Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Khảo sát điều kiện phản ứng và kiểm tra độ tinh khiết trong tổng hợp aspirin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA

LÊ THỊ NGỌC CHIẾN

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG VÀ
KIỂM TRA ĐỘ TINH KHIẾT TRONG
TỔNG HỢP ASPIRIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Đỗ Thị Thúy Vân đã giao đề tài và tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cơ cơng tác
phịng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian nghiên cứu làm khóa luận.
Trong quá trình làm khóa luận, do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong Thầy, Cô bỏ qua và em mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của Thầy, Cơ để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và
kinh nghiệm cho bản thân sau này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày….. tháng ….. năm 2016
Sinh Viên


Lê Thị Ngọc Chiến

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

1

LỜI NÓI ĐẦU

5

1.

Lý do chọn đề tài

5

2.

Mục đích chọn đề tài

6

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


6

4.

Phương pháp nghiên cứu

7

4.1

Phương pháp lý thuyết

7

4.2

Phương pháp thực nghiệm

7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

8

Tổng quan về Aspirin

8


1.1.1 Tên gọi và nguồn gốc

8

1.1.2 Dạng thuốc và hàm lượng

9

1.1.3 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của Aspirin

10

1.1.4 Chỉ định điều trị

12

1.1.5 Cơ chế tổng hợp

12

1.1.6 Tiêu chuẩn của Aspirin

14

1.1.7 Cơ chế kết tinh lại Aspirin

15

2



1.2

Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến quá

15

1.3

Phương pháp đo HPLC

17

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

19

2.1

Hóa chất và dụng cụ

19

2.2

Các nghiên cứu thực nghiệm

19

2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu


19

2.2.2 Quy trình tổng hợp

20

2.2.3 Kiểm nghiệm Aspirin

20

2.2.3.1 Định tính Aspirin

20

2.2.3.2 Thử độ tinh khiết

21

2.2.3.3 Định lượng Aspirin

22

2.2.4 Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ đến quá trình

24

tổng hợp Aspirin
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


25

3.1 Kết quả tổng hợp và định tính

25

3.1.1 Kết quả tổng hợp Aspirin

25

3.1.2 Kết quả định tính Aspirin

26

3.2 Kết quả định lượng Aspirin

28

3.2.1 Định lượng bằng phương pháp trung hòa

28

3


3.2.2 Định lượng bằng phương pháp HPLC

30

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN


35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

4


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc sống càng hiện đại, nền khoa học ngày càng phát triển cùng với
những tiến bộ lớn đã làm cuộc sống của con người càng thay đổi. Đời sống tinh thần
vật chất càng nâng cao, đồng nghĩa với việc nhu cầu về chất lượng thuốc cũng phải
được nâng cao đáng kể nên đòi hỏi những nhà sản xuất phải nâng cao hiệu quả thuốc
chữa bệnh để nhằm đáp ứng với những nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhằm nâng cao hiệu quả thuốc trong quá trình điều trị, việc nghiên cứu các yếu
tố tác động từ mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến quá trình điều chế và bảo quản
dược chất như là: pH, nhiệt độ phịng thí nghiệm, nhiệt độ mơi trường pha chế, độ ẩm,
áp suất, độ hòa tan của dược chất, độ đồng đều,… luôn được đánh giá cao. Độ tinh
khiết của dược chất phản ánh chất lượng của thuốc, mức độ an toàn khi đưa vào sử
dụng.
Aspirin được phát hiện từ thế kỷ XIX, kể thừ đó đến nay nó được xem như là
thần dược trong việc ngăn chặn và cắt đứt cơn đau. Không những thế Aspirin còn được
xem là người bạn đồng hành với bệnh nhân tim mạch, bởi lẽ Aspirin không gây rối
loạn tim mạch. Với một người tim mạch khi sử dụng Aspirin sẽ an tồn hơn sử dụng
Paracetamol, một lượng Paracetamol 400mg có thể gây rối loạn nhịp tim và nguy cơ
gây tử vong cao gấp 3 lần so với sử dụng Aspirin ( theo các nhà nghiên cứu của Đại
Học Illinois Mỹ ). Sở dĩ Aspirin có cơng năng tuyệt vời này là do Aspirin có đặc tính

của một este do đó nó dễ dàng thủy phân trong mơi trường axit bên trong thành ruột,
quá trình này kèm theo sự cân bằng các enzim tổng hợp hoocmon gây ra triệu chứng
nhức đầu và những cơn đau. Sự cân bằng này thiết lập một trạng thái điều độ trong quá
trình tổng hợp các axit amin tiếp theo làm kìm hãm sự phát sinh quá mức các enzim

5


tổng hợp hoocmon gây triệu chứng nhức đầu và đau đớn do chấn thương. Chính vì vậy
cho đến ngày nay vai trị của Aspirin trong q trình điều trị vẫn khơng hề giảm sút, nó
vẫn ln giữ được vị trí của minh trong thế giới dược phẩm trị liệu. Aspirin thường
được dùng để trị đau nhức và sưng vì bất cứ lý do gì. Ví dụ sưng vì thấp khớp, trái tay,
trị đau tim vì bị nghẽn mạch vành tim, trị bệnh tai biến mạch máu não, tác dụng hạ sốt,
giảm đau, chống viêm, tác dụng lên tiểu cầu.
Thuốc giảm đau, kháng viêm luôn được sử dụng thường xuyên nên phải đảm
bảo tuyệt đối về độ tinh khiết cũng như là hiệu suất khi sản xuất Aspirin phải đạt ở mức
tối đa. Tuy nhiên, trong điều kiện phịng thí nghiệm ở các trường đại học hay các cơ sở
điều chế nhỏ, môi trường điều chế không ổn định, chất lượng hóa chất chưa tuyệt đối
nên dẫn đến việc điều chế Aspirin thu được hiệu suất tối đa là một điều khá khó khăn.
Vì vậy, việc khảo sát điều kiện phản ứng, thay đổi các thông số về môi trường, hàm
lượng hóa chất trong q trình điều chế để nhằm tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn
đề độ tinh khiết khơng cao trong q trình tổng hợp Aspirin ở phịng thí nghiệm thơng
thường là vơ cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc thử các giới hạn chất lượng định tính,
định lượng Aspirin nằm trong khoảng cho phép để kiểm định các chế phẩm đó có đạt
u cầu an tồn .
Từ thực tế đó, tơi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát điều kiện phản ứng và
kiểm tra độ tinh khiết trong tổng hợp Aspirin”.
2. Mục đích
Khảo sát điều kiện nhiệt độ trong phản ứng tổng hợp Aspirin nhằm thu được
Aspirin với hiệu suất tối ưu, độ tinh khiết cao.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến quá trình tổng hợp Aspirin và
các tiêu chuẩn Aspirin đạt được trong quá trình kiểm nghiệm.

6


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp lý thuyết:
Tổng quan các tài liệu, tư liệu, sách báo về quy trình tổng hợp Aspirin tiêu
chuẩn, quy trình kiểm nghiệm Aspirin theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam.
4.2 Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tổng hợp Aspirin trong phịng thí nghiệm: tổng hợp Aspirin đi từ
các nguyên liệu như acid salixylic , anhidric acetic,..
Xác định điều kiện nhiệt độ tổng hợp tối ưu nhất.
Phương pháp định tính :

+ xác định các gốc salixylat, acid acetic.
+ thử giới hạn tiêu chuẩn

Phương pháp định lượng : + phương pháp trung hòa
+ phương pháp đo HPLC.

7


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1 Tổng quan về Aspirin
1.1.1 Tên gọi và nguồn gốc: [1],[2]
Tên IUPAC hệ thống: 2-acetocybenzoic acid

CTPT : C8H9O4
Phân tử gam: 180.160g/mol

Là chất kết tinh khơng màu, ánh kím, hơi có mùi acid axetic, vị chua (hình 1.1).
Khó tan trong nước, dễ tan trong cồn, tan trong ete, cloroform, tan trong các dung dịch
kiềm.
Acid acetyl salixylic là acid 2-acetoxybenzoic, phải chứa khơng ít hơn 99,5% và
khơng nhiều hơn 101% tính theo chế phẩm đã làm khan.
Aspirin hay acetylsalicylic acid, là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm
chống viêm non- steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, có tác dụng chống
tập kết tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phịng ngừa đau tim và hình thành
cục nghẽn trong mạc (hình 1.2).

8


Hình 1.1 Tinh thể Aspirin.

Hình 1.2 Viên nén Aspirin.

Acetylsalicylic acid được tìm ra bởi nhà hóa học người Pháp Charles Frederic
Gerhardt vào năm 1853 và sau đó đặt tên là Aspirin. Tên hiệu Aspirin là do công ty
Bayer của Đức đặt cho, ngày 3/6/1899, Bayer đặt tên Aspirin như một nhãn hiệu hàng
hóa. Tháng 7/1899, Bayer bắt đầu quảng cáo cho Aspirin.
1.1.2 Dạng thuốc và hàm lượng
Trên thị trường, Aspirin tồn tại ở các dạng chế phẩm như:
+ Viên nén: 325 mg, 500 mg, 650 mg.
+Viên nén nhai được: 75 mg, 81 mg (hình 1.3).
+ Viên nén giải phóng chậm (viên bao tan trong ruột): 81 mg, 162 mg, 165 mg,
325 mg, 500 mg, 650 mg, 975 mg.

+Viên nén bao phim: 325 mg, 500 mg (hình 1.4).
Thành phần: trong mỗi viên bao phim tan trong
ruột chứa:
+ Aspirin : 81mg
Hình 1.3 Aspirin hàm lượng 81mg.

9


Hình 1.4 Aspirin hàm lượng 500mg.
1.1.3 Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của Aspirin:[3]
Acid acetylsalicylic (aspirin) có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm.
Aspirin được hấp thu nhanh với mức độ cao. Ở người lớn, nồng độ điều trị của acid
salicylic 30 - 60 mg/lít huyết tương cho tác dụng giảm đau và hạ sốt, 40 - 100 mg/lít
huyết tương cho tác dụng chống viêm. Do đó liều Aspirin thường dùng cho người lớn
là 500 mg để giảm đau nhẹ và vừa hoặc để giảm sốt và cho nồng độ salicylat 30 - 60
mg/lít huyết tương trong vòng nửa giờ, tồn tại trong 3 - 4 giờ. Ðối với bệnh thấp khớp,
nồng độ này không đủ, thường phải tăng liều hàng ngày tối đa tới 6 g. Liều trên 1 g
không làm tăng thêm tác dụng giảm đau.
Trong khi được hấp thu qua thành ruột cũng như khi ở gan và máu, Aspirin
được thủy phân thành acid salicylic, có cùng tác dụng dược lý như Aspirin. Với liều
500 mg Aspirin, nửa đời huyết tương là 20 - 30 phút với Aspirin, và 2,5 - 3 giờ với
acid salicylic. Khi dùng liều cao hơn, nửa đời acid salicylic dài hơn. Aspirin chỉ thải trừ
qua thận dưới dạng salicylat tự do hoặc liên hợp.
Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là enzyme chuyển
endoperocyd của PG G2/H2 thành thromboxan A2 (chỉ tồn tại trong 1 phút) có tác
dụng làm đơng vón tiểu cầu. Nhưng ở tế bào nội mạc lại có prostacyclin synthetase là
enzyme tổng hợp PG I2 (prostacyclin) có tác dụng đối kháng với thromboxan A2. Vì

10



vậy tiểu cầu chảy trong thành mạch bình thường khơng bị đơng vón. Khi nội mạc mạch
bị tổn thương thì PG I2 giảm, mặt khác tiểu cầu tiếp xúc với nội mạc bị tổn thương sẽ
giải phóng ra thromboxan A2 đồng thời phóng ra các “giả túc” làm dính các tiểu cầu
lại với nhau, đó là hiện tượng ngưng kết tiểu cầu làm cho máu đông lại.

Aspirin ức chế không thuận nghịch cyclooxygenase, do đó ức chế tổng hợp
prostaglandin. Các tế bào có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới sẽ có thể tiếp tục
tổng hợp prostaglandin, sau khi nồng độ acid salicylic giảm. Tiểu cầu là tế bào khơng
có nhân, khơng có khả năng tổng hợp cyclooxygenase mới, do đó cyclooxygenase bị
ức chế không thuận nghịch, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành. Như vậy Aspirin
ức chế không thuận nghịch kết tập tiểu cầu, cho tới khi tiểu cầu mới được tạo thành.

Aspirin còn ức chế sản sinh prostaglandin ở thận. Sự sản sinh prostaglandin ở
thận ít quan trọng về mặt sinh lý với người bệnh có thận bình thường, nhưng có vai trị
rất quan trọng trong duy trì lưu thơng máu qua thận ở người suy thận mạn tính, suy tim,
suy gan hoặc có rối loạn về thể tích huyết tương. Ở những người bệnh này, tác dụng ức

11


chế tổng hợp prostaglandin ở thận của aspirin có thể dẫn đến suy thận cấp tính, giữ
nước và suy tim cấp tính.

1.1.4 Chỉ định điều trị [5]
Aspirin được chỉ định để giảm các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sốt. Vì
có tỷ lệ cao về tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, nên Aspirin hay được thay thế bằng
paracetamol, dung nạp tốt hơn. Aspirin cũng được sử dụng trong chứng viêm cấp và
mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thối hóa)

xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
Nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu, Aspirin được sử dụng trong dự phòng thứ
phát nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những người bệnh có tiền sử về những bệnh này.
Aspirin cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Kawasaki vì có tác dụng chống
viêm, hạ sốt và chống huyết khối.
1.1.5 Cơ chế tổng hợp Aspirin [4]
Tổng hợp Aspirin là một q trình ester hóa giữa acid salicylic và anhydride
acetic trong môi trường acid.

12


Chất tham gia phản ứng ester hóa bao gồm:
+ Acid salixylic: là một acid monohydroxybenzoic, dạng tinh thể, không màu,
được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ, có chức năng như một hoocmon thực
vật.
Gây kích ứng mắt, mũi, da. Ngồi dùng để tổng hợp aspirin, cịn dùng trong điều trị
mụn trứng cá.
+ Anhydride acetic là một chất lỏng không màu, mùi hắc. Anhydride acetic thủy
phân tạo thành acid acetic. Gây kích ứng bỏng da, rối loạn hơ hấp.
+ Acid sunfulric là một acid vô cơ mạnh, dạng dầu, trong suốt , không màu,
không mùi. Gây bỏng nặng, ảnh hưởng tới đường, phổi.
Do lực hút điện tử mạnh của tác nhân benzen, nên phenol không thể tham gia
phản ứng ester hóa với các acid carboxylic, mà phải dùng acid chloride (HCl) hoặc
anhydride acid phản ứng một chiều, phản ứng chuyển phenol thành dạng phenolat
trong nước. Tuy nhiên khi có mặt nhóm cacboxyl trong nhân benzen, phản ứng của
nhóm dẫn xuất phenol với anhydride acid tiến hành trong môi trường có nước với một
ít acid sunfuric đậm đặc.

13



Cơ chế phản ứng:

Cơ chế phản ứng ester hóa là SN (CO): Nhóm Carbonyl của anhydride được
proton hóa, hình thành cation trung gian. Giai đoạn tấn công của nguyên tư oxygen trên
phân tử salicylic vào cation này, kèm theo giai đoạn proton hóa và tạo thành
CH3COOH. Cuối cùng, tách proton tái sinh xúc tác.
1.1.6 Tiêu chuẩn của aspirin[1]

Bảng 1.1 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Aspirin.

14


1.1.7 Cơ chế kết tinh lại Aspirin[2]
Aspirin là tinh thể đơn tà có độ tan trong nước là 0,33% ( ở 250C ) nên khả năng
hòa tan trong nước rất kém. Và CH3COOH tan vô hạn trong nước, nên cho hỗn hợp
vào phễu Buchner thêm nước lạnh vào để thu được tinh thể Aspirin kết tinh.
Tuy khả năng tan trong nước kém nhưng khả năng tan trong rượu tốt, do đó, ta
cho Aspirin chưa tinh khiết vào rượu và nước nóng thì Aspirin tan trong rượu, tạp chất
đi vào trong nước. Do nhiệt độ sôi của cồn thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của Aspirin
nên ta dễ dàng thu được Aspirin tinh khiết.
1.2 Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến quá trình tổng hợp:[6]
Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt lên tốc độ phản ứng hóa học. Đối với hầu hết phản
ứng khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên, nhiệt độ có ảnh hưởng khác
nhau lên tốc độ phản ứng
I. Đa số phản ứng
II. Phản ứng kêt thúc bằng sự nổ
III. Phản ứng xúc tác men

IV. Phản ứng oxi hóa cacbon
V. Phản ứng 2NO + O2 → 2NO2

15


Ta có hệ số nhiệt độ:
Gọi KT là hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T
KT+10 là hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T+10

Đối với phản ứng khi tăng nhiệt độ lên 100K thì hằng số tốc độ phản ứng tăng
xấp xỉ từ 2-4 lần. Khi nhiệt độ giảm, hằng số tốc độ cũng sẽ giảm. Quy tắc này chỉ gần
đúng trong khoảng nhiệt độ khơng cao, ít có giá trị khoa học.
Sau này Areniut dựa trên kêt quả thực nghiệm đã mô tả chính xác hơn ảnh
hưởng của nhiệt độ lên tốc độ phản ứng bằng phương trình:

16


Trong đó: A là hằng số được gọi là thừa số trước lũy thừa, có trị số riêng cho mỗi loại
phản ứng và không phụ thuộc vào nhiệt độ.
E* là năng lượng hoạt hóa
T,R là nhiệt độ tuyệt đối và hằng số khí lý tưởng.
Từ phương trình này, T nằm ở số mũ nên tăng rất nhanh, khi T tăng thì k tăng rất
nhanh, T giảm thì ngược lại.
Trong phản ứng thuận nghịch:

Trạng thái cân bằng đặc trưng bằng hằng số cân bằng:

Trong đó [A], [B],[C],[D] là nồng độ cân bằng của các chất.

Ở vị trí cân bằng khơng phải là cố định, một khi các yếu tố bên ngoài như nồng
độ, nhiệt độ, áp suất,.. thay đổi. Điều này gây ra sự dịch chuyển cân bằng hóa học theo
nguyên lý Le Chatelier : “ khi một phản ứng đã vào trạng thái cân bằng mà chịu sự tác
động về nhiêt độ, áp suất, nồng độ,.. thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại
sự thay đổi đó”.
1.3 Phương pháp đo HPLC [7]
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời năm 1967-1968 trên
cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. HPLC là một phương
pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã

17


được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn,
hay một chất mang đã được biến bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ.
Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ
nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ
phân hủy nhiệt.
Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, như phân tích các hợp chất
thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm,
dược phẩm, môi trường…

18


CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Hóa chất và dụng cụ
- Hóa chất: Acid salixylic , Anhydride acetic, dung dịch H2SO4 đậm đặc, etanol 960,
dung dịch FeCl3 5%, nước cất.
- Tiến hành pha các dung dịch clorid 5ppm, dung dịch HNO3 30%, dung dịch AgNO3

2%, dung dịch acid acetic băng, dung dịch HCl 0,5N, dung dịch NaOH 0,5N.
- Dụng cụ: erlen, ống nghiệm, bếp cách thủy, phễu Buchner, giấy lọc, đèn cồn, cân
phân tích, bình định mức.
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu

aspirin

2,5 g acid salicylic

Sấy 900C

+ 3,5 ml anhydride acetic
Đun nóng,khuấy

Tinh thể ướt

700C

lọc

Ester + tạp chất
tinh thể

3,43
Để nguội, thêm nước cất
Dung dịch + tinh thể

Lọc dưới
áp suất thấp


lọc

Tinh thể

+ cồn nóng

Dung dịch

khuấy đều

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

19


2.2.2 Quy trình tổng hợp[4]
- Chuẩn bị nồi cách thủy ở nhiệt độ cần khảo sát, giữ nhiệt độ này trong suốt quá trình
tổng hợp.
- Cho 2,5 g acid salixylic và 3,5ml anhydrit axetic vào bình tam giác 250 ml đã sấy
khô, lắc cho tan. Thêm 02 giọt H2SO4 đậm đặc, lắc đều. Cho ngay erlen vào nồi cách
thủy sao cho mực nước bên ngoài ngập đến cổ erlen. Đun cách thủy trong 30 phút,
thỉnh thoảng khuấy đều.
- Để nguội hỗn hợp và khuấy thêm 15 phút, khi phản ứng kết thúc thêm 20ml nước cất
vào hỗn hợp. Sau cùng làm lạnh trong nước đá để kết tinh hoàn toàn. Lọc bằng phễu
Buchner thu kết tủa.
- Cho Aspirin thô vào bình tam giác, thêm 8ml alcol 950. Đun cách thủy ở nhiệt độ cần
khảo sát, vừa đun vừa khuấy đều đến khi tan hồn tồn. Thêm vào đó 30ml nước nóng
ở nhiệt độ cần khảo sát, khuấy mạnh.
- Để nguội dịch lọc rồi làm lạnh trong nước đá. Lọc, thu kết tủa.

- Rửa aspirin trên phễu với nước cất lạnh cho đến khi nước qua lọc khơng có màu tím
tức khắc với dung dịch FeCl3 (nhỏ 1 giọt FeCl3 qua thành ống nghiệm đã chứa khoảng
0,5ml dịch lọc không được có màu tím). Rút khơ, sấy ở 900C.
2.2.3 Kiểm nghiệm aspirin[1]
2.2.3.1 Định tính aspirin
- Phản ứng đặc trưng của gốc salixylat:
Hịa tan bằng cách đun nóng 20mg tủa thu được từ phản ứng ở trên với 10ml
nước và làm nguội. Thêm 1 giọt dung dịch FeCl3. Dung dịch thu được sau cùng phải
đạt màu tím do nhóm -COCH3- sau khi bị thủy phân tạo thành nhóm –OH, nhóm –OH
này phản ứng với dung dịch FeCl3 sẽ cho ra dung dịch màu tím.

20


2.2.3.2 Thử độ tinh khiết
- Pha dung dịch A:
Đun sôi 1,0g chế phẩm với 25ml nước cất trong 5 phút, để nguội, thêm nước vừa đủ
50ml, lọc lấy dịch lọc (dung dịch A) để làm các kiểm định dưới đây
- Thử giới hạn clorid: không được quá 0,015%
Ống thử: lấy 8,3 ml dung dịch A, thêm nước cất vừa đủ 16ml.
Ống chuẩn: cho 10ml dung dịch chuẩn clorid 5ppm thêm nước cất vừa đủ đến 16ml.
Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch HNO3 30%, 0,5ml dung dịch AgNO3 2%, lắc đều.
Sau 5 phút, so sánh độ đục của 2 ống: ống thử không được đục với ống chuẩn.
Cho tủa AgCl trắng vón, khơng tan trong acid, kể cả các acid vô cơ đậm đặc như
HNO3, H2SO4. Với HCl đậm đặc có thể tan một phần. Ngồi ánh sáng, tủa bị đen một
phần do Ag+ bị khử thành Ag.
Ag+ + Cl-

H+


AgCl ↓trắng ( giới hạn clorid)

- Thử giới hạn sulfat: không quá 0,04%
Ống thử: lấy 9,4ml dung dich A , thêm nước cất vừa đủ 16ml
Ống chuẩn : lấy 15ml dung dịch chuẩn sulfat 10ppm , thêm nước cất vừa đủ 16ml
Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch HCl 3N, 1ml dung dịch BaCl2 5%. Lắc đều. Để yên
sau 5 phút quan sát, ống thử không được đục hơn ống chuẩn.
Tạo tủa trắng BaSO4, không tan trong acid vô cơ và acid acetic

21


Ba2+ + SO42-

H+

BaSO4 ↓trắng ( giới hạn sulfat)

- Giới hạn acid salicylic: không được quá 0,1%
Pha dung dịch acid salixylic chuẩn: hòa tan 10mg acid salixylic (TT), 0,1ml acid acetic
băng (TT) và ethanol 960 (TT) cho vừa đủ 100ml.
Ống thử: Hòa tan 0,1g chế phẩm trong 5ml cồn 960 lắc đều, thêm ngay 15ml nước cất
lạnh.
Ống chuẩn: 1ml dung dịch acid salixylic chuẩn, 4ml etanol 960 (TT), 15ml nước cất
lạnh.
Cho vào mỗi ống thử và ống chuẩn 0,05ml dung dịch FeCl3 0,5% (TT). Lắc đều. Sau 1
phút so sánh màu hai ống, ổng thử khơng được có màu thẫm hơn ống chuẩn.
2.2.3.3 Định lượng
- Dùng phương pháp trung hịa


Cân chính xác 0,5g chế phẩm cho vào Erlen thêm 10ml C2H5OH 960, thêm
(chính xác) 30ml NaOH 0.5N (đậy kín nắp để yên trong 5 phút).
Chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác trên bằng dung dịch HCl 0,5N trong
chỉ thị Phenolphtalein (1-2 giọt), dừng lại khi dung dịch mất màu hồng.
Tiến hành song song với mẫu trắng ở cùng điều kiện: Trong erlen cho 10ml
ancol, thêm 02 giọt phenolphtalein. Nếu ancol khơng màu thì cho thêm dung dịch
NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt (dùng công tơ hút hoặc pipét nhỏ
từng giọt và đếm số giọt 1 giọt = 0,05ml)

22


Dựa vào thể tích HCl và NaOH tham gia chuẩn độ rồi dùng cơng thức đương
lượng để tính hàm lượng Aspirin thu được có trong các mẫu.

𝑯=

𝐦 𝐚𝐬𝐩𝐢𝐫𝐢𝐧 𝐭𝐡ự𝐜 𝐭ế
𝐦 𝐚𝐬𝐩𝐢𝐫𝐢𝐧 𝐥í 𝐭𝐡𝐮𝐲ế𝐭

. 𝟏𝟎𝟎%

1ml NaOH phản ứng tương đương với 45,04mg C9H8O4.
- Dùng phương pháp đo HPLC
Sử dụng phương pháp định lượng HPLC nhằm xác định hàm lượng Aspirin
trong từng mẫu.
Pha dung dịch Aspirin mẫu chuẩn nhằm xác định đường chuẩn:
+ Pha dung dịch Aspirin chuẩn 1000ppm trong bình định mức 100ml
+ Từ dung dịch Aspirin chuẩn 1000ppm, ta pha dung dịch ở các nồng độ:
Dung dịch Aspirin 700ppm:


Dùng pipet hút 17,5 ml dung dich Aspirin chuẩn

1000ppm, cho vào bình định mức 25ml, thêm cồn 960 đến vạch.
Dung dịch Aspirin 600ppm: Dùng pipet hút 15ml dung dich Aspirin chuẩn 1000ppm,
cho vào bình định mức 25ml, thêm cồn 960 đến vạch.
Dung dịch Aspirin 500ppm : Dùng pipet hút 12,5 ml dung dich Aspirin chuẩn
1000ppm, cho vào bình định mức 25ml, thêm cồn 960 đến vạch.
Dung dịch Aspirin 400ppm: Dùng pipet hút 10 ml dung dich Aspirin chuẩn 1000ppm,
cho vào bình định mức 25ml, thêm cồn 960 đến vạch.
Dung dịch Aspirin 300ppm: Dùng pipet hút 7,5 ml dung dich Aspirin chuẩn 1000ppm,
cho vào bình định mức 25ml, thêm cồn 960 đến vạch.

23


Sau khi xác định đường chuẩn, tiến hành đo 15 mẫu Aspirin thu được, tính tốn hàm
lượng dựa vào diện tích pic mỗi mẫu, đối chiếu với đường chuẩn Aspirin vừa thu được.
2.2.4 Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ đến quá trình tổng hợp
- Chuẩn bị 5 mẫu Aspirin được tổng hợp ở các nhiệt độ 600C
- Chuẩn bị 5 mẫu Aspirin được tổng hợp ở các nhiệt độ 650C
- Chuẩn bị 5 mẫu Aspirin được tổng hợp ở các nhiệt độ 700C
- Xác định hàm lượng Aspirin ở từng nhiệt độ.

24


×