Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tieu pham Suc manh tu le phaiATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.68 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHẦN I: GIỚI THIỆU


Tác giả: Vũ Ngọc Liêm- Bản quyền thuộc về tác giả)


(Từ trong cánh gà, bốn em học sinh xếp thành hàng một em sau đặt hai tay lên vai em
trước đi ra ,dẫn đầu là 1 giáo viên, vừa đi vừa hát theo nhịp bài hát, tay đánh nhịp, vẻ mặt
hất lên, lúc lắc thật ngộ ngĩnh, gây cười)


Te tò te…/ Te tò te /AN TOÀN ta/cùng đi/
Đi cùng đi,/ chúng ta cùng/đến thi/


Thi cùng thi /chữ an tồn/ khắc ghi/
Tị là tị te tí/ AN TỊAN ta /cùng đi/…..


( Đi sắp hết một vòng sân khấu , người đi đâu sắp khuất vào trong cánh gà phía Aước thì
trong cánh gà có 1 người khách xuất hiện gọi với theo )


Khách: Ớ… Ớ, nầy xe an toàn ơi …ơi…! Chờ … chờ tôi dới…ới …ới!!!


(Nghe tiếng gọi, người dẫn đầu quay đầu lại., vẫn giữ nguyên nhịp điệu và bài hát: Te tị
te/… Te tị te /AN TỒN ta /cùng đi/…)


Khách: Xin chào! Xe an tồn đâu đó?


Người dẫn đầu: Xin chào q khách! Chúng tơi đi dự thi An tồn giao thơng đây…
Khách: Vậy hả? Xin hãy giới thiệu thành phần Đoàn gồm những ai đi nào!


Người dẫn đầu: (Hơ) tồn đồn chú ý, đứng lại… đứng! (Cả đồn giậm chân đứng lại)
Người dẫn đầu: Kính thưa quý vị ! Đội đự thi AN TỒN GIAO THƠNG đơn vị Trường
Tiểu học số I Phổ Thạnh chúng tôi lấy tên là ĐỘI AN TỒN, thành phần Đội gồm có:
- Tôi, Trần Văn Tuấn, giáo viên là đội trưởng



- Em, Võ Thục Quyên, học sinh lớp 5 là thành viên
- Em, Phạm Thị Bích Thảo, học sinh lớp 3 là thành viên
- Em Võ Ánh Trúc, học sinh lớp 3 là thành viên


- Em, Vũ Bạch Diệu Quỳnh, học sinh lớp 5 là thành viên
- Em, Phạm Mỹ Duyên, học sinh lớp 3 là thành viên
Khách ( vội vã nói theo) Và cịn tơi nữa:


Tơi, Dương Văn Tám, giáo viên là thành viên.
Người dẫn đầu: Kính thưa quí vị !


Đội chúng tôi đã đến hội thi, một sân chơi rộng lớn
Với tinh thần cùng nhau giao lưu, học hỏi


Điều tâm niệm, chúng tơi muốn nói


Quyết tâm thực hiện tốt trật tự an tồn giao thơng.


Tất cả đồng thanh: Chúng tơi xin kính chúc q vị mạnh khỏe. Chúc hội thi thành công
tốt đẹp!


PHẦN II:TIỂU PHẨM
SỨC MẠNH TỪ LẼ PHẢI


Tác giả kịch bản: Vũ Ngọc Liêm-Bản quyền thuộc về tác giả


( Tại một trường Tiểu học vào giờ tan trường : Nam & Bảo đeo khăn quàng đỏ, vai mang
cặp sách vẻ mặt hớn hở vừa đi vừa trị chuyện)



Nam: Hơm nay mình được hai con điểm 10, cịn bạn thế nào? ( Vừa nói, Nam vừa mở
cặp lấy ra quyển vở có ghi điểm 10 cho Bảo xem )


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

( bất ngờ, Bảo giật lấy quyển vở trên tay Nam rồi bỏ chạy, Nam đuổi theo )
Nam : Trả đây, trả vở cho mình!


Bảo: Mình sẽ trả, nhưng với một điều kiện.
Nam: Điều kiện gì? Nói đi!


Bảo: Hơm khác bạn phải cho mình coppy bài của bạn.
Nam: Đâu có được. Cơ giáo phạt cho đấy


Bảo: Vậy thì thơi ( bỏ chạy)


( Nam đuổi theo - hai em chạy vòng vòng trên sân khấu)


( Khi đó từ trong cánh gà xuất hiện hai học sinh Trung học do giáo viên đóng vai là
Cường và Dũng. Cường cưỡi xe đạp, Dũng đứng trên ba-ga xe của Cường, vừa đi vừa
vung tay múa chân hị hét; rồi Cường xơ vào Nam làm cả hai ngã lăn ra đường )
( Cường vội đứng dậy, đỡ xe lên, Nam nhăn nhó vì đau đớn chưa đứng lên được ) Hai
bạn nữ vừa đi tới thấy vậy vội chạy đến đỡ Nam dậy, lo lắng hỏi:


Yến: Bạn có sao khơng?
Linh: Bạn có sao khơng?


Cường ( giọng nộ nạt): Ê, nhóc con! Muốn chết hả?


Dũng ( cũng cao giọng nói hùa theo Cường): Đi đường mà chạy nhảy lung tung, chết có
ngày.



( Nói xong, Cường và Dũng ngồi lên xe định đạp đi.)


( Yến thấy vậy vội chạy tới dang tay chặn đầu xe hai anh lớn lại và dõng dạc nói )
Yến: Khơng, hai anh chưa thể đi được!


Cường: (ỷ lớn, tỏ vẻ ta đây) Tại sao tụi tao không thể đi được?
Yến: Các anh phải ở lại làm rõ vụ này cái đã.


Cường: À , con nhỏ này … mày ngon hé? ( Cường bước xuống xe, dựng chân chống định
hành hung Yến, Dũng ngăn Cường lại )


Dũng (nói với Cường): Con nhỏ này là Liên đội trưởng của trường Tiểu học đó. Mình
khơng hung hăng với nó được đâu. Nó mà báo cáo việc này với thầy cơ nó, rồi thầy cơ nó
báo với thầy cơ mình thì có nước mà chết.


( Dũng nói xong với Cường, bèn vội vã quay sang làm lành với Yến )
Dũng (giọng xởi lởi): Kìa, em đó hả Yến ? Anh…anh Dũng đây mà…


Yến: Em chào anh Dũng! Mọi việc xảy ra, từ xa em và bạn Linh đây trông thấy hết. Hai
anh lớn mà xử sự như vậy là không công bằng với bạn Nam đây.


Cường: (Vẫn giọng hung hăng giành phần hơn): Tại tụi nó đuổi bắt nhau rồi tơng vào xe
tao chớ bộ.


Yến: Được, cứ cho là như vậy đi. Nhưng bạn ấy bị té ngã, anh không hề hỏi han đau đớn
thương tích ra sao lại cịn nộ nạt rồi quay lưng bỏ đi, liệu có đúng khơng?


Cường ( đuối lý đành ậm ừ): Ừ… thì…


Yến: (Nói tiếp) Nhưng không phải vậy. Hai anh đi xe , đèo nhau, vừa đi vừa đùa nghịch


với nhau, liệu có đúng luật giao thông không?


Cường: Nhưng mà…


Yến (ngắt lời Cường): Hai anh vi phạm luật lệ giao thông là tội thứ nhất. Gây tai nạn cho
người khác là tội thứ hai. Gây tai nạn rôi bỏ chạy là tội thứ ba. Tơi sẽ…


Dũng (chen vào); Kìa Yến, bọn anh biết lỗi rồi, mong em bỏ qua…( Dũng huých vào
Cường ngầm ra hiệu cho Cường nói lời cầu hịa với Yến, hiểu ý Dũng, Cường tiếp lời
Dũng )


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(Cường và Dũng cùng đến bên Nam săn sóc hỏi han . Lúc nầy Nam đã được Linh và Bảo
giúp đứng lên, đang cùng chứng kiến Yến đấu tranh với hai anh học sinh lớn )


Cường: Em có sao khơng?


Dũng: Em có bị đau ở đâu khơng?


Nam ( mếu máo khóc): Chân em đau lắm, em khơng đi được…
Yến: Đấy, anh thấy chưa?


Cường: Anh biết, anh biết lỗi rồi. Để anh đưa em về rồi anh xin lỗi ba má em và anh sẽ
chịu trách nhiệm về việc này.


Bảo ( nãy giờ im lặng bỗng nhiên ịa khóc nói với Nam ): Nam ơi! Mình xin lỗi bạn, tại
mình mà bạn bị đau…Yến ơi mình biết lỗi rồi.


Nam: ( Vừa khóc vừa nói): Mình cũng có lỗi nữa… vì đuổi nhau trên đường.
Cường, Dũng: Bọn anh cũng biết lỗi rồi Yến, Linh à.



Bọn mình hứa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thơng.


Yến: Kính thưa q vị và các bạn! Tai nạn giao thơng khơng chừa một ai. Một chút sơ sẩy
trong khi tham gia giao thơng là có thể dẫn đến tai họa khơn lường. Thực hiện tốt luật
giao thông là một cách giữ gìn sự bình n cho cuộc sống của chính mình.


Cả đội đồng thanh: Thực hiện tốt luật an tồn giao thông!
( HẾT)


PHẦN III : HÙNG BIỆN ( học sinh)
- Kính thưa các cơ, chú đại biểu
- Kính thưa Ban giám khảo hội thi


- Kính thưa q thầy, cơ giáo - Và các bạn học sinh thân mến!


Em tên là Võ Thục Quyên, học sinh lớp 5, thuộc đơn vị Trường Tiểu học số I Phổ Thạnh.
Sau đây, em xin phép được trình bày phần hùng biện của mình với tựa đề: “ TUỔI NHỎ
VÀ AN TỒN GIAO THƠNG ”.


Là công dân của một nước, bất cứ ai cũng có trách nhiệm đối với đất nước của mình.
Trên tinh thần đó, Bác Hồ Chí Minh đã dạy thiếu niên, nhi đồng nước Việt:


“ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình ”.


Trách nhiệm của thiếu niên nhi đồng Việt Nam, những cơng dân tí hon, đối với đất nước
thân yêu của chúng ta là gì? Câu trả lời khơng ở đâu khác mà chính Bác kính u đã từng
giao phó: “ Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, Dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”.



Để học tập tốt nhằm sau này cống hiến được nhiều nhất cho nước nhà thì mỗi cơng dân
phải cần có sức khỏe: “ Một tinh thần minh mẫn chỉ có thể có được trong một thân thể
tráng kiện ”. Tuy nhiên, theo thống kê hằng năm ở nước ta tai nạn giao thông đã cướp đi
hàng chục nghìn sinh mạng; làm tàn phế hàng chục nghìn người khác. Trong đó có khơng
ít những mái đầu xanh tuổi trẻ đang trong thời gian cắp sách đến trường. Biết bao nhiêu
bậc cha mẹ mất con, mất niềm hy vọng của tương lai; biết bao nhiêu người con mất cha,
mất mẹ, mất đi chỗ dựa căn bản và vững chắc để bước vào đời. Những người xấu số mất
đi thì đã đành một lẽ, cịn những người thương tật suốt đời rồi tương lai sẽ về đâu? Cuộc
đời sẽ về đâu? Bao nhiêu mộng ước bị vỡ òa như bọt biển từ đây; bao nhiêu dự định tốt
đẹp của cả cuộc đời bị sụp đổ tan tành như lâu đài xây trên cát cũng từ đây!


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

là gánh nặng của xã hội và đất nước.


Nước ta là một nước có tai nạn giao thông xảy ra thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu cứ đà
này mà tiếp diễn thì mười năm, hai mươi năm sau , bằng một phép tính nhân đơn giản
cũng thấy được đất nước phải oằn lưng dưới một gánh nặng biết nhường nào. Tìm hiểu
về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đó là do ý
thức chấp hành Luật giao thông của con người chưa cao.


Có nhiều trường hợp thương tâm đáng lẽ khơng xảy ra, “Giá như có chiếc nón bảo
hiểm…”; “ Giá như không vội vàng băng qua đường…”, Giá như… và… Giá như…
Chao ơi ! Một chiếc nón bảo hiểm bao nhiêu tiền mà phải đổi bằng mạng sống của một
con người, có đáng khơng? Vội vàng đến sớm nơi đâu chi vài phút để rồi cả đời phải nằm
im trong lịng đất lạnh, có đáng khơng? Cịn biết bao điều “ giá như” khác nữa… Hỏi ai
có thể cam lịng ?


Như vậy có nghĩa là điều bất hạnh đến từ phía tai nạn giao thơng là do con người gây ra;
cho nên cũng chính con người hạn chế, khắc phục được nó. Vậy, làm thế nào để khắc
phục được tai nạn giao thông? ( em muốn trao đổi riêng điều này với các bạn nhỏ), chúng


ta nên nghĩ rằng: Không nên để cha mẹ phải buồn đau vì nỗi bất hạnh của chúng mình do
sự bất cẩn của bản thân gây ra? Giữ gìn sự an tồn cho chính bản thân mình cũng chính là
một cách thiết thực nhất để giảm đi gánh nặng cho đất nước, tránh được sự đau lòng, đứt
ruột khơng đáng có cho đấng sinh thành. Đội mũ bảo hiểm khi di chuyển trên mô-tô, xe
máy. Khi đi đường thì đi bên phải. Khơng đi dưới bộ dưới lịng đường. Khơng đi xe đạp
hàng hai, hàng ba trên đường. Không rượt đuổi, nô đùa khi đi trên đường. Không đi xe
máy khi chưa đủ tuổi. Muốn băng qua đường phải quan sát cẩn thận khi thấy khơng có xe
từ hai phía mới đi qua… Những việc nhỏ ấy rõ ràng vừa với sức của tuổi nhỏ chúng mình
mà tơi nghĩ rằng bạn nhỏ nào cũng có thể làm được.


Luật Giao thông đường bộ và các quy định mới nhất về xử phạt hành chính của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra đời, được trang bị trong các thư viện trường
học. Cùng với Luật giao thông đường bộ, Nghị định số 14, Nghị định 32 của chính phủ
cùng với nhiều văn bản chỉ đạo về việc thực hiện trật tự an tồn giao thơng được tun
truyền sâu rộng trong nhân dân, nhà trường và cộng đồng xã hội nhằm khắc phục, hạn
chế tình trạng vi phạm an tồn giao thơng, bảo vệ sự bình n cuộc sống cho nhân dân,
bảo vệ tài nguyên của đất nước: Đó là tài nguyên con người.


Chấp hành tốt Luật Giao thơng là một cách thiết thực tự bảo vệ mình lành lặn để học tập
tốt, rèn luyện tốt rồi mai sau trưởng thành thực hiện những ước mơ hoài bão của bản
thân, thỏa mãn sự kì vọng của mẹ cha, góp phần dựng xây đất nước, thực hiện lời di huấn
của Bác Hồ mn vàn kính u.


Chấp hành tốt Luật giao thơng cịn là một nét văn hóa trong ứng xử của một xã hội văn
minh tiến bộ.


Với những lí do đó, em muốn kêu gọi tất cả mọi người hãy nhiệt liệt hưởng ứng cuộc
Vận động an tồn khi tham gia giao thơng và mỗi người hãy vận động người khác, trước
hết là người thân của mình, bạn bè của mình cùng hưởng ứng cuộc vận động này.



Nếu ai cũng thực hiện tốt an tồn khi tham gia giao thơng thì cuộc sống này thực sự yên
vui và hạnh phúc.


Cuối cùng, một lần nữa em xin kính chúc các cơ, chú đại biểu, Ban giám khảo, q thầy,
cơ giáo và các bạn học sinh mạnh khỏe!


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×