Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu nguồn lợi cá móm (gerreidae bleeker, 1859) tại vùng cửa sông thu bồn tp hội an quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG

TRẦN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ MĨM
(GERREIDAE - BLEEKER, 1859) TẠI VÙNG
CỬA SÔNG THU BỒN - TP.HỘI AN - QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG, 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG

TRẦN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ MĨM
(GERREIDAE - BLEEKER, 1859) TẠI VÙNG
CỬA SÔNG THU BỒN - TP.HỘI AN - QUẢNG NAM

Ngành: SƯ PHẠM SINH HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI

Niên khóa 2012 - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và
những gì đạt được hơm nay, phần lớn là công lao giảng dạy
và hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo,… cũng như các hỗ
trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị
Tường Vi đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài
luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần để tơi có thể thực hiện tốt
Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng nhóm đã giúp
đỡ tơi trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị
cán bộ trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
Phạm – ĐH Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong trường đã
giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong 4 năm học qua.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến
gia đình và người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian học tập và hồn thành khóa luận này!
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Trần Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .....................................3
1.1.1. Vị trí địa lí .........................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa ........................................................4
1.1.4. Gió .....................................................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm thủy văn ............................................................................................4
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ MĨM (GERREIDAE) .....5
1.2.1. Đặc điểm sinh học cá Móm (Gerreidae) ..........................................................5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Việt Nam .............................................10
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cá Móm (Gerreidae) tại Việt Nam ..............................13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................15
2.3.1. Phương pháp tham vấn cộng đồng theo từng nhóm nhỏ ................................15
2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực địa .......................................................................15
2.3.3. Phương pháp phân loại cá ...............................................................................16
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................18

3.1. CÁC NGÀNH NGHỀ KHAI THÁC CÁ MÓM (GERREIDAE) VÙNG
CỬA SƠNG THU BỒN ..........................................................................................18
3.2. THÀNH PHẦN LỒI CÁ TRONG HỌ CÁ MĨM (GERREIDAE) KHAI
THÁC VÙNG CỬA SƠNG THU BỒN .................................................................21


3.3. NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG TỪ NGUỒN LỢI CÁ MĨM (GERREIDAE) .25
3.4. CẤU TRÚC KÍCH THƯỚC CÁC NHĨM CÁ KHAI THÁC ....................28
3.5. BÃI ƯƠNG GIỐNG NGUỒN LỢI CÁ MÓM (GERREIDAE) ...................35
3.6. SỰ THAY ĐỔI NGUỒN LỢI .........................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.

Một số loài cá trong họ cá Móm (Gerreidae)

Trang
7

Các loại nghề, nhóm kích thước, mùa vụ khai thác và độ sâu
3.1.


của nước khai thác cá móm (Gerreidae) vùng cửa sơng Thu

19

Bồn
3.2.

3.3.

Đặc điểm các loại nghề đánh bắt cá Móm (Gerreidae)
vùng cửa sơng Thu Bồn
Danh mục thành phần lồi cá trong họ cá Móm (Gerreidae)
khai thác vùng cửa sông Thu Bồn

19

22

Năng suất và sản lượng của một số loại nghề khai thác cá thuộc
3.4.

họ cá Móm (Gerreidae) của mỗi hộ ngư dân vùng cửa sông Thu

26

Bồn
3.5.

3.6.


3.7.

Cấu trúc kích thước của cá Móm gai ngắn (Gerres longirostris)
từ tháng 10 đến tháng 4 tại vùng cửa sông Thu Bồn
Cấu trúc kích thước của cá Móm gai dài (Gerres filamentosus)
từ tháng 10 đến tháng 4 tại vùng cửa sông Thu Bồn
Cấu trúc kích thước của cá Móm chỉ bạc (Gerres oyena) từ
tháng 10 đến tháng 4 tại vùng cửa sông Thu Bồn

28

28

29


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Đặc điểm hình thái họ cá Móm (Gerreidae)


6

1.2.

Đặc điểm miệng của họ cá Móm (Gerreidae)

6

2.1.

Các chỉ số đo trong phân loại cá

16

2.2.

Các chỉ số đếm trong phân loại cá

17

3.1.

Cá Móm gai dài (Gerres filamentosus)

22

3.2.

Cá Móm gai ngắn (Gerres longirostris)


23

3.3.

Cá Móm Nhật Bản (Gerres japonicus)

24

3.4.

Cá Móm chỉ bạc (Gerres oyena)

24

3.5.

Cá Móm lưng xanh (Gerres erythrourus)

25

3.6.

3.7.

3.8.

3.9.

3.10.


Sản lượng cá thuộc họ cá Móm (Gerreidae) của các loại nghề khai
thác ở mỗi hộ ngư dân vùng cửa sơng Thu Bồn
Cấu trúc các nhóm kích thước cá Móm gai ngắn (Gerres longirostris)
từ tháng 10 đến tháng 4 tại cửa sơng Thu Bồn
Cấu trúc các nhóm kích thước cá Móm gai dài (Gerres filamentosus)
từ tháng 10 đến tháng 4 tại cửa sơng Thu Bồn
Cấu trúc các nhóm kích thước cá Móm chỉ bạc (Gerres oyena) từ
tháng 10 đến tháng 4 tại cửa sông Thu Bồn
Sơ đồ phân bố bãi ương dưỡng nguồn lợi cá Móm (Gerreidae) tại
vùng cửa sơng Thu Bồn

27

30

32

34

36


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơng Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ
thống các nhánh sông nhỏ chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại (Hội An).
Phần hạ lưu của sông đã tạo nên nơi đây một vùng đất ngập nước rộng lớn, quan
trọng và đáng chú ý nhất là khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng lân cận với

hơn 500 hecta diện tích mặt nước. Các nhánh sơng Ba Chươm, sơng Cổ Cị, sơng
Đình, sơng Đị nối với sơng Thu Bồn đã tạo ra đa dạng các cồn gị như Thuận Tình,
cồn Tiến, cồn 3 xã, gị Hí, gị Già…, với các hệ sinh thái điển hình vùng nhiệt đới
như rừng ngập mặn và cỏ biển. Đặc biệt Rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn
các thôn 1, 2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh với diện tích hiện nay cịn gần 70 hecta (nếu
tính ln huyện Duy Xun). Khu vực đất ngập nước thuộc xã Cẩm Thanh khoảng
300 hecta trong đó khoảng 1/3 là đất và 2/3 là vùng ngập triều thuộc các thôn 1, 2, 3
và 8. Vùng đất ngập triều có độ sâu cho đến khoảng 1m khi triều thấp. Đây là vùng
phân bố quan trọng của rừng ngập mặn và cỏ biển của hạ lưu sông Thu Bồn. Hiện
nay diện tích phân bố của hai hệ sinh thái này khoảng 80 hecta. Dọc triền sơng phía
ngồi dừa nước, trên các cồn gò ở gần khu vực Cửa Đại, chúng ta còn gặp hệ sinh
thái cỏ biển với sự ưu thế tuyệt đối của loài cỏ Lươn (Zostera japonica) có lá khá
dài (đến 40 - 50 cm), diện tích phân bố trên 30 hecta, bao phủ gần hết các vùng triều
thấp ven triền sông của xã Cẩm Thanh, làm thành tấm thảm màu xanh khi triều
xuống. Một loài cỏ Xoan khác là Halophila beccarii làm thành các thảm mịn ven bờ
và phát triển lên đến vùng nước lợ dọc các kênh rạch. Ở vài nơi hai hệ sinh thái này
đan xen vào nhau rất lý thú như ở thơn 2 Cẩm Thanh. Các hệ sinh thái này có sự đa
dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều lồi động vật biển có giá trị,
nhất là các lồi tơm, cua, cá và động vật thân mềm. Các thảm cỏ biển là nơi sinh
sống và bắt mồi, ẩn nấp của ấu thể nhiều loài hải sản. Do đó, nơi đây vừa là bãi đẻ,
vừa là nơi dinh dưỡng của các loài sinh vật biển với nhiều loài hải sản và các loài cá
kinh tế như cá Mú, cá Móm, cá Dìa, cá Đối, cá Bống, cá Hanh… [3].
Cá Móm là một trong những lồi cá có giá trị kinh tế tương đối cao vùng cửa
sơng Thu Bồn. Đây là loại cá cho nhiều thịt, ăn rất ngọt và béo ngậy, không độc,


2
xương dễ gỡ, cá có vảy rất nhỏ, mềm và trong ẩm thực có thể ăn ln khơng cần
đánh vảy. Chính vì vậy việc bảo vệ và duy trì phát triển nguồn lợi cá Móm vẫn là
nguồn lợi bền vững là một vấn đề cấp thiết.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi
cá Móm (Gerreidae - Bleeker, 1859) tại vùng cửa sông Thu Bồn - TP.Hội An Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu nguồn lợi cá Móm (Gerreidae) vùng cửa sông Thu Bồn nhằm
cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho cơ quan quản lý có kế hoạch bảo vệ và khai thác bền
vững nguồn lợi này tại vùng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý chuyên ngành có
kế hoạch quản lý và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản ở đây, ngồi ra kết quả
nghiên cứu là thơng tin ban đầu cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo về
nguồn lợi cá trong tương lai.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71
km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn. Cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía
Đơng, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Tam Kỳ
khoảng 50 km về phía Đơng Bắc.
- Tọa độ địa lí: từ 15°15’26” đến 15°55’15” vĩ độ Bắc, từ 108°17’08” đến
108°23’10” kinh độ Đơng.
- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sơng Thu Bồn.
- Phía Tây và phía Bắc giáp Thị xã Điện Bàn.
- Phía Đơng giáp biển với bờ biển dài 7 km.
Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng diện
tích tự nhiên tồn thành phố) [24].
1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Hội An nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, sát khu vực bờ
biển, thành phố hình thành trên giải cồn cát của cửa sơng, địa hình tồn vùng có
dạng đồi cát thoải, độ dốc trung bình 0,015 [20]. Nhìn chung, địa hình Hội An thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia
thành ba vùng:
- Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi phường
Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường
Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đông Thị xã Điện Bàn (giáp các phường Điện
Nam, Điện Dương).
- Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm
Nam, Cẩm Châu và xã Cẩm Kim ở bờ Nam sơng Thu Bồn.
- Vùng sơng ngịi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh và các cồn nổi dọc
hạ lưu sông Thu Bồn [24].


4
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa
Vùng cửa sơng Thu Bồn nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nóng ẩm mưa nhiều và mưa theo mùa, nhiệt độ cao và ít chịu ảnh hưởng của
gió mùa đơng. Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng
Giêng năm sau và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét
mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài [12].
Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, nhiệt độ khơng khí ở
Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa đơng bắc, gió mùa
tây nam, gió mùa đông – đông nam) và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình năm là
25,60°C; nhiệt độ cao nhất 39,80°C; nhiệt độ thấp nhất 22,80°C. Độ ẩm tương đối
trung bình năm 83%, mùa khô 75%, mùa mưa 85%. Lượng bốc hơi trung bình 2107
mm/năm, lượng bốc hơi tháng lớn nhất 241 mm và lượng bốc hơi tháng ít nhất 119
mm. Tổng lượng mưa trung bình năm 2.504,57 mm. Tháng 10, 11 có lượng mưa
cao nhất từ 550 - 1.000 mm/tháng; vào các tháng 1, 2, 3, 4 có lượng mưa thấp nhất

23 - 40 mm/tháng. Lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm 3315 mm, lượng mưa
trung bình nhỏ nhất trong năm là 2212 mm, lượng mưa ngày lớn nhất là 332 mm,
tổng số ngày mưa trung bình trong năm là 147 ngày [12], [20].
1.1.4. Gió
Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đơng từ tháng 9 đến tháng 4
năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Hướng gió thịnh hành mùa hè là hướng
Đơng, hướng gió thịnh hành mùa Đơng là hướng Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung
bình là 3,3 m/s, tốc độ gió mạnh nhất là 40 m/s [12].
1.1.5. Đặc điểm thủy văn
Sông Hội An là đoạn cuối của sông Thu Bồn, chảy ra biển Đông ở Cửa Đại.
Đoạn chạy qua thành phố Hội An dài 8.5 km, rộng 120 – 240 m, đoạn qua thành
phố rộng 200 m. Diện tích lưu vực là 3510 km2, lưu lượng nước bình quân 232
m3/giây, lưu lượng lũ bình quân 5430 m3/giây, lưu lượng kiệt 40 – 60 m3/giây. Mực
nước ứng với lưu lượng bình quân +0.76, mực nước bình quân mùa lũ +2.48, mực
nước ứng với lưu lượng kiệt +0.19 [20].


5
Biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của biển miền Trung Trung
Bộ, mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần (bán nhật triều). Biên độ dao động của triều
trung bình là 0.6 m, triều lớn nhất là +1.4 m, triều nhỏ nhất là 0.00 m. Trong các
cơn bão có những đợt sóng có biên độ rất lớn, cao độ cao nhất của sóng lên đến 3.4
m ở khoảng cách 50 m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho vùng ven biển. Về mùa
khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây mặn ảnh
hưởng lớn cho vấn đề kinh tế của dân. Độ nhiễm mặn trung bình ở Hội An là 12 ‰,
rất ảnh hưởng tới sinh hoạt của nhân dân [20].
Tại Cửa Đại, biên độ triều bé nhất là 0,8 m và lớn nhất là 1,5 m. Tại vùng
cửa sơng Thu Bồn, do địa hình bằng phẳng nên ảnh hưởng của thủy triều vào rất sâu
trong lục địa tới 40 km. Mỗi khi thủy triều rút, cộng thêm tốc độ của dịng sơng, khả
năng đào sâu phần cửa sơng cũng như phá hủy bờ cũng được tăng cường. Đó là

nguyên nhân làm cho phần trong của Cửa Đại sâu đến hàng chục mét [10].
Cửa sông Thu Bồn được sở hữu vùng nước lợ. Nơi đây có sự pha trộn giữa
nước biển và nước ngọt từ các dịng sơng đổ ra. Do được hình thành từ hai nguồn
nước nên diện tích vùng nước lợ phụ thuộc vào mùa (mưa hoặc khô) và thủy triều.
Nồng độ muối vùng này luôn thay đổi. Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước
biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12‰) [9].
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ MĨM (GERREIDAE)
1.2.1. Đặc điểm sinh học cá Móm (Gerreidae)
a. Đặc điểm hình thái
Cá Móm có thân hình cao hoặc bầu dục dài, dẹp bên, vảy tròn lớn. Đầu nhỏ,
có vảy, mắt to, hai lỗ mũi trịn nhỏ; miệng nhỏ, nhô ra trước, co duỗi được; hai hàm
gần bằng nhau, khơng có xương phụ; răng dạng lơng nhung trên hai hàm. Tiền
mang răng cưa nhỏ hay trơn láng. Gồm một vây lưng duy nhất với IX – X gai và 9 –
18 tia mềm, vây hậu mơn thường có II – IV gai và 13 – 14 tia mềm. Vây lưng và
vây hậu mơn có vảy bẹ, vây đi chia hai thùy nhọn. Về màu sắc, cơ thể màu bạc
với các thanh dọc tối hoặc các đốm trên cơ thể trong một số loài [8], [22].


6

Nguồn: Fishbase, 2015
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái họ cá Móm (Gerreidae)

Nguồn: Fishbase, 2015
Hình 1.2. Đặc điểm miệng của họ cá Móm (Gerreidae)
b. Đặc điểm phân loại
Cá móm có danh pháp khoa học là Gerreidae hay còn gọi là cá Mojarra, là
họ Gerreidae trong bộ Cá Vược. Trong Tiếng Việt, chúng có tên gọi là cá móm là
vì miệng cá rất nhỏ và trơng vếu móm [25].



7
Theo Fishbase hệ thống phân loại của cá Móm (Gerreidae) được phân loại
theo cấp bậc.
Phân loại theo cấp bậc của cá Móm (Gerreidae)
Giới

Animalia

Ngành

Chordata

Dưới ngành

Verebrata

Liên lớp

Osteichthyes

Lớp

Actinopterygii

Phân lớp

Neopterygii

Bộ


Perciformes

Phân bộ

Percoidei

Họ

Gerreidae

Giống

Gerres

Họ cá Móm (Gerreidae) có đến 54 lồi, được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1. Một số lồi cá trong họ cá Móm (Gerreidae)
STT
1

Lồi
Deckertichthys aureolus

Tác giả
(Jordan & Gilbert,

Tên tiếng anh
Golden mojarra

1882)


2

Diapterus auratus

Ranzani, 1842

3

Diapterus brevirostris

(Sauvage, 1879)

4

Diapterus peruvianus

(Cuvier, 1830)

Peruvian mojarra

5

Diapterus rhombeus

(Cuvier, 1829)

Caitipa mojarra

6


Eucinostomus argenteus

Baird & Girard, 1855

Silver mojarra

7

Eucinostomus currani

Zahuranec, 1980

Pacific flagfin mojarra

8

Eucinostomus dowii

(Gill, 1863)

Dow's mojarra

9

Eucinostomus entomelas

Zahuranec, 1980

Dark-spot mojarra


10

Eucinostomus gracilis

(Gill, 1862)

Graceful mojarra

11

Eucinostomus gula

(Quoy & Gaimard,

Jenny mojarra

1824)

Irish mojarra


8
12

Eucinostomus harengulus

Goode & Bean, 1879

Tidewater mojarra


13

Eucinostomus havana

(Nichols, 1912)

Bigeye mojarra

14

Eucinostomus jonesii

(Günther, 1879)

Slender mojarra

15

Eucinostomus melanopterus (Bleeker, 1863)

Flagfin mojarra

16

Eugerres axillaris

(Günther, 1864)

Black axillary mojarra


17

Eugerres brasilianus

(Cuvier, 1830)

Brazilian mojarra

18

Eugerres brevimanus

(Günther, 1864)

Short fin mojarra

19

Eugerres castroaguirrei

González-Acosta &

Lacandon mojarra

Rodiles-Hernández,
2013

20


Eugerres lineatus

(Humboldt, 1821)

21

Eugerres mexicanus

(Steindachner, 1863)

22

Eugerres plumieri

(Cuvier, 1830)

Striped mojarra

23

Gerres akazakii

Iwatsuki, Kimura &

Japanese tenspined silver-

Yoshino, 2007

biddy


(Evermann & Seale,

Scaly

1907)

biddy

Iwatsuki, Kimura &

Gold sheen silver-biddy

24
25

Gerres baconensis

Gerres chrysops

Streaked mojarra

snouted

silver-

Yoshino, 1999

26

Gerres cinereus


(Walbaum, 1792)

Yellow fin mojarra

27

Gerres decacanthus

(Bleeker, 1864)

Small

Chinese

silver-

biddy

28

Gerres equulus

Temminck & Schlegel,
1844

29

Gerres erythrourus


(Bloch, 1791)

Deep-bodied mojarra

30

Gerres filamentosus

Cuvier, 1829

Whipfin silver-biddy

31

Gerres infasciatus

Iwatsuki & Kimura,

Nonbanded

1998

mojarra

whipfin

32

Gerres japonicus


Bleeker, 1854

Japanese silver-biddy

33

Gerres limbatus

Cuvier, 1830

Saddleback silver-biddy


9
34

Gerres longirostris

(Lacepède, 1801)

Strongspine silver-biddy

35

Gerres macracanthus

Bleeker, 1854

Longspine silverbiddy


36

Gerres maldivensis

Regan, 1902

37

Gerres methueni

Regan, 1920

Striped silver biddy

38

Gerres microphthalmus

Iwatsuki, Kimura &

Small-eyed

Yoshino, 2002

mojarra

39

Gerres mozambiquensis


whipfin

Iwatsuki & Heemstra,
2007

40

Gerres nigri

Günther, 1859

Guinean striped mojarra

41

Gerres oblongus

Cuvier, 1830

Slender silver-biddy

42

Gerres oyena

(Forsskål, 1775)

Common silver-biddy

43


Gerres phaiya

Iwatsuki & Heemstra,

Strong spined silver-biddy

2001

44
45

Gerres ryukyuensis

Gerres septemfasciatus

Iwatsuki, Kimura &

Ryukyu

banded

Yoshino, 2007

biddy

Liu & Yan, 2009

Seven-banded


silver-

silver

biddy

46

Gerres setifer

(Hamilton, 1822)

Small Bengal silver-biddy

47

Gerres shima

Iwatsuki, Kimura &

Banded silver-biddy

Yoshino, 2007

48

Gerres silaceus

Iwatsuki, Kimura &


Malayan silver-biddy

Yoshino, 2001

49

Gerres simillimus

Regan, 1907

50

Gerres subfasciatus

Cuvier, 1830

51

Parequula elongata

Iwatsuki, Pogonoski & Western silverbelly

Common silver belly

Last, 2012

52

Parequula melbournensis


(Castelnau, 1872)

Silverbelly

53

Pentaprion longimanus

(Cantor, 1849)

Longfin mojarra

54

Ulaema lefroyi

(Goode, 1874)

Mottled mojarra

Nguồn: Fishbase, 2015


10
c. Phân bố và nơi sống
Cá Móm sống trong vùng nước lợ, thường được tìm thấy ở các cửa sơng và
đầm phá ven biển. Họ cá móm thích hợp với môi trường sống tại rạn san hô, bãi đá,
cỏ biển, rừng ngập mặn. Cá trưởng thành thường ở các vùng nước ven biển mực
nước khoảng 50 m; cá con thường ở các cửa sông hoặc đầm phá chịu ảnh hưởng
của nước ngọt; chúng thích vùng nước nơng trên đáy cát, từ rạn san hơ vùng biển

nước lợ. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển từ 26 - 29°C. Cá có chiều dài khoảng 10
cm thì nó di chuyển vào các cửa sông và ở lại cho đến khi chúng trưởng thành. Cá
Móm thường xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm [22].
Trên thế giới, cá Móm phân bố rộng ở Ấn Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Hồng
Kông, Philippin, Indonexia, Xingapo. Ở Việt Nam chúng phân bố Vịnh Bắc Bộ,
Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ.
d. Thức ăn
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá Móm là động vật giáp xác nhỏ, giun nhiều tơ
và forams trên cát hoặc bùn cát đáy, sâu và ấu trùng côn trùng (Rainboth, 1996:
Woodland, 2001). Đạt chiều dài tiêu chuẩn 20 cm (Talwar và Jhingran, 1991). Cá
Móm thường sống thành đàn, len lỏi kiếm ăn xung quanh các vực nước lợ và các
rạn đá ven biển [22].
e. Vịng đời
Cá con đi vào các cửa sơng và các khu vực rừng ngập mặn và ở lại cho đến
khi chúng trưởng thành, lúc này chúng sẽ di chuyển ra biển. Tần số đẻ trứng rãi đều
khắp vùng [22].
f. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
Thân cá móm hơi tròn và được bao bọc bởi một lớp vảy bạc nhỏ óng ánh khá
đẹp. Đây là loại cá cho nhiều thịt, ăn rất ngọt và béo ngậy. Cá móm sống thành từng
đàn, len lỏi kiếm ăn ở các vùng nước lợ. Đây là lồi cá khơng những có giá trị kinh
tế mà cịn là nguồn thực phẩm tồn diện và giàu đạm cần thiết cho sự phát triển trí
tuệ, thể chất của con người [18], [25].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1876 sau khi H.F .Sauvage cơng bố cơng trình mơ tả một số


11
loài mới cá nước ngọt Việt Nam và Sauvage (1881) đã tiến hành nghiên cứu về khu
hệ cá ở Đông Nam Á và phát hiện ra một số loài mới ở Việt Nam và Campuchia, thì
việc nghiên cứu thành phần nguồn lợi cá ở Việt Nam mới được các nhà khoa học

quan tâm và tiến hành nghiên cứu nhiều hơn.
Theo thống kê của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản năm 1990 sản lượng cá
nước ngọt ở miền Bắc khoảng 42,393 tấn, ở miền Nam năm 1986 là 79,560 tấn. Đến
năm 1999 tính riêng cá ni nước ngọt sản lượng cá nước đạt 386,000 tấn (Bộ thủy
sản, 2000) [5].
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học năm 2006 số 209-214 với đề tài Nghiên cứu đặc
điểm sinh học dinh dưỡng cá Đối (Liza subviridis) của Nguyễn Hương Thùy, Lê Quốc
Việt, Lý Văn Khánh, Trần Thị Thanh Hiền và Phạm Trần Nguyên Thảo [17].
Đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá Bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816)
khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển ven bờ từ Nghệ An đến Bến Tre” năm 2007
của Chea Phala đã đánh giá được hiện trạng và biến động của nguồn lợi cá này [2].
Trong thời gian này, Nguyễn Phi Nam và Lê Đức Nam – Trường Đại học Nơng
Lâm Huế có cơng bố kết quả bước đầu về nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy [7].
Năm 2008, Nguyễn Thị Phi Loan đã thực hiện đề tài “Thành phần lồi cá ở đầm
Ơ Loan, tỉnh Phú Yên” đã xác định được 134 loài, 88 giống với 55 họ thuộc 16 bộ khác
nhau. Trong số đó, đã bổ sung 26 loài mới cho thành phần loài cá ở đầm Ơ Loan [6].
Nghiên cứu của Tơ Thị Mỹ Hoàng năm 2009 với đề tài “Đặc điểm sinh học của
một số loài cá bống phân bố ở tỉnh Sóc Trăng” kết quả nghiên cứu đã tìm được 9 lồi
cá Bống thuộc 3 họ phân bố ở Sóc Trăng, chiều dài tổng và trọng lượng cá có mối
tương quan chặt chẽ với nhau và quá trình thành thục của các loài cá bống chỉ xuất
hiện đến giai đoạn IV và giai đoạn II chiếm đa số, giai đoạn I thì rất khó xác định,
khơng xuất hiện các giai đoạn V, VI [5].
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, sản lượng khai thác cá biển ở
vịnh Bắc Bộ (chủ yếu ở nửa phía tây và bao gồm cả cá nổi, cá đáy) của các tỉnh từ
Quảng Ninh tới Quảng Bình liên tục gia tăng hàng năm, từ 191,7 nghìn tấn năm 2005
đến 253,3 nghìn tấn năm 2010 và 268,2 nghìn tấn năm 2011. Với tỷ lệ trên 83% là cá


12
nổi thì năm 2010 - 2011 sản lượng khai thác đối tượng này ở nửa Tây vịnh Bắc Bộ

đang ở mức 210 - 223 nghìn tấn/năm [14], [15].
Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá Kèo giống (Pseudapocryptes elongates
Curvier, 1816) ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng của Võ Thành Phát năm 2010 đã xác định
được ngư cụ dùng để khai thác cá Kèo giống là lưới đáy được làm từ hai loại lưới khác
nhau, phần than đáy được làm từ lưới cước đen và phần đuôi được làm từ lưới cước
trắng và kỹ thuật khai thác là đặt đáy ở độ sâu 1,5-2 m là thích hợp cho bãi bồi ven
biển, 2-3 m ven sơng, thời gian đặt đáy bình quân 3,3 giờ trên sông, 6,6 giờ ven biển
Vĩnh Châu và 3,7 giờ ven biển Bạc Liêu. Thu nhập từ khai thác cá Kèo giống mang lại
lợi nhuận đáng kể cho ngư dân hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng [11].
Năm 2011, Tân Thị Diệp Thư đã thực hiện Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học, sinh thái phân bố của cá Đối lá (Mugil ke laartii Gunther, 1861) ở vùng ven biển
tỉnh Quảng Nam [16].
Đề tài “Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia, tỉnh
Quảng Nam” của Vũ Thị Phương Anh (2011) đã kết luận thành phần lồi cá ở hệ
thống sơng Thu Bồn – Vu Gia, tỉnh Quảng Nam khá đa dạng. Đã xác định được 197
loài, 121 giống, 48 họ thuộc 15 bộ khác nhau. Số loài phong phú nhất thuộc về bọ
cá Chép (Cypriniformes) với 82 loài (chiếm 41,62%). Các họ cá chiếm ưu thế về
loài là Cyprinidae (69 loài), Belontidae (9 loài), Balitoridae (8 loài), Gobiidae (8
loài), Eleotridae (7 loài), Mugilidae (6 loài), Cobitidae (5 loài), Terapontidae (5
loài). Khu hệ cá ở sông Thu Bồn – Vu Gia, đã thống kê được 20 loài cá kinh tế
thuộc 17 giống, nằm trong 14 họ của 5 bộ khác nhau. Các lồi này đã góp phần hình
thành sản lượng khai thác của nghề cá ở sông Thu Bồn – Vu Gia. Trong thành phần
lồi có 7 lồi cá q hiếm được xếp vào bậc VU (sẽ nguy cấp), 1 loài xếp bậc EN
trong sách đỏ Việt Nam (2007). Ở hệ thống sơng Thu bồn – Vu Gia cịn có 8 lồi cá
nuôi nhập nội cho sản lượng kinh tế cao [1].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Thảo năm 2012 với đề tài “Đánh giá tiềm
năng nguồn lợi cá nổi vùng biển vịnh Bắc Bộ” đã xác định được vịnh Bắc Bộ là vùng
biển có khả năng lớn chuyển hóa và tích lũy năng lượng trong các sản phẩm sơ cấp và
thứ cấp, tạo ra nguồn lợi cá nổi nhỏ có trữ lượng tiềm năng1063 nghìn tấn/năm, có thể



13
khai thác ở mọi thời kỳ với giới hạn cho phép 573 nghìn tấn/năm, trong đó các tháng
vụ cá Nam có thể khai thác trung bình 54 nghìn tấn/tháng, vụ cá Bắc 41 nghìn
tấn/tháng. Riêng vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam, trữ
lượng tiềm năng nguồn lợi cá nổi nhỏ có khoảng 403 nghìn tấn/năm với khả năng khai
thác cho phép 216 nghìn tấn/năm, tập trung nhiều hơn trong các tháng vụ cá Nam.
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ở nửa phía Tây
vịnh Bắc Bộ tăng liên tục, hiện tại đã đạt và vượt giới hạn cho phép [14].
Cũng trong thời gian này đề tài “Nghiên cứu thành phần nguồn lợi cá khai
thác vùng ven bờ Đà Nẵng” của Đào Thị Phượng đã xác định được 33 lồi thuộc 25
họ, 9 bộ, trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất với số họ là 14 họ, với số loài là 18
loài chiếm 54,55%. Tiếp đến là bộ cá Trích, bộ cá Bơn, bộ cá Chình, bộ cá Đối. Các
bộ còn lại là bộ cá đuối, bộ cá Đèn Lồng, bộ cá Nheo, bộ cá Nóc mỗi bộ với duy
nhất tìm thấy 1 lồi chiếm 3,03%. Trong tổng số 33 loài được thống kê ở ven bờ Đà
Nẵng thì có đến 11 lồi cá có giá trị kinh tế [13].
Năm 2014, đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi cá có giá trị kinh tế khai thác ở
vùng rừng ngập mặn xã Cẩm Thanh – Hội An” của Nguyễn Thị Trung đã xác định
hiện nay có 5 loại nghề khai thác chủ yếu nguồn lợi cá ở rừng ngập mặn Cẩm
Thanh gồm Lờ Trung Quốc, nhủi, soi, trủ điện, lưới bén. Trong 23 loài thuộc 3 bộ,
16 họ khác nhau có 14 lồi cá kinh tế, trong đó bộ Cá Vược chiếm ưu thế nhất với
13 loài 9 họ. Tiếp đến là bộ cá Nheo chiếm 1 họ với 1 loài. Lịch thời vụ các loài cá
kinh tế trong năm thường bắt đầu từ tháng 2 [19].
Nhìn chung, trong nước ngày càng có nhiều cơng trình nghiên cứu về nguồn
lợi cá được các nhà khoa học tiến hành và cơng bố. Các nghiên cứu này cũng đã
góp phần làm dữ liệu cho các lĩnh vực khác nhau.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cá Móm (Gerreidae) tại Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo và cộng sự năm 2012 cho thấy tại vùng
biển Việt Nam nghiên cứu đã xác định được danh mục thành phần của 3 họ cá có ở
vùng biển Việt Nam là 50 loài thuộc 10 giống (trong đó họ cá Móm 11 lồi, 2

giống; họ cá Lượng 31 loài, 4 giống; họ cá căng 8 loài, 4 giống) [15].
Đề tài “Một số đặc điểm sinh sản của cá Móm gai dài - Gerres filamentosus
(Cuvier, 1829) ở vùng ven biển Quảng Bình” của Võ Văn Thiệp, Trần Thị Yên,


14
Nguyễn Thị Hương Bình, Huỳnh Ngọc Tâm năm 2014 đã kết luận tế bào trứng, tế
bào sinh dục đực của cá Móm gai dài trải qua 4 thời kỳ (các thời kì của tế bào trứng:
Thời kỳ tổng hợp nhân, thời kì sinh trưởng sinh chất, thời kì sinh trưởng sinh dưỡng
và thời kỳ chín; các thời kỳ của tế bào sinh dục đực: Thời kỳ sinh sản, thời kỳ sinh
trưởng, thời kì hình thành và thời kỳ chín) và 6 giai đoạn; các thời kỳ, các giai đoạn
này khác nhau giữa tế bào trứng và tế bào sinh dục đực. Sức sinh sản tuyệt đối của
cá Móm gai dài dao động từ 29.320 đến 46.000 tế bào trứng, phụ thuộc vào kích
thước của cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá Móm gai dài đạt trung bình 180,47
trứng/g cơ thể cá. Ở các nhóm tuổi với kích thước khác nhau thì sức sinh sản tương
đối cũng khơng giống nhau [18].
Cũng trong thời gian này với đề tài “Ghi nhận bước đầu về thành phần loài
cá thuộc bộ cá Vược ở hạ lưu sơng Sài Gịn – Đồng Nai” của Nguyễn Xuân Đồng,
Kiên Thái Bích Nga bước đầu đã ghi nhận được bộ cá vược ở hạ lưu sông Sài Gịn Đồng Nai có 81 lồi thuộc 56 giống, 32 họ. Trong số 81 loài cá ghi nhận được, đa
dạng nhất là họ cá bống trắng (Gobiidae) có 16 loài (19,75% tổng số loài). Tiếp đến
là họ cá đù (Sciaenidae) và họ cá bống đen (Eleotridae), mỗi họ có 6 lồi (7,41%). Họ
cá tai tượng (Osphronemidae) có 5 lồi (6,17%). Các họ cịn lại có số lồi dao động từ
1- 4 loài (1,23 - 4,94%). Đối với họ cá Móm đã xác định nơi đây gồm có 3 lồi: Cá
Móm lưng xanh - Gerres erythrourus (Bloch, 1791), cá Móm gai dài - Gerres
filamentosus (Cuvier, 1829), cá Móm gai ngắn - Gerres lucidus (Cuvier, 1830) [4].
Tại cửa sông Thu Bồn, Bùi Thị Ngọc Nở năm 2013 đã xác định được 145
loài cá nằm trong 113 giống thuộc 59 họ của 17 bộ khác nhau. Số loài ưu thế nhất
thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 86 lồi. Trong đó, đã xác định được 4 lồi cá
Móm là cá Móm gai dài (Gerres filamentosus), cá Móm gai ngắn (Gerres lucidus), cá
Móm chỉ bạc (Gerres oyena) và cá Móm Nhật Bản (Gerres japonicus) [9].

Nhìn chung, các đề tài chủ yếu là nghiên cứu về thành phần lồi thuộc họ cá
Móm, cũng như đặc điểm sinh học của chúng. Những thông tin cơ bản về loài này
thường chỉ dừng lại ở việc thống kê danh sách loài và đặc điểm sinh học của lồi.
Cho đến nay vẫn chưa có ai nghiên cứu về nguồn lợi cá Móm và cấu trúc kích thước
của từng loài qua các tháng.


15

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Họ cá Móm vùng cửa sơng Thu Bồn – Cẩm Thanh – Hội An – Quảng Nam.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các ngành nghề khai thác cá Móm (Gerreidae) vùng cửa sơng Thu Bồn
2.2.2. Thành phần lồi cá trong họ cá Móm (Gerreidae) khai thác vùng cửa sông
Thu Bồn
2.2.3. Năng suất và sản lượng từ nguồn lợi cá Móm (Gerreidae)
2.2.4. Cấu trúc kích thước các nhóm cá khai thác
2.2.5. Bãi ương giống nguồn lợi cá Móm (Gerreidae)
2.2.6. Sự thay đổi nguồn lợi
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp tham vấn cộng đồng theo từng nhóm nhỏ
Theo phương pháp tham vấn cộng đồng, chúng tôi tiến hành tổ chức tham
vấn theo nhóm, phỏng vấn khoảng 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 - 4 ngư dân chuyên
đánh bắt cá Móm (Gerreidae) tại cửa sơng Thu Bồn bằng các ngành nghề khác nhau.
Các thông tin tham vấn gồm: Các loại nghề khai thác cá Móm, năng suất, sản lượng,
doanh thu và mùa vụ khai thác, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực địa
Các mẫu cá được thu thập trực tiếp từ các thuyền đánh cá theo đủ loại nghề

đang hoạt động trong phạm vi vùng cửa sông Thu Bồn. Các thông tin liên quan
khác cũng được điều tra từ các ngư dân này. Một số mẫu cá thu ở các bến cá, chợ cá
được kiểm tra về địa điểm, thời gian và loại nghề đánh bắt để chắc chắn chúng được
khai thác ở vùng cửa sơng Thu Bồn. Sau đó tiến hành phân loại và xác định tên.
Tiến hành đo mẫu cá hàng tháng, mỗi lần đo 30 con mỗi loài để nghiên cứu
cấu trúc kích thước cá khai thác.
Thời gian lấy mẫu 7 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 04/2016).


16
2.3.3. Phương pháp phân loại cá
a. Phân tích các chỉ tiêu hình thái
Các chỉ tiêu hình thái (mm) cơ thể cá.

Hình 2.1. Các chỉ số đo trong phân loại cá
AG

Chiều dài tồn thân

cd

Chiều cao cán đi

AH

Chiều dài Smith

a’g

Chiều dài gốc vây lung


AE

Chiều dài thân

hi

Chiều dài gốc vây hậu môn

AB

Chiều dài mõm

kl

Chiều dài vây ngực

AD

Chiều dài đầu

mn

Chiều dài vây bụng

BC

Đường kính mắt

ef


Chiều dài xương hàm trên

EG

Chiều dài vây đuôi

OO

Khoảng cách giữa 2 ổ mắt

ĐF

Chiều dài cán đuôi

ab

Chiều cao thân

CD

Chiều dài sau ổ mắt

(P)

Trọng lượng cá


17
Đếm một số chỉ tiêu


Hình 2.2. Các chỉ số đếm trong phân loại cá
D (Dorsal)

Số lượng tia và gai vây lưng

V (Ventral)

Số lượng tia và gai vây bụng

A (Anal)

Số lượng tia và gai vây hậu môn

P (Pelvic)

Số lượng tia và gai vây ngực

C (Caudal)

Số lượng tia và gai vây đuôi

Số gai cứng của các vây ký hiệu bằng số La Mã, tia đơn khơng hố xương
và các tia vây phân nhánh ký hiệu bằng chữ số Ả Rập cách nhau bởi dấu phẩy.
-

Phân loại các loài cá thuộc họ cá Móm (Gerreidae) dựa trên đặc điểm

hình thái và sinh học trong cuốn sách “Động vật chí Việt Nam” của Đỗ Thị Như
Nhung, năm 2007, tập 17. Kết hợp đặc điểm hình thái và sinh học trang web

[8], [22].
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu trên cơng cụ Microsolf Excel.
- Sản lượng khai thác được tính
Sản lượng = Sản lượng vụ chính + Sản lượng vụ phụ
Sản lượng vụ chính = Năng suất trung bình vụ chính (kg/ngày đêm) * Số ngày khai
thác trung bình/tháng * Số tháng khai thác/năm * Số lượng ghe
Sản lượng vụ phụ = Năng suất trung bình vụ phụ (kg/ngày đêm) * Số ngày khai
thác trung bình/tháng * Số tháng khai thác/năm * Số lượng ghe


×