Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến đồ gỗ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.05 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------

Lê Văn Tản

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ THỰC HIỆN
SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------

Lê Văn Tản

Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, Thiết bị và Công nghệ gỗ, giấy
Mã số: 605224

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ THỰC HIỆN


SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
ĐỒ GỖ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Nguyễn Văn Thiết

Hà Nội - 2011


Lời cảm ơn !
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc lỹ chuyên ngành Kỹ thuật máy và công nghệ Gỗ - Giấy với đề tài
"Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp chế biến đồ gỗ ở Việt Nam".
Có được kết quả này, lời đầu tiên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến Thày giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Thiết, người dành nhiều thời gian,
tâm huyết trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo đã tham gia giảng dạy
Khóa cao học, các thày cơ trong Khoa Sau đại học, Khoa Chế biến lâm sản,
Ban Lãnh đạo Nhà trường đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều
kiện để giúp tác giả hồn thành chương trình học tập và luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp trong Vụ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tạo điều
kiện cho tơi đi học, giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành luận văn.
Lời cảm ơn sau cùng xin được gửi tới mọi người trong gia đình và bạn
bè ln quan tâm động viên để tơi cố gắng hồn thành khóa học và luận văn./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2011

Tác giả

Lê Văn Tản


I

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ III
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................IV
DANH LỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ẢNH...................................................... V
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
U

Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4
1.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn (SXSH) ........................................................5
1.2. Tổng quan về SXSH trong ngành chế biến gỗ trên thế giới ..........................11
1.3. Tổng quan về SXSH trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam...........................12
1.3.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam ...........................................12
Những khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam .....................................14
Những vấn đề môi trường trong công nghiệp chế đồ biến gỗ......................17
1.3.2. Thực tế triển khai SXSH tại các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
..........................................................................................................................21
a) Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor thuộc Cơng ty cổ phần Vinafor-Đà Nẵng
......................................................................................................................21
b) Nhà máy Nafor Quy Nhơn.......................................................................22

c) Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTFC) ........................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG I......................................................................................24
U

Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ
ĐỂ THỰC HIỆN SXSH TRONG CƠNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ .................... 26
2.1. Quan điểm về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp chế biến gỗ..................26
2.2. Quan điểm và cách tiếp cận về xây dựng tiêu chí sản xuất sạch hơn trong
công nghiệp chế biến gỗ .......................................................................................28
2.3. Cơ sở lý thuyết về dòng vật liệu và dòng chất thải trong quá trính chế biến đồ
gỗ...........................................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.....................................................................................32
Chương III. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHỆP CHẾ BIẾN GỖ ....................................... 33
3.1. Nhóm tiêu chí về mơi trường.........................................................................33
3.1.1. Bụi ơ nhiễm trong công nghiệp chế biến gỗ...........................................33
3.1.1.1. Nguồn gốc tạo ra bụi ô nhiễm trong công nghiệp chế biến gỗ .......33
3.1.1.2. Một số tính chất của bụi ..................................................................35
3.1.1.3. Các biện pháp mang tính tổng hợp để khống chế lượng bụi ô nhiễm
trong công nghiệp chế biến gỗ .....................................................................40


II

3.1.2. Nước thải và các biện pháp xử lý ...........................................................44
3.1.2.1. Nguồn nước thải ô nhiễm trong công nghiệp chế biến gỗ ..............44
3.1.2.2. Các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải từ cơng nghiệp chế biến
gỗ và tính nguy hại của nó ...........................................................................45
3.1.2.3. Kỹ thuật xử lý nước thải từ công nghiệp chế biến gỗ .....................46
3.1.3. Tiếng ồn gây ô nhiễm từ công nghiệp chế biến gỗ và phương pháp xử lý

..........................................................................................................................55
3.1.3.1. Khái niệm về môi trường tiếng ồn ..................................................56
3.1.3.2. Đặc trưng chủ yếu của môi trường tiếng ồn....................................56
3.1.3.3. Kỹ thuật khống chế tiếng ồn ô nhiễm từ công nghiệp chế biến gỗ.58
3.1.4. Khí thải ơ nhiễm trong ngành chế biến gỗ và biện pháp khống chế ......64
3.1.4.1. Nguồn gốc tạo ra khí ơ nhiễm trong ngành chế biến gỗ .................64
3.1.4.2. Sự nguy hại của khí thải trong cơng nghiệp chế biến gỗ ................65
3.1.4.3. Các biện pháp tổng hợp phòng trừ ơ nhiễm khí thải từ cơng nghiệp
chế biến gỗ ...................................................................................................67
3.1.4.4. Kỹ thuật làm sạch khí thải có hại trong cơng nghiệp chế biến gỗ ..71
3.2. Nhóm tiêu chí về kinh tế................................................................................76
3.2.1. Điện năng tiêu thụ ..................................................................................76
3.2.2. Gỗ tiêu thụ ..............................................................................................76
3.2.3. Nước tiêu thụ ..........................................................................................77
3.3. Nhóm tiêu chí về nhận thức...........................................................................77
3.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý ................................................................77
3.3.2. Nhận thức của cơng nhân và người phục vụ ..........................................77
3.4. Nhóm tiêu chí để lựa chọn cơ hội sản xuất sạch hơn ....................................78
3.4.1. Lợi ích về kinh tế....................................................................................78
3.4.2. Lợi ích về sức khoẻ cộng đồng...............................................................78
3.4.3. Lợi ích về mơi trường.............................................................................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ...................................................................................78
Chương IV: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THỬ NGHIỆM ÁP DỤNG TIÊU CHÍ
SXSH ĐỂ THỰC HIỆN SXSH TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU ................................................................................................... 79
Bước 1. Khởi đầu..................................................................................................79
Bước 2. Phân tích các bước cơng nghệ.................................................................80
Bước 3. Đề xuất các cơ hội SXSH........................................................................83
Bước 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH ................................................................85
Bước 5. Thực hiện các gải pháp SXSH (Tiến hành khi triển khai thực tế) ..........88

Bước 6. Duy trì SXSH ..........................................................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ...................................................................................88
U

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 91


III

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXSH

Sản xuất sạch hơn.

VNCPC

Vietnam Cleaner Production Centre (Trung tâm sản xuất
sạch Việt Nam).

CP4BP

Cleaner Production for Better Products (sản xuất sạch hơn
cho sản phẩm tốt hơn;

SPIN

Sustainable Product Innovation (Đổi mới sản phẩm bền
vững);


NCKH

Nghiên cứu khoa học;

Viện KTTM

Viện Kinh tế Thương mại;

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


IV

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả điều tra về nhận thức cũng như hành động bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp chế biến đồ gỗ ..............................................................................................20
Bảng 5.1: Cân bằng vật liệu (Tính cho 1 m3 gỗ trịn)..........................................................82
Bảng 5.2: Đặc tính dịng thải (Tính cho 1 m3 gỗ trịn) ........................................................82
Bảng 5.3: Phân tích nguyên nhân và các giải pháp sản xuất sạch hơn ................................83
Bảng 5.4: Lựa chọn và sàng lọc các giải pháp SXSH .........................................................86


V

DANH LỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ẢNH

Hình 2.1: Máy cưa vịn lượn................................................................................................11

Hình 2.2: Máy ghép thanh ...................................................................................................11
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ giai đoạn 2001-2010 .........................................13
Biểu đồ 2.2: Lý do quan tâm đến vấn đề môi trường của các doanh nghiệp chế biến gỗ ..20
Sơ đồ 3.1: Dòng vật liệu và dòng các chất thải ...................................................................30
Sơ đồ 3.2. Q trình cơng nghệ sản xuất ghế ăn..................................................................31
Hình 4.1: Sơn trang sức bề mặt ...........................................................................................45
Sơ đồ 5.1: Dòng vật liệu ......................................................................................................81


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Sản xuất sạch hơn là quy trình mang tính bao qt mọi khâu của doanh
nghiệp, đòi hỏi phải áp dụng liên tục các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm nguyên-nhiên liệu và giảm giá thành, tăng sức cạnh
tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) bao gồm cả quá trình sản xuất (giảm phát
thải, điều kiện lao động, giảm chi phí...) và sản phẩm (tiềm năng lớn nhất về
giá trị gia tăng, mức độ phát thải trong tồn bộ vịng đời sản phẩm và tác động
đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người tiêu dùng). Đối với Việt
Nam, tiềm năng SXSH trong sản phẩm nhiều hơn trong quá trình sản xuất.
Trong mấy thập niên vừa qua, các quốc gia cơng nghiệp hố trên thế
giới đã ứng phó với ơ nhiễm và suy thái mơi trường do công nghiệp gây ra
theo bốn cách đặc trưng:
- Thứ nhất, làm ngơ hoặc không xem xét đến (những thập kỷ trước
1960);
- Thứ hai, pha loãng hoặc khuếch tán ô nhiễm ra một vùng rộng lớn
hơn để làm giảm tác động có hại tới mơi trường trong diện hẹp hoặc

khó phát hiện được mức độ ơ nhiễm hơn (những năm 1960-1970);
- Thứ ba, kiểm soát và xử lý cuối đường ống( bắt đầu từ những năm
1970 cho đến nay);
- Thứ tư, mới đây nhất, sản xuất sạch hơn thông qua phịng ngừa ơ
nhiễm, giảm thiểu chất thải với mục đích là giảm chất thải sinh ra tại
nguồn, ngay trong quá trình sản xuất.


2

Trong giai đoạn hiện nay biện pháp kiểm soát và xử lý cuối đường ống
là gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp, làm tăng giá thành sản phẩm
do phải đầu tư cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải và vận hành
chúng. Mặt khác các ngành cơng nghiệp cịn phải gánh chịu các hậu quả nặng
nề về mặt kinh tế như phải đền bù do làm ô nhiễm môi trường và tác hại tới
sức khoẻ cộng đồng, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường ...
Trong ngành chế biến gỗ trên thế giới, việc nhận thức về phương pháp
luận sản xuất sạch hơn và áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch hơn còn nhiều
hạn chế, các ứng dụng chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, tiềm năng sản
xuất sạch hơn cũng như đổi mới sản phẩm bền vững trong ngành còn rất lớn,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Về cơ bản, việc thực hiện sản xuất sạch hơn trên thế giới là nhằm tiết
kiệm nguyên vật liệu, giảm rủi ro cho con người và tác động xấu đối với môi
trường, tăng cường hiệu quả sản xuất thơng qua cải tiến kỹ thuật đã có và áp
dụng các cơng nghệ tiên tiến hiện đại. Ngồi ra, các kỹ thuật sản xuất sạch
hơn mang lại những cơ hội giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Trong ngành chế biến gỗ, các vấn đề chính mà các kỹ thuật sản xuất
sạch hơn tập trung giải quyết bao gồm:
- Lãng phí ngun liệu gỗ;

- Ơ nhiễm khơng khí do bụi gỗ, keo và các chất phủ bề mặt;
- Lãng phí nước và ơ nhiễm do nước thải;
- Tiếng ồn; và
- Chất thải nguy hại (hóa chất, dầu, mỡ thải, các chất thải khác).


3

SXSH đã được triển khai ở Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ
90. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 2010 SXSH mới bắt đầu được triển khai
trong ngành cơng nghiệp chế biến gỗ tại một số tỉnh phía Nam. Chúng ta đã
biết đến lợi ích của SXSH, vì vậy, cần phải nghiên cứu để áp dụng có hiệu
quả SXSH trong công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
chế biến đồ gỗ ở Việt Nam".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận giải cơ sở khoa học cho xây dựng các tiêu chí để thực hiện sản
xuất sạch hơn trong cơng nghiệp chế biến đồ gỗ;
- Đề xuất các tiêu chí có liên quan đến sản xuất sạch hơn trong cơng
nghiệp chế biến đồ gỗ;
- Áp dụng một số tiêu chí để đề xuất phương án thực hiện sản xuất
sạch hơn trong công nghiệp chế biến đồ gỗ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các tiêu chí để thực hiện sản xuất sạch hơn trong
các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp chế biến đồ xuất khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập thông tin từ các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu có liên

quan; phân tích, đánh giá và đưa ra lý thuyết chung về xây dựng bộ tiêu chí để
thực hiện SXSH trong cơng nghiệp chế biến đồ gỗ ở Việt Nam.


4

Phương pháp nghiên cứu thực nghiện:
- Phương pháp nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế và các kết quả
thực hiện sản xuất sạch hơn tại một số cơ sở chế biến đồ gỗ;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua hội thảo, phỏng vấn
trực tiếp, gửi tài liệu xin ý kiến, v, v, .

Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản xuất sạch hơn được các nước công nghiệp: Mỹ, Canada, Đan Mạch
khởi xướng từ năm 1985 và được triển khai mạnh từ năm 1990; các nước
Đông Âu và một số nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan bắt đầu
thực hiện từ năm 1993. Ở Việt Nam, khái niệm về SXSH mới được quan tâm
tới từ năm 1996 và tháng 11/1998 Trung tâm Sản xuất sạch được thành lập ở
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
ký tuyên ngôn về SXSH năm 1999 và Nghị định về SXSH của Chính phủ có
hiệu lực từ năm 2008.
Sản xuất sạch hơn được hình thành từ thực tế xử lý ô nhiễm môi trường
trong sản xuất. Từ những chi phí q lớn cho việc xử lý ơ nhiễm do sản xuất
gây ra, người ta đã nghĩ đến các giải pháp làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm
do sản xuất gây ra ? đó là giải phịng ngừa ơ nhiễm, giảm thiểu chất thải với
mục đích là giảm chất thải sinh ra tại nguồn, ngay trong quá trình sản xuất.
Bằng các biện pháp như: cải tiến công nghệ, hiện đại hố thiết bị, nâng cao
trình độ và ý thức bảo vệ môi trường cuả người sản xuất. Các biện pháp này
phải được áp dụng liên tục, mọi nơi, mọi lúc và ln được cải tiến. Và từ đó
hình thành khái niệm sản xuất sạch hơn.



5

1.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn (SXSH) [10]
Sản xuất sạch hơn là quy trình mang tính bao qt mọi khâu của doanh
nghiệp, đòi hỏi phải áp dụng liên tục các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tiết kiệm nguyên-nhiên liệu và giảm giá thành, tăng sức cạnh
tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Sản xuất sạch hơn bao gồm cả quá trình sản xuất (giảm phát thải, điều
kiện lao động, giảm chi phí...) và sản phẩm (tiềm năng lớn nhất về giá trị gia
tăng, quyết định mức độ phát thải trong tồn bộ vịng đời sản phẩm và tác
động đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người tiêu dùng..). Đối với
Việt Nam, tiềm năng SXSH trong sản phẩm nhiều hơn trong quá trình sản
xuất.
Trong mấy thập niên vừa qua, các quốc gia cơng nghiệp hố trên thế giới
đã ứng phó với ơ nhiễm và suy thái môi trường do công nghiệp gây ra theo
bốn cách đặc trưng:
- Thứ nhất, làm ngơ hoặc không xem xét đến (những thập kỷ trước
1960);
- Thứ hai, pha loãng hoặc khuếch tán ô nhiễm ra một vùng rộng lớn hơn
để làm giảm tác động có hại tới mơi trường trong diện hẹp hoặc khó phát hiện
được mức độ ơ nhiễm hơn (những năm 1960-1970);
- Thứ ba, kiểm soát và xử lý cuối đường ống( bắt đầu từ những năm
1970 cho đến nay);
- Thứ tư, mới đây nhất, sản xuất sạch hơn thơng qua phịng ngừa ơ
nhiễm, giảm thiểu chất thải với mục đích là giảm chất thải sinh ra tại nguồn,
ngay trong quá trình sản xuất.
Trong giai đoạn hiện nay biện pháp kiểm soát và xử lý cuối đường ống là
gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp, làm tăng giá thành sản phẩm



6

do phải đầu tư cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải và vận hành
chúng. Mặt khác các ngành cơng nghiệp cịn phải gánh chịu các hậu quả nặng
nề về mặt kinh tế như phải đền bù huỷ hoại gây ra đối với môi trường và sức
khoẻ cộng đồng, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường ...
Sản xuất sạch hơn hay phịng ngừa ơ nhiễm là cách tiếp cận đã và đang
được các nhà doanh nghiệp trên thế giới quan tâm và áp dụng.
Vậy sản xuất sạch hơn được hiểu như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều khái niệm mang tính phịng ngừa chất thải được sử
dụng như : Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ dùng khái niệm "ngăn ngừa ô
nhiễm - pollution prevention"; Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) dùng khái
niệm " Giảm thiểu chất thải - waste minimization"; Chương trình Mơi trường
Liên hợp Quốc (UNEP) dùng thuật ngữ " Sản xuất sạch hơn"...Trên thực tế
đều có mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm chất thải sinh ra tại nguồn.
Định nghĩa về sản xuất sạch hơn của Chương trình Mơi trường Liên hợp
Quốc (UNEP):
Sản xuất sạch hơn là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược phịng
ngừa mơi trường tổng hợp trong các quá trình sản xuất, các sản phẩm, và các
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm các rủi ro đối với con người
và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên
liệu và năng lượng, loại trừ hoặc giảm các nguyên liệu độc hại cũng như độc
tính của tất cả các khí thải và chất thải tại nguồn.
Đối với các sản phẩm: thiết kế sản phẩm sao cho giảm thiểu các tác động
tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng trong suốt vòng đời sản



7

phẩm, tính từ khi khai thác nguyên liệu, khi gia công chế biến tạo sản phẩm
cho đến khi sử dụng và xử lý thải bỏ sản phẩm đó.
Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các chiến lược làm giảm tác động
tiêu cực tới môi trường của các dịch vụ cung cấp, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên
cho đến dịch vụ phân phối sản phẩm, có nghĩa lồng ghép mối quan tâm về
môi trường vào thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Nói một cách đơn giản, SXSH có thể hiểu như một lối suy nghĩ mới,
sáng tạo về sản phẩm và q trình sản xuất. Nó được áp dụng một cách liên
tục chiến lược giảm thiểu chất thải phát sinh ra tại nguồn.
Như vậy, về ý nghĩa cơ bản của SXSH là gia tăng hiệu quả sản xuất cùng
với việc ngăn ngừa hay ít nhất cũng làm giảm thiểu chất thải (bao gồm khí
thải, nước thải, chất thải rắn) tại nguồn thay vì phải xử lý chúng sau khi chúng
đã phát sinh.
Qua thực tế án dụng SXSH, người ta đã phân tích, đánh gía và đã tổng
kết được những lợi ích của SXSH.
Lợi ích của sản xuất sạch hơn
Khi doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, những lợi ích đem lại cho
cơng ty bao gồm:
- Tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm do tiết kiệm nguyên, nhiên liệu sử dụng, quản lý nội vi tốt, đem lại lợi
nhuận cho công ty
- Cải tiến chất lượng sản phẩm do quản lý sản xuất tốt hơn, lựa chọn và
sử dụng nguyên liệu, hoá chất hiệu quả hơn
- Cải thiện điều kiện làm việc


8


- Giảm lượng chất thải và độ độc của chất thải, do đó giảm chi phí xử lý
cuối đường ống, dễ dàng xử lý hơn và trong nhiều trường hợp giúp cho công
ty dễ dàng đạt được tiêu chuẩn và qui định mơi trường hiện hành.
- Tạo ra hình ảnh tốt hơn với cộng đồng và có thể thoả mãn các nhu cầu
của thị trường thế giới.
- Con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính. Hiện nay quản lý
môi trường hiệu quả là một điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ đề xuất hỗ trợ
tài chính nào. Các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đè xuống
cấp của môi trường hơn bao giờ hết và những dự án tìm kiếm vốn vay hay hỗ
trợ giúp tài chính ngày càng được xem kỹ lưỡng về mặt môi trường. Sản xuất
sạch hơn tạo ra một hình ảnh mơi trường tích cực của người vay tiền và do
vậy cải thiện sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính.
Từ thực tế triển khai các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
người ta đã đưa ra khái niệm SXSH, tổng kết ra những lợi ích của nó và đề
xuất cách thức triển khai (thứ tự ưu tiên) để thực hiện SXSH mang lại hiệu
quả cao nhất.
Làm thế nào để triển khai SXSH?
Tiếp cận sản xuất sạch hơn đối với quản lý môi trường công nghiệp địi
hỏi một phương thức có trật tự cho các hoạt động thực tiễn quản lý chất ô
nhiễm. Trật tự ưu tiên được tiến hành như sau:
- Phòng ngừa phát sinh ra chất thải;
- Tuần hoàn,tái sử dụng chất thải;
- Xử lý;
- Thải bỏ an toàn.


9

Chỉ khi các kỹ thuật phòng ngừa chất thải được áp dụng triệt để thì các
phương án tuần hồn mới được thực hiện. Khi các biện pháp tuần hoàn chất

thải đạt đến tối đa thì mới xem xét đến vấn đề xử lý các nguồn chất thải còn
lại và thải bỏ chúng một cách an toàn.
Khi tiến hành áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp cần phải có
phương pháp luận để:
- Tiếp cận một cách hệ thống;
- Phát triển được tối đa các cơ hội sản xuất sạch;
- Mang tính khoa học và logic.
Từ các cải tiến đơn lẻ để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường tới
các biện pháp áp dụng tổng hợp các giải pháp, người ta đã tổng kết và rút ra
phương pháp luận để thực hiện SXSH.
Một phương pháp có hiệu quả có nghĩa là chỉ được rõ trách nhiệm, thời
gian, mục tiêu, tiến độ thưc hiện và các giải pháp lựa chọn có tính khả thi về
kinh tế và kỹ thuật.
Một trong những phương pháp luận có tính hệ thống về đánh giá sản
xuất sạch phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương pháp DESIRE
của Ấn Độ. Phương pháp đó gồm 6 bước như sau:


10

Phương pháp luận SXSH
Bước 1:

Bắt đầu
- Thành lập Đội SXSH
- Liệt kê các bước công nghệ
- Xác định các quá trình lãng phí

Bước 2:


Phân tích các bước cơng nghệ
- Sơ đồ công nghệ sản xuất
- Cân bằng vật chất và năng lượng
- Tính tốn chi phí theo dịng thải
- Xác định nguyên nhân gây thải

Bước 3:

Đề xuất các cơ hội SXSH
- Xây dựng các cơ hội SXSH
- Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất

Bước 4:

Lựa chọn các giải pháp SXSH
- Luận chứng khả thi về kĩ thuật
- Luận chứng khả thi về kinh tế
- Các khía cạnh về môi trường
- Lựa chọn các giải pháp

Bước 5:

Thực hiện
- Chuẩn bị thực hiện
- Giám sát và đánh giá kết quả

Bước 6:

Duy trì SXSH
- Duy trì SXSH



11

1.2. Tổng quan về SXSH trong ngành chế biến gỗ trên thế giới
Kể từ Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất diễn ra tại Rio de Janeiro,
Brazin, năm 1992, cộng đồng doanh nghiệp tồn cầu đã khơng ngừng nâng
cao nhận thức về sự cần thiết phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững và
giảm các tác động môi trường do các hoạt động của họ gây ra. Khái niệm
“Phát triển bền vững” thể hiện sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế hơn nữa
cùng với các quá trình tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường tốt hơn chủ yếu
bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên của Trái đất cũng như dẫn dắt các
hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và có trách nhiệm. Một trong những
cơng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho q trình phát triển bền vững là phương pháp
luận và các kỹ thuật về sản xuất sạch hơn và đổi mới sản phẩm.
Trong ngành chế biến đồ gỗ và nội thất thế giới, việc nhận thức về
phương pháp luận sản xuất sạch hơn và áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch
hơn còn nhiều hạn chế, các ứng dụng chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó
tiềm năng sản xuất sạch hơn cũng như đổi mới sản phẩm bền vững trong
ngành còn rất lớn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Hình 2.1: Máy cưa vịn lượn

Hình 2.2: Máy ghép thanh


12

Về cơ bản, việc thực hiện sản xuất sạch hơn trên thế giới là nhằm tiết
kiệm nguyên vật liệu, giảm rủi ro cho con người và tác động xấu đối với môi

trường, tăng cường hiệu quả sản xuất thông qua cải tiến các kỹ thuật đã có và
áp dụng các cơng nghệ tiên tiến hiện đại. Ngồi ra các kỹ thuật sản xuất sạch
hơn mang lại những cơ hội giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản
phẩm. Cụ thể trong ngành chế biến gỗ nói chung và chế biến đồ gỗ nói riêng,
các vấn đề chính mà kỹ thuật sản xuất sạch hơn tập trung giải quyết bao gồm:
- Lãng phí ngun liệu gỗ;
- Ơ nhiễm khơng khí do bụi gỗ, các loại keo, chất phủ bề mặt;
- Nước thải và lãng phí nước thải;
- Lãng phí năng lượng điện;
- Chất thải nguy hại.
1.3. Tổng quan về SXSH trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam
1.3.1. Tổng quan về ngành chế biến gỗ Việt Nam
Trong vòng 5 năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam luôn đứng trong
nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm và tăng trưởng với
tốc độ bình quân 30%/năm. Giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 546 triệu USD năm
2000 lên 2,8 tỷ USD vào năm 2008. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn đạt
xấp xỉ 2,9 tỷ Đơ la, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt gần
1 tỷ USD; riêng năm 2010, sản xuất và xuất khẩu gỗ tăng mạnh trở lại và kim
ngạch xuất khẩu cả năm đạt xấp xỉ 3,4 tỷ Đô la (theo Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản). Điều đó đã đưa đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5
của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã
đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất
khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á cùng với Malaysia.


13

Kim ngạch xuất khẩu (USD)


4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Năm


Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ giai đoạn 2001-2010 [12]
Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì mặt hàng đồ gỗ
của Việt Nam đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất
khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%. Tuy
nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm gần 1% tổng thị phần thế giới, trong
khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu
đồ gỗ của Việt Nam là rất lớn.
Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến
năm 2010 và năm 2020, ngành phải đạt kim ngạch xuất khẩu là 5,56 tỷ USD
vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020.
Các sản phẩm từ gỗ hiện nay có thể chia thành các sản phẩm nội thất
trong nhà (indoor, gồm đồ gỗ cho: phịng khách, phịng ăn, phịng ngủ) và
khơng gian bên ngoài (outdoor, gồm đồ gỗ cho: vườn nhà, khu du lịch, nghỉ
dưỡng); các sản phẩm nội thất cho văn phòng, theo các lứa tuổi (học sinh,
thanh niên), nội thất khách sạn, nhà hàng…


14

Những khó khăn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho
ngành chế biến gỗ Việt Nam như thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp,
hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó
thực hiện. Cịn giải pháp kích cầu của Chính phủ hiện nay với những điều
kiện cho vay chặt chẽ, khó khăn, thời gian cho vay ngắn, khó đưa đồng vốn
với lãi suất vay ưu đãi đến với với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên,
đây cũng có thể là cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ tái cấu trúc lại để có thể
đủ năng lực cạnh tranh, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, đào tạo đội

ngũ quản lý, lao động...
Thứ nhất là về nguyên liệu, gỗ là nguyên liệu chính và quan trọng nhất
cho ngành chế biến gỗ, chiếm 60-70% trong giá thành sản phẩm. Hàng năm,
chúng ta phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm.
Hơn nữa 90% gỗ nhập khẩu từ Lào và Campuchia thì nguồn này đang cạn
kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt
hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã
tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng
có đơn hàng nhưng khơng có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.
Đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch trồng rừng cung cấp
gỗ lớn còn nhiều bất cập, các dự án phát triển rừng nguyên liệu chưa được
quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến xuất khẩu
không được cải thiện. Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020
đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu cho ngành gỗ Việt Nam,
trong đó có sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm
và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản lượng dự kiến khai thác để
phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu


15

m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Theo tính tốn của Hiệp
hội gỗ và lâm sản, cịn phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động
được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các
doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Trong tương lai gần, khơng có
cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Hiện tại phần lớn đất rừng (gần 5 triệu ha) là do các lâm trường quốc
doanh và chính quyền địa phương quản lý, trong khi khoảng 3,1 triệu ha đã
được giao cho hơn một triệu hộ gia đình và cá nhân, nhưng chỉ có khoảng 2030% diện tích được sử dụng đúng mục đích, 70% cịn lại chưa đem lại hiệu

quả như mong muốn. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư lớn muốn đầu tư vào
rừng trồng thì lại khơng có đất trồng rừng. Tuy nhiên, đến nay cũng đã xuất
hiện một số mơ hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ
dân, nông lâm trường) để trồng rừng sản xuất. Có doanh nghiệp chọn hình
thức đầu tư tiền, giống, kỹ thuật cho các hộ dân trồng rừng, khi đến kỳ khai
thác, hộ dân sẽ hoàn trả cho doanh nghiệp sản lượng gỗ nhất định, phần sản
lượng tăng thêm sẽ thuộc về người trồng rừng.
Vấn đề thứ hai là công nghệ chế biến hiện nay cũng cịn thơ sơ và mang
nặng tính thủ cơng, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ mới dừng lại
ở việc gia cơng ngun liệu là chính, máy móc vẫn ở mức trung bình và lạc
hậu. Phần lớn dây chuyền thiết bị, máy móc được sản xuất từ Đài Loan,
Trung Quốc, chỉ một số ít sản xuất tại Đức, Ý, Nhật, không đáp ứng được yêu
cầu của khách hàng lớn và khách hàng đòi hỏi chất lượng cao. Các doanh
nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, yếu về năng lực
quản lý, thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu vốn. Những yếu tố này khiến giá trị
gia tăng của sản phẩm gỗ Việt Nam đạt ở mức thấp và làm giảm tính cạnh
tranh về giá thành.


16

Là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên
việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn
chế và chưa được chú trọng. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
đều có quy mơ nhỏ, nguồn lực hạn chế nên chưa có nhiều kinh phí để thực
hiện việc này. Một thực trạng nữa là các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng
qua khâu trung gian (chiếm khoảng 90% lượng sản phẩm). một số công ty lớn
đã tự thiết kế được các mẫu mã sản phẩm riêng của mình để sản xuất và xuất
khẩu, nhưng hiện nay có đến 90% lượng sản phẩm xuất ra nước ngồi làm gia
công theo các mẫu mã thiết kế của nhà nhập khẩu. Điều này không chỉ làm

cho giá trị thực thu của ngành bị giảm mà cơ bản hơn, đáng lưu ý hơn là
thương hiệu đồ gỗ Việt Nam chưa có vị thế trên trường quốc tế. Đã có dự báo
là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, sẽ chỉ có khoảng 50% số doanh nghiệp
chế biến gỗ trụ vững được, cịn lại có ít nhất 20% doanh nghiệp phá sản; đồng
thời mục tiêu 5,56 tỷ USD xuất khẩu đồ gỗ vào năm 2010 khó thành hiện
thực. Hơn nữa, việc nhận làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng
đặt hàng của nước ngoài ngày càng nhiều đã biến các doanh nghiệp của chúng
ta thành người làm thuê, gia cơng cho thương hiệu nước ngồi. Và tất cả
những điều này đang làm ảnh hưởng lớn đến thương hiệu gỗ Việt Nam trên
thị trường thế giới.
Xuất phát từ nhận thức bán hàng nội địa doanh số thấp và lợi nhuận
không cao, nên nhiều năm qua thị trường đồ gỗ trong nước gần như bị bỏ rơi.
Kết quả một cuộc điều tra khảo sát thị trường cho biết chỉ có khoảng 20%
doanh số tiêu thụ đồ gỗ trong nước thuộc về các sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam, còn lại 80% với giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm thuộc về các
sản phẩm của các nhà sản xuất Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Thái Lan…. Rõ là nhu cầu đồ gỗ, và đồ gỗ cao cấp trong nước đã và đang gia
tăng. Đến nay đã có khơng ít doanh nghiệp chế biến gỗ phải thu hẹp quy mô


17

sản xuất, một vài công ty chuyển hướng sang thị trường châu Á và nội địa.
Việc phát triển thị trường nội địa được nhiều chuyên gia cho là giải pháp tích
cực nhất cho ngành chế biến gỗ trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế đang
diễn ra hiện nay.
Để làm được điều này, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải liên kết,
xây dựng các chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối hiệu quả cho thị trường nội
địa; đồng thời tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế
biến gỗ, khuyến khích trồng rừng (trong nước và liên kết với nước bạn Lào,

Cămpuchia…), bảo vệ và khai thác rừng hợp lý.
Một vấn đề khác phát sinh đối với mặt hàng đồ gỗ khi chúng ta hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới đó là các chứng chỉ về nguyên liệu. Mỹ có Đạo
luật LACEY, hay Luật Lâm nghiệp và Quản trị rừng (FLEGT) đang được
triển khai ở tất cả các quốc gia. Đây là những rào cản rất lớn. Nhu cầu về gỗ
có chứng chỉ đang gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ
thích hợp. Các khách hàng (chủ yếu là EU) ngày càng đòi hỏi các sản phẩm
được làm từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ của một tổ chức như Hội
đồng các nhà quản lý rừng (FSC). Đến cuối tháng 5 năm 2011 ở nước ta mới
chỉ có 5 Lâm trường được cấp chứng chỉ rừng với tổng diện tích là 10.500 ha.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu rất lớn về gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, các nhà
sản xuất vẫn phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ FSC, giá thành sản phẩm đội
lên, nên khó cạnh tranh được và giá trị gia tăng của ngành đồ gỗ bị giảm sụt
quá nhiều so với những quốc gia có hệ thống chứng chỉ, cho dù đồ gỗ của
Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều nước. Hiện nay, Việt Nam có
khoảng 200 doanh nghiệp có chứng chỉ FSC và COC, đây là 2 loại chứng chỉ
thiết yếu cho việc xuất khẩu đồ gỗ ra quốc tế.
Những vấn đề môi trường trong công nghiệp chế đồ biến gỗ


×