Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết từ cây tầm gửi trên cây khế chua ở hòa vang, đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

VĂN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DICH CHIẾT TỪ
CÂY TẦM GỬI TRÊN CÂY KHẾ CHUA Ở HỊA VANG,
ĐÀ NẴNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HĨA HỌC
Chun ngành: Hóa dƣợc

Năm 2016

1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA

VĂN THỊ THÙY TRANG

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC TRONG MỘT SỐ DICH CHIẾT TỪ
CÂY TẦM GỬI TRÊN CÂY KHẾ CHUA Ở HÒA VANG,
ĐÀ NẴNG


GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
SVTH: Văn Thị Thùy Trang
Lớp: 12CHD

Năm 2016
2


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đƣợc hồn thành, em xin chân thành tỏ lòng biết ơn
đến ngƣời đã hết lịng chỉ dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ em trong q trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành khóa luận này.
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Trần Mạnh
Lục ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến q thầy cơ giáo Khoa Hóa – Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức bổ
ích trên giảng đƣờng đại học sẽ là hành trang giúp em vững bƣớc trong tƣơng lai.
Em xin chân thành cảm ơn cha mẹ, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ
em trong q trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi đến mọi ngƣời lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt.
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Thùy Trang

3


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của em, có sự hỗ trợ từ giáo

viên hƣớng dẫn là Trần Mạnh Lục. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau đƣợc ghi trong
phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc
Hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2016

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một xã hội ngày càng phát triển thì ngƣời ta càng quan tâm đến vấn đề sức
khỏe. Hiện nay có nhiều loại cây thuốc đã và đang đƣợc sử dụng để chữa bệnh nhƣng
chỉ dựa vào kinh nghiêm dân gian, chƣa đƣợc nghiên cứu kĩ về phƣơng diện khoa học
nhằm nâng cao hiệu lực chứa bệnh.
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong
phú (trên 12000 loài thực vật bậc cao) với nguồn dƣợc liệu dồi dào (gần 4000 loài cây
thuốc) và truyền thống sử dụng dƣợc liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Đây là
một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên,
cũng nhƣ những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hƣớng hiện đại [1].
Nguồn dƣợc liệu tự nhiên không chỉ bổ sung thuốc cho hóa trị liệu, mà cịn góp
phần vào việc khắc phục các tác dụng phụ do các hóa chất tổng hợp gây nên. Nguồn
tài nguyên đa dạng của sinh giới kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học
công nghệ và tiến bộ của các thiết bị nghiên cứu là các loại bệnh tật.
Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài Tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất
cơng hiệu. Đa số các lồi Tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức
xƣơng khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thƣơng, té ngã, tăng huyết áp, rối

loạn tâm thần... Một số lồi có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh... Theo y học hiện
đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ơxy hóa và bảo vệ gan...[4].
Cho đến nay những cơng bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của
các loài tầm gửi trên thế giới cịn rất ít. Ở Việt Nam, y học cổ truyền thƣờng dùng tầm
gửi trên cây dâu (tang ký sinh) [5]. Gần đây có một số luận văn cao học bƣớc đầu
nghiên cứu tầm gửi trên cây Bƣởi, trên cây Dâu tằm và trên cây Trúc đào, tầm gửi trên
cây Mít và một số khóa luận tốt nghiệp đại học sơ bộ nghiên cứu tầm gửi trên cây
Nhãn, trên cây Quất hồng bì, trên cây Cao su. Để góp phần tìm hiểu thành phần hóa
học và một số tác dụng sinh học của một số loài Tầm gửi đang đƣợc dùng theo kinh
nghiệm dân gian ở một số địa phƣơng, đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định
thành phần hóa học trong một số dich chiết từ cây Tầm gửi trên cây khế chua ở
Hòa Vang, Đà Nẵng.”, nhằm góp phần làm sáng tỏ những kinh nghiệm dân gian trên
phƣơng diện khoa học dể từ đó nhằm nâng cao hiệu lực chữa bệnh.
5


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình chiết tách hợp lý từ cây tầm gửi trên cây khế chua.
- Xác định thành phần hóa học cây tầm gửi trên cây khế chua.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU
- Đối tƣợng nghiên cứu
Cây Tầm gửi trên cây khế chua ở Hòa Vang – Đà Nẵng, tháng 4, năm 2015.
- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phƣơng pháp chiết tách và xác định thành phần hóa học có trong
cây tầm gửi trên cây khế chua.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Thu nhập, tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu về nguồn gốc nguyên liệu, phƣơng
pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, thành phần hóa học và ứng dụng của cây tầm
gửi trên cây khế chua.

+ Tìm hiểu phƣơng pháp lấy mẫu, chiết tách và xác định thành phần hóa học
các chất từ thực vật.
+ Tim hiểu về các phƣơng pháp chiết: chiết lỏng – lỏng bằng dung môi hữu cơ.
+ Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học,
ứng dụng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
+ Phƣơng pháp lấy mẫu và xử lý mẫu.
+ Xác định độ ẩm, hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp trọng lƣợng.
+ Xác định hàm lƣợng kim loại bằng phƣơng pháp AAS.
+ Chiết tách các chất bằng các dung môi khác nhau theo phƣơng pháp chiết
lỏng – lỏng.
+ Xác định thành phần hóa học bằng phƣơng pháp GC -MS.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa thực tiễn:
Giải thích một cách khoa học các kinh nghiệm dân gian, thuận tiện cho việc ứng
dụng cây thuốc .
- Ý nghĩa khoa học:
6


Cung cấp thêm thông tin về cây Tầm gửi nhƣ một số chỉ tiêu hóa lý, khảo sát
thành phần hóa học và cấu tạo của một số hợp chất chính có trong cây Tầm gửi.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan lý thuyết
+ Từ các nguồn tài liệu khác nhau tìm hiểu phƣơng pháp chiết tách và xác định
thành phần hóa học các hợp chất thiên nhiên và hoạt tính sinh học của chúng.
+ Đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học và ứng dụng của cây Tầm gửi trên
cây khế chua.
- Nghiên cứu thực nghiệm
+ Xử lý mẫu: Thu hái, rửa sạch và xay nhỏ.

+ Xác định các thông số: độ ẩm, hàm lƣợng tro, hàm lƣợng kim loại nặng.
+ Định danh các chất trong dịch chiết bằng phƣơng pháp GC-MS.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1- Tổng quan (21 trang).
Chƣơng 2- Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm (8 trang).
Chƣơng 3- Kết quả và thảo luận (16 trang).

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ TẦM GỬI
1.1.1. Vị trí phân loại khoa học
Theo Từ Điển “Thực Vật Thơng Dụng” tập 2, ta có vị trí phân loại họ Tầm Gửi
(Loranthaceae) nhƣ sau:
Thực vật bậc cao (Cormobionta)
Nghành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Đàn Hƣơng (Santalales)
Họ Tầm Gửi (Loranthaceae)
Theo tài liệu “Phân Loại Thực Vật“ của Trần Hợp, vị trí phân loại của họ Tầm
Gửi nhƣ sau:
Thực vật thƣợng đẳng
Thực vật có hạt (Sper matophyta)
Nghành thực vật hạt kín (Angiospermae)
Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae)
Lớp phụ ngun hoa bì (Archichlamydeae)
Nhóm Cánh phân (Dialypetalae)

Bộ Đàn Hƣơng (Santalales)
Họ Tầm Gửi (Loranthaceae)
1.1.2. Phân bố thực vật và đặc điểm hình thái
a. Phân bố thực vật
Nhóm cây, họ tầm gửi (Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, đƣợc các nhà
phân loại học công nhận rộng khắp. Phần lớn tầm gửi phân bố ở xứ nóng.
Có khoảng 60-68 giống và 700-950 loài ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt
đới. Một vài loài bao gồm Macrosolen conchinchinensis, Scurrula parusitica và nhiều
lồi của Taxillus có đặc tính chữa bệnh. Một vài loài, đặc biệt là Scurrula parasticia
và cùng họ với nó có thể là một thực vật ký sinh gây rắc rối nặng cho cây ăn trái và
những cây rừng khác [3], [15].
8


Hình 1.1. Sự phân bố của Tầm gửi trên thế giới
b. Đặc điểm hình thái
Cây tầm gửi (hay cịn gọi là chùm gửi) là tên gọi chung của một nhóm các cây
thuốc, có tên khoa học là Ramus Loranthi, chủ yếu thuộc hai họ là Loranthaceae và
Viscaceae. Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Sống
bằng những rễ mút cắm sâu hút nhựa của cây chủ mặc dù chúng cũng có lá xanh để có
thể tự quang hợp. Tùy thuộc vào cây chủ mới có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi
loại có những đặc tính và cơng dụng riêng biệt.
Là dạng bụi cây, thƣờng sống ký sinh trên cành cây khác, chúng bám trên cây
chủ bởi rễ đâm vào thân (epicoetical root) [5], [6].
Cành có đốt, khơng có lơng, lá dày, mọc đối nhau hoặc mọc so le, khơng có lá
kèm, cuống lá thƣờng khơng rõ ràng, lá xanh có thể quang hợp đƣợc nhƣng cây không
vận dụng khả năng này mà lại sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa
của cây chủ [5], [15], [21].
Phiến lá đơn, gân lá thƣờng có hình lơng chim, mép lá ngun.
Cụm hoa mọc ở trên đỉnh hay nách lá.

Lá bắc thƣờng không lộ rõ và không dễ thấy (Tolypanthus). Hoa lƣỡng tính, ít
khi đơn tính, khoảng 4-6 cánh hoa , đối xứng hai bên hoặc đối xứng tỏa tia, tự do hoặc
hợp sinh, mở bằng mảnh vỏ.
Nhị hoa nhiều bằng cánh hoa, mọc đối mhau và hợp sinh với nhau.
Bao phấn phần lớn là đính góp hoặc đơi khi đính lƣng, có khoảng 2-4 ngăn, nứt
ra theo chiều dọc, các ngăn thỉnh thoảng phân chia theo chiều ngang. Phấn hoa dẹp hai
9


đầu, thƣờng có 3 thùy hoặc dạng hình tam giác. Bầu nhụy ở bên dƣới, 1-4 ngăn,
khơng có nỗn thật, bao mầm ở giữa trụ hoặc dƣới đáy bầu nhụy. Vịi nhụy đơn giản,
đầu nhụy nhỏ.
Quả mọng (ít khi là quả hạch hoặc là quả nang), có lớp viscin (lớp chất nhầy)
trong mơ và bên ngồi vỏ hạt. Hạt có vỏ ngồi khó nhìn thấy; nội nhũ nhiều, phơi to.
Tầm gửi đƣợc biết đến rộng rãi ở Braxin với cái tên ''Erva - de passarinho '' do
sự phụ thuộc của chúng vào sự phát tán của chim. Chỉ có một lồi biết đến đƣợc phát
tán bằng một nhóm khác, thú có túi [1].
Từ Mistletoe (cây Tầm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thƣờng xuất
hiện ở những nơi chim mng để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo - Saxon,
mistel có nghĩa là phân và toe có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thơng thƣờng của nó có
nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tầm gửi trong tiếng Hy Lạp,
phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”. Hạt của Tầm gửi đƣợc phát tán
qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hố của lồi chim. Đó là mối quan hệ đơi bên cùng có
lợi: Nhiều lồi chim sử dụng Tầm gửi để làm tổ [10].
Cấu trúc xâm nhập vào gỗ cây chủ của các loài trong họ Tầm gửi đƣợc gọi là
giác mút hay rễ mút. Rễ mút hút nƣớc và chất khoáng của cây chủ để cung cấp chất
dinh dƣỡng cho Tầm gửi [26]. Năm 1998, Calvin và Wilson đã phân biệt rễ mút ở
Tầm gửi thành 4 kiểu và đã đƣợc cơng nhận rộng rãi đó là:
- Kiểu 1: rễ Tầm gửi ở phía ngồi vỏ cành cây chủ, mọc dọc theo bề
mặt của cành và có rễ mút đâm vào libe của cây chủ để lấy chất dinh dƣỡng.

- Kiểu 2: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của rễ mút là chủ yếu
và một phần mô của cây chủ.
- Kiểu 3: nơi rễ mút đâm vào cây chủ phồng lớn gồm mô của cây chủ là chủ
yếu và một phần mô của rễ mút.
- Kiểu 4: rễ cây kí sinh đâm vào vỏ cây chủ, lan truyền trong vỏ và đi đến vùng
gỗ của cây chủ để hút chất dinh dƣỡng [19].
Hệ thống rễ mút của một số loài trong họ Tầm gửi đã đƣợc nghiên cứu và mô
tả. Qua nghiên cứu của Blakely (1922), Calvin và Wilson (1998), Hamilton và Barlow
(1963), Kuijt (1969) đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi đáng kể về rễ mút của các lồi
Tầm gửi. Hình thái rễ mút không chỉ biến đổi từ lúc non đến khi trƣởng thành mà còn
10


thay đổi với loài cây chủ cũng nhƣ tuổi của cây (Thoday, 1961), (Bhojwani và Johri,
1977). Có thể, các lồi cây chủ góp phần hình thành một phần hoặc tồn bộ về sự phát
triển của rễ mút (Docters Van Leeuwen, 1954) [13], [15].
Một số lồi của họ Tầm gửi có sự tiêu giảm cơ quan sinh dƣỡng và chỉ xuất
hiện rễ mút xâm nhập vào libe cây chủ [27].
Tầm gửi lấy đƣợc dinh dƣỡng đáng kể bằng cách kết nối tới libe của cây chủ,
nhƣng phần lớn chúng lấy chất dinh dƣỡng bằng cách xâm nhập vào mô gỗ của cây
chủ. Marshall và Ehleringer (1990) cho rằng Tầm gửi có thể có đƣợc một phần đáng
kể nhu cầu về carbon trực tiếp từ gỗ cây chủ. Điều này đƣợc đƣa ra để ƣớc lƣợng tỷ lệ
đạt đƣợc carbon dị dƣỡng của Tầm gửi (ví dụ, Richter et al., 1995). Raven (1983) cho
rằng Tầm gửi nhận đƣợc nitơ chủ yếu thông qua các hợp chất chứa nitơ hữu cơ từ
nhựa gỗ của cây chủ [26].
1.1.3. Phân loại tầm gửi
Có thể phân ra làm 3 loại:
- Loại chỉ sống đƣợc trên một loại cây chủ nhất định. Nhƣ cây tầm gửi càng
cua (Viscum articularum Burm). Có cành dẹt chia đốt nhƣ càng cua, chỉ sống trên cây
sau sau (Liquidambar formosana).

- Loại sống đƣợc trên nhiều cây chủ khác nhau. Nhƣ tầm gửi cây sến
(Elytranthe tricolor H.lee.), thƣờng dùng để bó chỗ gãy xƣơng, có thể mọc đƣợc cả
trên cây dâu tằm (Morus alba).
- Cùng trên một cây chủ, có thể có nhiều lồi tầm gửi mọc ký sinh. Ví dụ: vị
thuốc lấy từ cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu (chữa đau lƣng, an thai) gồm nhiều loài,
nhƣ ở Trung Quốc có Loranthus parasiticus (L.) Mer., ở Việt Nam có Scurrula
grscilifolia Danser và Loranthus estipitatus Stapf (Nguyễn Văn Trƣơng và ctv, 1991)
[5].
Ngồi ra cịn phân loại theo các đặc tính khác
Dựa vào hình thái, giải phẫu, phƣơng thức sinh sống có thể phân ra thành các họ, các
chi... khác nhau [1].
1.2. Một số họ tầm gửi thƣờng gặp ở Việt Nam.
1.2.1. Phân loại

11


Gồm khoảng 20 loại, 850 lồi (trong đó 400 lồi thuộc họ Loranthus L.)
thƣờng gặp nhiều ở vùng nhiệt đới.
Ở nƣớc ta, có 5 chi phổ biến: Dendrophthoe, Etytranthe, Helixanthera,
Macrosolen, Taxillus [2].
- Cây ký sinh thuộc họ này hầu hết bám vào các bộ phận trên đất của ký chủ,
đặc biệt mới có một vài loại bám trên rễ, có rất ít loại có ít nhiều khả năng sống độc
lập trong đất.
- Họ này phân chia nhƣ dƣới đây.
Bảng 1.1 Một số loại và loài hay gặp của họ Tầm gửi
Loại
Viscum L.

Loài đại biểu

Viscum album L.
Viscum cruciatum Sieb
Viscum farafanganense Lec.

Loranthus L.

Loranthus incanus Schum.
Loranthus lancoleatus Pal. De B.
Loranthus chinensis D.C
Loranthus pentapetalus Roxb.

Phoradendron Nutt.

Phoradendron libocedri Nowell.
Phorandendron crassifolium (Pohl.) Eichl.

Arceuthobium Bieb.

Arceuthobium chinense Lec.
Arceuthobium minutissimum Hook.

Phthinisa Mart.

Phthirusa theobromae Eichl.

Struthanthus Mart

Struthanthus marginatus.

Loại Viscum L. có khoảng 60 lồi, ở vùng nhiệt đới, có chủ yếu ở núi. Tiêu

biểu nhất cho loại này là Viscum album L., một loại cây sống ký sinh tƣơng đối phổ
biến ở nhiều nƣớc trên thế giới.

12


Hình 1.2. Cây Tầm gửi loại Viscum L.
Loại Loranthus L. mọc rất nhanh thành những bụi cây um tùm, cành dài mọc
đứng lên; rễ hút chọc vào thân cây, rễ không phân nhánh. Bộ lá rất phát triển, màu
xanh đậm hay hơi đỏ; lá đối hay so le, đa dạng, kích thƣớc thay đổi phụ thuộc vào đặc
tính của lồi ký sinh, ký chủ và vị trí mọc ở trên ký chủ. Hoa lƣỡng tính gồm một đài
thùy, cánh hoa tự do hoặc gắn với nhau, nói chung nhuộm màu sặc sở, hạt có một lớp
chính dính vào bọc, để có thể bám chặt vào cây. Gồm nhiều lồi rất phổ biến ở vùng
nhiệt đới. Thƣờng phá hoại các cây cà phê, cao su, cam, chanh, phi lao và một số cây
khác.

Hình 1.3. Cây Tầm gửi loại Loranthus L.
Loại Phoradendron Nutt. có khoảng 240 lồi, gần giống với Viscum. Quả có
màu khác nhau (trắng, vàng, hồng hoặc đỏ) có cơm dính.

Hình 1.4. Cây Tầm gửi loại Phoradendron Nutt.
13


Loại Arcenthobium Bieb. là những cây nhỏ sống dai, thân có màu sắc thay đổi
tuỳ theo điều kiện (vàng, nâu, xanh) thƣờng đơn giản, dài khoảng 2 – 10 – 15 cm; lá
biến thành vảy. Quả màu xanh oliu, hình bầu dục, thịt quả lấy nhầy, có một hạt, ít khi
có hạt; quả chính vỏ mít mạnh dƣới áp lực cao từ bên trong và bắn hạt ra xa khoảng 6
– 8 m.


Hình 1.5. Cây Tầm gửi loại Arcenthobium Bieb.
Loại Arcenthobium chinennse Lec. phá hoại cây tùng.
Loại Phthinisa Mart: cây mọc rất nhiều rễ, bò theo các hƣớng khác nhau, ở chỗ
tiếp xúc với ký chủ tạo thành vòi hút xâm nhập vào cây.
Loại Phthirusa theobromae Elschl, phá hoại cây ca cao.
Loại Struthanthus Mart: cây bụi, xanh, mọc nhiều rễ, hoa đài bé, cánh mở tự
do. Loài Struthanthus marginatu Desr, ký sinh trên nhiều cây khác nhau: cà phê,
chanh, ổi,...[2].

Hình 1.6. Cây Tầm gửi loại Struthanthus Mart
Bảng 1.2 Một số lọai tầm gửi ký sinh thường gặp ở Việt Nam
Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Cây bồ đề

Styrax tonkinensis

Lá trung bình

2

Cây điệp

Dulcherrima (L.)


Lá trung bình

3

Cây khế

Rourea minor

Lá trung bình

14

Loại tầm gửi


4

Cây thị

D. ehertioides

Lá trung bình

5

Cây me tây

Samanea saman


Lá lớn

6

Cây lộc vừng

B. acutangula

Lá lớn

7

Cây mận

Prunus salicina

Lá lớn

8

Cây xồi

Mangifera indica

Lá trung bình

9

Cây sung


F. drupacea

Lá lớn

10

Cây bạch đàn

Stantalum

Lá nhỏ

11

Cây gòn

C. pentandra

Lá nhỏ

12

Cây tràm

Melaleuca cajupti

Lá lớn

13


Cây sanh

F.benjamina

Khơng lá

14

Cây mít

A.heterophyllus lam.

Lá nhỏ

15

Cây điều

Syzygium malaccense

Lá nhỏ

16

Cây bàng

Terminalia catappa

Không lá


17

Cây cà phê

Coffea dewevrei Struthanthus
Marginatus Desr

18

Cam

Citrus sinensis

Lá nhỏ

19

Chanh

Citrus aqrantifolia

Lá nhỏ

20

Phi lao

Casuarinaequisetifolia Loranthus
Incanus Schum


21

Cây tùng

Juniperus squamate
Arcenthobiumchinense Lec.

22

Cây ca cao

Theobroma cacoa Phthirusa
Theobromae Ekchl.

23

Cây ổi

Psidium guajava Struthanthus
Marginatus Desr

24

Cây cao su

Hevea brasiliensis

Lá nhỏ + lá lớn +
không lá


2

Cây mai

Prunus mume

26

Cây dẻ

Castanopsis cerebrina
Korthalsella opuntia Thunb

15

Lá nhỏ


27

Cây hồi

Illicium verum Macrosolen
Cochinchinensis Lour

28

Cây bơ

Persea americana


29

Cây sau sau

Liquidambar formosana Viscum

Lá nhỏ

Artialarum Burm.
30

Cây dâu tằm

Morus alba Elytranthe lor H.lee

31

Cây dâu

B. anamensis

Có đốt

32

Cây sến

Shorea henryana


khơng lá

33

Cây cóc

Spondias cytherea

Lá nhỏ

1.2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae
a. Đặc điểm chi Dendrophthoe
Dendrophthoe Mart. - Mộc ký. Cây bụi ký sinh phân nhánh, nhánh hình trụ.
Lá mọc đối hay mọc so le; thƣờng dày hoặc dầu nguyên, với cuống lá có đốt ở gốc.
Cụm hoa bơng hay chùm ở nách lá. Hoa lƣỡng tính, thƣờng có màu sắc, mỗi hoa có
một lá bắc. Đài hợp với bầu, phiến nguyên hay chia thùy. Tràng có cánh hợp dính
thành ống, phiến hoa 5 thùy, xếp van. Nhị 5, đính trên thùy và dính nhau nhiều hay ít
với các thùy tràn; bao phấn đính gốc. Nhụy có bầu một ơ, vịi dạng sợi, đầu nhụy
ngun dạng đầu nhiều hay ít. Quả mọng hình cầu, hình trứng hay dạng bầu dục,
mang thùy đài tồn tại, hạt có phơi nhủ, dính với vỏ quả. Gồm 30 lồi ở các vùng nhiệt
đới cựu lục địa; ở nƣớc ta có 3 loài [4].
Dendrophthoe frutescens (Benth.) Danser [Hensloia frutescens Benth.] Tầm gửi dây. Cây bụi bán ký sinh có khi cành mọc dài thành dây, dài 2 – 8 m. Cành
có gốc không lông, nâu đen; lá mọc so le, phiến lá bầu dục hay thon, dài 3 – 7 cm,
rộng 1,5 – 3,5 cm, đầu tù trịn, gốc tù, khơng lơng, gân chính 3, cuống 4 – 5 mm. Hoa
đơn tính cùng gốc; hoa đực mọc thành bông ngắn hay đầu ở nách lá; hoa cái cũng mọc
ở nách lá; bao hoa 5 thùy; nhị 5, nhụy vịi giảm cịn có 1 mũi nhọn ở giữa. Quả hạch
xoan, dài 12 – 15 mm, màu đỏ. Phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam. Ở
nƣớc ta có gặp từ Thái Nguyên và Lầm Đồng. Thƣờng gặp trên cây gỗ trong rừng và
trong các trang có cây to ở độ cao 500 – 1.900 m; có khi gặp ở rễ cây. Ra hoa vào mùa
đơng, có quả tháng 2 – 5 [2].

16


b. Đặc điểm chi Helixanthera
Helixanthera Lour. - Họ tầm gửi – Loranthceae từ chữ Hy Lạp helix (- ikos):
xoắn vòng, anthera: bao phấn. Cây mọc thành bụi. Lá mọc so le hay mọc đối. Cụm
hoa chùm hay bông ở nách lá. Hoa lƣỡng tính mẫu 4 hay 5; cánh hoa rời nhau. Gồm
50 loài ở các vùng nhiệt đới Châu Phi tới Xulavedi. Ở nƣớc ta có 9 lồi [2], [4].
Helixanthera coccinea (Jack) Dans.. Tầm gửi đỏ. Bụi lúc non có lơng hoe,
mau rụng, lóng mảnh dài, lá mọc xen; phiến dai dai, chót tà. Đáy trịn, gân – phụ rõ, 5
– 6 cặp. Gié dài 6 – 12 cm, mảnh hoa đỏ; cánh hoa rời nhau. Phì quả xoan, cao 7 – 8
mm, đầu có thẹo bao hoa cịn lại. Phân bố ở Bình Dƣơng [5].
c. Đặc điểm chi Macrosolen
Macrosolen (Blume) Rchb. - Họ tầm gửi – Loranthaceae [từ Hy Lạp Markros:
dài, lớn và solen: cái lô]- Đại cán. Cây bụi ký sinh lá mọc đối, có cuống, với phiến lá
khá dày, hình ngọn giáo trái xoan hay trái xoan ngƣợc, có gân lơng chim. Cụm hoa
chùm ở nách lá mang hoa mọc đối, có khi chỉ một cặp; mỗi hoa ở nách một lá bắc, với
hai lá bắc con mọc đối với lá bắc. Đài hình trụ hay hình hủ; phiến khá phát triển,
ngun hay gần có thùy. Tràng hợp, phình nhiều hay ít ở đoạn giữa, có hay khơng có
6 nếp xếp dọc, thùy 6 hình bay, ngã ra ngồi. Nhị 6, đính trên các thùy; bao phấn dài,
đính gốc, mở dọc. Nhụy có bầu dính với ống đài, vịi nhụy dài hơn nhị, đầu nhụy hình
cầu. Quả mọng hình trứng hay hình cầu, mang phiến đài tồn tại, hạt hình bầu dục, có
phần phụ nhỏ ở phía trên. Gồm 23 lồi ở Đơng Nam Á. Ở nƣớc ta có 7 lồi [2].
Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blume - Đại cán Nam, Đại quản hoa Nam
bộ, tầm gửi cây hồi. Cây bụi ký sinh, khơng lơng. Nhánh xám, có khía dọc, có cuống
ngắn, khá đa dạng, khơng lơng, dai; phiến hình trái xoan hay ngọn dáo, dài 5 – 9 cm,
rộng 2,5 – 5,5 cm, thon và tù ở đầu, thon hay trịn ở gốc; gân bên khơng đều, ít rõ;
cuống lá 4 – 5 mm. Chùm hoa ở nách, đơn hay từng đôi, dài 2 – 8 cm; cuống hoa 2 -6
mm; lá bắc một, hình trái xoan; lá bắc con 2; hoa mọc đối. Đài hình rụ, hơi thắt ở gần
đỉnh, thùy ngắn, dài 2,5 mm; tràng dài 12 – 20 mm; hình túi phình ở gốc, cổ hẹp, thùy

6, gập ra ngồi; nhị 6; bầu đính với đài. Quả mọng hình trứng màu vàng. Phân bố ở
Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Philippine.
Ở nƣớc ta có gặp từ Lạng Sơn, Thái Ngun, Phú Thọ, Hồ Bình, Hà Tây, Hà Nội,

17


Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Lâm Đồng, Bình Dƣơng, Đồng Nai và Tp HCM. Cây
ký sinh trên cây hồi, cây nhót [2].
d. Đặc điểm chi Taxillus
Taxillus Tiegh., họ tầm gửi – Loranthaceae – Mộc vệ. Cây bụi ký sinh phân
nhánh. Lá mọc đối hay gần đối, phiến dài mép nguyên. Hoa xếp thành bó, chùm hay
tán ở nách lá; lá bắc nhỏ hay dài. Hoa lƣỡng tính mẫu 4, thƣờng có màu. Đài dính với
bầu, phiến ngun hay xẻ thùy. Tràng hợp đều hay không đều, các thùy xếp van. Nhị
có số lƣợng bằng số thùy của cánh hoa. Đĩa mật14 khơng có hay ít phát triển. Bầu
hình 1 ơ, vịi hình sợi; đầu nhụy hình đầu nhiều hay ít. Quả mọng hình cầu, hình trứng
hoặc hình bầu dục. Hạt có phơi nhũ. Gồm 60 lồi ở nhiệt đới cựu lục địa, nhất là ở
Nam Phi và Madagasca. Ở nƣớc ta có 13 lồi [2], [4].
Taxillus ferrugineus (Jack) Ban [Scurrula ferrugineus (Jack) Danser] –
Mộc sét, tầm gửi sét. Bụi ký sinh; nhánh non phủ lớp lông mềm màu đỏ nâu, gồm
lơng dài, bình sao xếp tầng; nhánh già có nhiều lơng bì. Lá mọc đối hay gần đối; phiến
hình trái xoan, tròn ở gốc và ở đầu, dài 5 – 7 cm, rộng 2,5 – 3,5 cm, ở mặt trên có lơng
rãi rác, mặt dƣới phủ lớp lơng mềm màu đỏ nâu; cuống lá ngắn, có lơng, dài 4 – 5
mm. Cụm hoa chùm rất ngắn (1 – 1,5 cm), hoặc bó 2 – 6 hoa. Hoa có cuống ngắn 1
mm, có lơng mềm, lá bắc ngắn, hình tam giác. Đài hơi hình quả lê, dài 4 mm, màu đỏ
nâu; tràng hợp, hình trụ, có lơng dày, dài 7 – 12 mm, chia 4 thùy; nhị 4, ngắn, bao
phấn hình bổ dọc, có 4 túi; bầu dính với đài gồm 4 lá nỗn; vịi nhụy, có đĩa mật dạng
vịng bao quanh. Quả mọng hình quả lê phủ lơng màu sét. Phân bố ở Mianma, Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine và Việt Nam. Ở
nƣớc ta, có gặp từ Kon Tum đến Tp. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và An Giang. Cây ký

sinh trên cây gỗ trong rừng ở độ cao dƣới 200 m [2].
1.3. Cách lan truyền
- Một số loài chim ăn quả tầm gửi rồi “gieo hạt” lên cây khác. Cơ chế phát tán
này cũng khá đặc biệt hạt tầm gửi thƣờng có gắn theo một đoạn dây (bao xung quanh
hạt) rất dính. Chim ăn quả tầm gửi, sau khi tiêu hoá hạt nhƣng dây bao quanh hạt vẫn
khơng tiêu hố đƣợc. Khi chim thải phân ra thì những đoạn dây bao quanh hạt này liền
dính vào chùm lơng quanh hậu mơn và hạt cũng dính theo, khi chim gở bỏ hạt (bằng
cách dùng mỏ hay cà chùm lơng dính tầm gửi lên cành cây) vơ tình làm hạt tầm gửi
18


dính vào cành cây và có thể phát triển thành cây tầm gửi mới. Vì thế một lồi tầm gửi
có thể gắn lên nhiều loại cây ký chủ khác nhau, khi chim bay từ cây này sang cây
khác. Cũng có loài tầm gửi thƣờng ký sinh trên một loại cây, vì thế nếu lồi chim nào
đó chỉ thích ăn quả hay trú ẩn trên một loài cây sẽ là trung gian gieo hạt thƣờng xuyên
của tầm gửi [6].
- Ngoài ra cũng có một giả thuyết khác về cách lan truyền Hạt của tầm gửi
(Turdus viscivorus) có thể phát tán trong khoảng cách rất xa. Ở phía tây của Trung
Âu, vào khoảng tháng hai tháng ba. Những đàn chim di cƣ bay từ hƣớng nam nơi có
nhiều tầm gửi đồng thời mang theo hạt đến hƣớng bắc nơi mà khơng có tầm gửi. Đã
có những giải thuyết sai lầm rằng hạt tầm gửi không thể phát tán vƣợt quá 2 km và hạt
tầm gửi (sau khi chim ăn vào) thì chắc chắn sẽ đƣợc tiêu hố sau 30 phút. Vì vậy để
hạt tầm gửi đƣợc phát tán trong một khoảng cách xa nhƣ vậy chắc phải có một cách
khác. Sau một thời gian nghiên cứu và quan sát ngƣời ta mới phát hiện rằng. Khi
những đàn chim di cƣ trong một khoảng cách xa, thì những hệ thống mạch máu to
nhất sẽ đƣợc dồn hết đến các cơ để phục vụ cho việc bay và hệ thống tiêu hoá của
chim hầu nhƣ ngừng lại hồn tồn. Vì vậy thời gian tiêu hố và thải phân có thể kéo
dài ra và cũng theo đó việc phát tán hạt khơng chỉ giới hạn trong một khoảng cách chỉ
2 km [1].
1.4. Cách ký sinh trên cây

- Hạt của tầm gửi đƣợc bao quanh bởi chất nhầy. Khi chim ăn trái tầm gửi và
gieo rắc những hạt này lên những cành cây khác hoặc bất cứ nơi nào có thể.
- Hạt tầm gửi đã đƣợc gieo rắc này sẽ bám chặt vào cành cây và bắt đầu nảy
mầm. Chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi thậm chí trên dây điện thoại, đá, cây cột. Tuy
nhiên những cây con không thể sống đƣợc lâu nếu chúng không nảy mầm trên cành
cây sống.
- Khi hạt đƣợc gieo rắc trên cành cây, đầu tiên rễ tầm gửi mọc ra một giác mút
để dính chặt vào cành cây và từ đó mọc ra một rễ xuyên qua vỏ cây chủ và phát triển
rộng khắp cành cây [8].
1.5. Ảnh hƣởng của tầm gửi lên những cây chủ

19


- Nếu tầm gửi tồn tại với số lƣợng dày đặc trên cây ký chủ có thể ảnh hƣởng
đáng kể đến tình trạng sức khoẻ của cây chủ. Cây tầm gửi có thể làm giảm sức sống
của cây chủ trong ba cách sau:
+ Những cây bị nhiễm tầm gửi có thể sẽ chịu đựng những stress nhƣ khả năng
chịu đựng hạn hán kém hơn những cây khơng nhiễm. Vì tầm gửi xuất hiện sẽ sử dụng
nƣớc của cây chủ một cách tự do.
+ Tầm gửi sẽ làm giảm sức sống của cây chủ bởi sự hút dinh dƣỡng khoáng
của chúng.
+ Tầm gửi sẽ làm giảm một cách đáng kể số lƣợng lá của cây chủ, có thể giảm
sức sống của cây chủ thông qua việc làm giảm sự quang hợp của chúng [5].
Sự lớn lên về chiều cao của cây chủ sẽ dễ bị tầm gửi xâm nhiễm hơn những cây
lớn lên về đƣờng kính. Tình trạng sức khoẻ của cây chủ khi bị tầm gửi ký sinh thƣờng
đi đôi với số lƣợng của tầm gửi. Những cây chủ có thể bị chết khi nhiễm nhiều tầm
gửi, nhƣng những kết quả về tình trạng sức khoẻ của cây chủ thƣờng là sự kết hợp của
stress bao gồm: đất quá khô cằn, hạn hán, sự tấn công của sâu bọ với tình hình nhiễm
tầm gửi trong cùng thời điểm. Tuy nhiên sự gia tăng về số lƣợng của tầm gửi có thể

trở nên hữu ích trong việc biểu lộ sự xuống dốc về tình trạng sức khoẻ hoặc sự khơng
cân bằng về điều kiện mơi trƣờng vì thế cần đến những hoạt động xử lý của con ngƣời
[3].
1.6. Công dụng của một số loài Tầm gửi
Trong thần thoại cổ cuae dân tộc Đức ngƣời ta gọi tầm gửi là “cành chữa
bệnh”. Các dân tộc khác ở Châu Âu đã dung liềm bằng vàng cắt Tầm gửi để có nƣớc
uống thần kì [13].
Đầu thế kỷ 20 bác sĩ ngƣời Pháp Rone Gothiee nhận thấy nƣớc ép lá Tầm gửi
có tác dụng chữa bệnh tim mạch (giai đoạn đầu).
Năm 1920 nhà triết Đức Rucđônphơ Staayne đề nghị dung nƣớc ép tầm gửi để
chữa bệnh ung thƣ nhƣng chƣa đƣợc công nhận [20].
Gần đây các nhà khoa học của viện y học Getingen (LBĐ) đã tìm ra trong nƣớc
ép tầm gửi có chứa chất Protein miễn dịch, chất này làm tăng hoạt tính và sức “chiến
đấu” cuae hệ thống miễn dịch. Họ tập trung nghiên cứu những Protein đặc biệt cuae

20


thực vật có tên gọi Lectin - loại này gắn vào các tế bào động vậ có vú một cách chọn
lọc.
Một Lectin của Tầm gửi đƣợc phát hiện với tên ML-I bám dính một cách có
chọn lọc vào bề mặt các tế bào miễn dịch tạo ra Interferon, Interleukin và chất diệt tế
bào ung thƣ. Các chất này còn hoạt hóa tồn bộ hệ thống miễn dịch [19].
Vai trị của ML-I đƣợc chứng minh bằng cách nếu loại Lectin ra khỏi nƣớc ép
Tầm gửi thì nƣớc ép này sẽ khơng còn tác dụng nữa.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một
loài Tầm gửi (Loranthus), có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn cơng
virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân
sớm phục hồi. Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh
học nhƣ các flavonoid, các hợp chất phenolic và các pentacyclic, triterpen, coumarin,

saponin, acid hữu cơ, chất béo, đƣờng khử, steroid, polysaccharide…[23].
Mộc vệ Trung Quốc biểu hiện tác dụng ức chế sự tổng hợp axit béo và làm
giảm trọng lƣợng ở chuột đƣợc thơng qua một thí nghiệm sàng lọc các nhà khoa học
Trung Quốc tiến hành. Dựa trên cơ sở này, năm 2006, Wang Y và cộng sự đã xác
định các đặc tính ức chế và thơng số động lực học của tác dụng này ở Tầm gửi. Kết
quả thí nghiệm cho thấy dịch chiết Tầm gửi ức chế đƣợc sự tổng hợp axit béo thuận
nghịch và không thuận nghịch với giá trị IC50 là 0,48µg/ml, với giá trị này Taxillus
chinensis (DC.) Danser đƣợc xem là cây thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp axit
béo tiềm năng nhất đã đƣợc báo cáo từ trƣớc tới nay [6].
Tầm gửi trên cây Dâu –Ramulus Loranthi
Trị phong thấp, đau nhức xƣơng, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa, chữa
huyết áp, động thai, lợi sữa…
Tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác
dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau
lƣng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng,
sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác nhƣ tục đoạn, cẩu tích, đau
xƣơng, tang chi...
Bài “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng
phong, đƣơng quy, bạch thƣợc, đỗ trọng, ngƣu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g;
21


đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này cơng năng
chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức
thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa... Sắc uống ngày một thang
chia 3 lần trƣớc bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rƣợu.
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị
32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ,
bạch linh, mỗi vị 20g, ngƣu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3
lần, trƣớc bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ...

Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho ngƣời cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng
sang lạnh, từ mùa thu sang đơng.
Ngồi ra, tang ký sinh cịn đƣợc phối hợp với chƣ ma căn (củ cây gai), tơ
ngạnh (cành tía tơ), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh [6].
Tầm gửi cây chanh
Dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thƣờng cũng sao
chế nhƣ tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác nhƣ trần bì, tang bạch bì,
xạ can, mạch mơn... dƣới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm [6].
Tầm gửi cây na, cây mít
Cịn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt,
lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang...[6].
Tầm gửi cây xoan
Chữa bệnh đƣờng ruột, kiết lỵ, táo bón, viêm đại tràng [6].
Tầm gửi trên cây cúc tần
Cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dƣơng, chữa di tinh, liệt
dƣơng, tiểu dầm...: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng,
mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đƣơng quy, mỗi vị 8g.
Ngày một thang, dạng thuốc sắc [6].
Tầm gửi cây gạo
Có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan
yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan [6].
Tầm gửi cây khế

22


Chữa gãy xƣơng: Lấy tầm gửi cây khế giã nhỏ trộn với nƣớc vo gạo nƣớng rồi
đắp vào chỗ gãy xƣơng.
Chữa ho gà, sốt rét: sao vàng tầm gửi cây khế, sắc uống.
Chữa ho và hen sữa trẻ em: dùng tầm gửi cây khế phối hợp với tầm gửi cây

ruối, rau má. Mỗi thứ 20g, bạc hà, lá hẹ mỗi thứ 10g. Sắc đặc, thêm mật ong cho đủ
ngọt, uống [6].
Chùm gửi quả chùy - Scurrula Parasitica L.
Làm thuốc bổ gan thận, mạnh gân cốt, lợi sữa, trị phong thấp, đau nhức xƣơng,
di chứng bại liệt, động thai, cao huyết áp [6], [9].
Chùm gửi cây Dẻ - Korthalsella japonica (thunb.) Engl.
Dùng trị cảm mạo, đau dạ dày, tổn thƣơng, trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh
dị ứng, bệnh ngoài da.…[6].
Chùm gửi lá nhỏ – Taxillus gracilifolius Schult.
Chữa đau lƣng, mỏi gối, phong thấp, mụn nhọt, làm chắc chân răng, làm sáng
mắt, giúp tóc chóng mọc và cũng dùng làm trà uống cho phụ nữ mới sinh [6].
Chùm gửi Sét – Scurrula ferruginea (Jack.) Danser
Trị gân cốt mỏi đau, động thai, giúp phụ nữ sau khi sinh lợi sữa…[6].
Đại quản hoa Nam Bộ – Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Blume
Dùng để chữa ho, tê thấp (nếu ký sinh trên cây Hồi), chữa tiêu chảy (nếu ký
sinh trên cây Nhót),…[6].
Dendrophthoe falcate (f.l) Dans
Dùng làm thuốc an thần, chất gây mê, thuốc lợi tiểu, trị bệnh hen suyễn, điều
kinh, trị bệnh lao phổi, trị viêm loét, giúp

làm đông máu, ngừa sảy thai, sinh

non…[6].
1.7. Thành phần hóa học
Vijay Sodde và cs. [25] thu thập Macrosolen parasiticus (L.) Dans. từ cây khỏe
mạnh ở vùng Manipal, Karrataka (Ấn Độ) trong tháng 9 năm 2011 để sàng lọc các
thành phần hóa học. Các tác giả chiết suất bột lá với các dung môi khác nhau theo thứ
tự phân cực: ether dầu hỏa, benzene, chloroform, aceton, ethanol thấy Macrosolen
parasiticus (L.) Dans. có chứa carbohydrat, phytosterol, các loại dầu và các hợp chất
phenolic, saponin, protein và flavonoid.

23


Bảng 1.3. Thành phần hóa học của bột lá Macrosolen parasiticus (L.) Dans.
Thành phần

Ether

Benzene

Chloroform

Aceton

Ethanol Nƣớc

dầu hỏa
Alkaloid

-

-

-

-

-

-


Carbohydrat

-

-

-

-

+

+

Phytosterol

+

-

-

+

+

-

Dầu béo


+

+

-

-

-

-

Saponin

+

-

-

-

+

+

Phenolic

-


-

-

-

+

+

Protein

-

-

-

-

+

+

Flavonoid

-

-


-

+

+

+

Vũ Xuân Giang đã tiến hành phân lập một số thành phần hóa học trong cây tầm
gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans., kí sinh trên cây Gạo; Macrosolen tricolor
(Lecomte) Danser. Kí sinh trên cây Na.

a. Quercitrin

c. Β-sitosterol

b. Afzelin

d. (24s)-24-Ethycholesta5,22(E),25-trien-3β-ol

e. Quercituron

f. Trans-phytol
24


g. α-tocopherolquinon

h.3β-Hydroxylup-20(29)-ene(Lupeol)


i. Glycerol-1-(6,9,12-hexadecatrienoat)-2-(8,11,14-octadecatrienoat)-3-O-β-Dgalactopyranosid

k. Glycerol-1-(9-hexadecatrienoat)-2-(9,12-octadecatrienoat)-3-O-β- Dgalactopyranosid

l. 20(29)-lupene-3β-nonandecanoy1-7β,15α-diol

m. 20(29)-lupene-3β-nonandecanoy1-7α-ol
Hình 1.7. Các thành phần hóa học trong cây Tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans.
và Macrosolen tricolor (Lecomte) Danser.
25


×