Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những cột mốc quan trọng trong 25 năm lịch sử PC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.78 KB, 2 trang )

Những cột mốc quan trọng trong 25 năm lịch sử PC
TTO - Ngày 12-8 vừa qua, IBM đã kỷ niệm 25 năm ngày chế tạo chiếc máy vi tính đầu tiên
trên thế giới. Qua chặng đường 25 năm, chiếc PC đã có những bước phát triển với khả
năng làm nên những điều kỳ diệu.
Năm 1981, IBM giới thiệu chiếc máy tính cá nhân đầu tiên, sử dụng một bộ vi xử lý Intel 8088 như
là “bộ não” bên trong máy tính.
Chiếc máy tính IBM đầu tiên không có chuột điều khiển, không có giao diện đồ họa với
các cửa sổ chương trình hay các khả năng hiển thị icon, 3D và hình động và cũng không có ổ đĩa
cứng để lưu dữ liệu. Mẫu máy tính với màn hình đơn sắc phổ biến nhất có chi phí xấp xỉ 3.000
đôla Mỹ.
Cũng trong năm này, Adam Osborne hoàn tất chiếc máy tính cầm tay đầu tiên mang tên Osborne I
nặng 24 pound (khoảng 10,9kg).
Năm 1983, Microsoft công bố hệ điều hành Windows và giới thiệu một mẫu chuột điều khiển máy
tính “giá rẻ” với chi phí 195 đôla Mỹ và chiếc máy tính được Tạp chí Time gọi là “Chiếc máy nổi bật
nhất trong năm.”
Năm 1984, Apple công bố hệ điều hành Macintosh, đại chúng hóa giao diện đồ họa. Hewlett-
Packard tiếp thị chiếc máy in LaserJet có khả năng in 8 trang một phút.
Năm 1985, “Bách khoa Toàn thư Điện tử” của Grolier được phát hành trên đĩa CD-ROM. Intel giới
thiệu bộ vi xử lý Intel386™ và Compaq là công ty đầu tiên xuất xưởng máy tính sử dụng bộ vi xử lý
này.
Năm 1987, hệ điều hành PS/2 của IBM, với bộ vi xử lý 386, đã chuẩn hóa các máy tính của IBM
với đĩa mềm 3,5 inch. Aldus công bố chương trình PageMaker* của mình có thể sử dụng được
trên các máy tính IBM và các máy tính tương thích với chuẩn IBM.
Năm 1989, Intel công bố bộ vi xử lý Intel486™ chứa hơn một triệu bóng bán dẫn. Creative Labs
công bố card âm thanh Sound Blaster* đầu tiên cho máy tính.
Năm 1990, tại Geneva, Thụy Sỹ, Tim Berners-Lee phát triển một kỹ thuật mới để phân phối nội
dung thông tin trên Internet, sau đó được gọi phổ biến với cái tên World Wide Web.
Năm 1991, Creative Labs giới thiệu một Bộ Nâng cấp Đa phương tiện gồm 1 ổ đĩa CD-ROM, card
âm thanh Sound Blaster* Pro, hệ thống loa và phần mềm đa phương tiện.
Năm 1993, Intel giới thiệu bộ vi xử lý Intel® Pentium® và số người sử dụng máy tính tại Mỹ có kết
nối Internet đạt con số 3 triệu. Sáng lập viên của Silicon Graphics, Jim Clark hợp tác với Marc


Andreessen và phát triển một trình duyệt Internet mang tên Netscape*.
Năm 1995, Microsoft giới thiệu hệ điều hành Windows 95 với trình duyệt Internet Explorer.
Năm 1996, Palm giới thiệu các sản phẩm Pilot 1.000 và Pilot 5.000.
Năm 1997, Intel giới thiệu bộ vi xử lý Intel® Pentium® II và số người sử dụng máy tính trên toàn
thế giới có kết nối Internet vượt qua con số 100 triệu. Tạp chí Time gọi Andy Grove của Intel là
“Người nổi bật nhất trong năm.”
Năm 1998, Microsoft* giới thiệu hệ điều hành Windows* 98 với các khả năng cắm và chạy
(universal plug and play). Tổng Giám đốc điều hành Intel, Craig Barrett dự đoán sẽ có 1 tỷ máy
tính nối mạng trong vòng một thập kỷ tới.
Năm 1999, Intel giới thiệu bộ vi xử lý Intel® Pentium® III và số người sử dụng máy tính trên toàn
thế giới có kết nối Internet vượt qua ngưỡng 201 triệu.
Năm 2000, Xấp xỉ 35 triệu người Mỹ nghe nhạc trực tuyến, 45 triệu người chơi game trực tuyến2,
và số người sử dụng máy tính trên toàn thế giới có kết nối Internet vượt qua ngưỡng 400 triệu.
Trong năm này, Intel giới thiệu bộ vi xử lý Pentium® 4 được thiết kế cho khả năng tận hưởng âm
thanh và truyền tải video trên Internet, xử lý ảnh, tạo nội dung video, các ứng dụng sử dụng giọng
nói, các trò chơi 3D, các môi trường sử dụng đa phương tiện và đa tác vụ.
Năm 2001, máy tính bước sang tuổi 20 và số lượng máy tính được bán trên toàn thế giới trong
khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 2000 đạt 835 triệu. Trong năm Apple giới thiệu máy nghe
nhạc cá nhân iPod, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc cách mạng nhạc số.
Năm 2003, Tom Anderson và Chris DeWolfe phát triển MySpace.com, một trong những dịch vụ
mạng xã hội trực tuyến phổ biến nhất thế giới. Song song đó, Intel giới thiệu công nghệ di động
Intel® Centrino® cho máy tính xách tay, tạo ra hiệu suất hoạt động di động vượt trội với khả năng
kết nối không dây nhằm đáp ứng tất cả nhu cầu mà mô hình cuộc sống di động đòi hỏi.
Năm 2004, lần đầu tiên doanh số máy tính xách tay vượt doanh số của TV trong giai đoạn bán
hàng cao điểm năm 2004.
Năm 2005, Lenovo mua bộ phận máy tính cá nhân của IBM.
Năm 2006, Intel giới thiệu công nghệ Intel® Viiv™, nhãn hiệu cao cấp của Intel dành cho máy tính
được thiết kế cho nhu cầu giải trí tại gia đình để tận hưởng, chia sẻ, quản lý và kiểm soát các nội
dung kỹ thuật số - từ các bức ảnh và các bản nhạc tới các trò chơi và các bộ phim.
Đây cũng là thời điểm Intel công bố công nghệ Intel® vPro™, nhãn hiệu nền tảng máy tính được

tối ưu hóa cho các doanh nghiệp. Công nghệ Intel vPro là nền tảng cao cấp của Intel nhằm mang
lại khả năng quản lý siêu việt, tăng cường bảo mật và hiệu suất tiết kiệm điện năng.
Bên cạnh đó, là sự xuất hiện chính thức trên thị trường của bộ vi xử lý Intel® Core® 2 Duo nhằm
nâng cao mạnh mẽ hiệu suất hoạt động và hiệu suất tiết kiệm điện năng. Các bộ vi xử lý để bàn
Intel Core 2 sẽ nâng cao tới 40% hiệu suất hoạt động và hơn 40% hiệu quả sử dụng điện năng so
với bộ vi xử lý tốt nhất trước đây của Intel.
Intel ước tính sắp đạt được con số 1 tỷ máy tính nối mạng Internet trên toàn thế giới trong năm
2006.
Ngày 4-8, Intel chính thức ra mắt Core 2 Duo tại Việt Nam. Sự kiện này đã thu hút rất đông người quan tâm

×