Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tư tưởng nho giáo trong truyện lục vân tiên của nguyễn đình chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.16 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG VĂN TÍNH

TƢ TƢỞNG NHO GIÁO
TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Ngọc Hòa

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đặng Văn Tính



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ..................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn.......................................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH VẬN
ĐỘNG CỦA TRUYỆN THƠ NƠM BÁC HỌC ......................................... 11
1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO .......... 11
1.1.1. Thiên mệnh ................................................................................... 12
1.1.2. Chính danh .................................................................................... 13
1.1.3. Nhân và Lễ .................................................................................... 15
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ
TRONG TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC ................................................... 17
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ Nôm ............... 17
1.2.2. Ảnh hƣởng của Nho giáo trong đời sống xã hội ........................... 23
1.2.3. Ảnh hƣởng của Nho giáo trong truyện thơ Nôm bác học............. 25
1.3. TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TRONG DỊNG CHẢY CỦA TRUYỆN
THƠ NƠM BÁC HỌC.................................................................................... 30
1.3.1. Đặc điểm chung của truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XIX ........... 30
1.3.2. Đặc điểm riêng của Truyện Lục Vân Tiên ................................... 33


CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
LỤC VÂN TIÊN ............................................................................................. 39
2.1. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ CA NGỢI
ĐẠO LÝ .......................................................................................................... 42

2.1.1. Con ngƣời hành đạo gắn với lý tƣởng trung hiếu ......................... 43
2.1.2. Con ngƣời kiên trinh với tấm lòng son sắt, thủy chung................ 51
2.1.3. Con ngƣời nhàn dật ngồi vịng cƣơng tỏa ................................... 54
2.2. HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ PHÊ PHÁN,
ĐẢ KÍCH ........................................................................................................ 58
2.2.1. Con ngƣời phi nghĩa, xu nịnh ....................................................... 59
2.2.2. Con ngƣời tham ô, phản trắc ......................................................... 64
CHƢƠNG 3. CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN TƢ TƢỞNG NHO
GIÁO TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN ................................................ 73
3.1. NGÔN NGỮ ............................................................................................ 73
3.1.1. Từ Hán Việt................................................................................... 74
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng các điển cố, thi liệu Hán học ........................ 76
3.2. GIỌNG ĐIỆU .......................................................................................... 87
3.2.1. Giọng khẳng khái, mạnh mẽ ......................................................... 88
3.2.2. Giọng phê phán, mĩa mai .............................................................. 91
3.3. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ................................. 94
3.3.1. Không gian nghệ thuật .................................................................. 95
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khi nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học chúng ta không chỉ nhìn
nhận ở khía cạnh giá trị nghệ thuật tác phẩm đem lại cho cơng chúng mà cần
phải nhìn nhận, đánh giá trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống xã hội,

đặc biệt là tầm vóc văn hóa, ý nghĩa lịch sử và giá trị tƣ tƣởng do tác phẩm đó
mang lại. Văn học vừa thể hiện con đƣờng tìm kiếm giá trị nghệ thuật, vừa là
nơi định hình những giá trị đã đƣợc hình thành. Cũng có thể nói văn học là
văn hố lên tiếng bằng ngơn từ nghệ thuật.
Ở mỗi giai đoạn của lịch sử dân tộc, văn học ln có những áng văn thơ
bất hủ song hành cùng vận mệnh quốc gia, trở thành những tác phẩm tiêu biểu
mang dáng dấp thời đại và giá trị tƣ tƣởng văn hóa bền vững của dân tộc.
Hàng trăm năm qua, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đƣợc xem
là viên ngọc sáng chân chính về giá trị nhân học và văn học, tác phẩm đã ăn
sâu vào đời sống của nhân dân Nam bộ, trở thành món ăn tinh thần của tầng
lớp bình dân trong các hình thức sinh hoạt văn hóa hằng ngày, họ hát Vân
Tiên, kể Vân Tiên, hị Vân Tiên... Sở dĩ có đƣợc sức sống và tình u vững
chắc trong lịng nhân dân nhƣ vậy là do: Truyện Lục Vân Tiên vừa là hơi thở,
vừa là tình ý của quần chúng. Đồng thời, bao trùm cả tác phẩm là sự phong
phú cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện. Tác phẩm là sự gởi gắm tƣ tƣởng
nhân nghĩa của tác giả Nguyễn Đình Chiểu, đƣa đến cho ngƣời đọc những bài
học về đạo lý làm ngƣời, đối nhân xử thế ở đời. Tác giả Nguyễn Phong Nam
đã nhận xét “Lục Vân Tiên là câu chuyện về đạo lý ứng xử ở đời, là vấn đề
trung hiếu tiết nghĩa. Cái phần giáo đầu này thoạt nhìn có vẻ lỏng lẽo trong
quan hệ với phần chính của tác phẩm (số phận của chàng trai họ Lục), nhƣng
kỳ thực lại đóng một vai trị rất quan trọng là định hƣớng cho ngƣời nghe.


2

Trong thể loại truyện thơ chữ Nôm của Việt Nam nói chung, đây là một đặc
điểm có tính phổ biến. Nó là một nét chung của thi pháp thể loại. Trong kết
cấu của tồn truyện nó tạo nên sự hơ ứng với phần cuối. Lối cấu trúc này đƣa
đến cho ngƣời nghe, ngƣời đọc một biểu tƣợng về một cái đẹp hoàn chỉnh,
trọn vẹn” [33, tr. 216]

Là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, đƣợc phổ biến rộng rãi
trong dân gian nhất là miền Nam, phải hiểu đúng Truyện Lục Vân Tiên mới
thấy hết giá trị của tác phẩm này. Với tƣ cách là một nhà nho, Nguyễn Đình
Chiểu đã gởi gắm tƣ tƣởng, đạo lý, những điều giáo huấn đáng quý trọng
trong từng nhân vật của mình, cho nên các nhân vật trong Truyện Lục Vân
Tiên là những con ngƣời đáng kính, đáng yêu, những con ngƣời trọng nghĩa
khinh tài trƣớc sau nhƣ một; mặc dù gặp khổ cực gian nguy, nhƣng quyết
phấn đấu vì nghĩa lớn và họ đã thẳng thắng đứng lên chống lại cái xấu, cái ác
để bảo vệ cơng lý. Vì những lẽ đó, họ gần gũi với chúng ta và câu chuyện của
họ làm cho chúng ta cảm thấy thích thú, có nhiều xúc cảm. Những giáo lý
trong Truyện Lục Vân Tiên cho đến nay vẫn đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣng
chủ yếu là nội dung của tác phẩm, còn nghiên cứu về vấn đề những tƣ tƣởng
mà cụ Đồ Chiểu muốn gửi gắm cho chúng ta trong cuộc sống ngày hơm nay
thì chƣa đƣợc nhiều ngƣời nhắc đến. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “Tư
tưởng Nho giáo trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” để làm
luận văn tốt nghiệp cao học văn học Việt Nam của mình. Thơng qua luận văn
nhằm tìm hiểu những giá trị truyền thống văn hóa Việt trong q trình tiếp
biến tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời góp phần khẳng định sâu hơn lý
tƣởng đạo đức Nho giáo, đặc biệt là lý tƣởng nhân nghĩa trong tác phẩm, thấy
đƣợc mối quan hệ giữa đạo đức và văn chƣơng cũng nhƣ mong muốn giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


3

Ở một bình diện khác, nhƣ chúng ta đã biết, vấn đề tuyên truyền, phổ
biến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nghĩa khí của
các bậc tiền bối là vấn đề gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là trong thời đại
xã hội ta đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, các giá trị văn hóa
truyền thống, phong tục tập quán dƣờng nhƣ ít đƣợc quan tâm đối với thế hệ

trẻ, vấn đề đạo đức trong đời sống tinh thần cũng dần có sự thay đổi. Những
giá truyền thống và tinh hoa văn hóa khơng cịn ràng buộc nhƣ trƣớc nữa, con
ngƣời sống có phần thực tế hơn. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại trong cuộc
sống hôm nay. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề trên còn nhiều điều để bàn
về văn hóa, đạo đức..., thì trên thực tế đâu đó vẫn còn nhiều việc tử tế, nhiều
hành động đẹp trong cuộc sống thƣờng ngày mà chúng ta vẫn bắt gặp. Những
hàng động, việc làm ý nghĩa ấy cần đƣợc tôn vinh. Nghiên cứu Truyện Lục
Vân Tiên, chúng ta có nhiệm vụ tìm ra những giá trị đạo đức, nhân nghĩa cao
đẹp, lấy đó làm tấm gƣơng phản chiếu để giảng dạy, giáo dục nhân cách sống.
Thơng qua đó giúp cho mọi ngƣời nhận thức đƣợc những giá trị chân chính
của cuộc đời; từ đó hình thành vốn sống và thái độ ứng xử ra sao để trở thành
con ngƣời có ích cho gia đình, xã hội.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lúc Nho học trên đƣờng suy tàn, những giá trị tinh thần đang bị
đảo lộn. Trƣớc sự biến đổi ấy, Nguyễn Đình Chiểu viết Truyện Lục Vân Tiên
để bênh vực cho những tƣ tƣởng, đạo lý truyền thống, bồi đắp những viên
gạch mới làm vững chắc nền tảng Nho giáo đang bị lung lay trƣớc thời cuộc.
Nghiên cứu Truyện Lục Vân Tiên, chúng ta tiếp cận đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm
của tác giả đối với mọi ngƣời trong xã hội cũng nhƣ tƣ tƣởng mà tác giả
muốn gởi gắm cho nhân vật chính của mình. Điều đó đã làm nên một giá trị
tƣ tƣởng rất riêng trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.


4

Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó
tác giả Ngơ Viết Dinh đã viết: “Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên vừa
làm cái cơng cuộc giáo hóa, truyền bá tƣ tƣởng Nho học đang bị lu mờ dƣới
ảnh hƣởng của thời thế, lại vừa gởi vào tác phẩm một tâm sự. Tâm sự ấy ta có
thể tìm thấy trong nhân vật chính là Lục Vân Tiên và trong cái xã hội làm nền

cho cuộc sống của chàng”. [7; tr.193] Bên cạnh đó, là những giá trị giáo huấn
con ngƣời, những nhận định về Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm Lục Vân
Tiên: “Tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng đƣợc tinh thần quả cảm, trọng
nghĩa khinh tài, ghét gian ác. Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã của ngƣời nông
dân miền Nam mà cũng là của mọi ngƣời dân Việt Nam chúng ta” [7; tr.35],
hay “Những con ngƣời tốt bụng trong Lục Vân Tiên kế tục những truyền
thống cao quý của dân tộc về nhân nghĩa đó là những con ngƣời trong sạch,
bình thƣờng, làm việc nghĩa nhƣ một nhu cầu mà không nghĩ đến lợi danh, ơn
huệ và Lục Vân Tiên là nhân vật lý tƣởng của nhà thơ mang đầy đủ những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con ngƣời mà Nguyễn Đình Chiểu mơ ƣớc”
[7; tr. 35].
Cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu, đa phần các tác giả đều sử dụng
chữ Hán nhƣ: Nguyễn Văn Siêu, Doãn Uẩn, Nhữ Bá Sĩ, Miên Thẩm... Đối với
Nguyễn Đình Chiểu, ơng sử dụng chữ Nôm, một loại chữ viết truyền thống
của ngƣời Việt để viết tác phẩm này. Chính vì sử dụng chữ Nơm nên tác
phẩm Lục Vân Tiên dễ dàng đƣợc mọi ngƣời đón nhận và ăn sâu vào đời sống
tinh thần của nhân dân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc cho rằng: "Trong khi đó
sống cùng thời với các tác giả này, nhƣng Nguyễn Đình Chiểu lại viết Lục
Vân Tiên bằng chữ Nơm, và không phải Lục Vân Tiên mà Dƣơng Từ - Hà
Mậu, Ngƣ Tiều y thuật vấn đáp, và thơ văn u nƣớc chống Pháp của ơng,
nghĩa là tồn bộ sáng tác của ông đều viết bằng chữ Nôm. Về khối lƣợng mà


5

nói khơng có một nhà thơ thứ hai nào viết nhiều tác phẩm bằng chữ Nơm nhƣ
Nguyễn Đình Chiểu. Đó là một điều đặc biệt ”. [24; tr. 86]
Nguyễn Đình Chiểu khơng luận bàn nhiều về vận mệnh. Ơng quan
niệm, trong cuộc sống con ngƣời cần phải có ý chí phấn đấu vƣợn lên, vƣợt
qua những khó khăn trong cuộc sống để trở thành ngƣời có ích cho xã hội.

Tác giả Trần Văn Giàu với bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu đạo làm ngƣời”,
ơng đã nhận xét rằng: "Nguyễn Đình Chiểu không triết luận dông dài về
mệnh, nhƣng cuộc đời của cụ nói lên rằng cụ đã có ý thức phấn đấu kiên trì
chống vận mệnh đen tối nhất để đƣợc làm ngƣời có ích cho đời, cái ý nghĩ
xem chừng nhƣ bình thƣờng đó, thật ra khơng phải ai cũng dễ có, khơng phải
ai cũng biết đặt ra câu hỏi để kiểm tra cho bản thân ta đã làm đƣợc gì có ích
cho đời?”. [17; tr. 63]
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả, và để nó đƣợc sống
lâu trong lịng độc giả, địi hỏi tác giả phải phản ánh chân thực, gần gũi với
thực tại cuộc sống, gần gũi với những nét văn hóa, phong tục tập quán sinh
hoạt của ngƣời dân. Có nhƣ vậy tác phẩm mới trƣờng tồn cùng bạn đọc. Tác
giả Huỳnh Sở Kì với bài viết: “Ảnh hưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua
truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần của người dân Bến
Tre”. Ở bài viết này, tính phổ biến của truyện đối với ngƣời dân Bến Tre rất
rõ, họ đã thuộc lịng lời ăn, tiếng nói, đạo đức, tƣ cách của các nhân vật trong
Truyện Lục Vân Tiên tới mức có thể liên hệ với ngƣời đời: “Thuở ấy, thơ Lục
Vân Tiên đối với ngƣời dân nông thôn Bến Tre, nhất là Ba Tri, là một món ăn
tinh thần khơng thể thiếu đƣợc. Hầu nhƣ nhà nào cũng có một quyển Lục Vân
Tiên bìa xanh lá cây, hoặc đỏ lợi, bìa trƣớc thƣờng in hình một cảnh nào đó
trong truyện, thƣờng là cảnh Tiên, Trực, Kiệm, Hâm uống rƣợu làm thơ trong
quán”. [38; tr. 329].


6

Cơng trình “Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm” [39], của
Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp đƣợc rất nhiều bài
nghiên cứu đánh giá Nguyễn Đình Chiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp,
trong đó có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – thân thế và sự nghiệp” [39; tr.31]
của Nguyễn Thạch Giang. Tác giả cho rằng nội dung tƣ tƣởng trong thơ văn

của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là ln đặt vấn đề nhân nghĩa lên hàng đầu
và nêu lên một chân lý sáng ngời đó là mọi ngƣời “phải biết tiếp thu những
truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, ông mệnh danh là “chính đạo” để tu
dƣỡng nhằm mọi ngƣời đạt tới đƣợc một sự thống nhất tƣ tƣởng, biết yêu lẽ
chính, ghét cái tà để hành động cho sự tiến bộ của xã hội” [39; tr.43]. Theo
Nguyễn Thạch Giang, tƣ tƣởng đó của Nguyễn Đình Chiểu đã đƣợc thể hiện
rất rõ trong Truyện Lục Vân Tiên. Tác giả Nguyễn Đình Chú cũng đề cập đến
sự phát triển tƣ tƣởng của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho rằng “Từ Lục Vân
Tiên đến thơ văn chống Pháp, văn chương Đồ Chiểu đã tiến lên từ lý tưởng
nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm” [39; tr.212]. Theo
Nguyễn Đình Chú, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vẫn nhắc đến vấn đề
“nhân nghĩa”, “trung hiếu” nhƣng nó đã mang nội dung mới, tức có sự tiến bộ
hơn so với giai đoạn trƣớc đó. Ở đây, “nhân nghĩa khơng phải là để xây dựng
một xã hội phong kiến, dù đó là xã hội phong kiến lí tưởng, mà trước hết là
chuyện chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Trung hiếu là đạo quân
thần, nhưng trung hiếu trước hết phải lấy dân làm gốc. Quan hệ vua tơi, quan
hệ gia đình chưa phải là hàng đầu. Hàng đầu là quan hệ dân nước, quan hệ
xã hội” [ 39; tr.216].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam trong cơng trình Truyện thơ nơm
những nghiên cứu hình thái học đã có những nhận xét rất cụ thể, tinh tế về sự
cao thƣợng, nghĩa hiệp của ngƣời quân tử Lục Vân Tiên và cái nết na của
ngƣời thiếu nữ Nguyệt Nga “Cái đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên là sự cao


7

thƣợng, vô tƣ. Chàng chia tay Kiều Nguyệt Nga nhẹ nhõm, thanh thản, lịng
khơng chút vƣớng bận thì lại càng đáng trân trọng; trong khi trái lại, cái nết
hạnh của Nguyệt Nga quý báu ở chỗ không bao giờ quên đƣợc nỗi niềm ân
nghĩa” [32; tr.275].

Hay Trần Văn Giàu trong bài viết Vì sao tơi thích đọc Nguyễn Đình
Chiểu [17; tr. 164 ] cũng có đề cập đến nội dung tƣ tƣởng trong sự nghiệp văn
chƣơng của Nguyễn Đình Chiểu. Ông cho rằng tƣ tƣởng triết lí nhân sinh của
nhà thơ trong các tác phẩm chủ yếu là lấy nhân nghĩa làm gốc. Nhƣng nội
dung nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu có sự sáng tạo và khác xa nhân
nghĩa của hầu hết các nhà Nho đƣơng thời. “Tư tưởng triết lí nhân sinh trong
các vấn đề, trong các bài thơ Đường luật, cũng là nhân nghĩa. Ở đây, có một
tiến bộ mới so với Lục Vân Tiên. Đại biểu cho nhân nghĩa chân chính là anh
dân ấp dân lân vì mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ”, chứ không phải đã sẵn
tập tành qn sự, khơng phải đã có trang bị của triều đình; vậy mà họ anh
dũng vơ song! Trƣơng Định cƣỡng lại chiếu vua là vì nghĩa với dân, dân cản
đầu ngựa tƣớng quân là nghĩa với nƣớc. Nhân nghĩa với yêu nƣớc là một”
[10; tr.176].
Tác giả Võ Châu Phúc trong bài nghiên cứu “Truyện thơ Lục Vân Tiên –
sự tiếp biến ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo” đã đƣa ra nhận định: “Xét về tƣ
tƣởng, thơ Lục Vân Tiên đậm màu sắc Nho giáo. Lần theo cuộc hành trình của
chàng nho sinh Lục Vân Tiên, gặp gỡ tiểu thƣ Kiều Nguyệt Nga, đối ẩm cùng
Hớn Minh, Tử Trực, ẩn dật cùng ông Ngƣ, ông Tiều..., ngƣời đọc nhận
ra Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa, rồi đến Nhân – Dũng – Khí, lại thêm Nhân –
Nghĩa – Lễ – Trí – Tín... Nhƣng suy ngẫm kỹ, tất cả có cịn là Nho thốt thai
từ sách vở nữa đâu? Nó đã chuyển hóa thành đạo đức, thành đạo lý nhân dân
mất rồi!” [58]


8

Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp biến đầy sáng tạo tƣ tƣởng Nho giáo trên
nền tảng đạo đức, đạo lý của nhân dân. Truyện Lục Vân Tiên, chính vì thế là
một bài ca lớn về tƣ tƣởng. Ngƣời đọc tìm thấy sự hợp lƣu kỳ thú giữa các
luồng tƣ tƣởng ngay trên miền đất hứa Nam bộ trẻ trung, hoang sơ và phóng

khống. Nho giáo đạo mạo nơi đâu chẳng biết, nhƣng luồng sáng ấy hội tụ và
soi rọi một điều trang trọng: tƣ tƣởng, đạo đức, đạo lý ngàn đời của dân tộc
Việt Nam là tốt đẹp và phù hợp với tƣ tƣởng tiến bộ của nhân loại.
Có thể nói, các cơng trình đã tập trung khẳng định điều cốt lõi nhất
trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đó là sự biểu hiện tƣ
tƣởng, thái độ, tình cảm của mình; sự gởi gắm triết lý sống, nhân sinh quan ở
đời trong từng nhân vật và đấu tranh đến cùng bảo vệ đạo lý. Chính điều này
làm cho tác phẩm Lục Vân Tiên có sức sống lâu bền trong quần chúng, có khả
năng làm say mê mọi ngƣời. Rõ ràng, dù đã tìm hiểu trên nhiều phƣơng diện,
đã nghiên cứu một cách bền bỉ liên tục bấy lâu nay ở nhiều khía cạnh khác
nhau, nhƣng sự nghiệp văn chƣơng của Nguyễn Đình Chiểu vẫn cịn nhiều
vấn đề để tiếp tục nghiên cứu, khám phá. Cần có những cơng trình nghiên cứu
có quy mơ lớn để có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn, để phát họa toàn cảnh
diện mạo của Truyện Lục Vân Tiên, có nhƣ vậy chúng ta mới có thể đánh giá
đầy đủ và thuyết phục.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Tƣ
tƣởng Nho giáo trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thể hiện
qua hai phƣơng diện cơ bản: tƣ tƣởng Nho giáo nhìn từ hình tƣợng nhân vật
và phƣơng thức thể hiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát chủ yếu căn cứ trên cơ sở những ý kiến của các nhà
nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi chỉ tập trung khai thác thêm ở những vấn đề,
có liên quan đến đề tài tƣ tƣởng Nho giáo trong Truyện Lục Vân Tiên.


9

Về phạm vi tƣ liệu: Văn bản Truyện Lục Vân Tiên và các tƣ liệu tham
khảo khác liên quan.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình triển khai đề tài “Tư tưởng Nho giáo trong Truyện Lục
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu”, chúng tôi đã vận dụng những phƣơng
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.
- Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Đóng góp của luận văn
Nhƣ đã trình bày ở trên, “Tư tưởng Nho giáo trong truyện Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” đã có ảnh hƣởng sâu rộng trong nền văn học
cũng nhƣ trong quần chúng nhân dân. Ngƣời dân lao động chẳng những u
thích tác phẩm mà cịn xem nó là kim chỉ nam trong nếp sống, trong giáo
huấn đạo đức làm ngƣời. Do đó, với đề tài “Tư tưởng Nho giáo trong truyện
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” chúng tơi thử tìm hiểu và làm sáng tỏ
những giá trị thuộc về nội dung, hình thức tiếp biến và cách thức thể hiện của
tƣ tƣởng Nho giáo trong tác phẩm. Qua đó phần nào xác định sức sống lâu
bền của truyện thơ trong lòng quần chúng lao động, đồng thời khẳng định sức
ảnh hƣởng của nó trong nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơng trình cũng góp một phần tìm hiểu, nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến Truyện Lục Vân Tiên; đồng thời bổ sung thêm
những kiến thức khi tìm hiểu chuyên về tác giả trong chƣơng trình giảng dạy
và nghiên cứu văn học, cũng nhƣ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.


10

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có các chƣơng chính sau:

Chƣơng 1: Tƣ tƣởng Nho giáo trong tiến trình vận động của truyện thơ
Nơm bác học
Chƣơng 2: Thế giới hình tƣợng nhân vật trong Truyện Lục Vân Tiên
Chƣơng 3: Các phƣơng thức thể hiện tƣ tƣởng Nho giáo trong Truyện
Lục Vân Tiên


11

CHƢƠNG 1

TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC
1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, là hệ tƣ tƣởng chính
thống của giai cấp phong kiến Trung Hoa. Tƣ tƣởng Nho giáo đƣợc hình
thành từ thời Tây Chu (thế kỷ thứ X – VII tr.CN). Đến thời Xuân Thu, Khổng
Tử đã sƣu tập, chỉnh lý thành học thuyết tƣơng đối có hệ thống. Trải qua hơn
2500 năm tồn tại và phát triển, nội dung của Nho giáo đã có ảnh hƣởng ở
nhiều nƣớc phƣơng Đơng, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hƣởng này đƣợc thể
hiện trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trƣớc đây
cũng nhƣ hiện nay.
Theo Khổng Tử, vấn đề trung tâm của Nho giáo là con ngƣời, tƣ tƣởng
của con ngƣời. Con ngƣời thiện hay ác, tốt hay xấu bên cạnh bản tính vốn có
cịn do hồn cảnh tác động. Theo Nho giáo quan niệm, tính thiện của con
ngƣời gồm năm đức tính (Ngũ thường): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; để thực
hiện đƣợc năm đức tính trên, con ngƣời cần phải có Ngũ luân (Năm mối quan
hệ): Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ, Anh – Em, Bạn bè và Tam cƣơng
(Ba mối quan hệ của xã hội): Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ. Theo Nho
giáo, sở dĩ có kẻ ác, ngƣời thiện là do “khí bẩm thụ mà thành”, tức là do con

ngƣời bị tác động, bị ảnh hƣởng những thói hƣ, tật xấu ở đời, bị mơi trƣờng
xã hội tác động. Vì vậy, Nho giáo hƣớng đến giáo huấn con ngƣời “Hữu giáo
vô loại”, quan tâm đến đạo làm ngƣời, rèn luyện đạo đức, hƣớng thiện cho
con ngƣời. Đây đƣợc xem là điểm khác biệt, điểm tiến bộ của Nho giáo so với
các tôn giáo khác, nhất là vấn đề về con ngƣời, giáo huấn đạo lý, hƣớng con
ngƣời tìm đến những giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc sống.


12

Nếu nhƣ Phật giáo cho rằng “đời là bể khổ” nên hƣớng con ngƣời tìm
đến sự giải thốt, Lão giáo cũng yếm thế, bi quan nên cần “vô vi tịch mịch”
thì Nho giáo lại coi trọng đến các mối quan hệ đạo đức xã hội. Con ngƣời
sống trên cuộc đời này hãy lo việc của chính mình, chuyện lúc sống lo chƣa
hết, lo gì đến việc sau khi chết. Chính vì quan niệm này mà Nho giáo ln
đƣợc mọi ngƣời ƣa chuộng, tơn trọng và giữ vị trí độc tơn trong thời gian dài
của lịch sử dân tộc.
Việc rèn luyện đạo đức, giáo dục, cải biến con ngƣời để họ trở thành
ngƣời tốt, ngƣời có ích cho xã hội là vấn đề luôn đƣợc Nho giáo chú trọng.
Tuy nhiên, đạo làm ngƣời theo quan niệm Nho học là đạo làm ngƣời trong xã
hội phong kiến. Nho học là hệ tƣ tƣởng phục vụ giai cấp phong kiến, nhƣng
những vấn đề về đạo đức trong Nho học rất tiên tiến, có nhiều điểm tích cực.
Một trong những vấn đề sáng tỏ nhất đó là quan niệm về ngƣời quân tử, đó là
con ngƣời cần phải hội tụ các nhân tố của tâm và tầm, nghĩa hiệp, cao thƣợng.
Đây đƣợc xem là điểm sáng để kẻ sĩ lấy đó làm mục đích rèn luyện, phấn đấu
vƣơn đến hồn thiện mình, trở thành những con ngƣời có ích cho xã hội.
Là một hệ thống tƣ tƣởng rộng lớn về mặt đạo đức và giáo huấn, tồn tại
và phát triển trong thời gian dài của lịch sử; những quan điểm, tƣ tƣởng của
Nho giáo luôn là bài học lớn để nghiên cứu, soi xét trên nhiều bình diện của
đời sống xã hội. Mỗi phạm trù tƣ tƣởng là một luận điểm lớn về các chuẩn

mực, về con ngƣời, về đạo đức… cần đƣợc soi chiếu một cách cụ thể, rõ ràng
để trở thành những hệ quy chiếu ứng dụng trong thực tế.
1.1.1. Thiên mệnh
Nho giáo đã tin có trời làm chủ tế cả vũ trụ thì tất là nhận có cái ý chí
rất mạnh mẽ để khiến sự biến hóa trong thế gian theo lẽ thƣờng. Cái ý chí ấy
chính là Thiên mệnh. Khổng Tử quan niệm về Trời hay Thƣợng đế khác với
quan niệm của nhiều ngƣời. Trời hay Thƣợng đế chỉ là cái lý vơ hình, rất linh


13

diệu, cƣơng kiện, mà khi đã định sự biến động nhƣ thế nào đó thì khơng thể
cƣỡng lại đƣợc. Các quan niệm của nhiều ngƣời về Trời hay Thƣợng đế là
đáng có hình dáng, tình cảm.
Khổng Tử quan niệm, những công việc ở đời thành công hay thất bại,
hƣng thịnh hay suy vong đều do ở Thiên mệnh cả. Mọi việc muốn thi hành
đƣợc cũng do mệnh Trời, mà không thi hành đƣợc cũng do mệnh Trời “Đạo
chi tương hành dã dư, mệnh dã; đạo chi tương phế dã dư, mệnh dã”. Ngƣời
quân tử cứ an tâm làm những điều tốt, điều lành thì thế nào cũng có đƣợc
Mệnh trời nhƣ ý muốn.
Theo Nho giáo, Trời là đấng tối cao, đáng tồn năng, có nhân cách, có
ý chí, trời chi phối vạn vật. Tuy ở xa, nhƣng việc soi xét, phân minh, thƣởng
phạt rất nghiêm và công minh. Khi vua chúa làm những điều khơng tốt thì trời
cho các trƣơng triệu để cảnh tỉnh, báo hiệu trƣớc; nếu làm điều nguy hại hơn
có thể bị đại hạn, bị trừng trị. Khổng Tử đã nói “sống chết có mệnh, giàu sang
tại Trời”, tức là con ngƣời sống chết có mạng, giàu sang phú quý do trời định,
chúng ta không thể chống lại ý trời đƣợc, không thể làm điều ngƣợc lại.
Trời chi phối con ngƣời bằng mệnh trời, mỗi ngƣời sinh ra phải theo
vịng ln hồn: sinh ra, lớn lên, già, chết. Mọi việc lớn nhỏ đều do trời định,
con ngƣời phải thuận theo lẽ thƣờng. Tƣ tƣởng này tồn tại dai dẳng nhƣ một ý

thức hệ trong nhận thức của con ngƣời, xem nó nhƣ định mệnh, họ bất lực
trƣớc số phận và ra sức duy trì nó. Khi gặp bất lợi trong cuộc sống, ngƣời dân
tin tƣởng cầu mong vào sự ban phát của trời. Nho giáo cho rằng trời là chúa tể
của vũ trụ.
1.1.2. Chính danh
Chính danh (danh nghĩa là tên gọi, danh phận, địa vị; chính có nghĩa là
đúng, là chấn chỉnh lại cho đúng tên gọi và danh phận). Do đó, Chính danh là
làm cho mọi ngƣời ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh


14

phận của mình. Khơng giành vị trí của ngƣời khác, không lấn vƣợt và làm rối
loạn. Khổng Tử cho rằng, nguyên nhân hỗn loạn ở thời Xuân Thu là do thiên
tử nhà Chu khơng làm trịn trách nhiệm (khơng làm đúng danh) để quyền lợi
vào tay chƣ hầu; chƣ hầu khơng làm đúng danh nên sĩ đã lấn át. Vì vậy, để xã
hội ổn định thì mọi ngƣời cần làm đúng danh phận của mình. Theo ơng,
“Danh khơng chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói khơng thuận thì việc
chẳng nên, việc khơng nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc khơng hưng
vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt khơng trúng ắt dân khơng biết xử
trí ra sao” (danh bất chính tắc ngơn bất thuận, ngơn bất thuận tắc sự bất
thành, sự bất thành tắc lễ nhạc bất hƣng, lễ nhạc bất hƣng tắc hình phạt bất
trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc). Riêng đối với ngƣời cầm
quyền Vua - Thiên tử, đƣợc thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của
mình, nhƣ vậy mọi ngƣời mới noi theo. Đặc biệt, trong việc chính sự (việc
nƣớc), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại Chính danh, phải xác định vị
trí, vai trị, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng ngƣời để họ hành động cho
đúng. Khổng Tử cho rằng, khơng ở chức vị ấy thì khơng đƣợc bàn việc của
chức vị đó, khơng đƣợc hƣởng quyền lợi, bổng lộc của chức vị ấy.
Mục đích của Chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định trật tự xã

hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của Thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng
cấp. Chính danh khơng chỉ là nội dung tƣ tƣởng chính trị của Nho giáo, mà
còn mang ý nghĩa đạo đức, một yêu cầu về mặt đạo đức của con ngƣời.
Chúng ta biết rằng, một trong những phạm trù đạo đức của con ngƣời đó là
lƣơng tâm, trách nhiệm. Nếu xét theo nghĩa này, thì một ngƣời làm trịn nghĩa
vụ và bổn phận của mình tức là ngƣời đó có đạo đức.
Ý nghĩa tích cực của tƣ tƣởng Chính danh, là làm cho con ngƣời ý thức
đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ
xã hội. Con ngƣời tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối


15

quan hệ đó con ngƣời có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần
thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại. Tƣ tƣởng Chính danh yêu cầu con
ngƣời thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản thân trƣớc cộng đồng
và xã hội trong khn khổ danh phận, góp phần vào duy trì trật tự xã hội. Tƣ
tƣởng này cịn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức không chấp nhận bất kỳ
sáng kiến nào của con ngƣời, làm cho con ngƣời luôn ở trạng thái nhu thuận,
chỉ biết phục tùng theo chủ trƣơng “thuật nhi bất tác” (chỉ làm theo mà khơng
sáng tác gì thêm). Tƣ tƣởng Chính danh đã q đề cao danh phận, làm cho
con ngƣời ln có tƣ tƣởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức
nhiều ngƣời vì hám danh quên phận mà quên cả luân thƣờng đạo lý.
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức
khác của con ngƣời nhƣng nói chung, các nhà Nho đều cho rằng con ngƣời
cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1.1.3. Nhân và Lễ
Nhân là phạm trù luân lý đạo đức căn bản nhất mang nhiều nghĩa khác
nhau. Theo Khổng Tử, tất cả những gì thuộc về tiên nghiệm đều là cái trời
phú cho con ngƣời, nó là hạt nhân của hệ thống tri thức và đạo đức của con

ngƣời. Chữ Nhân trong tiếng Hán bao gồm bộ “nhân” đứng và chữ “nhị” hàm
nghĩa chỉ bản chất, đức tính là nhân ái, nhân đức của con ngƣời; nó khác với
chữ Nhân với ý nghĩa là con ngƣời, nhân hình. Có lúc Khổng Tử giải thích
chữ Nhân một cách trừu tƣợng, nhƣng cũng có lúc ơng nói về Nhân rất cụ thể.
Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa trừu tƣợng hay cụ thể, thì Nhân cũng là đạo
làm ngƣời và do đó Nhân chính là cái đích của sự tu thân sửa mình của mỗi
ngƣời trong xã hội.
Có thể nói, Nhân là phạm trù xuất phát mang tính nền tảng của Khổng
Tử trong quan niệm về đạo trị nƣớc và trong chính sách cai trị của nhà cầm
quyền, bởi ông chủ trƣơng xây dựng một học thuyết chính trị lấy Nhân làm tƣ


16

tƣởng chủ đạo, dùng Đức và Chính danh để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội. Tuy nhiên, do đứng trên lập trƣờng của giai cấp, Khổng Tử đã gắn cho
học thuyết Nhân một nội dung giai cấp khá rõ nét. Luận điểm: “Người quân
tử có khi phạm điều bất nhân, chứ chưa từng thấy kẻ tiểu nhân mà làm được
điều nhân” cho thấy ông không thừa nhận đức nhân của quần chúng lao động.
Trong suy nghĩ của ông, các Đức đều có sẵn mầm mống và đầu mối nhƣ nhau
trong tính trời, lịng ngƣời; nhƣng chỉ kẻ qn tử biết mệnh trời nên mới có
thể tự tu thân sửa mình giữ gìn tâm tính để có đạo cao, đức sáng. Trái lại, kẻ
tiểu nhân vì khơng hiểu mệnh trời nên khơng biết tồn tâm dƣỡng tính, đƣa đến
hậu quả hƣ cả tâm, mất cả tính; do vậy, họ khơng có đức. Điều đó có nghĩa,
đức nhân chỉ là đức của ngƣời quân tử và triết lý tu thân sửa mình mà Khổng
Tử đƣa ra chỉ dành riêng cho giai cấp thống trị.
Theo quan niệm đạo đức Nho giáo thì ngƣời quân tử, ngƣời cai trị phải
có đầy đủ các đức tính nhƣ: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng… Chữ Nhân
phải gắn liền với chữ Lễ trong việc tu thân, học đạo để tự điều chỉnh bản thân,
để trị nƣớc. Muốn đạt đƣợc Nhân thì cần phải rất mực chú trọng đến chữ Lễ.

Theo Khổng Tử, Lễ chính là những quy phạm, những nguyên tắc đạo đức của
nhà Chu: Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con…phải
dùng lễ để khôi phục trật tự, phép tắc luân lý xã hội, khiến mọi ngƣời phải trở
về Đạo và Nhân, trở thành Chính danh. Lễ và Nhân là hai yếu tố có quan hệ
mật thiết không thể tách rời nhau.
Xuất phát từ quan niệm nhƣ vậy, Khổng Tử chủ trƣơng dùng Lễ để đƣa
mỗi ngƣời, đƣa cả nƣớc và cả thiên hạ trở về hữu đạo. Trong học thuyết chính
trị của mình, ơng gắn chặt Nhân với Lễ, coi Nhân là nội dung của Lễ, cịn Lễ
là hình thức của Nhân. Sở dĩ Khổng Tử đề cao Lễ vì Lễ chính là lễ nghi, nghi
điển, phép tắc quy định quan hệ gia tộc, trật tự thể chế xã hội. Theo ơng, dựa
vào Lễ có thể hình thành tập quán đạo đức, định ra lẽ phải trái, trên dƣới theo


17

trật tự phân minh, góp phần hàm dƣỡng tính tình con ngƣời và tiết chế đƣợc
những hành vi buông lơi, thả lỏng của họ trong cuộc sống. Trong suy nghĩ của
ơng, nếu xã hội khơng có Lễ, con ngƣời sẽ khơng có đạo đức nhân nghĩa và
do đó, khơng có trật tự trên dƣới trong quan hệ vua - tôi, cha - con…, khơng
có sự uy nghiêm, khơng có lịng thành kính. Khổng Tử nhấn mạnh “khắc kỷ
phục lễ vi nhân”, bởi ơng cho rằng, “cung kính q lễ thành ra lao nhọc thân
hình; cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn
nghịch; ngang thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách”.
Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: Ngƣời quân tử phải là ngƣời
có vốn kiến thức tồn diện, hội tụ các yếu tố về đạo đức, chuẩn mực của
ngƣời đứng đầu. Có nhƣ thế mới làm gƣơng cho những ngƣời khác noi theo.
Để đạt đƣợc những điều đó, ngồi việc đƣợc giáo huấn đạo đức, thơng kinh
sử cịn địi hỏi bản thân phải thật sự có cái tâm trong sáng thì mới đạt đến độ
tồn diện, trở thành con ngƣời chuẩn mực, con ngƣời có ích cho xã hội.
Ra đời và tồn tại trong một thời gian dài của lịch sử xã hội. Các nội

dung cơ bản của tƣ tƣởng Nho giáo luôn là bài học lớn để mọi ngƣời soi chiếu
và áp dụng trong giáo dục nhân cách, đạo lý làm ngƣời. Trong xã hội hiện đại
ngày nay, những tƣ tƣởng, giá trị của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị và
đƣợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
1.2. ẢNH HƢỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ
TRONG TRUYỆN THƠ NƠM BÁC HỌC
1.2.1. Q trình hình thành và phát triển của truyện thơ Nơm
Truyện thơ Nơm là bộ phận văn học khá độc đáo, có dấu ấn riêng trong
văn học trung đại. Theo các nhà nghiên cứu, truyện thơ Nôm đƣợc ra đời trên
nền tảng văn học dân gian. Theo tác giả Đinh Gia Khánh “Truyện Nôm chỉ là
một hiện tượng chứng tỏ ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của văn học dân gian
vào văn học viết bằng chữ Nôm của tri thức phong kiến. Đó là ảnh hưởng của


18

truyện cổ tích. Nhưng ở đây lại cịn phải thấy ảnh hưởng rất lớn của thơ ca
dân gian. Thể thơ trong truyện Nôm bắt nguồn từ thể thơ dân gian. Ngôn ngữ
văn học trong truyện Nôm bắt đầu từ ngôn ngữ thơ dân gian. Cho nên sự nở rộ
của truyện Nôm từ thế kỷ thứ XVI trở đi, đặc biệt là từ thế kỷ XVIII cũng lại
phản ánh tình hình thơ ca dân gian trong các thế kỷ ấy ”. [24, tr. 67].
Đƣợc xem là một loại hình văn học đặc trƣng của dân tộc, ra đời và gắn
liền với các tên tuổi lớn của văn học Việt Nam. Là đối tƣợng đƣợc nghiên
cứu, tìm hiểu sâu kỹ của các nhà khoa học. Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, các tác giả đã đƣa ra những khái niệm, những nhận định theo nhiều
chiều hƣớng khác nhau nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận thể loại văn học này;
đồng thời, đã đƣa ra những tiền đề, những quan niệm mới để mọi ngƣời tiếp
cận và soi chiếu vào từng nội dung cụ thể mà mình quan tâm.
Theo tác giả Trần Đình Sử “Truyện thơ Nơm là một sáng tạo độc đáo
của văn học dân tộc” [48; tr.394]. Vì vậy trong q trình tiếp cận, nghiên cứu

chúng ta khơng nên nhìn nhận truyện Nôm giống nhƣ các thể loại truyện khác
nhƣ truyện cổ tích, bởi vì nó là “xu hƣớng tiểu thuyết hóa truyện dân gian”
[48;tr.396]. Trên thực tế, truyện thơ Nơm có nhiều đặc điểm khác với truyện
cổ tích trên các phƣơng diện cụ thể nhƣ: cách thức xây dựng nhân vật, các yếu
tố tự sự, kịch tính, tình huống truyện, triết lý… Có sự phong phú, đa dạng,
ln tạo sự kích thích, hứng thú cho ngƣời đọc khi khám phá tác phẩm.
Là một thể loại văn học, truyện thơ Nơm cũng có đầy đủ các yếu tố về
cốt truyện, thể loại, cách diễn đạt cho phù hợp với nội dung cần chuyển tải.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam cho rằng “Truyện thơ Nơm, với tƣ cách
là một loại hình văn học phải bao hàm các tính chất: truyện (kể, nói) + (loại,
thể) thơ + (lối văn) nơm” [36; tr.12]. Theo tác giả, sự khu biệt ở đây đƣợc thể
hiện trong thế dung hợp tất cả các yếu tố, các tác phẩm thuộc loại hình văn


19

học này phải là các truyện kể. Tính chất này đƣợc đảm bảo bởi cốt truyện,
tích truyện, ở hệ thống sự kiện, nhân vật, ở chất tự sự của tác phẩm.
Nhiệm vụ của tác phẩm văn học là phản ánh các mặt của đời sống xã
hội dƣới nhiều phƣơng diện và hình thức khác nhau. Bằng cách này hay cách
khác, tác phẩm sáng tác bất kỳ bằng thể loại nào đi nữa cũng phải phản ánh
một cách cụ thể, rõ ràng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để mọi ngƣời dễ
tiếp cận và tác phẩm sống mãi trong lòng ngƣời đọc. Hai tác giả Hà Minh
Đức và Bùi Văn Nguyên cho rằng: “Truyện thơ có khả năng phản ánh những
mặt phong phú của đời sống xã hội. Trên ý nghĩa đó truyện thơ có thể đƣợc
xem nhƣ một tiểu thuyết. Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn ngữ thơ ca để
diễn đạt nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện thơ tự xác định
chỗ khác nhau với tiểu thuyết” [9; tr. 329].
Về mặt thể loại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về thể loại của
truyện thơ Nôm. Mặc dù ra đời rất lâu, nhƣng các nhà nghiên cứu cũng còn

nhiều ý kiến khác nhau về mặt thể loại của truyện thơ Nôm. Theo tác giả Lê
Hồi Nam nhận định: “Truyện Nơm là một loại hình văn học đã có từ lâu. Đó
là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết, và viết
bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngơn bát cú. Mặc dù trải qua thời gian,
nhiều truyện Nôm đã bị mất mát, thất truyền, nhƣng số còn lại hiện nay cũng
khá nhiều. Xét về mặt nội dung cũng nhƣ mặt hình thức, truyện Nơm có nhiều
yếu tố phức tạp. Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở vào
nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia tài to
lớn ấy.” [36; tr.174] . Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
trong Từ điển thuật ngữ văn học [21] nhận định rằng đây là thể loại tự sự
bằng thơ dài tiêu biểu trong nền văn học cổ điển Việt Nam. Còn tác giả
Nguyễn Lộc đã gọi truyện thơ là truyện Nôm và khái niệm của ông mang vẻ


20

tổng hợp hơn: “Một thể loại văn học viết dƣới hình thức văn vần, có cốt
truyện trong văn học cổ Việt Nam”. [29; tr. 20].
Tóm lại, truyện thơ Nơm là một thể loại lớn trong nền văn học Việt
Nam nói chung, là thể loại phổ biến trong nền văn học trung đại. Với mục
đích phục vụ nhu cầu của xã hội, phản ánh những tâm tƣ tình cảm của con
ngƣời trong cuộc sống, đƣa ra những luận lý, bài học đạo đức, cách đối nhân
xử thế để khuyên dạy con ngƣời; đối tƣợng miêu tả là những con ngƣời bình
thƣờng trong xã hội, lấy chữ Nôm - một loại chữ viết của dân tộc làm hình
thức sáng tác và sử dụng thể thơ lục bát cùng thơ Đƣờng luật làm phƣơng tiện
truyền tải nội dung. Với sự ra đời của truyện Nơm đã xóa tan đi ý kiến “nơm
na là cha mánh qué”, một nhận định sai lệch về chữ viết dân tộc. Sự ra đời
của thể loại này đã khẳng định đƣợc giá trị, bản sắc, sự tiến bộ của dân tộc
qua phƣơng tiện chữ Nôm với các tác phẩm văn học để đời, trở thành cuốn
sách để đầu giƣờng của bao thế hệ ngƣời Việt nhƣ Truyện Kiều, Lục Vân

Tiên, Phạm Tải Ngọc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa…
Truyện Nơm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm
truyền khẩu. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu
phát triển mạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng
loại hình văn học này để sáng tác, hoặc ghi chép lại những truyện Nơm đã có.
Qua khảo sát truyện thơ Nơm, chúng ta nhận thấy có hai loại truyện thơ
Nơm đó là: một loại viết theo thể thơ lục bát, một loại viết theo thể thơ đƣờng
luật. Theo tác giả Nguyễn Lộc, “Truyện Nôm ra đời trước thế kỷ thứ XVIII, từ
thế kỷ thứ XVIII trở đi khơng thấy có nữa. Cịn truyện Nơm bát học khơng xác
định ra đời khi nào, nhưng chỉ biết nó phát triển nhiều nhất ở cuối thế kỷ thứ
XVIII đến nữa đầu thế kỷ thứ XIX” [29, tr. 30]. Theo nhận định của tác giả
Đặng Thanh Lê “Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ sự phản ánh xã hội
với những nội dung thời đại cũng nhƣ với những đều kiện thực tiễn của bản


21

thân thời đại ấy”. [27, tr. 50] . Từ hai ý kiến trên, soi chiếu vào lịch sử của dân
tộc thì hai giả thuyết trên hồn tồn có cơ sở. Bởi đầu thế kỷ thứ XVI, xã hội
phong kiến Việt Nam có nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa các phe phái cầm
quyền với quần chúng nhân dân với triều đình nên dẫn đến sự sụp đổ của nhà
Lê, nhà Mạc lên ngôi. Khi nhà Mạc lên ngôi, trật tự xã hội không đƣợc giải
quyết, các cuộc khởi nghĩa của nông dân luôn diễn ra; xã hội phong kiến ngày
một bế tắc, nhân dân rơi vào cùng cực, các giá trị đạo đức truyền thống dần bị
lung lay và có nguy cơ bị phá vỡ. Có lẽ đây là cơ sở, là tiền đề cho những ƣớc
mơ, những khát vọng về cơng lý, về tình ngƣời... phát triển; đây là cơ sở những
giá trị nhân bản đƣợc sinh sôi, nẩy nở và phát triển. Đó cũng là nguồn gốc phát
triển của truyện thơ Nơm.
Cơ sở để hình thành và phát triển của truyện nơm là truyền thống văn
học, bên cạnh đó, mối quan hệ giữa văn học và đời sống cũng là cơ sở quan

trọng giải thích sự xuất hiện của thể loại truyện thơ Nôm. Theo tác giả Đặng
Thanh Lê trong cuốn Truyện Kiều và thể loại truyện thơ Nôm đã nhận định:
“sự ra đời của truyện thơ Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu phản ánh xã hội với
những nội dung thời đại cũng nhƣ với những điều kiện thực tiễn của thời đại
ấy” [27; tr.57].
Truyện thơ Nôm phát triển rất mạnh trong nền văn học trung đại Việt
Nam. Qua nghiên cứu chúng ta nhận thấy, các học giả đi trƣớc khi nghiên cứu
về truyện thơ Nôm đều cho rằng ngôn ngữ là chất liệu quan trọng tạo nên các
tác phẩm và ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở đây chủ yếu là chữ Nôm. Theo các nhà
nghiên cứu, hiện có ở Việt Nam khoảng trên 100 truyện Nơm. Truyện thơ
Nôm Việt Nam phát triển rầm rộ trong suốt hai thế kỷ XVII - XVIII, nhƣng
truyện thơ Nôm thế kỷ XVII cịn lại khơng nhiều, phần lớn truyện thơ Nơm
hiện cịn là từ thế kỷ XVIII - XIX. Tiến trình hình thành truyện thơ Nơm đƣợc
Kiều Thu Hoạch trình bày rất chi tiết trong cơng trình Truyện nơm lịch sử


×