Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Truyen thong nha giao 20112010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.2 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRUYỀN THỐNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM</b>



<i><b> Kính thưa:</b></i> <i>- Đồng chí:……….</i>


<i> ………..…</i>
<i> </i> <i> ………..</i>


<i> </i> <i>- Quí vị đại biểu, quý vị khách quý!</i>


<i>- Các nhà giáo lão thành, các thầy cơ</i> <i>giáo cùng tồn thể các em học</i>
<i>sinh u quý!</i>


Trong những ngày của tháng 11, các thầy, cô giáo ở tất cả các trường học trong
cả nước đang sôi nổi với nhiều phong trào, hoạt động thi đua dạy tốt để chào mừng ngày
“Lễ hội” của các thầy cô - những người làm công tác giáo dục.


Ngày 20-11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “Tôn sư trọng đạo”, tôn vinh
những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo
làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.


Lịch sử của ngày 20-11 được bắt đầu từ một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ
thành lập ở Paris (Thủ đơ nước Pháp) vào tháng 7-1946 có tên (Fédertion International
Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế công đoàn giáo dục) được viết tắt bởi bốn
chữ: F.I.S.E. Năm 1949 tại Hội nghị Vacsxava (Thủ đô nước Ba Lan), Tổ chức FISE đã
xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là
“đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng một nền giáo dục tiến bộ”
bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và các nhà giáo, đề
cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.


Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo
dục Việt Nam đã quan hệ với tổ chức FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm


mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và
học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự
đồng tình ủng hộ của giáo dân trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa
của nhân dân ta.


Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do thứ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Khánh
Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự hội nghị quan trọng kết nạp cơng đồn Giáo dục của
một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô của nước Áo), trong đó có Cơng đồn
giáo dục Việt Nam. Như vậy chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22-7-1951),
Cơng đồn giáo dục Việt Nam kết nạp là một thành viên của FISE.


Từ 26 đến 30-8-1957 tại thủ đơ Vacxava có 57 nước tham dự hội nghị
FISE.Trong đó có Cơng đồn giáo dục Việt Nam. Đồn Việt Nam đã quyết định lấy


ngày 20/11/1958 làm ngày <i>“Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.</i> Ngày này, lần đầu tiên


được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta năm 1958. Những năm sau đó, ngày này cũng
được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngày 20-11 hàng năm đã trở thành dịp đặc biệt để những cơ cậu học trị thể hiện
tình cảm với những người ln tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Đó là
thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cơ đáng kính, là những hình
ảnh thân thương, khơng thể nào qn...Sẽ mãi theo chúng ta trên bước đường đời.


<i><b>Kính thưa các vị đại biểu khách quý, các thầy cô giáo cùng các em học sinh!</b></i>
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống tơn sư trọng đạo, nghĩa là u đạo
nghĩa, kính trọng thầy giáo. Ý thức này xuất phát từ lòng hiếu học. Nhân dân Việt Nam


hiểu rằng muốn trở thành người có ích cho xã hội phải học <i>(Khơng thầy đố mày làm</i>



<i>nên)</i> và muốn cho thơng thái phải kính thầy, yêu mến thầy <i>(Muốn con hay chữ phải yêu</i>


<i>lấy thầy).</i>


<i><b>Thưa các đồng chí!</b></i>


Dân tộc Việt Nam có truyền thống kính trọng thầy giáo là vì bản thân thầy giáo là
người đáng kính trọng. Nhìn lại các triều đại phong kiến cho đến nay, chúng ta thấy
thầy giáo Việt Nam là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có
lịng u nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, thẳng thắn, khơng khuất phục trước uy
vũ, có cuộc sống giản dị, gần gũi với nhân dân. Có thể nói những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc về tư tưởng, đạo đức, tình cảm đều tập trung vào thầy giáo, cơ giáo. Chính
vì vậy nhân dân Việt Nam ta vốn hiếu học lại càng kính trọng thầy giáo, cô giáo.


Từ xưa đến nay biết bao nhiêu tấm gương sáng của các thế hệ thầy giáo, cô giáo
Việt Nam mà mỗi thời kỳ đều có những thầy giáo tiêu biểu:


- Dưới triều đại hậu Lý nhiều nhà sư có học vấn uyên thâm, sống ẩn dật bốc thuốc
chữa bệnh cứu người và mở trường dạy học truyền đạo nghĩa. Các vua nhà Lý biết tiếng
mời ra giúp nước, kinh ban tế thế như các vị sư: Chân Không Thiền Sư, Hiện Thân
Quốc Sư, Chí Bảo Nghĩa đều là những thầy giáo nổi tiếng.


- Đời Trần, thầy Chu Văn An đậu thái học không chịu ra làm quan mở trường dạy
học, Vua Trần biết thầy là người có tài, có đức đã triệu về kinh nhưng thầy chỉ xin làm
nghề dạy học. Được mấy năm thấy bọn nịnh thần chuyên quyền làm bậy, thầy dâng sớ
tâu vua xin chém 7 tên nịnh thần, Vua không nghe, thầy xin từ quan về ẩn trên núi
Phượng Hoàng.


- Dưới triều Lê - Trịnh: Thầy Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên nhưng thầy xin
về quê dạy học, soạn sách, Thầy là người Việt Nam đầu tiên tìm ra cách tính diện tích


các hình, chế ra bàn tính, Thầy cịn giỏi về nhạc, múa hát.


- Thầy Lê Q Đơn là một thầy giáo giỏi, một nhà bác học. Thầy đã soạn ra nhiều
sách đề cập các vấn đề triết học, kinh tế học, sinh vật học, văn học, sử ký…..


Ở trong Nam tiêu biểu lúc bấy giờ là thầy Vũ Trường Toản quê ở Hòa Hưng. Học
trò của thầy là những người tài giỏi, đặc biệt trong số học trị của Thầy có ba nhà thơ
lớn nổi tiếng là: Trịnh Hồi Đức, Ngơ Nhân Tỉnh, Lê Quang Định. Vì có cơng đào tạo
nhân tài cho đất nước và duy trì đạo đức nên khi thầy mất, Triều đình nhà Nguyễn truy
tặng thầy danh vị <i>“Gia đình tử sĩ cùng đức vũ tiên sinh</i>”.


Thầy Phan Huy Ích là một tiến sĩ của Triều Lê, thầy được vua Tây Sơn trọng
dụng. Khi Triều Tây Sơn mất thầy bị Nhà Nguyễn trả thù đưa ra Bắc cùng một lần với
Ngơ Thời Nhiệm. Sau đó được thả về nhà mở trường dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Về phụ nữ dưới thời phong kiến có những cơ giáo nổi tiếng như: Ngơ Chi Lan,
Đồn Thị Điểm, Nguyễn Như Bích,….


Trong thời chống Pháp trước khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều thầy
giáo đã tham gia phong trào chống Pháp như thầy: Bùi Hữu Nghĩa (Cần Thơ), thầy
Nguyễn Quang Bích (Thái Bình), Nguyễn Văn Lạc (Mỹ Tho), Phan Văn Nghị (Nam
Định).


- Tiêu biểu cho lực lượng thầy giáo chống Pháp trước khi có Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời ở miền Nam có thầy Nguyễn Đình Chiểu: Sau khi mù cả hai mắt thầy đã
xác định cho mình có trách nhiệm trị bệnh cứu người về thể chất và tâm hồn. Thầy đã
chọn nghề dạy học và làm thuốc là hai nghề cao quí nhất trong những nghề cao q. Khi
giặc chiếm 3 tỉnh miền Đơng Nam kỳ, thầy đã di tản cùng thầy Nguyễn Trường Toản về
Ba Tri. Căm thù quân cướp nước và bè lũ tai sai Thầy đã đi theo Trương Cơng Định.
Hình ảnh một ơng giáo mù, chống gậy theo nghĩa quân giữa thế kỷ 19 là một hình ảnh


vơ cùng đẹp đẽ và xúc động. Giả sử lúc ấy lấy cái mù lòa, thầy sống ẩn dật chắc cũng
không ai chê trách. Giặc Pháp biết thầy là người có uy tín lớn, nên đã tìm mọi cách để
mua chuộc thầy nhưng thầy đã cự tuyệt.


Thầy Nguyễn Đình Chiểu chẳng những là một chiến sĩ của phong trào chống
Pháp mà còn là một thầy thuốc nổi tiếng; một thầy giáo giàu lương tâm; một nhà thơ lớn
của Miền Nam. Thầy là người kết thúc nền văn học cổ điển Việt Nam với tác phẩm Lục
Vân Tiên và những bài tế nổi tiếng:


<i>“Chở bao nhiêu đạo thuyền khơng khẳm</i>
<i>Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.</i>


Đó là 2 câu thơ bất hủ của thầy, chẳng những được người đời truyền tụng mà cịn
được hậu thế lấy đó làm phương pháp tu dưỡng.


Trong thời kỳ trước và sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều thầy giáo
giữ vai trò lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam liên tục giành từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Chúng ta rất tự hào trong Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng cộng sản Việt
Nam vào ngày 03-02-1930 gồm 07 đại biểu thì đã có 3 thầy giáo:


- Thầy Nguyễn Tất Thành - Đại biểu cho Quốc tế cộng sản Đảng
- Thầy Nguyễn Đức Cảnh - Đại biểu cho Đông Dương cộng sản Đảng.
- Thầy Châu Văn Liên - Đại biểu cho An Nam cộng sản Đảng.


Thầy giáo Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đơng Dương,
chính thầy đã đọc bản luận cương tháng 10 nổi tiếng, vạch ra đường lối cách mạng Việt
Nam.


Sau khi đồng chí Trần Phú mất, đồng chí Tổng Bí thư thứ 2 là Nguyễn Văn Cừ
cũng là một nhà giáo. Thầy là người chỉ đạo phong trào công nhân mỏ. Đến năm 1930


thầy bị giặc Pháp xử bắn tại Bà điểm (Hóc Mơn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nguyễn Hữa Tiến có tên là thầy giáo Hồi dạy học ở Hồi Nam, thầy Phan Đăng Lưu từ
năm 1925 đã mở lớp dạy ban đêm trong nhà máy Trường thi và các trường học khác để
nâng cao trình độ cho nơng dân và cơng nhân. Chính thầy đã gây phong trào thanh tốn
nạn mù chữ và BTVH cho cơng nơng ở thời kỳ trước ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam.


- Còn rất nhiều thầy giáo tham gia cách mạng nhưng chúng ta chưa nắm được tiểu
sử như thầy Phan Ngọc Hiển, là người lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Cà Mau, thầy
Nguyễn Văn Tiếp - Chủ tịch tỉnh Mỹ Tho hồi kháng chiến chống Pháp.


Sau cách mạng tháng 8-1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch <i>“Diệt giặc</i>


<i>đói, giặc đốt, giặc ngoại xâm”</i> nhân dân ta dấy lên tinh thần học tập sôi nổi chưa từng
thấy trong phong trào bình dân học vụ. Nhiều hình thức tổ chức dạy và học cổ truyền
được phát huy, bên cạnh những sáng kiến vô cùng phong phú: Lớp đặt ở đình, ở Chùa,
ở chợ, ở bến đị…. và có cả lớp học chỉ có một thầy một trị.


Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều thầy cô giáo đã hi sinh
anh dũng, một số bị bắt, bị tra tấn tù đày dã man nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất, khí tiết
cách mạng. Riêng ở phía Nam trong hai cuộc kháng chiến đã tập hợp lực lượng đấu
tranh với địch. Một số tổ chức giáo chức đã hình thành như: Nghiệp đoàn giáo dục tư
thục (1952), Hội liên hiệp giáo chức (1966). Đặc biệt Hội nhà giáo yêu nước ở miền
Nam Việt Nam được thành lập vào ngày 20-11-1963 đã động viên được lực lượng giáo
chức hoạt động trên 3 vùng: Xây dựng nền giáo dục ở vùng giải phóng, vùng ta làm chủ
và vùng tạm chiếm. Ở vùng giải phóng, có thầy giáo đi tải đạn ra phía trước trong các
mùa chiến dịch mà khơng bỏ lớp một buổi nào; các cô giáo đã giành trên tay địch những
học sinh thân yêu của mình. Ở vùng tranh chấp nhiều, thầy cô giáo cùng nhân dân và bộ
đội giết giặc giữ làng bám trận địa, vừa dạy trẻ vừa dạy BTVH cho người lớn. Ở vùng


đô thị bị địch tạm chiếm lực lượng giáo chức đã đoàn kết đấu tranh đòi quyền lợi dân
chủ, dân sinh với địch và đưa nội dung vào dạy trong trường địch. Nhiều nhà giáo đã
xếp bút nghiên để theo nghiệp binh đao, giết giặc, tham gia mọi công tác, phục vụ chiến
đấu trong xuân Mậu Thân (1968), xuân 1973 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, anh chị em giáo viên phần lớn là
những người đã dạy dưới chế độ cũ, sớm tiếp thu nền giáo dục cách mạng, cố gắng học
tập để cùng giáo viên miền Bắc hình thành lực lượng giáo giới thống nhất trong một tổ
chức là Cơng đồn giáo dục, thấm thía cơng ơn cách mạng, nhiều anh chị em đã liên hệ:


<i>Cách mạng tin yêu đã chỉ vẽ tận tường</i>
<i>Vườn sư phạm đưa tơi vào chăm bón</i>
<i>Đâu có phải cho tôi về sinh sống</i>


<i>Mà chọn cho tôi một chỗ đứng trong lịng dân.</i>


Chỗ đứng đó là chỗ đứng của người giáo viên nhân dân trong xã hội Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, người kỉ sư tâm
hồn.


<i><b>Kính thưa các đồng chí!</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ràng anh chị em rất xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ đã khen tặng: <i>“Những vô danh</i>
<i>anh hùng, không tượng đồng bia đá”</i> nhưng rất vẻ vang.


Chính vì những cơng sức to lớn đó, đội ngũ nhà giáo đã đóng góp cho đất nước
trong các thời kỳ. Sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, mặc dù còn
bộn bề khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước ta vơ cùng quan tâm đến đội ngũ thầy giáo
nên đã quyết định chọn ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam vào
năm 1982. Vì vậy, hằng năm cứ đến ngày này mỗi chúng ta những thầy cô giáo, những


người làm cơng tác giáo dục lại thấy lịng mình rộn rã tươi vui, sống động hẳn lên. Nhân
dịp này, lại một lần nữa chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo đã
đào tạo ra chính mình. Ngưỡng mộ kính cẩn trước anh linh những nhà giáo tiền bối, các
thế hệ nhà giáo kế tiếp nhau đã gắn bó cả đời mình với q trình phát triển của nền văn
hóa, văn minh, q trình dựng nước và giữ nứơc của dân tộc.


Đối với thế hệ nhà giáo chúng ta, đã một thời nỗi áo cơm đè nặng lên tâm tư
những người đến lớp, lương không đủ sống, thầy cô giáo đã phải làm thêm nhiều nghề,
nhằm kiếm kế sinh nhai để tiếp tục trụ vững trên bục giảng, hướng về tương lai.


<i>Áo đầy bụi phấn tan ca</i>


<i>Người bán rau muộn thường là giáo viên</i>
<i>Tơi nhìn in dáng dịu hiền</i>


<i>Để lịng trong trắng nắng xiên đi về</i>
<i>Cuộc đời thức dậy say mê</i>
<i>Càng tin yêu giữa bốn bề khó khăn.</i>


Với sự ra đời Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của BCH TW Đảng khóa VII đã


khẳng định thật sự coi <i>“Giáo dục với công nghệ là quốc sách hàng đầu”</i> và trong Nghị


quyết Đại hội X cũng đã khẳng định <i>“GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc</i>


<i>sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước”.</i>


Chủ trương xã hội hóa giáo dục ra đời một mặt làm tăng CSVC cho giáo dục,
mang lại quyền lợi giáo dục cho tồn xã hội, mặt khác vị trí người thầy cũng được xã
hội tơn vinh. Những chính sách mới đối với giáo viên, đặc biệt là chính sách chế độ tiền


lương cho ngành giáo dục là thời cơ, là thuận lợi, là vũ khí tinh thần cho các cấp các
ngành và toàn xã hội quán triệt quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vị
trí xã hội của người thầy giáo và đấu tranh không khoan nhượng, chống mọi biểu hiện
xem thường thầy cô giáo xúc phạm thô bạo đến nhân phẩm nhà giáo, đồng thời tạo điều
kiện chăm lo cho đời sống tinh thân và vật chất cho thầy cô giáo.


Trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên ngành ta lại đối mặt với thách thức mới,
nảy sinh từ cơ chế thị trường đó là sự xói mịn về đạo đức, sự tác oai tác quái của đồng
tiền, tâm lý thực dụng mà mỗi thầy cơ giáo phải hết sức đề phịng, đó cũng là sự đòi hỏi
ngày càng cao của xã hội về chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy tiên tiến hiện
đại. Người thầy giáo phải giữ vững lập trường và không ngừng rèn luyện, học tập nâng
cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, để ngày càng đáp ứng yêu cầu đó của xã hội.
Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2010)
mỗi một thầy cô, lại một lần nữa thấy vinh dự và tự hào về vị trí xã hội của người thầy
là hết sức cao đẹp, hết sức vẻ vang, đã được mọi thời đại và xã hội ghi nhận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đó là sự thật về chân lý để bác bỏ những suy nghĩ không đúng về nghề dạy học
và nghề thầy giáo.


Khơng có nghề thầy giáo thì khơng có nền văn minh nhân loại, nhà giáo ngày
càng tin tưởng và làm việc một cách thầm lặng ghi lại những chiến công hiển hách.


Nhà giáo như những con ong hút nhụy - Kết thành mật ngọt cho đời. Nhân loại đã


khẳng định <i>“Khơng có một vĩ nhân nào, anh hùng nào lại không qua bàn tay bế ẵm của</i>


<i>bà mẹ, thì trên trái đất này khơng có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại khơng qua bàn</i>
<i>tay dìu dắt và dạy dỗ của người thầy giáo”.</i>


Nghề dạy học trong sạch, khiêm tốn nhưng vô cùng vẻ vang và cao đẹp. Nhà giáo


luôn khiêm nhường, ít nói về mình, làm việc thì thầm lặng mà kết quả thì lớn lao và
quan trọng.


Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng là nhà giáo đã nói: <i>“Nghề dạy học là</i>


<i>nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng</i>
<i>tạo”.</i> Trong một lần về thăm Trường ĐHSP Hà Nội, Người đã nói “Nếu cho tơi chọn
một nghề trong suốt cuộc đời mình thì tơi sẽ chọn nghề mà tơi đã làm từ đầu đó là nghề
dạy học”.


<i><b>Thưa các đồng chí!</b></i>


Ơn lại truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam là nhằm cho chúng ta tiếp tục
phát huy truyền thống ấy, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với
niềm tin yêu của Đảng và nhân dân, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.


Vinh dự thật to lớn và trọng trách cũng thật nặng nề. Tính chuẩn mực, tính mơ


phạm địi hỏi mỗi thầy giáo cơ giáo chúng ta phải là <i>“Khuôn vàng thước ngọc”</i> là <i>“Tấm</i>


<i>gương sáng cho học sinh noi theo” </i>và xứng đáng cho tồn xã hội tơn vinh.


Đội ngũ giáo viên trường THCS Chiềng Cơi chúng ta tuy mọi cơng việc cịn đang
bề bộn, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, tất cả cịn đang ở phía trước, song chúng ta từng
bước sẽ hồn thiện dần, từng bước chú ý vào chiều sâu chất lượng hoạt động; CSVC
được tăng cường hơn về trang thiết bị dạy và học.


Nhìn lại kết quả trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tích rất
khả quan: Chất lượng đào tạo năm sau cao hơn năm trước; Ngày một có nhiều học sinh


giỏi, giáo viên dạy giỏi; học sinh đỗ vào trường THPT công lập ngày càng nhiều hơn;
trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.


Hướng về ngày hội 20-11-2010, trường chúng ta đã cùng nhau cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hồn thành tốt kế hoạch đề ra như: Tổ chức thành công Hội thi giáo
viên dạy giỏi cấp trường lần thứ nhất để chọn ra những giáo viên xuất sắc tiếp tục tham
dự thi hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố; tổ chức thành công hội thi giao lưu
“CBGV với công tác tuyên truyền, giáo dục trật tự ATGT” của ngành GD&ĐT thành
phố kết quả đạt giải nhất toàn đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nhân dịp này, thay mặt BGH nhà trường xin ghi nhận và cảm ơn sự quan tâm và
đóng góp q báu của các cấp và tất cả các đồng chí.


Vinh dự là rất lớn nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề, trong những năm kế tiếp
chúng ta phải phấn đấu có nhiều hơn nữa học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp; chất
lượng lên lớp thẳng và cơng nhận tốt nghiệp ngày càng tăng, có nhiều em đỗ vào lớp 10
công lập, phấn đấu trong những năm gần nhất nhà trường sẽ đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở
vật chất - thiết bị ngày càng được đầu tư hiện đại hơn.


Nhân dịp này tôi xin kêu gọi tất cả CB.GV.NV trong nhà trường phải thật sự
đoàn kết, cùng nhau phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Trước mắt


trong năm học 2010-2011, với chủ đề: <i>“Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao</i>


<i>chất lượng giáo dục”</i>. Đây cũng là năm học tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động: <i>“Học</i>
<i>tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”</i> với yêu cầu đặc trưng của ngành là


gắn chặt với cuộc vận động <i>“Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích</i>


<i>trong giáo dục”</i> và cuộc vận động <i>“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự</i>


<i>học và sáng tạo”</i> với phong trào thi đua <i>“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích</i>
<i>cực”.</i> Nhằm từng bước khắc phục triệt để những tồn tại, yếu kém, nâng cao chất lượng,
đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, tiếp tục đưa sự
nghiệp giáo dục phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện tốt các cuộc vận động này. Rất mong sự giúp đỡ
nhiều hơn của các cấp, các ngành và của các đồng chí.


Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự có mặt của q vị đại biểu, các thầy cô
giáo và các em học sinh trong lễ kỷ niệm long trọng và thân mật này. Kính chúc q vị
đại biểu, các thầy cơ giáo lời chúc sức khỏe và hạnh phúc, chúc các em học sinh chăm
ngoan học giỏi, xứng đáng là người con ngoan, trò giỏi.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×