Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 62 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>KHOA Y DƢỢC </b>


<b>NGUYỄN THỊ THANH HOA </b>


<b>ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG </b>


<b>SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI </b>



<b>BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH NĂM 2017 </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH Y ĐA KHOA </b>


<b>HÀ NỘI – 2018 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>KHOA Y DƢỢC </b>


<b>ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG </b>


<b>SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI </b>



<b>BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH NĂM 2017 </b>



<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>
<b>NGÀNH Y ĐA KHOA </b>


<b>KHÓA: QH.2012.Y </b>


<b>NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN </b>



<b>HÀ NỘI - 2018 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


Ngay sau khi được giao đề tài khóa luận này, em đã cảm thấy mình rất
may mắn vì em có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm về lĩnh
vực mà em đam mê nhất. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
ngồi nỗ lực học hỏi của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý
báu từ phía các thầy cô, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình em.


Lời đầu tiên, với tất cả lịng kính trọng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành nhất đến người thầy kính mến - <b>PGS.TS. Phạm Trung Kiên</b> – Chủ
nhiệm Bộ môn Nhi – Phó chủ nhiệm Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài khóa luận.


Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến <b>BS. Trần Thị Thủy</b> –
Phó trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh – người đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, cho em những lời khuyên q báu
để em có thể hồn thành khóa luận này.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược,
Ban giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn
Nhi, các bác sĩ Đơn nguyên Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã hết
lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện
nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn, lời yêu thương đến gia đình, người
thân và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em, cổ vũ, động viên và tạo


mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.


<b>Hà Nội, ngày tháng năm 2018 </b>
<b>Sinh viên </b>


<b>Nguyễn Thị Thanh Hoa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>BẢNG KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>


BE Base Excess
Kiềm dư


BMT Bệnh màng trong


CPAP Continuous Positive Airway Pressure
Thơng khí áp lực dương liên tục
CS Cộng sự


PaCO2


Partial pressure of Carbonic, aterial


Áp lực riêng phần carbonic trong máu động mạch
PaO2


Partial pressure of Oxygen, aterial


Áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch
SHH Suy hô hấp



WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>DANH MỤC BẢNG </b>


Bảng 3.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp ... 25


Bảng 3.2. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo tuổi thai ... 25


Bảng 3.3. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo giới tính của trẻ ... 26


Bảng 3.4. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo đặc điểm nước ối ... 27


Bảng 3.5. Phân bố điểm Apgar theo nguyên nhân suy hô hấp ... 28


Bảng 3.6. Mức độ suy hô hấp theo nguyên nhân ... 29


Bảng 3.7. Mức độ suy hô hấp suy hô hấp theo tuổi thai ... 29


Bảng 3.8. Mức độ suy hô hấp theo cân nặng ... 30


Bảng 3.9. Dấu hiệu lâm sàng theo cân nặng ... 30


Bảng 3.10. Dấu hiệu lâm sàng theo nguyên nhân suy hô hấp ... 31


Bảng 3.11. Dấu hiệu lâm sàng của trẻ khi nhập viện theo mức độ suy hô hấp ... 32


Bảng 3.12. Đặc điểm khí máu tho nguyên nhân suy hô hấp ... 33


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ </b>



Biểu đồ 3.1. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo cân nặng khi sinh ... 26
Biểu đồ 3.2. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo cách sinh ... 27


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1</b>


<b>CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN ... 3</b>


<b>1.1. Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh non tháng</b> ... 3


<b>1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng</b> ... 3


<b>1.3. Hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non.</b> ... 5


1.3.1. Khái niệm ... 5


1.3.2. Dịch tễ học ... 5


1.3.3. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ đẻ non ... 6


1.3.4. Lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ đẻ non ... 9


1.3.5. Điều trị suy hơ hấp ... 13


1.3.6. Phịng bệnh... 16


<b>1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới</b> ... 17



<b>CHƢƠNG 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19</b>


<b>2.1. Đối tƣợng nghiên cứu</b> ... 19


<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu</b> ... 19


<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu</b> ... 20


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ... 20


2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ... 20


2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ... 21


2.3.4. Các biến số nghiên cứu ... 21


<b>2.4. Sai số và cách khống chế sai số.</b> ... 23


<b>2.5. Xử lý và phân tích số liệu.</b> ... 24


<b>2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.</b> ... 24


<b>CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 25</b>


<b>3.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp ... 25 </b>


<b>3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ đẻ non ... 28 </b>


<b>CHƢƠNG 4.BÀN LUẬN ... 344</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>4.1. Đặc điểm chung và nguyên nhân gây suy hô hấp</b> ... 34


4.1.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp ... 34


4.1.2. Đặc điểm về tuổi thai ... 34


4.1.3. Đặc điểm về cân nặng ... 35


4.1.4. Đặc điểm về giới ... 35


4.1.5. Cách sinh, tình trạng ối sau sinh ... 36


<b>4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng</b> ... 36


4.2.1. Tình trạng ngạt sau sinh ... 36


4.2.2. Mức độ suy hô hấp ... 37


4.2.3. Triệu chứng lâm sàng. ... 37


4.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ... 38


<b>KẾT LUẬN ... 411</b>


<b>KIẾN NGHỊ ... 422</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 43</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1



<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>


Suy hơ hấp(SHH) là một tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi
khí của hệ hơ hấp, biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin) và/hoặc tăng
CO2 máu (hypercapnia). Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra,


có thể do bệnh lý tại cơ quan hô hấp hoặc các cơ quan khác. SHH là một trong
những cấp cứu thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng.
Tại Mỹ có khoảng 10% trẻ sơ sinh non tháng bị SHH, trong đó có tới 50% là
trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần[31]. Trẻ càng non tháng, nguy cơ mắc SHH càng
cao, trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 29 tuần có nguy cơ mắc SHH lên đến 60%
[26]. Bệnh thường xuất hiện sớm sau đẻ với biểu hiện ở các mức độ khác
nhau, và thường tiến triển nặng dần lên trong vịng 24 giờ sau đẻ, có thể tử
vong nếu không được điều trị kịp thời [26]. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ đẻ
non, tỉ lệ tử vong ở những ngày đầu sau sinh chủ yếu là do SHH. Theo
Nguyễn Thị Kiều Nhi và cộng sự (CS) nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương
Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng là 67,4%, trong đó tử
vong do SHH chiếm 12,5% [13]. SHH ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây ra, theo các nghiên cứu gần đây, các nguyên nhân gây SHH
thường gặp nhất là bệnh màng trong (BMT), tiếp theo đó là chậm tiêu dịch
phổi, hội chứng hít phân su, các bệnh lý tim bẩm sinh và các nguyên nhân
thần kinh,…[10].


Trước đây, do những hạn chế trong việc điều trị, nên tỉ lệ tử vong do
SHH rất cao, hoặc để lại những di chứng nặng nề cho trẻ như loạn sản phổi,
xuất huyết não - màng não. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, có rất nhiều phương pháp đã giúp cải thiện tình trạng SHH của trẻ, làm
giảm được tỉ lệ tử vong cũng như các yếu tố nguy cơ trong việc điều trị SHH,
như phương pháp thở máy với áp lực dương (CPAP), liệu pháp Surfactant,…
Cùng với đó, đời sống xã hội ngày một cải thiện, đa số các bà mẹ trong quá



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2


trình mang thai cũng được tập huấn, tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ, qua đó
làm giảm tỉ lệ đẻ non, giảm tỉ lệ mắc SHH sơ sinh.


Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, hàng năm có hàng ngàn trẻ sơ sinh
nhập viện, trong đó tỉ lệ trẻ sinh non tháng có hội chứng SHH chiếm tỉ lệ rất
cao. Điều này không chỉ gặp riêng tại Bắc Ninh mà cịn là tình trạng bệnh lý
chung ở trẻ sơ sinh non tháng ở nhiều địa phương khác của Việt Nam. Để
giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong ở trẻ có SHH cần xác định và xử trí kịp thời
được các triệu chứng điển hình và các yếu tố nguy cơ một cách nhanh chóng.
Để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỉ lệ tử vong do SHH ở trẻ đẻ non tại
bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu <i><b>“Đặc </b></i>


<i><b>điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh </b></i>
<i><b>viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017</b></i>” với hai mục tiêu:


<i>1.</i> <i>Xác định nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng. </i>


<i>2.</i> <i>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non </i>
<i>tháng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

3


<b>CHƢƠNG 1 </b>
<b>TỔNG QUAN </b>


<b>1.1. Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh non tháng </b>



Định nghĩa trẻ sơ sinh non tháng: Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn
bình thường trong tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống
được. Trẻ có khả năng sống được là trẻ được sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc
cân nặng ít nhất là 500 gram (WHO) [2,3].


Phân loại trẻ sơ sinh non tháng theo tuổi thai: dựa vào kỳ kinh cuối
hoặc đánh giá dựa trên bảng điểm New Ballard (phụ lục 3) tính theo tuần,
chia làm 3 nhóm [25]:


• Dưới 30 tuần.
• 30 đến 32 tuần.
• ≥ 32 tuần.


<b>1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng </b>
<i><b>1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển phổi ở trẻ sơ sinh </b></i>


Hệ hô hấp của thai bắt nguồn từ mặt trước của ống tiêu hóa nguyên
thủy ở tuần thứ 3,4 tạo thành rãnh thanh khí quản và tiếp tục phát triển. Giai
đoạn hình thành cấu trúc hệ hơ hấp gồm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai (4 - 6
tuần), giai đoạn tuyến (7- 16 tuần), giai đoạn hình ống tuyến (17 - 27 tuần),
giai đoạn túi (28 - 35 tuần), giai đoạn phế nang (từ 36 tuần tuổi thai đến 3
tuổi)[12].


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

4


Các phế nang dần biệt hóa và trưởng thành về mặt cấu trúc, chức năng,
đảm bảo cho cử động hô hấp. Để duy trì sức căng bề mặt của phế nang sau cử
động hơ hấp đầu tiên cần phải có đủ chất surfactant - chất diện hoạt, làm giảm
sức căng bề mặt phế nang [43].



<i><b>1.2.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng </b></i>


Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh non tháng là chức năng của các cơ
quan, bộ phận chưa phát triển hồn chỉnh. Sự thiếu sót về sự trưởng thành của
các hệ cơ quan trong cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng dẫn đến khả
năng thích nghi của trẻ với mơi trường bên ngồi tử cung kém hơn.Ở trẻ non
tháng, trung tâm hô hấp chưa hồn chỉnh, bất kỳ tình trạng nào gây thiếu oxy
máu, dẫn đến nồng độ CO2 máu tăng cao đều có thể ức chế trung tâm hơ hấp,


gây rối loạn nhịp thở, thở rên, thở không đều, kiểu Cheyne - Stock, thời gian
ngừng thở dài (7- 10 giây). Tình trạng này có thể kéo dài 2 - 3 tuần sau sinh
hoặc lâu hơn tùy mức độ non tháng [5].


Do phổi ở trẻ đẻ non chưa trưởng thành cả về mặt cấu trúc và chức
năng nên rất dễ chấn thương do áp lực, thể tích khi thở máy hay tổn thương
do quá trình viêm [1,34]. Ở phổi của trẻ non tháng, tổ chức liên kết phát triển
mạnh hơn, tổ chức đàn hồi ít do đó làm phế nang khó giãn nở, khoảng cách
khuếch tán khí thì xa do cách biệt với các mao mạch nên sự trao đổi khí càng


Thời kỳ phơi thai Thời kỳ thai nhi


Phơi


Tuyến


Hình ống tuyến


Túi


Phế nang



Tuần


<i>Hình 1: Phơi thai học của hệ hơ hấp [trích dẫn từ 22] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

5


khó khăn. Thể tích khí trong phổi của trẻ non tháng thấp (20- 40 ml/kg) so với
trẻ đủ tháng (50 ml/kg) và người lớn (80 ml/kg). Lồng ngực trẻ đẻ non hẹp,
xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn chưa phát triển giãn nở kém
cũng làm hạn chế di động của lồng ngực [5,34].


<b>1.3. Hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non. </b>
<i><b>1.3.1. Khái niệm </b></i>


SHH là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí của hệ hô
hấp, biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin) và/hoặc tăng CO2 máu


(hypercapnia). Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do
bệnh lý tại cơ quan hơ hấp hoặc các cơ quan khác. Trong đó, BMT là nguyên
nhân hàng đầu, do thiếu tổng hợp Surfactant [20].


Hội chứng SHH ở trẻ đẻ non được mô tả lần đầu tiên vào năm 1903 bởi
nhà vật lý học người Đức Hochheim, mãi đến năm 1947, Gruenwand - một
nhà bệnh lý học người Mỹ, thông qua các nghiên cứu ở bệnh nhân tử vong do
BMT đã đưa ra nhận xét xẹp phổi là vấn đề quan trọng của BMT và ông đã
mặc nhiên công nhận việc bổ sung hoạt chất bề mặt có thể làm giảm tình
trạng SHH [39]. Đến năm 1959, Avery và Mead đã chỉ ra bệnh sinh của bệnh
là do giảm sức căng bề mặt phế nang và thiếu chất surfactant trong lòng phế
nang [24]. Giải phẫu tử thi ở trẻ tử vong do BMT (BMT) cho thấy phế nang


trẻ bị xẹp, huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng
đọng phía trong các phế nang, tiểu phế quản tạo thành một lớp màng gọi là
màng trong[21,33,39]. Ngày nay người ta vẫn gọi tên bệnh là BMT song song
với tên gọi SHH ở trẻ đẻ non để nhớ cơng lao của những thầy thuốc đầu tiên
tìm ra bệnh.


<i><b>1.3.2. Dịch tễ học </b></i>


Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến SHH và tử vong ở trẻ đẻ non là BMT.
Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi tuỳ từng nước. Tại Mỹ có khoảng 10% trẻ sơ sinh
non tháng bị SHH, trong đó có tới 50% là trẻ có tuổi thai dưới 28 tuần[30].


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

6


Trẻ càng non tháng, nguy cơ mắc SHH càng cao. Trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới
29 tuần có nguy cơ mắc SHH lên đến 60% và có liên quan đến BMT[3]. Tại
Ấn Độ, một số nghiên cứu cho thấy BMT chiếm 6,8 - 14,1% trẻ đẻ non sống,
trong đó những trẻ có tuổi thai 29 - 30 tuần chiếm 32% [37]. Các nguy cơ
khác như gia đình có trẻ đã bị SHH, trẻ sinh mổ khi chưa có chuyển dạ, trẻ
sinh ra từ các bà mẹ đái tháo đường, trẻ bị ngạt, viêm ối - màng ối [30].


Tại Việt Nam, tỉ lệ SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là khá cao và BMT
cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Theo Nguyễn Thị Kiều Nhi
và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ
sơ sinh non tháng là 67,4%, trong đó tử vong do SHH cấp chiếm 12,5% [13].
Theo Nghiên cứu của Phạm Văn Dương và CS nghiên cứu tình hình trẻ em tử
vong trước 24 giờ tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ tử vong do BMT là 8,24% [8].


<i><b>1.3.3. Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ đẻ non [10,20,26,31] </b></i>
<i>1.3.3.1. Một số nguyên nhân suy hô hấp thường gặp </i>



<i><b>Bệnh màng trong </b></i>


Bệnh màng trong (BMT) là một nguyên nhân tại phổi và là một trong
những nguyên nhân hàng đầu. BMT chiếm 0,5 - 1% trẻ sơ sinh sống tại Pháp,
tỉ lệ thay đổi theo tuổi thai, chiếm 80% ở trẻ dưới 28 tuần và 5% ở trẻ trên 32
tuần [trích dẫn từ 8]. Còn ở các nước Châu Á như Ấn Độ, tỉ lệ BMT chiếm
6,8 -14,1% trẻ sơ sinh non tháng, trong đó những trẻ có tuổi thai 29 - 30 tuần
chiếm 32% [35,37,44]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Văn Dương
và CS nghiên cứu tình hình trẻ em tử vong trước 24 giờ tại Hải Phòng cho
thấy tỉ lệ tử vong do BMT là 8,24% [8]. BMT xảy ra do thiếu hụt chất hoạt
động bề mặt surfactant ở phổi do phế bào type II tiết ra. Hiện nay, sinh bệnh
học BMT được các tác giả thống nhất có liên quan đến hai yếu tố là đẻ non và
thai ngạt trong tử cung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

7


<i>Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh của BMT theo Farell.P [trích dẫn từ 31] </i>


BMT thường gặp ở trẻ đẻ non và tỉ lệ bệnh tăng theo cân nặng và thời
gian xuất hiện bệnh.


<i><b>Hội chứng chậm tiêu dịch phổi </b></i>


Hội chứng chậm tiêu dịch phổi (hội chứng SHH nhất thời/hội chứng
phổi ướt hay TTNB = Transient tachypnea of the newborn/Transitory
tachypnea of newborn) hay gặp ở những trẻ có tiền sử mổ đẻ trước khi có
chuyển dạ (nhất là mổ do chảy máu cấp như vỡ tử cung, tai nạn,…), trẻ lọt
quá nhanh, mẹ dùng thuốc ức chế β. Bệnh chiếm 1-2% số trẻ sơ sinh đủ
tháng, chiếm 9% ở trẻ có mẹ phải mổ lấy thai [45]. Bệnh có thể tự khỏi và


không đế lại di chứng. Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, tỉ lệ mắc hội chứng
chậm tiêu dịch phổi chiếm 33-50% số trẻ có biểu hiện SHH [35,39]. Tương tự
trong nghiên cứu của Saeed Zaman và CS, hội chứng chậm tiêu dịch phổi là
nguyên nhân gặp nhiều nhất gây SHH (35,7%) [45].


Ở bệnh nhân chậm tiêu dịch phổi, trong lịng phế nang cịn dịch gây cản
trở thơng khí và trao đổi khí -> SHH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

8


Lâm sàng: Trẻ thở nhanh >80 lần/phút, thở rên, co kéo cơ hô hấp, kéo
dài từ một đến vài giờ. Bệnh tiến triển thuận lợi trong vòng dưới 24 giờ.


X-quang sớm: thấy hình ảnh hội chứng kẽ, dày rãnh liên thùy. Phổi
kém sáng do phế nang chứa nhiều dịch. Có thể thấy ít dịch ở góc màng phổi.


<i><b>Hội chứng hít phân su (Meconium aspiration syndrome) </b></i>


Hít phân su chiếm gần 9 – 25 % ở trẻ sơ sinh sống. Khoảng 5-10% trẻ
sinh ra có nước ối nhuốm phân su sẽ bị hội chứng hít phân su (MAS) và gần
50% những trẻ này đòi hỏi phải thở máy. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, tỉ lệ hít
phân su gặp ở 8-25% trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi. Trong nghiên cứu của
Saeed Zaman năm 2013, tỉ lệ trẻ SHH do hít phân su chiếm 17,9% [45]. Do
trẻ bị suy thai trong tử cung nên trẻ có động tác thở sớm trước đẻ và hít phải
nước ối. Khi ra đời, trẻ bị ngạt tím, mũi miệng, da, móng tay dính đầy nước ối
lẫn phân su, có thể thấy cả trong dịch dạ dày do trẻ nuốt vào [35]. Nghe phổi
có nhiều ran ứ đọng, đôi khi khơng thấy có thơng khí. Trẻ dễ bị toan máu,
nhịp tim nhanh, nhỏ…


<i><b>Nhiễm khuẩn phổi </b></i>



Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn phổi trước, trong hoặc sau đẻ. Thường do
nhiễm trùng bào thai, bệnh rất nặng, thường kèm với nhiễm khuẩn máu,
nhiễm khuẩn toàn thân. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp, là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây SHH. Theo thống kê của Alok Kumar, tỉ lệ
nhiễm khuẩn phổi đang giảm dần qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ lệ cao
(17,0%) [35].


Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Liên cầu, vi khuẩn Gram (-) có sẵn
ở bộ phận sinh dục của người mẹ.


<i>1.3.3.2. Các nguyên nhân khác [35]</i>


- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên: tắc lỗ mũi sau, thơng thực quản- khí
quản, hội chứng Piere- Robin,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

9


- Bệnh đường hô hấp dưới bẩm sinh (bất sản phổi, thiểu sản phổi, phổi
chưa trưởng thành…) hay mắc phải (hội chứng hít phân su, hội chứng chậm
tiêu dịch phổi, nhiễm khuẩn phổi, tràn khí- tràn dịch màng phổi,…)


- Bệnh tim bẩm sinh: Chuyển gốc các động mạch lớn, thiểu năng thất
trái, hẹp động mạch chủ,…


- Bệnh của hệ thần kinh: phù não, xuất huyết não- màng não, mẹ bị gây
mê, dùng thuốc an thần,…


- Chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ calci huyết, hạ magie huyết, toan
máu,…



- Các ngun nhân khác: thốt vị cơ hồnh, nhược cơ tiên phát hoặc thứ
phát,…


<i><b>1.3.4. Lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ đẻ non[1,5,11,25] </b></i>
<i>1.3.4.1. Lâm sàng: </i>


* Các triệu chứng chính: SHH biểu hiện chủ yếu bởi 3 dấu hiệu chính:
- Khó thở: bỏ bú, thở nhanh ≥ 60 lần/ phút, hoặc khó thở chậm dưới 30
lần/ phút, có cơn ngừng thở dài do tắc nghẽn đường thở hoặc suy kiệt, đuối
sức sau một thời gian khó thở nhanh; thở rên: chủ yếu thì thở ra, có thể nghe
được bằng tai hoặc ống nghe. Rối loạn nhịp thở cũng là một biểu hiện đặc
hiệu của SHH. Đặc biệt khi trẻ bị BMT các phế nang bị xẹp lại làm giảm diện
tích trao đổi khí dẫn đến thiếu O2, tăng CO2 máu. Điều này kích thích trung


tâm hơ hấp làm tăng nhịp thở. Tuy nhiên ở trẻ đẻ non trung tâm hơ hấp chưa
hồn chỉnh vì vậy khả năng điều hòa nhịp thở của trẻ còn kém, đáp ứng với
tình trạng thiếu oxy bằng cách tăng nhịp thở chỉ trong một thời gian ngắn và
sau đó nhanh chóng dẫn đến cơn ngừng thở. Trong nghiên cứu của Phạm Thị
Ngọc nhận thấy: có 49,9% trẻ thở nhanh, và 29,4% trẻ thở chậm và có cơn
ngừng thở [14].


Thở rên là dấu hiệu hay gặp ở trẻ đẻ non SHH, đặc biệt trẻ bị BMT
[11,16]. Bình thường dây thanh âm mở ra khi thở vào và đóng lại khi thở ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

10


để duy trì dung tích cặn chức năng giúp cho phổi khơng xẹp hồn tồn. Vì
vậy khi có SHH trẻ phải gắng hết sức để duy trì dung tích cặn chức năng cuối
thì thở ra bằng cách khép dây thanh âm để giữ khí trong phổi, làm cho khí


nhanh chóng lùa vào phổi ở cuối thì thở ra , đó chính là ngun nhân tạo ra
tiếng thở rên. Ở trẻ bị BMT, phổi bị xẹp do thiếu surfactant vì vậy tiếng thở
rên rất thường gặp [2],[4],[23]. Trong nghiên cứu ở Hải Phòng, thở rên gặp ở
87,9% các trường hợp [14]. Tỉ lệ này tương tự như kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tuấn [21].


- Rút lõm lồng ngực mạnh. Đây là triệu chứng thường gặp trong SHH,
theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc, rút lõm lồng ngực mạnh gặp ở 80,4%
bệnh nhân [14]. Một số trường hợp trẻ thở rất nhanh và nông nên không dễ
dàng nhận thấy dấu hiệu này trên lâm sàng.


- Tím tái: tím quanh môi, đầu chi hay toàn thân do PaO2 trong máu


động mạch giảm dưới 60mmHg. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc tại
Bệnh viện trẻ em Hải Phịng: tím là triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các
bệnh nhân bị BMT chiếm 60,3% các trường hợp [14]. Triệu chứng tím có thể
đến muộn, do đó khơng nên chờ đến khi có dấu hiệu tím mới có chỉ định cho
trẻ thở oxy. Nên có chỉ định cho thở trẻ thở oxy sớm hơn vì nếu PaO2 giảm


dưới 50mmHg sẽ dễ gây ra tình trạng thiếu oxy tế bào não, về lâu dài để lại di
chứng thần kinh và tinh thần, thậm chí dẫn đến tử vong [11].


* Biểu hiện ở các cơ quan khác:


- Tim mạch: Rối loạn nhịp tim, có thể nhanh trên 160 chu kỳ/phút hoặc
chậm dưới 100 chu kỳ/phút. Trẻ có thể bị ngừng tim nếu PaO2 giảm dưới


30mmHg.


- Thần kinh: Trẻ có dấu hiệu thiếu oxy não như vật vã, bỏ bú, thở rên,


giảm trương lực cơ, mất hết các phản xạ, li bì, co giật, hơn mê, …


- Thận: Các biểu hiện của suy thận cấp, thiểu niệu hoặc vô niệu.
* Triệu chứng của các nguyên nhân gây SHH:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

11


- Lồng ngực mất cân đối trong tràn khí màng phổi một bên, thốt vị cơ
hồnh.


- Rung thanh tăng trong tràn khí màng phổi.
- Gõ đục trong tràn dịch màng phổi.


- Tiếng thổi ở tim, …


<i>1.3.4.2. Cận lâm sàng </i>


<b>- Khí máu động mạch</b>[5,11,26]: đo các khí trong máu cho phép đánh
giá mức độ SHH và giúp cho việc điều trị.


Biểu hiện khí máu khi có SHH có sự rối loạn nghiêm trọng các chất khí
trong máu:


• PaCO2 tăng trên 70 mmHg. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, tỉ lệ


nàydao động khoảng 80-82% [15,16,18]. Trong giai đoạn đầu khi trẻ bị SHH,
trẻ cố gắng thở nhanh để bù trừ nên PaCO2 giảm. Khi tình trạng xẹp phổi tăng


lên, trao đổi khí giảm, PaCO2 tăng dần. PaCO2 tăng cao, PaO2 giảm dễ gây ra



các biến chứng nặng nề như xuất huyết não, viêm ruột hoại tử... rất dễ gây tử
vong.


Đặc biệt sự cải thiện PaCO2 và PaO2 phản ánh rõ ràng hơn quá trình cải


thiện trao đổi khí ở phổi. Các chỉ số pH, HCO3


-, BE... có thể được điều chỉnh
nhanh hơn bằng bù các chất kiềm.


• PaO2 giảm, có thể giảm vừa hoặc giảm nặng dưới 50 mmHg


[14,31].Trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc thấy kết quả PaO2 giảm dưới


80%chiếm 63,8% trẻ bệnh [14]. Trong nhiều trường hợp trẻ có biểu hiện SHH
nặng trước và ngay khi vào viện đã được thở oxy, sau đó mới làm xét nghiệm
khí máu. Mặc dù nồng độ oxy của khí thở vào cao nhưng PaO2 cũng không


cải thiện được nhiều. Đó là do q trình trao đổi khí thực sự khó cải thiện ở
những trẻ bị SHH. Bởi vì xẹp phế nang làm giảm diện tích trao đổi khí, và
xẹp phổi và viêm cịn làm khoảng cách khí và mao mạch tăng lên, sự trao đổi
khí càng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

12


• pH giảm dưới 7,3. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ này dao động khoảng
70-73% [14-16]. Lúc đầu toan hô hấp sau thành toan hỗn hợp, lúc đầu toan
cịn bù sau đó toan mất bù.



<b>- X quang tim phổi </b>


Là xét nghiệm giúp chẩn đoán SHH cấp do tim hay phổi hoặc cả hai.
Đặc biệt là đối với BMT - một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
SHH ở trẻ sơ sinh non tháng, X-quang tim phổi không chỉ có giá trị chẩn đốn
xác định mà cịn giúp phân loại mức độ nặng. Ở BMT, X-quang tim phổi cho
hình ảnh tổn thương điển hình là những nốt mờ nhỏ khắp 2 phế trường, trong
hệ thống phế quản ứ khí quá sáng trên phim; tổn thương được chia làm 4 độ
[6,42].


• Độ 1: Hình ảnh lưới hạt nhỏ rải rác, phổi nở tốt: do khí bị ứ trong các
nhánh phế quản lớn: trên phim nổi rõ khí, phế quán gốc, phế quản phổi giữa 2
phế trường.


• Độ 2: Hình ảnh lưới hạt rải rác với hình ảnh ứ khí trong phế quản
mức độ trung bình, giảm thể tích phổi.


• Độ 3: Hình ảnh lưới hạt lan tỏa và hình ảnh ứ khí trong phế quản
mức nổi bật, nhưng bờ tim cịn rõ.


• Độ 4: Lúc này phổi đã bị xẹp, khí khơng vào được phế nang, trên
phim chỉ thấy các nhánh phế quản, khí quản, phổi mờ đều, “phổi trắng xóa”,
khơng cịn phân định được ranh giới của tim.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

13


<b>Độ I </b> <b>Độ II </b>


<b>Độ III </b> <b>Độ IV </b>



<i>Hình 1.3. Phân độ BMT theo X quang [trích dẫn từ 6]. </i>


- <b>Điện giải đồ: </b>


SHH sơ sinh thường kèm theo giảm canxi máu, giảm đường máu, giảm
kali máu, giảm HCO3


-


<b>- Các xét nghiệm khác:</b> siêu âm doppler tim mạch giúp phát hiện sớm
các dị tật bẩm sinh ở tim mạch, chọc dò tủy sống, chụp cộng hưởng từ sọ não
giúp chẩn đoán xác định xuất huyết não – màng não.


<i>1.3.4.3. Đánh giá mức độ suy hô hấp </i>


Đánh giá mức độ SHH có thể dựa vào các chỉ số: Apgar, Sigtuna,
Silverman (phụ lục 1,2,3)


<i><b>1.3.5. Điều trị suy hô hấp [9,11,22,28]</b></i>
<i>1.3.5.1. Nguyên tắc điều trị </i>


- Cấp cứu SHH: tư thế, hút đờm dãi, thở oxy


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

14


- Chống toan máu
- Cung cấp năng lượng
- Điều trị nguyên nhân


<i>1.3.5.2.Cấp cứu suy hô hấp </i>



- Tư thế bệnh nhân: Nằm đầu thấp hơn ngực, nghiêng về một bên để
đờm dãi dễ thốt ra ngồi và cổ khơng bị gập, đường thở thẳng. Tư thế được
thay đổi để tránh xẹp phổi và ứ đọng đờm.


- Hút thông đường thở: Trước khi cho thở oxy cần hút đờm dãi ở mũi,
họng để đảm bảo thông đường thở.


- Thở oxy:


+ Chỉ định khi trẻ bị tím tái hoặc khi PaO2 <70 mmHg. Biểu hiện tím


có thể đến muộn, do đó nên chỉ định cho thở oxy sớm.


+ Mục tiêu của hỗ trợ hô hấp là duy trì PaO2 từ 50-70mmHg, PaCO2


<60mmHg và pH > 7.25 điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
+ Các phương pháp thở oxy:


Sonde mũi: Được sử dụng khi chỉ cần thở oxy với nồng độ 40%


Mặt nạ: Được sử dụng nếu ngoài cho thở oxy, cần hỗ trợ thêm hô hấp
cho bệnh nhân. Qua mặt nạ có thể cho thở oxy 40% với lưu lượng 5 lít/phút
hoặc 100% với lưu lượng 10 lít/phút.


Lều oxy: oxy được đưa vào qua lỗ trên, CO2 được đưa ra ngồi qua lỗ


phía dưới.


Máy thở: nếu có cơn ngừng thở dài và tái phát, đã hỗ trợ thở qua mặt nạ


không kết quả, cần đặt ống nội khí quản và cho thở với áp lực dương.


<i>1.3.5.3. Điều trị toan máu </i>


Đảm bảo thơng khí tốt là phương pháp giúp giải quyết một phần tình
trạng nhiễm toan cho trẻ.


Dung dịch kiềm: Natribicacbonat 14‰


Nếu khơng có xét nghiệm gì, cho 1-2 mEq/ kg tiêm tĩnh mạch rốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

15


Nếu có kết quả xét nghiệm: PaO2 giảm, PaCO2 tăng và pH máu giảm


dưới 7,2. Cho theo công thức:


Số mEq cần bù = BE x P x 0,3
Trong đó, P là cân nặng trẻ(kg)


BE: lượng kiềm dư (dựa vào khí máu)


Nếu toan khí cao, PaCO2> 70mmHg không nên cho Bicacbonat vì sẽ


giải phóng nhiều CO2 làm cho toan khí nặng hơn; nên dùng dung dịch THAM


36,6 g‰ (0,3 mEq/ml), số lượng dịch được tính như dung dịch Bicacbonat.
Khi dùng dung dịch THAM, nên kết hợp với dung dịch glucose 20% để
phòng biến chứng hạ đường máu.



Toan máu là hậu quả của SHH là toan máu, lúc đầu là toan hơ hấp sau
đó toan chuyển hố rồi toan hỗn hợp mất bù nếu không được điều trị tốt.


<i>1.3.5.4. Cung cấp năng lượng </i>


- Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ.


- Bơm sữa qua sonde dạ dày: số lượng tùy theo ngày tuổi và sự chấp
nhận của trẻ.


- Có thể cung cấp qua nuôi dưỡng tĩnh mạch nếu cần. Tổng lượng dịch
được tính tốn theo cân nặng và ngày tuổi của trẻ để tránh quá tải dịch. Đảm
bảo đường huyết trong giới hạn bình thường. Lượng dịch trung bình cần
truyền là: Glucose 10% 80ml/kg/ngày, sau đó tăng dần lên và có thể tới
150ml/kg/ngày ở vào ngày thứ 5. Tuy vậy cần phải điều chỉnh liều lượng phù
hợp với từng trường hợp cụ thể để tránh quá tải gây suy tim. Bù điện giải theo
kết quả điện giải đồ.


*<i>Các điều trị khác:</i> Vitamin K để dự phòng xuất huyết não – màng não,
truyền máu nếu có thiếu máu, viêm ruột hoại tử,...Chú ý phát hiện còn ống
động mạch sớm để điều trị đóng ống bằng thuốc: Ibuprofen hay Indomethacin
hay Acetaminophen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

16
<i>1.3.5.5. Điều trị nguyên nhân </i>


SHH ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể tại phổi(BMT,
hội chứng hít nước ối, viêm phổi,…) hoặc ngồi phổi (các bệnh tim bẩm sinh,
còn ống động mạch,…). Tùy theo mỗi nguyên nhân mà có phương pháp điều
trị khác nhau.



Ví dụ: Đối với BMT: Surfactant là chìa khóa vàng của bệnh. Liệu pháp
thay thế surfactant được sử dụng để điều trị BMT, hiệu quả làm giảm tỉ lệ tử
vong do hội chứng SHH xuống khoảng một nửa [29]. Nó thường được dùng
ngay sau khi sinh [27]. Tuy nhiên, loại surfactant lý tưởng có lợi nhất cho
những bệnh nhân này vẫn chưa được xác định chắc chắn [32,36,38].


<i>1.3.5.6. Điều trị dự phòng</i>


Bao gồm việc cho surfactant ngay sau khi sinh, ngay khi đứa trẻ sơ sinh
đã ổn định. Lợi ích lý thuyết của cách tiếp cận này là việc thay thế chất hoạt
động bề mặt trước khi hình thành SHH sẽ tránh hoặc làm giảm nhẹ tổn
thương phổi.


<i><b>1.3.6. Phòng bệnh. </b></i>


- Bà mẹ: Giảm tỉ lệ đẻ non, đánh giá chính xác tuổi thai, đánh giá mức
độ trưởng thành của thai.


- Tránh ngạt bào thai: nhận biết các sản phụ có nguy cơ đẻ khó, theo
dõi nhịp tim thai để phát hiện suy thai; phát hiện và điều trị sớm các nguyên
nhân gây xuất huyết trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Không dùng thuốc
an thần khi chuyển dạ.


- Dự phòng corticoid trước sinh cho những bà mẹ mang thai 24-34 tuần
có nguy cơ dọa đẻ non, dùng 2 liều Betamethasone 12mg (tiêm bắp) cách
nhau 24 tiếng hoặc 4 liều Betamethasone 6mg (tiêm bắp) mỗi 12 giờ.
Corticoid cũng có thể được dùng cho sản phụ ối vỡ non trước 32 tuần, có khả
năng trì hỗn cuộc chuyển dạ 24 giờ sau khi bắt đầu tiêm thuốc. Một đợt điều



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

17


trị khẩn cấp có thể được cân nhắc cho bà mẹ đã được điều trị 2 tuần trước đó,
tuổi thai <33 tuần và có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày.


- Đối với trẻ: tiêm vitamin K để phòng xuất huyết, tiêm vitamin E.
Theo dõi sát trong 24 giờ đầu.


<b>1.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới </b>
<i><b>1.4.1. Trên thế giới </b></i>


Năm 1999, Yusuf và CS tiến hành đánh giá hồ sơ và kết quả của trẻ sơ
sinh bị SHH nhập viện tại Bệnh viện Đại học Aga Khan ở Karachi, Pakistan.
Tỉ lệ tử vong chung của trẻ sơ sinh có SHH đã ghi nhận là 81/200 (41%) và
cao nhất (70%) đối với trẻ sơ sinh có cân <1000g khi sinh. (P = 0.003), giá trị
AaDO2 nhập viện > 400 (P = 0.001), sự phát triển suy thận cấp (nguy cơ
tương đối) (RR 2,6, 95% CI 1,3-5,2) và tràn khí màng phổi (RR 3,7, 95% CI
1,8-7,7) [44].


Nghiên cứu của Alok Kumar và CS năm 1996 trên đối tượng 4050 trẻ
sơ sinh, tỉ lệ SHH vào viện là 6,7%, trong đó SHH ở trẻ đẻ non chiếm tỉ lệ cao
nhất (30,0%), ở trẻ già tháng là 20,9%. Về phương diện tuổi thai, 100% các
trẻ dưới 26 tuần có SHH, trong nhóm 32 tuần tuổi thai, tỉ lệ SHH là 57,14%,
và ở nhóm 36 tuần tuổi chỉ chiếm 3,70%. Tỉ lệ tử vong do SHH là 43,61%
[35].


Nghiên cứu của Saeed Zaman và CS năm 2008, trên đối tượng 659 trẻ
sơ sinh được chuyển đến bệnh viện Bệnh viện Quân đội Hồng gia Sharurah -
Saudi Arabia trong 12 tháng có tình trạng SHH. Tỉ lệ SHH tổng thể là 4,24%.
Tỉ lệ hiện mắc là 19,7% ở trẻ non tháng[45].



Nghiên cứu của Ghafoor và CS năm 2003 trên đối tượng 94 trẻ sơ sinh
có SHH, tỉ lệ trẻ đẻ non chiếm 93,61% [trích dẫn từ 45].


Năm 2015, Maryam Saboute và CS công bố nghiên cứu tại khoa Hồi
sức tích cực của Bệnh viện Akbarabadi (Tehran-Iran) vào mùa xuân năm
2011 trên đối tượng 74 trẻ non tháng có tuổi thai <34 tuần nhập viện ở Khoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

18


hồi sức tích cực. Tất cả đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: cực kỳ
non tháng (<28 tuần), rất non tháng (28 đến <32 tuần) và non tháng vừa phải
(32 đến 34 tuần). Kết quả cho thấy tỉ lệ mắc SHH chiếm 65,6% số trẻ; tuy
nhiên tỉ lệ mắc SHH không khác nhau giữa ba nhóm. Tuổi thai và tỉ lệ tử
vong tỉ lệ nghịch với nhau (p = 0,05). Thời gian dùng Betamethasone trước
khi sinh ở nhóm trẻ sống dài hơn ở nhóm tử vong (p<0,05) [40].


<i><b>1.4.2. Tại Việt Nam </b></i>


Theo nghiên cứu của tác giả Lê Phúc Phát và CS tại Bệnh viện Nhi
Trung ương từ tháng 11/1990 đến tháng 11/1997 đã có 159 trường hợp sơ
sinh tử vong do BMT, chiếm 16,61% trong tổng số tử vong chu sinh qua
nghiên cứu giải phẫu bệnh [18].


Phạm Văn Dương và CS nghiên cứu tình hình trẻ em tử vong trước 24
giờ tại Hải Phòng cho thấy tỉ lệ tử vong do BMT là 8,24% [8]. Năm 2005, tác
giả Đinh Phương Hịa cơng bố nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do BMT
chiếm 5,8% [11].


Năm 2015, nghiên cứu của Trần Văn Sơn và CS tại Bệnh viện Sản Nhi


Cà Mau trên đối tượng 308 trẻ sơ sinh non tháng nhập viện khoa Sơ sinh cho
thấy tỉ lệ trẻ mắc BMT là 44,81%, tuổi thai càng non tháng có tỉ lệ BMT càng
cao, mỗi phân nhóm tuổi thai tăng lên một bậc có thể tăng nguy cơ bệnh lên
2,5 lần; trẻ càng nhẹ cân có tỉ lệ mắc BMT càng cao, trẻ rất nhẹ cân có tỉ lệ
mắc BMT lên tới 87,18%. Mẹ vỡ ối sớm có tỉ lệ bệnh là 61,36%, mẹ dùng
corticoid trước sinh có thể làm giảm nguy cơ BMT 2,32 lần so với nhóm
khơng dùng corticoid [19].


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

19
<b>CHƢƠNG 2</b>


<b>ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1. Đối tƣợng nghiên cứu </b>


Tất cả trẻ sơ sinh non tháng vào điều trị với chẩn đốn xác định suy hơ
hấp tại Đơn nguyên sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.


<b>2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu </b>


Thời gian nghiên cứu: từ 01/06/2017 đến tháng 31/12/2017.


Địa điểm nghiên cứu: Đơn nguyên sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc
Ninh


<i><b>2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: </b></i>


Gồm các bệnh nhân vào viện với các tiêu chuẩn sau:


- Tuổi thai từ 24-37 tuần tuổi thai theo thang điểm New Ballard (phụ lục 4).
- Được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh theo Surg Mathaivà CS(2007):


chẩn đốn Suy hơ hấp khi có ít nhất một trong các biểu hiện sau [41].


+ Khó thở: bỏ bú, thở nhanh ≥ 60 lần/ phút, hoặc khó thở chậm dưới 30
lần/ phút, có cơn ngừng thở dài do tắc nghẽn đường thở hoặc suy kiệt, đuối
sức sau một thời gian khó thở nhanh.


+ Rút lõm lồng ngực nặng hoặc có sự hỗ trợ của các cơ hô hấp phụ
+ Nghe phổi có thể có tiếng thở rên


SHH có thể có hoặc khơng liên quan đến tình trạng tím tái hoặc giảm
độ bão hòa oxy máu động mạch.


Cận lâm sàng: biểu hiện của SHH: pH dưới 7,3; PaO2 giảm dưới


50mmHg, PaCO2 tăng trên 70mmHg


- Gia đình trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu


<i><b>2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ </b></i>


Những trẻ có dị tật bẩm sinh nặng, những gia đình từ chối hoặc khơng
hợp tác trong q trình thu thập số liệu làm điều tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

20
<b>2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.3.1. Thiết kế nghiên cứu</b></i>


Nghiên cứu mô tả cắt ngang.



<i><b>2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu </b></i>


- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước lượng cho một tỉ lệ [7]:


Trong đó:


n: số bệnh nhân cần có tham gia nghiên cứu


p: chọn p = 0,197 (theo nghiên cứu của Saeed Zaman, tỉ lệ SHH ở trẻ
đẻ non là 19,7%) [45]


d: khoảng sai lệch cho phép, chọn d = 0,05


Z1 - /2: Giá trị tới hạn phân bố chuẩn, với  = 0,05 ta có Z1 - /2 = 1,96.


Theo cơng thức tính cỡ mẫu là 243 trẻ, tuy nhiên do thời gian nghiên
cứu ngắn nên chúng tơi chọn được có 200 bệnh nhi (đây là hạn chế của đề tài
này).


- Chọn mẫu thuận tiện: toàn bộ trẻ sơ sinh đẻ non đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu và khơng có tiêu chuẩn loại trừ đều được đưa vào nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

21


<b>SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU </b>


<i><b>2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu </b></i>


Các bệnh nhi sơ sinh non tháng vào điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh -
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng,


thu thập đầy đủ thông tin từ bà mẹ bằng cách phỏng vấn trực tiếp mẹ bệnh
nhân hoặc người nhà bằng phiếu nghiên cứu đã được thiết kế sẵn, khi đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán SHH được đưa vào nghiên cứu.


<i><b>2.3.4. Các biến số nghiên cứu </b></i>
<i><b>- Đặc điểm chung: </b></i>


(1) Giới: nam/nữ.


(2) Cách đẻ: mổ đẻ, đẻ thường hay can thiệp


Bệnh nhân
không đủ
tiêu chuẩn


Xác định nguyên
nhân gây SHH


<b>Tất cả các trẻ sơ sinh non tháng </b>
<b>có biểu hiện SHH </b>


Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán xác định SHH


Mô tả đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng theo nguyên


nhân gây SHH


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

22



(3) Tuổi thai: đánh giá dựa trên bảng điểm New Ballard (Phụ lục 2)
tính theo tuần, chia làm 3 nhóm :


 Dưới 30 tuần.


 30 – 32 tuần.


 > 32 tuần.


(4) Cân nặng lúc sinh (tính bằng gram), chia làm 3 nhóm.


 < 1000 g.


 1000 – < 1500 g.


 ≥ 1500 g.
(5) Lý do sinh non


(6) Thuốc sử dụng trong quá trình mang thai: Các thuốc giữ thai, thuốc
điều trị cao huyết áp, đái tháo đường hay các thuốc nội tiết có ảnh hưởng đến
thai nhi.


<i><b>- Biến số lâm sàng: </b></i>


(1) Đánh giá ngạt sau sinh qua chỉ số Apgar, chia thành 3 nhóm dựa
vào tổng số điểm. Nếu tổng số điểm:


<4: Ngạt nặng
4-6: Ngạt nhẹ


>7 : Bình thường


(2) Mức độ SHH khi vào viện: theo chỉ số Silverman
Chia thành 3 nhóm theo tổng số điểm:


<3: Không SHH;
3- 5: SHH nhẹ;
≥ 5: SHH nặng


(3) Khám lâm sàng: Tần số thở, co kéo các cơ hô hấp, phát hiện cơn
ngừng thở, thở rên, tím tái, nghe phổi để đảm bảo thơng khí hai bên đều trước
khi bơm surfactant. Khám tim mạch: tần số tim, phát hiện tiếng thổi ở tim.
Khám các bộ phận khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

23


(4) Theo dõi SpO2: độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo bằng


monitoring.


+ Bình thường: SpO2<b>≥</b> 90%.


+ Giảm: SpO2<90% [16].


(5) Tần số thở (lần/phút): Thở nhanh theo tiêu chuẩn của WHO trẻ nhỏ
hơn 2 tháng: ≥ 60 lần/ phút [11,31].


Chia làm 2 nhóm: + 40 - < 60 lần/phút


+ ≥ 60 lần/ phút hoặc < 40 lần/phút.



(6) Tần số tim (lần/phút): được đo trên monitor; nhịp tim nhanh ≥ 160
lần/phút [26].


Chia làm 2 nhóm: + 100- < 160 lần/phút.
+ ≥ 160 lần/phút.


<i><b>- Biến số cận lâm sàng: </b></i>


+ Khí máu động mạch: Vị trí lấy máu ở động mạch quay hoặc cathete
động mạch rốn. Được làm bằng máy đo khí máu NOVA Biomedical tại đơn
nguyên Sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh. Khí máu được làm ngay giờ đầu
vào viện. Khí máu bao gồm các thơng số sau: pH máu, PaO2, PaCO2, HCO3, BE.


Giá trị bình thường của khí máu [26].


<b>Bảng 2.1. Chỉ số bình thƣờng </b>


pH 7.35- 7.45


PaCO2 35-45 mmHg
PaO2 80-100 mmHg
HCO3- 22-26 mEq/l


BE -2 đến 2


<b>2.4. Sai số và cách khống chế sai số. </b>


 <i><b>Sai số </b></i>



Việc thu thập thông tin chủ yếu dựa vào bệnh án nghiên cứu được thiết
kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do không đồng nhất giữa các
điều tra viên cũng như thái độ hợp tác của đối tượng khi tham gia nghiên cứu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

24


 <i><b>Cách khắc phục </b></i>


- Hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ về cách điền phiếu khảo sát cho điều tra
viên, nói cho đối tượng hiểu về mục đích sử dụng thơng tin.


- Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra ngay sau khi hoàn
thành phỏng vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa
đầy đủ hoặc không hợp lý phải được yêu cầu nhóm nghiên cứu bổ sung ngay.


<b>2.5. Xử lý và phân tích số liệu. </b>


- Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập vào máy tính bằng
phần mềm <b>Epidata 3.1</b>, theo bộ nhập được thiết kế sẵn từ bộ câu hỏi phỏng
vấn.


- Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm <b>SPSS 22.0 </b>bao gồm
+ Thống kê mô tả: số lượng; tỉ lệ phần trăm; mode; mean; độ lệch
chuẩn….


+ Thống kê suy luận đều được thực hiện với mức ý nghĩa thống kê p
<0,05. Test kiểm định Fisher’s Exact Test.


<b>2.6. Đạo đức trong nghiên cứu. </b>



- Nghiên cứu này được sự thông qua Hội đồng khoa học của Bệnh viện
Sản Nhi Bắc Ninh.


- Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của
nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp
nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.


- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số
liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, khơng
phục vụ cho mục đích nào khác.


- Nguyên tắc đạo đức của Helsinki và ICH được áp dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

25
<b>CHƢƠNG 3</b>


<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>
<b>3.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp </b>


<b>Bảng 3.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp </b>


<b>Nguyên nhân </b> <b>Số bệnh nhân </b> <b>Tỉ lệ % </b>


BMT 130 65,0


Viêm phổi 63 31,5


Bệnh lý tim mạch (TBS) 7 3,5


Tổng số 200 100



<i><b>Nhận xét:</b></i> Trong số các nguyên nhân gây SHH, nguyên nhân gặp nhiều
nhất là BMT (65,0%), tiếp theo là viêm phổi (31,5%), nguyên nhân tim mạch
chỉ chiếm 3,5% và không ghi nhận trường hợp nào do hệ thần kinh trung
ương


<b>Bảng 3.2. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo tuổi thai </b>
<b>Tuổi thai </b>


<b> </b>


<b>Nguyên nhân </b>


<b>BMT </b> <b>Viêm phổi </b> <b>Bệnh tim </b>
<b>mạch </b>


<b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


<b><30 tuần </b> 45 91,84 1 2,04 3 6,12 49 24,5 <0,001


<b>30- 32 tuần </b> 59 84,28 9 12,86 2 2,86 70 35,0 <0,001


<b>> 32 tuần </b> 26 32,10 53 65,43 2 2,47 81 40,5 0,616


<b>Tổng </b> 130 65,0 63 31,5 7 3,5 200 100


<i><b>Nhận xét:</b></i> Qua bảng 3.2, trẻ càng non tháng thì tỉ lệ SHH do BMT càng
cao (p<0,05), tỉ lệ viêm phổi càng cao khi tuổi thai càng lớn (p<0,05).



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

26


<b>Biểu đồ 3.1. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo cân nặng khi sinh </b>
<i><b>Nhận xét: </b></i>Tỉ lệ SHH do BMT, viêm phổi và nhiễm khuẩn sơ sinh càng
lớn khi cân nặng khi sinh càng nhỏ, đặc biệt ở nhóm có tuổi thai dưới 32 tuần
(p<0,05)


<b>Bảng 3.3. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo giới tính của trẻ </b>
<b> Giới tính </b>


<b> </b>


<b>Nguyên nhân </b>


<b>BMT </b> <b>Viêm phổi </b> <b>Bệnh tim </b>
<b>mạch </b>


<b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


<b>Nam </b> 78 64,46 41 33,88 2 1,65 121 60,5 0,483


<b>Nữ </b> 52 65,82 22 27,85 5 6,33 79 39,5 0,290


<b>Tổng </b> 130 65,0 63 31,5 7 3,5 200 100


<i><b>Nhận xét:</b></i> Các nguyên nhân gây SHH khơng có sự khác biệt về mặt
giới tính (p>0,05).



20


58
49


2
6


59


0
5
2


0 10 20 30 40 50 60 70


< 1000g
1000 - 1500g
> 1500g


NGUYÊN NHÂN


Bệnh lý tim mạch Viêm phổi Bệnh màng trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

27


<i><b>Biểu đồ 3.2. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo cách sinh </b></i>


<i><b>Nhận xét: </b></i>Tỉ lệ nguyên nhân do bệnh màng trong cao hơn do viêm phổi, tỉ lệ


do bệnh tim mạch chiếm nhỏ nhất ở tất cả các cách sinh. (p >0,05)


<b>Bảng 3.4. Phân bố nguyên nhân suy hô hấp theo đặc điểm nƣớc ối </b>
<b> Nƣớc ối </b>


<b>Nguyên nhân </b>


<b>BMT </b> <b>Viêm phổi </b> <b>Bệnh tim </b>
<b>mạch </b>


<b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


<b>Trong </b> 120 67,04 52 29,05 7 3,91 179 89,5 0,066


<b>Bẩn </b> 10 47,62 11 52,38 0 0 21 10,5 0,303


<b>Tổng </b> 130 65,0 63 31,5 7 3,5 200 100


<i><b>Nhận xét:</b></i>Khơng có nguyên nhân gây SHH nào có liên quan đến tình
trạng ối bẩn khi sinh (p>0,05).


Đ Ẻ T H Ư Ờ N G
Đ Ẻ M Ổ
K H Á C


<b>68.61 </b>
<b>56.67 </b>



<b>66.67 </b>


<b>28.47 </b>
<b>38.33 </b>


<b>33.33 </b>


2.92
5


0


<b>CÁCH SINH </b>



Bệnh màng trong Viêm phổi Bệnh lý tim mạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

28


<b>3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ đẻ non </b>


<b>Bảng 3.5. Phân bố điểm Apgar theo nguyên nhân suy hô hấp </b>


<b>Apgar </b>
<b> Nguyên nhân </b>


<b> 0 – 3 </b> <b>4 – 6 </b> <b> 7 – 10 </b> <i><b> ± </b></i><b>SD</b> <b>p </b>


<b>(1 phút) </b>


<b>p </b>


<b>(5 phút) </b>


<b>1 phút </b> <b>5 phút </b> <b>1 phút </b> <b>5 phút </b> <b>1 phút </b> <b>5 phút </b> <b>1 phút </b> <b>5 phút </b>


<b>Bệnh màng trong </b>
<b>(n = 130)</b>


5 3,85 0 0 80 61,54 5 3,85 45 34,61 125 96,15 5,95±1,53 6,73±1,58 0,003 0,165


<b>Viêm phổi </b>
<b>(n = 63) </b>


0 0 0 0 23 36,51 0 0 40 63,49 63 100 4,86±0,69 7,29±0,49 <0,001 0,182


<b>Bệnh tim mạch </b>
<b>(n = 7) </b>


0 0 0 0 7 100 0 0 0 0 7 100 6,94±1,51 8,54±0,93 0,040 0,835


<i><b>Nhận xét:</b></i> Điểm Apgar thay đổi sau 5 phút kể từ khi sinh, các nguyên nhân gây SHH như BMT, viêm phổi và bệnh
tim mạch có liên quan đến điểm Apgar thấp ở phút thứ nhất (p<0,05) và khơng có liên quan đến điểm Apgar phút thứ 5
(p>0,05).


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

29


<b>Bảng 3.6. Mức độ suy hô hấp theo nguyên nhân </b>
<b> Mức độ SHH </b>


<b>Nguyên nhân </b>



<b>SHH nhẹ </b> <b>SHH nặng </b> <b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


BMT 18 13,85 112 86,15 130 65,0 <0,001
Viêm phổi 25 39,68 38 60,32 63 31,5 <0,001
Bệnh tim mạch 1 14,29 6 85,71 7 3,5 0,701
Tổng 44 22,0 156 78,0 200 100


<i><b>Nhận xét: </b></i>Tỉ lệ mắc BMT, viêm phổi tỉ lệ thuận với mức độ nặng của
SHH (p<0,05), tỉ lệ mắc bệnh tim mạch khơng có mối liên quan với mức độ
SHH (p>0,05)


<b>Bảng 3.7. Mức độ suy hô hấp suy hô hấp theo tuổi thai </b>


<b>Tuổi thai </b> <b>SHH nhẹ </b> <b>SHH nặng </b> <b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


<b><30 tuần </b> 5 10,20 44 89,80 49 24,5 < 0,001


<b>30- 32 tuần </b> 8 11,43 62 88,57 70 35,0


<b>> 32 tuần </b> 31 38,27 50 61,73 81 40,5


<b>Tổng </b> 44 22,0 156 88,0 200 100


<i><b>Nhận xét:</b></i> Trẻ càng già tháng, mức độ suy hô hấp càng nhẹ, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

30


<b>Bảng 3.8. Mức độ suy hô hấp theo cân nặng </b>


<b>Tuổi thai </b> <b>SHH nhẹ </b> <b>SHH nặng </b> <b>Tổng </b> <b>p </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


<b><1000g </b> 2 9,52 19 90,48 21 10,5 0,005


<b>1000-1500g </b> 7 11,48 54 88,52 61 30,5


<b>> 1500g </b> 35 29,66 83 70,34 118 59,0


<b>Tổng </b> 44 22,0 156 88,0 200 100


<i><b>Nhận xét: </b></i>Trẻ càng nhẹ cân thì mức độ suy hô hấp nặng càng cao
(p<0,05)


<b>Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng theo cân nặng </b>
<b>Cân nặng </b>


<b>Triệu chứng </b>


<b>< 1500 gam </b>
<b>(n = 72) </b>


<b>≥ 1500 gam </b>


<b>(n = 128) </b> <b>p </b>



<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


Tím 70 97,22 120 93,75 0,234
Tím mơi 71 98,61 121 94,53 0,149
Tím đầu chi 48 66,67 68 53,125 0,043
Tím tồn thân 10 13,89 5 3,91 0,010
Thở rên 16 22,22 45 35,16 0,057
Cơn ngừng thở > 10s 16 22,22 6 4,69 <0,0001
Hạ nhiệt độ 0 0 0 0 _
Biến đổi nhịp tim 6 8,33 9 7,03 0,737
Refill <2s 64 88,89 122 95,31 0,087


<i><b>Nhận xét:</b></i> Dấu hiệu lâm sàng gặp nhiều nhất là tím mơi, tỷ lệ trẻ cân nặng
dưới 1500gram có tím nhiều hơn trẻ có cân nặng trên 1500g (p<0,05)


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

31


<b>Bảng 3.10. Dấu hiệu lâm sàng theo nguyên nhân suy hơ hấp </b>


<b>Triệu chứng </b>


<b>Ngun nhân </b>


<b>Tím </b> <b>Tím mơi </b> <b>Tím đầu </b>
<b>chi </b>


<b>Tím tồn </b>
<b>thân </b>



<b>Thở rên </b> <b>Cơn ngừng </b>
<b>thở > 10s </b>


<b>Biến đổi </b>
<b>nhịp tim </b>


<b>Refill kéo </b>
<b>dài trên 2s </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


BMT
(n = 130)


123 94,62 123 94,62 80 61,54 11 8,46 37 28,46 16 12,31 9 6,62 9 6,92
Viêm phổi


(n = 63)


62 98,41 62 98,41 31 49,21 2 3,17 21 33,33 3 4,76 5 7,94 2 3,17
Bệnh tim mạch


(n = 7)


7 100 7 100 5 71,43 2 28,57 3 42,86 3 42,86 1 14,29 3 42,86
Tổng


(n = 200)


192 96,0 192 96,0 116 58,0 15 7,5 61 30,5 22 11,0 15 7,5 14 7,0



<i><b>Nhận xét:</b></i> Triệu chứng tím, tím mơi và tím đầu chi là triệu chứng gặp nhiều nhất trong các nguyên nhân gây SHH,
sau đó là thở rên và cơn ngừng thở >10s.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

32


<b>Bảng 3.11. Dấu hiệu lâm sàng của trẻ khi nhập viện theo mức độ suy hô hấp </b>
<b>Dấu hiệu </b>


<b> </b>
<b>Mức độ </b>
<b>SHH </b>


<b>Tím </b> <b>Tím mơi </b> <b>Tím đầu chi </b> <b>Tím tồn </b>
<b>thân </b>


<b>Thở rên </b> <b>Cơn ngừng </b>
<b>thở > 10s </b>


<b>Biến đổi </b>
<b>nhịp tim </b>


<b>Refill kéo </b>
<b>dài trên 2s </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


SHH nhẹ


(n = 44) 41 20,5 41 20,5 19 9,5 0 0 13 6,5 2 1,0 7 3,5 0 0


SHH nặng


(n = 156) 151 75,5 151 75,5 97 48,5 15 7,5 48 24,0 20 10,0 8 4,0 14 7,0


p




0,377 0,377 0,024 0,021 0,517 0,173 0,025 0,027


<i><b>Nhận xét: </b></i>Các triệu chứng tím đầu chi, tím tồn thân, biến đổi nhịp tim và refill kéo dài >2s có liên quan đến mức
độ nặng của SHH (p<0,05)


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

33


<b>Bảng 3.12. Đặc điểm khí máu tho nguyên nhân suy hô hấp </b>
<b>Chỉ số </b>


<b> </b>


<b>Nguyên nhân </b>


<b>pH </b> <b>PaCO2 </b> <b>PaO2 </b> <b>HCO3-</b> <b>BE </b>


<b>BMT </b> 7,37±0,095 83,29±51,63 37,17±9,92 22,00±4,73 -3,33±4,73


<b>Viêm phổi </b> 7,39±0,08 83,11±52,49 36,18±9,13 21,74±4,60 -3,34±4,72


<b>Bệnh </b> <b>tim </b>



<b>mạch </b> 7,36±0,08 82,04±67,13 43,49±6,34 19,30±6,35 -5,80±5,26


̅ 7,38 ± 0,09 83,19 ± 52,17 37,08 ± 10,12 21,83 ± 4,75 -3,42 ±
4,74


<i><b>Nhận xét: </b></i>Khí máu khi vào viện của các nguyên nhân đều có biểu hiện
SHH với pH giảm, PaO2 giảm và PaCO2 tăng, có sự khác biệt giữa các


nguyên nhân gây SHH tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

34


<b>CHƢƠNG 4 </b>
<b>BÀN LUẬN </b>


<b>4.1. Đặc điểm chung và nguyên nhân gây suy hô hấp </b>
<i><b>4.1.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp </b></i>


Qua bảng 3.1, nguyên nhân gây SHH thường gặp nhất ở trẻ đẻ non là
BMT (65,0%), tiếp theo đó là viêm phổi với 31,5%, các bệnh lý tim mạch
chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,5%); trong nghiên cứu của chúng tơi khơng ghi nhận
trường hợp nào có tràn dịch/tràn khí màng phổi. Kết quả này của chúng tôi
tương tự như trong nghiên cứu của Alok Kumar và CS, nguyên nhân hay gặp
nhất gây SHH ở trẻ đẻ non là BMT (57,1%), nhiễm khuẩn phổi 17,0%, cao
hơn trong nghiên cứu của Malhotra (18,0%) và Nielsen là 13,2% [35,45].


Nghiên cứu của Dani.C, BMT là nguyên nhân gặp nhiều nhất gây SHH
ở trẻ đẻ non (ở nhóm <1000g là 50,8%, nhóm 1000-1500g là 32,7% và nhóm
> 1500g là 6,6%. Đứng thứ 2 là các nguyên nhân viêm phổi do hít phân su


tương ứng 3 nhóm tuổi là 4,3%, 9,2% và 6,1% cũng tương tự như kết quả
nghiên cứu của chúng tôi.


<i><b>4.1.2. Đặc điểm về tuổi thai </b></i>


Qua kết quả bảng 3.2 của chúng tơi thấy số bệnh nhi có tuổi thai dưới
32 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất. Nguyên nhân BMT thường gặp nhiều nhất ở
nhóm có tuổi thai nhỏ (<32 tuần), nguyên nhân viêm phổi lại thường gặp ở
nhóm trên 32 tuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Theo kết quả nghiên
cứu của Phạm Nguyễn Tố Như và CS (2010) nghiên cứu trên đối tượng 30 trẻ
mắc BMT, nhận thấy tuổi thai trung bình là 30,6 ± 2,6 tuần, trong đó trẻ từ 32
đến 36 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất là 50%, 28 đến 32 tuần chiếm tỉ lệ 36,7% và
thấp nhất là nhỏ hơn 28 tuần chiếm tỉ lệ 13,3% kết quả này cũng tương tự với kết
quả của chúng tôi [15].


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

35


Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Mai và CS năm 2006 ở trẻ đẻ non có
BMT, nhận thấy nhóm trẻ có tuổi thai từ 30-31 tuần chiếm tỉ lệ cao nhất
(26,7%) và nhóm dưới 30 tuần tuổi chỉ chiếm 16,8% [5]. Nghiên cứu của
Hoàng Thị Nhung và CS tại Bệnh viện Bạch Mai thấy tuổi thai từ 30 - 32 tuần
là nhiều nhất chiếm (16/30) 53,3%, tuổi thai nhỏ hơn 30 tuần chiếm (7/30)
23,3% và lớn hơn 32 tuần chiếm (7/30) 23,3%.


Kết quả của chúng tôi cũng tương tự so với nghiên cứu của Cherif A và
CS (2007) nghiên cứu trên 1721 trẻ đẻ non nhận thấy, phân bố tuổi thai trong
nghiên cứu là dưới 32 tuần là 18,5%, từ 28 tuần đến 30 tuần là 32,8%, từ 30
tuần đến 32 tuần là 32,2% và thấp nhất là lớn hơn 32 tuần có tỉ lệ 16,5%.



<i><b>4.1.3. Đặc điểm về cân nặng </b></i>


Cân nặng khi sinh trong nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở biểu
đồ 3.1 thấy 10,5% trẻ có cân nặng dưới 1000gram, 59% trẻ có cân nặng trong
khoảng từ 1000-1500gram, số trẻ có cân nặng trên 1500gram chiếm 30,5%.
Tỉ lệ SHH do BMT, viêm phổi và nhiễm khuẩn sơ sinh càng lớn khi cân nặng
khi sinh càng nhỏ, đặc biệt ở nhóm có tuổi thai dưới 32 tuần (p<0,05). Kết
quả nghiên này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Cherif A và CS
(2007) nghiên cứu trên 1721 trẻ sơ sinh non tháng, trong đó: tỉ lệ trẻ có cân
nặng dưới 1000g chiếm 22,8%, từ 1000 – 1500g có tỉ lệ là 57,1%, trên 1500g
là 20,1%[trích dẫn từ 30].


Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Thị Bích Phượng, tỉ lệ trẻ sơ
sinh non tháng có cân nặng từ 1000-1500g chiếm tỉ lệ cao nhất 56,6% [7]. Kết
này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu
khác trên thế giới.


<i><b>4.1.4. Đặc điểm về giới </b></i>


Trong nghiên cứu của chúng tơi có có 121/200 trẻ trai, chiếm tỉ lệ là
60,5% và 79/200 trẻ nữ, chiếm 39,5%. Kết quả này tương tự với các nghiên
cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

36


Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước về BMT đã chỉ ra rằng trẻ
nam có nguy cơ mắc nhiều hơn trẻ nữ và trẻ nam mắc bệnh thường nặng hơn
trẻ nữ. Theo Cherif A và CS (2007) nghiên cứu trên 1721 trẻ thì trẻ nam
57,1%, nữ chiếm tỉ lệ 42,9% [trích dẫn từ 30]. Nghiên cứu của của Phạm
Nguyễn Tố Như có tỉ lệ nam là 60%, nữ là 40%, sự khác biệt có ý nghĩa


thống kê[15].


<i><b>4.1.5. Cách sinh, tình trạng ối sau sinh </b></i>


Qua bảng 3.5, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ trẻ đẻ thường là
chủ yếu 83/200 (68,60%), tỉ lệ mổ đẻ là 30,58%, có 1 trường hợp đẻ forcep.
Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Madhavi N và
CS, nghiên cứu trên 238 trẻ có tuổi thai 28 – 34 tuần bị SHH, tỉ lệ mổ đẻ là
19% đẻ thường là 81% [38]. Chúng tôi thấy chỉ có 10,5% các ca có nước ổi
bẩn, đây là điều kiện thuận lợi cho SHH khi sinh.


<b>4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng </b>
<i><b>4.2.1. Tình trạng ngạt sau sinh </b></i>


Theo kết quả thấy điểm Apgar phút thứ nhất trung bình: 5,36 điểm, có
7,5% bệnh nhân có điểm số Apgar là 0-3 điểm, có 53,5% trẻ có điểm số
Apgar là 4-6 điểm chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ trẻ có điểm Apgar là 7-10 điểm
chiếm 39,0%. Điểm apgar phút thứ năm trung bình: 8,16 điểm. Điểm Apgar
thay đổi sau 5 phút kể từ khi sinh, các nguyên nhân gây SHH như BMT, viêm
phổi và bệnh tim mạch có liên quan đến điểm Apgar thấp ở phút thứ nhất
(p<0,05) và khơng có liên quan đến điểm Apgar phút thứ 5 (p >0,05).


Kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Phạm
Nguyễn Tố Như với Apgar trung bình phút thứ nhất là 5,6 ± 1,4 điểm, phút
thứ 5 là 6,8 ± 1,3 điểm [15]. Điểm số apgar thấp đặc biệt điểm số apgar lúc 5
phút sau sinh, đây là dấu hiệu thường gặp, phản ảnh hậu quả của tình trạng
phổi chưa trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

37



Nghiên cứu của chúng tơi nhìn chung điểm số apgar phút thứ nhất và
phút thứ 5 tương đối thấp so với một số nghiên cứu trên thế giới. Theo Bita N.
và CS điểm số Apgar phút thứ 1 < 7 điểm có tỉ lệ 55% trẻ và điểm số Apgar
phút thứ 5 < 7 điểm [27]. Kết quả nghiên cứu của Saboute và CS (2005),
nghiên cứu trẻ từ 29 đến 35 tuần bị SHH, đặc điểm Apgar phút thứ 1 là trung
bình là 6,12 ± 0,45 điểm (thấp nhất là 2 điểm, cao nhất là 9 điểm),Apgar phút
thứ 5 là 7,85 ± 0,75 điểm (thấp nhất là 6 điểm và cao nhất là 9 điểm) tương tự
kết quả nghiên cứu của chúng tôi [40]. Theo nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra
rằng, tỉ lệ trẻ trên 30 tuần không ngạt chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm dưới 30
tuần, tỉ lệ trẻ có ngạt chỉ chiếm 5,5%; tỉ lệ trẻ ngạt dưới 1000gram có là
18,18%, tỉ lệ trẻ ngạt trên 1500gram là 54,55%. Điều này có sự khác biệt so
với nhiều nghiên cứu được tiến hành gần đây với tỉ lệ trẻ trên 1500gram có
ngạt chiếm tỉ lệ thấp hơn. Điều này có thể lý giải là do phân bố tuổi thai và
cân nặng trong nghiên cứu của chúng tôi rộng hơn, đa số các trẻ trong nghiên
cứu của chúng tơi có tuổi thai và cân nặng lớn.


<i><b>4.2.2. Mức độ suy hô hấp </b></i>


Qua bảng 3.6, 3.7, 3.8, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ mắc
BMT, viêm phổi và nhiễm khuẩn sơ sinh tỉ lệ thuận với mức độ nặng của
SHH (p<0,05), tỉ lệ mắc bệnh tim mạch khơng có mối liên quan với mức độ
SHH (p>0,05). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng trẻ càng đủ tháng, mức
độ SHH càng nhẹ, biểu hiện tỉ lệ trẻ có SHH nặng ở nhóm dưới 30 tuần là
89,8% trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm trên 32 tuần chỉ chiếm 61,73%. Đồng
thời nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, tỉ lệ trẻ càng nhẹ cân thì mức độ
SHH nặng càng cao: tỉ lệ trẻ có SHH nặng ở nhóm dưới 1000g là 90,48%;
trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm trên 1500g là 70,34%. Nhìn chung, tỉ lệ trẻ có
SHH nặng trong nghiên cứu của chúng tôi là 88,0%.


<i><b>4.2.3.Triệu chứng lâm sàng. </b></i>



Kết quả bảng 3.9 cho thấy dấu hiệu lâm sàng gặp nhiều nhất là tím, trẻ
có cân nặng dưới 1500g có cơn ngừng thở dài nhiều hơn ở nhóm trẻ có cân


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

38


nặng trên 1500g (p<0,05). Các dấu hiệu tím tồn thân, cơn ngừng thở >10s ở
nhóm trẻ có cân nặng dưới 1500g cao hơn nhóm có cân nặng trên 1500g, sự
khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự một số nghiên cứu khác trong nước. Trẻ sơ sinh có khả
năng thích ứng với tình trạng thiếu oxy cao hơn trẻ lớn do vẫn còn tồn tại HbF
sau sinh với khả năng gắn oxy cao hơn so với trẻ lớn. Vì vậy ở trẻ sơ sinh khi
bị thiếu oxy dấu hiệu tím thường xuất hiện muộn. Nhưng trong nghiên cứu
của chúng tôi triệu chứng này xuất hiện sớm ở nhiều bệnh nhân, biểu hiện rõ
rệt ở môi, đầu chi. Điều này cho thấy tím là một biểu hiện thiếu oxy nặng và
là một dấu hiệu nặng của bệnh.


Những trẻ non tháng mắc BMT có tuổi thai càng nhỏ thì thời gian SHH
sau sinh càng sớm. Điều này nhắc chúng ta phải quan tâm phát hiện dấu hiệu
SHH thật sớm sau sinh ở trẻ đẻ non, từ đó chẩn đốn sớm và điều trị kịp thời.
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc có 72,4% bệnh nhân có biểu hiện SHH
nặng khi nhập viện với chỉ số Silverman ≥ 7 [14]. Chỉ có 27,6% bệnh nhân có
biểu hiện SHH nhẹ, tuy nhiên một số bệnh nhân này sau đó tình trạng SHH
tiến triển nặng lên. Kết quả trên tương tự như kết quả nghiên cứu của Hoàng
Thị Thanh Mai [16], Phạm Nguyễn Tố Như [15]. Kết quả của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn là 54,1% khi nghiên cứu 111 trẻ bị
SHH [21]. Điều này có thể là do đối tượng nghiên cứu của tác giả có tuổi thai
lớn hơn.


Theo nghiên cứu của chúng tơi, các triệu chứng tím đầu chi, tím toàn


thân, biến đổi nhịp tim và refill kéo dài >2s có liên quan đến mức độ nặng của
SHH (p<0,05)


<i><b>4.3.3. Đặc điểm cận lâm sàng </b></i>


Thay đổi khí máu là một trong những dấu hiệu cận lâm sàng điển hình
của SHH ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non: pH máu giảm, PaO2 giảm và


PaCO2 tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

39


- pH: tình trạng pH giảm (trung bình là 7,38 ± 0,09) là dấu hiệu đặc
trưng của SHH có toan. Mức độ SHH càng nặng nề pH càng giảm. Trong
nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc, tỉ lệ pH giảm chiếm 72,4% các trường hợp
trẻ bệnh [14].


- PaCO2: PaCO2 tăng (trung bình là 83,19 ± 52,17) phản ánh tình trạng


toan hô hấp- một trong những dấu hiệu giảm trao đổi khí ở phổi [4,5]. Trong
giai đoạn đầu khi trẻ bị SHH, trẻ cố gắng thở nhanh để bù trừ nên PaCO2


giảm. Khi tình trạng xẹp phổi tăng lên, trao đổi khí giảm, PaCO2 tăng dần.


PaCO2 tăng cao, PaO2 giảm dễ gây ra các biến chứng nặng nề như xuất huyết


não, viêm ruột hoại tử...rất dễ gây tử vong. Đặc biệt sự cải thiện PaCO2 và


PaO2 phản ánh rõ ràng hơn q trình cải thiện trao đổi khí ở phổi. Các chỉ số



pH, HCO3


, BE...có thể được điều chỉnh nhanh hơn bằng bù các chất kiềm.
Trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc, tỉ lệ này là 81%. Nồng độ HCO3




trung
bình là 21,83 ± 4,75, BE là -3,42 ± 4,74 [14].


- PaO2: khi bị SHH, trao đổi khí trong phổi giảm, PaO2 bao giờ cũng


giảm [4,5]. Trong nghiên cứu của chúng tơi nồng độ PaO2 trung bình là 37,08


± 10,12. Trong nhiều trường hợp trẻ có biểu hiện SHH nặng trước và ngay khi
vào viện đã được thở oxy, sau đó mới làm xét nghiệm khí máu. Mặc dù nồng
độ oxy của khí thở vào cao nhưng PaO2 cũng khơng cải thiện được nhiều. Đó


là do q trình trao đổi khí thực sự khó cải thiện ở những trẻ bị SHH.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

40


<b>HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI </b>


- Thời gian nghiên cứu ngắn nên số lượng bệnh nhân tham gia nghiên
cứu chưa đủ theo cỡ mẫu.


- Đánh giá các chỉ số nghiên cứu cần chi tiết, cụ thể hơn để tiện cho
việc đánh giá kết quả.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

41


<b>KẾT LUẬN </b>
<b>1.</b> <b>Nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ đẻ non </b>


- Nguyên nhân gây SHH ở trẻ đẻ non gặp nhiều nhất là BMT (65%), sau


đó là viêm phổi (31,5%), tỉ lệ SHH do bệnh lý tim mạch chỉ chiếm 3,5%.


- Tỉ lệ bệnh nhi nam cao hơn bệnh nhi nữ.


- Các nguyên nhân gây SHH như BMT, viêm phổi và bệnh tim mạch có
liên quan đến điểm Apgar thấp ở phút thứ nhất (p<0,05) và khơng có liên
quan đến điểm Apgar phút thứ 5 (p>0,05).


- Có 59,5% bệnh nhi có tuổi thai dưới 32 tuần, trong đó có 41,18% trẻ


dưới 30 tuần. Trẻ càng non tháng thì tỉ lệ SHH do BMT càng cao (p<0,05), tỉ
lệ viêm phổi và nhiễm khuẩn sơ sinh khác càng cao khi tuổi thai càng lớn
(p<0,05).


<b>2.</b> <b>Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy hơ hấp ở trẻ đẻ non </b>


- Triệu chứng tím, tím mơi và tím đầu chi là triệu chứng gặp nhiều nhất


trong các nguyên nhân gây SHH, sau đó là thở rên và cơn ngừng thở >10s,
khơng có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân.


- Dấu hiệu lâm sàng gặp nhiều nhất là tím mơi, tỉ lệ trẻ cân nặng dưới



1500gram có tím nhiều hơn trẻ có cân nặng trên 1500g (p<0,05).


- Các triệu chứng tím đầu chi, tím tồn thân, biến đổi nhịp tim và refill


kéo dài >2s có liên quan đến mức độ nặng của SHH (p<0,05).


- Biểu hiện cận lâm sàng: pH máu thấp (< 7,3), PaCO2 tăng, PaO2 máu


giảm, HCO3


và BE- biến động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

42


<b>KIẾN NGHỊ </b>


1. Nguyên nhân SHH hàng đầu ở trẻ sơ sinh non tháng là BMT, cần sử
dụng corticoid cho bà mẹ trước khi sinh để dự phòng BMT cho trẻ.


2. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu SHH và điều trị kịp thời các nguyên
nhân gây SHH ở trẻ sơ sinh non tháng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

43


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tiếng Việt </b>


1. Nguyễn Văn Bàng (2010), “Một số đặc điểm về sinh lý hô hấp trẻ sơ


sinh”,<i> Điều trị và chăm sóc sơ sinh</i>, Nhà xuất bản y học, 33- 44.


2. Bộ Y tế (2009), <i>Hướng dẫn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe </i>


<i>sinh sản</i>.


3. Bộ Y tế (2015), <i>Hướng dẫn và chẩn đoán các bệnh sản phụ khoa</i>, Hà Nội.
4. Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Đặc điểm trẻ sơ sinh non


tháng”, <i>Bài giảng Nhi khoa tập 1</i>, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 130-138.
5. Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội (2003), “Hội chứng suy hô hấp cấp


ở trẻ sơ sinh”, <i>Bài giảng Nhi khoa tập 1</i>, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
155- 170.


6. Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh”,<i> Điều trị và chăm </i>
<i>sóc sơ sinh</i>, Nhà xuất bản y học, 62-77.


7. Trương Việt Dũng (2012), <i>Phương pháp nghiên cứu khoa học, </i>Nhà xuất
bản y học, Hà Nội.


8. Phạm Văn Dương, Vũ Thị Thủy, Phạm Văn Thắng (2003), “Nghiên cứu tử
vong trẻ em trước 24 giờ tại các bệnh viện ở Hải Phịng trong hai năm”,


<i>Tạp chí nghiên cứu Y học số đặc biệt, </i>Hội nghị Nhi khoa Việt Pháp lần thứ
3, 170-174.


9. Nguyễn Trọng Hiếu (2005): “Liệu pháp surfactant thay thế trong dự phòng
và điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng”, <i>Thời sự Y Dược </i>
<i>học bộ X</i>, 10 (3), 132- 134.



10. Đinh Phương Hịa (2005), “Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại tuyến
bệnh viện và các yếu tố liên quan”, <i>Tạp chí nghiên cứu Y học số đặc biệt, </i>


Hội nghị Nhi khoa Việt Pháp lần thứ 4, 36-40.


11. Phạm Trung Kiên (2016), “Suy hô hấp cấp ở trẻ em”, <i>Giáo trình Nhi </i>
<i>khoa</i>, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 228- 244.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

44


12. Đỗ Kính (2007), <i>Phơi thai học</i>, Nhà xuất bản y học.


13. Nguyễn Thị Kiều Nhi, Nguyễn Thiện Thuyết (2007), “Hiệu quả việc
chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non tháng nhẹ cân tại khoa sản bệnh viện Trường
Đại học Y Huế”, <i>Tạp chí nghiên cứu y học số đặc biệt</i>, Hội nghị Nhi khoa
Việt – Pháp lần thứ 4, 75-80


14. Phạm Thị Ngọc (2014), <i>Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả </i>


<i>của Curosurf điều trị bệnh màng trong ở trẻ đẻ non tại bệnh viện Trẻ </i>
<i>em Hải Phòng</i>, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Đại học Y Hải Phòng


15. Phạm Nguyễn Tố Như, Lâm Thị Mỹ (2010): ”Mô tả kết quả điều trị BMT
ở trẻ sanh non bằng Surfactant qua kỹ thuật INSURE”, <i>Tạp chí Y học </i>
<i>thành phố Hồ Chí Minh</i>, 20 (14), 155- 161.


16. Hoàng Thị Thanh Mai (2006), <i>Bước đầu đánh giá hiệu quả của surfactant </i>


<i>điều trị BMT ở trẻ đẻ non tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Trung </i>ương,


Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại Học Y Hà Nội.


17. Lê Phúc Phát (1997), “Bệnh màng trong - nhận xét qua 159 trường hợp tại
khoa Giải phẫu bệnh bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”, <i>Kỷ yếu cơng trình </i>
<i>nghiên cứu khoa học viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em</i>, 63- 66.


18. Trần Thị Bích Phượng (2012), <i>Đánh giá hiệu quả điều trị surfactant trong </i>


<i>điều trị bệnh màng trong ở trẻ sinh non tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh </i>
<i>viện Nhi Đồng Nai,</i> Đề tài nghiên cứu khoa học và nhân văn cấp tỉnh.
19. Trần Văn Sơn, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thể Tần (2016), <i>Khảo sát tỉ lệ </i>


<i>BMT và các yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh non tháng tại khoa sơ sinh bệnh </i>
<i>viện Sản Nhi Cà Mau năm 2015</i>, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Sản


Nhi Cà Mau.


20. Phạm Xuân Tú (2012), “Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh”, <i>Bài </i>
<i>giảng Nhi khoa tập 1</i>, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 155- 170.


21. Nguyễn Văn Tuấn (2003), <i>Nhận xét đặc điểm giải phẫu và lâm sàng </i>
<i>BMT</i>, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, trường Đại học Y Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

45


<b>Tiếng Anh </b>


22. Anil Narang, Praveen Kumar, et al (2001), “Surfactant therapy for hyaline
membrane disease: The Chandigarh Experience”, <i>Indian Pediatrics</i> 38,
640- 646.



23. Alan H. Jobe (2006), “Mechanisms to explain surfactant responses”.
Biology of the Neonate, 89, 298-302.


24. Avery M.E, Mead J (1959), “Surface properties in relation to atelectasis
and hyaline membrane disease”, <i>Am I Dis Child</i>, 97, 517-523.


25. Ballard J.L, Khoury J.C, Wedig K (1991), New Ballard Score, expanded
to include extremely premature infants. <i>J Pediatrics</i>, 119, 417-423.


26. Barbara J.S, Robert M.K. (2004), “Hyaline membrane Desease”, <i>Nelson </i>
<i>Textbook of Pediatrics</i>, Elseviver, 575-583.


27. Bita Najafian and et.al (2016), “Comparison of efficacy and safety of two
available natural surfactants in Iran, Curosurf and Survanta in treatment of
neonatal respiratory distress syndrome: A randomized clinical trial<i>”</i>,


<i>Contemporary Clinical Trials Communications 3</i>, 55-59.


28. David G.S., Virgilio C; et al (2010), “European Consensus Guidelines on
the Management of Neonatal Respiratory Distress Syndrome in Preterm
Infants – 2010 Update”, <i>Neonatology</i>, 402–417.


29. Engle, W.A (2008), “Surfactant-replacement therapy for respiratory
distress in the preterm and term neonate”, <i>Pediatrics</i>, 121(2), 419-432.
30. Euro Neo Stat. Annual Report for Very Low Gestational Age Infants


2010. Barakaldo, Spain: The ENS Project.


31. Fanaroff and Martins (2006), “Respiratory Distress Syndrome and its


Management”. <i>Neonatal – Perinatal Medicine. Diseases of the fetus and </i>
<i>Infant, Volume 2,8th Edition, </i>1097-1105.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

46


32. Fujii AM, Patel SM, Allen R, Doros G, Guo CY, Testa S (2010),
“Poractant alfa and beractant treatment of very premature infants with
respiratory distress syndrome”, <i>Journal of Perinatology</i>, 30, 665–670.
33. Fujiwara T., Maeta H., et al (1980), “Artificial surfactant therapy in


hyaline membrane disease”, <i>Lancet 1</i>, 55- 59.


34. Hack M, Wright L.L, Shankaran, et al (1995), “Very low birthweight
outcome of the National institute of Child Health and Human
Development Neonatal network”, <i>AMJ obstet Gynecol, </i>457-464.


35. Kumar A, Bhat BV (1996), “Epidemiology of respiratory distress of
newborns”, <i>Indian J Pediatric</i>, 63, 93-98


36. Malloy CA, Nicoski P, Muraskas JK (2005), “A randomized trial
comparing beractant and poractant treatment in neonatal respiratory
distress syndrome”. <i>Acta Paediatric</i>, 94(6), 779-884.


37. Manizheh Mostafa Gharehbaghi, Seddigheh Hossein Pour Sakha, Mortaza
Ghojazadeh and Farahnaz Firoozi (2010), “Complications among
Premature Neonates Treated with Beractant and Poractant Alfa”, <i>Indian J </i>
<i>Pediatr</i>, 77 (7), 751-754.


38. Mirhadi Mussavi, Keyvan Mirnia and Khairollah Asadollahi (2016),
“Comparisonof the Efficacy of Three Natural Surfactants (Curosurf,


Survanta, and Alveofact) in the Treatment of Respiratory Distress
Syndrome Among Neonates: A Randomized Controlled Trial<i>”</i>, <i>Iran J </i>
<i>Pediatr</i>, 26(5), 57-43.


39. Obladen M (2005), “History of surfactant up to 1980”, <i>Biol neonatal</i>, 87,
308-316.


40. Saboute, M. , Kashaki, M. , Bordbar, A. , Khalessi, N. and Farahani, Z.
(2015), “The Incidence of Respiratory Distress Syndrome among Preterm
Infants Admitted to Neonatal Intensive Care Unit: A Retrospective Study.
Open”, <i>Journal of Pediatrics</i>, 5, 285-289.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

47


41. Surg Mathai, Col Raju, Col M Kanitkar (2007). “Management of
respiratory Distress in the Newborn”, <i>MJAFI</i>, 63, 269-272.


42. William Herring (2016), <i>Learning Radiology: Recognizing the Basics, 3e, </i>
<i>3rd Edition</i>, 28, 303-316.


43. Wright J.R (2004), “Host defense funtion of pulmonary Surfactant”,


<i>Biology of the Neonate</i>, 326 – 332.


44. Yusuf K, Buhutta Za and et.al (1999), “Is management of neonatal
respiratory distress syndrome feasible in developing countries? Experience
from Karachi (Pakistan)”, <i>Pediatr Pulmonol</i>, 27, 305-311.


45. Zaman S (2013), “Prevalence and etiology of Respiratory distress
syndrome in newborns”, <i>Pakistan Armed Forces Medical Journal</i>, 67 (3),


1-6.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>PHỤ LỤC </b>


<i><b>Phụ lục 1. Bảng điểm Apgar </b></i>


Đánh giá sự thích nghi của trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung. Đánh
giá lúc 1 phút, 5 phút, 10 phút. Thường thì hay đánh giá lúc 5 phút.


0 1 2


Nhịp tim Không nghe < 100 ≥ 100
Hô hấp Không thở Thở chậm, rên Khóc to
Trương lực cơ Giảm nặng Giảm nhẹ Bình thường
Cử động Khơng cử động Ít cử động Cử động tốt
Màu sắc da Trắng Tím đầu chi Hồng hào
Nếu tổng số điểm:


<4: Ngạt nặng
4-6: Ngạt nhẹ
>7 : Bình thường


<i><b>Phụ lục 2. Chỉ số Sigtuna </b></i>


0 điểm: chết 2 - 3 điểm: ngạt nhẹ
1 điểm: SHH nặng. 4 điểm: bình thường


<b> Điểm </b>


<b>Chỉ số </b> <b>0 </b> <b>1 </b> <b>2 </b>



Nhịp tim Không rõ <100 lần/ phút > 100 lần/ phút


Nhịp thở Không Nông, rối loạn Bình thường


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i><b>Phụ lục 3. Chỉ số Silverman </b></i>


Trẻ đẻ non có thể bị tím tái do xẹp phổi từng vùng, nhất là dọc 2 bên
cột sống. Chức năng hô hấp thường được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa
vào các triệu chứng lâm sàng sau:


<b> Điểm </b>


<b> Chỉ số </b> <b>0 </b> <b>1 </b> <b>2 </b>


Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực <Bụng Ngược chiều
Co ép liên sườn 0 + ++
Rút lõm hõm ức 0 + ++


Đập cánh mũi 0 + ++


Tiếng thở rên 0 Qua ống nghe Nghe được bằng tai
Tổng số điểm: <3: Không SHH


3-5: SHH nhẹ.
>5: SHH nặng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i><b>Phụ lục 4. Bảng điểm New Ballard Score </b></i>


ĐẶC ĐIỂM SỰ TRƯỞNG THÀNH


DẤU


HIỆU


ĐIỂM <sub>ĐÁNH </sub>


GIÁ
-1 0 1 2 3 4 5


Da
Dính
Dễ tổn
thương
Nhìn rõ
tổ chức
dưới da.
Nhầy
Đỏ
Tổ chức
dưới da
mờ
hơn.
Hồng
mềm
mại
Có thể
nhìn
thấy
tĩnh
mạch


Dễ bị
trầy da và


hoặc nốt
bầm tím
Nhìn
được vài
ven.
Rạn da
bề mặt.
Vùng tái
Khó
nhìn ven
Da khô.
Rạn da
sâu
Không
thấy
mạch
máu
dưới da
Da dày,
khô.
Nứt nẻ
Nhăn
nheo.
Lông

Khơng
có lơng



Lơng tơ
thưa
thớt
Lơng tơ
rất
nhiều
Lơng tơ
mỏng
Nhiều
vùng
khơng
có lơng

Hầu như
nhẵn
Lịng
bàn
chân
Từ gót
đến
ngón cái
4060:
-1
< 40: -2đ


Gót đến
ngón >
50mm
Khơng


nếp gấp
Nếp đỏ
mờ.
Chỉ có
một vài
vạch
ngang
phía trên
Nhiều
vạch ở
2/3 trên
Vạch ở
khắp bàn
chân

Không
cảm
nhận
được
Rất khó
cảm
nhận
Núm
phẳng
Khơng
nổi lên
mặt da
Nhìn rõ,
núm nổi
lên mặt

da 1-
2mm
Núm nổi
rõ lên
mặt da
3-4mm
Núm nổi
trên mặt
da
5-10mm
Mắt/
tai
Mắt
nhắm:
Lỏng: -1
Mắt mở
Vành
tai
Vành tai
cong ít.
Bật lại
Vành tai
cong
nhiều
Hình
dạng cố
định
Sụn dày
Vành tai
cứng


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Chặt: -2 mỏng
Có nếp
gấp.
chậm,
nhẹ.
Mềm
nhưng
bật lại
ngay.
Bật lại
nhanh,
dễ.
Bìu
Bìu
phẳng,
mềm
mượt
Tinh
hoàn
chưa
xuống
Nếp
nhăn
nhẹ
Tinh
hồn ở
phía ống
bẹn
Có rất ít



nếp
nhăn
Có một
tinh hồn
xuống
Có vài
nếp nhăn
Tinh
hoàn đã
xuống
hạ nang
Nếp
nhăn tốt
Tinh
hoàn
xuống,
đu đưa
Nếp
nhăn sâu
Môi
lớn
Âm vật
nhô lên
âm hộ
phẳng
Âm vật
nhô lên
Âm hộ
nhỏ


Âm vật
nhô,
môi nhỏ
hé mở
Môi lớn
và môi
nhỏ nhô
lên
Môi lớn
rộng
Môi nhỏ
bé hơn
mơi lớn
Mơi lớn
to, trùm
kín môi
nhỏ
TỔNG ĐIỂM CỦA SỰ TRƯỞNG THÀNH


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU </b>


<b>MÃ SỐ: </b>
<b>I.</b> <b>Hành chính </b>


1. Họ và tên:……….Mã vào viện :…...…..
2. Giới □ nữ □ nam


3. Ngày, tháng, năm sinh:…………../………../………...
4. Ngày nhập viện:………./…………./………...
5. Địa chỉ gia đình………...


6. Số đt liên hệ:………...


<b>II. </b> <b>Tiền sử </b>


<b>A. Thông tin về mẹ: </b>


1. Họ và tên:………...Tuổi…………....……
2. Nghề nghiệp:


1. Cán bộ viên chức 3. Buôn bán


2. Nông dân 4. Khác (ghi rõ)………
3. Tiền sử bệnh tật khi mang thai:…….


4. Lý do gây sinh non:


5. Thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai:


Giữ thai: □ có □ khơng
Điều trị cao huyết áp: □ có □ không
Điều trị đái đường: □ có □ không
Điều trị nội tiết: □ có □ khơng


6. Tình trạng nước nước ối:………


<b>A.</b> <b>THÔNG TIN VỀ CON: </b>
<b>1.Hỏi bệnh </b>


Con thứ mấy………../tổng số trẻ:



Tình trạng lúc sinh: □ Đẻ thường □ Mổ □ khác
Tuổi thai:………....tuần


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Cân nặng lúc đẻ:………gram


Ngạt sau sinh: □ Có □ không


Chỉ số Apgar phút thứ nhất:…điểm Chỉ số Apgar phút thứ 5…..điểm
Chẩn đoán………


<b>2.</b> <b>Khám bệnh </b>


- Thở rên: □ Có □ Khơng
- Tím tái: □ Có □ Khơng


+ Sớm: □ Môi □ Đầu chi
+ Nặng, muộn: □ Toàn thân


- Rút lõm lồng ngực: □ có □ khơng


- Cơn ngừng thở dài: □ Có □ Khơng
- Nhịp thở: …..lần/phút


- Tình trạng hô hấp: Tự thở □ Hỗ trợ oxy □
SpO2(khơng oxy)…….% SpO2(có oxy)…….%
- Điểm Silverman :…………


- Nhiệt độ cơ thể…………..oC
- Nhịp tim………….nhịp/phút



- Tim có tiếng thổi: □ có □ khơng
- Refill ……….


- Phản xạ sơ sinh: □ Tốt □ Trung bình
□ Ít □ Bất động
- Thóp: □ Bình thường □ Phồng


Điều trị: Hỗ trợ hô hấp: □ nCPAP □ Thở máy □ Oxy mask
- <b>Nguyên nhân:</b>


+ BMT □ Có □ Không


+ Viêm phổi: □ Có □ Không
+ Bệnh lý tim mạch: □ Có □ Không
+ Khác: □ Có □ Khơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- <b>Khí máu </b>


pH………...
PaCO2………...
PaO2………...
HCO3-………...
BE………...


</div>

<!--links-->

×