Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn tong phu trach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.95 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

MỘT VÀI VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI VIÊN
TRONG GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:


Thiếu nhi là tương lai của đất nước, là lớp người kế tiếp sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Từ khi các em được tổ chức thành đội ngũ trong tổ
chức Đội của mình thì Đội trở thành một lực lượng cách mạng theo tin thần “ <i>Tuổi</i>
<i>nhỏ làm việc nhỏ”. </i>


Thực tiển đã cho ta thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng – Bác Hồ, sự phụ trách
của Đoàn trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Đội là một thành viên trong
mặt trận “<i>Việt Minh<b>”. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các đội viên</b></i>
cùng anh cha tham gia các phong trào cách mạng, như làm giao liên, vào các đội
du kích, tiếp tế lương thực thực phẩm, bảo vệ cán bộ và trực tiếp giết giặc lập
cơng.


Sự đóng góp của các tập thể đối với đội viên đã góp phần làm nên thắng lợi
vĩ đại của cách mạng tháng tám và các cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc, bảo
vệ toàn vẹn tổ quốc.


Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đội thật sự là lực lượng giáo dục thiếu
nhi, vừa là lực lượng cách mạng quan trọng, đã có đóng góp khơng nhỏ của mình
vào sự ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đặt
biệt hơn nữa Đội đã khẳng định trong quá trình đổi mới đất nước bằng những hành
động thiết thực của mình trong các trường phổ thơng trên địa bàn dân cư như:
Phong trào “ <i>Áo lụa tặng bà”,</i> phong trào “<i>Đền ơn đáp nghĩa</i>, Phong trào “ <i>Thiếu</i>
<i>nhi nghèo vượt khó”</i> , “ <i>Tấm áo tặng bạn”,</i> cuộc vận động “ <i>Vòng tay bè bạn”…</i>


Vậy hiểu và làm như thể nào để giữ vững truyền thống bản sắc văn hóa của
dân tộc, và thực hiệu tốt cơng tác Đội theo giai đoạn hiện nay nên tôi quyết định


chọn đề tài này để nghiên cứu và thử nghiệm trong năm học này: “<i>Một vài vấn đề</i>
<i>cơ bản để nâng cao chất lượng Đội viên trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện</i>
<i>đại hóa đất nước”.</i>


II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng và Bác Hồ sáng lập, bồi
dưỡng, giáo dục và rèn luyện. Ngày nay, Thiếu niên - Nhi đồng là lực lượng kế
thừa của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam.


Để cơng tác Đội trong trường học hoạt động có hiệu quả đòi hỏi người phụ
trách và Đội viên phải xác định được mục tiêu của Đội trong giai đoạn hiện nay,
nắm được vai trò, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng kế hoạch thực
hiện có hệ thống và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được Hội Nghị lần thứ ba,
Ban chấp hành Trung Ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khóa VIII
thơng qua ngày 25 tháng 07 năm 2003, đã xác định mục tiêu như sau:


<i>“ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên,</i>
<i>nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí</i>
<i>Minh, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi giải trí, thực hiện</i>
<i>quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em”.</i>


Mục tiêu của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con
người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Mục tiêu hoạt động của Đội thống nhất
với mục tiêu của trường phổ thông. Điều 27, khoản 01, luật giáo dục năm 2005
nêu rõ: “<i>Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển tồn</i>
<i>diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành</i>


<i>nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm</i>
<i>công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống, lao động,</i>
<i>tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.</i>


Mục tiêu của Đội vừa mang ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng định
hướng chính trị xã hội chủ nghĩa vừa mang tính thực tiễn.


Tính thực tiễn trong mục tiêu của Đội chính là những đóng góp to lớn của
Đội vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc trong suốt q trình lịch sử của
mình. Tính thực tiễn trong hoạt động Đội còn thể hiện ở nhiệm vụ hành ngày của
Đội và của mỗi đội viên.


2. Vai trị của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.


2.1. Vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với thiếu nhi:
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là trường học giáo dục công sản
chủ nghĩa của thiểu nhi và là nơi các em được giáo dục, rèn luyện phấn đấu và
trưởng thành. Đội là người đại diện quyền lợi của trẻ em nói chung và cho thiếu
niên, nhi đồng nói riêng.


Để thực hiện tốt vai trò này, Đội phải là một tổ chức tin cậy, là chỗ dựa giúp
các em thực hiện nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của mình. Đồng thời, mỗi
phụ trách đội phải xúng đáng là người phụ trách, người anh, người chị gương mẫu
cho các em noi theo, rèn luyện phấn đấu xứng đáng là lực lượng dự bị trực tiếp và
chiến lược cho Đảng, cho Đoàn. Kế tục là nguyện suốt đời đi theo con đường mà
Đảng Và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.


2.2. Vai trò của Đội đối với nhà trường:



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hoạt động của Đội là cầu nối giữa nhà trường và xã hội góp phần vào việc
thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng là: ‘<i>Học đi đôi với hành”</i>.


Để thực hiện nguyên lý này đòi hỏi tập thể Đội phải vững mạnh, ý thức đội
viên phải được giáo dục thường xuyên, thông qua những hoạt động phong phú
giáo dục của Đội.


2.3. Đối với xã hội:


Đội là lực lượng đông đảo của xã hội, một lực lượng cách mạng tham gia
tuyên truyền cổ động các chủ trương, chính sách của Đảng – Nhà nước, tham gia
xây dựng và quản lý xã hội với những việc làm vừa sức.


Để thực hiện vai trị này, Đội khơng chỉ hoạt động trong trường học, ngoài
giờ lên lớp, mà phải tăng cường hoạt động trên địa bàn nơi cư trú theo sự chỉ đạo
của Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.


2.4. Đối với Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.


Đội là lực lượng dự bị, là nguồn bổ sung chủ yếu về số lượng và chất lượng
cho đoàn thanh niên. Về thực chất công tác Đội giúp các em rèn luyện phấn đấu để
khi đủ điều kiện thì gia nhập Đồn. Đó cũng là nhiệm vụ xây dựng Đồn bằng con
đường ngắn nhất và tốt nhất; xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bắt
đầu từ xây dựng Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải tăng cường trách nhiệm của cán
bộ đồn làm cơng tác phụ trách Đội và làm tốt công tác giáo dục đội viên lớn
chuẩn bị bước vào hàng ngũ của Đồn.


Phải tạo mơi trường cho các em đội viên được rèn luyện, thử thách phấn


đấu, phân cơng đồn viên ưu tú giúp đỡ các em, bồi dưỡng các em kịp thời trước
khi đến tuổi vào Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.


2.5. Đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam:


Đội là lực lượng dự trữ chiến lược cho Đảng, là một trong những lực lượng
tạo nên những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị: Đội – Đồn – Đảng.


Đội cùng nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lý của Đảng.


Để thực hiện được tốt vai trị này trong cơng tác xây dụng đội ngũ giáo dục
thiếu nhi, phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cấp ủy.


3. Nhiệm vụ của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh:


- Tập thể đội viên phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện theo 5 điều Bác Hồ
dạy để trở thành con ngoan, trị giỏi, bạn tốt, là người cơng dân tốt trong xã hội
chủ nghĩa.


Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực
hiện điều lệ Đội - Nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên. Điều này,
thể hiện tính kỷ luật và ý thức tổ chức của đội viên với tổ chức của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
đáp ứng nhu cầu đội viên của mỗi thiếu nhi trong quá trình phấn đấu, học tập, rèn
luyện của mình. Do đó yêu cầu tổ chức Đội phải thực sự chú ý công tác xây dựng
và phát triển Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.


- Tập thể Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và đội vên phải thực hiên
quyền bổn phận của trẻ em được nêu ở luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.


Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ của người công dân nhỏ tuổi, để từ đó hình thành
những phẩm chất của người công dân sau này.


- Tập thể Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và đội viên phải làm
nhiệm vụ giúp đỡ nhi đồng thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, trở thành đội viên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Đây chính là trách nhiệm của Đội và đội viên với tổ chức của mình trong việc tạo
điều kiện để phát triển về số lượng và chất lượng. Đồng thời cũng là thể hiện tình
cảm và trách nhiệm trong quá trình chăm lo, xây dựng lực lượng hậu bị của Đội.


- Tập thể Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và đội viên phải thực hiện
nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác với cá tổ chức, phong trào thiếu niên khu vực và thế
giới vì quyền lợi của trẻ em. vì hịa bình hạnh phúc của dân tộc. Thực hiện nhiệm
vụ này, chính là góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
trong quan hệ quốc tế hiện nay: “ <i>Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của</i>
<i>các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”</i>


Năm nhiệm vụ trên của tập thể Đội và đội viên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong việc thực hiện mục tiêu của Đảng.


4. Các nguyên tắc, hệ thống tổ chức và hoạt động Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh.


4.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh:


Có 2 ngun tắc: Ngun tắc Tự nguyện và ngun tắc Tự quản có sự phụ
trách của Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.


4.1.1. Nguyên tắc Tự nguyện:



Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ của tổ chức Đội để đáp úng nhu cầu
của thiếu nhi trước khi vào Đội và của đội viên với tập thể đơi trong việc tự
nguyện tham gia tích cực vào các hoạt động của Đội. Từ đó tạo cho đội viên có
trách nhiệm xây dựng tổ chức đội, xây dựng tập thể, đồng thời đòi hỏi Đội phải
mở rộng các hinh thức hoạt động cho phù hợp với nguyện vọng của đội viên và
thiếu nhi.


4.1.2. Nguyên tắc Tự quản dưới sự hướng dẫn của phụ trách Đội:


Nguyên tắc này thể hiện sự hoạt động của các đội viên dưới sự hướng dẫn
của phụ trách Đội.


Nguyên tắc tự quản dưới sự hướng dẫn , phụ trách của Đoàn được biểu hiện
chủ yếu thông qua các hoạt động đội. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức
Đội, với tư cách là 1 lực lượng giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Đề ra phương hướng, nhiệm vụ của tổ chức Đội.


+ Cử cán bộ đồn viên có sự nhiệt tình, có năng lực phụ trách hướng dẫn
hoạt động của tổ chức Đội.`


+ Vận động kinh phí và tạo phương tiện hoạt động đội.


+ Phối hợp với các lực lượng xã hội chăm lo cho hoạt động đội, phong trào
thiếu nhi bảo vệ các quyền lợi của đội viên, thiếu nhi theo luật quy định.


<i>* Sự tự quản của Đội thể hiện:</i>


+ Mọi công việc của đội đều do tập thể và các đội viên quyết định.



+ Các quyết định của đội đều được thực hiện khi quá một nữa số đội viên
đồng ý.


Nguyên tắc Tự quản của đội là thể hiện khả năng làm chủ của đội viên. Đây là một
nguyên tắc cơ bản để xây dựng Đội vững mạnh.


4.2.Hệ thống tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
4.2.1. Liên đội:


Liên đội là cấp cao nhất của tổ chức Đội trong trường học. Mỗi Liên đội có
từ 3 chi đội trở lên.


Cấp liên đội mổi măm Đại Hội một lần vào đầu naem học. Ban chỉ huy Liên
Đội do đại hội bầu ra. Mỗi liên đội có một giáo viên tổng phụ trách đội, là người
thay mặt Đoàn thanh niên trực tiếp phụ trách Đội.


<i>Liên đội có nhiệm vụ nư sau:</i>


+ Đề ra chương trình cho liên đội trong năm học, từng học kỳ và thời gian
hè, trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đoàn cấp trên, điều kiện thực tế của
địa phương, nhà trường, của Đội.


+ Xây dựng kế hoạc và chỉ đạo, chủ trì các phong trào thi đua, các hoạt
động, chủ điểm, chủ đề. Tổ chức các hoạt động nhân ngày lễ lớn, các hội trại, Đại
Hội cháu ngoan Bác Hồ.


+ Tổ chức Đại Hội Liên Đội, hướng dẫn các chi đội Đại Hội.


+ Chỉ đạo đánh giá các công tác thi đua, xét duyệt khen thưởng, phong tặng


và đề nghị các danh hiệu cho các chi đội.


+ Bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội.


+ Phân công chi đội phụ trách công tác nhi đồng.


+ Phối hợp với các Liên Đội bạn, các lực lượng giáo dục trong công tác
giáo dục và xây dựng tổ chức Đội.


4.2.2.Đối với chi đội;


Chi Đội được thành lập từ các lớp học trong nhà trường đối với những em
đến tuổi và được kết nạp vào Đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

đội do Đại Hội bầu ra. Mỗi chi đội có một đồn viên, cán bộ đồn được tổ chức
Đồn phân công trực tiếp phụ trách, hướng dẫn công tác Đội cho chi đội( Gọi là
phụ trách Đội)


Chi đội có nhiệm vụ như sau:


+ Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động trong chi đội
trong năm học, từng kỳ học theo kế hoạch của Liên đội hoặc chương trình hành
động đột xuất do yêu cầu của địa phương trên địa bàn dân cư.


+ Động viên hướng dẫn các đội viên trong chi đội hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, kip thời tuyên dương cũng như nhắc nhở những việc làm tốt, chưa tốt
trong chi đội.


+ Giúp đỡ kết nạp Đội viên mới: Hướng dẫn, giúp đỡ các đội viên trong chi
đội hoàn thành nhiệm vụ được giao, kịp thời tuyên dương , phê bình, rút kinh


nghiệm để hoàn thành tốt nhệm vụ trong năm học.


+ Phân công đội viên phụ trách Sao nhi đồng.


+ Tổ chức Đại Hội chi đội, bầu ra Ban chỉ huy theo kế hoạch của Liên Đội.
5. Đối với người của giáo viên Tổng Phụ Trách Đội:


<i>Để công tác Đội hoạt động có hiệu quả, tập thể Đội và đội viên xác định</i>
<i>được mục tiêu của Đội, hiểu được vai trò nhiệm vụ của mình từ đó đưa ra kế</i>
<i>hoạch cũng như xây dựng chương trình hành động thiết thực, đảm bảo mục tiêu</i>
<i>của Đảng – Nhà nước cũng như của ngành giáo dục đề ra thì vai trị, chức năng,</i>
<i>nhiệm vụ của giáo viên Tổng Phụ Trách Đội cũng không thể thiếu những nội</i>
<i>dung cơ bản sau đây:</i>


5.1. Vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên Tồng Phụ Trách Đội đối với nhà
trường:


5.1.1. Vai trò của người giáo viên Tổng Phụ Trách Đội:


<b>- </b> Giáo viên Tổng Phụ Trách đóng vai trị một nhà giáo dục. Dân ta thường
nói: “ Thầy giáo là kĩ sư của tâm hồn” Giáo viên Tổng Phụ Trách Đội càn phải
như vậy. Đó chính là khả năng đi sâu vào thế giới nội tâm của trẻ em, yêu trẻ, hiểu
trẻ, say mê với cơng việc. Đó cịn là khả năng cảm hóa thu phục nhân tâm từ chính
tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống, lao động, giao tiếp, trong
cơng tác Đội, chẳng những là người thầy, người cô mẫu mực, mà còn là người
anh, người chị quý mến thực sự, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em.


- Giáo viên Tổng Phụ Trách Đội có vai trị của một cán bộ chính trị - xã hội
thực thụ, trong đó ý thức, thái độ chính trị, sự nhạy bén về chính trị đã hịa quyện
với nhau trở thành bản lĩnh chính trị vững vàng. Lập trường đó thể hiện thực tế,


trong hành động chứ không phải trên lời nói.


- Với giáo viên Tổng Phụ Trách Đội, văn hóa chính trị đã nhấm sâu trở
thành máu thịt để có thể gắn kết ba khâu: “ <i>Nghĩ – Nói – Làm</i>”. Tổng Phụ Trách
Đội càng được khẳng định như người đứng đấu của tổ chức Đoàn – Đội, tổ chức
của những người công sản trẻ tuổi trong nhà trường phổ thông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội và phụ trách nhi đồng, xây dựng các
chi đội mạnh và sao nhi đồng tự


quản-- Xây dụng và kiện toàn ban chỉ huy Liên đội , chi đội, các nhóm nồng cốt
có khả năng điều hành các hoạt động Đội.


- Tổ chức, chỉ đạo hoat động tồn diện cơng tác Đội trên cơ sở phát huy
thực sự vai trò tự quản của Đội viên.


- Tham mưu với Chi bộ , lãnh đạo hội đồng trường đưa chương trình cơng
tác Đội thành một phần hữu cơ trong kế hoạch tổng thể của nhà trường.


5.2. Chức năng của giáo viên Tổng Phụ Trách Đội:


- Chức năng quản lí điều hành cơng tác Đội trong phạm vi của nhà trường.
Đây là chức năng cơ bản quan trọng nhất của Tổng Phụ Trách Đội. Người giáo
viên Tổng Phụ Trách Đội chính là người tổ chức thi cơng các mặt hoạt động trong
nhà trường, tham gia các hoạt động chung của Đội trên địa bàn.


- Tham mưu tư vấn về công tác Đội , giáo viên Tổng Phụ trách Đội thường
xuyên tham gia cho các chủ thể giáo dục trong nhà trường, trước hết là Hội đồng
nhà trường, Chi bộ Đảng, Chi Đoàn, Hội đồng Đội cơ sở những vấn đề liên quann
đến công tác Đội.



- Vận động và phối hợp các lực lượng trong công tác Đội. Các lực lượng đó
là thể chất chun mơn trong nhà trường như các thầy cô giáo, Hội cha mẹ học
sinh, các cơ quan đoàn thể ngoài nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tiến hành công tác Đội.


5.3. Các mối quan hệ giữa giáo viên Tổng Phụ Trách Đội.


Để thực hiện cơng tác Đội có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên Tổng Phụ
Trách Đội phải thực hiện tốt các mối liên hệ sau đây:


- Mối quan hệ giữa giáo viên Tổng Phụ Trách Đội với nhà trường.
- Mối quan hệ với Hội đồng giáo dục.


- Mối quan hệ với phụ trách các Chi Đội, phụ trách Sao nhi đồng.
- Mối quan hệ với tổ chức Công đoàn và Hội phụ huynh học sinh.
- Mối quan hệ với Đoàn trường.


-Mối quan hệ với đội ngũ cán bộ Đội.
- Mối quan hệ với phụ trách Sao.


- Mối quan hệ giữa giáo viên Tổng Phụ Trách Đội với địa bạn dân cư.


6. Phẩm chất, năng lực cơ bản của người giáo viên Tổng Phụ Trách Đội
trong giai đoạn hiện nay:


<i>Giáo viên Tổng Phụ Trách Đội phải có năng lực và phẩm chất như sau:</i>


- Phẩm chất chính trị vững vàng, tư các đạo đức tốt.
- Có lịng u trẻ và thích làm việc với trẻ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Phải có trình độ về kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân
văn.


- Phải có trình độ kĩ năng, nghiệp vụ công tác Đội thành thạo.
Nếu.


<i>Năm nội dung trên rất cần thiết đối với người giáo viên Tổng Phụ Trách</i>
<i>Đội. Nếu thiếu một trong nội dung nào đó thì cơng tác Đội khơng thể đáp ứng</i>
<i>được theo mục tiêu của Đảng. Bởi vậy mỗi bản thân của giáo viên Tổng Phụ</i>
<i>Trách Đội phải thường xuyên học tập trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị, học</i>
<i>tập nâng cao trình độ chun mơn theo giai đoạn đổi mới của đất nước. Thường</i>
<i>xuyên cập nhật những kiến thức về các thơng tin tư tưởng chính trì, giáo dục, kiến</i>
<i>thức khoa học theo tình hình đổi mới đất nước hiện nay.</i>


<i><b>Tóm lại: Để công tác Đội trong trường học thực hiện có hiệu quả địi hỏi</b></i>
người giáo viên Tổng Phụ Trách Đội phải có năng lực chính trị, chun mơn vững
vàng và hết sức năng nổ, nhiệt tình, biết tạo và nắm bắt thời cơ xây dựng chương
trình hành động kịp thời, phù hợp với các đối tượng, hoàn cảnh của địa phương,
đơn vị, đội viên trong nhà trường, nhằm thật sự thu hút, lơi cuốn thiếu niên nhiệt
tình tập trung vào công tác đội. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy Liên
Đội, Chi đôi, tranh thủ tham mưu với các cấp lãnh đạo, phối hợp tốt với các ban
ngành đoàn thể, giáo viên, người phụ trách chi đội để thực hiện chương trình hành
động. Kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm để khắc phục những tồn tại và duy trì
những thành quả đạt được trong năm. Làm tốt công tác khen thưởng, động viên,
cấp phát các chuyên hiệu nhằm khuyến khích các đối tượng đội viên noi theo.


Qua một thơi gian thử nghiệm tôi nhận thấy phong trào Đội trong nhà
trường có nhiều chuyển biến rỏ rệt. Đội viên có thêm ý thức trong các hoạt động
học tập, lao động, vui chơi giải trí để mang lại tính bổ ích. Đội viên nhận thức


đúng đắn theo điều lệ điều lệ Đội, hiểu được mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ, trách
nhiệm của Đội viên trong thời kì đổi mới của đất nước. Có nhiều đội viên là
những tấm gương tốt như: Tham gia nhiều tốt việc….. giúp đỡ bạn vượt khó, xây
dựng mối đồn kết trong chi Đội, Liên Đội…


III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:


Qua một thời gian khá lâu dài, bản thân tôi đã nghiên cứu, tham khảo nhiều
tài liệu về công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, và đã ghi chép lại một
số kinh nghiệm về công tác Đội qua đề tài: “ Một vài vấn đề cơ bản để nâng cao
<i>chất lượng Đội viên trong giai đoạn Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

các hoạt động, lao động, học tập, vui chơi giải trí, rèn luyện, nâng cao trình độ văn
hóa, chính trị, mang lại nhiều lợi ích lý thú góp phần xây dựng quê hương đất
nước, xúng đáng là Đội dự bị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nội dung đề tài
khá sinh động, phong phú nhưng chắc hẳn không thể tránh được sự thiếu sót.
Mong Hội đồng Khoa học, cùng các đồng chí đồng nghiệp thật tình góp ý để lần
sau tơi viết được tốt hơn.


Xin chân thành cảm ơn./.


<i>Sông Đốc, ngày… tháng…..năm 2008</i>


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×