Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và kỹ thuật sử dụng, phòng trừ mối hại cây Bạch đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

ĐINH NGỌC TIỆP

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN THUỐC VÀ KỸ THUẬT
SỬ DỤNG, PHÒNG TRỪ MỐI HẠI CÂY BẠCH ĐÀN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nô ̣i - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------

ĐINH NGỌC TIỆP

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN THUỐC VÀ KỸ THUẬT
SỬ DỤNG, PHÒNG TRỪ MỐI HẠI CÂY BẠCH ĐÀN

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 60 52 24



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

Hà Nơ ̣i - 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mối là một trong những loại côn trùng gây thiệt hại nhiều nhất đối với
cây trồng, đê đập và các cơng trình xây dựng. Ngồi ra mối cịn làm giảm
tuổi thọ của các cơng trình xây dựng bằng cách gây ơxy hố các tấm sắt thép
trong tường do việc làm ẩm của chúng trong quá trình chúng đắp đất tạo
đường đi để đi kiếm thức ăn.
Theo các tài liệu đã được cơng bố, thì trên thế giới đã phát hiện được
khoảng 2700 loài mối phân bố chủ yếu ở Bắc và Trung Châu Phi, Nam Mỹ,
châu Á. Riêng ở các tỉnh bắc Trung bộ trở ra đã phát hiện được khoảng 61
kồi.
Vấn đề mối phá hoại các cơng trình xây dựng, kho tàng, khu bảo tồn di
tích, đê điều, cây trồng hiện nay là rất nghiêm trọng. Ở nước ta hiện nay chưa
có số liệu thống kê chính thức nào, nhưng thiệt hại hàng năm do mối gây ra
không phải là nhỏ. Để giảm thiểu thiệt hại do mối gây ra, ngày nay khoa học
đã nghiên cứu đưa ra rất nhiều các loại thuốc và các phương pháp diệt mối
khác nhau, trong đó có phương pháp diệt mối lây nhiễm rất hiệu quả, xong
phương pháp này chỉ áp dụng đối với các cơng trình xây dựng, đê, đập cịn
đối với việc phịng trừ mối hại cây trồng thì phương pháp này có ảnh hưởng
khơng tốt đến sự đa dạng sinh học. Như chúng ta đã biết vấn đề mối hại cây

trồng hiện nay là rất nặng nề, tuy nhiên cũng khơng thể phủ nhận được vai trị
của mối trong việc phân hủy cành cây, củi mục, gốc cây... làm tăng độ phì
cho đất, bên cạnh đó tổ mối và các đường mối đi kiếm ăn sẽ làm tăng lượng
khơng khí trong đất, ngồi ra mối cịn là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật
khác. Nếu áp dụng phương pháp diệt mối lây nhiễm đối với việc phòng trừ
mối hại cây trồng thì khơng có lợi lắm. Xuất phát từ thực tế này tôi tiến hành


2

đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn thuốc và kỹ thuật sử dụng, phòng trừ mối
hại cây Bạch đàn”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để tuyển chọn được
thuốc có hiệu lực và kỹ thuật sử dụng phịng trừ mối hại cây rừng trồng nói
chung và cây bạch đàn nói riêng, góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên rừng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Khái lược về mối
Mối là một loại cơn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về
chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo
cơ thể: mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối có tập
tính phức tạp, có cách xây tổ rất tinh vi, tuỳ theo chủng loại, có mật mã thông
tin nhậy cảm để điều khiển hoạt động nhịp nhàng của tổ. Cơ thể mối gồm 3
phần: đầu, ngực, bụng với ranh giới rõ rệt, dính nhau bằng các tấm màng
đệm, vỏ cơ thể có cấu tạo cutin rắn chắc nhưng rất mềm dẻo ở phần giữa các

đốt và các phần phụ chuyển động.
Mối thường sống thành những tập đồn lớn có tổ tới 1- 2 triệu con. Một
số xây tổ ở rất cao. Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ chiều dài
khoảng 10cm và là một cỗ máy đẻ thực sự. Đơi khi, nó cịn đẻ tới 360.000
trứng mỗi ngày. Nó khơng thể cử động được và được các mối thợ chăm sóc
và ni dưỡng. Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống,
với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có
cánh, nó bay ra khỏi tổ, nơi nó đã sinh ra. Đó là sự chia đàn. Nó hạ cánh ở
một nơi nào đó, hai cánh bị mất đi và kết đôi với một con đực. Như vậy,
chúng đã tạo ra được một tập đoàn mới. Sau lần cặp đôi và đẻ trứng đầu tiên,
mối chúa chỉ đẻ 5 – 25 trứng, tùy theo loài. Sức sinh sản này tăng dần theo
tuổi. Một số loài có khả năng duy trì tuổi thọ của đàn tới gần 100 năm.


4

Hình 1.1 . Mối chúa
Mối thợ thường nhỏ hơn các thành viên khác trong đàn nhưng số lượng
lại đông hơn. Chúng có nhiệm vụ xây dựng và sửa chữa tổ, chuẩn bị thức ăn
và nuôi dưỡng các thành viên khác trong đàn. Chúng coi sóc trứng, ấu trùng
và nhộng.

Hình 1.2. Mối thợ

Mối lính có cái đầu rất to. Một số mối lính được trang bị bộ hàm giống như


5

một cặp kéo, một số khác lại có một bộ hàm giống như mỏ. Mối lính có

nhiệm vụ bảo vệ tổ mối. Kẻ thù chính của mối là kiến

Hình 1.3. Mối lính
Tổ mối được mối thợ làm từ đất trộn với nước bọt và phân. Tổ mối
được bao bọc bởi 1 lớp tường thành bên ngoài rất cứng. Giữa bức tường thành
này và tổ mối được bố trí những đường dẫn cho phép khơng khí có thể lưu
thơng được. Phần trung tâm của tổ được chia thành vô số các phòng. Một
phòng lớn được dành cho mối chúa liên tục đẻ trứng. Những phịng khác dành
để ni ấu trùng và nhộng mối. Ngồi ra cịn có các nhà kho để đồ dự trữ và
các phịng chứa chất thải.
1.2. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng ở nước ngoài
Mối là một trong những côn trùng gây hại đối với cây trồng ở hầu hết
các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Malaixia, Indonesia, ấn Độ, Châu Phi, Châu Mỹ…
Vấn đề mối hại cây trồng được quan tâm ở nhiều nước, người ta đã xác
định được nhiều loài mối hại cây trồng, riêng ở ấn Độ người ta cơng bố 38
lồi mối gây hại cây trồng (Theo thống kê ước tính hàng năm trị giá số cây
cốc bị mối làm hại tại quốc gia này lên tới 280 triệu rupi).
Nhiều loài cây trồng bị mối hại là cà phê, chè, cao su, ca cao, bạch đàn,
keo, mía, cây họ đậu…Mỗi lồi cây có các đối tượng gây hại khác nhau và
thay đổi theo vùng


6

Tác hại của mối đối với cây trồng thường được các tác giả nước ngồi
mơ tả với 5 hình thức: mối cắn gẫy thân cây ở gần gốc, gặm mất vỏ thân cây
thành vòng, xâm nhập và cắn đứt rễ cây, đục thành hang làm rỗng thân và rễ
cây, gặm làm thui chồi của cây mới trồng.
Các tác giả cho rằng mối gây hại cho cây trồng nặng nề nhất ở giai

đoạn mới trồng, đặc biệt ở giai đoạn dưới 1 tuổi. Thời điểm mối gây hại nặng
nhất cho cây trồng vào các tháng mùa khô.
Mức độ hại của mối đối với cây non có thể dẫn tới tỷ lệ chết do mối là
80%, sự sụt giảm năng suất có thể tới 20% đối với nhiều loại cây. Tuy nhiên,
chưa thấy tài liệu nào nói rõ về phương pháp tính được ảnh hưởng của mối
đối với cây trồng khi loại trừ được ảnh hưởng của mối một cách thuyết phục.
Giải pháp phòng trừ mối hại cây trồng thường được đưa gia dưới dạng
giải pháp phịng trừ tổng hợp. Các hố chất được các tác giả khuyến cáo
thường là các hợp chất BHC, aldrrin. Gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ người ta đã sử
dụng phương pháp dùng bả độc để diệt mối cho rừng trồng.

Tanzania- Châu Phi

QuintanaRoo-Mexico

Mexico

Hoa Kỳ

Hình 1.4. Một số hình ảnh mối hại cây trồng các nước trên thế giới


7

Bảng 1.1 : Mức độ thiệt hại đối với cây trồng do mối gây ra ở một
số vùng trên thế giới
TT Loại cây
1

Chè


2

Cacao

Thiệt hại
15% năng suất

Vùng
Assaam

20 -25% cây non bị hại Africa

Tác giả
Das, 1962
Africa.Cocoa research
insitute

34 -100% cây non bị Malawi

Chilima,1991 Thakur

chết

& Sensarma, 1980

40% mầm bị phá huỷ, India

Avasthy,1967, Harris,


35% năng suất bị mất

1971

27% cây non bị chết, Tanzania

Harris, 1971

3

Bạch đàn

4

Mía

5

Ngơ

6

Lạc

10% năng suất bị mất

Nigieria

Sands, 1962


7

Bông

30% cây bị hại

Arab

Wood, 1987

8

Dừa

75%cây bi nhiễm mối

India,

Haris, 1971

19% năng suất bị mất

Zanzibar

1.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại cây trồng ở nước ta.
Ở nước ta, tuy là nước nóng ẩm nhưng các dẫn liệu về mối hại cây
trồng cịn ít. Thành phần về mối hại cây trồng đã được Nguyễn Đức Khảm
(1975) công bố khoảng hơn 10 loài mối hại cây trồng ở Miền Bắc, Nguyễn
Văn Quảng (1999) cơng bố có 38 lồi mối hại cây ở Xuân Mai ( Hà Tây). Khi
nghiên cứu xử lý mối hại cây cà phê ở Lâm Đồng, Vũ Văn Tuyển (1991)

cơng bố có 6 lồi mối hại cây cà phê ở đây. Trong các tài liệu này ông đã mô
tả các ảnh hưởng của mối đối với cây và cho rằng những cây bị mối hại cho
quả ít, hạt nhỏ nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể, Trịnh Văn Hạnh (2008)
Nghiên cứu phòng trừ mối hại cây công nghiệp ( cà phê, cao su) và cơng trình


8

thuỷ lợi ở các tỉnh Tây Nguyên, đã xác định được 5 lồi mối gây hại chính
cho cây ca cao, cà phê, cao su. Bùi Thị Thuỷ ( 2007) Bước đầu nghiên cứu sử
dụng 3 chủng vi nấm Metarhizium M1, M2, M5 để diệt mối hại cây con lâm
nghiêp, đã xác định được các loài mối hại cây con lâm nghiệp chủ yếu ở Trạm
thực nghiệm Cẩm Quỳ và Trạm Đá Chông – Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng tại Ba Vì, gồm nhiều lồi thuộc 2 giống: Odontotermes và Macrotermes
thuộc họ mối đất (Termitidae). Chúng gây hại chủ yếu đối với thơng, bạch
đàn và keo, trong đó thơng bị chúng gây hại làm chết hàng loạt cây con ở
vườn ươm và rừng mới trồng. Theo thống kê, hầu hết các nơi trồng bạch đàn
ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hồ Bình, Bắc Giang, Thanh Hố, Nghệ An
đều bị mối phá hại.
Ở Tây Nguyên, Nguyễn Văn Quảng (2007) nhận thấy: Mối gây hại lớn
đối với cây cao su, cà phê, ca cao. Với cây cao su mối tấn công vào rễ và phần
gốc của cây dưới 2 năm tuổi làm cây sinh trưởng chậm. Khi cây cao su ở độ
tuổi từ 5 năm trở lên, ảnh hưởng của mối không đáng kể. Ở cây cao su đang
khai thác mủ, mối có thể tấn cơng vào trong thân cây qua vùng cây bị thương
tổn làm cây chết hoặc giảm khả năng phát triển bình thường của cây. Với cây
ca cao, mối tấn công làm cụt rễ hoặc cắn ngang thân cây làm cây chết ở giai
đoạn mới trồng. Giai đoạn cây 5 tuổi, mối gây hại làm giảm khả năng sinh
quả. Với cây cà phê, những năm đầu của vườn cà phê mới đốn tỉa, mối làm
giảm đáng kể khả năng cho quả. Năng xuất của cây bị mối Microtermes phá
hại chỉ bằng 2/3 so với cây không bị hại.

Thấy được tác hại của mối đối với cây trồng, đã có một số cơng trình
nghiên cứu các biện pháp xử lý đối với mối hại cây trồng. Vũ Văn Tuyển
(1991) đã đưa ra biện pháp xử lý tại tổ mối ở vườn cà phê trong đó có biện
pháp tìm tổ mối, diệt tổ mối bằng thuốc nước, xông hơi, lây nhiễm. Nguyễn
Chí Thanh (1990) đã đưa ra biện pháp xử lý mối hại cây chè bằng thuốc lây


9

nhiễm. Tạ Kim Chỉnh (1991) đã thử nghiệm biện pháp diệt mối Odontotermes
hainanensis hại cây vải thiều bằng chế phẩm vi nấm, Bùi Thị Thuỷ (2007) Sử
dụng vi nấm Metarhizium để diệt mối hại cây con lâm nghiệp, Trịnh Văn
Hạnh (2008) đã đưa ra giải pháp xử lý phòng trừ mối cho cây công nghiệp
trong giai đoạn kinh doanh là dùng mồi nhử để nhử mối sau đó tiến hành cho
bả BDM08. Cho đến nay các biện pháp này chưa được phổ biến rộng rãi ở
nước ta.
1.4. Tình hình nghiên cứu về các phương pháp phòng trừ mối ở nước ta
và trên thế giới
1.4.1 Các phương pháp phòng trừ mối cho cơng trình đã xây dựng
Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
và đề xuất nhiều phương pháp phòng trừ mối: Esenther, Copell (1964),
Hannel (1981,1982), Hanel và Waston (1983), Lý Thùy Mỹ (1958), Thái
Bàng Hoa (1964), Nguyễn Thế Viễn và Nguyễn Xuân Khu ( 1964), Nguyễn
Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển(1985), Nguyễn Chí Thanh (1971,1994,1995)
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên có thể chia thành các
phương pháp phịng trừ mối cho cơng trình đã xây dựng là:
+ Diệt mối theo phương pháp lây nhiễm: Lợi dụng quan hệ cộng đồng
mật thiết trong tổ mối, nếu thu hút được một lượng mối thợ và mối lính xuất
hiện tập trung ( ít nhất khoảng 20% tổng số cá thể mối), sau đó tác động bằng
một nhân tố gây độc tác động chậm với một lượng thích hợp để mối chạy

được về tổ, trước khi chết chúng sẽ gây lây nhiễm sang các cá thể khác, gây
mất cân bằng sinh thái trong tổ mối. Kết quả là tổ mối sau một thời gian ngắn
sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
+ Phương pháp ngâm tẩm: ngâm tẩm các hoá chất vào trong cấu kiện gỗ
bằng phương pháp ngâm thường hoặc dùng áp lực


10

+ Phương pháp cách ly cơng trình: Xung quanh cơng trình có một hào
đất liên tục, khép kín đã được trộn hố chất
+ Phương pháp xơng hơi: Cơng trình đã được bịt kín tồn bộ, sau đó
dùng hơi nóng hoặc hố chất có khả năng thăng hoa để xử lý
+ Phương pháp vật lý kết hợp hoá học hoặc sinh học: dùng các thiết bị
chun dụng để dị tìm ra tổ, sau đó khoan và phun thuốc sát trùng hoặc chế
phẩm vi nấm vào để diệt mối, cuối cùng dùng thiết bị chuyên dụng để phụt
vữa bịt kín tổ mối lại . Đây là phương pháp hiện đại để phát hiện tổ mối,
nhưng đối với tổ mối mới hình thành. Độ rỗng của tổ nhỏ, tổ phụ có đường
kính nhỏ mà thiết bị chuyên dùng khó phát hiện nên có khi bỏ sót , cũng có
thể đó là nguyên nhân của tổ phụ và tổ mối có đường kính cịn nhỏ được phục
hồi, phát triển và lớn lên xâm nhập vào cơng trình xây dựng. Một điều cũng
cần chú ý là dùng những thiết bị hiện đại thì kinh phí tốn kém và địi hỏi
người dùng thiết bị phải có trình độ kỹ thuật nhất định.
Hiện nay trên thế giới, ở những quốc gia phát triển đã ứng dụng những
kỹ thuật hiện đại để phòng và diệt mối, như ở Hoa kỳ, người ta sử dụng rất
phổ biến hệ thống ống dẫn độc (Soil poison pipe system) để độc hóa đất, hệ
thống này được chôn trong đất và chạy theo nền móng. Định kỳ người ta sẽ
bơm thuốc diệt mối vào hệ thống này, thuốc diệt mối sẽ theo hệ thống ống
dẫn đi đến nơi trong nền móng, thấm ra lớp đất dưới và xung quanh nền móng
cơng trình, bảo vệ cơng trình khỏi sự xâm nhập của mối từ các vùng đất xung

quanh tiến vào. Ở Úc, và một số nước khác, để diệt tận gốc mối gỗ khô, người
ta bao kín cơng trình bằng các tấm bạc plastic, rồi khử trùng bằng hơi methyl
bromide trong 24 giờ với khối lượng thuốc 1,5 kg/100 m3. Trong thời gian
gần đây Trung Quốc đã nghiên cứu sử dụng nhiều hợp chất hữu cơ mới để
làm bả diệt mối như các hợp chất Sulfluramind (C10H6F17N02S)
Hexaflamuron. Các bả của Trung quốc hiện nay chủ yếu gồm 3 thành phần


11

chính : Chất độc gây chết chậm + Thức ăn mối ưa thích ( Gỗ thơng, giấy, bìa
carton, vỏ bạch đàn bã mía…)và chất hấp dẫn mối đối với cơn trùng xã hội
như mối, chất gây độc ở đây đòi hỏi phải có tính năng tác dụng chậm.
Ngồi ra cơng nghệ bả cũng được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến
như Mỹ, Úc, Pháp, Chile, Braxin…. Công nghệ này được đánh giá là hiệu quả
và hầu như không gây ơ nhiễm mơi trường. Hiện có nhiều loại hố chất được
dùng làm bả, Trong đó có thể được chia thành 2 nhóm: Nhóm làm cản trở q
trình tổng hợp ki tin điển hình là Hexaflumuron, Diflubensuron…, nhóm làm
rối loạn quá trình trao đổi chất như; Sulfluramid, Borate, Hydramethylon….
Hiện nay các loại bả phổ biến trên thế giới là: bả Sentricon, Exterra, Recruit,
Firsline…. . Công nghệ bả được nhiều nhà nghiên cứu chú ý, càng ngày càng
có nhiều loại bả ra đời. Đi cùng với các loại bả, những dụng cụ phục vụ cho
việc sử dụng nâng cao hiệu quả của bả cũng được cải tiến mạnh mẽ. Chỉ tính
trong vịng khoảng 30 năm gần đây có khoảng hơn 1000 sáng chế phát minh
về lĩnh vực này. Thậm chí người ta còn tạo ra những thiết bị điện tử để hỗ trợ
nâng cao hiệu quả của bả diệt mối.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm. Trong từng trường hợp cụ
thể, để xử lý mối có thể chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương
pháp để xử lý phịng trừ mối cho cơng trình đạt hiệu quả cao
1.4.2. Phòng trừ mối cho cây trồng

Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng.
Những tổn thất kinh tế do mối gây ra trong vườn ươm và rừng trồng là rất lớn.
Bạch đàn là loài cây bị mối gây hại rất nặng. Ngồi ra thơng, phi lao và một
số cây trồng khác cũng bị mối xâm nhập phá hại


12

Hình 1.5. Một vài hình ảnh về mối hại cây trồng ở nước ta
Biện pháp phòng trừ: Hiện nay ở nước ta thường áp dụng các biện pháp
phòng trừ sau:
-Vệ sinh rừng trước khi trồng: Hố và xung quanh hố phải dọn sạch cành
nhánh vì cành, nhánh là mồi nhử mối đến
- Sau khi trồng, nếu điều tra thấy có nhiều mối đến xâm nhập, có thể làm
những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi ha có thể đào 5-7 hố, sâu khoảng 60 cm
và có đường kính 60 cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất,
tưới nước, nhử mối. Khi mối đến dùng thuốc trừ sâu diệt cả bầy trong hố
- Phương pháp có hiệu quả và rẻ nhất là bảo vệ các lứa cây con bằng
cách gieo trồng chúng trong các bầu nhựa chứa đất đã xử lý.
- Khi bứng cây đem trồng, nên để bầu nhựa có đất đã xử lý nổi trên bề
mặt đất khoảng 3-4cm, có thể ngăn ngừa được mối phá hại cây con
- Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con, bằng
cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6-9 tháng
- Xử lý trước đất bầu, cây con có bầu và hố trồng là rất quan trọng để
ngăn ngừa mối . Có thể dùng túi bầu nhựa thay thế túi bầu đất hay lá chuối.
- Chọn loài cây trồng có tính đề kháng với mối. Qua q trình thực tế
quan sát ở cơ sở, rút ra được lồi cây nào có tính chống chịu cao với mối, tuy
năng suất có kém hơn một chút cũng nên trồng



13

- Trồng dày cố ý: Trong một số trường hợp, mối phá hại khơng thể tránh
khỏi được và có thể ứng dụng việc trồng dày cố ý. Sau khi cây trồng vượt qua
được giai đoạn nhiễm mối, lại tỉa thưa hợp lý.
- Lựa chọn cây khoẻ mạnh đem trồng. Chú ý khơng xén rễ vì xén rễ làm
tăng nguy cơ xâm nhiễm cơ giới vào cây con( bởi nấm hoặc cơn trùng thứ
sinh)
- Có thời gian biểu trồng và tưới nước thích hợp cho cây con trước khi
bứng trồng để tránh gây tổn thương cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mối
xâm nhập.
- Không nên trồng bạch đàn trên hiện trường trồng rừng cũ, vì dễ bị mối
phá hại, có thể thay bằng cây trồng khác như keo hoặc cây địa phương
- Khơng bón phân tổng hợp NPK có chứa cám cưa, vì cám cưa rất hấp
dẫn mối
Để phịng trừ mối hại cây Bạch đàn, một số nước đã dùng các loại chất
độc hoá học để ngăn chặn mối xâm nhập, phá hại bạch đàn. Ví dụ, ở Nigeria
đã dùng dieldrin vùi xuống đất theo từng dải dọc theo hàng Bạch đàn; ở
Tanganjka, dùng HCH. Một số nơi khác lại dùng cyanua natri, muối acetat
clorua thuỷ ngân diclorua metyl…để xử lý đất trồng bạch đàn. Hay dùng hóa
chất chlorpyrifos, imidacloprid để xử lý đất hoặc xử lý hạt giống trước khi
gieo trồng [81]. Ở Việt Nam, Nguyễn Đức Khảm, Đào Xuân Trường đưa ra
phương pháp xử lý đất vườn ươm bằng thuốc DDT hoặc HCH. Các chất này
có tác dụng phòng trừ mối cho bạch đàn rất tốt nhưng lại tiêu diệt luôn cả khu
hệ sinh vật đất, mặt khác gây độc cho người và gia súc, hiện nay các loại
thuốc này đã bị cấm sử dụng.
Vũ Văn Tuyển tháng 10, 12 năm 1985, 1986 đã xử lý mối hại cây cà phê
tại nông trường Đức Trọng và Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Tác giả đã tìm tổ
chính, bơm thuốc hoá học vào và sau 14 tháng tỷ lệ mối chết vẫn đạt 80% .



14

Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, 1990 đã dùng phương pháp nhử
mối, phun hoá chất lây nhiễm để diệt mối cho cây chè cho hiệu quả tốt .
Như vậy, để phòng trừ mối cho các cây trồng, trước đây phổ biến là
dùng các loại thuốc hoá học dieldrin , aldrin, DDT, HCH, hoặc chất có chứa
asen, As2O3 . Tuy nhiên, đến nay các hoá chất này đã bị cấm sử dụng hoặc
hạn chế sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam và nhiều nước trên
thế giới. Mặt khác đối với mỗi loại cây trồng cần có một loại thuốc phù hợp
tương ứng với cách xử dụng hợp lý, có như vậy hiệu quả phịng trừ mối hại
cây trồng mới đạt kết quả tốt, mặt khác hạn chế được tác động của thuốc đến
môi trường, cũng như không làm mất cân bằng hệ sinh thái và giảm được giá
thành...Vì vậy việc nghiên cứu tuyển chọn thuốc có hiệu lực và kỹ thuật sử
dụng phòng trừ mối hại cây trồng, đặc biệt là cây rừng trồng là điều hết sức
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Tuyển chọn được thuốc có hiệu lực được phép sử dụng ở nước ta hiện
nay để phòng trừ mối hại cây Bạch đàn
- Đề xuất được kỹ thuật sử dụng thuốc để phịng trừ mối hại cây Bạch
đàn có hiệu quả.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Thử nghiệm hiệu lực của thuốc trong điều kiện phịng thí nghiệm tại

Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
- Thử nghiệm hiệu lực của thuốc ngoài hiện trường tại Lâm trường Đồng
Sơn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giống mối Odontotermes và Macrotermes thuộc họ mối đất
(Termitidae). Đây là hai giống gây hại chủ yếu đối với cây Bạch đàn
- Các loại thuốc có tác dụng phịng trừ mối được phép sử dụng ở Việt
Nam hiện nay. Cụ thể gồm các loại thuốc sau:
+ Thuốc Lentrek 40EC
+ Thuốc Lenfos 50EC
+ Thuốc Termidor 25EC
+ Thuốc PMC 90
+ Chế phẩm sinh học Metavina 90DP
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đây là 5 loại thuốc ít gây ơ nhiễm
mơi trường, thành phần hóa học của thuốc không gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây vì đây là những loại thuốc gốc lân hữu cơ.


16

2.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng là một vấn đề rộng và cần
nhiều thời gian, trong luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu: Tuyển chọn
thuốc bằng cách thử nghiệm hiệu lực trong phòng thí nghiệm sau đó bố trí ra
diện rộng ngồi mơi trường thực địa.. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu xác định
được loại thuốc, nồng độ sử dụng có hiệu lực tốt sẽ làm căn cứ đề xuất kỹ
thuật sử dụng phòng trừ mối cho cây bạch đàn một cách hiệu quả.
2.5. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng mối gây hại cây Bạch đàn tại Lâm trường Đồng
Sơn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

- Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ mối hại Bạch đàn của thuốc trong điều
kiện phịng thí nghiệm
- Thử nghiệm hiệu lực phịng trừ mối hại Bạch đàn của thuốc ngoài hiện
trường tại Lâm trường Đồng Sơn huyện Yên Thế tỉnh Bắc
- Đề xuất kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối cho cây Bạch đàn:
2.6. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi áp dụng
phương pháp kế thừa, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp
đánh gía hiệu quả xử lý phòng trừ mối hại cây trồng và số liệu được xử lý
bằng phương pháp thống kê toán học.
2.6.1.1. Phương pháp đánh giá thực trạng mối gây hại cây Bạch đàn
Điều tra khảo sát tại 3 điểm trồng Bạch đàn trong độ tuổi từ 1 đến 3
tuổi thuộc Lâm trường Đồng Sơn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, vì cây
trong độ tuổi này mối phá hại chủ yếu. Phương pháp tiến hành như sau:


17

- Lập các ô tiêu chuẩn tương ứng với 3 cấp độ tuổi của cây, mỗi ơ có
diện tích 9m x 9m = 81m2, số cây trên mỗi ô tiêu chuẩn là 10 cây. Đếm số
cây bị mối xâm hại và cây không bị mối xâm hại trong mỗi ô tiêu chuẩn
- Trên cơ sở số liệu thu được, đánh giá tỷ lệ mối gây hại theo từng độ
tuổi, hình thức mối phá hại.
2.6.1.2. Phương pháp thử nghiệm hiệu lực phòng phòng trừ mối hại cây Bạch
đàn của thuốc trong điều kiện phịng thí nghiệm
Việc thử nghiệm hiệu lực của thuốc trong phịng thí nghiệm nhằm khảo
nghiệm hiệu lực của thuốc, thơng qua các tiêu chí như: Tỷ lệ mối chết, thời
gian mối chết trong ống nghiệm nhanh, khả năng mối đục xuyên qua hàng rào
đất đã xử lý thuốc trong ống nghiệm.Từ đó làm căn cứ để lựa trọn thuốc có

hiệu lực bố trí ra diện rộng ngồi mơi trường thực địa.
Đề tài tiến hành thử nghiệm với 4 loại thuốc đó là: Lentrek 40EC,
Lenfos 50EC, Termidor 25EC, PMC90 ).Cách bố trí thí nghiệm như sau:
+ Đối với mỗi loại thuốc thử ở 3 cấp nồng độ đó là 0.1%, 0.2% và 0.3%,
liều lượng 16lít dung dịch thuốc/m3 đất. Riêng thuốc PMC90 được thử
nghiệm bằng cách trộn trực tiếp vào đất với liều lượng là 14kg thuốc/m3 đất,
16kg thuốc/m3 đất và 18kg thuốc/m3 đất..
+ Các ống nghiệm được cuộn bằng bóng kính có kích thước chiều dài
20cm, đường kính 3cm
+ Đất được đập nhỏ , sàng lọc để loại bỏ các tạp chất
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Termidor 25EC nồng độ 0.1%, 1 ống đối chứng
không cho thuốc. Sau khi nhồi đất vào trong ống nghiệm, tiến hành nấu chẩy
bột Aga đổ vào 2 đầu của ống nghiệm, mỗi đầu đổ khoảng 1cm là đủ, chờ
khoảng 3 phút để ráo Aga ta cho vào mỗi đầu ống nghiệm 1 miếng giấy thấm.


18

( lớp bột Aga và giấy thấm chính là thức ăn của mối).Lần lượt cho vào một
đầu của mỗi ống 80 con mối đất, sau đó dùng bóng kính bịt chặt 2 đầu của
ống nghiệm lại ( bóng kính được đục lỗ thơng hơi ) thí nghiệm lặp lại 3 lần.
Cuối cùng để tồn bộ ống nghiệm có mối lên giá, quan sát đếm số mối chết
theo thời gian. và độ sâu đường hang mối đục qua lớp đất
Thí nghiệm 2
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Termidor 25EC nồng độ 0.2%
Thí nghiệm 3
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn

đất với dung dịch thuốc Termidor 25EC nồng độ 0.3%
Thí nghiệm 4
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lentrek 40EC nồng độ 0.1%
Thí nghiệm 5
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lentrek 40EC nồng độ 0.2%
Thí nghiệm 6
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lentrek 40EC nồng độ 0.3%
Thí nghiệm 7
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lenfos 50EC nồng độ 0.1%
Thí nghiệm 8
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lenfos 50EC nồng độ 0.2%
Thí nghiệm 9


19

Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với dung dịch thuốc Lenfos 50EC nồng độ 0.3%
Thí nghiệm 10
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với 0.56gam thuốc PMC 90
Thí nghiệm 11
Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với 0.64gam thuốc PMC 90
Thí nghiệm 12

Thí nghiệm được bố trí 5 ống nghiệm, mỗi ống 60gam đất sau đó trộn
đất với 0.72gam thuốc PMC 90
2.6.1.3. Phương pháp thử nghiệm hiệu lực phòng trừ mối hại cây Bạch đàn
của thuốc ngoài hiện trường
Thử nghiệm hiệu lực của thuốc ngoài hiện trường nhằm mục đích kiểm tra
hiệu lực phịng trừ mối của thuốc khi bị các yếu tố môi trường tác động như (
nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu, đất đai...). Việc đánh giá hiệu lực của thuốc dựa vào
các tiêu chí sau: Số lượng cây bị mối xâm hại, số lượng cây bị chết do mối khi
đã xử lý thuốc, hiệu lực phịng trừ mối theo thời gian.
Thí nghiệm thử hiệu lực của thuốc được tiến hành tại Lâm trường Đồng
Sơn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, thử nghiệm với 4 loại thuốc đó là:
Lentrek 40EC, Lenfos 50EC, Termidor 25EC và Chế phẩm sinh học
Metavina 90DP.
Cách bố trí thí nghiệm như sau:
+ Chọn ơ tiêu chuẩn có kích thước 10 x 10 m (100m2), số cây 16 cây/ô
tiêu chuẩn
+ Cấp nồng độ thuốc là 0.1%, 0.2% và 0.3%, mỗi cấp nồng độ tương
ứng với 3 ô tiêu chuẩn và 1 ơ đối chứng . Thí nghiệm lặp lại 3 lần, liều lượng


20

là 1lít dung dịch thuốc/ gốc cây, tưới trực tiếp vào gốc cây ( riêng ô đối chứng
chỉ tưới nước thường, khơng cho hóa chất ). Đối với chế phẩm sinh học
Metavina 90DP được trộn trực tiếp vào đất trong hố trước khi trồng cây với
liều lượng là 100 g/gốc cây
2.6.1.4. Đề xuất kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ mối hại Bạch đàn
Dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc, đánh gía hiệu quả xử lý
phịng trừ mối hại cây Bạch đàn bằng các biện pháp:
+ Biện pháp phun các loại thuốc phòng trừ mối vào gốc cây và thân cây

+ Biện pháp diệt mối bằng cách trộn các chất diệt mối vào trong đất
2.6.2. Phương pháp tính tốn xử lý số liệu
Xác định hiệu lực diệt mối qua tỉ lệ ( %) mối chết (hiệu đính theo Abbott
(1925))

X (%) 

Ca  Ta '
x 100
Ca

Trong đó:
X: Tỷ lệ (%) mối chết.
Ta’: Số cá thể sống sau khi xử lý ở cơng thức thí nghiệm.
Ca: Số cá thể sống ở đối chứng
Số liệu được lưu trữ, thống kê, trích xuất và tính tốn với sự trợ giúp của
phần mềm Microsoft Excel.


21

Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Một số đặc điểm sinh học của mối lưu ý lợi dụng trong cơng tác
phịng trừ
3.1.1. Tiêu hoá của mối:
Mối ăn gỗ và các thức ăn khác như tre, nứa... nhưng lại khơng có men
phân huỷ xenlulo, mà phải nhờ tập đoàn nguyên sinh vật cộng sinh trong ruột
mối. Người ta đã thống kê được hơn 300 lồi vi cộng sinh này có khả năng
phân huỷ xenlulo thành monoxaccarit là sản phẩm mà mối có thể hấp thụ

được. Một phần nguyên sinh vật cộng sinh trong ruột mối khi chết biến thành
dịch tiêu hoá. Trong q trình tiêu hố một phần khá lớn monoxaccarit do mối
khơng hấp thụ kịp đã bị thải ra ngồi, vì vậy để tận dụng nguồn thức ăn và để
truyền sinh vật cộng sinh, mối thường ăn phân của nhau. Nhờ có đặc điểm
dinh dưỡng như vậy nên mối có thể truyền Feromon cho nhau rất nhanh
chóng. Mối thợ liếm Feromon ở trên cơ thể mối chúa, mối vua hoặc ăn phân
của các cá thể khác rồi lại bài tiết Feromon ra ngồi cùng với phân, do đó khi
ăn phân của các cá thể khác mối non sẽ nhận được cả Feromon lẫn tập đoàn
nguyên sinh vật cộng sinh, cùng với việc mối thợ đi lấy thức ăn về mớm cho
mối vua, mối chúa và các thành phần khác trong tổ, chúng duy trì ni nhau
hết thế hệ này sang thế hệ khác. Lợi dụng đặc điểm này, người ta làm cho mối
bị nhiễm thuốc từ các con mối đó sẽ lây lan sang các con mối khác, đó là cơ
sở của phương pháp diệt mối bằng phương pháp lây truyền ( diệt tận gốc) mà
Lý Thuỳ Mỹ ( Trung Quốc) đã tận dụng và áp dụng có kết quả. Hoặc người ta
tẩm các chất hoá học ( thuốc bảo quản gỗ) vào gỗ ( dùng cho các cơng trình
xây dựng...) để mối không ăn được, hoặc nếu gặm được một phần do các chất
độc làm chết các nguyên sinh vật cộng sinh trong ruột mối.


22

3.1.2. Nhu cầu độ ẩm, nước của mối.
Độ ẩm và nước giúp cho mối tiêu hoá và bài tiết của cá thể. Tuỳ loại
mối mà nhu cầu này khác nhau. Với mối gỗ khô chúng chỉ cần lấy hơi ẩm
trong khơng khí chúng sống tách biệt hẳn nguồn nước, nhưng với mối gỗ ẩm
thì nước là một trong những nhu cầu không thể thiếu, nếu thiếu nước chúng sẽ
chết. Mối lấy nước suốt ngày đêm, khi mang nước về tổ trước hết mối thợ tiếp
ngay cho mối chúa, sau đó đến mối lính và mối non. Nước cịn là nguồn cung
cấp độ ẩm cho nấm trong vườn nấm phát triển, mối dùng nước để nhào đất
xây tổ, chế thức ăn lỏng để mớm cho các dạng mối chúa, mối lính, mối non.

Chúng lấy nước bằng cách trực tiếp uống nước tự do, hút nước trong đất,
trong thức ăn nước được mang vào tổ trong các viên đất và dự trữ trong vách
của tổ trong các vườn cấy nấm độ ẩm khơng khí trong tổ mối của đa số các
lồi thường gặp là khoảng 95÷98%.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, muốn diệt mối phải cắt nguồn nước để
mối chết khát. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu. Song
để nhử mối được nhanh nhất là trong mùa khô hanh, người ta làm ẩm mồi nhử
để tăng khả năng hấp dẫn đối với mối.
3.1.3. Nhiệt độ
Nhờ có tổ có kiểu kiến trúc đặc biệt và trong một chừng mực nhất
định từng cá thể mối có khả năng điều hồ nhiệt độ có thể bằng cách thay đổi
cường độ hấp thụ ơxy và thốt hơi nước, mà mối có thể điều chỉnh phần nào
nhiệt độ trong tổ cho phù hợp và vì thế nhiệt độ trong tổ ln luôn ổn định.
Nhiệt độ môi trường giảm dần, trở nên lạnh mối không đi kiếm ăn xa
mà thường từ tổ phụ tập trung về tổ chính, do với lượng mối tập trung về lớn
nên lượng nhiệt toả ra cũng lớn làm cho nhiệt độ trong tổ cũng tăng lên, nhờ
vậy mà nhiệt độ trong tổ mối không bao giờ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các giá
lạnh của môi trường xung quanh.


23

Về mùa hè mối phân tán đi ăn xa và về các tổ phụ, đào thêm hang giao
thông, hang thông khí, mở rộng thêm tổ , đắp thêm đất lên mép tổ nhất là ở
các lồi mối có tổ lộ thiên, hoặc di cư xuống sâu khi kiếm mồi, mối cũng
thích đến những nơi mát ẩm, những nơi như vậy nếu khơng có sự dao động,
nhất là những nơi có gió thổi trực tiếp mối sẽ sợ khơng đến, điều này lý giải
có thể do gió thổi làm thốt nước nhiều từ cơ thể mối, làm khơ đường mối, vì
thế khi tìm mối cần lưu ý đến những điểm mát, ẩm, khơng thơng thống.
3.1.4. Ánh sáng

Có ý kiến cho rằng mối sợ ánh sáng, nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng
mối khơng sợ ánh sáng vì trong ống thuỷ tinh mối vẫn đi lại bình thường mà
khơng có bịt đất xung quanh để che ánh sáng, một số loài mối khi trời lạnh
vẫn lên mặt đất để sưởi nắng , vào các buổi sáng nhiều loài mối di chuyển lộ
thiên, như vậy tuỳ theo cường độ và mức độ tác động mà mối có phản ứng âm
hay dương với các lớp vỏ mỏng trên các đối tượng bị phá mà mối để lại chỉ có
tác dụng bảo vệ, duy trì ẩm độ.
Song phản ứng của mối khi đột nhiên có ánh sáng chiếu vào hoặc đang
sáng tối đi đột ngột là hiện tượng rất phổ biến, kể cả mối cánh với mắt kép
kém phát triển, mối lính, mối lao động khơng có mắt, khi đó chúng chạy trốn,
ẩn nấp, phải 5÷ 10 phút sau mới quay lại hoạt động bình thường. Đặc điểm
này cần lưu ý trong khi khảo sát cũng như khi nhử mồi, các hộp nhử đặt ở
trong các phịng kín, nếu mở cửa phịng phun thuốc ngay sẽ khơng lợi vì mối
đã chạy tán loạn để ẩn nấp, một số đã nhanh chóng rút khỏi mồi nhử, tốt nhất
là chờ khoảng 10÷phút sau để cho mối quay lại rồi mới phun. Ngay trong
phòng làm việc thường xuyên thơng thống nhưng khi phun thuốc thường bật
đèn cho sáng để nhìn cho rõ, chính lúc đó ánh sáng đèn đã gây cho mối phản
ứng chạy trốn vì vậy cũng phải chờ một lúc lâu hãy nên phun thuốc.


×