đổ các hộc rác cịn lại tương tự như đổ hộc 3.
Ơ tơ vào đổ rác phải đúng vị trí do cơng nhân điều hành hướng dẫn. Đổ thành
từng đống, riêng lớp rác đầu tiên sẽ được ép chặt và phủ đất để tạo đường dẫn (rộng
khoảng 10m) cho xe vào đổ rác.
Các xe ô tô vào đổ rác thành từng đống theo đúng vị trí do cơng nhân điều
hành bãi hướng dẫn, các máy ủi san gạt đầm nén ổn định mặt rác ngay trong ngày
tạo thành các lớp rác chặt (đạt dung trọng 750-800kg/m3) có độ dày mỗi lớp từ 0,8m
đến 1m, có độ dốc 1%, bán kính san ủi là 50m.
Trước khi đóng cửa tạm thời hay đóng cửa hộc rác, cơng tác phủ đất, phủ bạt
sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, việc phủ đất, phủ bạt hiện nay cũng còn phụ thuộc


13

vào kinh phí. Việc phủ bạt HDPE cũng có tác dụng như phủ đất nhưng hiệu quả sẽ
cao hơn nhiều, đặc biệt là ngăn nước mưa, tuy nhiên chi phí cũng đòi hỏi nhiều hơn.
1.2.3. Tổng quan nước rỉ rác.

1.2.3.1. Nước rỉ rác.
Các hợp chất hữu cơ trong rác bị phân hủy dưới sự trợ giúp của nấm và vi
sinh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, nhưng ở mơi trường thiếu oxi và ánh
sáng (yếm khí) trong bãi chơn lấp đã tạo ra dung dịch và hịa tan các chất ô nhiễm.
Dịch này kết hợp với nước mưa ngấm xuống đáy, mang theo lượng lớn các chất ô
nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn gây bệnh… gọi là nước rỉ rác.
Nước rác “mới” hay nước rác “tươi” là nước rác sinh ra ở đáy ô chôn lấp
được đọng lại và chảy ra tự nhiên xuống tầng thu gom nước rác. Từ hệ thống ống
thu gom này, nước rỉ rác được dẫn đến hố thu gom và được dẫn vào bể điều hòa để
đi vào hệ thống xử lý theo các công nghệ đã được thiết lập. Nước rỉ rác này được
gọi là nước rác mới, vì vừa sinh ra đã được đưa đi xử lý, khơng có tình trạng rác và
nước rỉ rác ngập vào nhau. Nước rỉ rác cũ là nước rác ở tình trạng ngược lại, chúng
không được thu gom ngay hoặc hệ thống thu gom nước rác ở đáy khơng hoạt động
hoặc ít hiệu quả để lại hậu quả là nước rỉ rác không xuống được tầng thu gom nước
rác, chúng ở lại cùng rác xảy ra hiện tượng ngâm lẫn vào nhau, để lâu ngày và ô
chôn lấp thành một bể sinh học khổng lồ đã tiêu hủy gần hết chất hữu cơ dễ phân
hủy. COD của nước rác dao động từ vài trăm đến vài nghìn mg/l đối với nước rác
cũ, nhưng từ vài nghìn đến vài chục nghìn mg/l trong nước rỉ rác mới. Đặc biệt
nước rỉ rác cũ chứa nhiều hợp chất cao phân tử chủ yếu là các hợp chất tự nhiên như
axit humic, axit fulvic…), nhiều hóa chất độc hại vừa gây màu tối, mùi khó chịu
vừa rất khó phân hủy vi sinh bằng các kỹ thuật vi sinh. Điều này thể hiện rõ qua chỉ
số BOD5 tuy có thể cao tới vài trăm mg/l nhưng rất nhỏ so với COD giao động từ
vài nghìn đến hàng chục nghìn dẫn đến tỉ lệ BOD5/COD thấp.
1.2.3.2. Quá trình hình thành nước rỉ rác.
Nước rỉ rác là sản phẩm của q trình phân hủy chất thải bởi q trình lý,
hóa, sinh diễn ra trong lịng bãi chơn lấp, là loại nước chứa nhiều chất ơ nhiễm hịa


14


tan từ quá trình phân hủy rác và lắng xuống dưới đáy ơ chơn lấp. Lượng nước rỉ rác
hình thành trong bãi chơn lấp chủ yếu được hình thành do các q trình:
-

Nước thốt ra từ độ ẩm rác: Chất thải đơ thị ln chứa một lượng ẩm,

trong q trình đầm nén lượng nước tách ra khỏi chất thải và gia nhập vào nước rỉ
rác.
-

Nước từ phân hủy sinh học các chất hữu cơ: nước là một trong những

sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học.
-

Nước gia nhập từ bên ngoài vào: là nước mưa thấm từ trên xuống qua

lớp phủ bề mặt.
-

Nước ngầm thấm qua đáy, thân ô chôn lấp vào bên trong ô chôn lấp.

Đối với các bãi chơn lấp hợp vệ sinh thì lượng nước rác thường ít hơn.
1.2.3.3. Thành phần nước rỉ rác.
Kết quả nghiên cứu về thành phần nước rỉ rác đã chỉ ra rằng thành phần
nước rỉ rác phụ thuộc thành phần chất thải chôn lấp và thời gian chôn lấp. Các số
liệu tổng kết từ các tài liệu cho thấy về thành phần nước rỉ rác có phạm vi giao động
rất lớn, từ nồng độ thấp đến rất cao, nhưng luôn cao hơn các loại nước thải khác.
Đối với bãi chôn lấp mới làm thì hàm lượng BOD, COD, các chất hữu cơ khác và
chất rắn hịa tan thường rất cao, có thể tới vài chục nghìn miligam trong một lít và

ngược lại có nồng độ thấp ở các bãi đã đóng cửa.


×