Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

(Luận án tiến sĩ file word) Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------------

SỬ THỊ THU HẰNG

SỰ ƯA THÍCH RỦI RO, NHẬN THỨC,
HÀNH VI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh, Năm 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
--------------

SỬ THỊ THU HẰNG

SỰ ƯA THÍCH RỦI RO, NHẬN THỨC,
HÀNH VI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 9310105



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS TRẦN TIẾN KHAI
2.TS LÊ THANH LOAN
TP Hồ Chí Minh, Năm 2021



5

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện với sự định hướng và giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Luận án sử dụng một phần dữ liệu từ đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ Mã số đề tài B2018-KSA-18, năm 2018-2020 có kinh phí nghiên
cứu do Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh tài trợ.
Tác giả là thư ký đề tài, có tham gia đầy đủ các hoạt động khảo sát và phân tích số
liệu.
Các thông tin và dữ liệu tham khảo khác đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ
thể trong danh mục tài liệu tham khảo..
Người cam đoan

Sử Thị Thu Hằng


6

.MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan.............................................................................................................. i

Mục lục.....................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................vii
Danh mục các Bảng................................................................................................viii
Danh mục các hình, biểu đồ.......................................................................................x
Tóm tắt luận án.........................................................................................................xi


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV
ĐBSCL
GRDP

Bảo vệ thực vật
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh
Integrated Pests Management - Quản lý dịch hại tổng
IPM
hợp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTK
Tổng cục thống kê
UBND
Ủy ban nhân dân


8


DANH MỤC CÁC BẢNG


9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ


10

TĨM TẮT LUẬN ÁN
TIÊU ĐỀ: Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc Bảo
vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở Đồng bằng Sơng Cửu Long
TĨM TẮT:
Luận án thực hiện ba mục tiêu nghiên cứu, đầu tiên, đo lường sự ưa thích
rủi ro bằng phương pháp danh sách giá tổng hợp (multiple price list -MLP),
phương pháp này được thực hiện bằng việc thiết kế trò chơi xổ số, đo lường nhận
thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV bằng danh mục các câu hỏi. Kế tiếp, luận
án phân tích tác động của sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro đến lượng
thuốc BVTV sử dụng bằng hồi quy OLS. Cuối cùng, luận án nghiên cứu hành vi
sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân và ước lượng tác động của lượng
thuốc BVTV sử dụng đến chi phí sức khỏe của người nông dân bằng phương
pháp hồi quy Tobit.
Kết quả cho thấy nông dân là những người không ưa thích rủi ro, và họ có
nhận thức khá tốt về những rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV. Những người khơng
ưa thích rủi ro có xu hướng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn, những người có
nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV cao có xu hướng sử dụng thuốc
BVTV ít càng thấp. Tăng giá thuốc BVTV sẽ làm cho người nơng dân sử dụng
thuốc BVTV ít hơn. Thông tin từ đại lý bán thuốc là nguồn người nông dân tiếp
cận nhiều nhất và đáng tin cậy nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy thuốc trừ sâu ảnh

hưởng mạnh nhất đến chi phí sức khỏe, kế đến là thuốc bệnh và cuối cùng là
thuốc khác. Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ cũng giúp người nông dân giảm
chi phí sức khỏe. Do đó để sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, giảm ảnh hưởng đến
chi phí sức khỏe thì cần quản lý các đại lý bán thuốc, tác động đến giá thuốc
BVTV, nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc và các
biện pháp bảo vệ thơng qua các buổi tập huấn.
Từ khóa: Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, thuốc BVTV, sức khỏe, Đồng
bằng sông Cửu Long


11

DISSERTATION TITLE: Risk preference, perception, behavior of
pesticides and health of rice farmers in the Mekong Delta
ABSTRACT:
This dissertation measures risk preference by multiple price list –MLP
method, namely lottery games, measures the risk perceptions in using pesticides
by a list of questions. Next, the dissertation analyzes the impact of risk
preference and risk perceptions on the amount of pesticide use through OLS
regression. Finally, the dissertation studies on farmers' behaviour in using
pesticide and estimates the impact of pesticide use on farmers' health costs using
Tobit regression.
Results show that farmers are risk-averse, and they are quite aware of the
risks in using pesticides. Risk-averse people tend to use more pesticides, and the
people with high risk perceptions in using pesticide tend to use less pesticides.
Increasing pesticide prices will make farmers use less pesticides. Information
from pesticides salers is the most accessible and most reliable source of farmers.
Research also shows that Insecticides have the strongest impact on health costs,
followed by fungicides and finally, other pesticides. Using protective measures
also helps the farmer reduce health costs. Therefore, in order to use pesticides

effectively, reduce the impact on health costs, it is necessary to manage pesticides
salers, affect the price of pesticides, raise farmers' awareness in using pesticides
and protective measures through training sessions.
Key words: Risk preference, risk perception, pesticides, health, Mekong
Delta


12

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1. Sản xuất lúa tại Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Lúa là cây trồng đóng vai trị chủ đạo trong nơng nghiệp tại Việt Nam.
Diện tích canh tác lúa ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích cây trồng
hàng năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (TCTK) năm 2018, từ năm
2013 đến năm 2018, diện tích trồng lúa ln chiếm trên 65% tổng diện tích cây
trồng hàng năm. Sản lượng lúa của Việt Nam hằng năm đều tăng, tuy nhiên mức
tăng không cao. Năm 2012, sản lượng lúa là 43,74 triệu tấn, đến năm 2018 đạt
gần 44 triệu tấn (TCTK, 2018). Năm 2017, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt
Nam là 5,887 triệu tấn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,661 tỷ USD, tăng 22,4% so
với năm 2016 (Bộ NN&PTNT, 2017a), là nước có sản lượng xuất khẩu gạo đứng
thứ ba thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ.
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất Việt Nam với 54% đến 55% tổng diện tích trồng
lúa và 56 đến 57% tổng sản lượng lúa của cả nước giai đoạn 2014-2019 (TCTK,
2020). Diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL có cùng xu hướng diễn biến của cả
nước. Mặc dù diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL giảm bình quân hàng năm
lần lượt là 0,86% và 0,77% giai đoạn 2014-2019; tuy nhiên, năng suất lúa tăng
bình quân hằng năm 0,09% trong cùng giai đoạn (TCTK, 2020). Năm 2019, diện
tích gieo trồng của ĐBSCL là 4.070 ngàn ha với sản lượng 24,28 triệu tấn.
Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng là vùng có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất cả

nước. Năm 2017, xuất khẩu gạo của khu vực ĐBSCL đạt 5,5 triệu tấn, đạt kim
ngạch 2,49 tỷ USD, chiếm hơn 93% trong tổng kim ngạch xuất gạo cả nước
(TCTK, 2018). Các lý do trên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của ĐBSCL
trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về việc canh tác
cây lúa tại ĐBSCL khơng chỉ có ý nghĩa lý luận, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn to
lớn. Biểu đồ 1.1 và Biểu đồ 1.2 thể hiện sự biến động về diện tích trồng lúa cả
năm và sản lượng lúa cả năm của các vùng.


13

Biểu đồ 1.1 Diện tích lúa cả năm phân chia theo vùng
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018

Biểu đồ 1.2 Sản lượng lúa cả năm phân theo vùng
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018

1.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật tại Việt Nam và Đồng Bằng
Sơng Cửu Long
1.1.2.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng từ những năm
40 của thế kỷ 20 nhằm bảo vệ cây trồng. Từ năm 2013 đến năm 2015, mỗi năm
Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần so với
giai đoạn trước năm 19851 (Tổng cục Môi trường, 2015). Các loại thuốc BVTV
mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu (Tổng cục
Môi trường, 2015). Các loại thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam bao gồm
nhóm độc I (11,8-22%), nhóm độc II (40-58,8%), nhóm độc III (11-30%), và
nhóm độc IV (10-17%) (Ngun Khơi, 2016). Hầu hết thuốc BVTV sử dụng ở
Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài, từ các nước: Trung Quốc (số lượng lớn
nhất), Đức, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan và một số quốc gia khác. Tình hình nhập

khẩu các loại thuốc BVTV được thể hiện qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Nhập khẩu thuốc BVTV và nguyên liệu tại Việt Nam
Chỉ tiêu
Thuốc BVTV và nguyên liệu

2013
748

2014
768

2015
786,3

-

102,7

102,4

2016
2017
776,2 1021,3

2018
939,0

(Triệu USD)
% so với năm trước


98,7

131,6

1 Trước 1985, lượng hóa chất BVTV sử dụng hàng năm khoảng 6.500 – 9.000 tấn

91,9


14

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018
Số liệu Bảng 1.1 cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2016, lượng thuốc
BVTV nhập khẩu giảm dần, đến năm 2017 tăng mạnh. Mặc dù đến năm 2018,
lượng thuốc BVTV có giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể, vẫn cao hơn
so với năm 2016. Như vậy, việc sử dụng thuốc BVTV của Việt Nam có xu hướng
tăng. Việc sản xuất nơng nghiệp tại Việt Nam vẫn còn lạm dụng thuốc BVTV rất
nhiều. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thuốc BVTV
của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong tháng 11/2017, giá trị
thuốc BVTV và nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc là 461,443 ngàn USD,
chiếm 52,6% trong tổng lượng thuốc nhập khẩu tháng 11 và tăng 48,9% so với
cùng kỳ năm 2016 (Bộ NN&PTNT, 2017).
Thông tư 03/2018/TT-BNNPTNT quy định danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam gồm 1.736 hoạt chất (Bộ
NN&PTNT, 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam về việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật cho thấy, việc sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam chưa
đúng phương pháp, chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương
(Trần Thị Ngọc Lan và cộng sự, 2014; Trần Thị Ngọc Lan, 2016; Phan Văn Tồn,
2013). Có tới 80% thuốc BVTV đang được sử dụng khơng đúng cách, khơng cần
thiết và rất lãng phí (Ngun Khơi, 2016). Do đó, cần thiết phải hiểu được nhận

thức cũng như hành vi của các nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV. Trên
cơ sở đó đưa ra những giải pháp thích hợp để giảm thiểu tình trạng lạm dụng
thuốc BVTV, dùng sai cách, quá liều như thực trạng nêu trên.
1.1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tại ĐBSCL, thuốc BVTV được các nông dân sử dụng phổ biến. Tuy
nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nơng dân ít sử
dụng các thiết bị bảo hộ khi phun thuốc, chủ yếu đeo khẩu trang và đội nón. Các
biện pháp bảo hộ khác khi tiếp xúc với thuốc BVTV cũng ít được sử dụng (Phan
Văn Tồn, 2013). Mặc dù nông dân nhận thức được tác hại của thuốc BVTV,


15

nhưng họ vẫn không mặc quần áo bảo hộ theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế
giới (WHO). Lý do xuất phát từ việc họ cảm thấy không thoải mái khi mặc đồ
bảo hộ trong điều kiện khí hậu tại địa phương (Huỳnh Việt Khải, 2014).
Về tính độc của thuốc BVTV được sử dụng, nông dân ĐBSCL thường sử
dụng các loại thuốc có độ độc loại II và III (theo phân loại của WHO). Thuốc
BVTV không được sử dụng hợp lý về tần suất, thời gian, liều lượng và khơng
đảm bảo an tồn trong việc bảo quản. Ngồi ra, việc chất thải rắn và lỏng từ quá
trình sử dụng thuốc thường không được quản lý, xử lý đúng cách ở đồng ruộng
và ở nơi cất giữ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người
phun thuốc, mà cịn ảnh hưởng đến mơi trường sống và các loại động thực vật có
lợi khác (Phan Văn Tồn, 2013).
Hàng năm ở ĐBSCL, nông dân sử dụng hàng ngàn tấn thuốc BVTV.
Trung bình, nơng dân phun thuốc từ 5 đến 8 lần/vụ. Với lượng thuốc đó, lượng
bao bì, vỏ thuốc tương ứng khoảng 4 đến 5kg/1ha. Tình trạng vứt bừa bãi các
chai lọ đựng thuốc BVTV đã sử dụng xuống kênh rạch, bờ sơng, bờ ruộng, tạo
nên tình trạng ơ nhiễm môi trường (Quốc Trung, 2018). Sử dụng thuốc BVTV
quá mức cần thiết cũng là một vấn đề. Theo thống kê, mỗi năm tại ĐBSCL có

khoảng 210 tấn thuốc diệt cỏ, 1.224 tấn thuốc trừ sâu, 4.245 tấn hoạt chất thuốc
diệt nấm bị lãng phí hoặc sử dụng khơng hợp lí trong sản xuất lúa (World Bank,
2017 trích trong Dương Đình Tường, 2018).
1.1.3. Tình hình thực hiện IPM tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management – IPM) là biện
pháp cân nhắc một cách cẩn thận tất cả các kỹ thuật phòng trừ dịch hại sẵn có,
phối hợp các biện pháp phù hợp để giảm mật độ dịch hại, chỉ sử dụng thuốc
BVTV khi quần thể dịch hại tới ngưỡng kinh tế nhằm giảm thiểu nguy cơ đến
sức khỏe của người, động vật và môi trường (Cục bảo vệ thực vật, 2016). Tại khu
vực ĐBSCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư 3,04 triệu USD
(tương đương 62,907 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB)


16

để thực hiện Chương trình IPM trên cây lúa tại 7 tỉnh trọng điểm sản xuất nông
nghiệp ĐBSCL: An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau. Thời gian thực hiện từ cuối thập niên 1990 đến những năm
2000 (Minh Trí, 2013).
Mặc dù chương trình IPM được áp dụng từ lâu song chưa phát huy hết
hiệu quả. Trên thực tế, thuốc BVTV vẫn được sử dụng rất nhiều (Cục BVTV,
2016). Một cuộc khảo sát nông dân và cửa hàng thuốc BVTV được thực hiện tại
5 huyện trồng lúa thuộc tỉnh Đồng Tháp cho thấy, chỉ một phần nhỏ nông dân áp
dụng IPM (84% báo cáo họ không áp dụng), mặc dù đã qua các lớp IPM từ
những năm 1990, hầu hết nông dân phun thuốc khi không cần thiết. Nông dân
thường phun từ 7-10 lần/vụ, thường phun ngừa bệnh, hoặc khi phát hiện sâu hại.
Bên cạnh đó cách phun của hộ nơng dân hiện nay khơng an tồn và khơng hiệu
quả, lượng thuốc phun vẫn cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế (Cục
BVTV, 2016). Khảo sát của Phan Văn Toàn (2013) đối với các hộ nông dân ở
ĐBSCL cho thấy tỷ lệ hộ nông nghiệp áp dụng IPM rất thấp khoảng 15%. Điều

này cho thấy việc áp dụng IPM chưa được người nơng dân chú trọng. Người
nơng dân ít áp dụng IPM do một số nguyên nhân: họ không được tham gia các
lớp IPM chính thức, rủi ro khi áp dụng kỹ thuật IPM lên thửa ruộng của mình khi
khơng có sự áp dụng IPM ở các thửa ruộng xung quanh, sự phụ thuộc vào hóa
chất do những tác động từ người bán thuốc (Phan Văn Tồn, 2013). Bên cạnh đó,
các chương trình IPM trước đây khơng quan tâm nhiều đến nhận thức, hiểu biết
của các hộ nông dân, nên mức độ hiểu biết về thuốc BVTV của các hộ nông dân
vẫn cịn thấp. Đây cũng có thể là ngun nhân người nông dân không thực hiện
IPM, vẫn sử dụng thuốc BVTV một cách khơng an tồn và khơng hiệu quả.
Qua phân tích thực trạng về sử dụng thuốc BVTV và tình hình áp dụng
IPM tại ĐBSCL cho thấy nơng dân vẫn sử dụng thuốc BVTV q nhiều, lãng phí
khơng an tồn và không hiệu quả, không chú trọng thực hiện IPM. Điều này gây
ra một số vấn đề về sức khỏe cho những người sử dụng thuốc BVTV. Do đó việc
nghiên cứu về sự tác động sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro đến lượng


17

thuốc BVTV và tác động của lượng thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe là một
điều rất cần thiết.

1.1.4. Sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật của người nông dân
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho thấy, sự ưa thích rủi ro
có thể ảnh hưởng đến các quyết định của con người, kể cả trong lĩnh vực nơng
nghiệp. Sự ưa thích rủi ro ảnh hưởng đến việc quyết định của nông dân về giống
cây trồng được sử dụng (Nguyễn Thành Phú, 2016; Liu, 2013), lượng phân bón
sử dụng (Khor và cộng sự, 2018) hay là lượng thuốc BVTV sử dụng (Liu và
Huang, 2013). Đối với việc sử dụng thuốc BVTV, những người khơng ưa thích
rủi ro có xu hướng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Họ cho rằng, nếu không sử

dụng thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến thu
nhập của họ (Liu và Huang, 2013).
Như vậy, khi biết được sự ưa thích rủi ro của các hộ nơng dân, chúng ta có
thể lý giải được hành vi sử dụng thuốc BVTV của họ. Đây là yếu tố quan trọng
trong việc nghiên cứu hành vi của các hộ nông dân, giúp các nhà quản lý hiểu
được tại sao các hộ nơng dân lại có xu hướng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn
mức khuyến cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro chủ yếu là các
nghiên cứu ở nước ngồi, tại Việt Nam cịn khá ít. Chưa có nhiều nghiên cứu ảnh
hưởng của sự ưa thích rủi ro đến lượng thuốc BVTV sử dụng tại Việt Nam.
Zhang và cộng sự (2016) cho rằng, nhận thức về rủi ro sức khỏe của người
nông dân sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thuốc BVTV của họ. Các nghiên
cứu của Huỳnh Việt Khải (2014), Jallow và cộng sự (2017), Migheli (2017) cũng
cho thấy sự hiểu biết về các rủi ro, kiến thức của người nơng dân trong q trình
sử dụng thuốc BVTV sẽ tác động đến lượng thuốc BVTV được sử dụng. Như
vậy, tìm hiểu nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV


18

đóng vai trị quan trọng trong trong việc lý giải hành vi sử dụng thuốc BVTV của
họ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tác động nhận thức để thay đổi hành vi, giúp
người nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý và khoa học hơn. Sự ưa
thích rủi ro là đặc điểm cá nhân của con người, chúng ta khơng thể can thiệp để
thay đổi nó. Nhưng nhận thức về rủi ro thì có thể tác động vào để thay đổi nhận
thức bằng nhiều biện pháp. Việc thay đổi nhận thức về rủi ro và đặc điểm cá nhân
đối với sự ưa thích rủi ro sẽ tác động làm thay đổi lượng thuốc BVTV sử dụng.
Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro và nhận thức
rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, xem xét
tác động của cả hai yếu tố này đến lượng thuốc BVTV sử dụng là rất quan trọng
và cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp

thích hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng sử dụng thuốc BVTV bất hợp lí, khơng
đảm bảo an tồn tại khu vực này.
1.1.5. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật tới sức khỏe của người tiếp xúc
Thuốc BVTV có tác hại đối với môi trường sống và đối với sức khỏe của
người người tiếp xúc với thuốc. Về môi trường sinh thái, sử dụng thuốc BVTV
gây ơ nhiễm đất, các hóa chất độc hại có thể thẩm thấu vào trong đất (Craven và
Hoy, 2005). Hóa chất độc hại từ thuốc BVTV gây hại đến đất, thủy sản, thực vật,
gây hại đến những động vật diệt sâu bệnh, làm cho sâu bệnh phá hoại mạnh thêm
(Wilson và Tisdell, 2001). Về con người, những hóa chất độc hại trong thuốc
BVTV có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc (Aubert và
Enjolras, 2014). Độc tính của thuốc BVTV có thể gây ảnh hưởng ngay sau khi
tiếp xúc, hoặc sau một thời gian sau khi tiếp xúc. Mức độ tác hại đến sức khỏe
phụ thuộc vào độ độc của thuốc BVTV. Có những loại thuốc BVTV dù tiếp xúc
một lượng nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc
bảo vệ thực vật không những ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da,
mà còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn nếu nhiễm phải. Người trực tiếp phun thuốc
dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất do hít thở phải thuốc BVTV phát tán khi phun


19

thuốc hoặc do bám dính trên bề mặt da (Phan Bích Ngân và Đinh Xn Thắng,
2006). Người phun thuốc có những biểu hiện như: nhức đầu, buồn nôn và các
vấn đề về da, tác động đến hệ thần kinh, gan và thận (Qiao và cộng sự, 2012).
Việc tiếp xúc với thuốc BVTV có liên quan mật thiết với các bệnh ung thư như
ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy
(Alavanja và Bonner, 2012). Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và mơi trường
Việt Nam, hàng năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực
vật phải cấp cứu tại bệnh viện, trong đó có hơn 300 trường hợp tử vong (Quốc
Trung, 2018).

Như vậy, tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe của người tiếp xúc là
rất lớn. Do đó, việc đánh giá tác động của thuốc BVTV tới sức khỏe của người
tiếp xúc với thuốc BVTV là rất cần thiết, giúp người nông dân sử dụng thuốc
BVTV một cách hợp lý, tránh sử dụng quá mức và khơng cần thiết.
1.2. Phân tích khoảng trống nghiên cứu kinh tế về sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật
1.2.1. Đo lường sự ưa thích rủi ro của người nơng dân
Rủi ro và sự khơng chắc chắn đóng vai trị quan trọng trong các quyết định
kinh tế (Dohmen, 2011). Trong sản xuất nơng nghiệp, sự ưa thích rủi ro có thể
ảnh hưởng đến quyết định các yếu tố đầu vào trong đó có thuốc BVTV. Nơng dân
phun thuốc BVTV chủ yếu để phịng dịch bệnh. Họ cho rằng, nếu khơng phun
thuốc BVTV thì sâu bệnh sẽ phá hủy mùa màng, ảnh hưởng đến thu nhập của họ.
Như vậy, rủi ro mất mùa có thể làm cho nơng dân sử dụng nhiều thuốc BVTV
hơn. Hiểu về sự ưa thích rủi ro giúp chúng ta hiểu được phần nào quyết định của
các cá nhân trước một công việc cụ thể, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nơng
nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp có thể được sử dụng để đo lường sự ưa thích rủi
ro. Chẳng hạn, phương pháp danh sách giá tổng hợp, tức đo lường sự ưa thích rủi
ro thơng qua trò chơi xổ số như nghiên cứu của Holt và Laury (2002), Tanaka và


20

cộng sự (2010), Dohmen và cộng sự (2011), Liu và Huang (2010) và nhiều tác
giả khác; phương pháp tự đánh giá được áp dụng trong nghiên cứu của Dohmen
và cộng sự (2011) và Coppola (2014), phương pháp đầu tư trong nghiên cứu của
Gneezy và Potters (1997), Charness và Gneezy (2010) và phương pháp bong
bóng hơi của Lejuez và cộng sự (2002). Một số tác giả kết hợp nhiều phương
pháp đo lường sự ưa thích rủi ro để so sánh và phân tích. Chẳng hạn, Nielsen và
cộng sự (2013) đã trình bày chín phương pháp khác nhau để đo lường sự ưa thích

rủi ro.
Ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp đo lường rủi ro vẫn cịn mới mẻ và
ít nghiên cứu đề cập đến. Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu liên quan
đến sự ưa thích rủi ro của người nông dân nông thôn đối với lũ lụt của Đức Anh
(2012), Trương Công Thanh Nghị (2016); nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro đối
với các quyết định trong nông nghiệp của Nguyễn Thành Phú (2016), Khor và
cộng sự (2018). Như vậy, các nghiên cứu đo lường sự ưa thích rủi ro và ảnh
hưởng của nó đến các quyết định trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay khơng nhiều. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp đo lường sự ưa thích rủi ro có
những ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, cần có một nghiên cứu sử dụng
phương pháp đo lường sự ưa thích rủi ro phù hợp với đặc điểm và điều kiện của
người nông dân Việt Nam để đo lường một cách chính xác, định lượng được tác
động của sự ưa thích rủi ro đến lượng thuốc BVTV sử dụng.
1.2.2. Đo lường nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của
người nông dân
Nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng thuốc BVTV tại các hộ gia đình. Do đó, việc
đo lường nhận thức đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu đo lường nhận
thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV của Wang (2017),
Yassin và cộng sự (2002), Fan và cộng sự (2015), Zang và cộng sự (2016), Ali và
cộng sự (2018) đều sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra nhận thức của các hộ nông


21

dân. Đây là phương pháp thích hợp và đúng đắn để đo lường nhận thức. Thông
qua các câu trả lời của hộ nông dân, chúng ta hiểu được mức độ nhận thức của họ
về vấn đề mình muốn hỏi. Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng với hai dạng là có
- khơng, hoặc câu hỏi về mức độ đồng ý, giúp cho nông dân dễ dàng trả lời, tránh
việc trả lời qua loa đại khái.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Việt Khải (2014) có đo lường nhận
thức của các hộ nông dân về các loại bệnh tật của cây lúa nhưng chưa đo lường
về nhận thức rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV. Việc đo lường nhận thức trong
nghiên cứu của Huỳnh Việt Khải cũng chỉ dừng lại ở câu hỏi có biết hay khơng
chứ chưa có câu hỏi cụ thể về các kiến thức liên quan để kiểm tra. Do đó cần có
nghiên cứu tổng hợp đầy đủ những khía cạnh rủi ro về sức khỏe và rủi ro đối với
môi trường xung quanh và đo lường một cách đầy đủ và khoa học nhận thức của
người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV.
1.2.3. Tác động của sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro khi sử dụng
thuốc BVTV đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật được tiếp cận với nhiều phương pháp khác nhau. Các
phương pháp và cơng cụ kinh tế lượng được sử dụng: mơ hình hồi quy tuyến tính
OLS (Dasgupta và cộng sự, 2001 và Arahata, 2003); mơ hình Tobit (Rahman,
2003, Rahman, 2015); mơ hình Probit (Abdoulaye và Sanders, 2005, Migheli,
2017 và Abdoulaye và Sanders, 2005); mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REMRandom Effect Model) của Aubert và Enjolras (2014) và Andert và cộng sự.
(2015); mơ hình cấu trúc (SEM- Structural Equation Model) của Fan và cộng sự
(2015) nhằm phân tích được các biến thực sự có tác động đến lượng thuốc BVTV
sử dụng.
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lượng
thuốc BVTV được sử dụng. Tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và
cộng sự (1999); Huỳnh Việt Khải (2014) và Migheli (2017). Các công trình


22

nghiên cứu của các tác giả trên phân tích tác động của các yếu tố đặc điểm cá
nhân, yếu tố kinh tế xã hội cơ bản tác động đến hành vi sử dụng thuốc BVTV của
nông dân. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chưa đề cập đến đặc điểm
quan trọng trong quyết định lượng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông

nghiệp, cụ thể là nhận thức của nông dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với
sức khỏe và mơi trường; và ảnh hưởng của tính ưa thích rủi ro đến việc ra quyết
định sử dụng thuốc BVTV.
Các nghiên cứu về tác động của nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc
BVTV của người nông dân và sự ưa thích rủi ro đến việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, Fan và cộng sự (2015) có nghiên cứu
vấn đề nhận thức nhưng chỉ sử dụng mơ hình cấu trúc (SEM) để xác định các
nhân tố đo lường nhận thức chứ chưa định lượng đến mức độ tác động của nhận
thức đến lượng sử dụng thuốc BVTV. Liu và Huang (2013) nghiên cứu về tác
động của sự ưa thích rủi ro đến lượng thuốc BVTV sử dụng nhưng không kết hợp
tác động của nhận thức về việc sử dụng thuốc BVTV để phân tích. Vì vậy, cần có
một nghiên cứu kết hợp cả sự ưa thích rủi ro, nhận thức về rủi ro khi sử dụng
thuốc BVTV trong cùng một mơ hình để phân tích tác động của nó đến lượng
thuốc BVTV sử dụng
1.2.4. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của người tiếp xúc
Trên thế giới, có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến mức độ tác động
của thuốc BVTV đến sức khỏe, tiêu biểu như: nghiên cứu của Abdollahzadeh và
cộng sự (2015); Athukarala và cộng sự (2012); Alavanja & Bonner (2012); Quiao
và cộng sự (2012); Okello & Swinton (2011); Pingali và cộng sự (1994) Atreya
và cộng sự (2012); Khan và cộng sự (2013). Các tác giả đưa ra nhiều cách tiếp
cận khác nhau để đo lường tình trạng sức khỏe cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khỏe của người nông dân. Cụ thể như tiếp cận về rủi ro sức khỏe, tức có
bệnh hay khơng (Quiao và cộng sự, 2012; Nguyễn Hữu Dũng, 2007) hay tiếp cận
về chi phí sức khỏe như nghiên cứu của Abdollahzadeh và cộng sự (2015);


23

Athukarala và cộng sự (2012); Alavanja & Bonner (2012); Tuy nhiên, việc đo
lường tác động của lượng thuốc BVTV sử dụng đến sức khỏe cho kết quả khác

biệt, phụ thuộc vào phạm vi, khơng gian nghiên cứu và chi phí y tế tại điểm
nghiên cứu đó.
Tại Việt Nam, Phan Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng (2006); Nguyễn
Tuấn Khanh (2010); Phan Thị Phẩm (2010); Nguyễn Hữu Dũng và cộng sự
(1999) đã nghiên cứu về tác động của thuốc BVTV đối với sức khỏe của nông
dân tiếp xúc với thuốc và cho rằng thuốc BVTV tác động đến sức khỏe con
người, gây ra các triệu chứng ngộ độc và một số loại bệnh đối với con người.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng và cộng sự (1999) sử dụng phương pháp định
lượng bằng cách hồi quy mơ hình OLS để đo lường tác động của thuốc BVTV
lên sức khỏe. Tuy nhiên, số liệu phân tích định lượng trong nghiên cứu này đến
nay chưa cập nhật sự thay đổi về giá cả, chi phí chăm sóc sức khỏe. Các nghiên
cứu trước đây (Quiao và cộng sự, 2012; Nguyễn Hữu Dũng, 2007;
Abdollahzadeh và cộng sự, 2015; Athukarala và cộng sự, 2012; Alavanja và
Bonner, 2012) chủ yếu sử dụng hồi quy OLS để hồi quy, tuy nhiên với dữ liệu
biến phụ thuộc bị kiểm duyệt bởi giá trị 0 thì hồi quy Tobit sẽ thích hợp hơn. Các
biến được đo lường trong mơ hình hồi quy như là biến hút thuốc, uống rượu bia
hay các biện pháp bảo vệ đều sử dụng biến dummy để phân tích mà khơng sử
dụng biến định lượng.
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro, nhận thức về rủi ro
khi sử dụng thuốc BVTV tại Việt Nam và thế giới nhưng đồng thời phân tích tác
động của sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV đến
lượng thuốc BVTV sử dụng thì vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Các
nghiên cứu về tác động của lượng thuốc BVTV sử dụng đến chi phí sức khỏe của
người tiếp xúc như Quiao và cộng sự (2012), Nguyễn Hữu Dũng (2007),
Abdollahzadeh và cộng sự (2015), Athukarala và cộng sự (2012), Alavanja và
Bonner (2012) chủ yếu sử dụng hồi quy OLS để hồi quy mà không dùng hồi quy
Tobit. Các biến được đo lường trong mơ hình hồi quy như là biến hút thuốc, uống


24


rượu bia hay các biện pháp bảo vệ đều sử dụng biến dummy để phân tích mà
khơng sử dụng biến định lượng. Đây là những lý do để tác giả xây dựng mục tiêu
nghiên cứu cho luận án của mình.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài luận án nhằm đo lường, phân tích tác động
của sự ưa thích rủi ro của nông dân, nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV
của họ đến lượng thuốc BVTV sử dụng, tác động của việc sử dụng thuốc BVTV
tới sức khỏe của người tiếp xúc. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị đối với nông
dân và cơ quan quản lý về việc quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đề tài luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây:
Mục tiêu cụ thể 1: Đo lường sự ưa thích rủi ro, nhận thức vể rủi ro khi sử
dụng thuốc BVTV của người nông dân.
Mục tiêu cụ thể 2: Đánh giá mức độ tác động của sự ưa thích rủi ro, nhận
thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV đến lượng thuốc BVTV được sử dụng.
Mục tiêu cụ thể 3: Đo lường, đánh giá mức độ tác động của lượng thuốc
BVTV được sử dụng tới chi phí sức khỏe người nơng dân tiếp xúc với thuốc
BVTV tại ĐBSCL.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Sự ưa thích rủi ro của nơng dân trồng lúa ở ĐBSCL như thế nào?
2 Nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng lúa ở
ĐBSCL như thế nào?

3 Sự ưa thích rủi ro và nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV của
người nông dân có tác động đến lượng thuốc BVTV sử dụng hay
không?



25

4 Lượng thuốc BVTV được áp dụng tác động đến chi phí sức khỏe của
người tiếp xúc với thuốc BVTV tại ĐBSCL như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ
nông dân trồng lúa tại các tỉnh ĐBSCL. Đối tượng khảo sát là các hộ nơng dân
có tham gia trồng lúa trong vịng ba năm tính đến ngày phỏng vấn. Nghiên cứu
lựa chọn những người nông dân trực tiếp trồng lúa và trực tiếp ra các quyết định
trong quy trình sản xuất lúa: chọn giống, phân bón, thuốc BVTV, lao động. Điều
này giúp cho số liệu điều tra đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy hơn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: ĐBSCL là nơi có diện tích trồng lúa lớn nhất cả
nước, chiếm hơn 54% tổng diện tích trồng lúa cả nước. Từ năm 2012 đến năm
2018, ĐBSCL chiếm hơn 55% sản lượng lúa của cả nước (TCTK, 2018). Do đó,
nghiên cứu tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài tại khu vực
ĐBSCL.
Cụ thể, nghiên cứu này chọn 3 tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang làm
điểm khảo sát phục vụ nghiên cứu. Việc chọn địa bàn nghiên cứu dựa trên các
tiêu chí: diện tích trồng lúa lớn, ở các vị trí đại diện cho điều kiện khí hậu, có
những đặc điểm cơ bản của khu vực ĐBSCL. Tỉnh An Giang và Kiên Giang là
hai tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất ĐBSCL (TCTK, 2018) và tỉnh Vĩnh Long
cũng có diện tích trồng lúa khá lớn trong khu vực. Các tỉnh này có điều kiện đất
đai, địa hình, khí hậu mang tính điển hình, đại điện cho khu vực ĐBSCL.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành thu thập, phân tích số liệu vụ
mùa canh tác lúa năm 2018 - 2019.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đo lường sự ưa thích rủi ro và nhận
thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV; xem xét tác động của sự ưa thích rủi ro



×