Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Các lớp từ vựng tiếng việt trong tiểu thuyết “đội gạo lên chùa” của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ MINH TÚ

CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Tú
(Khóa 2012 - 2016)


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn, tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Bùi Trọng Ngoãn
- người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình nghiên cứu
bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo khoa
Ngữ văn, Đại học - Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy và
giúp đỡ tơi hồn thành khóa học này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý
chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề
được tìm hiểu trong luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................12

NỘI DUNG ..............................................................................................................13
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................13
1.1 Các lớp từ vựng theo từ vựng học .....................................................................13
1.1.1 Xét theo theo nguồn gốc .................................................................................13
1.1.1.1 Từ thuần Việt ...............................................................................................13
1.1.1.2 Từ gốc Hán...................................................................................................14
1.1.1.3 Từ gốc Ấn – Âu ...........................................................................................15
1.1.2 Xét theo phạm vi sử dụng ...............................................................................16
1.1.2.1 Từ vựng toàn dân .........................................................................................16
1.1.2.3 Từ địa phương ..............................................................................................17
1.1.2.4 Biệt ngữ ........................................................................................................18
1.1.2.5 Thuật ngữ: ....................................................................................................18
1.1.3 Xét theo mức độ sử dụng ................................................................................19
1.1.3.1 Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực ..........................................................19
1.1.3.2 Từ cổ và từ lịch sử .......................................................................................19
1.1.3.3 Từ mới và nghĩa mới....................................................................................20
1.2 Các lớp từ vựng theo phong cách học................................................................21


1.2.1 Từ thi ca ..........................................................................................................21
1.2.2. Từ cũ ..............................................................................................................22
1.2.3. Từ Hán Việt ...................................................................................................23
1.2.4. Từ vay mượn ..................................................................................................26
1.2.5. Từ hội thoại ....................................................................................................28
1.2.6. Từ thông tục ...................................................................................................29
1.2.7. Từ địa phương ................................................................................................31
1.2.8. Từ láy .............................................................................................................32
1.1.9. Thành ngữ ......................................................................................................33
1.3 Giới thiệu chung về Nguyễn Xuân Khánh và cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa

..................................................................................................................................34
1.3.1 Nguyễn Xuân Khánh – Nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ .................................34
1.3.2 Đội gạo lên chùa – Đặc sắc văn hóa người Việt. ...........................................38
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ CÁC LỚP TỪ VỰNG TRONG ............................40
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA .............................................................................................40
2.1 Từ thi ca .............................................................................................................41
2.2 Từ cũ ..................................................................................................................43
2.3 Từ Hán Việt........................................................................................................45
2.4 Từ vay mượn Ấn – Âu. ......................................................................................49
2.5 Từ hội thoại ........................................................................................................55
2.6 Từ thông tục .......................................................................................................57
2.7 Từ địa phương ....................................................................................................59
2.8 Từ láy .................................................................................................................60
2.9 Thành ngữ ..........................................................................................................70
2.10 Biệt ngữ tín ngưỡng .........................................................................................72
CHƯƠNG 3: VAI TRỊ CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ
THUẬT CỦA TÁC PHẨM ĐỘI GẠO LÊN CHÙA ...............................................74
3.1 Vai trò của các lớp từ vựng đối với việc thể hiện bức tranh hiện thực xã hội...74


3.1.1 Bạch hóa một góc khuất của quá khứ .............................................................75
3.1.2 Một chân dung văn hóa của làng quê Bắc bộ .................................................77
3.2 Vai trò của các lớp từ vựng đối với các hình tượng nhân vật............................81
3.2.1 Những chân dung nhân vật phụ nữ được khắc họa bằng các mảng màu từ
vựng..........................................................................................................................81
3.2.2 Những điểm tựa tinh thần trong cách ứng xử của các nhân vật thể hiện qua hệ
thống biệt ngữ. .........................................................................................................85
3.2.3 Tính chân thật của nhân vật thể hiện qua lớp từ vựng khẩu ngữ, thơng
tục ............................................................................................................................88
3.3 Vai trị của các lớp từ vựng đối với phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Xuân

Khánh và đối với phong cách nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. ............................92
3.3.1 Vai trò của các lớp từ vựng đối với phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Xuân
Khánh. ......................................................................................................................92
3.3.2 Vai trò của các lớp từ vựng đối với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Xuân
Khánh. ......................................................................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................98


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồn cốt của một tác phẩm văn chương là ở những tầng nghĩa, là ở những tư
tưởng, ý tưởng; nhưng chất liệu để làm nên trạng thái hiện tồn của nó là ở những
tầng vỉa ngôn từ. Trông bể quặng ngôn từ ấy, mỗi nhà văn sẽ tinh luyện làm sao để
có được phần tinh hoa cần thiết để biểu đạt hết những điều muốn nói.
Có thể thấy, trong xu hướng phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng của dòng
tiểu thuyết văn hóa - lịch sử, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện
tượng nổi trội. Chùm ba trường thiên tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng
ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) đã minh chứng chân dung của một tiểu
thuyết gia hàng đầu. Nếu như Hồ Quý Ly hướng tới khái thác nhân chứng lịch sử,
Mẫu thượng ngàn hướng tới khai thác vấn đề phong tục thì Đội gạo lên chùa khai
thác vấn đề tôn giáo. So với hai cuốn tiểu thuyết trước thì Đội gạo lên chùa được
coi là thành công ở tầm mức cao hơn.
Đội gạo lên chùa không chỉ là một kho kiến thức sâu rộng về lịch sử, về tơn
giáo, về văn hóa và về cách suy nghĩ, tình cảm của con người Việt Nam trong
chiều dài lịch sử nước nhà qua nhiều giai đoạn khác nhau; mà còn là một cuốn từ
điển về ngôn ngữ, cụ thể hơn là về các lớp từ vựng rất giàu giá trị tu từ. Bằng việc
lựa chọn, tinh lọc, và sử dụng các lớp từ vựng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn
mà xuyên suốt một thời đoạn dài của lịch sử từ kháng chiến chống Pháp đến cải
cách ruộng đất rồi đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã được hiện lên với một cái

nhìn đa diện, nhiều chiều và vơ cùng sinh động, chân thực.
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ được sự
phong phú, đa dạng, cũng như những giá trị tu từ to lớn của các lớp từ vựng của


tiếng Việt. Đồng thời, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong việc
phát triển các lớp từ vựng tiếng Việt nói riêng và cho tiến trình vận động của văn
học Việt Nam nói chung.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Các lớp từ vựng tiếng Việt
trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” làm khóa luận tốt
nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
“Đội gạo lên chùa” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành và đã nhận được Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam - 2011.
Về mặt nội dung, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm
Đội gạo lên chùa, cụ thể như Đỗ Ngọc Yên trong bài Một cách kiến giải khác về
lịch sử dân tộc qua “Đội gạo lên chùa”: Chưa cần bàn đến nội dung của nó, xem
qua “hịn gạch nung” cịn nóng hơi hổi, vừa mới ra lò của cụ già U80 này, những
người nhát gan chắc sẽ phải ngất xỉu. Vừa là người rất quí trọng tài năng và đức độ
của cụ Khánh, lại là người cùng làm nghề viết mà tôi đã phải cật lực ra mất hàng
tháng trời mới đọc hết được “Đội gạo lên chùa”. Thực ra cũng chỉ mới đọc qua
thôi, chứ đọc kỹ và ngẫm về những điều cụ muốn gửi gắm ở đây, chắc là phải mất
hàng năm. Tuy nhiên, theo tôi điểm nổi bật nhất của “Đội gạo lên chùa” chính là ở
cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lấy một
phần câu ca dao Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư... để đặt
tên cho trường thiên tiểu thuyết của mình. Nhưng ông lại lấy bốn câu trong bài thơ
“Cư trần lạc đạo phú” của Vua Trần Nhân Tông, một vị vua duy nhất trong lịch sử
nước ta đã tự xuống tóc để lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được người
đời tôn vinh là ông tổ của Phật giáo Việt Nam để làm đề từ cho cuốn sách. Trong



đó, đáng chú ý nhất là câu: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên (tạm dịch: Ở giữa cõi trần
vui với Đạo hãy tùy duyên). Nếu tinh ý, người đọc có thể hiểu được dụng ý của tác
giả trong việc kiến giải lịch sử dân tộc, theo phương cách “tùy duyên”. (Một cách
kiến giải khác về lịch sử dân tộc qua “Đội gạo lên chùa”; trang
web:vanhocquenha.vn; ngày truy cập 12/4/2016)
Với nhà văn Hoàng Quốc Hải - người cũng đau đáu với những cuốn tiểu
thuyết lịch sử - nêu những điều tâm đắc của mình về cuốn tiểu thuyết của người
đồng nghiệp tài hoa: "Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất của văn hóa Việt,
đó là Mẫu thượng ngàn - hiện tượng văn hóa thuần Việt; và giờ đây là đạo Phật hiện tượng văn hóa du nhập nhưng đã được Việt hóa. Ðội gạo lên chùa cũng là lời
cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ của văn hóa Việt đang bị phá
hủy, đang dần biến mất". (Nguyễn Xuân Khánh “Đội gạo lên chùa”; trang web:
chuyentrang.tuoitre.vn; ngày truy cập: 12/4/2016)
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói về tác giả và tác phẩm Đội gạo lên
chùa: "Nhà văn phải cảm ơn nhà xuất bản vì đã in, cảm ơn bạn đọc vì đã mua và đã
đọc. Lý do: sách quá dày, quá nặng và không phải loại dễ đọc. Nhưng đọc rồi
người đọc sẽ cảm ơn nhà văn vì những gì ơng đã viết". (Nguyễn Xuân Khánh “Đội
gạo lên chùa”; trang web: chuyentrang.tuoitre.vn; ngày truy cập: 12/4/2016)
Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phê, in trong báo Phụ Nữ TPHCM số ra ngày
17-6-2011, Đội gạo lên chùa là một cuốn sách có sức nặng, rất nặng - cả về nghĩa
đen và nghĩa bóng. Vì tiểu thuyết dày tới 866 trang - hơn cả Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng ngàn - và qua số phận hàng chục nhân vật ở một làng quê quanh chùa Sọ,
tác giả miêu tả những biến động của xã hội Việt Nam suốt từ thời chống Pháp cho
đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa-xã hội,
triết lý nhân sinh. Ở tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh vẫn viết theo lối cổ điển,


mạch chuyện chủ yếu theo trình tự thời gian: sau cải cách là sửa sai, rồi hợp tác
hóa, tịng qn vào Nam, rồi thống nhất đất nước… Làng xóm, họ tộc, gia đình tan

rồi hợp với khơng ít tình tiết có thể gọi là ly kỳ… Những năm vừa qua, khơng ít
tiểu thuyết đã viết về đề tài tương tự, nhưng khác với các nhà văn khác, Nguyễn
Xuân Khánh đặt ngơi chùa và những nhà sư trong bối cảnh đó, lấy Phật giáo làm
điểm nhìn để soi rọi, suy ngẫm về các sự kiện đó, các nhân vật khơng chỉ đối đầu
theo kiểu “địch-ta” mà mỗi người cịn có cuộc đấu tranh gay go với lẽ sống, đạo lý
của mình, nhờ đó, Đội gạo lên chùa có ý nghĩa sâu rộng hơn, chạm đến những vấn
đề muôn thuở của kiếp người. (NGUYỄN XUÂN KHÁNH "ĐỘI GẠO LÊN
CHÙA"; trang web: trannhuong.net; ngày truy cập 12/4/2016)
Nguyễn Thị Phượng trong luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Quốc gia Hà
Nội “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa” đã khẳng định những giá
trị của cuốn tiểu thuyết về phương diện văn hóa. Tác giả dã trình bày khá đầy đủ về
những nét văn hóa đặc sắc trong cuốn tiểu thuyết này: văn hóa Phật giáo, văn hóa
làng quê, các khơng gian sinh hoạt, và hình ảnh của người phụ nữ lưu giữ những
nét đẹp Việt.
Nguyễn Danh Thực trong luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Quốc gia Hà
Nội “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ tâm thức Phật
giáo” đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu sự nhập thế của Đạo Phật trong lòng dân tộc
qua lịch sử thăng trầm của đất nước cụ thể trong tác phẩm Đội gạo lên chùa của
một người xuất gia. Ngồi ra, luận văn cịn nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân
vật qua: ngoại hình, hành động; ngơn ngữ và nghệ thuật xây dựng tính cách, tâm lý
nhân vật; nghệ thuật xây dựng người kể chuyện qua: ngơi kể, điểm nhìn trần thuật,
giọng điệu trần thuật…


Khác với bình diện nội dung, các khía cạnh nghệ thuật của Đội gạo lên chùa
chưa có nhiều nghiên cứu. Ngô Thị Hường trong luận văn chuyên ngành Văn học
Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội “Đội gạo lên chùa nhìn từ góc độ thi pháp thể
loại” đã nghiên cứu khá thành công thi pháp kết cấu và tổ chức không gian, thời
gian trong tiểu thuyết, đồng thời thể hiện rõ nét hiện tượng giao thoa về mặt thể
loại và sự thâm nhập của yếu tố lịch sử và văn học.

Trần Thị Hường, luận văn thạc sĩ Văn học, Đại học Thải Nguyên “Tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh trong thành tựu văn chương thời
đổi mới” đã nghiên cứu khá đầy đủ và sâu sắc những nét giá trị cả về nội dung lần
nghệ thuật trong tác phẩm này. Trong luận văn của mình, tác giả đã làm rõ những
đóng góp của tác phẩm về vấn đề khái quát văn hóa và lịch sử dân tộc, cũng như
những nét đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu, thế giới nhân
vật… Tuy nhiên, vì đề tài quá rộng, nên tác giả chỉ tập trung vào ngôn ngữ kể
chuyện, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật, mà khơng phân tích về năng
lực biểu đạt của ngơn ngữ.
Như vậy có thể nói, đã có rất nhiều bài báo, nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học về nội dung lẫn nghệ thuật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Về mặt
nghệ thuật, các cơng trình nghiên cứu trước đó chỉ dừng lại ở việc làm rõ về kết
cấu, cách tổ chức không gian, thời gian; cách xây dựng ngôn ngữ kể chuyện, đối
thoại, độc thoại. Với việc nghiên cứu và làm rõ các lớp từ vựng giàu giá trị tu từ
trong tác phẩm Đội gạo lên chùa, chúng tôi khẳng định đây là một đề tài mới mẻ,
và chưa có ai chạm đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các lớp từ vựng giàu giá trị tu từ trong cuốn tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa xét từ góc độ phong cách học.


Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê, định lượng, định tính.
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại
các lớp từ vựng, lấy đó làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị biểu đạt
của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa.
Sau khi đã khảo sát và thống kê chính xác, sử dụng phương pháp này để mở rộng,
đào sâu và bao quát hơn vấn đề nghiên cứu.



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1 Các lớp từ vựng theo từ vựng học
1.1.1 Xét theo theo nguồn gốc
1.1.1.1 Từ thuần Việt
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”: Ngồi
những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các
nguồn gốc Ấn – Âu, tất cả các từ còn lại thường được gọi là các từ thuần Việt.
Những từ được gọi là thuần Việt thường trung với bộ phận từ vựng gốc của tiếng
Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản nhất, chắc chắn phải tồn tại
từ rất lâu. Nếu so sánh bộ phận từ vựng thuần Việt với các từ tương ứng trong
tiếng Mường, các tiếng Tày – Thái và Môn – khơ me, người ta nhận thấy rằng
nhiều từ thuần Việt có sự giống nhau nhất định về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa với
các từ tương ứng trong các ngôn ngữ kể trên. Dựa vào đó, các nhà ngơn ngữ học
đã đưa ra nhiều giải thuyết khác nhau về nguồn gốc của tiếng Việt. Đại loại có ba
khuynh hướng chính như sau: Thứ nhất, cho rằng tiếng Việt bắt ngồn từ các ngôn
ngữ Môn – Khơ me (Nam Á). Thứ hai, cho tiếng Việt bắt nguồn từ các nguôn ngữ
Tày – Thái. Thứ ba, cho tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp của ngôn ngữ Nam Á và
Tày – Thái. Cho đến nay, vấn đề nguồn gốc của tiếng Việt chưa thể coi là đã ngã
ngũ. Tất cả các từ trong tiếng Việt có quan hệ nguồn gốc hay quan hệ tiếp xúc với
các ngôn ngữ Nam Phương và các từ chưa xác định được nguồn gốc đều được coi
là từ thuần Việt. [5;269]


Những từ sau đây có sự tương ứng với tiếng Mường: chớp, vực, thác, mồm,
vợ, chồng, ông, đàn ông, đàn bà, ăn, uống, cười, gói, lót, xách, bơi, lau, gỡ, đánh,
tắm, chạy, mua, bán, khát, dữ, hay, thường, vá, váy, trống, cơm, cây, gỗ, cau, cỏ,

gà, trứng, lợn, sừng, đuổi…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Tày – Thái: đường, rẫy, chắt,
bắt, cóc, buộc, ngắt, ngẫm, ngợi, bánh, mo, ngọn, méo…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Việt – Mường và Tày – Thái:
bão, bề, bát, tên, giặt, sống, may, phân, than, dao, trùm, ngà voi, đen, gạo…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Việt – Mường và Mơn – Khơ
me: trời, mây, mưa, sấm, sét, mù, rừng, đèo, dốc, khói, lỗ, đồng bằng, người, bàn
chân, đầu gối, da, tim óc, mẹ, mày, nó, bọn, nhá, ơm, cõng, đắp, cởi, mặc, phá, bôi,
bưng…
1.1.1.2 Từ gốc Hán
Theo Nguyễn Thiện Giáp, tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngơn ngữ có nguồn
gốc lịch sử lâu đời. Sự tiếp xúc của hai ngôn ngữ này bắt đầu từ khi bọn phong
kiến nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm nước ta. Trong quá trình tiếp xúc giữa
hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng ngôn ngữ rất lớn của tiếng
Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình. [5; 274]
Các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt (các từ Hán Việt)
là một bộ phận chủ yếu trong các từ ngoại lai của tiếng Việt. Nó bao gồm những từ
ngữ Hán Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại tiếp theo cho đến ngày
nay và những từ ngữ Hán Việt được cấu tạo ở Việt Nam.
Ngoài các từ Hán Việt ở trên, trong tiếng Việt cịn có một số từ gốc Hán
nhưng khơng đọc theo âm Hán Việt. Những từ này chiếm một số lượng ít, lẻ tẻ,


không làm thành hệ thống như các từ Hán – Việt. Những từ gốc Hán không đọc
theo âm Hán Việt có thể gồm những từ vào Việt Nam trước đời Đường – những từ
Hán cổ và những từ Hán Việt được Việt hóa
1.1.1.3 Từ gốc Ấn – Âu
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, số lượng các từ vay mượn gốc Ấn – Âu xuất
hiện khá nhiều.
Theo thống kê của các nhà làm từ điển, tỉ lệ các từ vay mượn gốc Pháp trong

tiếng Việt đứng hàng thứ hai sau gốc Hán.
Cũng như các từ vay mượn ở gốc Hán, các từ gốc Pháp khi đi vào tiếng Việt
có sự biến dổi về cách phát âm và chữ viết theo quy luật phát âm của tiếng Việt.
Nguyễn Thiện Giáp nhận định, mức dộ Việt hóa các từ ngoại lai gốc Ấn –
Âu không giống nhau. Những từ tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ thường được
Việt hóa nhiều hơn các từ tiếp nhận bằng con đường sách vở. [5; 289]
Đặc điểm của tiếng Việt là mỗi từ là một âm tiết, một thanh điệu, trong từ
khơng có phụ âm kép, khơng có âm câm. Nhiều từ Ấn – Âu vốn là đa âm tiết,
khơng có thanh điệu, khơng có phụ âm kép, có âm câm khi vào tiếng Việt đã biến
đổi đi, hoàn toàn giống diện mạo của một từ Việt. Ví dụ:
Gare  ga
Saucisse  xúc xích
Dame  đầm
Crème  kem
Carotte  cà rốt


Ngồi tiếng Pháp, chúng ta cịn mượn một số từ tiếng Anh như: meeting,
boxe, tennis…; một số từ tiếng Nga như: cơng-xơ-mơn, bơn-sê-vích, xơ-viết, xamơ-va…
Xã hội Việt Nam càng phát triển, sự giao lưu kinh tế rộng rãi với nhiều hình
thức trên thế giới đã địi hỏi phải có sự tiếp cúc ngôn ngữ giữa các nước. Việc dùng
các từ vay mượn, các thuật ngữ có tính quốc tế là một việc tự nhiên. Xu thế vay
mượn Ấn – Âu ngày càng tăng. Việc sử dụng những thuật ngữ khoa học mang tính
quốc tế là cần thiết. Song trong giao tiếp thơng thường nói chung, việc lạm dụng từ
vay mượn gây khó chịu cho người đối thoại, gây cười.
1.1.2 Xét theo phạm vi sử dụng
1.1.2.1 Từ vựng toàn dân
Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” đã đưa ra khái niệm: Từ
vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó vốn là từ chung cho tất cả
những người nói tiếng Việt thuộc các tầng lớp xã hội khác nhua. Đây chính là lớp

từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. [5;291]
Hay có thể nói: từ vựng tồn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái
niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống.
Ví dụ: Những từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, nắng, núi, sông…; những
từ chỉ bộ phận cơ thể người: đầu, mình, mắt, mũi, chân, tay; những từ chỉ hoạt
động thường: đi, đứng, nói, cười, sống, chết…
Về mặt nguồn gốc: vốn từ toàn dân của tiếng Việt có thể bao gồm các từ có
quan hệ với tiếng Môn – Khơ me như: sông, lớp, mũi…; với tiếng Thái như ngực,
vai, gà, bè…; có thể gồm các từ mượn Hán như: đầu, gan, góc…


Từ vựng tồn dân là bộ phận nịng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần
thiết nhất để diễn đạt tư tưởng trong tiếng Việt. Từ toàn dân là cơ sở để cấu tạo các
từ mới, làm giàu cho từ vựng tiếng Việt nói chung. Phần lớn các từ thuộc vốn từ
toàn dân là những từ trung hịa về mặt phong cách (tức là có thể được dùng trong
các phong cách chức năng khác nhau).
1.1.2.3 Từ địa phương
Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa
phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của ngơn ngữ nói hàng
ngày của một vùng nào đó chứ khơng phải từ vựng của ngôn ngữ văn học [5;293]
Các kiểu từ địa phương là: Từ địa phương dân tộc học, từ ngữ địa phương có
sự đối lập về ngữ âm nhưng có nghĩa tương ứng với từ toàn dân hoặc địa phương
khác.
Lưu ý rằng, có hiện tượng từ tồn dân trở thành từ địa phương (chốc, gấy…)
và ngược lại (chôm chôm, sầu riêng, đặng…). Các từ địa phương được vận dụng
trong các tác phẩm văn học để làm tăng sắc thái địa phương và có giá trị biểu cảm.
Ví dụ:
- Rứa là hết chiều ni em đi mãi
-…Răng không cô gái trên sông
- Đằng nớ vợ chưa đằng nớ

Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng từ ngữ địa phương. Gorki từng viết:
“Dùng từ mà chỉ nhân dân một vùng hiểu là sai lầm nghiêm trojng, là phản nghệ
thuật”


1.1.2.4 Biệt ngữ
Biệt ngữ là những từ được sử dụng hạn chế trong một cộng đồng xã hội,
thường mang sắc thái tín ngưỡng tơn giáo. [10;38] ví dụ:
- Biệt ngữ của người theo đạo Thiên Chúa: a-men: xin được như kiêng việc xác, kẻ
liệt (kẻ sắp chết), nhạt đạo…
- Biệt ngữ của người theo đạo Phật: bố trí, trì giới, Niết bàn, ta bà…
- Biệt ngữ trong triều đình phong kiến: bệ hạ, trẫm, ái khanh, ngự thiện, ngự ngơi,
quả nhân…
1.1.2.5 Thuật ngữ:
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, thuật ngữ là bộ
phận từ ngữ đặc biệt. Đó là hệ thống các từ và cụm từ cố định dùng để gọi tên các
khái niệm trong khoa học cụ thể. [5;308] Ví dụ:
- Hệ thống thuật ngữ tốn học: hàm số, tích phân,…
- Hệ thống thuật ngữ hóa học, triết học
Theo Đinh Trọng Lạc, trong cuốn “99 phương tiện và biện pháo tu từ tiếng
Việt”, thuật ngữ là những Từ và cụm từ chỉ những khái niệm khoa học, trong đó
phản ánh những thuộc tính trọng yếu và đặc trưng của đối tượng. [13;42]
Thuật ngữ có ba đặc điểm: tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Mỗi
văn bản khoa học cần sử dụng một hệ thống thuật ngữ riêng, không được lạm
dụng, tùy tiện, phải hiểu rõ nội dung khái niệm trước khi đem ra dùng.
Muốn định nghĩa thuật ngữ, cần hiểu tường tận về khoa học có thuật ngữ
này. Cơng việc này vượt q khả năng nhà ngơn ngữ học, địi hỏi phải có sự đóng
góp của các nhà chun mơn thuộc lĩnh vực tương ứng.



Thuật ngữ dẫu sao vẫn là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có
quan hệ với các từ khác trong hệ thống ngơn ngữ. Khi mà trình độ khoa học của
quần chúng được nâng lên thì màu sắc chuyên môn và phạm vi sử dụng hạn chế
của thuật ngữ sẽ khơng cịn đối lập hồn tồn với ngơn ngữ tồn dân.
1.1.3 Xét theo mức độ sử dụng
1.1.3.1 Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực
Theo Nguyễn Thiện Giáp, từ vựng tích cực là những từ ngữ quen thuộc, được sử
dụng thường xuyên trong phạm vi nào đó của việc giao tiếp bằng ngơn ngữ. [5;
327]
Từ vựng tiêu cực là những từ vựng ít dùng hoặc khơng được dùng. Nó bao gồm
những từ ngữ đã lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa được dùng
rộng rãi. [5; 328]
1.1.3.2 Từ cổ và từ lịch sử
Từ cổ là những đơn vị từ vựng đã tồn tại lâu đời trong quá khứ tiếng Việt
nhưng nay vì đã có những từ đồng nghĩa tương ứng tahy thế nên nó ít được sử
dụng hoặc khơng được sử dụng (Như vậy chính sự xuất hiện của các từ đồng nghĩa
tương ứng làm cho chúng trở nên lỗi thời) [5; 328]
Có thể thấy các loại sau:
Những từ cổ đã hồn tồn biến khỏi ngơn ngữ văn học hiện đại. Chúng chỉ
cịn trong các tác phẩm văn học cổ. Ví dụ: Bui (duy, riêng), áy (héo), khởi (khỉ), ru
(trợ từ)


Những từ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu
mờ vì chúng khơng được sử dụng độc lập. Ví dụ: bỏng (bé bỏng), vì (vì nể), han
(hỏi han), khơn (khó), chác (mua), nệ (cậu nệ), tác (tuổi), lệ (e, sợ)
Từ lịch sử là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong q khứ mà
những đối tượng đó hiện nay khơng cịn nữa, làm cho chúng trở nên lỗi thời.
[5;329]
Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật hiện tượng mất đi nên tên

gọi của các sự vật hiện tượng đó tự nhiên cũng ít dùng hoặc khơng được dùng nữa.
Ví dụ: thái thú, tuần phủ, tổng đốc, thái tử, cơng chúa, vương phi, thái hồng,
hồng thúc, trạng ngun, thám hoa…
Khác với từ cổ, từ ngữ lịch sử khơng có từ đồng nghĩa tương ứng trong vốn
từ tiếng Việt hiện đại. Bình thường chúng ít được sử dụng nhưng khi cần diễn đạt
những vấn đề có tính chất lịch sử (viết các hồi kí, tiểu thuyết lịch sử) thì chúng
được phụ nguyên.
1.1.3.3 Từ mới và nghĩa mới
Từ mới là những từ được hình thành và chưa bao giờ thuộc về lớp từ vựng
hoạt động. Dần dần với thời gian, những từ mới nhập vào vốn từ tiếng Việt hiện
đại. Chừng nào các từ đó được thu vào vốn từ tích cực, được sử dụng giao tiếp
rộng rãi thì chúng khơng còn là từ mới nữa. [5;334]
Trong thời đại hiện nay, do giao lưu kinh tế và hợp tác về nhiều mặt giữa các
dân tộc, nhiều sự vật mới, quan hệ xã hội mới được hình thành. Vì vậy trong hệ
thống tiếng Việt cũng hình thành nhiều từ mới.


Xu thế dùng từ cũ mà có nghĩa mới dựa vào sự mở rộng nghĩa của từ hiện
nay đang là xu thế phát triển trong tiếng Việt. Điều này thể hiện tính tiết kiệm
trong ngơn ngữ.
1.2 Các lớp từ vựng theo phong cách học
Phong cách học không miêu tả các lớp từ vựng theo các tiêu chí nguồn gốc, phạm
vi sử dụng, mức độ sử dụng như từ vựng học; mà chỉ hướng vào giá trị tu từ học
của các lớp từ vựng. Vì vậy, Đinh Trọng Lạc đã tập hợp chúng như sau:
1.2.1 Từ thi ca
Trong “99 phương diện và biện pháp tư từ tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc cho
rằng: Từ thi ca là từ được sử dụng chủ yếu trong thơ văn xưa, ngày nay nếu dùng
để chỉ những con người, sự vật hiện đại thì thấy kệch cỡm, buồn cười. Ví dụ: nàng,
chàng, giai nhân, tráng sĩ, chinh phu, ly tao, trầm tư, đồng vọng…[13;13]
Từ thi ca bao gồm cả những từ rút trong thơ cổ, có tính chất điển: giấc điệp,

chim xanh, hồng nhan, tri kỉ, tao đàn, mặc khách, tài tử, văn nhân. Thuộc vào loại
này có cả những từ được nâng lên mức tượng trưng: Cơ Tơ, hồng hạc, Trường
thành, Liêu Dương. Ví dụ:
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dịng lá thắm dứt đường chim xanh
(Nguyễn Du)
Phong cách thơ cổ có những từ của thơ cổ, phong cách thơ mới có những từ
của thơ mới. Có những câu thơ, câu văn miêu tả những nhân vậy, những tình cảm
hiện đại, nhưng tác giả lại lạm dụng cái ngơn ngữ thi ca cổ, cầu kì mà lại lỗi thời,
buồn cười


Lẽ dĩ nhiên, trong loại thơ trào phúng thì có những trường hợp khéo vận
dụng thơ cũ, đặt đúng chỗ, dùng đúng lúc một số từ của thơ văn xưa, có thể tăng
thêm chất trào lộng:
- Gớm cho cái sóng khuynh thành.
Làm cho nổ lốp gẫy vành như chơi.
- Phòng văn lạnh ngắt như đồng
Quạt trần mê mải vẫn lồng lộn quay.
(Thợ Rèn)
1.2.2. Từ cũ
Theo Đinh Trọng Lạc trong “99 phương diện và biện pháp tư từ tiếng Việt”:
Từ cũ là từ đã được sử dụng từ lâu đã chỉ đối tượng và khái niệm vẫn đang tồn tại.
Ví dụ: cao thâm (cao và sâu sắc), chính chun (một lịng chung thủy với chồng),
lao tâm (lao động trí óc một cách vất vả, căng thẳng), hữu sự (có biến cố), nhất
sinh (suốt đời), nhất đẳng (hạng tốt nhất – nói về ruộng đất), đại gia (dịng họ lớn
có tiếng tăm đời trước), đề khởi (nêu ra, nhắc đến).[13;14]
Ông cho rằng, từ cổ khác với từ cũ ở chỗ nó hồn tồn khơng được sử dụng
trong tiếng Việt hiện đại, mà chỉ xuất hiện trong những văn bản cũ, người đọc phải
xem chú thích mới hiểu. Ví dụ: âu (lo), khống (chịu), lăm (cố giữ), bui (chỉ huy)

Trong sáng tác văn học, những từ cũ được sử dụng như một phương tiện tu
từ để miêu tả, tái tạo cuộc sống. Nhiều khi chỉ cần điểm một vài từ cũ là tính cách
nhân vật cũng đã hiện ra rất rõ nét. Ví dụ: lời lẽ của nhân vật Huấn Cao trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân:


Chữ ta thì q thực. Ta nhất sinh khơng chỉ vì vàng ngọc hay quyền thế mà
ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ bình và một bức trung
đường cho người bạn thân của ta thơi. Ta rất cảm kích tấm lịng biệt nhỡn liên tài
của các người.
1.2.3. Từ Hán Việt
Trong cuốn “99 phương diện và biện pháp tư từ tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc
đã nói: Từ Hán Việt là từ Việt mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam (quy
ước thời Đường – Tống)[13;15]
Ngày nay trong kho từ ngữ tiếng Việt vẫn đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần
Việt và Hán Việt có nghĩa tương đương (đẳng nghĩa), khác nhau về mặt sắc thái ý
nghãi, về màu sắc biểu cảm, cảm xúc, bình giá, phong cách.
Ơng đã trình bày rất rõ sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa giữa từ Hán Việt và
thuần Việt. Từ Hán Việt do sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính
chất tĩnh tại, khơng gợi hình, khơng mang tính chất miêu tả sinh động. Từ thuần
Việt do có tính chất miêu tả cụ thể nên mang tính chất sinh động, gợi hình. So
sánh: thảo mộc (Hán Việt) và cây cỏ (thuần Việt), thi hài và xác chết, viêm và loét,
thổ huyết và hộc máu, thượng thổ hạ tả và miệng nơn trơn tháo.
Ngồi ra cịn có sự khác nhau về màu sắc biểu cảm – cảm xúc. Nhiều từ Hán
Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã, trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang
sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã. So sánh: phu nhân (Hán Việt) và vợ (thuần
Việt) khác nhau về sắc thái trang trọng và trung hòa, hi sinh và chết – sắc thái cao
quý, trang trọng và trung hòa, tạ thế và mất – sắc thái trang trọng và thân mật, hậu
mơn và lỗ đít – sắc thái thanh nhã và khiếm nhã.



Bên cạnh đó, cịn có sự khác nhau về màu sắc phong cách. Từ Hán Việt nhìn
chung có màu sắc phong cách gọt giũa và thường được dùng trong các phong cách:
khoa học, chính luận, hành chính. Từ thuần Việt nhìn chung có màu sắc đa phong
cách, một số chỉ thích hợp với phong cách sinh hoạt. So sánh phát biểu (Hán Việt)
và nói (thuần Việt) khác nhau về màu sắc gọt giũa và màu sắc đa phong cách, sơn
hà và núi sông – gọt giũa và đa phong cách, từ trần và bỏ xác – gọt giũa và khẩu
ngữ, khẩu phật tâm xà và miệng nam mô bụng một bồ dao găm – gọt giũa và khẩu
ngữ.
Một hệ quả trực tiếp của sự khác nhau về màu sắc phong cách nỏi trên là sự
đối lập giữa hai tính chất: cổ kính, khơng thơng dụng (của từ Hán Việt) – hiện đại,
thông dung (của từ thuần Việt). So sánh: quan sơn (Hán Việt) và xa xôi (thuần
Việt), thiên thu và mãi mãi, huynh đệ và anh em, bằng hữu và bạn bè
Để thấy rõ sự đối lập Tu từ học giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt, hay so
sánh thơ Bà huyện Thanh Quan và thơ Hồ Xuân Hương. Thơ Bà huyện Thanh
Quan là lối thơ tĩnh, sự vật đứng lại khơng cử động:
Thăng Long thành hồi cổ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thốt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu dài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước cịn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ


Cảnh đầy người đây luống đoạn trường
Những từ Hán Việt ở đây đã đưa đến cho ta cảm giác về sự thay đổi nói
chung của tạo háo, đưa đến một nổi buồn đứt ruột trước một sự tất yếu. Bức tranh
có nhắc đến bóng chiều, đến mặt trời, đến cỏ thu, đến ngày tháng, nhưng ở đây đã

thành tịch dương, thu thảo, tuế nguyệt, nên trở nên im lìm, phẳng lặng, tịch mịch
ngay khi miêu tả sự biến đổi.
Trái lại, trong thơ Hồ Xuân Hương ta thấy tính chất sinh động, tự nhiên với
lối hành động hóa, hình tượng hóa bằng những từ tượng hình:
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uống lưng cong ngã ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
(Đánh đu)
Ở đây, những từ láy đã diển tả tất cả những cái nhịp nhàng của hành động
Tả một cảnh tượng không có yên tĩnh hơn – nước giếng, Hồ Xuân Hương
vân thấy được cái hoạt động của nó:
Cầu trắng phau phau đơi ván ép
Nước trong leo lẻo một dịng sơng
Con gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le le tách giữa dòng.
(Giếng nước)


×