Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lich su 83

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.46 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3, NGÀY KHỞI NGHĨA </b>
<b>HAI BÀ TRƯNG VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHỤ NỮ </b>


<b>VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẾN NAY </b>
<i><b>Kính thưa:...</b></i>
...
...


Hơm nay trong khơng khí của mùa xn ấm áp và giữa lúc tồn
Đảng, toàn dân huyện nhà cùng với cả nước thi đua lập thành tích chào
mừng Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X sắp khai mạc, Ngành giáo dục
huyện long trọng tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 83
-ngày của phái đẹp - -ngày của hơn nửa nhân loại trên thế giới và kỷ niệm
1966 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng.


Lời đầu tiên, cho phép tôi được thay mặt cho lãnh đạo ngành giáo
dục huyện và cơng đồn ngành giáo dục gởi đến các đồng chí lãnh đạo, quí
vị khách mời, các chị em phụ nữ tiêu biểu của ngành giáo dục huyện lời
thăm hỏi sức khỏe, lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.


<i><b>Kính thưa quí vị đại biểu, thưa các chị em thân mến.</b></i>


Cùng với lịch sử phát triển của các tổ chức quốc tế vì sự tiến bộ của
con người, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 đã được cả thế giới quan tâm vì đây là
ngày của hơn nửa nhân loại trên hành tinh.


Như chúng ta đã biết, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 được lịch sử ghi lại là
bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ cơng nhân Mỹ đã có tiếng
vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ


lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh cách mạng lúc bấy
giờ đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-zet-kin (người
Đức) và bà Rô-da-luya-xăm-bua (người Ba lan). Hai bà đã phối hợp với bà
Cơ-rúp-xcai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc
tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.


Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ
trên thế giới. Ngày 26,27/8/1910, Đại hội lần thứ 2 của những người phụ
nữ thế giới đã được triệu tập ở Cơ-pen-ha-gơ (thủ đơ Đan Mạch), về dự có
100 nữ đại biểu của 17 nước. Đại hội đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày
<b>Quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh địi các quyền lợi của phụ nữ và</b>
trẻ em, như: Ngày làm việc 8 giờ; công việc ngang nhau, tiền lương
<i><b>ngang nhau; bảo vệ bà mẹ và trẻ em.</b></i>


Từ đó đến nay, ngày 8-3 trở thành ngày hội của phụ nữ trên toàn thế
giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình
đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm châu tổ chức kỷ niệm ngày
8-3 với những nội dung và hình thức phong phú, thiết thực.


Nội dung ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 không chỉ dừng lại ở quyền bình
đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới là “phát triển” và “giới”. Vấn
đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh
giá một cách đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thơng qua một loạt
các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay đã có 4 hội nghị thế giới về
phụ nữ.


-Hội nghị lần thứ I ở Mê-hi-cô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
-Hội nghị lần thứ hai ở Cô-pen-ha-gơ (Đan Mạch) năm 1980.


-Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nai-rô-bi (Kenya) năm 1985. Tại hội


nghị này “Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ” (cịn
được gọi là “Chiến lược Nai-rô-bi”) đã được thông qua.


-Hội nghị lần thứ tư ở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.


Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hợp quốc đứng ra tổ chức là
những sự kiện quốc tế có ý nghĩa to lớn đối với đời sống chính trị của tồn
thế giới đặc biệt là đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì
sự tiến bộ của phụ nữ là một vấn đề toàn cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xử với phụ nữ”, đồng thời thơng qua “Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ
của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000”.


“Tuyên bố Bắc Kinh” và “Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của
phụ nữ đến năm 2000” là 2 văn kiện quan trọng nhất của Hội nghị Bắc
Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác hoạ những trở ngại trên con đường
phấn đấu cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; mặt khác,
khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các chính phủ, các tổ chức
quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm đạt đến mục tiêu: Bình đẳng-Phát
<b>triển-Hịa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ.</b>


Thực hiện sự cam kết đó, ngày 4/10/1997, Chính phủ nước ta đã có
quyết định số 822/TTg về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia vì
sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến
năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam thực hiện mục tiêu “Hành động vì bình đẳng, phát triển và hồ
bình” của Hội nghị Bắc Kinh.


<i><b>Kính thưa quí vị đại biểu, thưa các đồng chí.</b></i>



Lịch sử Quốc tế phụ nữ 8-3 ở nước ta còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng-Hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi
giặc ngọai xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.Niềm tự hào và ý
chí vươn lên của Phụ nữ Vịêt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền
thống dân tộc độc đáo đó.


Vì vậy, hơm nay ngành giáo dục huyện tổ chức lễ kỷ niệm ngày
Quốc tế phụ nữ 8-3 chúng ta không quên dành một chút thời gian kể lại
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào thập niên những năm 40 của thế kỷ
thứ nhất sau công nguyên.


Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm 40 đầu cơng
ngun, cách chúng ta ngót gần 2.000 năm mà âm thanh của cuộc khởi
nghĩa cùng sự hi sinh lẫm liệt của các nữ anh hùng dân tộc hãy còn vang
vọng mãi tới ngày nay. Dân tộc ta rất tự hào đã sản sinh ra bao vị nữ anh
hùng-đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc. Lần đầu tiên trong
lịch sử, người phất cờ khởi nghĩa là phụ nữ, người lãnh đạo khởi nghĩa là
phụ nữ, xưng vương dựng nước cũng là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào,
một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Sử cũ còn ghi, vào giữa mùa xuân năm Kiến Vũ thứ 16 (tháng 3/40),
mở đầu cuộc khởi nghĩa của nhân Giao Châu chống lại ách áp bức bóc lột
của nhà Đơng Hán là cuộc khởi nghĩa to lớn của nhân dân Giao Chỉ cùng
với nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố dưới sự lãnh đạo
của Hai Bà Trưng.


Hai Bà Trưng (chị Trưng Trắc-em Trưng Nhị) là con gái lạc tướng
huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương-thành phần quí tộc Lạc Việt.
Trưng Trắc là người “rất hùng dũng”, “có can đảm dũng lược”. Chồng bà
là Thi Sách-con trai lạc tướng huyện Chu Diên-cũng thuộc thành phần quí


tộc Lạc Việt, hai dòng họ cùng đang mưu toan việc lớn-đem lại nghiệp xưa
họ Hùng, thì Thi Sách- chồng Trưng Trắc bị viên Thái thú Tô Định giết
hại. Nợ nước thù nhà, trước sự bóc lột tàn ác của chính quyền đô hộ, Trưng
Trắc cùng em là Trưng Nhị đứng lên phất cờ khởi nghĩa.


Cuộc khởi nghĩa đã được phát động từ cửa Sông Hát (Hà Tây). Sau
khi phát động khởi nghĩa những người yêu nước ở khắp nơi rầm rộ kéo về
tụ nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân tiến về xuôi, tiến công Luy Lâu (Thuận
Thành Hà Bắc) thủ phủ của chính quyền Đơng Hán. Tiếp theo cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Cửu
Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng nổi lên hưởng ứng. Sử cũ vẫn còn
ghi:”Trưng Trắc, Trưng Nhị chỉ hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật
Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước,
xưng vương dễ như trở bàn tay”.


Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa của các địa
phương trong nước đã thống nhất thành một phong trào rộng lớn của quần
chúng ở khắp nơi. Chính quyền đơ hộ tan rã sụp đổ nhanh chóng, trước sự
tiến cơng mạnh mẽ của quần chúng khởi nghĩa. Bọn quan lại nhà Đông
Hán bỏ hết thành trì, của cải, ấn tín, giấy tờ, tháo thân chạy về nước. Viên
thái thú độc ác Tô Định cũng phải bỏ ấn tín, thành trì chạy về Nam Hải.
Chỉ trong một thời gian ngắn dưới lá cờ chính nghĩa của Hai Bà đã thu
phục được 65 huyện thành (gồm toàn bộ nước ta khi đó). Nền độc lập dân
tộc lại được phục hồi, Trưng Trắc được suy tôn là vua-Trưng Nữ
Vương-đóng đơ ở Mê Linh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

rất anh hùng, song vì thế cùng lực tận bị thua phải rút về Cấm Khê. Quân
Mã Viện đuổi theo, cuộc chiến đấu diễn ra oanh liệt, sau gần một năm trời,
quân Trưng Vương thua trận, hi sinh rất nhiều, Hai Bà Trưng về Hát Mơn
rồi gieo mình xuống dịng sơng Hát tự vẫn.



Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cuối cùng thất bại, bản anh hùng ca
ngắn ngủi-sau 3 năm xưng Vương, đất nước và nhân dân ta lại bị bọn
phong kiến phương Bắc đơ hộ, nhưng tiếng vang của nó đời đời bất diệt.
Nó đã gieo hạt giống tốt cho chủ nghĩa anh hùng Việt Nam là không sợ
địch dù mạnh đến đâu, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.


Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không những chỉ biểu thị được tinh
thần bất khuất của dân tộc Việt Nam mà còn nói lên những khả năng hết
sức lớn lao của phụ nữ Việt Nam, trong lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngày nay, cứ mỗi
độ xuân về, các thế hệ phụ nữ nói riêng, cả nước nói chung lại kỷ niệm
chiến công và sự hi sinh lẫm liệt của Hai Bà cùng các nữ tướng.


Phát huy truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản
Việt Nam dẫn đường soi lối đã vượt qua bao thăng trầm, bao sự biến động
của lịch sử dân tộc để không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cùng với
chặng đường phát triển của đất nước.


Nhân đây chúng ta cũng xin điểm qua những mốc thời gian lịch sử
của các phong trào phụ nữ từ khi có Đảng đến nay.


<i>-Giai đoạn 1930-1935:</i>


Đây là thời kỳ Đảng ta mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn vì phải
đương đầu với chính sách khủng bố cực kỳ dã man của thực dân Pháp. Do
đó hoạt động của Hội phụ nữ lúc này đi vào phương thức tổ chức các Hội
mang tính chất giúp đỡ nhau như: Hội cấy, Hội gặt, Hội tương tế ...để tranh
thủ tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia đấu tranh chống
lại sự áp bức của thực dân Pháp.



Ngày 20/10/1930, tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên ở nước ta được
thành lập. Năm 1930-1931 đã hình thành tổ chức “Phụ nữ giải phóng”, tổ
chức này đã thu hút đông đảo các chị em phụ nữ tham gia vào các phong
trào đấu tranh như Xô Viết Nghệ Tĩnh, đấu tranh của công nhân nhà máy
dệt Nam Định, cơng nhân Phú Riềng...nhằm giải phóng dân tộc khỏi sự áp
bức đô hộ của thực dân phong kiến.


<i>-Gai đoạn 1936-1939:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hợp pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng ta, quan điểm về giải phóng phụ nữ...


<i>-Giai đoạn 1940-1945:</i>


Đây là giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, nên hoạt
động của phụ nữ đều tập trung vào cuộc đấu tranh lớn nhằm thực hiện mục
tiêu giải phóng dân tộc. Hội đã lấy tên “Hội phụ nữ phản đế” để phù hợp
với tình hình lúc bấy giờ. Nhiều chị em phụ nữ đã thốt ly gia đình, tham
gia hoạt động cách mạng dưới nhiều hình thức như đội tự vệ, vũ trang
tuyên truyền, nuôi giấu, bảo vệ cán bộ...Những hoạt động này đã góp phần
rất lớn vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.


<i>-Giai đoạn 1945-1954:</i>


Đây là giai đoạn 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Ngày 20/10/1946, tổ chức Hội phụ nữ với tên gọi mới là Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập. Bằng nhiều hình thức hoạt
động phong phú như: đi dân công tải đạn, tăng gia sản xuất, thậm chí trực
tiếp chiến đấu... Từ đó, các chị đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi


của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.


<i>-Giai đoạn 1954-1975:</i>


Đây là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất ác liệt, đất nước
ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc tiến hành Cách mạng XHCN,
miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Ở miền Bắc, phụ nữ đã tích cực tham gia cơng cuộc khôi phục kinh
tế sau chiến tranh. Hội phụ nữ đã phát động các phong trào thi đua “phụ nữ
5 tốt” với nhân dân đó là: Đồn kết, sản xuất, tiết kiệm tốt; chấp hành
<i><b>chính sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị, văn hố, kỹ thuật</b></i>
<i><b>tốt; xây dựng </b><b>gia đình ni dạy con tốt. Phong trào đã phát triển mạnh</b></i>
mẽ, sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ. Đến năm 1964 đã có 7 vạn phụ nữ
đạt danh hiệu “phụ nữ 5 tốt”.


Ngoài ra, Hội phụ nữ còn phát động phong trào ba đảm đang gồm:
<i><b>Đảm đang sản xuất và cơng tác; đảm đang gia đình; đảm đang phục vụ</b></i>
<i><b>chiến đấu và sẳn sàng chiến đấu. Trong phong trào này đã có 4 triệu phụ</b></i>
nữ đạt danh hiệu “phụ nữ ba đảm đang”.


Với những đóng góp to lớn cho CM, Đảng, Bác Hồ đã trao tặng phụ
nữ danh hiệu:“Phụ nữ VN dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ cứu nước”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

được thành lập và cũng đã phát động phong trào “5 tốt” với nội dung:
<i><b>Đoàn kết đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận tốt; lao động, sản xuất,</b></i>
<i><b>tiết kiệm tốt; chăm sóc ni dưỡng thương binh tốt; học tập văn hố,</b></i>
<i><b>chính trị, chun mơn tốt; rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Phong trào đã</b></i>
thu hút đơng đảo và đã thực sự khơi dậy lịng nhiệt huyết cách mạng trong
mỗi chị em. Với những đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu


nước, phụ nữ miền Nam xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất,
trung hậu, đảm đang” mà Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam trao tặng.


<i>-Giai đoạn từ 1975 đến nay:</i>


Đây là thời kỳ đất nước thống nhất, độc lập cùng đi lên xây dựng
CNXH. Giai đoạn này, Hội LHPN Việt Nam đã phát động nhiều phong
trào như: “người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “phụ nữ
<i><b>giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “ni dạy con tốt, góp phần hạn chế</b></i>
<i><b>trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”... nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp</b></i>
của phụ nữ là đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và
tổ chức tốt cuộc sống gia đình, khuyến khích chị em, phấn đấu nâng cao
trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.


Với những đóng góp to lớn nêu trên, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày
thành lập Hội LHPN Việt Nam, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã tặng phụ nữ Việt Nam danh hiệu: “Phụ nữ Việt Nam trung hậu,
<b>đảm đang, tài năng, anh hùng”.</b>


Sau chặng đường dài 70 năm cùng với sự đi lên của đất nước, của
dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN quang vinh, phụ nữ Việt Nam
đã trưởng thành và phát triển khơng ngừng. Hội đã trở thành một tổ chức
chính trị - xã hội vững vàng với hệ thống 4 cấp từ TW đến cơ sở, với lực
lượng hùng hậu hơn 12 triệu hội viên và có đội ngũ cán bộ hội nhiệt tình,
năng động đã lãnh đạo phong trào phụ nữ từng bước phát triển và lớn
mạnh. Nhiều chị em phụ nữ đã và đang giữ những vị trí rất quan trọng
trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, hiện tại
trong Quốc hội nước ta có 27,31% nữ là đại biểu Quốc hội. Có rất nhiều
chị em đã thành cơng trên con đường nghiên cứu khoa học, com đường
kinh doanh lập nghiệp, trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, TDTT…Với vị


thế như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã tạo dựng cho phụ nữ địa vị pháp lý,
cơ hội và điều kiện bình đẳng để tham gia, đóng góp và hưởng lợi từ sự
phát triển chung của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>Kính thưa quí vị đại biểu, thưa tất cả các đồng chí.</b></i>


Phát huy truyền thống vẽ vang của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ ngành
giáo dục đã không ngừng phấn đấu trau dồi phẩm chất, đạo đức, ý chí cách
mạng, ln có ý thức nâng cao trình độ về mọi mặt để công hiến và phụng
sự cho đất nước.


Hiện nay, tồn ngành GD-ĐT nước ta có hơn 630 ngàn lao động nữ,
chiếm hơn 70% lực lượng lao động toàn ngành, công tác ở tất cả các ngành
học, cấp học, khắp các vùng miền đất nước; là lực lượng lao động lớn thực
hiện các mục tiêu giáo dục, có vai trị quan trọng đến chất lượng và hiệu
quả giáo dục. Hầu hết chị em đều được qua đào tạo, có năng lực sư phạm,
có phẩm chất, lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và nghị
lực vượt khó; có lịng tự trọng và gắn bó với nghề. Với bản tính dịu dàng,
vị tha đã giúp chị em dễ dàng phù hợp với nghề dạy học cũng như các hoạt
động xã hội; đồng thời những kiến thức khoa học sư phạm đã giúp chị em
hồn thành vai trị là người mẹ, người vợ, người chị, người em trong gia
đình. Vì thế, nhiều chị đã phấn đấu hồn thành thiên chức của mình và
trưởng thành trên con đường cơng danh, giữ những vị trí quan trọng của
ngành, điển hình như: bà Nguyễn Thị Bình-nguyên Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, chị Đặng Huỳnh Mai-Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và còn nhiều chị
làm vụ trưởng, phó vụ trưởng trong ngành giáo dục.


Đối với ngành giáo dục đào tạo tỉnh Cà Mau, tỉ lệ nữ chiếm khỏan
60% và cũng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển giáo
dục tỉnh nhà trong thời gian qua cũng như hiện nay. Nhiều chị đã giữ


những vị trí quan trọng như chị Chung Ngọc Nhãn là tỉnh ủy viên, nguyên
là Phó giám đốc Sở GD&ĐT hiện nay là Giám đốc Sở Lao động-TB& XH;
nhiều chị là trưởng phịng, phó trưởng phịng chun mơn của Sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

-Trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tồn huyện có
4 trường được cơng nhận đạt chuẩn thì có đến 3 trường hiệu trưởng là nữ
như: cơ Nguyễn Kim Hưởng-Hiệu trưởng trường TH thị trấn Trần Văn
Thời 1, cô Đặng Thị Mến-Hiệu trưởng trường THCS U Minh, cô Lê Thị
Lan-Hiệu trưởng trường Mầm non Phong Lạc.


-Trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, nhiều chị đã phấn đấu nỗ
lực quyết tâm đưa phong trào đến đỉnh cao, đạt được những thành tích tiêu
biểu là danh hiệu lá cờ đầu của các ngành học, cấp học điển hình như: Chị
Vũ Thị Ngọc-Hiệu trưởng trường Tiểu học A Khánh Bình Tây, chị Nguyễn
Thị Hạnh-Hiệu trưởng trường tiểu học Phong Lạc 2 và là đại biểu HĐND
huyện khoá IX, chị Trần Thị Hương- phó hiệu trưởng trường Mầm Nom
Sông Đốc, chị Trương Thanh Thoảng-hiệu trưởng trường Mẫu giáo 19/5...
Có rất nhiều chị em đã đạt được thành tích cao qua các hội thi, các phong
trào, đạt được các danh hiệu là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp
cơ sở. Hàng năm tỉ lệ nữ đạt các danh hiệu nêu trên chiếm tỉ lệ hơn 70%
trên tổng số. Cụ thể như năm học 2004-2005, đạt danh hiệu giáo viên giỏi
vịng tỉnh có 10 đ/c thì có 7 đ/c là nữ; năm học 2005-2006 thi Viết chữ đẹp
vịng tỉnh, kết quả có 10 đ/c được cơng nhận thì có 7 đ/c là nữ; danh hiệu
“giỏi việc trường, đảm việc nhà” hàng năm có hơn 70% chị em được cơng
nhận...và cịn rất nhiều trường hợp khác nhưng ở đây chúng ta khơng có
thời gian để nêu tên biểu dương hết các chị.


<i>Vì vậy, tơi đề nghị tất cả chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật</i>
<i>to để biểu dương chung thành tích mà các chị em đã đóng góp cho sự</i>
<i>nghiệp phát triển KT-XH nói chung và cho ngành GD nói riêng trong thời</i>


<i>gian qua.</i>


<i><b>Kính thưa quí vị đại biểu, thưa các chị em.</b></i>


Qui luật của tự nhiên là vận động và phát triển không ngừng, các chị
em phụ nữ đã ý thức được vấn đề này. Cho nên, trong thời gian qua cũng
như hiện nay, các chị em ln tích cực học tập để nâng cao trình độ về mọi
mặt để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của sự
nghiệp giáo dục nói riêng. Các chị ln nhiệt tình và sáng tạo trong mọi
hoạt động của xã hội, của ngành, góp phần to lớn vào kết quả đã đạt được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

chức của người phụ nữ và vai trị người thầy đầu tiên đối với con cái.
Ngồi ra, chị em cịn là tấm gương sáng, tích cực tác động đến các thành
viên trong gia đình cùng thực hiện việc xây dựng gia đình theo chuẩn mực
“no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.


Ôn lại truyền thống tốt đẹp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và truyền thống
vẽ vang của phụ nữ Việt Nam, chúng ta rất tự hào với những gì mà các chị
em đã đĩng gĩp. Nhân đây tơi cũng xin đề nghị với các chị emlà hãy nêu
cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu, không ngừng nâng cao
phẩm chất, năng lực, uy tín, danh dự của mình, phấn đấu vươn lên để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao để xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà
nước và nhân dân; cố gắng khắc phục những gì chưa tốt và cịn hạn chế để
vươn lên xứng đáng và tự hào với danh hiệu mà Đảng và Bác Hồ đã trao tặng
<b>“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”;“Phụ nữ Việt Nam trung</b>
<b>hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”.</b>


Về phía ngành GD, với trách nhiệm và khả năng điều kiện có được,
tơi hứa với các chị em sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các chị em học tập,
công tác, sinh hoạt; thực hiện kịp thời và đầy đủ chủ trương đường lối của


Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động nữ; luôn quan tâm
mọi mặt về đời sống tinh thần, vật chất để các chị em yên tâm, có điều kiện
tiếp tục đóng góp cơng sức của mình vào sự nghiệp chung và thực hiện
thiên chức của người phụ nữ.


Nhân dịp ôn lại truyền thống ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng cũng như lịch sử phát triển và trưởng thành của phụ
nữ VN nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Chúng ta rất vui mừng,
phấn khởi và tự hào với những gì mà các chị em đã đạt được và với sự
đóng góp đó đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.


Cuối cùng, một lần nữa xin kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo,
quí vị đại biểu. Chúc các chị em chúng ta luơn vui khỏe-trẻ đẹp mãi với thời
gian và cĩ một niềm vui thật trọn vẹn và ý nghĩa trong ngày 8-3.


Xin trân trọng cám ơn và kính chào!
<b>Mai Thanh Hải</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×