Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chin phep ao thuat Toan hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.88 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1.ẢO THUẬT THỨ NHẤT: ĐOÁN TỔNG</b>


Người biểu diễn quay mặt đi và đề nghị một khán giả nào đó gieo lên mặt
bàn ba con xúc xắc. Đề nghị họ cộng ba con số xuất hiện lại. Tiếp theo
bảo họ chọn một con xúc xắc bất kì và cộng vào tổng số chấm vừa rồi số
chấm ở mặt chạm bàn của con xúc xắc này. Cộng xong, họ gieo lại con
xúc xắc lên mặt bàn và cộng tiếp vào tổng nhận được ở trên số chấm mới
xuất hiện ở con xúc xắc này.


Bây giờ người biểu diễn quay mặt lại, lượm ba con xúc xắc vào tay và lập
tức đọc lên tổng số mà khán giả đã cộng lại.


<b>2.ẢO THUẬT THỨ HAI: VẪN ĐOÁN TỔNG</b>


Người biểu diễn quay mặt đi và đề nghị một khán giả chồng ba con xúc
xắc lên nhau. Đề nghị khán giả này cộng số chấm ở năm mặt sau lại: Mặt
chạm bàn của con dưới cùng, bốn mặt giáp nhau của con ba xúc xắc. Sau
đó phủ lên mặt một chiếc khăn mù-soa. Người biểu diễn quay mặt lại và
từ từ lấy ra một que diêm ném lên mặt bàn. Số que diêm đó đúng bằng
tổng số khán giả cộng lại.


<b>Giải thích</b>: Hai ảo thuật này dựa trên nguyên tắc: người ta luôn đánh số các


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong ảo thuật thứ nhất, người biểu diễn chỉ cần lấy tổng ba mặt xuất hiện
ở ba con xúc xắc mà người biểu diễn nhìn thấy rồi cộng thêm 7 là được
( bất kể con xúc xắc gieo hai lần là con xúc xắc nào).


Trong ảo thuật thứ hai, người biểu diễn qua vai ( giả bộ giục khán giả
cộng mau lên hay đậy khăn mù-xoa cao lên đi…) nhưng chú ý xem mặt
trên con xúc xắc trên cùng có mấy chấm. Giả sử mặt 6 chấm. Trong túi
người biểu diễn ln có 21 que diêm ( tổng cả 6 mặt thì bằng 3 x 7 = 21)


người biểu diễn chỉ cần bớt lại trong túi 6 que, số cịn lại ném ra bàn
chính bằng con số khán giả cộng được.


<b>3. ĐOÁN NHỮNG MẶT XUẤT HIỆN</b>


Người biểu diễn quay mặt đi và đề nghị một người nó gieo lên mặt bàn
một con xúc xắc.


Lấy số chấm xuất hiện ở con thứ nhất nhân đôi rồi cộng thêm 5. Kết quả
nhận được lại nhân thêm với 5 lần, tiếp theo cộng kết quả nhận được với
số xuất hiện ở con thứ hai và nhân lên 10 lần. Cuối cùng , cộng với số
chấm xuất hiện ở con thứ ba.


Đọc kết quả cuối cùng lên cho người biểu diễn nghe và người biểu diễn
nói ngay ba mặt xuất hiện ở ba con xúc xắc.


<b>Giải thích</b>: Người biểu diễn chỉ cần lấy tổng số cuối cùng nghe được trừ đi


250. Ba con số ở hiệu số nhận được là ba mặt xuất hiện ở ba con xúc xắc.
Thí dụ ba mặt xuất hiện là 3, 5 ,4


2 x 3 = 6
6 + 5 = 11
11 x 5 = 55
55 + 5 = 60
60 x 10 = 600
600 + 4 = 604
604 – 250 = 354


Các số 3, 4, 5 chính là ba mặt xuất hiện.



Hoặc 2 x 5 = 10; 10 + 5 = 15; 15 x 5 = 75; 75 + 3 = 78; 78 x 10 = 780;
780 + 4 = 784; 784 – 250 = 534, ta vẫn được 5, 4 và 3 (*)


(*) : Điều này dễ hiểu, gọi x, y, z lần lược là ba mặt xuất hiện ở ba con
xúc xắc thì các phép tính ở trên là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nếu trừ bớt đi 250 ta được con số xyz ( x là số hàng trăm, y là số hàng
chục, z là số hàng đơn vị).


<b>4. ĐỌC CHỮ BẰNG TAI</b>



Người biểu diễn đề nghị một số khán giả ghi một câu nào đó vào trong
một mảnh giấy rồi ghấp lại đưa cho người biểu diễn, người biểu diễn lần
lượt lấy từng mảnh giấy ( vẫn ghấp kín) đưa lên tai nghe ngóng rồi đọc
lên khơng sai một câu.


<b>Giải thích: Trong số các khán giả phải có một “ nội ứng” của người biểu</b>
diễn. Họ nói trước cho người biểu diễn biết họ viết câu gì trong mảnh
giấy. Chẳng hạn “ Khơng có gì q hơn độc lập tự do” mảnh giấy này
được người biểu diễn sắp xuống dưới cùng.


Người biểu diễn lấy mảnh giấy trên cùng đưa lên tai vẻ khó khăn : Chà,
chữ viết khó đọc quá! Có ai viết: “ Khơng có gì q hơn độc lập từ do”
khơng ? người “ nội ứng ” nói: “Có”. Thế là người biểu diễn đưa mảnh
giấy tiếp theo len và ra lại làm bộ nhẩm đọc câu “ Em yêu khoa học”...
Lần lược các mảnh giấy sẽ được đọc hết. Khi đó các mảnh giấy được phát
lại cho các khán giả kiểm tra và tất cả đều thừa nhận là đã đọc được đúng
hết.



Nhớ là khi biểu diễn trò vui này phải đứng khá xa các khán giả và tốt nhất
là phát giấy trắng giống nhau cho khán giả ghi câu của mình.


<b>5. MỘT SỰ ĐỔI CHỖ LẠ LÙNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Giải thích : Hai mảnh giấy ( trịn xanh và vng đỏ) hai phía có màu</b>
giống nhau, những mảnh giấy này dán lên hai bao diêm rất lỏng lẻo,
nhưng lại được bôi kem lên mặt khá đậm. Khi hai bao diêm ép vào nhau,
người biểu diễn ép chặt lại, thế là mảnh giấy dán ở bao này được dán chặt
vào bao kia. Như vậy, thực chất là hai mảnh giấy ( dùng để đánh dấu hai
bao diêm) đổi chỗ, chứ không phải đồng xu và cái kẹo đổi chỗ từ bao này
sang bao kia.


<b>6. QUE DIÊM GẪY LẠI LÀNH</b>


Người biểu diễn gói trong chiếc khăn mù-soa một que diêm. Nắm trong
tay một phần khăn và đưa cho khán giả nào đó nắn tìm que diêm và bẻ
gãy ra ( có thể cho nhiều khán giả khác kiểm tra lại, thậm chí bẻ vụn ra).
Sau đó người biểu diễn “ niệm thần chú ” và làm vài động tác “ bắt quyết
” nào đó rồi mở khăn ra thì tất cẩ đều phải ngạc nhiên vì que diêm vẫn
nguyên lành.


<b>Giải thích</b>: Người biểu diễn luồn sẵn vào mép khăn một que diêm sau đó
gói một que diêm khác lành lặn trước mặt khán giả. Gói xong nắm chiếc
khăn trong tay thế nào để que diêm vừa gói nằm trong lịng bàn tay và giơ
ra cho kkán giả nắn tìm que diêm để bẻ. Khán giả sờ thấy que diêm ở mép
khăn và n chí đó là que diêm vừa gói vì họ chỉ nhìn thấy một que diêm
( trước khi gói, người biểu diễn giơ cho khán giả xem hai mặt khăn và giũ
sạch khăn trước mặt khán giả). Khán giả bẻ que diêm nằm trong mép
khăn còn que diêm mới gói vẫn lành lặn và khi mở ra khán giả chỉ nhìn


thấy que diêm lành mà thơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trong hình vẽ có một số con vật : Thỏ, Cò, Trâu, Sư tử …Bạn nghĩ
một con vật nào đó, người biểu diễn sẽ chỉ đúng một con vật bạn nghĩ nếu
bạn làm theo yêu cầu sau đây của người biểu diễn : Trong khi người biểu
diễn cầm bút chì lần lượt chỉ các con vật trên hình, bạn hãy đánh vần
têncon vật bạn nghĩ theo cách sau : Mỗi lần bút chì chỉ đến một con vật
thì bạn đánh vần thêm một âm ( tất nhiên là nhẩm khơng cho người biểu
diễn nghe thấy, chứ khơng thì chả cịn gì là tài tình nữa). Khi bạn đánh
vần đến âm cuối cùng, ( cũng tức là tên con vật) thì cũng đúng lúc người
biểu diễn chỉ đến con vật đó trên hình vẽ. Và bạn sẽ ra hiệu ngay cho họ
dừng lại. Chẳng hạn, bạn nghĩ con cò: trong khi người biểu diễn chỉ các
con vật thì bạn đánh vần : xê-o-co-huyền-cò theo nhịp chỉ của người biểu
diễn. Khi bạn đánh vần đến chữ “ cị” thì cũng đúng lúc người đầu bút chì
của người biểu diễn chỉ đến hình con cị.


<b>Giải thích</b> : Muốn biểu diễn trò vui này, bạn chỉ cần chỉ xuất phát từ con


“chuồn” và chỉ cần làn lượt theo chiều đã vẽ trên hình tlà thế nào cũng
được. Bí quyết của vấn đề này chỉ là số âm phát ra khi đánh vần tên của
các con vật. Nắm được bí quyết đó rồi, bạn có thể thay các con vật trên
bằng các vật khác nhau bất kì, chẳng hạn bạn lấy các loài hoa khác nhhau
như thược dược, hồng, lay ơn … ( thường có sẵn trong các cuộc vui). Khi
biểu diễn nên xếp các vật lung tung và đương nhiên là đừng vẽ chiều mũi
tên ra đấy nhé !


<b>8. NÓI TRƯỚC TỔNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thuật viết một số khác. Số đầu vàcuối đều do nhà ảo thuật viết. Bây giờ đề
nghị khán giả cộng lại, khi cộng xong, khán giả lật mảnh giấy của nhà ảo


thuật lên và mọi người đều kinh ngạc vì tổng số đã có ở đó rồi !


<b>Giải thích</b>: Chẳng hạn, muốn được lời giải là 2 3 8 4 3, người diễn trò bỏ


đi chữ số đầu là 2 và cộng với số còn lại sẽ được 3 8 4 5 số đó người diễn
trị viết đầu tiên. Tiếp theo chẳng hạn khán giả viết 1 5 2 8. Tiếp theo
người diễn trị lại viết có vẽ rất tình cờ nhưng sao cho mỗi số cộng với
chữ số trên của khán giả sẽ bằng 9 tức là phải viết 8 4 7 1, rồi lại đến khán
giả và cuối cùng là người diễn trò viết. Tổng các cặp ( trừ số đầu) bằng
chữ số đầu tiên trong kết quả ( ở đây là 2) chẳng hạn.




23843
7096
2903
8471
1528


3845




Đúng như kết quả đã được dự đốn.


Cịn muốn có kết quả là 3 7 1 8 6 5 thì ghi số đầu là 7 1 8 6 8 tiếp theo là
3 cặp số theo qui tắc tổng bằng 9 như ở trên.


<b>9. SẤP HAY NGỬA</b>




Vứt lên bàn một đồng tiền xu. Người biểu diễn quay đi và đề nghị một
khán giả nào đó lật ngược lại một số đồng xu một cách ngẫu nhiên, nhưng
mỗi lần lật một đồng thì đọc to lên một tiếng “ có”, người đó cũng có thể
lật ngược đồng xu nhiều lần, sau đó dùng khăn che đi một đồng xu.


Người biểu diễn quay lại và có thể nói ngay đồng xu dưới khăn là sấp hay
ngửa.


<b>Giải thích</b>: Trước khi quay mặt đi, người biểu diễn đã đếm trước một đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×